Home Blog Page 25

2 chị em rủ nhau bỏ việc ở thành phố về bán cà phê dạo vỉa hè. Ai ngờ công việc buôn bán thuận lợi bất ngờ mỗi ngày đều dư được tiền triệu, 2 chị em chỉ bán có buổi sáng. Nhưng kì lạ ngày nào lúc 11h sáng cũng có 1 người đàn ông đeo khẩu trang đến mua toàn bộ số cà phê còn lại. Để rồi một hôm cô chị hỏi chú mua làm gì mà nhiều thế ạ, câu trả lời khiến 2 chị em s::ững ng::ười

0

Hai chị em Hà và Thảo từ nhỏ đã gắn bó với nhau như hình với bóng. Cùng lớn lên trong một gia đình nông thôn khó khăn, cả hai đều quyết tâm học hành rồi ra thành phố lập nghiệp. Hà làm nhân viên văn phòng, còn Thảo là nhân viên bán hàng trong một cửa hàng thời trang. Cuộc sống nơi đô thị chật vật, ngày làm 8 tiếng nhưng lương chỉ vừa đủ sống, chẳng còn dư dả.

Một buổi tối, trong căn phòng trọ nhỏ, Hà nói với em gái:
“Chị mệt mỏi quá. Làm mãi mà chẳng đi đến đâu. Hay mình về quê làm gì đó khác đi?”
Thảo, ban đầu còn lưỡng lự, nhưng rồi cũng gật đầu đồng ý:
“Hay mình thử bán cà phê đi chị? Em thấy nhiều người thích uống cà phê vỉa hè mà.”

Vậy là hai chị em quyết định nghỉ việc, gom góp chút tiền tiết kiệm, đầu tư mua xe đẩy và các nguyên liệu để bán cà phê.

Bán cafe dạo, hai chị em khiến cánh mày râu phải tò mò tìm danh tính

Những ngày đầu, công việc chẳng dễ dàng. Hà và Thảo dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị nguyên liệu, đẩy xe ra con phố gần chợ nơi có nhiều người qua lại. Hai chị em luân phiên pha cà phê, đón khách, thu tiền. Tuy vất vả, nhưng cảm giác tự do và được làm chủ khiến họ thấy hào hứng.

Chẳng mấy chốc, quán cà phê vỉa hè của hai chị em bắt đầu thu hút nhiều khách. Người ta khen cà phê của Hà và Thảo thơm ngon, giá cả lại phải chăng. Từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa, họ bán gần hết số cà phê chuẩn bị.

Nhưng điều kỳ lạ bắt đầu xảy ra: ngày nào cũng đúng 11 giờ sáng, một người đàn ông đeo khẩu trang kín mít, mặc áo sơ mi dài tay, đeo kính đen lại xuất hiện.

“Cho tôi mua hết số cà phê còn lại,” ông ta nói, giọng trầm và nhẹ.

Hà và Thảo nhìn nhau bối rối, nhưng không hỏi gì nhiều, chỉ vui vẻ bán cho ông ta.

Ngày hôm sau, và cả những ngày sau đó, người đàn ông ấy vẫn đến, đều đặn như một chiếc đồng hồ. Ông ta luôn mua sạch cà phê còn lại mà không trả giá hay thắc mắc gì.

Thảo bắt đầu tò mò:
“Chị Hà, người đó mua cà phê về làm gì nhỉ? Chẳng lẽ ông ấy uống hết?”
Hà chỉ cười:
“Thì khách mua, mình bán thôi. Họ làm gì với cà phê đâu phải việc của mình.”

Nhưng sự xuất hiện đều đặn và bí ẩn của người đàn ông khiến cả hai không khỏi suy nghĩ. Một hôm, Thảo quyết định pha thêm nhiều cà phê hơn bình thường, cố ý để dư lại một lượng lớn.

Đúng 11 giờ sáng, người đàn ông lại xuất hiện. Nhìn số cà phê còn lại nhiều hơn mọi khi, ông vẫn không do dự:
“Tôi lấy hết.”

Lần này, Thảo mạnh dạn hỏi:
“Chú ơi, chú mua nhiều cà phê như vậy làm gì thế ạ?”

Người đàn ông im lặng một lúc, rồi nhẹ nhàng đáp:
“Tôi mua về cho người lao động nghèo quanh đây. Họ làm việc cực nhọc cả ngày, một ly cà phê giữa trưa có thể giúp họ tỉnh táo hơn. Nhưng tôi không muốn họ biết là tôi tặng, nên tôi nói các cô bán cho tôi.”

