Home Blog Page 20

Giá vàng hôm nay 7/1/2025 giảm trước áp lực bán tháo, nhẫn trơn và SJC lao dốc?

0

Giá vàng hôm nay 7/1/2025 trên thị trường quốc tế giảm do hoạt động bán tháo của nhà đầu tư. Trong nước, nhẫn trơn và SJC giảm nửa triệu đồng/lượng trong phiên ngày hôm qua.

Ngày 7/1/2025, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 7/1/2025 giảm trước áp lực bán tháo, nhẫn trơn và SJC lao dốc?”. Nội dung cụ thể như sau:

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 6/1, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.625,5 USD/ounce, giảm 0,57% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.657,3 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch tại thị trường Mỹ, giá vàng thế giới tăng nhẹ sau khi chỉ số USD giảm hơn 1 điểm, mất mốc 109 điểm so với cuối tuần trước. Nhưng ngay sau đó, do chịu áp lực bán tháo, giá vàng quay đầu giảm sâu.

Mặc dù đang chịu sức ép trước đồng USD ở mức cao, các chuyên gia và nhà đầu tư bán lẻ vẫn dự báo, giá vàng sẽ vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce trong năm nay. Chiến tranh thương mại toàn cầu có thể diễn ra dưới thời ông Trump làm Tổng thống Mỹ, cùng với những bất ổn địa chính trị gia tăng, kéo theo tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát duy trì ở mức trên 3% và một cuộc suy thoái kinh tế nhẹ diễn ra trong nửa cuối năm 2025 là môi trường hoàn hảo hỗ trợ cho giá vàng.

Vàng thế giới giảm trước áp lực bán tháo. Ảnh: HH

Chantelle Schieven, Trưởng phòng nghiên cứu của Capitalight Research, cho biết ông duy trì quan điểm lạc quan đối với kim loại quý trong năm nay. Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng sẽ không diễn ra ở thời điểm hiện tại mà dự kiến trong vài tháng nữa.

Chantelle Schieven cho biết thêm, giá vàng sẽ giao dịch trong khoảng từ 2.500-2.700 USD/ounce trong nửa đầu năm, bứt phá và vượt mốc 3.000 USD/ounce vào nửa cuối năm 2025.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 6/1, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 83,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 83,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 83,5-84,8 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 84-85 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Dự báo giá vàng

Fawad Razaqzada, chuyên gia phân tích thị trường của City Index dự báo, bất chấp những thách thức trong ngắn hạn, như sức mạnh của đồng bạc xanh, lợi suất trái phiếu tăng, giá vàng vẫn đạt được mục tiêu 3.000 USD/ounce vào nửa đầu năm 2025.

Theo Nicky Shiels, Trưởng phòng nghiên cứu và chiến lược kim loại quý của MKS PAMP, giá vàng sẽ giao dịch trong phạm vi khá rộng từ 2.500 đến 3.200 USD/ounce trong năm 2025. Mức độ tăng giá phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

David Miller, Giám đốc đầu tư và quản lý danh mục cấp cao tại Catalyst Funds, cho rằng, giá vàng có thể tiếp tục được hỗ trợ nhờ xu hướng các quốc gia khối BRICS chuyển dự trữ USD sang vàng để tránh rủi ro từ các biện pháp trừng phạt.

Cùng ngày, báo Người lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay, 7-1: Tiếp tục đi xuống”. Nội dung cụ thể như sau:

Giá vàng hôm nay trên thế giới suy yếu

Khoảng 6 giờ ngày 7-1, giá vàng thế giới giao ngay tại 2.636 USD/ounce, giảm 14 USD so với mức giá cao nhất trong phiên giao dịch đêm qua là 2.650 USD/ounce.

Nitesh Shah – nhà phân tích tại WisdomTree – nhận định lãi suất trái phiếu tăng đã gây áp lực lên giá vàng. Tuy nhiên, các thông tin chưa chính thức cho biết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể đưa ra kế hoạch thuế quan không quá quyết liệt như ban đầu, khiến “sức khỏe” đồng USD suy yếu.

Lãi suất trái phiếu tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn. Trong khi đó, đồng USD giảm giá 1%, làm cho vàng rẻ hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác.

Gần đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại. Từ đó, nhiều nhà đầu tư vàng đang chờ Mỹ công bối dữ liệu kinh tế trong vài ngày tới để sáng tỏ thêm lộ trình giảm lãi suất của FED, tác động đến xu hướng giá vàng.

Tại Việt Nam, giá vàng SJC cuối ngày 6-1 được các ngân hàng bán ra 85 triệu đồng/lượng. Công ty SJC bán ra vàng nhẫn với giá 84,8 triệu đồng/lượng.

Năm ngoái, làm hết 28 âm, chúng tôi mới được nghỉ. Ngày 29, tôi cùng chồng lên tàu về quê. Tôi, cô dâu mới, tưởng tượng Tết này sẽ cùng anh đi chào hỏi họ hàng, tiếp đón mọi người tới nhà chơi “xem dâu” nên đã mang theo một va li quần áo, trang sức xinh xắn. Hồ hởi là thế, nhưng thực tế đập vào mặt tôi hoàn toàn khác. Hai đứa vừa về tới nhà, chào bố mẹ và ngồi chưa ấm chỗ, mẹ chồng đã vẫy vẫy tay bảo tôi cất đồ vào buồng rồi xuống bếp cùng bà. Từ lúc về quê là tôi chỉ có ở dưới bếp, hết làm cơm tất niên lại làm cơm cúng 3 ngày Tết tổng cộng 9 mâm cơm cúng, rồi cứ có khách đến là bưng mâm lên, tính ra mang tiếng về quê ăn Tết nhưng tôi còn chẳng được diện lấy 1 bộ quần áo mới hay được chào hỏi khách, cả ngày ở dưới bếp tối thì về buồng ngủ, mẹ chồng, bố chồng và chồng thì cứ như quan chức cấp cao chỉ ăn với ngồi tiếp khách. Thế rồi tôi không chịu nổi nữa, đêm mùng 2 Tết tôi nói với bố mẹ chồng đúng 1 câu, họ ch;o;;áng v;;áng nhận ra một điều……Đọc tiếp dưới bình luận

0

Ở xa cả năm, ngày Tết tôi cũng ngại nếu kiếm cớ không về quê chồng. Nhưng nghĩ về cái Tết quần quật hơn osin tôi thật sự rất sợ.

