Home Blog Page 13

Chạy xe máy lên vỉa hè để nghe điện thoại, vào mua hàng có bị xử phạt?

0

Theo nghị định 168, chạy xe máy trên vỉa hè, trừ trường hợp để vào nhà, cơ quan, sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng.

Leo xe máy lên vỉa hè để vào mua hàng, nghe điện thoại có bị xử phạt không? - Ảnh 1.

Hình ảnh người dân đi trên vỉa hè tại Hà Nội – Ảnh: HỒNG QUANG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Nguyễn Quang Nhật – trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) – cho biết quy định hiện hành chỉ cho phép trường hợp chạy  xe máy đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan…

Còn với các trường hợp điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (biến vỉa hè thành đường) sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định 168/2024.

Cụ thể, mức phạt hiện nay với hành vi tài xế xe máy đi trên vỉa hè là 4-6 triệu đồng.

Một số ý kiến đặt vấn đề: tài xế xe máy đang đi đường tấp  xe vào vỉa hè để nghe điện thoại hoặc vào các cửa hàng mua đồ, làm một số công việc khác… có bị xử phạt không?

Trả lời nội dung này, đại tá Nguyễn Quang Nhật cho hay với các trường hợp trên, nếu tài xế leo xe máy lên, sau đó đỗ xe ở vỉa hè được phép đỗ thì hoàn toàn không bị xử phạt.

“Còn nếu tấp vào, leo lên vỉa hè rồi biến vỉa hè thành đường, chạy xe trên vỉa hè thì chắc chắn sẽ bị phạt”, đại tá Nhật nêu rõ.

Cũng theo nghị định 168 quy định phạt tiền 400.000-600.000 đồng đối với nhiều lỗi vi phạm như: dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép…

Dừng xe, đỗ xe trên điểm đón, trả khách, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;

Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt…

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật…

Nguồn: https://tuoitre.vn/chay-xe-may-len-via-he-de-nghe-dien-thoai-vao-mua-hang-co-bi-xu-phat-20250108150633686.htm

Sai lầm lớn nhất trong đời tôi là vội vàng chia thừa kế sớm cho các con. Sau khi bán mảnh đất 500m², tôi chia đều tiền cho hai đứa con trai. Nghĩ rằng chúng sẽ phụng dưỡng mình lúc tuổi già, tôi dọn đến ở nhà con trưởng. Nhưng chưa được bao lâu, con dâu đã thẳng thừng đề nghị: “Mỗi tháng ba đóng 5 triệu, tính cả tiền ăn uống và điện nước.” Tôi nghẹn ngào, không nói nên lời. Thời điểm đó, tôi chỉ biết âm thầm chảy nước mắt, hối hận vì đã quá tin tưởng vào con cái. Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Một ngày, trong lúc bế tắc và đau lòng, tôi đưa ra một tờ giấy, là di chúc của mảnh đất còn lại mà tôi giữ lại làm “phòng thân.” Vừa nhìn thấy, hai đứa con trai lập tức quỳ xuống, nước mắt rơi lã chã, xin tôi tha thứ và hứa sẽ thay đổi…

0

Sau lần đột quỵ hai năm trước, ông Hữu Tới quyết định phân chia tài sản, tránh con cái rơi vào cảnh “huynh đệ tương tàn” khi bố nhắm mắt xuôi tay.

Mảnh đất 500 m2 được người đàn ông Nam Định chia đôi cho hai cậu con trai. Không muốn con nào phải chịu gánh nặng chăm sóc mình khi tuổi già, ông Tới chọn sống luân phiên ở nhà hai con.

Nhưng đó là khởi đầu của chuỗi những ngày bi kịch của người cha 75 tuổi.

Trước kia ông ăn riêng nhưng khi về ở chung với các con, ông được yêu cầu góp tiền ăn, tiền điện. “Nhà chúng có 5 người nhưng mình tôi phải đóng một nửa”, ông Tới nói.

Tiền bạc thì ông có thể cố được nhưng cảnh mỗi khi có chuyện buồn bực, con trai và con dâu “chửi chó, mắng mèo” khiến ông sống trong thấp thỏm, luôn có cảm giác chúng mắng mỏ mình.

Dịp hè, gia đình con cả đi du lịch một tuần, ông Tới phải sang nhà con thứ. Cậu em đòi anh phải trả thêm tiền chăm sóc bố vì “chưa tới lượt”. Người anh không chịu, mắng em là “bất hiếu”. Vụ xô xát khiến ông bố cả tháng không dám bước chân ra đường vì sợ dân làng chê cười.

“Tôi đã sai khi chia tài sản cho chúng sớm quá. Giờ không còn gì trong tay, con cái coi là gánh nặng mà cũng chưa đến ngày tàn hơi ra đi theo ông bà”, ông Tới nói.

Thành kẻ ăn bám vì chia thừa kế sớm

Vợ chồng bà Ngọc Lan ở Thanh Hóa mất trắng căn nhà do sang tên sổ đỏ cho con trai làm ăn thua lỗ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từng tham gia nhiều vụ liên quan đến tài sản thừa kế, luật sư Diệp Năng Bình, trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông luật cho rằng, việc chia tài sản sớm có thể là giải pháp đúng đắn với gia đình này nhưng cũng có thể là ngòi nổ rắc rối với gia đình khác.

Thực tế đã chứng minh, tài sản thừa kế được chia sớm khi các con bắt đầu xây dựng sự nghiệp sẽ là đòn bẩy giúp phát triển tốt hơn, sớm ổn định kinh tế gia đình trẻ. Ngược lại, một số cha mẹ khi không còn tài sản trong tay bị con coi là kẻ ăn bám tại chính ngôi nhà họ gây dựng cả đời.

“Thậm chí có người còn bị đuổi ra ngoài đường, con cái có lời nói không đúng mực khi tài sản đã chia hết. Chỉ khi pháp luật can thiệp mới đòi lại được tài sản do lỗi con cái gây ra”, ông Bình nói.

Bổ sung ý kiến của luật sư, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đỗ Minh Cương, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, nhiều gia đình coi chia thừa kế sớm là giải pháp hạn chế tránh tranh chấp và nếu có khúc mắc cũng dễ giải quyết hơn để lại di chúc.

Ông Cương cho rằng giải pháp chia thừa kế sớm chỉ phù hợp với những gia đình có con cái có đạo hiếu và biết cách phát triển tài sản. Tâm lý “của trời cho” khi nhận thừa kế dễ khiến nhiều người sinh tâm lý lãng phí, không trân trọng những gì bản thân nhận được.

