Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để nắm được quy định và thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp dính quy hoạch lên đất ở.
Đất nông nghiệp dính quy hoạch có thể bị hạn chế các quyền sử dụng đất hoặc bị thu hồi. Ảnh minh họa: Phan Anh Được chuyển đất nông nghiệp dính quy hoạch lên đất ở không?
Theo khoản 1 Điều 116 Luật Đất đai 2024, chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc một trong các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024, căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất ở sang đất ở hoặc đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở được quy định như sau:
Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo các quy định trên, việc chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc chung hoặc phân khu.
Do vậy, mặc dù là đất nông nghiệp dính quy hoạch nhưng hộ gia đình, cá nhân cần kiểm tra xem diện tích đất này đã có kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước phê duyệt hay chưa.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thế nào?
Căn cứ Điều 227 Luật Đất đai 2024, trường hợp đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận…
Bước 2. Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất (căn cứ khoản 2 Điều 123 Luật Đất đai 2024).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
– Cơ quan chức năng kiểm tra các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất.
– Người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất (nếu có).
Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?
Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu người mất không để lại di chúc, di sản của họ sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể là theo hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ/chồng, cha mẹ ruột, con ruột của người mất.
Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người mất; cháu ruột gọi người mất là ông/bà.
Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người mất; chắt ruột gọi người mất là cụ.
Người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
2. Điều kiện để sang tên sổ đỏ khi không có di chúc
Để sang tên sổ đỏ trong trường hợp không có di chúc, những người thừa kế cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định hàng thừa kế và lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có) phải thống nhất về việc phân chia tài sản.
Nếu có tranh chấp, cần giải quyết tại tòa án để có quyết định phân chia di sản.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cần được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ
Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị đăng ký biến động đất đai (theo mẫu).
Giấy chứng tử của người để lại di sản.
Giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…).
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc bản án/quyết định của tòa án (nếu có tranh chấp).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) bản gốc.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có thửa đất. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan này sẽ xem xét và giải quyết thủ tục theo quy định.
Bước 4: Đóng thuế, lệ phí và nhận sổ đỏ mới
Người thừa kế có thể phải đóng các khoản thuế, phí sau:
Thuế thu nhập cá nhân (nếu không thuộc diện miễn giảm theo quy định).
Lệ phí trước bạ.
Phí thẩm định hồ sơ, phí cấp đổi sổ đỏ.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan đăng ký đất đai sẽ cấp sổ đỏ mang tên người thừa kế.
Người mất không để lại di chúc, có thể sang tên sổ đỏ được không?
3. Một số lưu ý quan trọng
Nếu một trong những người thừa kế không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận, việc phân chia di sản phải do tòa án giải quyết.
Nếu đất có nguồn gốc chung với nhiều người khác (đồng sở hữu), cần có sự thống nhất của các đồng sở hữu trước khi sang tên.
Nếu di sản chưa được chia nhưng đã có người sử dụng hoặc bán phần đất đó, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án can thiệp.
Người mất không để lại di chúc vẫn có thể sang tên sổ đỏ nếu những người thừa kế thực hiện đúng quy trình pháp lý. Quan trọng nhất là cần có sự thống nhất giữa các đồng thừa kế để tránh tranh chấp, giúp việc sang tên diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Căn cứ Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định giấy phép lái xe:Điều 57. Giấy phép lái xe1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:[…]d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;[…]5. Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau:a) Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;b) Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;c) Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.[…]Theo quy định trên, bằng lái xe hạng C có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Người có bằng lái xe hạng C được điều khiển các loại xe sau:– Xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg
– Các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1
Từ ngày 01/01/2025, bằng lái xe hạng C lái được xe gì? Thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Bằng lái xe hạng C được nâng lên hạng nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định đào tạo lái xe:
Điều 60. Đào tạo lái xe
[…]3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D;d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;e) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.[…]Như vậy, bằng lái xe hạng C được nâng lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D hoặc hạng CE thông qua hình thức đào tạo nâng hạng.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe ở vị trí nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe ở vị trí sau:
– Bên trái đường một chiều
– Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất
– Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép
– Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe
– Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường
– Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường
– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau
– Điểm đón, trả khách
– Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào
– Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới
– Trong phạm vi an toàn của đường sắt
– Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông
– Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng ch
Đất cha ông để lại chỉ có giấy tờ viết tay, giờ các cụ đã qua đời, để làm được sổ đỏ sẽ phải thực hiện các điều kiện gì?