Từ rằm tháng Chạp, chồng tôi đã ướm hỏi vợ năm nay dự tính về quê ăn Tết ra sao, sắm sửa quà cáp hai bên những gì. Tôi vẫn ậm ừ mãi không trả lời anh, kiếm cớ công việc cơ quan bận quá, còn chưa tính toán được.

Tuy đã ngoài 30 tuổi nhưng tôi cũng mới đi làm dâu, vừa cưới chồng sát Tết năm ngoái. Mới qua một cái Tết ở nhà chồng mà đã kêu ca, ra ý lảng tránh thì sợ chồng và cả gia đình bên nội chê trách; nhưng nhớ lại cái Tết đầu tiên, tôi thực sự hoảng hồn.

Năm ngoái, làm hết 28 âm, chúng tôi mới được nghỉ. Ngày 29, tôi cùng chồng lên tàu về quê. Tôi, cô dâu mới, tưởng tượng Tết này sẽ cùng anh đi chào hỏi họ hàng, tiếp đón mọi người tới nhà chơi “xem dâu” nên đã mang theo một va li quần áo, trang sức xinh xắn.

Nghe lời mẹ đẻ dặn dò, tôi mua thêm một số thực phẩm chế biến sẵn ở những địa chỉ uy tín, dự tính góp phần làm bữa cơm Tết ở nhà chồng phong phú hơn, việc nấu nướng cũng giản tiện hơn, để còn có thời gian làm việc khác.

3 ngày Tết của tôi là 9 bữa cúng, tính cả bữa tất niên là vừa tròn 10. (Ảnh minh họa: Tet Festival)

Hồ hởi là thế, nhưng thực tế đập vào mặt tôi hoàn toàn khác. Hai đứa vừa về tới nhà, chào bố mẹ và ngồi chưa ấm chỗ, mẹ chồng đã vẫy vẫy tay bảo tôi cất đồ vào buồng rồi xuống bếp cùng bà.

Hóa ra, mẹ gọi xuống để dặn dò gà nhốt ở đâu, rau tươi nhổ chỗ nào, thịt bò ngăn nào, giò chả gói nào vị nào…, tóm lại là bàn giao cho tôi cái bếp.

Nguyên ngày 29 Tết, cả nhà chồng tôi tập trung luộc bánh chưng và gói các loại giò. Tôi khá mệt vì vừa qua một đợt làm việc cao điểm, đi đường xa, lại quần quật suốt cả ngày… nhưng thấy vui vì sự gắn bó của gia đình, khi thấy cảnh mọi người chia sẻ công việc cùng nhau. Tôi nghĩ đơn giản, thế là xong cơ bản các việc chuẩn bị Tết rồi.

 

Tôi đâu có dè, lúc đó mới chỉ là xong các phần việc gia đình (cách chồng tôi gọi); còn phần tôi là từ 30 đến hết mùng 3 Tết.

 

Sáng 30, mẹ chồng tôi dặn làm cơm tất niên. Ngoài gia đình tôi và gia đình chú út ăn cơm Tết cùng ông bà, gia đình hai anh chị ở gần cũng sẽ qua. Mẹ dặn, mâm cơm tất niên là cơm cúng, sau đó hạ lễ thì gia đình sẽ hưởng lộc luôn, do đó phải đầy đủ món, cụ thể là những món gì thì cứ bảo chồng tôi chỉ cho.

Mẹ còn dặn kỹ, tiện thì bảo chồng chỉ luôn các món cúng giao thừa và 3 ngày Tết, đỡ để đầu xuân năm mới lại thiếu thừa, thất thố với các cụ.

Mâm cơm cúng tất niên nhà tôi gồm các món: Gà luộc, giò lụa, nem rán, rau xào, canh sườn rau củ, canh măng móng, thịt đông, miến nấu, xôi đồ, thịt kho, dưa muối, phồng tôm chiên. Gọi là mâm vì chung số món thôi chứ tôi phải làm hai mâm, một dành cúng ban thần linh, thổ công thổ địa, một dành cúng gia tiên.

Vì trong Tết không sát sinh nên tiện mổ gà cho bữa tất niên, chồng tôi bảo vợ làm luôn gà đủ cho cả Tết. Thấy anh xách 9 con gà ra cắt tiết, tôi mắt tròn mắt dẹt. Lúc này anh mới bảo: ”Nhà mình Tết ngày cúng 3 bữa cơm, mổ 9 con gà là vừa đủ”.

 

Tôi vặt lông, làm lòng 9 con gà, cuốn 5 chục chiếc nem cho một bữa, làm rau củ măng miến các kiểu, gần 12h lên mâm. Chờ cha chồng cúng xong, tôi hâm lại đồ, gia đình ăn bữa tất niên.

2h chiều mới xong bữa trưa ngày 30 Tết, nam giới trong nhà say ngất ngây cả, em dâu phải bế con nhỏ, tôi lại rửa bát đũa, dọn nhà cửa đến gần 4h chiều.

Tôi được đúng bữa tối 30 thư thả khi cả nhà chỉ ăn cơm rau luộc, đậu rán, thịt rang. Sau bữa tối, đồ cúng giao thừa cũng chỉ có gà luộc (tôi đã làm sẵn từ sáng, chỉ cần luộc), xôi gấc đồ.

Nhưng 3 ngày Tết còn lại của tôi là đủ 9 bữa cúng, tính ra gồm 18 mâm cơm. Bữa nào cũng có gà luộc nguyên con/gà chặt, đủ rau, giò, nem, canh, măng miến các kiểu. Mẹ chồng tôi không cho dùng đồ làm sẵn, mâm cúng nào cũng phải làm mới các món, không được giản lược. Mẹ bảo cúng bái phải chỉn chu, thành tâm thì các cụ mới phù hộ độ trì cho.

Nhà chồng tôi toàn con trai, vào Tết là tít mít đi chúc Tết, nhậu nhẹt rồi về ngủ.

