Home Blog Page 15

Mức ph:ạt lỗi lấn làn, đè vạch kẻ đường ô tô mới nhất 2025

0

1.  Những điều cần biết về vi phạm lỗi lấn làn đường?

Lỗi lấn làn đường được tính là một trong những lỗi người dân Việt Nam mắc nhiều và lặp lại vi phạm nhiều nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi lấn làn và sai làn, một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu hiểu biết về làn đường và hệ thống các biển báo làn.

Lỗi lấn làn xe máy
Lỗi lấn làn xe máy

1.1. Thế nào lỗi lấn làn đường ?

Lỗi lấn làn hay còn gọi là lỗi đi sai làn đường, lấn tuyến xảy ra khi người lái  xe đi không đúng làn đường cho phép phương tiện của họ di chuyển. Bình thường, mỗi một loại xe sẽ quy định đi trên làn đường riêng biệt của nó và được phân biệt các làn với nhau bằng vạch kẻ đường.

1.2.  Đi đúng làn và đi sai làn, làm sao để dễ phân biệt?

Để tránh lỗi lấn làn ngược chiều hay lỗi lấn tuyến đường đi bộ, người tham gia cần hiểu rõ làn đường là gì và cách đi sao cho đúng làn.

Theo khoản 3.22 điều 3 quy chuẩn 41:2019  được cập nhật dựa theo quy chuẩn 41:2016 bắt đầu có hiệu lệnh từ ngày 1/7. Theo đó làn đường là một phần của đường phương tiện tham gia giao thông di chuyển, được chia dọc theo đường chạy, đảm bảo bề rộng đủ để phương tiện chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ cho phép phương tiện đi lại. Trên đường xe chạy có thể có nhiều hơn một làn đường.

Để tránh lỗi sai làn và lấn làn không đáng có người lái xe cần biết đọc hệ thống biển báo và nguyên tắc khi chuyển làn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Nguyên tắc để tránh lỗi lấn tuyến đường bộ như sau: xe thô sơ di chuyển vào làn đường bên phải trong cùng, tiếp theo là xe cơ giới và  xe máy dịch chuyển trên làn đường trái, xe có tốc độ thấp hơn thì đi bám sát phải. Dù cho bạn có xin tín hiệu rẽ phải nhưng đi vào làn xe đi thẳng thì bạn vẫn bị coi là phạm lỗi sai làn.

>>> Bạn đang không biết phải giải quyết thủ tục đổi giấy phép lái xe quá hạn tphcm như thế nào hãy liên hệ ngay với Gplx An Tín chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này một cách nhanh nhất

2. Mức độ nguy hiểm của lỗi lấn làn, lấn tuyến như thế nào?

Trên đoạn đường thông thường, với tốc độ di chuyển của các phương tiện trung bình thì lỗi lấn làn đè vạch không gây nguy hiểm quá nhiều và mức độ răn đe chưa đủ lớn để người tham gia giao thông chấp hành. Cùng lắm là họ bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng.

Đáng chú ý hơn, lỗi lấn làn trên cao tốc gây ra rất nhiều hệ luỵ. Bằng chứng là xảy ra hàng loạt vụ tai nạn đồng thời liên tiếp nhau khi chỉ một phương tiện mắc sai lầm bởi với tốc độ cao thì người lái xe khó mà kiểm soát và xử lý được tình huống bất ngờ xảy ra. Hệ quả là gây ra thương trầm trọng và thậm chí là chết người.

Lỗi lấn làn ô tô
Lỗi lấn làn ô tô

3. Quy định của pháp luật về sử dụng làn đường

Theo điều 13 luật giao thông đường bộ quy định: mỗi một phương tiện đều có làn đường riêng cho phép đi vào đúng làn đường và chỉ được chuyển làn ở nơi cho phép. Tuyệt đối không xảy ra lỗi đi lấn đường, nếu muốn chuyển làn phải có tín hiệu đèn báo trước.

Trường hợp đường một chiều có kẻ phân cách,  xe ô tô, mô tô bám sát làn phía bên trái, xe máy, xe thô sơ phải bám sát làn đường phía bên phải và luôn phải đảm bảo đi trong làn. Xe có tốc độ thấp bám sát bên phải làn tương tự xe máy, xe thô sơ.

Lỗi lấn làn oto
Lỗi lấn làn oto

4. Mức phạt lỗi đi sai làn

Nhằm nâng cao ý thức chấp hành tham gia giao thông của người dân cũng như đảm bảo an toàn đến tình mức, quốc hội đã ban hành nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Xe Lỗi Mức xử phạt
Xe ô tô Lấn làn đường quy định tiền phạt khoảng 3-5 triệu đồng và tạm giữ giấy phép lái xe khoảng 1-3 tháng
Lấn làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông tiền phạt khoảng 10-12 triệu đồng và tạm giữ giấy phép lái xe khoảng 2-4 tháng
Xe máy Lấn làn đường quy định tiền phạt khoảng 400.000-600.000 đồng
Lấn làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông tiền phạt khoảng 4-5 triệu đồng và tạm giữ giấy phép lái xe khoảng 2-4 tháng
Máy kéo,  xe máy chuyên dùng Lấn làn đường quy định tiền phạt khoảng 400.000-600.000 đồng và tạm giữ giấy phép lái xe khoảng 1-3 tháng
Lấn làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông tiền phạt khoảng 6-8 triệu đồng và tạm giữ giấy phép lái xe khoảng 2-4 tháng
Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện Lấn làn đường quy định tiền phạt khoảng 80.000 – 100.000 đồng
Lấn làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông

5. Các lỗi lấn làn đường khác phổ biến

Ngoài lỗi lấn làn trên, đôi khi người tham gia giao thông vẫn dễ dàng mắc phải sai lầm và chuyển sai làn đường quy định.