Ba năm trước, vợ chồng bà Ngọc Lan ở Thanh Hóa quyết định sang tên sổ đỏ cho con trai duy nhất khi người này làm ăn thua lỗ, cần vốn khởi nghiệp lại. Họ hàng, bạn bè ngăn cản nhưng người phụ nữ 64 tuổi khẳng định phải tin tưởng con cái, tặng tài sản cũng nên chọn đúng thời điểm.

“Lúc mình lú lẫn hoặc nằm liệt giường thì ai chăm sóc ngoài con trai”, bà nói với chồng. “Lúc nó cần nhất, mình không giúp thì lúc đau yếu nó làm sao chăm hết lòng được”.

Có tiền thế chấp đất đai, thay vì chú tâm công việc, con trai bà Lan lại lao vào cờ bạc mong gỡ gạc tiền làm ăn thua lỗ trước đó. Sau một năm, người này thông báo với bố mẹ “đã phá sản, nhà cửa mất sạch không còn gì”, sau đó trốn biệt tích. Bị xiết nhà, hai vợ chồng già rơi vào cảnh trắng tay, không chốn dung thân, phải sống nhờ nhà họ hàng, làng xóm.

Từ trường hợp của gia đình bà Lan, luật sư Diệp Năng Bình khuyên, khi bố mẹ có ý định chuyển giao một phần hay toàn bộ tài sản cũng nên có sự ràng buộc nhất định với quyền và nghĩa vụ của con cái. Ít nhất phải nhờ cá nhân, cơ quan chức năng làm chứng, giám sát thậm chí là xử lý nếu có vi phạm về việc quản lý, sử dụng tài sản thừa kế nhằm tránh những biến cố có thể xảy ra như con cái lật lọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của cha mẹ.

“Như vậy, thay vì nghĩ đến việc chia tài sản thừa kế, cha mẹ nên nghĩ đến phương án lập di chúc”, luật sư nói. Trong Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm cha mẹ qua đời). Lúc này, người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản theo nội dung được nêu trong di chúc. Nếu không có, sau khi cha mẹ mất, tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Khi làm di chúc, luật sư Bình lưu ý, cha mẹ không cần phải công khai cho con cái biết để tránh những tranh chấp không đáng có. Hơn nữa, pháp luật cũng cho phép cha mẹ có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc trước thời điểm mở thừa kế.

Bổ sung thêm, chuyên gia kinh tế Đỗ Minh Cương cho rằng, dù thương con đến đâu khi bước vào tuổi xế chiều, cha mẹ vẫn nên giữ tài sản nhất định để chủ động cuộc sống cá nhân, phòng biến cố có thể xảy ra. Chỉ nên cho con cái tiền, tài sản trong trường hợp cha mẹ đã trích lập được quỹ dự phòng đủ an toàn.

“Không để con cái phải lo về mặt tài chính cho cha mẹ khi về già cũng là một loại trách nhiệm”, ông Cương nói.

Từ nay: Vi phạm giao thông bỏ lại xe cũng không được, bị trừ vào lương hoặc tài sản tương đương….

0

Mức phạt người điều khiển xe máy vi phạm giao thông tăng từ ngày 1 tháng 1 năm 2025. Không ít người đã bỏ lại xe để tránh bị phạt. Phía cảnh sát giao thông sẽ xử lý như thế nào với những người này?

Mức xử phạt vi phạm giao thông từ 01/01/2025

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 01/01/2025.

Theo Nghị định này, người điều khiển xe đi ngược chiều, đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan); không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; điều khiển xe máy không gắn biển số; gắn biển số không đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng.

bỏ xe, bỏ xe khi vi phạm giao thông, kiến thức

Mức xử phạt vi phạm giao thông tăng nên tình trạng tai nạn đã giảm đáng kể (Ảnh minh họa).

Mức phạt tiền từ 08 – 10 triệu đồng sẽ áp dụng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng nêu rõ mức phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc…

Bên cạnh đó, cá nhân điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt từ 02 – 10 triệu đồng.

Người vi phạm bỏ xe, xử lý sao?

Do mức xử phạt hành vi vi phạm giao thông khá cao nên thực tế có không ít cá nhân vi phạm khi bị lực lượng chức năng xử phạt đã cố tình không nộp phạt mà “bỏ của chạy lấy người”.

Về chế tài xử lý đối với hành vi này, Luật sư cho hay, căn cứ Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

bỏ xe, bỏ xe khi vi phạm giao thông, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Do đó, nếu người vi phạm trốn tránh không nộp phạt mà bỏ xe lại thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Cũng theo Điều 86, Luật Xử lý vi phạm hành chính, trường hợp hết thời hạn trên mà cá nhân vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng các hình thức:

Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người khác đang giữ trong trường hợp người vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc khắc phục hậu quả theo quy định.

Tỉ lệ khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định 166/2013/NĐ-CP. Cụ thể, việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có thể tiến hành nhiều lần, tỉ lệ như sau: Đối với tiền lương, BHXH tỉ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, BHXH được hưởng. Đối với những khoản thu nhập khác, tỉ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.

Như vậy, nếu cá nhân vi phạm giao thông cố tình không nộp phạt, bỏ lại xe vẫn phải đóng phạt theo quyết định xử phạt hành chính, nếu không chấp nhận quyết định xử phạt thì có thể bị cưỡng chế.

Về việc xử lý phương tiện của người vi phạm hết thời hạn tạm giữ mà không đến nhận, theo Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần 02 nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Nhà nghèo bền vững nhiều năm nay, mặc vợ con đ::ói kh::át, chồng bán cả vàng cưới, vay mượn thêm, gom 100 triệu để xây mộ tổ tiên to nhất làng TẾT đến “Không thể để nhà khác k:h::inh nhà anh được”. Mặc vợ khuyên can hết lời, Cứ thư thả 1-2 năm nữa cho kinh tế ổn định. Chồng không nghe đúng gần TẾT ngày khánh thành mộ thì nhận tin s::ét đ:::ánh…

0

Nhà nghèo, mặc vợ con đ::ói kh::át, chồng bán cả vàng cưới, vay mượn thêm, gom 100 triệu để xây mộ tổ tiên to nhất làng: “Không thể để nhà khác k:h::inh nhà anh được”. Mặc vợ khuyên can hết lời, Cứ thư thả 1-2 năm nữa cho kinh tế ổn định. Chồng không nghe đúng gần TẾT ngày khánh thành mộ thì nhận tin s::ét đ:::ánh…

“Xây khoảng 100 triệu. Tiền lương anh sẽ đổ ra, vay mượn thêm với bán ít vàng cưới. Anh xây cho ông bà to nhất làng luôn”.

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của chị em trong hôn nhân đó là lấy phải người chồng mắc bệnh “sĩ diện”. Kiểu người đàn ông này chỉ bo bo giữ lấy cái thể diện chứ vợ con đói khát hay làm sao thì… lờ lớ lơ.

