Home Blog Page 29

Từ năm 2025, đi sai làn gây, tài xế có thể bị phạt tới 22 triệu đồng

0

Theo Nghị định 168, tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông, sẽ bị xử phạt 20-22 triệu đồng.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1.

Trong đó, nghị định có quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe máy đối với lỗi lấn làn.

Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự, khoản 5 Điều 6 quy định phạt tiền 4-6 triệu đồng nếu điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa 2 phần đường xe chạy.

Mức phạt trên cũng được áp dụng cho lỗi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề” khi chạy trên đường cao tốc.

Với trường hợp tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông, Nghị định 168 quy định mức xử phạt 20-22 triệu đồng.

Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự, theo Nghị định 168, lỗi không đúng phần đường, làn đường quy định sẽ bị phạt 600.000-800.000 đồng.

Trong khi đó, nếu tài xế xe máy không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 10-14 triệu đồng, Nghị định 168 quy định.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tu-nam-2025-di-sai-lan-gay-tai-nan-tai-xe-o-to-bi-phat-toi-22-trieu-dong-20250106165742052.htm

Lấy chồng xa 8 năm tôi mới được đưa con về về quê giỗ ông ngoại lần đầu. Vậy mà vừa bước chân tới nơi mẹ chồng đã gọi điện cho cháu nội: “Ăn cỗ xong thì bắt xe về ngay với bà, việc nhà không có ai làm đâu. Về đấy để ý xem mẹ có cho tiền ai không để về còn kể cho bà nghe”. Tôi lúc này chẳng kiêng nể gì nữa bảo thẳng với bà qua điện thoại: “8 năm mới được về nên con cho cháu ở lại chơi 1 tháng cùng bà ngoại con mới đưa cháu đi. Lần này về con mang cho mẹ con 500 triệu để sửa nhà luôn rồi mẹ ạ”…

0

Cách đây 8 năm tôi rời nhà bố mẹ đẻ để đi đến nơi có cuộc sống mới, đó là kết hôn và ở lại nhà chồng. Nơi nhà chồng đúng là không hề dễ dàng gì, nếu như ở nhà bố mẹ đẻ tôi được yêu thương chiều chuộng thì nơi nhà chồng ngược lại.

Tôi phải làm đủ thứ việc, quan tâm đến từng thành viên của nhà chồng.

Hết mình, tận tâm và quên đi nơi mình đã sinh ra. Mỗi ngày bận việc nhà, việc công ty, không còn thời gian để nghỉ. Cả năm mới về thăm nhà bố mẹ đẻ vài lần, lần nào về cũng nhanh chóng để lên lại nhà chồng.

Nhiều khi tôi căng thẳng, mệt mỏi, muốn đi đâu đó hoặc về nhà mẹ đẻ vài hôm mà không được. Mẹ chồng kiểm soát chặt chuyện ra ngoài của con dâu.

Mỗi lần có việc nào đó muốn ra ngoài, như đi ăn tiệc cưới chẳng hạn, tôi phải xin phép mẹ chồng và phải nấu ăn trước cho cả nhà.

Đi rồi cũng phải về sớm, mẹ chồng phần cho việc nhà lúc tôi vắng mặt, như dọn dẹp, rửa bát. Có lần tôi chỉ đi khoảng 2 tiếng đồng hồ, lúc về mẹ chồng nhăn nhó mắng: “Về sớm thế? Sao không ở lại luôn đấy chờ người ta bao giờ sinh con xong rồi mới về”.

Không hiểu sao mẹ chồng tỏ ra khó chịu mỗi khi tôi về nhà ngoại, cho dù đó là dịp Tết hay giỗ bố. Lần giỗ bố tôi vừa rồi cũng vậy, tôi xin về nhà mấy hôm, dĩ nhiên là mẹ chồng dù không muốn cũng phải cho đi vì tôi không thể vắng mặt.

Mẹ chồng tỏ ra không hài lòng, bà cho rằng về giỗ cũng chỉ một ngày là xong, sao cần đi tận vài hôm.

