Khi nghèo khó thì vợ chồng yêu thương nhau. Lúc có tiền, chồng tôi bắt đầu chê vợ.
Nói ra không phải khoe khoang nhưng tôi chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với nhà chồng. 10 năm đi làm dâu là 10 năm tôi vun vén hạnh phúc gia đình. Nhưng hy sinh là vậy, chồng tôi cũng có hiểu cho vợ đâu.
Tôi là dân buôn bán. Hàng ngày khi trời còn tối đất, tôi đã phải đi chợ đầu mối rồi mua cá đem ra chợ bán. Tôi theo nghề cũng ngót nghét 10 năm rồi. Có lẽ nhiều người sẽ thấy tôi không xứng với chồng. Trong khi chồng tôi bây giờ, là một bác sĩ thành danh thì tôi lại không nghề nghiệp ổn định, không có bằng cấp, học vấn.
Nhưng mọi chuyện đều có lý do. Ngày ấy tôi cũng là một sinh viên có học lực giỏi của trường. Việc học hành của tôi đang tốt thì tôi có thai. Khi ấy chồng tôi không thể nghỉ học để lo cho mẹ con tôi. Vì tương lai của anh còn sáng lạn. Trong khi đó chồng tôi học càng lên cao thì càng tốn kém, mẹ anh lại già yếu và dần không còn làm được nhiều nữa.
Giờ chồng tôi mở phòng khám tư, kiếm ra tiền thì bắt đầu coi thường vợ. (Ảnh minh họa)
Tôi đã đắn đo rất nhiều. Cuối cùng, tôi hy sinh tương lai của mình, dấn thân ra ngoài buôn bán vừa nuôi chồng vừa nuôi con. Ngày ấy chồng tôi không như bây giờ. Thấy tôi vất vả, anh lại nói sau này nhất định sẽ cho tôi một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.
Nhưng nói là vậy, lúc khó khăn thì thương yêu nhau. Giờ chồng tôi mở phòng khám tư, kiếm ra tiền thì bắt đầu coi thường vợ. Anh không nói ra mặt, nhưng nhiều đêm nằm cạnh vợ, anh lại bịt mũi chê tanh làm tôi thấy chạnh lòng vô cùng.
Hôm vừa rồi nhà tôi có đám cưới ở quê. Cả nhà hẹn nhau sẽ cùng đi đám cưới, vì chồng tôi mới vừa mua xe ô tô. 8 giờ sáng về đến nhà, tôi tắm rửa sạch sẽ rồi thay quần áo để đi công việc.
Vừa thấy tôi ngồi lên xe, chồng tôi lại bịt mũi chê hôi hám, đầy mùi cá tanh, không xứng ngồi lên xe ô tô tiền tỷ của anh. Trước mặt mẹ chồng, tôi xấu hổ nên nước mắt cứ thế rơi. Sợ mẹ chồng và cả con cũng cười nhạo mình nên tôi xuống xe nói mình mệt không đi nữa.
Nghe mẹ chồng nói, tôi cảm kích vô cùng. (Ảnh minh họa)
Không ngờ mẹ chồng tôi cũng bước ra khỏi xe. Bà dõng dạc nói: “Mẹ không ngửi thấy mùi cá tanh, mẹ chỉ thấy mùi hy sinh của con thôi. Nếu ngày hôm nay con không đi, mẹ cũng không đi nữa. Cái xe này có công sức của con, có mồ hôi nước mắt của con, tại sao con lại không thể ngồi”.
Nghe mẹ chồng nói, tôi cảm kích vô cùng. Còn chồng tôi cúi mặt xấu hổ, không dám nói qua nói lại nửa lời. Mặc dù vậy, chồng tôi vẫn không thích công việc mà tôi đang làm. Tối qua, anh đã đề nghị tôi nghỉ việc để ở nhà nội trợ. Nhưng tôi lại lo nếu ở nhà không kiếm ra tiền, chồng càng coi thường mình hơn. Mọi người ơi, tôi nên nghe lời chồng cho êm cửa êm nhà hay là giữ nguyên lập trường?
Tôi trằn trọc cả đêm, nghĩ về lời đề nghị của chồng. Nghỉ bán cá, ở nhà nội trợ, nghe qua thì có vẻ nhẹ nhàng hơn, nhưng rồi tôi sẽ ra sao nếu không có một đồng thu nhập? Tôi đã quen với việc tự chủ tài chính, quen với cảm giác dù vất vả nhưng vẫn có thể góp công xây dựng gia đình. Nếu tôi ở nhà, liệu chồng tôi có còn coi trọng tôi không hay lại càng xem tôi như một kẻ ăn bám?
Sáng hôm sau, tôi quyết định nói chuyện rõ ràng với chồng. Tôi bảo anh rằng tôi sẵn sàng nghỉ bán cá nếu anh thực sự trân trọng tôi, nếu anh không còn mang sự chênh lệch học vấn ra để xem thường vợ nữa. Nhưng tôi cũng có điều kiện: nếu tôi nghỉ làm, anh phải cho tôi một hướng đi khác, một công việc mà tôi cảm thấy mình có giá trị, không chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường bếp núc.
Chồng tôi im lặng một lúc rồi thở dài. Anh bảo anh chỉ muốn tôi đỡ vất vả, chứ không phải muốn tôi trở thành người vô dụng. Nghe vậy, tôi thấy lòng nhẹ đi phần nào. Có lẽ, đã đến lúc tôi cần tìm một công việc mới, không quá cực nhọc nhưng vẫn giúp tôi có chỗ đứng trong gia đình.