Lỗi lấn làn đè vạch ô tô
Lỗi lấn làn đè vạch ô tô

5.1. Mức phạt dừng đèn đỏ sai lề đường

Đối với người tham gia giao thông vi phạm lỗi dừng đèn đỏ sai làn thì tiền phạt khoảng 400.000 – 600.000 đồng đối với xe máy, và khoảng 03 – 05 triệu đồng đối với ô tô

5.2.  Mức phạt lỗi đè vạch sai ô tô, xe máy

Đối với lỗi lấn làn đè vạch của xe máy, người điều khiển vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt khoảng 60.000 – 80.000 đồng.

Đối với lỗi lấn làn đè vạch của ô tô, người điều khiển vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt khoảng 200.000 – 400.000 đồng và nộp khoảng 3.000.000 – 5.000.000 đồng cho việc đi sai làn đường của phương tiện được quy định.

>>> Đây là mức phạt dành riêng cho lỗi đè vạch ô tô, xe máy nhưng sẽ có thay đổi nếu như bạn còn vi phạm những yếu tố khác như việc không mang giấy tờ xe hoặc chưa đăng ký bằng lái nhưng tham gia điều khiển giao thông thì mức phạt sẽ tăng cao và nặng hơn là tịch thu  xe. Nếu như bạn chưa có bằng lái xe thì bạn nên nhanh chóng đăng ký thi bằng lái xe 2 bánh, hay xe ô tô để không vi phạm giao thông nhé !

5.3. Vi phạm với hành vi chuyển làn đường?

Vi phạm lấn làn xe
Vi phạm lấn làn xe

Mọi hành vi vi phạm lỗi sai làn lấn vạch đều bị phạt tiền đối với từng trường hợp và phương tiện khác nhau. Trong nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 ban hành về lỗi lấn làn như sau:

Đối với người lái ô tô mức lỗi lấn tuyến xe ô tô do chuyển sai làn quy định thì mức phạt khoảng 400.000 – 600.000 đồng. Nghiêm trọng hơn phạm lỗi lấn làn trên đường cao tốc do di chuyển sang làn xe khẩn hoặc hoặc lề đường cao tốc. Do đó thì mức  phạt sẽ là 3.000.000 – 5.000.000 đồng kèm việc tạm thu giấy phép lái xe khoảng 01-03 tháng. Đối với lỗi lấn làn gây tai nạn giao thông mức phạt tiền khoảng 10.000.000 – 12.000.000 đồng kèm tạm thu giấy phép lái xe khoảng 02 – 04 tháng.

Đối với người lái xe mô tô, xe gắn máy vi phạm lỗi lấn làn đường  xe máy khi chuyển làn mức phạt khoảng 100.000 – 200.000 đồng. Nếu lỗi lấn làn gây tai nạn giao thông thì mức phạt khoảng 4.000.000 – 5.000.000 đồng và tạm thu giấy phép lái xe khoảng 02 – 04 tháng.

Đối với người lái xe máy kéo, xe máy chuyên dụng vi phạm lỗi lấn tuyến đường thì mức phạt khoảng  800.000 – 1.000.000 đồng. Nếu là lỗi lấn làn gây tai nạn giao thông thì mức phạt khoảng 6.000.000 – 8.000.000 đồng kèm tạm giữ bằng lái xe khoảng 02- 04 tháng.

6. Phải làm sao để đi đúng làn, đúng Luật?

Để không vi phạm lỗi lấn tuyến đường bộ, người tham gia giao thông cần phải nghiêm túc trau dồi kiến thức về luật giao thông đường bộ ở Việt Nam, hiểu rõ được làn đường là gì, biết cách đọc các biển báo làn và tìm hiểu những lỗi sai làn phổ biến như: quên bật xi nhan trước khi chuyển làn, chuyển nhiều làn đường cùng lúc, lỗi quay đầu xe ở đường dành cho người đi bộ. Ngoài ra sau khi có được kiến thức thì trong suốt quá trình tham gia giao thông luôn phải quan sát cẩn thận, tập trung lái xe để ý hệ thống biến báo và tuyệt đối chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh, chỉ dẫn của cảnh sát.

Lỗi lấn đàn đè vạch
Lỗi lấn đàn đè vạch

7. Sử dụng làn đường như thế nào mới là đúng?

Vậy làm sao để tránh lỗi lấn tuyến đường đi bộ và sử dụng làn đường đúng quy định.

Đối với làn đường một chiều có vạch kẻ phân đường, xe ô tô đi sát bên phía trái làn, xe máy, xe thô sơ đi sát bên phải làn đường cũng như những xe đi với vận tốc thấp.

Đối với đường có nhiều làn, người lái  xe phải đảm bảo xe đi trọn vẹn trong làn và khi muốn chuyển làn thì quan sát phần làn được phép chuyển và ra tín hiệu đèn trước khi chuyển.

Lưu ý tránh phạt oan khi vượt xe bên phải từ 1/1/2025. Mất tiền mà không biết vì sao…

0

Theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, quy định chung về việc vượt xe như sau:

  • Trên đường mỗi chiều chỉ có một làn xe cơ giới: Xe phía sau muốn vượt phải di chuyển sang bên trái để vượt lên xe phía trước.
  • Trên đường có từ hai làn xe cơ giới trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường: Việc vượt xe phải tuân thủ quy tắc sử dụng làn đường theo Điều 13 của Luật này.
Cafeauto

Trong đó, việc vượt xe từ bên phải chỉ được phép phải tuân thủ theo quy định. Cụ thể, khi vượt xe, các phương tiện bắt buộc phải vượt bên trái, trừ hai trường hợp sau đây được phép vượt bên phải:

  • Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
  • Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường và không thể vượt bên trái.