Về quê giỗ bố đẻ, lúc trở về con dâu suy sụp trước câu nói của mẹ chồng-1

Con dâu khổ sở vì mẹ chồng khó tính, hay nghi ngờ. Ảnh minh họa

Vì dịp giỗ bố tôi năm nay rơi vào ngày nghỉ, nên nhân tiện tôi về luôn vài ngày. Anh em, họ hàng có dịp gặp gỡ, cùng nấu ăn… Tôi háo hức lắm, vì có nhiều người họ hàng ở xa cũng về, lâu rồi mới gặp lại nhau. Biết là mẹ chồng không thích, tôi cũng mặc kệ vì việc của tôi là quan trọng, khi về tôi cũng mang con về.

Việc giỗ bố đã xong, tôi và các con trở về nhà chồng. Vừa bước chân vào nhà, đã gặp mẹ chồng đứng chờ sẵn, bà buông lời nhiếc móc: “Sao không ở luôn dưới đó đi, về làm gì? Hay là tiêu hết tiền rồi mới trở về, chứ còn tiền chắc là không về nhà này đâu nhỉ. Cô coi nhà này như cái nhà trọ, thích thì đi thích thì về”.

Câu nói của mẹ chồng khiến tôi tổn thương. Lâu nay mẹ chồng luôn có suy nghĩ cho rằng con dâu mỗi lần về quê ngoại là mang rất nhiều tiền, cho hết người này người kia.

Chính vì thế mẹ chồng luôn muốn kiểm soát chuyện thu nhập, đi đâu của con dâu.

Có lần tôi thấy mẹ chồng dặn cháu nội: “Về quê phải để ý xem mẹ có cho ai tiền không nhé? Nếu thấy phải báo bà nhé”. Chuyện tiền bạc tôi và chồng đều hiểu rõ, minh bạch với nhau.

Tôi rất thoải mái với nhà chồng, còn với nhà ngoại cũng phải có lúc mua quà, cho tiền, điều này là hoàn toàn bình thường.

Tôi cũng đi làm, có tiền lương, tiền thưởng nên đôi khi cũng phải có quyền sử dụng. Việc cho tiền, biếu quà mẹ đẻ, anh em họ hàng dù một chút thôi đó cũng là việc nên làm.

Tôi chưa báo hiếu được mẹ, mỗi lần về có biếu bà chút tiền để tiêu vặt, chứ không phải là có bao nhiêu tiền là gửi về hết. Mỗi lần về quê, mang đi bao tiền tôi đều trao đổi với chồng và anh ấy hoàn toàn nhất trí.

Mỗi lần về quê và trở lên nhà chồng, tôi đến khổ vì bị mẹ chồng buông những lời nhiếc móc, nghi ngờ. Nhiều lúc ra ngoài thấy thoải mái, nghĩ đến cảnh về nhà là ấm ức, khó chịu với mẹ chồng là tôi không muốn về.

Vợ tôi sức khỏe bình thường nhưng 3 lần cứ mang th::a:i đến tháng thứ 3 lại s::ẩ:y. Tôi thương cô ấy nên ra sức nấu nướng tẩm bổ. Một lần nấu cháo quên không bỏ muối, tôi ch/e/t lặng biết nguyên nhân tại sao vợ hay s/â/y th/a/i đến vậy. Tôi lập tức đ::u:ổi cô ta ra khỏi nhà ngay dù vợ vẫn đang ốm yếu …

0

Chuyện này khiến Hùng luôn dằn vặt bản thân bởi do tính chất công việc, anh thường xuyên phải công tác xa nhà, không ở bên chăm vợ được.

Hùng kể, ngày được Liên nhận lời cầu hôn, anh đã mừng rơi nước mắt bởi anh đã theo đuổi cô 3 năm có lẻ. Thậm chí không ít lần anh định chấp nhận bỏ cuộc vì biết Liên đã có người đàn ông khác trong lòng dù rằng người đó đã quay lựng lại với cô, kết hôn cả năm trời rồi.