Theo anh Trần Tuấn Trung (trú tại Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), anh được thừa hưởng 80m2 đất do ông bà nội cho cha mẹ anh bằng giấy viết tay. Tuy nhiên, hiện cả bố mẹ và ông bà của anh đã mất, anh muốn làm sổ đỏ nhưng chưa biết cần phải thực hiện các điều kiện như thế nào.
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Văn phòng Luật sư Kết nối (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, căn cứ quy định của Luật Đất đai, trường hợp bố mẹ mất có để lại di chúc cho bạn được quyền sử dụng thửa đất 80m2 đó thì bạn hoàn toàn có thể làm được sổ đỏ nếu có các giấy tờ chứng minh quá trình sử dụng đất ổn định như: Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất.
Có thể làm được sổ đỏ nếu có các giấy tờ chứng minh quá trình sử dụng đất ổn định như: Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất. Ảnh: Minh Hạnh
Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung giấy xác nhận thông tin về cư trú.
Khi đó người xin cấp sổ đỏ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có); các giấy tờ trên cùng với giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để được xem xét, cấp sổ đỏ lần đầu.
Ngoài ra, theo quy định của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1.7.2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thời gian giải quyết theo quy định là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, người có yêu cầu phải nộp một số khoản tiền gồm lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), phí thẩm định hồ sơ.
Mức giá đềп bù đất пôпg пghiệp khi пhà пước thu hồi có thể sẽ tăпg sau khi Luật Đất đai 2024 chíпh thức có hiệu lực từ пgày 1.8.2024.
Mức đềп bù khi thu hồi đất пôпg пghiệp sẽ cao hơп từ tháпg 8.2024. Ảпh miпh họa: Hữu Cháпh
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ пgày 1.8.2024, có пhiều điểm mới giúp bảo vệ quyềп lợi của пgười dâп liêп quaп đếп việc bồi thườпg khi thu hồi đất пôпg пghiệp.
Về việc bồi thườпg bằпg пhà ở hoặc đất ở, căп cứ theo Khoảп 1 Điều 96 Luật Đất đai 2024, hộ gia đìпh hay cá пhâп đaпg sử dụпg đất пôпg пghiệp mà có đủ điều kiệп được bồi thườпg theo quy địпh thì khi пhà пước thu hồi đất sẽ được bồi thườпg bằпg đất пôпg пghiệp, tiềп, đất có mục đích sử dụпg khác với loại đất thu hồi hoặc пhà ở.
пgoài ra, tại Khoảп 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 cũпg đã пêu hộ gia đìпh, cá пhâп bị thu hồi đất пôпg пghiệp, đất phi пôпg пghiệp khôпg phải đất ở mà đủ điều kiệп bồi thườпg theo quy địпh mà có пhu cầu bồi thườпg bằпg đất ở hoặc пhà ở và địa phươпg có điều kiệп về quỹ đất ở, пhà ở thì được bồi thườпg bằпg giao đất ở hoặc пhà ở tái địпh cư.
Do đó, căп cứ theo quy địпh пêu trêп, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đìпh, cá пhâп bị thu hồi đất пôпg пghiệp пếu đáp ứпg đủ các điều kiệп bồi thườпg theo quy địпh thì có thể được bồi thườпg bằпg пhà ở.
пgoài ra, đối với trườпg hợp пgười có đất thu hồi được bồi thườпg bằпg đất, bằпg пhà ở mà có пhu cầu được bồi thườпg bằпg tiềп thì sẽ vẫп được bồi thườпg bằпg tiềп theo пguyệп vọпg đã đăпg ký khi lập phươпg áп bồi thườпg, hỗ trợ, tái địпh cư.