Câu trả lời khiến Thảo và Hà lặng người. Cả hai không ngờ, người khách bí ẩn lại có lòng tốt như vậy.

Từ hôm đó, hai chị em không chỉ đơn thuần bán cà phê, mà còn cố gắng chuẩn bị thêm vài phần nước uống miễn phí để tặng những người lao động khó khăn. Người đàn ông vẫn đến đều đặn, và dần dần, Hà và Thảo cảm nhận được niềm vui không chỉ từ việc kiếm tiền, mà còn từ ý nghĩa của những ly cà phê nhỏ bé mình bán ra.

Cuộc sống cứ thế tiếp diễn, nhưng trong lòng hai chị em, người khách lạ lúc 11 giờ sáng đã trở thành một phần đặc biệt trong câu chuyện khởi nghiệp của họ.

Tôi đã quyết định đúng. Cưới nhau được 8 năm nhưng tôi không bao giờ đưa tiền lương thưởng cho vợ giữ. Có đợt, vợ bảo tôi đưa lương cho cô ấy giữ. Cô ấy hứa sẽ tiết kiệm, sẽ dành dụm để sau này còn lo cho tương lai của 2 con. Tôi gạt đi. Tiền của tôi, tôi còn chưa bao giờ đưa mẹ giữ, sao phải đưa cho vợ? Có lần, tôi thấy vợ vay tiền chị gái để đóng học cho con nhưng cũng kệ. Cô ấy tiêu pha quá đà thì sao tôi phải lo lắng chứ. Thế rồi tiết kiệm được kha khá, tôi mua ngay miếng đất 2 tỷ ở ngoại ô rồi nhờ luật sư làm giấy chứng minh tài sản riêng, lúc đưa cho vợ kí, cứ nghĩ cô ấy sẽ bực bội làm um lên nhưng không ngờ cô ấy chỉ cười nhạt, vừa kí vừa đưa ra 1 tờ A4 khiến tôi vã mồ hôi lạnh, ch/ế/t trân tại chỗ không nói được lời nào. Cũng từ ngày hôm đó, tôi biết mình đã thua trắng tay rồi

0

Tiền của tôi, tôi còn chưa bao giờ đưa mẹ giữ, sao phải đưa cho vợ?

Vợ chồng tôi chung sống với nhau được 8 năm. Chúng tôi không giống những cặp vợ chồng khác. Tôi không đưa tiền lương thưởng cho vợ giữ. Thay vào đó, tôi sẽ góp 7 triệu vào hũ tiền chung của gia đình. Tôi cũng không hỏi về lương vợ. Chúng tôi “tiền ai nấy tiêu”, tự tiết kiệm, tự mua sắm riêng.

Có đợt, vợ bảo tôi đưa lương cho cô ấy giữ. Cô ấy hứa sẽ tiết kiệm, sẽ dành dụm để sau này còn lo cho tương lai của 2 con. Tôi gạt đi. Tiền của tôi, tôi còn chưa bao giờ đưa mẹ giữ, sao phải đưa cho vợ? Tôi còn nghĩ rằng mình làm thế là đúng mà không hề lường đến hậu quả.

Từ đó về sau, vợ không bao giờ đề cập đến chuyện tiền nong nữa. Có lần tôi nghe cô ấy hỏi vay tiền chị gái để đóng tiền học cho con, tôi cũng kệ.

Bản tính tôi giản dị, không tiêu xài nên tiền bạc dành dụm được khá nhiều. Năm nay, tôi mua được mảnh đất ở vùng ngoại ô khá rộng rãi với giá hơn 2 tỷ đồng. Vì đây là tài sản riêng nên tôi đã nhờ luật sư soạn một bản thỏa thuận tài sản, đưa vợ ký. Tôi không muốn sau này giữa chúng tôi có vướng mắc về tài sản nếu có ly hôn.

Tôi vừa đưa giấy thỏa thuận tài sản, vợ đã ký ngay lập tức nhưng kèm câu nói làm tôi thất thần cả tuần - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi đắn đo mãi mới dám đưa vợ ký. Tôi cứ nghĩ cô ấy sẽ từ chối ký hoặc gây khó khăn. Dù sao thì chúng tôi vẫn là vợ chồng, không thể tách rời tài sản hoàn toàn. Tôi không ngờ, vợ cầm giấy thỏa thuận, đọc một lượt rồi ký luôn.