Đơn cử như anh chồng trong câu chuyện dưới đây khiến chị vợ khóc cạn nước mắt. Chị kể, tiền ăn không có, tiền bỉm sữa cho con cũng chẳng đủ.

Lương tháng nào cũng chỉ tạm đủ chi tiêu tháng ấy, chẳng dư được đồng nào. Ấy thế mà anh chồng không chịu hiểu, đang yên đang lành đòi tu sửa, xây mộ tổ tiên lên tới 80 triệu.

 

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-1

 

Anh chồng mắc “bệnh sĩ” đòi xây mô tổ tiên to nhất làng để… oai với đời.

“Anh nói luôn, tiền ăn em tự lo cho hai mẹ con. Không có thì đi vay mượn hoặc về ngoại ở. Chứ tiền lương từ giờ đến cuối năm là 2 tháng, anh sẽ để ra xây mộ (tổ tiên) cho ông bà nội.

Xây khoảng 80 triệu. Tiền lương anh sẽ đổ ra, vay mượn thêm với bán ít vàng cưới. Anh xây cho ông bà to nhất làng luôn”.

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-2
Anh chồng quyết không thể để hàng xóm coi thường.

Mặc vợ khuyên can hết lời. Nào là: Cứ thư thả 1-2 năm nữa cho kinh tế ổn định, chẳng cho ông bà ngoại được xu nào còn ăn bám… Đấy là còn chưa kể không có tiền mà xây mộ những 80 triệu?

Thế nhưng anh chồng cảm thấy không thể chấp nhận cảnh cả làng nhìn mình với ánh mắt xem thường, nên: “Chẳng lẽ cả làng xây được mà anh không xây được à?”.

Không lằng nhằng, anh chồng quyết định “tống” vợ về ngoại. Thế nhưng anh không quên giữ lại chút “liêm sỉ”, dặn kỹ lưỡng: “Nói khéo là nhớ nhà về chơi, chứ đừng nói không có tiền ăn nên về đấy” khiến chị… cạn lời.

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-3
Đuổi vợ về “ăn bám” ông bà ngoại nhưng vẫn phải giữ… chút liêm sỉ.

Trên thực tế, mỗi người đều cần có sự sĩ diện. Thế nhưng sự sĩ diện đặt sai hoàn cảnh lại trở thành vấn đề.

Khi một người đàn ông chưa hoàn thành vai trò trách nhiệm làm chồng, làm cha của mình nhưng lại thích “cứu rỗi cả thế giới” ắt xảy ra bi kịch cho chính gia đình mình. Câu chuyện ở trên chính là một ví dụ điển hình.

Mặc vợ con đói khát, chồng gom 80 triệu sửa mộ tổ tiên to nhất làng-4
Một số bình luận từ dân mạng. (Ảnh cap màn hình). 

Tôi đã sai rồi…Công việc của tôi là làm cố định ở xa nhà. Cứ hai tuần, tôi lại được nghỉ 2-3 ngày cuối tuần để về thăm vợ con. Cách đây hơn ba năm, công ty cũ của vợ không tái ký hợp đồng với cô ấy vì thay đổi ban lãnh đạo. Vợ tôi từng là người thuộc nhóm quản lý thân thiết của ban lãnh đạo cũ, nhưng khi cơ cấu thay đổi, cô ấy không còn được trọng dụng. Khi vợ nhắn tin báo tin này, tôi đã vô tâm đáp lại: “Thất nghiệp thì đi tìm việc khác mà làm”. Cô ấy chỉ trả lời vỏn vẹn một chữ: “Ừ”. Từ đó, không một lời phàn nàn hay tâm sự nào được cô ấy nói ra nữa. Thời điểm đó, tôi có gần hai tỷ đồng, định mua thêm một mảnh đất. Tôi dự tính vay thêm vài trăm triệu đồng và nhờ vợ đi ngân hàng ký giấy v;ay. Trước ngày đi, vợ nhắn tin nhờ tôi chuyển 12 triệu đồng để đóng tiền học thêm cho con, vì khi đó cô ấy vừa th;ất nghiệp, chưa xoay kịp. Nhưng tôi lại nghĩ rằng vợ không thể nào thiếu ti;ề;n, bởi lương của cô ấy trước giờ rất cao, hơn nữa, cô ấy luôn biết cách thu vén mọi thứ. Tôi trả lời: “Không có, tự lo đi”. Vợ không nói gì thêm. Thế nhưng, sau khi rời khỏi ngân hàng, tôi vô tình thấy vợ ngồi xổm ở bãi xe, khóc nức nở. Biến cố lớn xảy ra cách đây vài tháng, khi tôi biết bố vợ đã qu;a đ;ời từ hơn hai tháng trước mà vợ không hề thông báo. Con gái lớn vô tình ti;ết l;ộ chuyện này khi tôi hỏi thăm về ông ngoại. Khi tôi hỏi vợ lý do gi;ấ;u chuyện lớn như vậy, cô ấy thờ ơ đáp một câu 8 chữ khiến tôi điế;ng người.. Lúc này tôi quá bất lực liền nói một câu với vợ thế nhưng cả nhà vợ lại hùa vào, kết quả bây giờ tôi mất hết tài sản mà hôn nhân cũng…….Đọc tiếp dưới bình luận

0

Tôi bắt đầu lo lắng, nhưng lại không đủ can đảm để làm điều gì đó phá vỡ sự im lặng của cô ấy. Tôi sợ mình lại khiến cô ấy tổn thương.

Tôi và vợ bằng tuổi, yêu nhau hơn hai năm trước khi cưới. Chúng tôi không phải là mối tình đầu của nhau. Trước khi đến với tôi, vợ từng có một mối tình sâu đậm kéo dài hơn sáu năm, nhưng cuộc tình ấy kết thúc khi cô ấy bị phản bội. Họ chia tay trong êm đẹp, không oán giận. Còn tôi, trước khi gặp vợ, cũng từng trải qua hai mối tình mà tôi coi là nghiêm túc, nhưng chưa từng sâu sắc hay để lại nhiều dấu ấn như với cô ấy.

Khi lấy nhau, tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn. Vợ là người phụ nữ quyết đoán, độc lập, và từng rất hòa đồng, vui vẻ. Từ ngày cưới, tôi chưa từng để tâm đến bất kỳ người phụ nữ nào khác ngoài vợ mình. Suốt gần 16 năm chung sống, chúng tôi có ba đứa con: con gái lớn hiện học lớp 10, hai cậu con trai lần lượt học lớp 8 và lớp 4.

Công việc của tôi là làm cố định ở xa nhà. Cứ hai tuần, tôi lại được nghỉ 2-3 ngày cuối tuần để về thăm vợ con. Từ khi kết hôn, vợ con sống cùng bố mẹ tôi. Sau khi bố tôi mất cách đây vài năm vì đột quỵ, mẹ tôi vẫn sống cùng gia đình nhỏ của tôi, và vợ đảm nhận vai trò quán xuyến tất cả.