Mấy lần ngỏ lời anh đều bị Liên từ chối với lý do chưa sẵn sàng đón nhận mối quan hệ mới. Hùng đành chấp nhận lặng lẽ đi bên bảo vệ cho Liên. Anh có mặt mọi lúc mọi nơi mỗi khi Liên cần. Có những lần Liên nhớ tình cũ uống rượu khóc cả đêm ngoài quán, Hùng cũng lặng lẽ ngồi yên cho cô dựa vai.

Rồi tình cảm chân thành của anh cuối cùng cũng được báo đáp. Khi anh quyết định sẽ lấy hết can đảm tỏ tình lần cuối, ngờ đâu lại được Liên vui vẻ nhận lời. Hôm cùng Liên sánh bước lên lễ đường, Hùng đã tự hứa với lòng mình sẽ dành cả đời để chăm sóc cho cô.

 

Nấu cháo chăm vợ ốm quên không bỏ muối, ngờ đâu chồng lại chết lặng hiểu ra lý do vì sao cưới 3 năm mà vợ cứ mang thai được 2 tháng lại sẩy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

3 năm làm chồng Liên, anh luôn gắng hết sức vun đắp cho mái ấm của hai người. Không một lần nhắc lại chuyện quá khứ của vợ. Đổi lại, Liên cũng luôn hết lòng hết dạ với chồng. Hai người lúc nào cũng quấn quýt như sam, đến bạn bè Hùng nhìn vào còn phải xuýt xoa ngưỡng mộ với cuộc hôn nhân của họ.

Có điều sau cưới Liên cũng mang thai 2 lần nhưng thật tiếc cả 2 lần cô đều bị sẩy. Chuyện này khiến Hùng luôn dằn vặt bản thân bởi do tính chất công việc, anh thường xuyên phải công tác xa nhà, không được ở bên chăm sóc, đỡ đần vợ. Anh nghĩ đó cũng là 1 phần lý do khiến vợ mang thai mà khó giữ.

Cách đây hơn tháng, Liên lại có bầu. Khỏi phải nói biết tin ấy Hùng đã mừng tới mức nào. Lần này anh quyết định sẽ không đi công tác mà ở nhà chăm vợ. Sáng anh dậy sớm đưa Liên đi làm, chiều lại bấm đúng giờ đứng trước cửa cơ quan đón cô. Mọi dự định công việc anh đều gác lại tính tới khi nào Liên sinh mẹ tròn con vuông mới tiếp tục triển khai.

Vậy mà chiều ấy đi làm về Hùng lại chết điếng thấy vợ nhăn nhó nằm ôm bụng trên tấm ga giường thấm máu. Anh vội vàng bắt taxi đưa Liên tới phòng khám gần nhà để rồi một lần nữa lại hóa đá nghe bác sỹ thông báo cái thai đã mất.

Nuốt nước mắt vào trong, Hùng vẫn cố tỏ ra vui vẻ để ở bên động viên an ủi vợ. Anh sợ nếu nhìn thấy chồng đau khổ, suy sụp Liên sẽ tự dằn vặt mình. Đưa vợ về, Hùng ra sức nấu nướng tẩm bổ để vợ lấy lại sức.

Sáng hôm sau ngủ dậy, Hùng vội vàng xuống bếp nấu cháo gà cho Liên. Song khi cháo lên phòng cho cô rồi, lúc quay xuống bếp định ăn nốt phần thừa lại trong nồi Hùng mới ngớ người nhận ra mình quên chưa cho gia vị.

Lập tức chạy lên phòng tính mang cháo xuống nấu lại, ai ngờ vừa tới cửa phòng ngủ Hùng đã chết điếng nghe tiếng vợ thậm thụt nói chuyện điện thoại bên trong: “Nếu không phải bạn em làm bác sĩ thì làm sao có thể giấu nổi chuyện em uống thuốc bỏ thai. Đây sẽ là lần cuối cùng em làm như vậy. Em không còn sức đợi chờ anh quay lại như những gì anh hứa. Hơn nữa Hùng yêu em thật lòng nên em không muốn tiếp tục lừa dối anh ấy. Mình dừng lại ở đây thôi”.