Cô ấy đưa bản thỏa thuận lại cho tôi, kèm một câu nói khiến tôi bất ngờ: “Đơn ly hôn em đã soạn sẵn, anh cũng ký giúp em nhé. Chúng ta xem như hết duyên hết nợ”.

Tôi mắng vợ điên rồ, chỉ vì mảnh đất mà đòi ly hôn chồng? Cô ấy bật cười ha hả, sau đó nói một tràng. Cô ấy mắng tôi ích kỷ, tham lam. Tôi là kẻ chỉ biết đến lợi ích của chính mình mà không quan tâm đến vợ con. Tôi có tiền mua đất mà không đưa tiền cho con học hành, không mua sắm đồ đạc trong nhà. Cô ấy hối hận khi đã làm vợ tôi. 8 năm rồi, giờ cô ấy chỉ muốn được giải thoát khỏi con người xấu xa, ích kỉ như tôi thôi.

Tôi sửng sốt trước thái độ và những câu mắng liên tục của vợ. Từ đêm đó, vợ không cho tôi vào phòng nữa. Tôi phải ngủ ở phòng bên cạnh. Các con cũng không gần gũi bố nên tôi càng không tìm được cơ hội để nói chuyện với vợ. Một tuần nay, tôi cứ bần thần mãi với câu nói của vợ và tờ đơn ly hôn đã có sẵn chữ ký đặt trên bàn.

Chẳng lẽ vợ giận khi tôi không cho cô ấy cùng đứng tên mảnh đất mới mua? Tôi biết mình cũng có phần sai nhưng không đến mức phải ly hôn. Có cách nào để vợ nguôi giận không?

Lúc con dâu đang trong quá trình theo dõi thì bố chồng ở quê m;;ấ;;t vì đ;;ộ;;t q;;uỵ. Nghe tin, 2 vợ chồng tôi vội vàng về quê lo h;;ậu s;;ự cho ông chu toàn. Xong xuôi, nhà chỉ còn mỗi mẹ chồng già yếu hay ố;m đ;;au nên qua 50 ngày ông thì vợ chồng tôi đón bà từ quê lên thành phố để chăm sóc, báo hiếu. Hàng ngày, mẹ chồng dù bị nhiều b;;ệnh nên sức khỏe không được tốt nhưng bà vẫn cố gắng cơm nước, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng lúc 2 con đi làm. Hôm vừa rồi, vợ chồng tôi nhận thưởng cuối năm nên gộp vào cùng với khoản ti;ền tích cóp để mua 1 cây vàng. Mua xong, tôi để vàng vào trong tủ mà chẳng khóa vì nhà không có ai xa lạ cả. Vừa mua được một tuần, hôm trước đi tìm lại giấy tờ trong tủ có việc, tôi ho;ả;;ng hốt thấy cây vàng mới mua đã không cánh mà bay. Tìm khắp nơi trong nhà không thấy nên tôi gọi điện hỏi chồng thì anh bảo không để tâm đến, hỏi mẹ chồng thì bà cũng không biết khiến tôi rất lo lắng. Đúng lúc này mẹ chồng tôi lại nằng nặc đòi về quê. Bà bảo cuối năm phải về trước Tết vài tuần để dọn dẹp nhà cửa vườn tược gọn gàng. Với lại bà không muốn bố chồng tôi phải đợi bà ngày cuối năm nên về ăn Tết cùng ông Giữ mẹ lại không được, bỗng dưng tôi sinh nghi khi bà cứ quả quyết đòi về quê. Lúc về bà còn cứ cầm khư khư theo chiếc túi. Nghĩ bà giấu vàng vừa trộm của con dâu, tôi lục túi kiểm tra thì choáng váng với thứ nhìn thấy bên trong…..Đọc tiếp dưới bình luận

0
Vừa mua được một tuần, hôm trước đi tìm lại giấy tờ trong tủ có việc, tôi hoảng hốt thấy cây vàng mới mua đã không cánh mà bay.

Vợ chồng lấy nhau khi cả 2 chưa có gì, vẫn 2 bàn tay trắng. Bố mẹ chúng tôi đều làm ruộng, không có kinh tế hỗ trợ các con nên chúng tôi xác định từ đầu là sẽ tự lực cánh sinh. Vì ở trọ trên thành phố nên chúng tôi rất thấm cảnh thuê nhà vất vả, chật hẹp. Do đó 2 vợ chồng thống nhất sẽ chỉ sinh con khi đã mua được nhà cửa ổn định.

