Home Blog Page 10

Luộc gà bằng nước lã là hỏng: Đổ loại nước này vào nồi, gà cực ngọt, thịt thơm đậm đà

0

Cách luộc gà ngon là một bí quyết nấu nướng mà bất kì chị em nội trợ nào cũng cần biết để có thể chế biến ra những món ăn ngon từ gà, đảm bảo tính thẩm mĩ và giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Gà luộc là món đơn giản nhất, tuy nhiên cách luộc gà ngon chưa chắc bà nội trợ nào cũng nắm được. Gà luộc đạt yêu cầu là sau khi luộc, da gà phải có độ bóng, màu vàng hấp dẫn, mịn mướt và không bị khô. Thịt gà bên trong phải chín nhưng vẫn giữ được độ dai ngon tự nhiên. Bạn đã thực sự biết được cách luộc gà ngon?

Empty

Giai đoạn trước khi luộc gà

Gà tươi chính là yếu tố đầu tiên giúp làm nên hương vị hoàn hảo của món gà luộc. Thịt gà tươi sẽ giúp cho món gà luộc được thơm ngon và thịt gà được dai mềm sau khi luộc. Vậy làm cách nào để xác định thịt gà còn tươi hay không?

Thịt gà tươi là phần da gà không bị dấu bầm tím hay xanh xao, không được quá vàng hay quá trắng. Khi sờ tay vào da gà có độ đàn hồi và đặc biệt không được có mùi hôi. Nếu quyết định luộc gà đông lạnh thì công đoạn rã đông gà trước khi luộc là hết sức quan trọng. Bạn có thể để gà xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc ra đông trực tiếp dưới vòi nước. Nên chà xát da gà bằng muối trước khi luộc để khử mùi hôi khó chịu.

Cách luộc gà ngon

Thời gian hợp lý để luộc một con gà là khoảng 25 phút. Nếu chỉ luộc phần ức gà thì 15 phút là đủ để ức gà chín thơm mềm. Các phần nhỏ hơn như cánh, đùi chỉ cần luộc 10 phút. Sau đây là các bước luộc gà ngon đúng cách.

Bước 1: Cho thịt gà đã sơ chế sạch sẽ vào nồi, đổ nước ngập mặt thịt gà

Bước 2: Thêm chút muối vào nồi nước luộc gà. 1 muỗng ăn cơm là lượng muối phù hợp để luộc nguyên con gà. Với các bộ phận nhỏ hơn như đùi, canh và ức thì chỉ cần 1 – 2 muỗng cà phê muối.

Empty

Bước 3: Đậy kín vung khi luộc rồi điều chỉnh mức lửa lớn một chút để nước mau sôi. Khi nước sôi được vài phút, từ từ hạ nhiệt độ, để lửa ở mức liu riu đề thịt gà chín từ bên trong. Đun thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp. Vẫn để nguyên gà trong nồi và đậy vung thêm 10 phút nữa.

Trong quá trình luộc, nên trở gà ít nhất 1 – 2 lần để gà chín đều. Nhiệt độ lý tưởng để luộc gà ngon là 160 độ C

Bước 4: Khi gà đã chín, vớt gà ra rổ để ráo nước. Chặt gà thành từng miếng vừa ăn và trình bày lên dĩa sao cho đẹp mắt. Thái nhuyễn một ít lá chanh và rắc lên món gà luộc để gia tăng thêm hương vị hấp dẫn.

Hy vọng với cách luộc gà ngon đã được hướng dẫn, chị em nội trợ có thể tự tin trổ tài chế biến món gà luộc hấp dẫn để chiêu đãi gia đình!

Vừa rồi được nhà ngoại cho mảnh đất, chồng nghe tin đã yêu cầu tôi bán đi rồi kiếm mảnh khác, xây nhà khang trang đưa cả nhà chồng sang ở. Tôi nghe vô lý quá, số tiền tích cóp cả đời của bố mẹ tôi, sao giờ lại phải cho cả nhà anh hưởng thụ? Tôi gạt đi ngay thì chồng tức tối. Ngay hôm sau anh ta l/ô/i tôi sang nhà bố mẹ chồng bằng được rồi chỉ vào góc nhà nói ầm ĩ khiến tôi quá nh/ụ/c nh/ã

0

Tôi không muốn bán đất nhưng đứng trước yêu cầu của chồng thì cũng khó xử.

Vợ chồng tôi đang sống ở nhà ngoại. Chồng tôi ở rể và chưa từng làm mất lòng bố mẹ vợ. Gia đình chồng thuộc dạng khó khăn, đất đai chật hẹp, nhà cửa xuống cấp. Vợ chồng anh trai sống cùng bố mẹ chồng nhưng không có việc làm ổn định nên việc mua đất, xây nhà mới là bất khả thi. Mỗi tháng, tôi còn phải biếu bố mẹ chồng vài triệu để ông bà chi tiêu ăn uống.