Đối với trườпg hợp пgười có đất thu hồi, пếu có пhu cầu và địa phươпg có điều kiệп về quỹ đất, quỹ пhà ở cũпg được xem xét bồi thườпg bằпg đất khác mục đích sử dụпg với loại đất thu hồi hoặc пhà ở.
Đáпg chú ý, căп cứ điều 159 Luật Đất đai 2024, bảпg giá đất được xây dựпg theo khu vực và vị trí. Theo đó, đối với khu vực có bảп đồ địa chíпh số và cơ sở dữ liệu giá đất thì việc xây dựпg bảпg giá đất đếп từпg thửa đất trêп cơ sở vùпg giá trị, thửa đất chuẩп.
Sau khi bỏ khuпg giá đất, các địa phươпg sẽ tự quyết địпh bảпg giá đất cũпg пhư điều chỉпh bảпg giá đất mỗi пăm một lầп để phù hợp với giá đất của thị trườпg. Giá đất sẽ tiệm cậп với thị trườпg và kéo theo giá đềп bù sẽ tăпg.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường hợp này thì người dân cần nắm rõ cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh dưới đây.
1. Vẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định những trường hợp cơ quan nhà nước từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ:
…
a) Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hoặc hồ sơ không đầy đủ thành phần hoặc không đảm bảo tính thống nhất nội dung thông tin giữa các giấy tờ hoặc kê khai nội dung không đầy đủ thông tin theo quy định;
b) Nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật;
c) Nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án;
d) Nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đã thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai hoặc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;
đ) Nhận được văn bản của Tòa án nhân dân có thẩm quyền về việc đã thụ lý đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;
e) Nhận được văn bản của Trọng tài Thương mại Việt Nam về việc thụ lý đơn giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất;
g) Nhận được văn bản yêu cầu dừng thực hiện thủ tục hành chính về đất đai để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan có thẩm quyền;
h) Trường hợp đăng ký biến động đất đai do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đang được thế chấp và đã đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng hồ sơ đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho không có văn bản của bên nhận thế chấp về việc đồng ý cho bên thế chấp được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
i) Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp và đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án khác có sử dụng đất hoặc công trình xây dựng thuộc các dự án này tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai mà chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản gắn liền với đất nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản thế chấp là tài sản đã chuyển nhượng, đã bán, trừ trường hợp bên nhận thế chấp và bên mua tài sản có thỏa thuận về việc tiếp tục dùng tài sản này làm tài sản thế chấp và thực hiện đăng ký thay đổi bên bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Theo quy định trên, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không được từ chối nhận hồ sơ với lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh nếu không có tranh chấp đất đai.
Ngoài ra, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được từ chối với lý do có tranh chấp đất đai xảy ra trên thực tế mà chỉ được từ chối tiếp nhận nếu nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm lại, dù hàng xóm có nói sẽ không ký giáp ranh để không được cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất vẫn nộp hồ sơ theo quy định.
2. Đề nghị cơ quan nhà nước trả lời bằng văn bản
Trên thực tế nhiều người dân không được cấp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận dù có đủ điều kiện theo quy định nhưng bị từ chối vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh.
Căn cứ Điều 11 và khoản 3 Điều 12 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về xác định và đo vẽ ranh giới thửa đất cho thấy các thửa đất đã được địa chính xác định, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới và lưu tại hồ sơ địa chính để quản lý ngay cả khi chưa được cấp Giấy chứng nhận.
Bên cạnh đó, khi xác định ranh giới thửa đất để đo vẽ chi tiết đã có mặt của những người sử đất liền kề, trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt thì phải niêm yết công khai trong vòng 15 ngày.
Như vậy, đều có quy định niêm yết công khai 15 ngày và ranh giới thửa đất trong hồ sơ địa chính được xác định, đo vẽ trước đó theo quy định đã ghi nhận sự đồng ý của người sử dụng đất liền kề về ranh giới thửa đất.
Trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh và cũng không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai thì vẫn có căn cứ để cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện. Nói cách khác, không có quy định nào từ chối cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp chỉ vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh.
Chính vì vậy, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trả lời bằng văn bản về việc từ chối hoặc chưa cấp Giấy chứng nhận.
3. Đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh với lý do tranh chấp đất đai thì người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tự hòa giải với người đang có tranh chấp hoặc thông qua hòa giải viên (việc hòa giải này không bắt buộc) hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hòa giải (hòa giải bắt buộc).
Khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận nếu có đơn tranh chấp thì sẽ tạm dừng thực hiện thủ tục.
Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp, nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thành thì có quyền gửi đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết theo quy định.
Sau khi kết thúc tranh chấp đất đai sẽ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định.
Trường hợp người sử dụng đất liền kề nói: “Tôi đang có tranh chấp với hàng xóm nên không ký giáp ranh” mà không có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tổ chức hòa giải thì khi đó được xác định là tranh chấp thực tế, không phải là căn cứ đề dừng việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
4. Khởi kiện hành vi cố ý ngăn cản quyền được cấp Sổ đỏ
Mặc dù cách xử lý này không phổ biến nhưng trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh và có hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp thì người sử dụng đất hợp pháp có quyền khởi kiện về hành vi cản trở đó nếu có căn cứ.
Có thể khởi kiện hành vi cố ý ngăn cản quyền được cấp Sổ đỏ (Ảnh minh họa)
Hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận của người sử dụng đất hợp pháp là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án nên khi người sử dụng đất nộp đơn và giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó thì Tòa án sẽ tiếp nhận và thụ lý theo quy định (theo khoản 14 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
Trên đây là một số cách xử lý khi hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ. Có thể thấy pháp luật đất đai không có quy định vì hàng xóm không chịu ký giáp ranh nên không được cấp Sổ đỏ dù có đủ điều kiện theo quy định.
Điều này rất hợp lý vì có nhiều trường hợp “không chịu ký giáp ranh cho dù không có tranh chấp đất đai mà do mâu thuẫn cá nhân khác nên không ký”, từ đó gây cản trở quyền được cấp Sổ đỏ theo quy định.
.tdi_4.td-a-rec{text-align:center}.tdi_4.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_4 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_4.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_4.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_4.td-a-rec-img{text-align:center}}
Trước sự phát triển của công nghệ, hiện nay người dân có thể thực hiện tra cứu thửa đất tại nhà một cách thuận tiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online.
1. Có thể tra cứu thửa đất online được không? Có mấy cách?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 45/2013/QH13, thửa đất là diện tích đất được giới hạn bởi các ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ.
Tuy nhiên, đến Luật Đất đai số 31/2024/QH15, định nghĩa này đã không còn được quy định.
Tra cứu thửa đất online được không? (Ảnh minh họa)
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu thửa đất online một cách nhanh chóng và tiện lợi. Có nhiều công cụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tra cứu thửa đất online, chẳng hạn:
Tra cứu thông qua trang web của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố;
Tra cứu thông qua ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố;
Tra cứu thông qua trang web của các công ty lập nên.
2. Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online
Trước đây, khi muốn tra cứu thông tin về thửa đất thì người dân đều phải đến Ủy ban nhân dân hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường để người có thẩm quyền giải đáp. Dĩ nhiên điều này khá bất tiện và thủ tục cũng phức tạp.
Hiện nay người dân đã có thể tra cứu thửa đất online trên điện thoại một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh và mạng Internet là có thể tra cứu thông tin online về thửa đất của mình.
Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online (Ảnh minh họa)
Tại nội dung này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online bằng trang web và ứng dụng điện thoại của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố.
2.1. Tra cứu thông qua trang web của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố
Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu thửa đất online của của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố chẳng hạn:
Hà Nội: https://quyhoach.hanoi.vn/ hoặc http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/;
Thành phố Hồ Chí Minh: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/;…
Bước 2: Điền thông tin liên quan để thực hiện tra cứu
Nhấp chọn vào biểu tượng kính lúp bên góc trái của màn hình để thực hiện tra cứu;
Chọn mục “Số thửa đất”;
Điền các thông tin như quận/huyện, phường/xã, số thửa đất và số thửa bản đồ;
Nhấn chọn “Tìm kiếm” ở bên dưới sau đó chờ kết quả.
Bên cạnh đó có thể tra cứu thủ công bằng cách nhấp chọn vị trí địa lý thủ công trên bản đồ.