Như vậy, từ ngày 1/1/2025, nếu gặp hai trường hợp nêu trên, người điều khiển phương tiện được phép vượt từ phía bên phải. Nhưng theo Khoản 6, Điều 14 nếu gặp các trường hợp sau đây người điều khiển không được vượt xe gồm:

  • Khi không bảo đảm các điều kiện an toàn theo Khoản 3, Điều 14.
  • Trên cầu hẹp có một làn đường.
  • Tại đường cong có tầm nhìn bị hạn chế.
  • Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế.
  • Nơi đường giao nhau hoặc đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
  • Khi thời tiết hoặc tình trạng đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.
  • Khi gặp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.
  • Tại phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
  • Khi có người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đang qua đường.
  • Trong hầm đường bộ.

Cafeauto

Việc tuân thủ các quy định trên nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hạn chế tai nạn trên đường bộ

Mức phạt cao nhất với việc để xe, đỗ xe trên vỉa hè … Đi tong tháng lương

0

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm 2025 quy định chi tiết mức phạt về việc để xe, đỗ xe trên vỉa hè cũng như tại các biển cấm dừng đỗ.

Lỗi đậu xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu đối với xe ô tô năm 2025?

Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

lỗi đậu xe trên vỉa hè, vi phạm luật giao thông

Hành vi đậu, để xe ở vỉa hè trái quy định sẽ bị phạt theo pháp luật. (Ảnh minh họa)

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở vỉa hè trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm c khoản 7 Điều này;

g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;

h) Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;

i) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;

k) Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;

l) Chở người trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy;

m) Chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định;

n) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

o) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

p) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.

Như vậy, từ ngày 01/01/2025, lỗi đậu xe ô tô trên vỉa hè sẽ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lỗi đậu xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu đối với xe máy năm 2025?

Theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

b) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

d) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép;

lỗi đậu xe trên vỉa hè, vi phạm luật giao thông

(Ảnh minh họa).

Theo điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Đỗ, để xe ở vỉa hè trái phép.

Như vậy, từ ngày 01/01/2025, lỗi đậu xe máy trên vỉa hè sẽ phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đỗ, để xe ở vỉa hè trái phép.

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng đỗ, để xe ở vỉa hè trái phép.

Lỗi đậu xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu đối với xe đạp năm 2025?

Theo điểm k khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép; đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

Theo đó, từ ngày 01/01/2025, lỗi đậu xe đạp trên vỉa hè sẽ phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

(Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Vì sao bắt buộc phải mua bảo hiểm xe máy? Lý do ai cũng bất ngờ

0

Khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ chủ xe gắn máy cần bắt buộc mang theo bảo hiểm khi điều khiển phương tiện.

Bảo hiểm  xe máy là loại giấy tờ bắt buộc cần có khi người dân tham gia giao thông bằng xe cơ giới. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ về mặt tài chính cho chủ phương tiện. Người tham gia chi trả các quyền lợi khi xảy ra tai nạn dẫn tới những thiệt hại về sức khỏe. Theo đó, các đối tượng được chi trả quyền lợi bao gồm:

Xe gắn máy

Xe cơ giới

Người ngồi trên xe, người bị tai nạn/người bị thiệt hại về thân thể cho lỗi của chủ xe.

Theo quy định pháp luật hiện hành, xe cơ giới (bao gồm cả ô tô, xe mô tô, xe gắn máy) được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ.

Theo Điều 2 và 3, Nghị định 03/3021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/3/2021, quy định về bảo hiểm xe máy nhằm bảo vệ quyền lợi về tài chính cho chủ xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Tác dụng của bảo hiểm xe máy sẽ giúp các bên liên quan giải quyết các vấn đề bao gồm:

Hỗ trợ tài chính trong trường hợp xe bị hư hỏng, thiệt hại do tình huống ngoài tầm kiểm soát như cháy nổ, va chạm. Nếu xe bị hư hỏng trên 75% hoặc không thể sửa chữa, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường toàn bộ giá trị thực tế của xe.

Đền bù cho bên bị nạn thiệt hại về thân thể và tài sản do lỗi của chủ xe cơ giới.

Tránh việc bị cảnh sát giao thông xử phạt vì không có bảo hiểm xe máy.

Bồi thường về tài chính đối với thiệt hại về thân thể khi tham gia giao thông cho những người ngồi trên xe máy (bao gồm cả chủ phương tiện và người ngồi sau xe).

Hạn chế tình trạng người gây tai nạn bỏ trốn do sợ phải bồi thường.

Pháp luật quy định rõ chủ xe gắn máy cần bắt buộc mang theo bảo hiểm khi điều khiển phương tiện. (Ảnh minh họa)

 Pháp luật quy định rõ chủ xe gắn máy cần bắt buộc mang theo bảo hiểm khi điều khiển phương tiện. (Ảnh minh họa)

Bảo hiểm xe máy là bắt buộc

Bảo hiểm xe máy bắt buộc chính xác là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ sở hữu xe gắn máy đối với bên thứ ba (bên bị gây tai nạn). Mục đích chính của sản phẩm bảo hiểm này dùng để đảm bảo trách nhiệm của người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông và khắc phục hậu quả tai nạn cho nạn nhân.

Theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, mức bồi thường bảo hiểm TNDS xe máy tối đa như sau:

150 triệu đồng/người/vụ tai nạn đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra.