 

Nấu cháo chăm vợ ốm quên không bỏ muối, ngờ đâu chồng lại chết lặng hiểu ra lý do vì sao cưới 3 năm mà vợ cứ mang thai được 2 tháng lại sẩy - Ảnh 2.

 

Ảnh minh họa

Hùng kể, tai anh khi ấy gần như ù đặc trước những gì mình vừa nghe thấy. Đến tận giờ phút đó anh mới hiểu thì ra ngần ấy thời gian sống bên anh, Liên vẫn nhớ nhung chờ đợi tình cũ của cô quay về. Kinh khủng hơn, 2 lần sẩy thai trước và cả lần này đều là do Liên cố tình uống thuốc phá thai bởi cô vẫn mong có ngày tái hợp với người đàn ông đó.

Nghĩ tới đây, Hùng như nổi điên. Không kiềm chế được hơn anh đỏ mặt xông vào la hét đập phá. Liên biết mình quá sai nên chỉ biết ngồi im nhận tội. Không cho vợ cô hội lên tiếng, Hùng một mạch viết đơn ly hôn rồi gửi trả vợ về ngoại. Anh nói chuyện Liên nặng lòng với tình cũ anh có thể hiểu nhưng việc cô lừa dối anh mà đang tâm uống thuốc bỏ thai thì cả đời anh không thể tha thứ nên ly hôn là gải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh của anh lúc này.

Từ hôm nay, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện điều này, cha mẹ hết sức lưu ý ….

0

Từ 1/1/2025, học sinh sẽ phải thực hiện những quy định gì khi lái xe máy dưới 50cc? Bài viết dưới đây cập nhật các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Quy định mới hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 151/2024 quy định về thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông đường bộ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Theo quy định, từ 1/1/2025, chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh.

Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 151/2024 quy định về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh như sau:

Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

– Tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với gia đình học sinh việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông;

– Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Trách nhiệm của gia đình học sinh:

– Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh;

– Không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định;

– Thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với nhà trường việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Theo quy định nêu trên, từ 1/1/2025, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Bên cạnh đó, Nghị định 151/2024 còn hướng dẫn kĩ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học THPT và cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: phương pháp nhận biết và xử lí các tình huống nguy hiểm khi lái xe; cấu tạo và chức năng của các bộ phận xe gắn máy, phương pháp bảo dưỡng xe, kiểm tra xe an toàn; văn hóa tham gia giao thông; trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới; cứu giúp người bị tai nạn giao thông…

Từ 1/1/2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này- Ảnh 2.

Từ 1/1/2025, chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh. Ảnh minh họa: TL

Từ ngày 1/1/2025, người đủ 15 tuổi có được lái xe máy 50cc không?

Theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về độ tuổi lái xe máy như sau:

Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

– Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

– Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Đồng thời, Khoản 3.32 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT có quy định xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.

Theo những quy định nêu trên, từ ngày 1/1/2025, độ tuổi thấp nhất được chạy xe máy 50cc là đủ 16 tuổi trở lên và người đủ 15 tuổi không được chạy xe máy 50cc, phải đợi đến khi đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe máy 50cc.

Mức xử phạt đối với người đủ 15 tuổi chưa đủ tuổi lái xe máy 50cc

Theo Khoản 1, Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.

Như vậy, người đủ 15 tuổi chưa đủ tuổi lái xe máy sẽ bị phạt cảnh cáo khi điều khiển xe máy 50cc.

Lái xe máy không được thực hiện các hành vi nào từ ngày 1/1/2025?