Bước 3: Nhận kết quả
Kết quả sau khi tra cứu sẽ bao gồm những nội dung như sau:
Thông tin thửa đất: Tỉnh/Thành, Quận/Huyện, Phường/Xã;
Diện tích lô đất;
Thông tin quy hoạch sử dụng đất;
Đồ án;
Lộ giới.
2.2. Tra cứu thông qua ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố
Bước 1: Tải ứng dụng ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố chẳng hạn:
Ứng dụng ILand của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Ứng dụng DNAILIS của tỉnh Đồng Nai
Bước 2: Đăng ký thành viên và Điền thông tin theo yêu cầu
Các thông tin cần nhập bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu;…
Người dùng cần nhập đầy đủ và chính xác thông tin. Đồng thời ghi nhớ mật khẩu để có thể đăng nhập vào tài khoản cho những lần tra cứu sau.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, người dùng nhấn chọn đồng ý và tiếp tục để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 3: Nạp tiền để xem chi tiết thông tin về thửa đất
Nếu không nạp tiền, người dùng có thể xem ở chế độ khách nhưng ứng dụng sẽ không hiển thị thông tin một cách cụ thể về thửa đất mà người dùng tra cứu.
Bước 4: Trên màn hình sẽ có các ký hiệu tương ứng với từng chức năng như chế độ xem bản đồ, khu vực địa lý, tên ký hiệu,… Người dùng cần thực hiện theo hướng dẫn để đi tới mục thông tin chi tiết;
Bước 5: Chọn thửa đất cần tra cứu
Người dùng nhập số tờ, số thửa đất bạn cần tra cứu trên thanh tìm kiếm hoặc nhấn chọn trực tiếp thửa đất hiển thị trên bản đồ.
Bước 6: Xem kết quả
Bấm chọn mũi tên để xem chi tiết thông tin về thửa đất bao gồm: Số tờ, số thửa, diện tích thửa đất, tình trạng cấp giấy, ngày cấp, mục đích sử dụng đất,…
3. Những điều cần lưu ý khi tra cứu thửa đất online
Khi thực hiện tra cứu thửa đất online, người dùng cần lưu ý một số thông tin sau đây:
Một số lưu ý khi tra cứu thửa đất online (ảnh minh họa)
Sử dụng các ứng dụng tra cứu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường hoặc các trang web do các công ty cung cấp có thể mất phí;
Người dùng cần cân nhắc lựa chọn tra cứu tại những trang web và ứng dụng uy tín để trách tra cứu được những thông tin sai lệch.
Trường hợp nếu sau khi tra cứu mà thông tin tra cứu không phù hợp với thực tế thì người dùng có thể liên hệ với phòng địa chính địa phương hoặc Sở Tài Nguyên và Môi Trường để được giải đáp.
Người dân có thể dễ dàng đổi bằng lái xe ô tô bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online. Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.
1. Thủ tục đổi bằng lái ô tô trực tiếp
Căn cứ quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thủ tục đổi bằng lái ô tô trực tiếp thực hiện như sau:
1.1. Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản sao giấy phép lái xe;
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.
1.2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.
Có thể bạn quan tâm: Đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng có được không?
Bước 2: Nộp lệ phí
Lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC.
Bước 3: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ
Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
2. Thủ tục đổi bằng lái ô tô online
2.1. Thủ tục đổi bằng lái ô tô trên Cổng dịch vụ công Quốc gia
Bước 1: Truy cập vào Website: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Chọn phương tiện và người lái tại mục Công dân
Bước 3: Chọn Giấy phép lái xe
Bước 4: Chọn đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông Vận tải cấp
Bước 5: Tại mục Chọn cơ quan thực hiện bên phải màn hình, hãy chọn Tỉnh/Thành phố hoặc Bộ ngành tương ứng. Sau đó nhấn Đồng ý
Bước 6: Chọn thủ tục hành chính cấp 3 hoặc cấp 4 bằng cách chọn Nộp trực tuyến ở ô bên cạnh
Bước 7: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công
Bước 8: Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và tải bản scan sơ xin đổi Giấy phép lái xe bao gồm:
– Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe theo mẫu (01 bản chính);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản sao Giấy phép lái xe, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
2.2. Thủ tục đổi bằng lái ô tô qua website của Tổng Cục đường bộ
Bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh điều hòa của gia đình chỉ với những thao tác rất đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tại sao cần vệ sinh điều hòa định kỳ?
Điều hòa là một trong những thiết bị gia dụng có trong nhiều căn nhà hiện đại. Cũng giống các thiết bị điện khác, điều hòa cần được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo máy hoạt động tốt.
Mỗi máy điều hòa đều được trang bị những tấm màng lọc không khí bên trong dàn lạnh. Ở bộ phận này, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tích tụ lại rất nhiều.
Sử dụng máy lạnh suốt một thời gian dài mà không vệ sinh, màng lọc không khí chắc chắn sẽ rất bẩn. Điều này sẽ làm giảm khả năng lọc không khí của máy, gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, màng lọc bẩn còn có thể làm điều hòa có mùi hôi khó chịu. Do đó, chúng ta cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên, nhất là tấm màng lọc không khí.
Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ có thể khiến luồng không khí khó chui qua màng lọc và thổi xuống căn phòng. Điều này sẽ khiến khả năng làm lạnh bị giảm đi, gây hao tổn nhiều điện năng mà không đạt hiệu quả làm lạnh như mong muốn.
Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ lâu ngày không được làm sạch còn có thể làm giảm tuổi thọ của máy.
Bao lâu nên vệ sinh điều hòa một lần?
Thông thường, đối với máy lạnh của gia đình, bạn nên tiến hành vệ sinh định kỳ ít nhất 3-4 tháng/lần nếu thường xuyên sử dụng hoặc vệ sinh 6 tháng/lần nếu ít sử dụng.
Nếu gia đình không sử dụng điều hòa trong suốt mùa đông thì vào đầu mùa hè cũng nên vệ sinh điều hòa trước khi dùng.
Cách tự vệ sinh điều hòa
Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như găng tay, tuốc nơ vít, khăn sạch, chổi quét bụi, máy hút bụi cầm tay.
Bước 1: Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh điều hòa, bạn cần ngắt cầu dao kết nối điện của thiết bị. Đây là nguyên tắc cơ bản khi vệ sinh bất cứ thiết bị điện nào trong nhà.
Bước 2: Dùng tuốc nơ vít tháo hết các ốc cố định vỏ ngoài của dàn lạnh. Sau đó, tháo phần vỏ của dàn lạnh ra và tháo màng lọc bụi bẩn ở lớp ngoài, tháo cả phần cánh đảo gió của máy xuống. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy rõ các bộ phận linh kiện bên trong dàn lạnh.
Bước 3: Đem màng lọc không khí ngâm trong chậu nước có pha xà phòng loãng khoảng 5-10 phút để làm mềm các vết bẩn. Sau đó, dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng chà sạch và rửa lại với nước sạch. Để màng lọc sang một bên cho khô ráo.
Bước 4: Dùng chổi để quét sạch các bụi bẩn bám trên các bộ phận của dàn lạnh. Sau khi quét sạch sẽ, bạn có thể dùng máy hút bụi cầm tay để hút sạch các bụi bẩn còn sót lại bên trong dàn lạnh. Dùng khăn sạch lau lại toàn bộ phần vỏ của dàn lạnh.
Bước 5: Sau khi dàn lạch đã được làm sạch bụi bẩn, bạn có thể tiến hành lắp lại màng lọc không khí (đã được để khô ráo) và lắp lại vỏ ngoài như cũ.
Bước 6: Mở cầu dao điện, bật điều khiển để kiểm tra hoạt động của điều hòa.
Lưu ý, đối với dàn lạnh của điều hòa, ngoài việc sử dụng chổi và máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, bạn còn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Đây là loại dung dịch vệ sinh thích hợp và an toàn với các bộ phận kim loại của máy.
Dàn lạnh được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.
Cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại dung dịch này để tránh làm sai và gây hỏng hóc cho thiết bị. Trong quá trình sử dụng nên mang găng tay để bảo vệ da. Tuyệt đối không sử dụng nước xà phòng tự pha để xịt rửa các thiệt bị điện tử.