50 triệu đồng/vụ tai nạn đối với thiệt hại về tài sản do chủ xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy (kể cả  xe máy điện) gây ra.

Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe máy là một chính sách cần thiết và mang tính nhân văn.

Khi tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới nói chung và xe máy nói riêng, những trường hợp tai nạn bất khả kháng đều có thể xảy ra. Giải quyết hậu quả này là điều phải làm, cho dù người trong cuộc có muốn hay không. Vậy, nếu không có bảo hiểm, gánh nặng kinh tế nhiều khi sẽ vượt quá khả năng của chủ phương tiện.

Thế nên, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và cả Việt Nam, bảo hiểm xe máy là bắt buộc phải có. Chính các công ty bảo hiểm đã làm trung gian để tất cả mọi người cùng chia sẻ gánh nặng về hậu quả tai nạn giao thông. Đây cũng chính là trách nhiệm của chủ phương tiện với những người tham gia giao thông khác, với xã hội.

Cũng có ý kiến cho rằng, thủ tục bồi thường của bảo hiểm khá phức tạp nên nhiều người e ngại. Từ đó, họ có xu hướng tự thỏa thuận khi xảy ra những va chạm giao thông. Tuy nhiên, xu hướng này có thể tốt, cũng có thể dẫn đến tình trạng phức tạp hơn là xô xát, tranh cãi nhau. Không thiếu những vụ việc từ xô xát dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm luật hình sự.

Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đã bắt kịp thông lệ quốc tế. Đó là, đơn giản hóa nhiều khâu để tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia bảo hiểm. Các văn bản pháp luật cũng quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với khách hàng. Thế nên, việc tham gia bảo hiểm xe máy không chỉ là tuân thủ pháp luật, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho người chủ phương tiện, người ngồi trên xe và bên thứ ba bị tai nạn.

Những lợi ích mà bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy phải kể đến là:

Công ty bảo hiểm thay chủ sở hữu phương tiện bồi thường cho bên thứ ba: Trong các trường hợp xảy ra rủi ro khi tham gia giao thông, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, người điều khiển xe mô tô, xe máy có bằng lái hợp pháp sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm và cho người ngồi trực tiếp trên xe. Thay vào đó, đơn vị bảo hiểm sẽ thay cho chủ xe chi trả phần trách nhiệm dân sự này.

Một điều quan trọng là, công ty bảo hiểm bồi thường tất cả các thiệt hại liên quan tới thân thể của bên thứ ba dù nạn nhân có lỗi hay không.

Không có bảo hiểm xe máy sẽ bị xử phạt thế nào?

Từ năm 2025 người điều khiển  xe máy không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực hoặc không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị xử phạt tiền từ 200.000 đồng – 300.000 đồng.

Nguồn: https://vtcnews.vn/vi-sao-bat-buoc-phai-mua-bao-hiem-xe-may-ar821728.html

Cách đổi giấy phép lái xe Online tại nhà: Hoàn toàn miễn phí, ship tận nhà, ai cũng làm được

0

Hiện nay, người dân đã có thể đổi giấy phép lái xe tại nhà rất nhanh chóng và dễ dàng thông qua Cổng Dịch vụ công Cục đường bộ Việt Nam. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách đăng kí đổi giấy phép lái xe, cấp bằng lái xe trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cho cho GPLX của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam cấp.

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

+ Đối tượng sử dụng

Dịch vụ công cấp độ 3 đổi GPLX: Áp dụng đối với những người có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý mà còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.

Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX Quốc tế: Những người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam mà có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, vẫn còn giá trị sử dụng.

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

+ Thủ tục đăng kí đổi giấy phép lái xe

Bước 1: Truy cập trực tiếp vào trang web của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam với địa chỉ: https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml

Bước 2: Tiến hành chọn các thông tin để đăng kí trực tuyến, cụ thể như sau:

– Thủ tục hành chính: Cần chọn thủ tục hành chính, có 2 thủ tục là đổi GPLX tương ứng Cấp độ 3

– Cơ quan giải quyết: Chọn sở Giao Thông Vận Tải đúng nơi bạn sinh sống.- Địa điểm tiếp nhận: Đây sẽ là nơi để bạn đến làm thủ tục đổi GPLX. Sau đó, sẽ nhấn vào đăng ký trực tuyến để tiếp tục.

Bước 3: Tại đây, bạn cần nhập số GPLX Quốc gia, nhập cả phần số và chữ. Nhấn Tìm kiếm, và thông tin của bạn sẽ hiện lên.

– Kéo xuống dưới, sẽ là mục tùy chọn “Ghép thêm Số GPLX khác”. Nếu bạn có nhu cầu muốn ghép thêm, còn không, hãy bỏ qua mục này.

– Mục Thông tin yêu cầu thay đổi, nếu như bạn có sự thay đổi về CMND hay nơi cư trú thì bạn hãy nhập vào. Nếu không, thì bạn cũng bỏ qua mục này.

– Mục Thành phần hồ sơ, mục này bao gồm 3 loại văn bản, đây cũng chính là các loại giấy tờ các bạn cần mang đến khi làm thủ tục đổi GPLX. Các bạn có thể chụp ảnh chèn vào file Word rồi sau đó upload file. Nếu upload file khác, phải đúng định dạng quy định là: doc, docx, xls, xlsx, pdf, png, jpg, jpeg, gif và có dung lượng file không lớn hơn 5MB.

Lưu ý: Chỉ có những trường hợp đổi GPLX giấy bìa sang GPLX làm bằng vật liệu PET mới được miễn giấy chứng nhận sức khỏe. Các đối tượng này gồm: người có GPLX hạng A1, A2, A3 và những người có GPLX hạng A4, GPLX ôtô vẫn còn thời hạn sử dụng trên 3 tháng.

Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn.

Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn.

Cuối cùng là mục “Thời gian đăng ký xử lý”. Bạn chọn thời gian các bạn đến được cơ quan để đổi GPLX. Sau đó chọn giờ, nếu như hệ thống báo số lượng hồ sơ vào thời gian đó đã đạt số lượng tối đa, bạn cần phải chọn một ngày đăng ký khác.

Bước 4: Nếu nộp hồ sơ thành công, bạn sẽ nhận được thông báo xác thực. Bạn vào email mà mình đã đăng kí để tiến hành lấy mã xác thực, nhớ tìm trong cả mục mail rác nhé. Tuy nhiên, email xác nhận này cũng không có nghĩa là lịch hẹn của bạn đã được chấp nhận. Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn. Khi đó bạn sẽ nhận được thư thông báo xác nhận lịch hẹn nếu như hồ sơ hợp lệ HOẶC có thể là thư từ chối (kèm lý do) nếu hồ sơ không hợp lệ.

Tặng mẹ vợ một tấm áo mới, bà bật kh;;óc rồi đi lấy sổ đỏ mảnh đất 300m2 đưa cho tôi kèm theo những lời x;;ót x;;a. Tôi nghe xong cũng th;;ương bà lắm, nhìn bà kh;;ổ quá nửa đời người rồi, giờ mà được sống cùng con cháu thì cũng an ủi phần nào. Thế nhưng nghĩ đến bố mẹ đ;;ẻ tôi lại không đành lòng, giờ tôi có 2 lựa chọn… đọc tiếp dưới bình luận

0

Tôi đâu ngờ chỉ một tấm áo chưa đến 500 ngàn, giờ đây thứ tôi nhận lại được chính là cuốn sổ đỏ mảnh đất hơn 300m2.

Nhà vợ tôi có 2 anh em, bố vợ mất từ lâu, mình mẹ vợ tần tảo nuôi 2 đứa con trưởng thành. Nhưng anh trai vợ lại đi theo đám người xấu, nghe nói cũng từng vào tù ra tội vài lần, giờ thì bỏ đi biệt xứ, không còn tin tức gì.

Vợ tôi ngoan ngoãn hiền lành, hồi quen nhau, cô ấy mãi mới dám nhận lời yêu vì tự ti mặc cảm bởi gia cảnh khó khăn, anh trai thì bất hảo. Nhưng tôi động viên vợ, nói rằng tôi chẳng sợ gì, chỉ cần vợ tôi hiếu thảo, thương chồng thương con là được.

Chúng tôi cưới xong thì sống chung với bố mẹ tôi, cách nhà mẹ vợ 4km, cũng tiện đường thăm nom chăm sóc.

Có lẽ đau lòng vì anh con trai nên mẹ vợ già đi rất nhanh. Mới ngoài 60 mà trông bà gầy còm ốm yếu lắm. Gần đây vợ tôi mang thai càng lúc càng lớn nên không thường xuyên sang thăm mẹ được. Tôi phải làm thay việc này. Bà bị mệt ốm nửa tháng nay. Sáng nào trước khi đi làm, tôi đều mang theo cặp lồng cháo thịt sang cho bà, đây là mẹ tôi nấu cho cả con dâu và thông gia ăn. Trưa, tôi lại tranh thủ chạy về xem bà ăn gì để còn giục uống thuốc. Ngay cả việc đi vệ sinh, cũng là tôi dìu mẹ vợ vào nhà tắm. Chiều tối ăn xong lại mang cơm sang cho bà, ở lại trông nom tới khi bà lên giường đi ngủ, đặt điện thoại cạnh đầu giường để nếu có việc gì thì bà gọi điện cho chúng tôi, rồi mới khóa cửa ra về.

Tặng mẹ vợ một tấm áo mới, bà bật khóc rồi đi lấy sổ đỏ mảnh đất 300m2 đưa cho tôi kèm theo những lời xót xa - Hình 1

Ảnh minh họa

Sáng nay, tôi mang cháo sang cho mẹ vợ, tiện thể tặng bà cái áo khoác len vì trời sắp trở lạnh. Cầm cái áo, mẹ vợ bỗng dưng bật khóc nức nở. Bà nói rằng trong hơn 60 năm cuộc đời, bà chưa từng được con trai mua cho một cái áo, cái quần nào. Chỉ có tôi là con rể nhưng chăm sóc bà còn hơn cả con đẻ.

Rồi bà chầm chậm đi ra mở tủ quần áo, tôi cứ tưởng mẹ cất áo, hóa ra bà lấy từ ngăn khóa trong tủ ra một cuốn sổ đỏ. Bà vừa khóc vừa nói với tôi rằng: “Mẹ chỉ có mỗi 2 đứa con đẻ, nhưng 1 đứa thì coi như bỏ rồi, giờ mẹ có thêm con rể, mẹ coi con như ruột thịt, mẹ cho con mảnh đất 300m2 này, con đưa vợ về đây sống cùng mẹ được không? Mẹ già rồi, chẳng biết chết lúc nào, mẹ muốn được ở cùng con cháu”.

Những lời mẹ vợ nói khiến tôi xót xa trong lòng. Tôi cũng thương bà lắm, nhìn bà khổ quá nửa đời người rồi, giờ mà được sống cùng con cháu thì cũng an ủi phần nào. Vợ tôi lại sắp sinh, chắc hẳn cũng muốn được ở cữ tại nhà mẹ đẻ. Nhưng mà tôi là độc đinh, bố mẹ tôi vẫn còn sống, tôi không thể bỏ bố mẹ để về ở rể được. Mà để mình mẹ vợ lủi thủi ốm đau thế này thì cũng không nỡ. Tôi lên làm gì cho phải đây?