Theo Khoản 3, Khoản 5 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định từ 1/1/2025, các hành vi mà người lái xe máy không được thực hiện bao gồm:

– Đi xe dàn hàng ngang;

– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

– Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

– Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;

– Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

– Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

– Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

– Không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tu-1-1-2025-hoc-sinh-se-khong-duoc-lai-xe-may-duoi-50cc-khi-chua-thuc-hien-quy-dinh-nay-172241217130038147.htm

Kể từ hôm nay, xe ô tô muốn vượt xe đi trước chú ý quy tắc này, nếu vi phạm sẽ bị phạt lên đến 12 triệu đồng ….

0

Khi tham gia giao thông dù là xe máy hay ô tô muốn vượt xe hãy nhớ những quy tắc dưới đây nếu không sẽ bị CSGT phạt nặng

Phải báo hiệu bằng đèn hoặc bằng còi trước khi vượt

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Trường hợp xin vượt xe trong khu vự đô thị và khu đông dân cư thì từ 22 giờ đến 05 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Mức phạt lỗi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt

– Ô tô bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng

Như vậy khi muốn vượt xe người điều khiển phương tiện giao thông cần phải báo bằng đèn tín hiệu với xe đi trước để họ giảm tốc độ và đi vào phía bên phải.
Quy tắc khi muốn vượt xe trên đường không lo bị xử phạt

Quy tắc khi muốn vượt xe trên đường không lo bị xử phạt

Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe xin vượt chỉ được vượt khi:

– Chỉ vượt khi không có chướng ngại vật phía trước.

– Chỉ được phép vượt khi không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.

– Chỉ vượt khi xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Nếu không để ý kỹ xung quanh, người điều khiển phương tiện sẽ rất dễ vướng vào các chướng ngại vật và gây ra tai nạn giao thông

Mức phạt lỗi vượt xe trái quy định gây tai nạn giao thông:

– Ô tô bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

– Xe máy chịu phạt từ 04 – 05 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 thán

Phải vượt xe về bên trái, trừ vài trường hợp được vượt phải

Theo khoản 4 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi tiến hành vượt xe phía trước, người điều khiển phương tiện phải vượt về phía bên trái, chỉ riêng những trường hợp sau đây được phép vượt xe lề bên phải, đó là:

– Phát hiện xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.

– Khi Xe điện đang chạy giữa đường.

– Khi các loại xe chuyên dụng đang làm việc trên đường mà trong tình huống đó không thể vượt trái được.

Mức phạt lỗi vượt phải trong các trường hợp không được phép

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
5 quy tắc vượt phải không lo bị CSGT xử phạt

 

5 quy tắc vượt phải không lo bị CSGT xử phạt

Chờ xe phía trước giảm tốc độ rồi mới vượt

Để đảm bảo an toàn, xe xin vượt nên chờ xe phía trước giảm tốc độ và đi sát vào phía bên phải rồi vượt.

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ, khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước có trách nhiệm giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy và chừa đủ chỗ để xe sau có thể chui lọt và không được phép gây trở ngại cho xe xin vượt.

Nếu không nhường đường cho xe xin vượt khi đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy sẽ chịu phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng

Tránh các trường hợp không được phép vượt xe

Nếu có ý định vượt xe, các tài xế cũng cần lưu ý một số trường hợp không được phép vượt xe được quy định tại khoản 5 điều 14 Luật Giao thông đường bộ sau đây:

– Khi trên cầu hẹp có một làn xe.

– Khi có đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế.

– Những nơi mà có làn đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

– Khi xuất hiện xe ưu tiên như xe cấp cứu, xe cứu hỏa… đang phát tín hiệu ưu tiên khi làm nhiệm vụ.

– Không vợt khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

– Không vượt xe khi không đảm bảo các điều kiện được vượt xe.

Nếu cố tình vượt trong các trường hợp trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

– Ô tô sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

– Xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 01 triệu đồng

Phân biệt vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng

0

Vạch kẻ đường có 2 màu trắng-vàng và mỗi loại vạch này có những ý nghĩa khác nhau mà người tham gia giao thông cần phân biệt rõ để tránh vi phạm Luật Giao thông.

