Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, việc sử dụng xi nhan là một phần quan trọng trong việc báo hiệu ý định của người lái xe. Khi quay đầu hoặc chuyển hướng, bật xi nhan là bắt buộc để cảnh báo cho các phương tiện khác biết về hành động của bạn.
Những trường hợp nào phải sử dụng đèn xi nhan?
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 về những trường hợp người tham gia giao thông phải sử dụng đèn tín hiệu của phương tiện giao thông có quy định như sau
– Sử dụng làn đường: trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. (Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Có một số trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa)
– Vượt xe: xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. (Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008)
– Chuyển hướng xe: khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. (Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008)
– Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ: người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. (Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008);
– Lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. (Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Vậy, có 05 trường hợp người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với hành vi sử dụng đèn xi nhan không đúng cách?
– Xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô:
+ Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi thay thế bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về hành vi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đồng thời tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
+ Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước trừ trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
+ Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
(Ảnh minh họa)
+ Căn cứ điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về hành vi vượt xe trong những trường hợp không có báo hiệu trước khi vượt bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
+ Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông trừ các hành vi bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
– Xử phạt vi phạm hành chính đối với xe máy:
+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
+ Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
+ Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Phải bật đèn xi nhan trước bao nhiêu mét trước khi rẽ thì mới không bị phạt?
Việc bật xi nhan quá sớm hay quá muộn có thể tiềm ẩn khả năng gây ra va chạm, tai nạn giao thông cho các phương tiện đang di chuyển cùng, đồng thời có thể bị xử phạt. (Ảnh minh họa)
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì không có quy định về khoảng cách phải bật đèn xi nhan trước khi chuyển hướng, chuyển làn.
Tuy nhiên, người lái xe ô tô nên bật trước với khoảng cách 30 mét nhằm đảm bảo an toàn. Với xe máy, khoảng cách nên giao độn
g từ 10-15 mét. Điều này đảm bảo các phương tiện khác có đủ thời gian để phản ứng và thích ứng với hành động của bạn.
Cách thực hiện đúng đắn
(Ảnh minh họa)
Kiểm tra gương và đánh dấu: Trước khi thực hiện hành động quay đầu hoặc chuyển hướng, hãy kiểm tra kỹ gương và đánh dấu rõ ràng ý định của bạn.
Bật xi nhan kịp thời: Bật xi nhan khoảng 30 mét trước khi thực hiện hành động. Điều này giúp cảnh báo cho các phương tiện khác về ý định của bạn.
Thực hiện hành động an toàn: Khi đã bật xi nhan, hãy thực hiện hành động quay đầu hoặc chuyển hướng một cách an toàn và chính xác.
Tắt xi nhan sau khi hoàn thành: Sau khi hoàn thành hành động quay đầu hoặc chuyển hướng, đừng quên tắt xi nhan để không gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác.
Tuân thủ luật lệ
Việc tuân thủ quy định về việc sử dụng xi nhan không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là biện pháp an toàn quan trọng trên đường. Đảm bảo rằng bạn luôn tuân thủ đúng các quy định để giữ an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.