Cuộc sống gia đình có vẻ yên bình, nhưng dần dần, những rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Vợ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ và thành công. Trong những năm trước, thu nhập của cô ấy gấp bốn đến năm lần tôi. Tuy nhiên, chúng tôi sống rạch ròi về kinh tế. Lương ai nấy giữ, vợ tự lo toàn bộ chi tiêu trong gia đình, từ tiền học hành của con cái đến việc biếu bố mẹ hai bên. Mỗi khi tôi về nhà, có gì cần mua sắm, đôi khi tôi trả, lúc thì cô ấy lo.

Tôi không thuộc kiểu người phóng khoáng về tài chính, cũng không vướng vào các tệ nạn. Ngoài những dịp nhậu nhẹt lễ tết với đồng nghiệp, bạn bè, tôi khá khép kín. Nhưng có lẽ vì sự khô khan, không tinh tế của mình, tôi đã khiến vợ phải chịu nhiều ấm ức mà không hề nhận ra.

Cách đây hơn ba năm, công ty cũ của vợ không tái ký hợp đồng với cô ấy vì thay đổi ban lãnh đạo. Vợ tôi từng là người thuộc nhóm quản lý thân thiết của ban lãnh đạo cũ, nhưng khi cơ cấu thay đổi, cô ấy không còn được trọng dụng. Khi vợ nhắn tin báo tin này, tôi đã vô tâm đáp lại: “Thất nghiệp thì đi tìm việc khác mà làm”. Cô ấy chỉ trả lời vỏn vẹn một chữ: “Ừ”. Từ đó, không một lời phàn nàn hay tâm sự nào được cô ấy nói ra nữa.

Thời điểm đó, tôi có gần hai tỷ đồng, định mua thêm một mảnh đất. Tôi dự tính vay thêm vài trăm triệu đồng và nhờ vợ đi ngân hàng ký giấy vay. Trước ngày đi, vợ nhắn tin nhờ tôi chuyển 12 triệu đồng để đóng tiền học thêm cho con, vì khi đó cô ấy vừa thất nghiệp, chưa xoay kịp. Nhưng tôi lại nghĩ rằng vợ không thể nào thiếu tiền, bởi lương của cô ấy trước giờ rất cao, hơn nữa, cô ấy luôn biết cách thu vén mọi thứ. Tôi trả lời: “Không có, tự lo đi”. Vợ không nói gì thêm, nhưng khi đến ngân hàng ký giấy vay cho tôi, cô ấy vẫn vui vẻ như chưa có chuyện gì.

Thế nhưng, sau khi rời khỏi ngân hàng, tôi vô tình thấy vợ ngồi xổm ở bãi xe, khóc nức nở. Tôi đứng từ xa, bất lực nhìn cô ấy mà không dám lại gần an ủi. Tôi chọn cách trốn tránh, không đối diện với nỗi buồn của cô ấy. Có lẽ, đây là khoảnh khắc khiến vợ tôi thay đổi mãi mãi.

Cuối tuần đó, khi tôi về nhà, bữa cơm tối trở thành một cuộc cãi vã không đáng có. Vợ không kịp nấu cơm vì bận việc, chỉ làm món trứng chiên cho cả nhà ăn tạm. Đang đói bụng, tôi bực mình nói: “Có bữa cơm mà cũng không nấu được ra hồn”. Ngay lập tức, vợ ném mấy quả trứng vào tường rồi bỏ vào phòng đóng sầm cửa lại. Mặc kệ mẹ tôi định dọn, tôi bảo để vợ tự dọn.

Sáng hôm sau, vợ dậy sớm, lau chùi bếp sạch bóng như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng từ hôm ấy, cô ấy không còn nói chuyện với tôi nữa. Trước mặt các con, vợ vẫn vui vẻ, cười nói. Nhưng với tôi, cô ấy hoàn toàn im lặng. Mọi giao tiếp giữa chúng tôi đều gián tiếp thông qua các con.

Thời gian trôi qua, tôi cảm nhận rõ ràng khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng lớn. Tôi bắt đầu lo lắng, nhưng lại không đủ can đảm để làm điều gì đó phá vỡ sự im lặng của cô ấy. Tôi sợ mình lại khiến cô ấy tổn thương.

Biến cố lớn xảy ra cách đây vài tháng, khi tôi biết bố vợ đã qua đời từ hơn hai tháng trước mà vợ không hề thông báo. Con gái lớn vô tình tiết lộ chuyện này khi tôi hỏi thăm về ông ngoại. Khi tôi hỏi vợ lý do giấu chuyện lớn như vậy, cô ấy thờ ơ đáp: “Tình nghĩa gì, yêu thương gì mà cần phải báo”. Câu nói ấy như nhát dao đâm vào tim tôi. Tôi nhận ra mình đã đánh mất tất cả, kể cả sự tôn trọng tối thiểu từ người từng yêu thương tôi nhất.

Tôi bắt đầu hoang mang tìm kiếm thông tin về công việc của vợ, nhưng cô ấy không sử dụng mạng xã hội hay để lại bất kỳ manh mối nào. Tôi xin nghỉ phép vài ngày, nhờ người theo dõi xem vợ làm gì, ở đâu. Cảm giác xấu hổ và hối hận dâng tràn khi tôi nhận ra rằng, mặc dù cô ấy vẫn sống cùng tôi, nhưng dường như tôi đã mất cô ấy mãi mãi.

Trong nỗ lực cuối cùng để cứu vãn hôn nhân, tôi lấy tất cả các giấy tờ nhà, đất, các tờ giấy thỏa thuận tài sản đưa cô ấy. Những tài sản tôi có được đều từ khi có vợ và nếu không có vợ lo quán xuyến mọi việc thì tôi không thể tích trữ được nhiều vậy trong ngần ấy năm.

Vợ chẳng thèm nhìn mà quăng trả lại tôi tất cả các sổ đất và giấy tờ, không hề đáp trả một lời. Tôi viết cho vợ một bức thư vì biết nhắn tin thế nào cô ấy cũng chẳng chịu đọc. Vừa liếc nhìn tờ giấy, cô ấy xé nát, vứt vào sọt rác và bỏ ra ngoài. Tôi đứng chết lặng, bất lực, không biết phải thế nào cả. Hơn hai tháng trời gần như tôi không thể ngủ nổi, bật dậy giữa đêm, cảm giác hối hận không tả được.