Đề xuất bỏ đèn đỏ, thu hẹp vỉa hè để giảm ùn tắc giao thông…Lý do ai cũng ng:ỡ ng:àng …

0

(Dân trí) – Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra hết sức nghiêm trọng ở nhiều thành phố, đô thị lớn. Nhiều nơi không chỉ ùn tắc vào giờ cao điểm mà còn xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày.

Nguyên nhân là các phương tiện giao thông tăng quá nhanh, nhất là ô tô, trong khi cơ sở hạ tầng đường sá chưa đáp ứng được đà tăng của phương tiện, dân số. Bên cạnh đó, là tín hiệu điều khiển giao thông một số nơi chập chờn, chưa rõ trong khi quy định mới xử phạt nặng hành vi vi phạm nên nhiều người lo ngại, giữ an toàn nên đi quá chậm so với quy định cho phép.

Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng đang nghiên cứu triển khai nhiều biện pháp liên quan nhưng tình trạng ùn tắc giao thông gần như không được cải thiện.

Nghiên cứu bỏ đèn đỏ, thu hẹp vỉa hè để giảm ùn tắc giao thông - 1
Nhiều tuyến đường ở TP Hà Nội không chỉ ùn tắc vào giờ cao điểm mà còn xảy ra tại mọi thời điểm trong ngày (Ảnh: Mạnh Quân).

Việc để xảy ra ùn tắc giao thông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút đầu tư nước ngoài, các hoạt động kinh doanh, thương mại, du lịch – là các động lực phát triển của đất nước. Vì vậy, việc giải quyết nhanh chóng, khẩn trương, hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông là rất cấp bách, phải làm ngay với những giải pháp đột phá, quyết liệt. Theo quan điểm cá nhân, tôi xin đề xuất các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, nên nghiên cứu bỏ tín hiệu đèn ở các giao lộ, ngã ba, ngã tư, nhất là những nơi có lưu lượng giao thông đông, mật độ phương tiện lớn. Theo đó, lập các vòng xuyến tại các địa điểm này để các phương tiện chủ động di chuyển theo đúng chiều đi của mình và được quẹo phải theo quy định, như vậy các phương tiện không phải dừng đèn đỏ dẫn đến ùn ứ như hiện nay.

Thứ hai, đối với một số tuyến đường trọng điểm hay xảy ra ùn tắc hoặc các đoạn đường hẹp nên bỏ vỉa hè. Theo đó, xóa bỏ vỉa hè cách biệt với lòng đường như hiện nay mà chỉ kẻ vạch dành riêng cho người đi bộ ở một khoảng cách phù hợp, vừa phải có thể từ 0,5 – 1m tùy nơi.

Bởi lẽ, hiện nay nhiều tuyến được vỉa hè ở cả hai bên đều rất rộng nhưng đường thì hẹp, lại bị chiếm dụng làm hàng quán, buôn bán, để xe, thậm chí như “của riêng” của một số người. Vì vậy, nếu bỏ vỉa hè thì lòng đường được mở rộng hơn, có nơi sẽ gấp đôi hiện nay.

Điều này vừa tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông dễ dàng, không còn tình trạng vi phạm, leo lề mà người đi bộ vẫn có không gian đi lại, có khi còn thuận lợi hơn có vỉa hè mà bị chiếm dụng. Chưa kể khi đó sẽ giảm bớt việc phải bố trí lực lượng thường xuyên làm nhiệm vụ giữ trật tự vỉa hè, dẹp vỉa hè nhưng “đâu lại vào đó” hiện nay.

Thứ ba, xây dựng thêm các bãi đỗ xe, nhất là bãi đỗ xe ngầm để hạn chế xe đỗ trên đường gây ùn tắc. Trước mắt, nên tận dụng các trụ sở các cơ quan, đơn vị đang bỏ không do thực hiện sáp nhập để làm các bãi đỗ xe, kết hợp xây dựng công viên cây xanh. Điều này vừa tạo không gian thông thoáng, bổ sung thêm cây xanh cho đô thị, vừa tạo điều kiện cho người dân có chỗ để xe, vui chơi, giải trí.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nghiên cứu, xem xét kiến nghị này và kết hợp với các biện pháp khác để giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, kéo dài như hiện nay. Đặc biệt là một số nơi gần như ùn tắc liên tục, thường xuyên gây khó khăn, bức xúc cho người dân.

Ph:ạt nguội có hiệu lực bao lâu? Sau 1 năm không nộp ph:ạt có được xóa lỗi ph:ạt nguội?

0
Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp quá thời hạn này mà người vi phạm chưa nhận được thông báo phạt nguội, quyết định xử phạt sẽ không còn hiệu lực, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Từ ngày 1/1/2025, theo Thông tư 73/2024/TT-BCA, việc xử lý các hành vi vi phạm giao thông không dừng phương tiện để kiểm tra sẽ được thực hiện qua hình thức phạt nguội.

Cafeauto

Theo quy định, khi phát hiện hành vi vi phạm mà không dừng được phương tiện, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xác định thông tin phương tiện, chủ phương tiện hoặc cá nhân liên quan thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan chức năng. Sau đó, thông báo phạt nguội sẽ được gửi đến người vi phạm trong vòng 10 ngày.

