Dịp Tết là thời điểm gia tăng các hành vi vi phạm giao thông. Bài viết này tổng hợp 10 vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết và mức phạt để bạn đọc chú ý không mắc phải.
1. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Lỗi vi phạm này chỉ đặt ra đối với người tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện và xe đạp điện (bao gồm cả người điều khiển và người ngồi trên xe).
Lỗi | Mức phạt |
Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm | 400.000 – 600.000 đồng |
Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm | 400.000 – 600.000 đồng |
Lưu ý: Việc đội mũ bảo hiểm phải đảm bảo cài quai theo đúng quy cách nếu không sẽ bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
2. Không có hoặc không mang theo giấy đăng ký xe
Nếu không có hoặc quên đem giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:
Lỗi | Phương tiện | Mức phạt |
Không có giấy đăng ký xe | Ô tô | 02 – 03 triệu đồng |
Xe máy | 800.000 – 01 triệu đồng | |
Không mang giấy đăng ký xe | Ô tô | 200.000 – 400.000 đồng |
Xe máy | 100.000 – 200.000 đồng |
Căn cứ Điều 16, 17, 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Dịp Tết là thời điểm gia tăng các hành vi vi phạm giao thông. Bài viết này tổng hợp 10 vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết và mức phạt để bạn đọc chú ý không mắc phải.
1. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Lỗi vi phạm này chỉ đặt ra đối với người tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện và xe đạp điện (bao gồm cả người điều khiển và người ngồi trên xe).
Lỗi | Mức phạt |
Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm | 400.000 – 600.000 đồng |
Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm | 400.000 – 600.000 đồng |
Lưu ý: Việc đội mũ bảo hiểm phải đảm bảo cài quai theo đúng quy cách nếu không sẽ bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm.
Căn cứ khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
2. Không có hoặc không mang theo giấy đăng ký xe
Nếu không có hoặc quên đem giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:
Lỗi | Phương tiện | Mức phạt |
Không có giấy đăng ký xe | Ô tô | 02 – 03 triệu đồng |
Xe máy | 800.000 – 01 triệu đồng | |
Không mang giấy đăng ký xe | Ô tô | 200.000 – 400.000 đồng |
Xe máy | 100.000 – 200.000 đồng |
Căn cứ Điều 16, 17, 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Khi tham gia giao thông mà không có hoặc quên đem giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:
Lỗi | Phương tiện | Mức phạt |
Không có giấy phép lái xe | Ô tô | 10 – 12 triệu đồng |
Xe máy | 01 – 02 triệu đồng | |
Không mang giấy phép lái xe | Ô tô | 200.000 – 400.000 đồng |
Xe máy | 100.000 – 200.000 đồng |
Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
4. Không có hoặc không mang bảo hiểm xe
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải đem theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (hay còn gọi là bảo hiểm xe) còn hiệu lực. Nếu không tuân thủ, người này sẽ bị phạt như sau:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 400.000 – 600.000 đồng |
Xe máy | 100.000 – 200.000 đồng |
Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
5. Vi phạm quy định về nồng độ cồn
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Mức phạt | |
Xe máy | Xe ô tô | |
≤ 50 mg/100 ml máu
Hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở |
Phạt từ 02 – 03 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng |
Phạt từ 06 – 08 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng |
> 50 – 80 mg/100 ml máu
Hoặc > 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở |
Phạt từ 04 – 05 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng |
Phạt từ 16 – 18 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng |
> 80 mg/100 ml máu
Hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở |
Phạt từ 06 – 08 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng |
Phạt từ 30 – 40 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng |
Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Vượt quá nồng độ cồn là vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết (Ảnh minh họa)
6. Lỗi chạy quá tốc độ cho phép
Phương tiện | Tốc độ vượt quá | Mức phạt |
Xe máy | Từ 05 – dưới 10 km/h | Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng |
Từ 10 – 20 km/h | Phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng | |
Từ trên 20 km/h | Phạt từ 04 – 05 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng |
|
Ô tô | Từ 05 – dưới 10 km/h | Phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng |
Từ 10 – 20 km/h | Phạt từ 03 – 05 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng |
|
Từ trên 20 – 35 km/h | Phạt từ 06 – 08 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng |
|
Từ trên 35 km/h | Phạt từ 10 – 12 triệu đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng |
Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
7. Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng
Hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng đều được xếp vào nhóm hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 04 – 06 triệu đồng |
Xe máy | 800.000 – 01 triệu đồng |
Căn cứ Điều 6, 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
8. Đua xe trái phép
Sang năm 2022, hành vi đua xe trái phép sẽ bị phạt rất nặng, cụ thể:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 20 – 25 triệu đồng |
Xe máy | 10 – 15 triệu đồng |
Căn cứ Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết (Ảnh minh họa)
9. Đi xe máy “kẹp 3”, “kẹp 4” trên đường
Người đi xe máy, xe máy điện mà “kẹp 3”, “kẹp 4” có thể bị phạt vi phạm như sau:
Lỗi | Mức phạt |
Kẹp 3 | Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng |
Kẹp 4 | Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng
Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng |
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
10. Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe
Mức phạt với hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông cũng tăng mạnh. Cụ thể:
Phương tiện | Mức phạt |
Ô tô | 02 – 03 triệu đồng |
Xe máy | 800.000 – 01 triệu đồng |
Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP