3 loại thực phẩm gây K cực mạnh, nhất là loại thứ 3, tuyệt đối không được ăn

1488

Những loại thực phẩm này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng cũng có thể gây hại nếu bạn lựa chọn không đúng loại.

Trầu cau

Trầu cau không chỉ là món ăn vặt đối với một số người mà nó còn có thể sử dụng như một vị thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền phương Đông. Nếu ăn trầu cau một cách hợp lý, nó có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, tác động tích cực đến lá lách, dạ dày, có tác dụng loại bỏ thức ăn tích tụ.

Tuy nhiên, lõi của quả cau được cho là chất có thể kích thích sự phát triển các tế bào K vì nó có chứa arecoline. Đây là một loại alkaloid gây kích ứng và có thể gây K. Nhai trầu lâu ngày sẽ khiến arecoline đi vào miệng, hệ tiêu hóa gây ra đột biến gen tế bào.

Bên cạnh đó, trầu còn chứa các chất khác như polyphenol, tannin và kim loại nặng cũng có thể tác động không tốt đến sức khỏe.

Lưu ý, nguy cơ mắc K do nhai trầu cầu liên quan đến việc nhai lâu dài và với số lượng lớn. Việc thỉnh thoảng ăn trầu thì nguy cơ bị K cũng sẽ không cao.

thuc-pham-gay-k-01

Mĩa lõi đỏ

Mía chứa nhiều chất xơ, vitamin C, có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Nó có vị ngọt, thơm ngon, chứa nhiều nước và đường glucose. Mía không chỉ dùng để ăn vặt mà còn có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Bạn cần phải lưu ý rằng nếu quy trình vận chuyển, phương pháp bảo quản và điều kiện môi trường không tốt thì cây mía cũng có thể bị nấm mốc tấn công và sinh ra một lượng lớn các loại độc tố có hại cho sức khỏe.

Khi cây mía xuất hiện phần lõi màu đỏ, kết cấu mềm, thậm chí có vết nấm mốc và có mùi hôi thì bạn không nên sử dụng. Mía lõi đỏ thường do nấm arthrospora gây ra. Nó tạo ra axit 3-nitropropionic. Chỉ cần 0,5 gram chất này cũng có thể gây ra ngộ độc cho người trưởng thành. Ngoài ra, nó cũng là một trong những tác nhân kích thích sự hình thành của các tế bào K. Khi ăn với một lượng nhỏ thì bạn sẽ không thấy biểu hiện ngộ độc ngay lập tức nhưng “tích tiểu thành đại”, sử dụng mía lõi đỏ trong thời gian dài có thể khiến bệnh tật phát triển.

Các loại trái cây bị mốc

thuc-pham-gay-k-02

Trái cây rất dễ bị nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách, nhất là khi ở môi trường khí hậu ẩm ướt, oi bức. Trái cây bị nấm mốc không chỉ thay đổi về mùi vị mà còn có thể chứa một lượng lớn aflatoxin. Đây là một chất gây K cực mạnh. Nạp chất này vào cơ thể trong thời gian dài có thể dẫn tới K gan, K thận và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Vì vậy, bạn cần kiểm tra cẩn thận các loại trái cây trước khi ăn. Nếu thấy chúng có dấu hiệu nấm mốc thì nên bỏ đi. Nhiều người tiếc của thường cắt bỏ phần hỏng của trái cây và ăn phần còn lành lặn. Tuy nhiên, một khi mốc đã xuất hiện thì chúng có thể đã lan ra toàn bộ quả mà mắt thường chúng ta không thấy được.