Nếu chủ phương tiện không cư trú tại địa bàn nơi xảy ra vi phạm hoặc thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp xã, thông tin sẽ được chuyển đến cơ quan cấp huyện nơi người vi phạm cư trú. Thông báo phạt có thể được gửi bằng văn bản hoặc qua phương thức điện tử thông qua ứng dụng VNeTraffic. Đồng thời, thông tin vi phạm sẽ được công khai trên các trang thông tin của Cục CSGT và ứng dụng VNeTraffic để người dân tra cứu.

Cafeauto

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi thông báo trong thời hạn 10 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật) kể từ ngày phát hiện vi phạm. Nếu chưa nhận được thông báo, người dân có thể chủ động tra cứu hoặc liên hệ với cơ quan chức năng để được giải quyết.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thời hiệu thi hành trong 1 năm kể từ ngày ban hành. Nếu quá thời hạn này mà người vi phạm chưa nhận được thông báo, quyết định xử phạt sẽ không còn hiệu lực, trừ trường hợp có biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Tuy nhiên, nếu người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn việc nhận thông báo, thời hiệu sẽ được tính từ khi hành vi trốn tránh chấm dứt. Trong trường hợp có lý do khách quan khiến thông báo không thể gửi thành công, người vi phạm cần chứng minh để được xem xét.

Cafeauto

Dù đã quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người vi phạm vẫn có thể bị xử lý khi đi đăng kiểm phương tiện. Cơ quan đăng kiểm sẽ thông báo vi phạm đến CSGT để tiến hành xử phạt hành chính. Vì vậy, chủ phương tiện cần giải quyết các thông báo phạt sớm để tránh rắc rối khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến xe.

5 kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo nhất định phải biết

0

Trong ngày làm lễ cúng ông Công ông Táo, có những điều kiêng kỵ cần nhớ để các vị thần Bếp, thần Đất chứng tâm và mang lại may mắn cho cả nhà

Trong ngày làm lễ cúng ông Công ông Táo, có những điều kiêng kỵ cần nhớ để các vị thần Bếp, thần Đất chứng tâm và mang lại may mắn cho cả nhà.

Cúng ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trước khi đến Tết Nguyên Đán. Người ta cho rằng, một năm được bắt đầu bằng mùng 1 Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng ngày cúng ông Công ông Táo.

Bởi vậy, trong ngày cúng ông Công ông Táo có những điều nên tránh và lưu ý về văn khấn, những điều cầu xin để không thất lễ với thần linh.

1 – Không cúng vào giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp

Một điều quan trọng về thời gian cúng ông Công ông Táo mà mọi người cần nhớ là không được cúng sau giờ Ngọ. Giờ Ngọ là khung giờ từ 11 giờ đến 12 giờ 59 phút. Nhiều người cho rằng chỉ không nên cúng sau 12 giờ, còn khoảng 11 giờ đến 12 giờ cúng vẫn được. Tuy nhiên, điều này là sai lầm.

5 kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo nhất định phải biết - Ảnh 1.

Giờ Ngọ là thời gian các vị thần Bếp đã về trời, lễ cúng phải được tiến hành trước khi các vị thần xuất hành. Hơn nữa, tùy điều kiện sắp xếp công việc của từng nhà, nên cúng sớm hơn để mọi thứ được chu đáo, thong thả mà không dẫn tới thiếu sót.

2 – Nên đặt mâm cỗ ở bàn thờ

Nhiều gia đình vẫn có thói quen thực hiện nghi thức cúng lễ ở trong bếp vì ông Táo là thần Bếp nên đặt cỗ cúng ở đó là hợp lý. Tuy nhiên, cách làm này không được thuận với các quy tắc thờ cúng.

Gia đình nào thực hiện cỗ cúng dưới bếp thường làm bát hương tạm. Nhưng các vị thần linh trong nhà đều ngự ở án thờ. Cho nên, đặt mâm cúng ở khu thờ chính trong nhà mới là chính xác.

Ngoài ra, khu vực bếp là nơi nấu nướng, không phải lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Nên các gia đình cần cân nhắc để đặt mâm cúng đúng nơi thì việc chứng tâm sẽ thuận lợi hơn.

5 kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo nhất định phải biết - Ảnh 2.

Ảnh: Nhung Ngo

3 – Tránh cầu xin giàu có, tiền bạc

Không ít người lầm rằng, cứ dâng cúng là cầu xin được tiền bạc dồi dào, làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc. Tuy nhiên, ông Công ông Táo về chầu trời để bẩm thưa những việc lớn nhỏ trong suốt một năm của gia đình dưới hạ giới. Bởi vậy, xin khấn nên tập trung vào sự an lành, hòa thuận, vui vẻ, sức khỏe các thành viên trong nhà. Xin các vị thần báo cáo điều tốt là được.

4 –  Phương tiện di chuyển của ông Công ông Táo

Tại sao trong lễ cúng ông Công ông Táo lại chọn cá chép vàng là phương tiện di chuyển? Cá vàng không chỉ biểu tượng cho sự hạnh phúc mà còn là ý niệm “cá vượt vũ môn”, “cá hóa rồng”. Điều này thể hiện mong muốn gửi gắm về sự can trường, mạnh mẽ, vượt qua mọi thách thức để chạm vào sự an yên, hạnh phúc.

5 kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo nhất định phải biết - Ảnh 3.

Nếu không có điều kiện mua cá thật thì có thể dùng cá giấy đồ mã, sau khi cúng xong thì hóa cùng tiền vàng.

Cuộc sống hiện đại nên sự đa dạng về đồ mã cũng phong phú hơn nhiều. Nhưng điều này không có nghĩa là dùng đồ mã máy bay, tàu hỏa, ô tô để các vị thần “đi nhanh” hơn.