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Hệ thống vạch kẻ đường được chia làm 2 nhóm tuân theo Quy chuẩn 41/2016 gồm vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.

Mỗi loại vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng lại có những ý nghĩa khác nhau. Về cơ bản thì vạch kẻ đường màu vàng rộng 15cm là vạch phân luồng cho đường trên 60km/h. Vạch kẻ đường màu trắng rộng 10cm dành cho đường từ 60km/h trở xuống. Sự khác nhau nằm ở 2 chi tiết là tốc độ của đường và độ rộng của vạch.

Phân biệt vạch kẻ đường màu vàng và trắng

Theo Quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.

Vạch vàng nét đứt dùng để phân chia các làn đường ngược chiều và xe được phép cắt qua làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch vàng nét đứt dùng để phân chia các làn đường ngược chiều và xe được phép cắt qua làn ngược chiều từ cả hai phía.

Theo quy định mới nhất của Luật Giao thông đường bộ thì vạch kẻ đường giao thông màu vàng sử dụng phân biệt làn ngược chiều trong khi vạch trắng dùng tách làn cùng chiều.

Khi thấy vạch kẻ đường màu trắng thì đây là vạch dùng để ngăn cách, phân biệt giữa các làn trong cùng 1 chiều đường.

Vạch màu vàng để ngăn cách, phân biệt giữa 2 chiều đường ngược nhau và vạch liền không được phép đè, vạch đứt được đè.

Vạch 1.1: Vàng nét đứt

Dạng vạch đơn, đứt nét dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch 1.2: Vàng nét liền

Ý nghĩa tương tự vạch vàng nét đứt, nhưng với nét liền thì xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Vạch 1.3: Vàng nét liền đôi

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Vạch 1.4: Vạch vàng một đứt, một liền

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Vạch 1.5: Vạch vàng đứt song song

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch trắng nét đứt dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.

Vạch trắng nét đứt dùng để phân chia các làn xe cùng chiều.

Vạch 2.1: Vạch trắng nét đứt

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

Vạch 2.2: Vạch trắng nét liền

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Nguồn: https://vtcnews.vn/phan-biet-vach-ke-duong-mau-trang-va-mau-vang-ar881556.html

Mức phạt lỗi chạy xe chậm mới nhất năm 2025

0

Từ năm 2025, mức phạt lỗi chạy xe chậm áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Chia tốc độ theo làn: Tài xế thấy “bó tay”, vậy phải làm sao để vượt nếu xe phía trước đi chậm nhưng liên tục bám làn trái, dưới đây là cách đi đúng tránh bị phạt nặng

0

Việc nhiều ô tô chạy chậm nhưng bám làn bên trái khiến tài xế xe phía sau buộc phải vượt ở làn bên cạnh, dễ vi phạm quy định giới hạn tốc độ.

Việc nhiều đường cao tốc tại Việt Nam chỉ có quy định giới hạn tốc độ tối đa theo làn, mà không có giới hạn tốc độ tối thiểu, dẫn tới việc không ít người cho ô tô chạy bám làn trái – làn có tốc độ cao nhất, nhưng lại chạy chậm hơn rất nhiều so với xe ở làn bên cạnh có giới hạn tốc độ thấp hơn.

Thực tế đó khiến những xe muốn vượt buộc phải sử dụng làn có tốc độ thấp hơn, dễ vướng lỗi quá tốc độ cho phép.

Giới hạn tốc độ theo làn gây khó cho ô tô muốn vượt xe chạy bám làn trái? - 1Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định làn ngoài cùng bên trái chỉ dành cho các phương tiện muốn vượt, để tránh tình trạng xe chạy chậm nhưng bám làn bên trái, gây cản trở giao thông (Ảnh minh họa: Nhật Minh).

Ngay cả khi có quy định giới hạn tốc độ tối thiểu cho mỗi làn, như trên đường cao tốc Đồ Sơn – Hải Phòng, nếu xe chạy bám làn trái duy trì tốc độ tối thiểu 80km/h thì không phạm luật, nhưng vẫn có thể gây cản trở cho các phương tiện có nhu cầu chạy nhanh hơn (100-120km/h) hoặc các xe muốn vượt.