– Với những cách làm giá đỗ đơn giản này bạn sẽ có thành quả là mầm giá trắng, mập mạp.
Cách làm giá đỗ bằng rổ nhựa
Nguyên liệu
– 200gr đậu xanh (chỉ chọn những hạt không thối hỏng, đã phơi khô)- Khăn bông có kích thước đủ lớn hoặc áo cũ không dùng đến- Rổ nhựa- Đĩa sứ- Chậu nhựa có kích thước tương đương với rổ
Cách làm
Bước 1: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (50 độ C) khoảng 8 tiếng cho nứt vỏ.
Bước 2: Sau đó, đặt rổ lên trên chậu nhựa (điều chỉnh sao cho đáy rổ còn cách đáy chậu khoảng 1cm để giá đỗ không bị úng).
Bước 3: Lót một phần khăn bông xuống xung quanh lòng rổ nhựa.
Bước 4: Rải đều hạt đậu xuống đáy rổ nhựa rồi rải nốt phần khăn bông còn lại lên trên cho thật kín.
Bước 5: Lấy khoảng 2/3 bát nước ăn cơm rồi tưới đều lên trên khăn bông để tạo độ ẩm.
Bước 6: Đặt đĩa sứ lên trên khăn và đặt chậu giá đỗ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo các cách làm giá sau:
Cách làm giá đỗ bằng khăn
Chuẩn bị:
– Đỗ xanh 100g
– Khăn xô hoặc khăn vải bông
– Rổ hoặc khay đựng
Thực hiện:
Bước 1: Ngâm đỗ xanh trong nước ấm tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh. Thay nước sau 6 tiếng 1 lần, ngâm đủ 12 tiếng thì vớt ra. Lúc này, hạt đỗ đã nứt và đã thấy mầm.
Bước 2: Đổ hạt đỗ vào rổ, xả sạch dưới vòi nước nhỏ để tránh mầm đậu bị gãy nát.
Bước 3: Dùng 1 chiếc rổ nhựa hoặc 1 khay có thể thoát nước được, trải 1 lớp khăn xô hoặc khăn vải mỏng xuống đáy khay hoặc rổ. Trải đều đỗ lên khắp bề mặt rồi dùng một chiếc khăn khác đã nhúng nước chùm lên. Sau đó mang để vào nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời, cứ 4 tiếng thì lại dội thêm nước lạnh lên bề mặt khăn.
Bước 4: Thu hoạch giá sau 3 ngày. Lớp giá lên đều, mập và rễ không quá nhiều, có thể dễ dàng lấy ra, vệ sinh để chuẩn bị cho mẻ sau.
Cách làm giá đỗ bằng vỏ hộp sữa
Chuẩn bị:
– 70g đỗ xanh
– 1 hộp sữa 1l
Cách làm:
– Ngâm đỗ xanh vào nước ấm khoảng 3 – 4 tiếng đến khi vỏ đỗ nứt ra là được.
– Rửa sạch hộp sữa, cắt 2 đầu hộp sữa để lấy chỗ chắt nước.
– Cho đỗ xanh đã ngâm vào hộp, đậy nắp lại, để ở nơi thoáng mát.
– Ngày 2 lần, nhúng hộp sữa ngập trong chậu nước khoảng 5 phút rồi chắt hết nước ra để lại vào chỗ thoáng mát.
– Khoảng 4 ngày sau khi thấy hộp sữa căng phồng lên là giá đã được, cắt vỏ hộp để thu hoạch giá.
Tác dụng của giá đỗ đối với sức khỏe
– Ăn giá đỗ giúp tăng cường hormone cho nữ giới, trong giá có chứa tế bào tăng trưởng và các nguyên tố vi lượng chất cao, đặc biệt là kẽm, omega 3, chất chống oxy hóa… đều là những chất cần thiết cho nội tiết tố nữ.
– Ăn giá đỗ hỗ trợ điều trị một số bệnh như tim mạch, huyết áp cao, thoái hóa khớp, đặc biệt là ung thư.