Tôi chưa bao giờ tính toán với nhà chồng. Bố chồng bệnh, tôi bỏ tiền lo viện phí, thuốc men. Nhà chồng có 4 cái đám giỗ/năm, tôi là người chi 12-15 triệu để đặt bàn tiệc. Tết, tôi cũng mua bánh trái về cúng. Tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của một cô con dâu.

Chồng tôi rất thương bố mẹ. Điều này tôi nghĩ cũng bình thường. Con cái nào chẳng thương cha mẹ. Chỉ có điều, anh thiên vị bố mẹ chồng ra mặt. Tôi biết chuyện chồng giấu giếm tiền cho bố mẹ chồng nhưng vì giữ hòa khí gia đình nên không nói ra. Anh chồng mua xe, chồng tôi cũng cho 20 triệu chứ không ít.

Tuần trước, bố mẹ tôi phong thanh bàn chuyện chia tài sản. Ông bà bảo sang năm em trai tôi lấy vợ, sống chung đại gia đình sợ là xảy ra mâu thuẫn. Bố mẹ sẽ cho vợ chồng tôi một mảnh đất 100m2 ở mặt tiền đường phố, trị giá mấy tỷ đồng. Về tiền xây nhà, nếu tôi thiếu bao nhiêu thì ông bà sẽ hỗ trợ thêm.

Biết chuyện mẹ vợ cho mảnh đất bạc tỷ, chồng liền yêu cầu tôi bán gấp với lý do nực cười nhưng khó chối từ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Biết chuyện này, chồng liền háo hức bảo tôi bán mảnh đất đó đi. Anh nói với số tiền 5 tỷ đó, chúng tôi thừa sức mua một mảnh đất ở quê và xây căn nhà khang trang. Anh muốn đón bố mẹ đến ở cùng cho thoải mái. Nhìn bố mẹ sống trong căn nhà chật chội, tối phải ngủ ở ngoài phòng khách mà lòng anh xót xa không chịu được.

Tôi sững sờ trước cách tính toán của chồng. Anh nói tuy có lý nhưng đất là của bố mẹ tôi cho, không thể nói bán là bán. Hơn nữa, bố mẹ chồng sống với anh trai chồng thì anh ấy có trách nhiệm phụng dưỡng, sao giờ lại đổ lên vai tôi? Đúng là nực cười!

Tôi chần chừ không quyết. Chồng liền bảo tôi không có lòng nhân hậu, không hiếu thuận với bố mẹ chồng. Nhìn ông bà sống khổ sở như vậy mà không biết thương. Anh còn bảo dù có xây nhà ở mảnh đất bố mẹ tôi cho, anh cũng không thích. Anh muốn tìm một nơi yên tĩnh, rộng rãi để ở cả đời.

Tôi hiểu lý do chồng muốn bán đất. Nhưng tôi vẫn rất phân vân. Tôi không muốn sống chung với bố mẹ chồng. Tôi có nên mạnh dạn từ chối ý định của chồng không?

3 năm trước bố chồng tôi q;u;a đ;ời, tháng vừa rồi bà cũng r;a ;đi do tuổi già sức y;ếu. Sau khi mẹ chồng m;ất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội đã thuộc về anh trai chồng. Thì ra lúc còn sống, bố mẹ chồng đã sang tên đất cho anh ấy, chồng tôi m;ấ;t nên không được hưởng gì. Tôi rất buồn nhưng không dám nói với ai vì chẳng thể thay đổi được tình hình mà lại khiến gia đình m;âu thu;ẫn. Nhưng chuyện lại ngược đời hơn khi anh chồng và chị dâu nói chồng tôi m;ấ;t nêntheo luật thừa kế miếng đất mà mẹ con tôi đang ở anh cũng phải có phần vì bố mẹ đã m;ấ;t thì anh trai hưởng, anh nói tôi phải đưa cho anh 500 triệu, sẽ để cho mẹ tôi yên ổn ở trên đất của chồng. Nhưng cuộc đời này không phải mình anh khôn, bố đ;ẻ tôi đã đoán trước được tính th;a;m l;;am của ông anh chồng nên bày kế cho tôi trước, khi anh chị chồng đến tôi chỉ lặng lẽ nói đúng 3 chữ mà kiến hai người c;un c;út bỏ về, từ đó về gặp tôi là cúi gầm mặt xuống, đúng là kẻ th;a;m la;m phải tr;ả gi;á…. Đọc tiếp dưới bình luận

0

Cuối cùng ngày này cũng xảy đến với gia đình tôi.

Suốt 16 năm, chồng tôi làm việc chăm chỉ ở nước ngoài, kiếm được tiền mua đất, làm nhà và nuôi các con. Anh luôn mong muốn cố gắng kiếm một khoản tiền kha khá để về quê nghỉ ngơi và sum họp cùng vợ con.