Nếu xe chạy bám làn bên trái với tốc độ 80km/h không chịu nhường đường thì tài xế xe phía sau có xu hướng chọn vượt lên ở làn bên phải, nơi có giới hạn tốc độ tối thiểu 60km/h và tối đa 100km/h. Trong quá trình vượt, xe phía sau rất dễ vượt quá giới hạn tốc độ tối đa của làn này và bị phạt.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định mức phạt đối với lỗi chạy quá tốc độ ở ô tô như sau:

– Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h.

– Phạt tiền 4.000.000-6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 1 đến 3 tháng;

– Phạt tiền 6.000.000-8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h đến 35km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng.

– Phạt tiền 10.000.000-12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành của Việt Nam, tài xế điều khiển ô tô di chuyển chậm ở làn ngoài cùng bên trái sẽ bị phạt trong hai trường hợp: không nhường đường cho xe phía sau xin vượt, và chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định).

Cụ thể, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền 2-3 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển ô tô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.

Với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, mức phạt hiện nay là 400.000-600.000 đồng.

Mức phạt này được cho quá thấp, cộng với việc cơ quan chức năng chưa chú ý xử lý hành vi không nhường đường cho xe phía sau xin vượt trên đường cao tốc, khó giúp thay đổi thói quen tham gia giao thông của nhiều người.

Chì vì bị khách giục quá và muốn đến đón khách nhanh để kiếm 30 nghìn, tài xế xe ôm công nghệ đã trèo lên vỉa hè và bị phạt số tiền bằng nửa tháng lương….

0

Khi bị CSGT phát hiện, xử lý lỗi điều khiển xe máy đi lên vỉa hè, nam tài xế xe ôm công nghệ xót xa nói: “Do khách giục quá nên tôi bị phạt nửa tháng lương”.

Chiều 7/1, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) lập chốt xử lý vi phạm tại nút giao Nguyễn Phong Sắc – Xuân Thủy (quận Cầu Giấy).

W-di len via he copy.jpg

Tổ CSGT đã cử 1 cán bộ, chiến sĩ sử dụng camera để ghi hình người điều khiển phương tiện đi lên vỉa hè rồi báo cho tổ công tác cắm chốt dừng xe, kiểm tra.

W-di len via he 5 copy.jpg

Chỉ trong ít phút, lực lượng chức năng đã phát hiện và dừng kiểm tra được 5 trường hợp điều khiển xe máy đi lên vỉa hè. Trong đó, phần lớn người vi phạm là tài xế xe ôm công nghệ, người giao hàng…

W-di len via he 4 copy.jpg

Khi bị dừng xe, nhiều tài xế đã biện mọi lí do như: Vừa đi lên hè để vào quán ăn, chỉ rẽ lên hè để nghỉ ngơi… để né tránh bị xử phạt. Tuy nhiên khi được xem lại hình ảnh vi phạm thì tất cả đều thừa nhận hành vi của mình.

W-di xe len via he 6 copy.jpg

Tài xế V.Q.Đ. (trú tại Phú Thọ) cho biết, do đường đông phương tiện và khách giục có việc gấp nên bản thân đã đi lên vỉa hè cho nhanh. Cũng theo anh Đ. khi nghe thấy CSGT thông báo mức phạt, anh đã bủn rủn hết chân tay và không dám tái phạm thêm lần nào nữa.

“Với mức phạt 5 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe thì bằng nửa tháng lương của tôi, bản thân thấy mình hơi chủ quan khi nghe khách giục mà đánh đổi bằng mức phạt nặng”, anh V.Q.Đ. chia sẻ.

W-di len via he 7 copy.jpg

Cũng vi phạm lỗi tương tự, nam tài xế điều khiển xe ôm công nghệ ngỡ ngàng khi mức phạt đã tăng cao.