Tôi về bên ngoại, thắp nhang cho bố vợ, anh vợ nhìn tôi chẳng nói gì cả, có lẽ anh hiểu phần nào. Mẹ vợ mất từ khi vợ tôi lên bốn tuổi, bố vợ ở vậy nuôi ba anh em cô ấy nên người. Vợ rất thương bố, từ nhỏ cô ấy đã định hình lấy chồng sẽ sinh ba con giống như ba mẹ đã sinh ba anh em cô ấy vậy. Ba anh em đều thương bố, học giỏi, thành đạt và yêu thương nhau. Anh vợ nói với tôi rằng, chuyện gia đình tôi, chẳng cần ai kể, anh ấy tự cảm nhận được, vợ tôi mồ côi mẹ từ nhỏ, sống thiếu tình thương, sợ nhất cảm giác người ta thương hại mình.

Anh vợ kể, một lần, cô ấy hỏi đùa với bố vợ: “Bố ơi, nếu sau này con bỏ chồng, bố nuôi con không?” Ông đáp: “Bỏ được, nhưng đợi khi nào bố không còn sống nữa”. Mấy năm nay, mỗi lần về nhà, cô ấy đều mang theo một tâm trạng khác lạ, anh ấy hiểu được. Anh trai vợ nói với tôi: “Nếu không thể vì con được nữa, lúc nào em gái anh muốn ly hôn, nhờ em ủng hộ nó nhé”. Câu nói của anh vợ cứ văng vẳng mãi trong đầu tôi. Tôi cảm thấy thật sự sợ hãi và bất lực. Tôi không biết phải đối diện với vợ thế nào, không biết có phép màu nào hàn gắn được tình cảm đã mất. Rất mong nhận được lời khuyên từ các bạn.

Hai tuần trước là ngày gi::ỗ của vợ tôi. Tôi cùng con trai đã 6 t:u::ổi đã cố gắng sống tốt suốt 2 năm qua. Có lẽ bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh, cố gắng kiếm ti:ền nuôi con trai nên đôi khi tôi đã thấy lòng mình đã ổn định lại. Nhưng tôi biết mình vẫn chưa thể quên được vợ. Ngày gi::ỗ của vợ, tôi uống đến s:a::y quên đất trời. Tôi chỉ nhớ mình về được tới nhà, sau đó ng:ã ra giường ngủ s::ay. Đến nửa đêm, tôi b:ất ng:ờ tỉnh dậy. Tôi ho:ả:ng h:ốt khi thấy có một người đang nằm kế bên. Vừa nhìn thấy vóc dáng của người phụ nữ đó, lòng tôi r:un r:;ẩ:y, từ mái tóc đến bàn tay đềy khiến tôi h:oả:ng. Tôi đưa tay k;éo gương mặt cô ấy lại để nhìn cho rõ. Nhưng khi nhìn rõ khuôn mặt của người phụ nữ bên cạnh, trong lòng tôi vừa ch:ua ch:át vừa ph::ẫ:n n:ộ đầy đắ:ng c:a:y…… Đọc tiếp dưới bình luận

0

Hóa ra tối qua Thảo đi theo tôi suốt chặng đường về nhà. Cô ấy còn đội bộ tóc giả để trông giống vợ tôi. Tôi vì say nên nhận nhầm đó là vợ, vậy là mọi chuyện xảy ra mà tôi chẳng nhớ gì cả.

Hai tuần trước là ngày giỗ của vợ tôi. Tôi cùng con trai đã 6 tuổi đã cố gắng sống tốt suốt 2 năm qua. Có lẽ bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh, cố gắng kiếm tiền nuôi con trai nên đôi khi tôi đã thấy lòng mình đã ổn định lại. Nhưng tôi biết mình vẫn chưa thể quên được vợ. Càng đến gần ngày giỗ của vợ, tôi lại buồn đau vô cùng. Ngày giỗ của vợ, tôi uống đến say quên đất trời. Tôi chỉ nhớ mình về được tới nhà, sau đó ngã ra giường ngủ say.

Đến nửa đêm, tôi bất ngờ tỉnh dậy. Tôi hoảng hốt khi thấy có một người đang nằm kế bên. Vừa nhìn thấy vóc dáng của người phụ nữ đó, lòng tôi run rẩy. Cô ấy nhìn rất giống vợ tôi, đặc biệt là mái tóc đen suông dài đến lưng.

Tôi đưa tay kéo gương mặt cô ấy lại để nhìn cho rõ, đây có đúng là người vợ mất sớm của tôi không? Có phải cô ấy vì biết tôi và con trai nhớ thương nên đã tìm cách quay về?

Nhưng khi nhìn rõ khuôn mặt của người phụ nữ bên cạnh, trong lòng tôi vừa chua chát vừa phẫn nộ. Đó không phải là vợ tôi mà là Thảo, cô đồng nghiệp! Tôi vội vàng ngồi dậy, Thảo cũng bối rối nhìn hai chúng tôi không mảnh vải che thân. Tôi không nhớ gì chuyện hôm qua, thật sự không thể nhớ. Tôi chỉ biết trong mơ đã gặp vợ, không phải là Thảo!

Ngày giỗ đầu của vợ, tôi đau lòng uống say như chết, nữa đêm kinh ngạc thấy người phụ nữ bên cạnh - Ảnh 1
Tôi chỉ biết trong mơ đã gặp vợ, không phải là Thảo! – Ảnh minh họa: Internet
Hóa ra tối qua Thảo đi theo tôi suốt chặng đường về nhà. Cô ấy còn đội bộ tóc giả để trông giống vợ tôi. Tôi vì say nên nhận nhầm đó là vợ, vậy là mọi chuyện xảy ra mà tôi chẳng nhớ gì cả.

Tôi biết Thảo đã có cảm tình với tôi từ lâu, nhưng tôi không thể đáp trả vì còn nhớ thương vợ qua đời sớm. Sau khi vợ tôi mất, Thảo luôn ở bên giúp tôi chăm sóc con cái, kiên nhẫn đợi tôi hồi đáp tình cảm của cô ấy. Nhưng tôi không thể ngờ được cô ấy lại dùng cách giả dạng vợ tôi để trèo lên giường cùng tôi thế này.

Vì quá tức giận, tôi đuổi Thảo đi ngay sau đó. Nhưng tôi nào ngờ, một tháng sau cô ấy thông bao đã có thai. Cô ấy tìm đến mẹ tôi, bà muốn chúng tôi kết hôn. Tôi thật sự rất khó xử. Tôi không thể vô trách nhiệm với đứa con trong bụng của Thảo. Nhưng tôi cảm thấy có lỗi với vợ cũ, tôi vẫn còn thương cô ấy lắm. Giờ tôi phải làm sao đây?

Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, ai cũng nên biết ….

0

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi chạy xe chậm áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Đối với ô tô

Theo điểm o, điểm p, khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

o) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

p) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định”.

Đối với xe máy

Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025, ai cũng nên biết- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo điểm k khoản 1; điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

“1.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

k) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

c) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông”

Đối với xe máy chuyên dùng

Theo điểm đ khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:..