 

Mẹ chồng bận tụng kinh, cúng khấn mỗi ngày. Em dâu có con nhỏ. Tôi thành lao động chính. Tôi không dám kêu ca vì chồng bảo, mọi năm mẹ và em dâu cũng làm như thế, Tết nhà vẫn vui.

Tôi mở mắt buổi sáng là đi thẳng xuống bếp, cả ngày gần như trừ lúc ăn thì đều ở dưới bếp, không nhặt rau cuốn nem, luộc gà thì là rửa bát, lau bếp; gần hết ngày lại về buồng ngủ. Quần áo ngủ đóng nguyên Tết, khỏi cần thay đồ đẹp vì không đi  đâu, khách đến nhà cũng chẳng thấy mặt dâu mới.

Chưa hết, quê nhà chồng tôi có lệ, cứ khách đến nhà là bê mâm cơm ra mời.

Thế nên ngoài cơm cúng, cứ một lúc tôi lại phải chạy xuống bếp thái khoanh giò, nấu tô miến, bóc cái bánh chưng… Khách có khi không ăn, chỉ ngồi xuống uống chén rượu, đồ thừa dồn vào, đến bữa cơm lại hâm nóng cho cả nhà ăn. Cứ vậy, đến lúc tôi chỉ ngửi mùi đồ ăn cũng đã thấy ngấy.

Tôi nhớ những cái Tết đơn giản ở nhà mình. Bố mẹ tôi sáng mỗi ngày làm mâm cơm cúng rất gọn gàng. Nem được cuốn sẵn một hộp từ trước Tết. Nước xương hầm sẵn, măng đã xào sơ. Bánh chưng để nguyên trên ban thờ cả cặp, không cắt từng bữa.

Ngày Tết, gia đình cúng tổ tiên bữa cơm thành tâm, sau đó cả nhà cùng nhau đi chúc Tết. Đón khách thì cắn chút hạt dưa, ăn vài quả táo xanh, bóc quả cam canh…, vừa nhẹ bụng, vừa thoải mái thân tình.

Nhưng đất lề quê thói, gia phong mỗi nhà đều duy trì cả mấy chục năm. Thấy Tết nhất ở quê nội rườm rà bất cập nhưng tôi chưa dám chia sẻ với chồng. Ở xa cả năm, ngày Tết tôi cũng không thể kiếm cớ không về với bố mẹ chồng. Có điều, nghĩ về cái Tết quần quật hơn osin, đàn ông trên nhà đàn bà dưới bếp, tôi thật sự rất sợ.

5 loại giấy tờ được CSGT kiểm tra khi dừng xe từ năm 2025: Người dân nhớ mang theo 5 loại này khi ra đường để không mất tiền oan…

0

Dưới đây là quy định về các loại giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông được CSGT kiểm tra khi dừng xe.

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT). Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Các loại giấy tờ được CSGT kiểm tra khi dừng xe từ năm 2025. (Ảnh minh họa)

Các loại giấy tờ được CSGT kiểm tra khi dừng xe từ năm 2025. (Ảnh minh họa)

Các loại giấy tờ được CSGT kiểm tra khi dừng xe từ năm 2025

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định Cảnh sát giao thông kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:

– Giấy phép lái xe; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ);

– Khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, vận hành thì có thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu; việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.

Quy trình CSGT kiểm soát các điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về kiểm soát các điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông như sau:

Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung: Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn,biển số; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng; thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định.

Hiệu lệnh dừng xe để kiểm soát của CSGT

Theo Điều 13 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông để kiểm soát của Cảnh sát giao thông như sau:

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau:

+ Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

+ Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông

+ Cán bộ Cảnh sát giao thông lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn; tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát;

+ Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông.

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động

+ Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông), sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; sử dụng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông;

+ Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát

Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát. Trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 Thông tư 73/2024/TT-BCA.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ Cảnh sát giao thông.

Bố chồng lên ở mấy tháng, tôi kh:ó ch::ịu vô cùng vì lối sống bừa bộn của ông. Nghĩ ông ở b::ẩ:n, tôi còn không cho ông được bế cháu nội. Đến khi không chịu được, tôi nói nặng vài câu khiến ông tủi thân bỏ ra về. Bố chồng vừa ra khỏi cổng, tôi mở cửa phòng ông ở để dọn dẹp thì thấy 1 mùi h::ô:i t::a;nh xộc lên, tôi sầm mặt bước vào thì rụng rời thấy cảnh…

0

Sau khi bố chồng rời đi, tôi bắt đầu dọn dẹp phòng của ông. Khi mở cửa, một mùi hôi thối xộc vào mũi khiến tôi nhăn mặt, nhưng tôi vẫn bước vào.

Tôi tự nhận mình là một người khó tính, ưa sạch sẽ, gọn gàng nên luôn chăm sóc cho tổ ấm của mình từ góc nhỏ nhất. Chính vì thế khi bố chồng chuyển đến ở cùng, tôi cảm thấy rất khó chịu.

Bố chồng bừa bộn, phòng ông lúc nào cũng trong tình trạng lộn xộn. Quần áo vứt bừa bãi, giường chiếu không khi nào dọn dẹp, thỉnh thoảng còn có rác rưởi trên sàn nhà. Thậm chí, ông đi vệ sinh xong không xả bồn cầu, lấy cái gì xong cũng bày ra đó không dọn.

Tôi đã nhiều lần cố gắng trò chuyện với bố chồng, mong ông thay đổi thói quen sinh hoạt nhưng ông lại không mấy quan tâm và cho rằng tôi khó tính quá, đang làm quá vấn đề lên. Điều này khiến tôi rất bất lực và bức bối, khi mà những nỗ lực của mình trong việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa bị phá hỏng bởi thói quen sống bừa bộn của ông.

Sự lo lắng và cảm giác bất lực trong lòng bà Li ngày càng gia tăng. Tôi nhờ chồng khuyên nhủ bố, hy vọng ông có thể thay đổi thói quen sống. Nhưng anh cũng chẳng để tâm, chỉ an ủi tôi vài câu lấy lệ.

Thất vọng, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc có nên để bố chồng chuyển ra ngoài sống một mình hay không. Nhưng tôi lại lo lắng ông sẽ cảm thấy cô đơn. Điều này khiến tôi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết phải làm sao.