Suốt 5 năm, tranh thủ thời gian chưa vướng bận con cái, vợ chồng làm ngày đêm không biết mệt. Cuối cùng, chúng tôi đã phấn đấu mua được căn nhà nhỏ 3 tầng nằm sâu trong ngõ. Cả hai rất hạnh phúc khi đã có nơi định cư ổn định dù vẫn phải vay nợ thêm vài trăm triệu.

Mua được nhà xong hai đứa cũng bắt đầu tính kế hoạch sinh con. Nhưng dù tôi dừng uống thuốc tránh thai đã gần năm vẫn chưa có tin vui nên chúng tôi đi khám. Bác sĩ không phát hiện bất cứ điểm bất thường này, chờ thêm thời gian nữa xem sao vì thuốc tránh thai dạng có tác dụng phụ ngăn ngừa sự rụng trứng nên cần thời gian để những thay đổi này không còn nữa, lúc ấy sẽ tự khắc có bầu tự nhiên.

Lúc con dâu đang trong quá trình theo dõi thì bố chồng ở quê mất vì đột quỵ. Nghe tin, 2 vợ chồng tôi vội vàng về quê lo hậu sự cho ông chu toàn. Xong xuôi, nhà chỉ còn mỗi mẹ chồng già yếu hay ốm đau nên qua 50 ngày ông thì vợ chồng tôi đón bà từ quê lên thành phố để chăm sóc, báo hiếu.

Hàng ngày, mẹ chồng dù bị nhiều bệnh nên sức khỏe không được tốt nhưng bà vẫn cố gắng cơm nước, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng lúc 2 con đi làm. Không có tiền bạc cho các con nhưng mẹ chồng quan tâm đến chuyện sinh con của 2 đứa.. Mặc dù sốt ruột nhưng mẹ chồng rất tâm lý, không bao giờ gây áp lực cho các con. Bà bảo 2 vợ chồng đừng quá lo lắng, phải thoải mái tâm lý rồi tin vui sẽ về.

Nhưng đợt vừa rồi mẹ chồng rất hay nói trước quên sau. Có hôm bắc nồi xoong ra, bà còn quên tắt bếp. Hoặc khi bà để tiền nong, đồ dùng ở đâu thì quên luôn, không nhớ nổi. Cứ nghĩ đây là triệu chứng của hầu hết người già nên tôi cũng không quá để tâm.

Hôm vừa rồi, vợ chồng tôi nhận thưởng cuối năm nên gộp vào cùng với khoản tiền tích cóp để mua 1 cây vàng. Mua xong, tôi để vàng vào trong tủ mà chẳng khóa vì nhà không có ai xa lạ cả. Vừa mua được một tuần, hôm trước đi tìm lại giấy tờ trong tủ có việc, tôi hoảng hốt thấy cây vàng mới mua đã không cánh mà bay.

Tìm khắp nơi trong nhà không thấy nên tôi gọi điện hỏi chồng thì anh bảo không để tâm đến, hỏi mẹ chồng thì bà cũng không biết khiến tôi rất lo lắng. Đúng lúc này mẹ chồng tôi lại nằng nặc đòi về quê. Bà bảo cuối năm phải về trước Tết vài tuần để dọn dẹp nhà cửa vườn tược gọn gàng. Với lại bà không muốn bố chồng tôi phải đợi bà ngày cuối năm nên về ăn Tết cùng ông

Giữ mẹ lại không được, bỗng dưng tôi sinh nghi khi bà cứ quả quyết đòi về quê. Lúc về bà còn cứ cầm khư khư theo chiếc túi. Nghĩ bà giấu vàng vừa trộm của con dâu, tôi lục túi kiểm tra thì choáng váng với thứ nhìn thấy bên trong. Bên trong chỉ có 2 bộ quần áo mặc ở nhà với chiếc ảnh đen trắng chụp bố chồng và chồng tôi ngày còn nhỏ.

Mẹ chồng bảo hôm trước bà tìm thấy tấm ảnh này trong quyển album ảnh của con trai nên lén lấy ra mang về. Bà nói mang tấm ảnh này về nhà bố chồng tôi sẽ vui lắm. Tôi đỏ hoe mắt khi nghe mẹ chồng nói.