đ) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép”.

Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông năm 2025 thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2024/TT-BGTVT.

Theo Minh Hoa (t/h)

Người đưa tin

Sao chị dâu có thể yêu cầu một việc vô lí đến thế? Mẹ chồng ốm lay lắt nằm viện cả tháng nay, chị dâu tự nguyện nghỉ làm để chăm mẹ vậy mà lại lên giọng đòi vợ chồng tôi phải góp tiền trả công cho chị ấy. Nghe xong thấy chối tai tôi mới lặng lẽ đưa ra tờ giấy A4, chị cầm đọc xong thì sả-ng h-ồn

0

Sao chị dâu có thể yêu cầu một việc vô lí đến thế?

Bố mẹ chồng sống với vợ chồng chị dâu. Mỗi tháng, tôi đều chuyển chị dâu 3 triệu để phụ tiề.n thuốc men, ăn uống cho ông bà. Chị dâu làm công nhân, tính tình đanh đá, ăn nói sắc sảo. Bù lại, chị chăm lo cho bố mẹ chồng khá chu đáo nên tôi cũng yên tâm.

Tháng trước, mẹ chồng tôi đổ bệnh nặng rồi nằm viện điều trị cả tháng nay. Hiện giờ, bà tuy đã được cho về nhà nhưng sức khỏe vẫn yếu, bác sĩ dặn khi thấy có biểu hiện bất thường là lập tức đưa đến viện ngay. Chị dâu nghỉ làm để chăm mẹ.

Hôm qua, tôi mua lạng yến về bồi bổ cho mẹ chồng. Ăn cơm xong, chị dâu bỗng yêu cầu vợ chồng tôi phải góp tiề.n nuôi mẹ. Chị ấy nói mình đã nghỉ làm, coi như bỏ công. Tôi phải bỏ tiề.n, vậy mới là công bằng.

Anh chồng gắt gỏng bảo vợ nín, bơn bớt cái mồm lại. Chị dâu không hiểu ý chồng, vẫn mặt mày cau có kể khổ kể thiếu. Chị ấy nói kinh tế trong nhà khó khăn, nếu tôi không đưa tiề.n cho mẹ thì chị ấy phải bán vàng cưới để lo cho bà. Chị còn bảo tiề.n viện phí, phẫu thuật cũng nhiều, tôi chỉ hỗ trợ 1/2, lại không bỏ công chăm là không xứng phận làm con.

Mẹ chồng nằm viện một tháng, chị dâu yêu cầu vợ chồng tôi góp tiề.n nuôi, tôi đưa ra tờ giấy A4 khiến chị hoảng hồn - Hình 1

Ảnh minh họa

Tôi để chị nói xong rồi mới ra ngoài xe ô tô, đem tờ giấy A4 vào. Tôi đặt ngay ngắn trước mặt anh chị, bảo chị đọc cho kỹ cam kết.

Cách đây 2 năm, vợ chồng tôi đã bỏ ra 3 tỷ đồng để xây nhà mới cho bố mẹ chồng. Nhưng tôi hiểu, căn nhà này sớm muộn cũng thuộc về quyền sở hữu của anh chồng – chị dâu. Vì thế, tôi đã nhờ luật sư soạn bản cam kết, thỏa thuận này.

Trong bản thỏa thuận có ghi rõ, mảnh đất, căn nhà tôi chấp nhận để lại cho chị dâu. Nhưng anh chị phải chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ chồng đến cuối đời. Mỗi tháng, tôi hỗ trợ bao nhiêu thì hỗ trợ, anh chị không được đòi hỏi nữa. Nếu làm trái với thỏa thuận thì chúng tôi được quyền kiện để đòi lại căn nhà do vợ chồng mình bỏ tiề.n xây. Anh chồng – chị dâu đã ký vào bản cam kết này.

Khi mẹ chồng nằm viện, tôi đã trả 1/2 chi phí; chưa kể tiề.n mua bảo hiểm nhân thọ, tiề.n thuốc men, quần áo… của bố mẹ chồng, tôi cũng chi. Vậy mà giờ chị dâu lại dám đòi tiề.n tôi? Mới 2 năm mà chị ấy đã quên mất bản cam kết này rồi.

Thấy bản cam kết, chị dâu hoảng hồn, không dám lên tiếng đòi tiề.n nữa. Nhưng tôi vẫn bực mình. Tôi muốn cắt hết các khoản tiề.n chu cấp cho bố mẹ chồng mỗi tháng thì chồng không đồng ý. Anh còn bảo chúng tôi giàu có, thôi hoan hỉ đưa chị dâu 50 triệu nữa cũng được. Dù sao cũng cho bố mẹ chứ không phải cho chị ấy. Tôi tức anh ách với câu nói của chồng. Có nên đưa thêm tiề.n cho chị dâu không?

Dốc hết vốn liếng được 4 tỷ mang về quê chồng vừa xây biệt thự vừa mua xe. Ngày nhà hoàn thiện chưa kịp vui mừng thì tôi đã phải nhận tin s::ét đá:::nh…tôi không dám tin người vừa gây chuyện đáng buồn ấy lại chính là bố mình…Đọc thêm tại bình luận

0

Mấy mẹ con thẫn thờ nhìn nhau, tôi không dám tin người vừa gây chuyện đáng buồn ấy lại chính là bố mình.

Chị gái tôi lập gia đình cách đây 6 năm. Vợ chồng chị thuê nhà ở gần bố mẹ nên vẫn thường xuyên qua lại bên ngoại mỗi tuần. Cưới được 1 năm thì chị sinh con, tôi được lên chức dì nên vui lắm, suốt ngày đòi bế cháu hộ chị.

Tuy cuộc sống hôn nhân của chị tôi rất hạnh phúc nhưng phía sau đó là sự khổ tâm của vợ chồng chị vì cày cuốc mãi vẫn chưa mua được nhà riêng. Giá cả sinh hoạt tăng cao, thu nhập thì vẫn vậy, mà vừa nuôi con vừa tiết kiệm vừa cân đối chi tiêu khiến chị tôi khá đau đầu.

Lương 2 anh chị cộng vào mỗi tháng khoảng 40-50 triệu. Tuy con số ấy không ít nhưng với gia đình có con nhỏ thì chẳng thấm vào đâu, bởi chị tôi từng kể chi phí mỗi tháng cho cháu cũng “ngốn” hết gần nửa lương của bố mẹ rồi. Nào ăn uống, nào quần áo, sữa bỉm, tiêm phòng, rồi học phí lớp mẫu giáo, lớp múa, đi du lịch gần xa…

Nói chung sau khi cân đối các khoản chính thì mỗi tháng chị tôi cất đi được chừng 15-30 triệu tiết kiệm. Cộng thêm tiền vàng giữ lại từ hồi đám cưới và một số khoản đầu tư khác, giờ chị tôi có trong tay khoảng 4 tỷ đồng. Vợ chồng chị đi quanh Hà Nội khắp nửa năm trời để tìm mua chung cư, nhưng giá nhà cứ leo mãi không tụt nên kết cục họ chẳng chọn được căn nào phù hợp với nhu cầu.