Tôi rất khó chịu trước thói quen sống bừa bộn của bố chồng. (Ảnh minh họa)

Trong lúc đang bối rối, một sự cố không thể chấp nhận lại xảy ra. Hôm đó, khi đang nấu ăn trong bếp, tôi bỗng nghe thấy tiếng động lạ từ phòng khách, như có thứ gì đó rơi xuống đất. Tôi vội vàng bỏ chảo xuống và chạy ra thì thấy bố chồng đứng giữa phòng khách, mặt mày ngượng ngùng nhìn vũng nước dưới chân. Hóa ra, ông đã vô tình làm đổ cốc nước khi đang uống.

– Bố, sao bố lại bất cẩn như vậy?

Tôi nhanh chóng lấy chổi lau nhà để dọn dẹp. Nhưng bố chồng vẫn đứng đó, miệng lẩm bẩm:

– Tôi già rồi, tay chân không còn linh hoạt như trước nữa.

Sự khó chịu lại trỗi dậy trong lòng, tôi không kìm được mà than thở vài câu. Tuy nhiên, bố chồng vẫn tỏ ra thờ ơ, quay lưng bước về phòng và lẩm bẩm:

 Cô chỉ là một bà nội trợ, việc dọn dẹp là của cô mà. Tôi là một ông già, cô muốn tôi chú ý thế nào?

Cảm giác như bị đả kích nặng nề, tôi nhận ra rằng mọi nỗ lực và sự quan tâm của mình đều bị bố chồng xem nhẹ. Không thể kiềm chế được nữa, tôi rưng rưng nước mắt. Tôi quyết định không thể tiếp tục sống trong tình trạng này, và cần phải có hành động quyết liệt hơn để ngăn chặn thói quen sống bừa bộn, mất vệ sinh của bố chồng để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình.

Tôi nói chuyện với bố chồng bằng giọng điệu kiên quyết:

– Bố, con không thể tiếp tục như thế này. Những việc bố làm khiến con rất khó xử và ảnh hưởng đến cả gia đình. Bố hãy về nhà mình trước, khi nào thay đổi được những thói quen này thì hãy quay lại sống cùng chúng con.

Bố chồng ngỡ ngàng, không ngờ tôi lại nói thẳng như vậy. Ông đứng đó, lúng túng và ánh mắt đầy sự ngạc nhiên và khó hiểu. Sau đó, ông thu dọn một ít hành lý và lặng lẽ rời đi. Nhìn theo bóng dáng bố chồng khuất dần, trong lòng tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn.

Tôi vừa thở phào nhẹ nhõm, vừa cảm thấy tiếc nuối và có chút áy náy. Tôi hiểu rằng việc này có thể khiến ông cảm thấy cô đơn và tủi thân, nhưng nếu không thay đổi tình hình, chất lượng cuộc sống của cả gia đình tôi sẽ ngày càng tệ, những bức bối trong lòng tôi ngày càng chất chồng.

Tuy tôi đã nhiều lần góp ý nhưng bố chồng vẫn không thay đổi thói quen sống. (Ảnh minh họa)

Sau khi bố chồng rời đi, tôi bắt đầu dọn dẹp phòng của ông. Khi mở cửa, một mùi hôi thối xộc vào mũi khiến tôi nhăn mặt, nhưng tôi vẫn bước vào. Căn phòng bừa bộn với quần áo, sách vở và đồ đạc vứt lung tung, giường chiếu thì lộn xộn. Tôi cầm chổi quét dọn nhưng trong lòng không khỏi nghĩ về những khó khăn mà bố chồng đã trải qua trong những năm sống một mình, khiến tôi cảm thấy chua xót.

Trong lúc dọn dẹp, tôi phát hiện một cuốn album cũ kỹ trong ngăn kéo của tủ đầu giường. Tò mò, tôi mở ra và thấy bên trong là những bức ảnh thời trẻ của bố chồng. Có những bức ảnh chụp cùng vợ, cùng con trai, và những khoảnh khắc đời thường khác.

Người đàn ông trong những bức ảnh tràn đầy sức sống, nụ cười hạnh phúc trên gương mặt, hoàn toàn khác biệt với hình ảnh lôi thôi của ông hiện tại. Ngồi lật giở những trang album ảnh đã ngả màu theo thời gian, mặt tôi tối sầm lại ở trang cuối của cuốn album.

Trong đó có đôi dòng bố chồng viết cho người vợ quá cố của ông”

Bà à, tôi không biết dọn tới cùng các con là đúng hay sai nữa. Chúng nó ngày nào cũng bận rộn công việc, chẳng nói chuyện với tôi được mấy câu. Tôi cảm thấy mình như người thừa trong nhà vậy”

“Từ khi tôi ở bừa bộn, con dâu nói nhiều thêm với tôi được mấy câu. Tuy là lời phàn nàn, nhưng phía sau nhưng lời đó là sự quan tâm của con với sức khỏe của tôi”….

Nước mắt tôi không kìm được mà rơi xuống, khi nhận ra rằng những thói quen không sạch sẽ của ông không chỉ là sự lơ là, mà còn là ông sợ cô đơn, muốn tìm kiếm sự chú ý của con cái.

Tôi nhớ lại những ngày đầu bố chồng chuyển đến sống cùng gia đình, ông thường ngồi lặng lẽ trong góc phòng, ánh mắt đầy nỗi buồn và sự bất lực. Cảm giác tội lỗi tràn ngập trong lòng, tôi cảm thấy mình đã quá nóng vội và không hiểu cảm xúc của bố chồng.

Sáng hôm sau, tôi quyết định tìm gặp bố chồng xin lỗi:

– Bố, hôm qua con đã quá nóng nảy, mong bố đừng giận. Con hiểu rằng sống một mình thật không dễ dàng, từ nay con sẽ dành nhiều thời gian bên bố hơn, chúng ta cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, hãy cố gắng làm cho ngôi nhà trở nên sạch sẽ và gọn gàng được không bố? Khi bố rảnh, con sẽ đưa bố đi dạo, thăm thú nhiều nơi.