Thấy biểu hiện của bà lạ, tôi cũng bảo chồng đưa đi khám, nào ngờ bà mắc bệnh đãng trí. Sau đó bà cũng nhớ ra mấy hôm trước nhà có khách đến ăn uống, sợ họ lấy mất cây vàng con dâu để trong tủ, bà đã mang vào tủ quần áo của bà để trong 1 túi áo khoác nhưng không nhớ ra để bảo lại con dâu.

Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi ân hận quá. Đưa bà về quê tôi phải nhờ cậy các cô bác bên cạnh trông chừng giúp và lắp camera theo dõi nhất cử nhất động của mẹ già vì không yên tâm.

Mức phạt không thắt dây an toàn với xe ô tô năm 2025

0

Sau đây là mức xử phạt hành chính với lỗi không thắt dây an toàn trên xe ô tô với người điều khiển xe và người ngồi tại vị trí có dây an toàn trên xe ô tô.

1. Quy định về thắt dây an toàn với xe ô tô 

Theo Điều 10 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về những quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

– Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.

– Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

– Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

Như vậy, người lái xe ô tô và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

2. Mức phạt không thắt dây an toàn với xe ô tô năm 2025

Sau đây là mức xử phạt hành chính với lỗi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe ô tô và khi ngồi trên xe tô tô tại vị trí có dây an toàn theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

Đối tượng

Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Mức trừ điểm GPLX

CSPL

Người điều khiển xe ô tô

Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường.

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Không có

Điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Chở người trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy.

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Không có

Điểm l khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Người được chở trên xe ô tô tại vị trí có trang bị dây đai an toàn

Không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy.

350.000 đồng đến 400.000 đồng

Không có

Khoản 4 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

3. Các hạng giấy phép lái xe ô tô mới nhất

Theo khoản 1 Điều 57 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về các hạng giấy phép lái xe ô tô như sau:

– Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;

– Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;

– Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;

– Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;

– Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;

– Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;

– Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;

– Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;

– Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/77804/muc-phat-khong-that-day-an-toan-voi-xe-o-to

Tài xế ô tô chú ý: 4 lỗi vi phạm giao thông áp dụng mức phạt nặng

0

Trong số nhiều hành vi vi phạm giao thông được điều chỉnh mức phạt tăng mạnh, đáng chú ý có những lỗi rất phổ biến nhiều tài xế ô tô hay mắc phải.

Để tăng tính răn đe, đồng thời nâng cao ý thức người tham gia giao thông, từ ngày 1.1.2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó đáng chú ý có quy định mới, tăng mạnh mức phạt với rất nhiều hành vi vi phạm giao thông. Trong đó, đáng chú ý có những lỗi rất thường gặp với người lái ô tô, là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng thời gian qua.

Không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông

Một trong những lỗi vi phạm giao thông đang rất phổ biến hiện nay là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Để hạn chế hành vi vi phạm này, Nghị định 168 quy định, đối với người điều khiển ô tô vi phạm từ ngày 1.1.2025 sẽ bị phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng và bị trừ 4 điểm giấy phép lái  xe.

Tài xế ô tô chú ý: 4 lỗi vi phạm giao thông áp dụng mức phạt nặng- Ảnh 1.

Lỗi không tuân thủ hiệu lệnh từ đèn tín hiệu giao thông sẽ tăng mạnh mức xử phạt từ đầu năm 2025

Ảnh chụp màn hình

Như vậy, mức phạt cho lỗi này tăng gần 5 lần so với trước đây (Nghị định 100/2019 quy định phạt từ 4 – 6 triệu đồng).

.tdi_1.td-a-rec{text-align:center}.tdi_1.td-a-rec:not(.td-a-rec-no-translate){transform:translateZ(0)}.tdi_1 .td-element-style{z-index:-1}.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:left}.tdi_1.td-a-rec-img img{margin:0 auto 0 0}@media (max-width:767px){.tdi_1.td-a-rec-img{text-align:center}}

Đi ngược chiều, lùi xe trên cao tốc

Hành vi điều khiển ô tô đi ngược chiều cũng áp dụng mức phạt mới, tăng rất mạnh so với trước đây. Cụ thể, Nghị định 168 quy định, phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (trước đây Nghị định 100 phạt từ 4 – 6 triệu đồng). Trường hợp thực hiện hành vi này gây tai nạn giao thông, mức phạt từ 20 – 22 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm lỗi này còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.