5 –  Không ném, hất cá chép vàng từ trên cao xuống

Một trong những đại kỵ cần tránh trong ngày tiễn ông Công ông Táo đó là việc thả cá chép. Cá chép vàng được coi là biểu tượng của thần linh và hành động thả cá chép còn mang ý nghĩa tâm linh.

5 kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo nhất định phải biết - Ảnh 4.

Ảnh: MXH

Cá chép vàng còn là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở, phát triển mạnh mẽ của người Việt từ lâu đời. Bởi vậy, việc thả cá chép sống còn là sự nhân lên của sự sống. Trong ngày cúng ông Công ông Táo, cá chép được “phóng sinh” nhẹ nhàng bằng cách thả ở những ao, hồ, sông, suối gần khu vực sinh sống. Tuy nhiên, khu vực nước này cần trong xanh, không có mùi hôi thối, nhiều rác bẩn.

Ngoài ra, không đứng từ trên cao, trên cầu ném và hất cá xuống dưới nước. Đây là hành động “thất lễ”, sẽ khiến các vị thần linh không vui và cũng không chứng tâm cho lòng thành của gia chủ.

(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)

Anh trai tôi hơn 40 tuổi rồi nhưng không hề đáng mặt đàn ông. Là trụ cột trong nhà nhưng lười làm ỉ lại vào vợ, lúc nào cũng chỉ nhăm nhe chỗ đất ông bà để lại. Năm ngoái bố tôi bất ngờ qua đời sau 1 trận ốm, thời điểm đó tôi đang kẹt công việc ở nước ngoài nên không thể về làm trọn chữ hiếu, tiễn bố chặng đường cuối cùng. Lần này giỗ bố cũng là lúc tôi về nước hẳn, nào ngờ chờ đón tôi tôi là một chuyện động trời rằng anh trai đã mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng, thậm chí toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi, và tôi bị gạch tên khỏi quyền thừa kế từ lúc nào không hay, không chia cho tôi một mét vuông. Đáng giận hơn, khi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống… ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Bố tôi mất hè năm ngoái, trước đó, ông bị ốm khoảng nửa tháng. Lúc đầu ai cũng nghĩ ông ốm bình thường thôi, vài hôm sẽ khỏe lại. Nhưng không ngờ chỉ 1 tuần sau, bệnh đến như núi lở, ông sút cân nhanh, các cơ quan trong cơ thể yếu đi rõ rệt. Khi anh trai tôi đưa bố đến bệnh viện thì bác sĩ nói không thể cứu được nữa rồi.

Cả nhà đưa bố về, chăm sóc bố những ngày cuối đời một cách tốt nhất có thể. Tôi do đang theo đuổi chương trình nghiên cứu để tốt nghiệp thạc sĩ nên rất bận, khoảng thời gian bố bệnh và sau khi ông qua đời, tôi chỉ về nhà được vài lần. Tôi biết mình có lỗi nhiều lắm vì đã không ở bên bố nhưng ông luôn động viên tôi là con gái thì cần phấn đấu nhiều hơn. Bản thân có địa vị xã hội, có thu nhập cao thì cuộc sống mới dễ chịu và không phụ thuộc vào đàn ông. Bố còn bảo, ông sống chết có số, tôi ở lại cũng chẳng giúp được gì vì ở nhà có mẹ chăm sóc bố rồi, tôi hãy cứ ở lại thành phố mà tiếp tục công việc, học tập, cố gắng từng chút cho tương lai của mình.
Sau khi tốt nghiệp, tôi xin được việc trong một công ty chứng khoán, công việc mới mẻ nên tôi càng bận rộn hơn. Bẵng đi đến hè năm nay, tôi mới lại có thời gian về nhà vào đúng ngày giỗ bố và ở lại nghỉ ngơi một tuần.
Cũng chính dịp này khiến tôi phát hiện ra một chuyện liên quan tới quyền thừa kế của mình.
Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Thời gian làm sổ là hè năm ngoái, trước khi bố tôi mất 1 tuần. Điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian bố ốm, anh tôi đã kịp làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Điều này khiến tôi rất bất ngờ. Bố tôi còn sống thì chuyện sang tên sẽ dễ dàng, vì giấy tờ đứng tên bố. Nhưng nếu ông mất, thì ngoài mẹ và anh trai ra, tôi cũng có phần thừa kế. Vậy nhưng, anh trai lại lợi dụng lúc bố còn sống để vội vã thừa kế hết đất đai tài sản trong nhà mà không chia cho tôi một mét vuông. Tôi cũng không hề biết chuyện này.

Ảnh minh họa
Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống. Huống chi tôi có công việc tốt, không muốn sống cùng bố mẹ chồng thì tự mua nhà mà ở. Trong khi tôi chưa hề có bạn trai, mẹ đã tính toán để tôi sống ở nhà chồng!!!
Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác.

Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản?
Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi không về chăm bố được không có nghĩa tôi từ bỏ gia đình. Tôi là con của bố mẹ, dù là con gái thì cũng có quyền được phân chia tài sản, không bằng anh trai thì cũng phải một phần đủ để xây căn nhà ở tạm. Thời buổi bây giờ, tôi có làm cả chục năm cũng khó mà mua được nhà ở thành phố, nếu có sẵn nhà ở quê thì cuộc sống cũng đỡ áp lực, khi cần, tôi vẫn có thể bán đi để mua nhà nơi khác.
Vậy mà bố mẹ, anh trai chị dâu lại gạt tôi ra khỏi quyền thừa kế, để lén lút sang tên sổ đỏ. Tôi có thể kiện để đòi lại quyền lợi cho mình không?