Ông ngạc nhiên một chút, rồi gật đầu, đôi mắt cũng rưng rưng. Từ đó, mối quan hệ giữa tôi và bố chồng trở nên gần gũi hơn. Mỗi ngày, tôi đều dành thời gian trò chuyện và giúp bố dọn dẹp, và dần dần, ông cũng đã thay đổi thói quen không sạch sẽ của mình. Ngôi nhà lại trở về với không khí ấm cúng và gọn gàng như xưa, trong lòng tôi tràn đầy hạnh phúc và thỏa mãn.

Qua chuyện này, tôi hiểu rằng, để giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình, cần có sự giao tiếp và thấu hiểu chân thành.

Tôi mới đính hôn được hơn 1 tháng. Theo kế hoạch thì tháng 3 năm sau, chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới. Vốn dĩ tôi muốn nhanh hơn nhưng nhà trai cứ lần lữa, bảo phải đợi tháng đẹp, ngày đẹp mới cưới được. Tôi dễ tính, họ nhà trai đã nói thế, tôi cũng không tiện đòi hỏi. Nhà chồng tương lai tôi rất giàu có. Lúc yêu nhau, mọi người luôn bảo tôi là “chuột sa chĩnh gạo”. Tôi cười trừ. Tôi cũng có công việc ổn định, lương tháng trung bình 30-35 triệu. Tôi cũng tự mua được nhà riêng. Tuy không giàu bằng bạn trai nhưng cũng không đến mức lệ thuộc vào anh ấy. Hôm qua, mẹ chồng tương lai gọi điện, bảo tôi sang chơi. Ngồi nói chuyện mới dăm ba câu, bà đã đưa cho tôi tờ giấy, bảo tôi ký tên vào. Tôi bất ngờ, cầm đọc thử thì thấy tiêu đề là “Giấy khước từ tài sản”, tôi ngớ người nói thẳng mặt mẹ chồng tương lai rồi đủa ra ngay 1 quyết định khiến họ phải quỳ xuống v;an xin……Đọc tiếp dưới bình luận

0

Hành động của tôi khiến mẹ chồng tương lai giật mình.

Tôi mới đính hôn được hơn 1 tháng. Theo kế hoạch thì tháng 3 năm sau, chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới. Vốn dĩ tôi muốn nhanh hơn nhưng nhà trai cứ lần lữa, bảo phải đợi tháng đẹp, ngày đẹp mới cưới được. Tôi dễ tính, họ nhà trai đã nói thế, tôi cũng không tiện đòi hỏi.

Nhà chồng tương lai tôi rất giàu có. Bố mẹ Hoàn (tên bạn trai tôi) là chủ 2 cửa hàng vàng bạc đá quý, nổi tiếng ở thị trấn. Hoàn được thừa kế một tiệm bán đồ nội thất gỗ và một căn nhà mặt tiền giá trị cao.

Lúc yêu nhau, mọi người luôn bảo tôi là “chuột sa chĩnh gạo”. Tôi cười trừ. Tôi cũng có công việc ổn định, lương tháng trung bình 30-35 triệu. Tôi cũng tự mua được nhà riêng. Tuy không giàu bằng bạn trai nhưng cũng không đến mức lệ thuộc vào anh ấy.

Sau khi đính hôn, tôi thường đến nhà Hoàn chơi. Nhưng tôi ít gặp được bố mẹ anh vì họ rất bận rộn. Hoàn bảo sau này cưới sẽ chuyển ra nhà riêng ở. Tôi không phải làm dâu, anh cũng không sợ cảnh mâu thuẫn giữa vợ và bố mẹ mình.

Dự định qua Tết cưới, mẹ chồng tương lai đưa tờ giấy A4 bắt ký tên, vừa đọc tiêu đề, tôi lập tức hủy hôn ngay - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hôm qua, mẹ chồng tương lai gọi điện, bảo tôi sang chơi. Ngồi nói chuyện mới dăm ba câu, bà đã đưa cho tôi tờ giấy, bảo tôi ký tên vào. Tôi bất ngờ, cầm đọc thử thì thấy tiêu đề là “Giấy khước từ tài sản”. Thì ra bà sợ tôi về làm dâu sẽ đòi chia chác tài sản nên đã làm trước giấy này. Tôi ký vào giấy, đồng nghĩa với không được can dự vào tài sản nhà chồng, tài sản của chồng. Nói cách khác, tôi giống như ở nhờ nhà chồng chứ không có quyền lợi hay được hưởng tài sản gì.

Thật không ngờ, mẹ chồng tương lai lại cạn tình đến thế. Tôi cầm bút, ký tên nhanh gọn dứt khoát khiến bà bất ngờ. Ký rồi, tôi bình thản bảo sẽ trả sính lễ đính hôn, hủy hôn ngay trước Tết Nguyên Đán nên bà không cần phải lo chuyện tôi tranh giành tài sản.

Thái độ mạnh mẽ, quyết đoán của tôi làm mẹ chồng tương lai ngỡ ngàng. Bà giải thích rằng chỉ muốn làm rõ ràng chuyện tài sản trước và sau hôn nhân. Nhưng tôi không nghĩ thế. Bởi trong giấy có ghi rõ ràng tài sản chồng tạo lập sau khi cưới vẫn chỉ thuộc về một mình chồng tôi.

Ký xong, tôi xin phép về ngay lập tức. Tôi kể cho bố mẹ nghe, họ cũng đồng ý cho tôi hủy hôn. Chưa cưới mà nhà chồng đã tỏ thái độ coi thường con dâu ra mặt, cưới rồi chắc tôi sống không nổi. Bạn trai biết chuyện thì năn nỉ, rớt nước mắt xin tôi suy nghĩ lại. Chia tay anh, tôi cũng đau lòng vì tôi yêu anh thật lòng. Liệu tôi có đang quyết định vội vàng quá không?

Những ai trong danh sách này bắt buộc phải thi nâng hạng bằng lái

0

Để được điều khiển các loại xe khác ngoài phạm vi giấy phép lái xe được cấp, tài xế phải thực hiện việc nâng hạng giấy phép lái xe, theo đó có 10 hạng giấy phép lái xe phải thi nâng hạng từ 1/1/2025

10 hạng giấy phép lái xe phải thi nâng hạng từ 1/1/2025

Khoản 5 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định đào tạo lái xe: “Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE phải được đào tạo bằng hình thức đào tạo nâng hạng theo các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này”.