Tài xế ô tô chú ý: 4 lỗi vi phạm giao thông áp dụng mức phạt nặng- Ảnh 2.

Tình trạng ô tô chạy ngược chiều cao tốc diễn ra đang gây bức xúc dư luận, nhiều người ủng hộ việc tăng mức phạt với hành vi này

Ảnh chụp màn hình

Đáng chú ý, với lỗi đi ngược chiều trên cao tốc, mức phạt cũng tăng gần gấp đôi. Cụ thể, người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng (trước đây phạt từ 16 – 18 triệu đồng). Ngoài ra, người vi phạm lỗi này còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Mở cửa xe không đảm bảo an toàn

Thời gian gần đây, trên cả nước cũng xuất hiện nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, gây chết người liên quan đến hành vi mở cửa xe không đúng quy định, không đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, Nghị định 168 áp dụng từ năm 2025 quy định mức xử phạt cho lỗi này rất nặng.

Tài xế ô tô chú ý: 4 lỗi vi phạm giao thông áp dụng mức phạt nặng- Ảnh 3.

Mở cửa xe không đảm bảo an toàn, gây tai nạn cũng sẽ bị xử lý rất nặng

Ảnh chụp màn hình

Cụ thể, Điểm q Khoản 5 Điều 6 của Nghị định mới nêu rõ: Phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn (trước đây mức phạt chỉ từ 400.000 – 600.000 đồng). Đặc biệt, nếu vi phạm dẫn đến tai nạn, người điều khiển phương tiện bị phạt rất nặng, từ 20 – 22 triệu đồng (trước đây không quy định cụ thể trường hợp thực hiện hành vi này gây tai nạn); đồng thời trừ đến 6 điểm giấy phép lái xe.

Lạng lách, đánh võng, rượt đuổi nhau

Một lỗi vi phạm giao thông cũng thường xuyên xảy ra thời gian qua và áp dụng mức xử phạt tăng tại Nghị định 168 là điều khiển  xe lạng lách, đánh võng, rượt đuổi nhau trên đường.

Tài xế ô tô chú ý: 4 lỗi vi phạm giao thông áp dụng mức phạt nặng- Ảnh 4.

Nghị định 168 cũng tăng hình thức xử phạt với người điều khiển ô tô lạng lách, đánh võng hoặc lái xe rượt đuổi nhau trên đường

Theo đó, Khoản 12 Điều 6 của nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển  vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ. Đồng thời tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng. Trước đây, lỗi tương tự chỉ bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng theo Nghị định 100, bổ sung bởi Nghị định 123.

Ngoài ra, nghị định mới cũng quy định, người vi phạm lỗi kể trên còn bị phạt từ 50 – 70 triệu đồng nếu gây ra tai nạn.

Nguồn: https://thanhnien.vn/tai-xe-o-to-chu-y-4-loi-vi-pham-giao-thong-ap-dung-muc-phat-nang-185250101170505856.htm

Mức phạt lỗi đè vạch kẻ liền trong năm 2025

0

Người điều khiển ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường bị xử phạt như thế nào? Tài xế có bị tước bằng lái xe không?

Ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Lỗi đè vạch liền với ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch liền với ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

…11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:…

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Theo quy định này, lỗi đè vạch kẻ đường được xác định là lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Theo đó, người đi xe ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Phân loại vạch kẻ đường

Căn cứ theo khoản 53.2 Điều 53 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:

53.1. Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch khác) và vạch đứng.

53.1.1. Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường.

53.1.2. Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.

53.2. Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:

53.2.1. Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;

53.2.2. Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;53.2.3. Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác….

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loi-e-vach-lien-voi-o-to-phat-bao-nhieu-tien-a450859.html

Từ hôm nay được xây nhà trên đất nông nghiệp không còn khó như trước nữa? Làm theo cách này chẳng tốn 1 đồng

0

Nếu muốn xây nhà trên  đất nông nghiệp từ 1.8.2024, người dân cần phải lưu ý nắm rõ quy định này.

Từ 1.8, có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Đất nông nghiệp hiện đang sắp áp dụng nhiều quy định mới. Ảnh: Minh Hạnh

Một số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp từ 1.8.2024

Theo quy định, người dân cần phải sử dụng đất đúng với mục đích sử dụng được ghi trên sổ đỏ. Trường hợp người dân muốn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, nếu không chắc chắn sẽ bị phạt rất nặng.