Chị tôi than nếu trả tiền thẳng căng hết 100% thì chung cư 2 ngủ giá 4 tỷ vẫn có nơi bán. Thế nhưng mua nhà xong anh chị sẽ trắng tay, không có chi phí sửa sang nội thất hoặc quỹ dự phòng để chi tiêu nữa. Cả 2 người đều không thích vay mượn nợ nần, nên chị tôi cũng không có ý định “gồng” để mua nhà bằng được. Ông bà nội ngoại mỗi bên cũng chỉ có thể cho thêm một ít, anh chị không muốn phiền bố mẹ nên từ chối nhận hỗ trợ.

 

Cuối cùng sau nhiều đêm vắt trán suy nghĩ, vợ chồng chị gái tôi quyết định về quê nội để an cư. Anh rể đã có sẵn miếng đất 200 mét vuông do bố mẹ cho rồi, giờ chỉ việc xây nhà mới để ở thôi.

Kế hoạch chuyển công việc về quê cũng đã được anh chị tính trước. Chị gái tôi ấp ủ giấc mơ làm mỹ phẩm hữu cơ từ lâu rồi nên chị định sẽ trồng một vườn hoa hồng với thảo dược. Còn anh rể thì mở đại lý vật liệu xây dựng kiêm văn phòng tư vấn thiết kế nội thất, vì anh ấy vốn dĩ là kiến trúc sư.

Tôi từng về nhà anh rể đợt đám cưới rồi nên thực ra ở đó cũng không đến nỗi quê mùa vắng vẻ. Dân cư xung quanh cũng đông đúc, cơ sở hạ tầng hiện đại tiện nghi không kém thành phố nên có lẽ anh chị nghỉ việc về quê sống cũng không phải là chuyện đáng sợ.

Cầm 4 tỷ về quê vừa mua xe vừa xây biệt thự, chị gái tôi cay đắng khi không thể bước vào chính căn nhà của mình- Ảnh 1.

Hôm chị gái thông báo chuẩn bị dọn về quê chồng sinh sống thì bố mẹ tôi sốc lắm. Mẹ tôi không muốn xa con xa cháu nên năn nỉ anh chị ở lại với ông bà. Bố tôi thì giận dỗi ra mặt khi các con chẳng bàn bạc gì trước, đùng cái tự quyết chuyện về quê ở.

Chị tôi đưa ra lý do rất thuyết phục nhưng bố mẹ vẫn không đồng ý. Họ còn bảo nếu anh chị cố tình về quê cách xa ông bà thì tình cảm gia đình cũng sẽ rạn nứt. Tôi phải xen vào mấy câu để xoa dịu không khí căng thẳng. Nhưng kết cục là anh chị vẫn lặng lẽ bỏ về sau cuộc nói chuyện thất bại.

Mấy ngày sau đó anh chị bắt đầu dọn đồ đạc để chuyển đi. Anh rể về quê trước để chuẩn bị cho việc xây nhà. Bản thiết kế anh tự lo luôn, nội thất cũng tự làm. Chị gái bảo tôi rằng chi phí xây ước tính khoảng gần 2 tỷ. Vật liệu ở quê rẻ nên chọn gì cũng dễ, vị trí miếng đất ngay gần bờ sông nên quang cảnh rất đẹp, chị tôi không tiếc tiền bảo chồng xây hẳn cái nhà 3 tầng kiểu tân cổ điển đẹp như biệt thự luôn.

Trừ tiền xây nhà đi thì số dư còn lại anh chị đem đi mua luôn cái ô tô 5 chỗ. Cái xe đăng ký tên chị tôi, anh rể lái luôn về quê để chạy đi chạy lại lo vụ chuyển nhà.

Thấy anh chị sắp sửa ổn định cuộc sống mới mà tôi cũng mừng. 4 tỷ trên thành phố loay hoay mãi chẳng làm được gì, sắm xe ô tô thì chật chội không có chỗ để, nhà thì chẳng đủ tiền mua. Nhưng 4 tỷ ấy mang về quê thì xây được biệt thự to lại thêm cái ô tô nữa, thừa hẳn mấy trăm triệu làm vốn 2 vợ chồng khởi nghiệp. Quả đúng là một quyết định đúng đắn.

Tôi bảo chị cứ lo việc riêng đi để em làm công tác tư tưởng cho bố mẹ sau. Kiểu gì ông bà cũng chỉ buồn giận một thời gian rồi thôi, chứ con cái lập nghiệp đủ đầy viên mãn như vậy thì bố mẹ nào chê được. Có ô tô rồi thì anh chị cũng sẽ đưa cháu lên thăm ông bà dễ hơn, mỗi tháng 2-3 chuyến cũng chẳng phải vấn đề.

Sau mấy tháng vất vả ngược xuôi thì giữa tháng này chị gái với anh rể sẽ mở tiệc tân gia. Chị tôi luôn đăng ảnh cập nhật tiến độ xây nhà lên trang cá nhân, mục đích ngầm cho bố mẹ tôi thấy yên tâm khi con gái có nhà cao cửa rộng. Tuy nhiên bố mẹ tôi không đề cập gì đến chuyện đó nữa, họ im lặng với con gái cả suốt mấy tháng trời.

2 hôm trước vợ chồng anh chị mang cháu đến chơi, ngồi tâm sự tỉ tê với bố mẹ hẳn mấy tiếng đồng hồ. Mẹ tôi thương con sắp sống ở nơi xa nên cứ sụt sùi mãi. Chị tôi đành phải hứa cuối tuần nào cũng lái xe lên thành phố chơi thì mẹ mới thôi.

Sau đó anh rể lái xe đưa cả nhà về quê thăm công trình đáng nhớ nhất cuộc đời anh chị. Nhà vừa hoàn thiện xong nên nội thất hơi sơ sài, cổng cũng chưa kịp lắp chắc chắn, mới chỉ dựng tạm 2 miếng tôn xong móc xích khóa vào. Tuy nhiên chị tôi đã dọn dẹp sạch sẽ phòng ngủ trên tầng 2 để bố mẹ ở lại một đêm.

Nhà xây chỉ khoảng 60 mét vuông, còn lại anh chị chừa hết xung quanh để làm vườn. Gần sông nên không khí mát rượi, trong lành, lại có bãi cỏ rộng đẹp đầy hoa cho cháu tôi chơi. Thấy mọi thứ khá ổn nên mẹ tôi vui lắm, quay sang bảo hay là mẹ về đây ở để trông cháu hộ các con.