 

10 hạng giấy phép lái xe phải thi nâng hạng từ năm 2025

10 hạng giấy phép lái xe phải thi nâng hạng từ năm 2025

Như vậy, có 10 hạng giấy phép lái xe phải thi nâng hạng từ thời điểm Luật có hiệu lực từ 1/1/2025 bao gồm: C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.

Cụ thể:– Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1

– Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;

– Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;

 

– Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;

– Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

 

– Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

– Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

 

– Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.

Các trường hợp phải thi lại GPLX mà không được cấp lại từ 1/6/2024

Trường hợp bắt buộc phải thi lại giấy phép lái xe mà không được xin cấp lại được quy định tại khoản 1 và 3 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm a, c khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT cụ thể như sau:

Thứ nhấtngười có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng: Từ 3 tháng đến dưới 1 năm, kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này để cấp lại giấy phép lái xe;

Từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp lại giấy phép lái xe; Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
Có 10 hạng giấy phép lái xe phải thi nâng hạng từ thời điểm Luật có hiệu lực từ 01/01/2025 bao gồm: C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.

 

Có 10 hạng giấy phép lái xe phải thi nâng hạng từ thời điểm Luật có hiệu lực từ 01/01/2025 bao gồm: C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.

Thứ hai, người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng: Từ 3 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

– Quá hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này;

– Quá hạn sử dụng từ 1 năm trở lên, phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này, thực hành lái xe trong hình và trên đường;

– Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.

Điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe từ 1/1/2025

Theo khoản 3 và 4 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:

– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;

 

– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;

– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D;

– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;

– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;

– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.

Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe còn hiệu lực, phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe;

Đối với việc nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D1, D2, D thì người có nhu cầu được đào tạo còn phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên.

Buồn lắm mọi người ạ. Tôi đang b-ầu vượt mặt nên không về quê dự đám tang em chồng bị cả nhà nói vô cảm rồi đòi từ mặt. Đúng ngày cúng mở cửa mả, cả nhà đang chắp tay thành tâm thì thầy cúng rút ra tờ giấy trên bàn thờ rồi đọc to, nghe xong tất cả rụ-ng r-ời tay chân

0

Tôi cũng rất thoải mái vì được cả nhà chồng bênh nhưng ở quê mọi người biết chuyện tôi không về đám tang em chồng cũng gây xì xào khắp xóm trên ngõ dưới.

Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con. Cô em gái anh lấy chồng xa, cả năm về nhà 1-2 lần. Chồng tôi là con trai lớn nhất trong nhà, hiện đang ở thành phố làm việc và sinh sống. Dưới anh còn có chú út đang sống cùng bố mẹ chồng.

Dù không ở cùng bố mẹ và các em nhưng vợ chồng tôi cũng hay gọi điện về hỏi thăm mọi người ở quê nên cập nhật được hết tình hình của cả nhà. 2 năm trước chú út nhà tôi lấy vợ, chúng tôi cũng cho chú 50 triệu đồng lo đám cưới. Rồi khi em dâu đẻ, tôi cũng cho tiền, quà cáp. Có lẽ vì biết quan tâm đến mọi người mà từ bố mẹ, em dâu, em rể đều rất quý mến tôi.

Vì sao đám tang ít có bà bầu và trẻ nhỏ đi dự?

Mãi mới có bầu nên khi em chồng mất, tôi kiêng không về. (Ảnh minh họa)

Sau 5 năm cưới nhau mà mãi không có con, năm trước tôi mới cấn bầu sau cả 1 hành trình dài chữa trị. Chẳng thế mà khi có tin vui, tôi giữ gìn lắm. Từ lúc bầu đến giờ, mỗi lần chồng bảo về thăm người này người kia ốm, tôi toàn gửi phong bì và từ chối thẳng. Anh còn thấy lạ nhưng tôi bảo:

“Em khó khăn lắm mới có bầu, đi xa 30km về nhỡ ảnh hưởng đến con thì làm thế nào”.

Thậm chí đúng thời điểm tôi bầu được 4 tháng thì em chồng trong một lần đi công tác bị tai nạn giao thông. Đáng ra là chị dâu, tôi phải theo chồng về để cùng lo đám tang với cả nhà cũng như thắp cho chú ấy một nén hương. Nhưng tôi vẫn quyết định không về:

“Anh về nhà một mình lo cho chú đi, em không về được. Về đám tang bà bầu phải kiêng, nhỡ sau con bị sao thì hối hận cả đời”.

Sợ bố mẹ và hàng xóm lời ra tiếng vào khi chị dâu cả không về đám tang nên anh cứ năn nỉ:

“Mới bầu có 4 tháng thôi chứ có phải sắp đẻ đâu mà kiêng. Thôi em cứ cố gắng về 1 ngày, quê cách có 30km chứ mấy”.

“Đã bảo không là không mà, em ấy mất thì đã mất rồi, đám tang lạnh lẽo thế, nhỡ về bị sao thì ai chịu đây”.

Rồi anh gắt gỏng bảo tôi kiêng vớ vẩn. Vì chuyện kiêng cữ này mà trong đám tang ấy tôi cũng bị cả xóm cười vào mặt bảo không đáng mặt chị dâu, em chồng mất cũng không chịu về đưa tang là quá vô cảm và cạn tình.

Những lùm xùm ấy từ quê bay cả đến tai tôi. Điều này khiến tôi buồn lắm dù đã xác định mang tiếng vô cảm còn hơn thai kỳ không an toàn. Nhưng sau khi lo xong việc, bố mẹ chồng và em dâu tôi đều gọi ra động viên:

Bầu 4 tháng nên tôi không về đám tang em chồng, cả làng nói vô cảm nhưng nhà anh bênh chằm chặp - 2

Nghe bố mẹ và em dâu bênh chằm chặp mà tôi vui lắm (Ảnh minh họa)

“Chắc vừa rồi con cũng nghe được những xì xào của xóm mình khi không thấy về đám tang thằng Phương. Nhưng chỉ cần bố mẹ và vợ nó không trách thì con không việc gì phải nghĩ ngợi cả. Người mất cũng đã mất rồi, con mang thai khó khăn nên kiêng về đám tang là đúng. Bởi nhỡ bị làm sao chỉ có vợ chồng con và nhà này thiệt thòi thôi”.