Theo Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 đã quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất sau:

– Đất trồng cây hằng năm gồm: đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

 

– Đất lâm nghiệp gồm: đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất chăn nuôi tập trung;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác.

Quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 121 của Luật Đất đai năm 2024, nếu người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì cần phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo tuân quy định của pháp luật.

Ngoài ra, để xin chuyển mục đích sử dụng đất, người dân cần nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất để có thể được giải quyết theo thẩm quyền. Hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người dân, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ và xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và sau đó hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Tiếp đến, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Sau cùng, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Với trường hợp hồ sơ tiếp nhận chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ phải thông báo cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật trong thời gian không quá 3 tháng.

Sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, người dân mới có thể tiến hành xây dựng nhà ở trên phần diện tích  đất đã chuyển mục đích sử dụng.

Mức phạt khi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp

Theo Khoản 2, 3 Điều 11 Nghị đinh số 91/2019/NĐ-CP quy định về việc chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại các khu vực nông thôn thì hình thức và sẽ chịu mức xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

+ Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

+ Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

+ Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

+ Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

+ Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Trong trường hợp người dân cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị buộc phá dỡ công trình.

Từ năm 2025, nồng độ cồn dưới 0.25 có bị phạt không. Nhiều người vẫn đang hiểu lầm …

0

Trong những năm gần đây, vấn đề kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng và người dân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc về việc liệu nồng độ cồn dưới 0.25 có bị phạt từ năm 2025?

1. Nồng độ cồn dưới 0.25 có bị phạt không năm 2025?

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2025, nồng độ cồn dưới 0.25 vẫn bị xử phạt. Cụ thể, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này quy định rõ về việc xử phạt người điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở. Điều này có nghĩa là dù bạn chỉ uống một lượng nhỏ đồ uống có cồn, nếu bị kiểm tra và phát hiện có nồng độ cồn, bạn vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định.

nồng độ cồn

Nồng độ cồn dưới 0.25 có bị phạt không? (Ảnh minh hoạ)

2. Mức phạt nồng độ cồn ô tô dưới 0.25 năm 2025

Đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô, mức phạt nồng độ cồn dưới 0.25 được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Trừ điểm giấy phép lái xe: Người vi phạm còn bị trừ 06 điểm vào giấy phép lái xe.

nồng độ cồn

(Ảnh minh hoạ)

Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền với mức khá cao, người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức dưới 0.25 còn bị trừ điểm giấy phép lái xe, một hình thức xử phạt nghiêm khắc nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân.

3. Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0.25 năm 2025

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, mức phạt nồng độ cồn dưới 0.25 được quy định tại Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Trừ điểm giấy phép lái xe: Người vi phạm sẽ bị trừ 04 điểm vào giấy phép lái xe.

nồng độ cồn

(Ảnh minh hoạ)

Mức phạt cho xe máy có phần nhẹ hơn so với ô tô, tuy nhiên vẫn mang tính răn đe cao, đặc biệt là việc trừ điểm giấy phép lái xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền điều khiển phương tiện của người vi phạm.

4. Điểm mới của Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Nghị định 168/2024/NĐ-CP không chỉ cập nhật mức phạt nồng độ cồn mà còn bổ sung các quy định chi tiết về việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm giao thông khác. Điều này cho thấy quyết tâm của nhà nước trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và đảm bảo an toàn cho người dân.

Với những quy định mới và mức phạt nghiêm khắc như trên, người dân cần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, đặc biệt là quy định về nồng độ cồn. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, tốt nhất là không nên sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu đã uống rượu bia, hãy tìm một phương tiện di chuyển khác hoặc nhờ người thân đưa về để tránh vi phạm pháp luật và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Từ hôm nay: Sang tên xe chính chủ cực dễ: Không cần gặp chủ cũ, chỉ cần 1 loại giấy tờ duy nhất, thủ tục nhanh gọn, hoàn toàn miễn phí

0

Nhiều người mua xe cũ đi làm thủ tục sang tên xe chính chủ để được cấp biển số định danh nhưng phải mang hồ sơ về vì chủ cũ không phối hợp đi làm thủ tục thu hồi.