Anh T. cho biết, do muốn đến đón khách thật nhanh để kiếm lấy 30 nghìn đồng mà đã nhận mức phạt 5 triệu đồng.

“Với mức phạt đến 5 triệu đồng thì tôi phải điều khiển xe đi thận trọng hơn, tuân thủ đúng luật”, anh T. nói.

W-di len via he 8.JPG.jpg

Chị N.T.T.L. (sinh viên trường Đại học Thương mại) trình bày với CSGT, do có lịch thi mà đường lại ùn tắc nên đã phóng xe lên vỉa hè để đi cho nhanh.

“Tôi cũng có thấy trên đài, báo nói nhiều về việc tăng mức phạt nhưng chỉ nghĩ là tăng mức vượt đèn đỏ chứ không ngờ đi lên vỉa hè cũng bị phạt cao như thế. Với tôi mức phạt 5 triệu đồng là bài học nhớ rất lâu.”, chị N.T.T.L. cho biết.

W-di len via he 10.jpg

Thiếu tá Hoàng Văn Bình – Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, vào giờ cao điểm, nhiều người có thói quen đi lên vỉa để cho nhanh nhưng không ý thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho người đi bộ và làm hỗn loạn giao thông.

“Tại Nghị định 168/2024, mức phạt của hành vi này tăng cao nhằm răn đe người vi phạm, buộc họ phải chấp hành để an toàn hơn, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”, Thiếu tá Hoàng Văn Bình nói.

Cũng theo Thiếu tá Bình, việc giữ cho giao thông trật tự, an toàn còn góp phần để người tham gia giao thông hình thành thói quen chấp hành Luật và văn hóa giao thông.

Mỗi ngày xử lý gần 350 người vượt đèn đỏ, làm nghiêm để giảm tai nạn. Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, sau 1 tuần thực hiện Nghị định 168/2024, lực lượng CSGT xử lý gần 350 người vượt đèn đỏ/ngày. Ông nhấn mạnh, phạt nghiêm là để giảm tai nạn giúp “mọi người luôn nhớ nhà là nơi để về”.

Từ tháng 2/2025: Bảo hiểm xe máy quá hạn 1 ngày cũng bị phạt nặng, người dân nắm cho rõ…

0

Nhiều người dân quan tâm, khi tham gia giao thông dùng Bảo hiểm xe máy mà quá hạn chỉ một ngày thì có bị phạt hay không?

Có mấy loại bảo hiểm xe máy?

– Bảo hiểm bắt buộc: Là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới.

– Bảo hiểm tự nguyện: Là loại bảo hiểm không bắt buộc. Người tham gia giao thông có thể lựa chọn mua hoặc không mua bảo hiểm xe máy tự nguyện.

Nếu tham gia bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe sẽ được bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại về người (bao gồm cả chủ xe và người đi cùng) khi gặp tai nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm cướp.

Như vậy, khi tham gia giao thông, người dân cần mang theo Bảo hiểm xe máy bắt buộc, CSGT sẽ kiểm tra loại giấy tờ này khi dừng xe phương tiện. Còn với Bảo hiểm tự nguyện thì CSGT sẽ không hỏi đến.

Người dân dùng Bảo hiểm xe máy quá hạn 1 ngày có bị CSGT xử phạt không?

Người dân dùng Bảo hiểm xe máy quá hạn 1 ngày có bị CSGT xử phạt không?

Người dân dùng Bảo hiểm xe máy quá hạn 1 ngày có bị CSGT xử phạt không?

Từ 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định xử phạt hành chính đối với lỗi không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Theo Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt dành cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc còn hiệu lực sẽ tăng lên từ 200.000 – 300.000 đồng. So với mức phạt hiện hành từ 100.000 – 200.000 đồng (theo Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2021).

Ngoài ra, người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bảo hiểm xe máy 2025 sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Khoản 1 Điều 19 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

Như vậy, trường hợp người tham gia giao thông mang theo Bảo hiểm xe máy nhưng đã hết hạn thì vẫn bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.