Chỉ riêng mỗi bố tôi là vẫn không nở nụ cười nào. Ăn cơm tối xong bố chắp tay ra sân hút thuốc. Xong bố gọi con gái con rể ra để nói một việc không ai ngờ.

Ông bảo vợ chồng chị gái tôi bán cái nhà vừa xây này đi để lấy tiền đưa cho ông sửa nhà trên thành phố. Mọi người hoang mang nhìn nhau, bố liền giải thích rằng sống ở nơi “khỉ ho cò gáy” này không có gì vui cả, hàng quán cũng ít, không có trường quốc tế hay trung tâm ngoại ngữ cho cháu gái theo học. Thà bán nhà này xong ông sẽ có tiền sửa sang cơi nới cái nhà trên Hà Nội, vợ chồng con gái chuyển về ở chung xong đẻ thêm mấy đứa cháu nữa cũng không thành vấn đề.

Dĩ nhiên là cả nhà đều phản đối chuyện đó. Mẹ tôi bênh con gái hết mực, ủng hộ việc định cư ở quê vì môi trường tốt, yên bình rộng rãi, không xô bồ như trên Hà Nội. Bố tôi giận dữ nói rằng 3 người ở cái nhà to đùng chẳng hết, sao lại không bán đi đưa tiền báo hiếu cho ông (!)

Cãi nhau ầm ĩ một hồi thì giải tán, mẹ tôi bỏ vào phòng ôm cháu ngủ và không thèm ngủ chung với bố nữa. Tôi đi dạo với chị ngoài bờ sông một lúc cho đỡ buồn, an ủi chị rằng bố muốn ở gần con cháu nên mới phản ứng như thế. Chị thở dài bảo tôi ở với bố mẹ thì thay chị chăm sóc họ nhiều hơn. Đợi vài năm nữa anh chị phấn đấu kiếm thêm rồi xây nhà khác cho bố mẹ về đây dưỡng già.

Đêm qua cả nhà cùng trằn trọc. Sáng nay 3 mẹ con tôi cùng dậy sớm đưa cháu đi tập thể dục, thăm thú mấy nơi hay ho ở trung tâm thị xã. Anh rể phải đi lo ít giấy tờ nên chỉ còn mình bố tôi trong nhà thôi.

Nào ngờ lúc mang bữa sáng về đến cổng, mấy mẹ con nhìn nhau hoang mang khi ổ khóa không thể mở được. Bên trong lỗ khóa bị đổ keo đặc xịt, còn nguyên mùi hóa chất nồng nặc luôn!

Tôi định trèo vào trong nhưng chính anh rể đã dùng dây thép gai cuốn làm hàng rào tạm nên không đụng vào được. 3 mẹ con gọi bố ầm ĩ lên nhưng bên trong nhà yên tĩnh đến lạ. Chị tôi vội chạy sang quán bia cách đó mấy bước chân để xin xem cam ngoài cửa của người ta.

Thật cay đắng làm sao khi người bước ra ngoài khóa cổng rồi đổ keo vào lỗ ấy lại chính là bố tôi! Ông tự bắt xe ôm đi đâu đó, chắc là bỏ ra bến xe để về Hà Nội. Gọi điện thì bố tắt máy, mẹ tôi tức đến nỗi tuyên bố khi nào về sẽ ly thân với chồng luôn!

Lát sau anh rể chạy về mượn cưa phá khóa. Vào nhà xong mấy mẹ con mới bần thần ngồi hỏi nhau xem nên giải quyết chuyện nội bộ như thế nào. Thật sự tôi không hiểu bố đang nghĩ gì nữa. Anh chị vừa xây xong cơ ngơi riêng để bắt đầu cuộc sống mới. Bố thực lòng muốn ép anh chị bán nhà đến vậy sao?…

Năm 2025, lái xe liên tục quá 4 giờ, chính thức sẽ bị phạt, nhiều tài xế vẫn không biết…

0

Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ vi phạm về thời gian lái xe tải nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định người lái xe không được lái xe liên tục không quá 04 giờ và không quá 10 giờ trong một ngày.

Thời gian lái xe chính thức năm 2025

Thời gian lái xe tải từ năm 2025 sẽ thực hiện theo quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Cụ thể, thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ Luật Lao động.

(Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)

Năm 2025, lái xe liên tục quá 4 giờ, chính thức sẽ bị phạt. (Ảnh minh họa)

Năm 2025, lái xe liên tục quá 4 giờ, chính thức sẽ bị phạt. (Ảnh minh họa)

Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ vi phạm về thời gian lái xe tải nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP với mức phạt cụ thể như sau:

(1) Đối với người lái xe:

– Trường hợp người lái xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách quá 4 giờ; không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và trừ 02 điểm giấy phép lái xe.

(Điểm d khoản 6 và điểm a khoản 10 Điều 20 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

– Trường hợp người lái xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa quá 4 giờ; không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa hai lần lái xe liên tục của người lái xe: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và trừ 02 điểm giấy phép lái xe.

(Điểm b khoản 5 và điểm a khoản 13 Điều 21 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(2) Đối với chủ phương tiện vi phạm:

Trường hợp giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thời gian lái xe: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Đồng thời chủ phương tiện cũng sẽ bị trừ 02 điểm giấy phép lái xe.

(Điểm d khoản 9 và điểm a khoản 21 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Phương pháp tính toán thời gian lái xe năm 2025

Cụ thể tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BGTVT (sửa đổi tại Thông tư 05/2024/TT-BGTVT) quy định về phương pháp tính toán thời gian lái xe năm 2025 như sau:

– Thời gian lái xe của một người lái xe được xác định khi người lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông (chỉ tính thời gian khi phương tiện di chuyển có tốc độ);

– Quá thời gian lái xe liên tục được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người vượt quá 04 giờ nhưng người lái xe không dừng nghỉ theo quy định hoặc không thực hiện đổi người lái xe;

– Quá thời gian làm việc của người lái xe trong ngày được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ. Ngày làm việc của người lái xe được tính từ 00:00 giờ đến 24:00 giờ;

– Phương pháp tính toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT.

Cụ thể:

– Thời gian xác định xe bắt đầu di chuyển khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h.

– Thời gian kết thúc khi:

+ Thời gian dừng, đỗ >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch và xe vận tải hàng hoá, xe buýt liên tỉnh); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi).

+ Thiết bị ghi nhận thay đổi lái xe.

– Thời gian dừng, đỗ: Được bắt đầu tính khi 2 bản tin liên tiếp có V[N] ≤ 3 km/h và V[N-1] ≤ 3 km/h và kết thúc khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h và V[N-1] > 3 km/h.