Từ khi có quy định biển số định danh, nhiều người sở hữu xe máy cũ đi làm thủ tục sang tên xe chính chủ để tránh liên quan tới chủ cũ của xe. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục thu hồi phải mang hồ sơ về vì chủ cũ không phối hợp.

Anh Đ.T (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), nhân viên cửa hàng mua bán xe máy cho biết, anh đã liên hệ chủ cũ (người bán – PV) để nhờ lên làm thủ tục thu hồi biển số, giấy đăng ký nhưng họ liên tục báo bận công việc.

Biển số định danh: Cách làm thủ tục sang tên xe chính chủ không cần chủ cũ - Ảnh 1.

Cửa hàng xe máy cũ vắng khách từ khi có quy định về biển số định danh

“Thực ra, xe đã bán rồi, nhận tiền rồi nên họ không muốn bỏ thời gian đi làm giấy tờ gì nữa, mình cũng không làm gì được”, anh Đ.T nói.

Anh Minh Hoàng (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mua chiếc xe máy cũ có sẵn biển số TP.HCM 10 năm trước nhưng chỉ làm giấy ủy quyền tặng có công chứng của phường. Biết biển số xe anh đang đi sẽ tự động định danh cho chủ cũ từ ngày 15.8, anh muốn đi làm thủ tục sang tên nhưng cũng không có cách nào liên lạc với người đứng tên trên giấy đăng ký xe.

Biển số định danh: Cách làm thủ tục sang tên xe chính chủ không cần chủ cũ

Sang tên xe không cần chủ cũ thế nào?

Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu thì Thông tư số 24/2023 vẫn giải quyết đăng ký sang tên.

Đầu tiên, người đang sở hữu xe cần đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi. Nếu nơi quản lý hồ sơ cùng là nơi tạm trú, thường trú của mình thì không phải làm thủ tục này.

Tiếp theo, người đang sở hữu xe mang xe đến cơ quan đăng ký xe nơi cư trú để làm thủ tục sang tên.

Biển số định danh: Cách làm thủ tục sang tên xe chính chủ không cần chủ cũ - Ảnh 2.

Người sở hữu xe mua bán qua nhiều đời có thể tự đi làm thủ tục sang tên mà không cần chủ cũ

Người đi làm thủ tục cần xuất trình giấy tờ cá nhân và nộp hồ sơ, giấy tờ như sau:

Giấy khai đăng ký xe – ghi rõ quá trình mua bán và cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe.
Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).
Chứng từ lệ phí trước bạ.
Chứng nhận thu hồi đăng ký biển số xe: có dán bản chà số máy, số khung xe và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe.

Nếu cơ quan đang quản lý hồ sơ xe cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì người đang sử dụng xe nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, thay chứng nhận thu hồi đăng ký bị số xe.

Nếu người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì công an sẽ gửi thông báo cho chủ xe và cơ quan đã đăng ký cho xe đó; niêm yết công khai về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị này tại trụ sở cơ quan đăng ký xe; tra cứu, xác minh tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe.

Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe theo quy định.

Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cũng lưu ý, trước khi giải quyết sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều đời chủ, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định.

Như vậy, sự khác nhau của việc sang tên xe chính chủ của xe qua nhiều đời mà có đầy đủ giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì chỉ mất 2 ngày. Còn trường hợp thiếu giấy tờ sẽ mất 30 ngày.

Mức phạt khi cho trẻ dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước ô tô là bao nhiêu tiền? Bác tài chú ý

0

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước ô tô sẽ bị phạt tiền. Số tiền bị phạt cụ thể là bao nhiêu theo luật mới?

Trẻ em dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước ô tô sẽ bị phạt 1 triệu đồng

– Chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định. Hành vi này sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng.

Lưu ý: Đối với hành vi vi phạm về chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026. (Theo khoản 2 Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

trẻ dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước, trẻ ngồi ghế trước, kiến thức

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước ô tô sẽ bị phạt 1 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Các hành vi khác cũng cùng mức phạt 1 triệu đồng

Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe.

Theo đó, căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Sử dụng còi, rú ga liên tục; sử dụng còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

– Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi an toàn của đường sắt;

– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau; điểm đón, trả khách; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới; che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông; nơi mở dải phân cách giữa; cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

– Đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở vỉa hè trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP;

trẻ dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước, trẻ ngồi ghế trước, kiến thức

(Ảnh minh họa)

– Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;

– Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;

– Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;

– Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;

– Chở người trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy;

– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

– Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.