Nghe bố mẹ và em dâu bênh chằm chặp mà tôi vui lắm… Ít ra họ cũng thông cảm cho con dâu.

Có b::ầu trước, mẹ tôi bắt con dâu tr:::èo tường vào nhà chứ không cho đi cửa trước. Tôi bảo thôi nghĩ vì đứa con trong bụng nên em cũng nhắm mắt trèo. Ai ngờ vợ vừa bước được 2 bậc thì thấy giọng bố cô ấy oang oang bắt xuống. Ông còn chỉ thẳng mặt con rể quát: “Nhà ta::o đ*o cưới nữa, 2 mẹ con nó về đây t::ao nuôi hết, con gái ta::o b::ầu bì con cháu cho nhà m::ày đã v::ất v::ả còn bắt nó tr::èo tường. Lỡ mẹ con nó làm sao thì ai chịu hả, m::ày làm bố làm chồng mà không có cái mồ::m bảo vệ vợ con à. Không cưới xin gì nữa, hủy hôn”. Xem tiếp dưới bình luận…

0

Hôm nay tôi thật sự bức xúc muốn viết ra để mọi người phân xử xem ai đúng ai sai, nhiều người không hiểu vấn đề lại trách móc gia đình tôi tệ bạc. Chuyện là tôi là bạn gái đã yêu nhau được hơn 2 năm, suốt thời gian đó cả hai đã có rất nhiều kỉ niệm. Tôi yêu cũng xác định nghiêm túc chứ không phải yêu cho vui, bạn gái tôi cũng vậy.

Nhưng ngày đưa bạn gái về ra mắt mẹ tôi lại không đồng ý, bà bảo cô ấy ở xa quá (2 nhà cách nhau 100 km) nên không đồng ý cho cưới. Hơn nữa bạn gái tôi chỉ học cao đẳng trong khi tôi học đại học nên không cùng đẳng cấp. Mẹ có lý của mẹ nhưng tôi yêu thì tôi vẫn muốn cưới vì tôi yêu thật lòng.

2 đứa thuyết phục bà rất nhiều lần nhưng mẹ tôi vẫn không chịu. Thế rồi bạn gái tôi không may dính bầu, 2 đứa nghĩ vậy cũng tốt biết đâu mẹ tôi sẽ đổi ý. Ngày tôi thông báo cho mẹ mình, mẹ mắng chửi tôi hết lời bà bảo:

Lỡ mày đổ vỏ thì sao, sao mà mày dại thế.

Con khẳng định đó là con của con, xin mẹ hãy cho bọn con cưới nhau.

Mẹ tôi dỗi đến mức không ăn không uống, nhưng sau cùng bố tôi thuyết phục hơn nữa cái thai là con trai nên bà cũng xuôi. Mọi thứ dường như đã ổn thỏa, hai bên gia đình đã lên kế hoạch cưới chạy bầu xong xuôi thì mẹ tôi ra yêu cầu:

Vì mày chửa trước nên phải trèo tường vào và đi cửa sau, chứ nhà này không đồng ý cho đi cửa trước.

Nghe xong bạn gái tôi có vẻ sốc, cô ấy bảo tôi xin mẹ. Tôi cũng đã nói với bà rồi nhưng bà không chịu:

Thôi em chịu khó, mẹ cho cưới là may rồi. Trèo có người đỡ không lo đâu, cũng chỉ là thủ tục thôi, quê anh vẫn vậy.

Bạn gái em nghe xong liền làm ầm ĩ bảo em hèn này nọ, cô ấy cứ khóc um lên. Sau đó tôi đã cố thuyết phục và cũng thấy cũng xuôi xuôi rồi đồng ý cưới, mọi việc vẫn tiến hành bình thường nào ngờ gần đến sát ngày cưới bà mẹ vợ gọi lên bảo:

Nhà tao đ*o cưới nữa, 2 mẹ con nó về đây tao nuôi hết, con gái tao bầu bì con cháu cho nhà mày đã vất vả còn bắt nó trèo tường. Lỡ mẹ con nó làm sao thì ai chịu hả, mày làm bố làm chồng mà không có cái mồm bảo vệ vợ con à. Không cưới xin gì nữa, hủy hôn.

(Ảnh minh họa)

Mọi người nói bà ấy có nông cạn không, trèo tường chút thì đã sao, đi cửa sau thì đã làm sao? Mẹ tôi cho cưới là may lắm rồi, đầy nhà người ta còn không chịu nhận dâu nhận cháu kia kìa. Tôi đã thuyết phục nhưng bạn gái vẫn nghe theo mẹ. Mẹ tôi biết được cũng bảo:

Hủy hôn càng tốt, nhà tao cũng không muốn chứa chấp loại đàn bà chửa trước”.

Mẹ cô ấy còn gọi cãi nhau với mẹ tôi:

Cháu tôi, tôi nuôi, nhà bà đừng hòng nhận.

Ừ Nhà bà tự đi mà nuôi, thế nhà tôi lại khỏe quá. Ai mà biết đó có phải cháu nhà tôi hay không?

Nhà tôi cũng có tự trọng của mình, h.ủy thì h.ủy. Mỗi việc trèo tường đi cửa sau thôi mà cũng nổi đóa lên, tôi cho tự sinh con nuôi con cho biết mặt. Điều đáng nói là khi biết nhà tôi bảo trèo tường vào nhà, gia đình cô ấy không báo h.ủy hôn luôn, mà chờ sát ngày cưới 1 hôm rồi mới thông báo hủy cưới. Bên nhà cô ấy không hề mời khách dựng rạp còn nhà tôi thì đã chuẩn bị xong xuôi mọi thứ, thử hỏi thiệt hại này ai chịu. Mẹ tôi gọi điện bắt nhà gái chi trả tiền mâm cỗ sính lễ thì bên đấy tắt máy. Chuyện là do cô ấy tự động đòi hủy hôn thế mà giờ mọi người lại quay sang trách nhà tôi t.ệ bạc không có trách nhiệm, mọi người bảo có oan ức không cơ chứ?

Mất TẾT rồi. Được CSGT thông báo lỗi vi phạm chạy xe máy trên vỉa hè, người phụ nữ bật khóc khi biết số tiề:n….

0

Khi nghe cảnh sát thông báo mức phạt tiền, người phụ nữ 38 tuổi ở TP Thủ Đức đã bật khóc.

Ngày 6-1, Đội Cảnh sát giao thông – Trật tự Công an TP Thủ Đức (TP HCM) lập chốt ở đường Võ Văn Ngân, đoạn Nhà Thiếu Nhi TP Thủ Đức xử lý vi phạm giao thông.

Chị T. bật khóc khi biết mức bị xử phạt lỗi leo vỉa hè.

Hôm nay là ngày thứ 6 Nghị định 168/2024 có hiệu lực, Nghị định có mức xử phạt đối với nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ tăng mạnh, thậm chí tăng gấp 20-30 lần trước đây.

Lúc 9 giờ, cảnh sát phát hiện chị T. (38 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) chạy xe máy đi trên vỉa hè ngay giao lộ đường Võ Văn Ngân – Bác Ái, phường Bình Thọ. Bị cảnh sát giao thông phát hiện, người phụ nữ liên tục đưa tay lên ngực, tỏ vẻ khó thở.

Chị T. cũng đã bật khóc khi cảnh sát thông báo mức phạt với lỗi leo vỉa hè là từ 4-6 triệu đồng, trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.

Chị T. phân trần mình nuôi hai con nhỏ, do không quen đường nên đã đi xe máy leo vỉa hè. “Tôi không ngờ mức phạt lại cao đến vậy do chưa cập nhật. Sau này tôi chẳng bao giờ dám vi phạm nữa” – chị T. nói.

Lúc 10 giờ 41, bà L. (55 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) chạy xe máy vượt đèn đỏ giao lộ đường Võ Văn Ngân – đường số 6, phường Linh Chiểu bị cảnh sát thổi phạt. Với lỗi này, bà L. sẽ bị phạt từ 4-6 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.

Cảnh sát cho bà L. xem lại đoạn clip thể hiện bà L. đã vượt đèn đỏ và được bà L. vui vẻ chấp nhận.

Nghe mức phạt, bà L. tỏ ra không tin với mức phạt mới. “Tôi nghĩ chỉ rẽ trái khi đèn đỏ mà mức phạt cao quá, lần sau tôi không bao giờ dám nữa”, bà L. trình bày.

Cùng ngày, Đội Cảnh sát giao thông – Trật tự Công an TP Thủ Đức cũng xử phạt hàng chục trường hợp đi ngược chiều, không đúng làn đường quy định…

Đại diện Phòng CSGT Công an TP HCM cho biết sau 3 ngày áp dụng quy định về xử phạt vi phạm giao thông mới, từ ngày 1-1 đến ngày 4-1, Phòng CSGT và Công an các quận, huyện, TP Thủ Đức đã xử phạt 6.106 vụ vi phạm giao thông với số tiền hơn 10 tỉ đồng.

Nguồn : https://nld.com.vn/leo-via-he-nguoi-phu-nu-bat-khoc-khi-bi-canh-sat-bat-gap-196250106113438932.htm

Từ Hôm nay, Giấy phép lái xe có 12 điểm, trừ hết sẽ không được lái xe trong 6 tháng. 28 hành vi bị trừ điểm bằng lái xe 👇🏻👇🏻👇🏻

0
Các lỗi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ 02 điểm, 04 điểm, 06 điểm và 10 điểm đối với giấy phép lái xe ô tô từ năm 2025 theo Nghị định 168?

 

Mức phạt vi phạm giao thông đối với xe ô tô theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP từ năm 2025 tăng lên khá cao, đồng thời người vi phạm cũng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe. Dưới đây là danh sách các lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô từ 2025 căn cứ theo quy định tại Điều 6, Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

Các lỗi trừ 02 điểm giấy phép lái xe ô tô từ 2025

STT Lỗi vi phạm
1 Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau
2 Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển
3 Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đẩu cuối) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí
4 Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu (trừ trường hợp tổ chức giao thông cho phép), gầm cầu vượt (trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe), song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
5 Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt
6 Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn
7 Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách đảm bảo an toàn khi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe
8 Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn
9 Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép
10 Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy
11 Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật
12 Không tuân thủ quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc
13 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
14 Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
15 Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề” khi chạy trên đường cao tốc
16 Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, hành vi bị cấm đi vào công trình thủy lợi và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định
17 Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông
18 Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính
18 Không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến
19 Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe, trừ đèn sương mù dạng rời được lắp theo quy định
20 Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
21 Điều khiển xe không có chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) hoặc sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
22 Điều khiển xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có kích thước thùng xe không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe
23 Điều khiển xe dán, lắp phù hiệu, biểu trưng nhận diện tương tự của các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam
24 Sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe), giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ bản gốc chứng nhận đăng ký xe) không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
25 Điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hiệu lực (hạn sử dụng) từ 01 tháng trở lên (kê cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
26 Điều khiển xe đăng ký tạm thời, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, tuyến đường, thời hạn cho phép

Các lỗi trừ 04 điểm giấy phép lái xe ô tô từ 2025

STT Lỗi vi phạm
1 Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ
2 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h
3 Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ
4 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
5 Điều khiển xe đi trên vỉa hè, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan
6 Điều khiển xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ đi vào đường cao tốc
7 Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
8 Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
9 Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

Các lỗi trừ 06 điểm giấy phép lái xe ô tô từ 2025

STT Lỗi vi phạm
1 Chở người trên thùng xe trái quy định; chở người trên nóc xe; để người đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy
2 Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h
3 Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét khi dừng xe, đỗ xe trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc
4 Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
5 Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số)
6 Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí, không đúng quy cách theo quy định; gắn biển số không rõ chữ, số hoặc sử dụng chất liệu khác sơn, dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe), hình dạng, kích thước của biển số xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)

Các lỗi trừ 10 điểm giấy phép lái xe ô tô từ 2025

STT Lỗi vi phạm
1 Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
2 Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại đế bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển gây tai nạn giao thông
3 Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều 6 mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm n, điểm o, điểm p, khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm n, điểm o, điểm q khoản 5; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9.
4 Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
5 Điều khiển xe gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)

Lưu ý: Mức xử phạt trên đối với xe ô tô áp dụng tương tự đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe ô tô vi phạm.

Nguyễn Phạm Hoàng Thuy