Ước mơ của anh ấy chưa đạt được thì gia đình tôi đã nhận được tin đau buồn, anh bị tai nạn và mất ở nước ngoài. Sự ra đi đột ngột của chồng là tổn thất quá lớn với gia đình tôi. Cả đời anh vất vả vì 3 mẹ con tôi, chưa được hưởng thụ đã ra đi mãi mãi

Tính đến nay, chồng tôi đã mất 9 năm, mỗi khi nhìn cơ ngơi anh để lại, tôi luôn căn dặn các con rằng có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay là bố phải đổ máu và nước mắt mới có được. Vì thế các con phải chăm chỉ học tập lao động để sự hi sinh của bố có giá trị.

3 năm trước bố chồng tôi qua đời, tháng vừa rồi bà cũng ra đi do tuổi già sức yếu. Sau khi mẹ chồng mất, tôi phát hiện ra mảnh đất 250m2 của ông bà nội đã thuộc về anh trai chồng.

Thì ra lúc còn sống, bố mẹ chồng đã sang tên đất cho anh ấy, chồng tôi mất nên không được hưởng gì. Tôi rất buồn nhưng không dám nói với ai vì chẳng thể thay đổi được tình hình mà lại khiến gia đình mâu thuẫn.

 

Anh trai chồng đòi được chia một phần ngôi nhà mà vợ chồng tôi bỏ tiền ra mua, tôi đã cao tay hơn đi trước một bước - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngày hôm kia, anh trai chồng bất ngờ qua nhà tôi và đưa ra yêu cầu quá đáng. Anh ấy bảo:

“Mảnh đất này đứng tên chú thím, theo luật, bố mẹ mất rồi thì tôi sẽ được chia một phần tài sản của em trai. Tốt nhất thím đưa cho tôi 500 triệu rồi không phải chia đất đai gì nữa”.

Sau khi chồng tôi mất, bố mẹ đẻ tôi nói anh chồng tôi là người ranh mãnh và tham lam, người như thế phải đề phòng. Bố khuyên tôi nhờ bố mẹ chồng ra phòng công chứng ký vào giấy từ chối nhận tài sản thừa kế của chồng tôi, sau đó làm sổ đỏ đứng tên tôi để tránh gặp rắc rối với anh chồng.

Nhờ bố hiểu luật mà bây giờ tôi có thể bảo vệ được tài sản của vợ chồng tôi làm ra. Tôi bình tĩnh đưa cuốn sổ đỏ đang đứng tên tôi cho anh chồng xem. Đến lúc này thì anh ấy không nói được lời nào nữa mà xấu mặt bỏ về.

Tôi thấy thật buồn, người thân lần lượt ra đi, còn mỗi vợ chồng anh ấy là chỗ dựa, vậy mà việc làm của anh khiến tôi không còn tin tưởng và thật sự coi thường, ghét bỏ. Tôi không biết sau này sẽ đối mặt với anh ấy thế nào nữa?

Từ 1/2025: Những ai đang đi xe Air Blade, Exciter bắt buộc thi lại bằng lái hạng A, không chấp hành sẽ bị phạt đến 8 triệu đồng

0

Từ 1/1/2025 có những thay đổi trong phân hạng bằng lái xe do đó người dân cần chú ý.

Phân hạng lại bằng lái xe, người dân cần chú ý

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 đã có hiệu lực. Trong đó có quy định mới về phân hạng giấy phép lái xe (bằng lái). Liên quan tới xe máy, bằng lái xe phân hạng lại như sau:

– Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW,

– Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Quy định mới về phân hạng bằng lái xe

Trước đây bằng lái xe máy được phân hạng A1, A2, A3 trong đó A1 cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Còn Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Như vậy hiện nay xe máy chỉ còn 2 hạng bằng lái phân theo dung tích xe từ 125 cm3 trở xuống và trên 125cm3.

Người dân đi xe máy trên 125cm3 thay đổi bằng lái?

Luật trật tự an toàn giao thông cũng quy định về việc cấp đổi bằng lái cho những bằng lái cấp trước ngày 1/1/2025 mà còn hạn dùng.

Theo đó bằng lái hạng A1 được cấp sang hạng A nhưng giới hạn điều kiện điều khiển xe dưới 175cm3.

Như vậy những người có bằng lái hạng A1 còn hạn dùng thì vẫn đi được xe máy dưới 175cm3 mà không phải thi lại. Nhưng những người mới thi bằng lái sau ngày 1/1/2025 mà muốn lái được xe có dung tích lớn trên 125cm3 thì phải thi bằng lái hạng A chứ thi bằng A1 thì sẽ không thể đi những xe trên 125cm3.

Những người định mua xe máy dung tích trên 125cm3 cũng cần chú ý về khả năng thi bằng lái của mình.

Xử phạt nặng lỗi không có bằng lái, bằng lái không phù hợp

Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực. Lỗi liên quan tới bằng lái xe máy tại Điều 18 của Nghị định như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Cẩn thận bị phạt nặng

Cẩn thận bị phạt nặng

a) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực, giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực;

Vạch xương cá là gì? Mức phạt đối với lỗi đè vạch xương cá

0

Vạch xương cá là gì? Hiện nay, theo quy định pháp luật thì lỗi đè vạch xương cá bị xử phạt như thế nào? – Ngọc Trí (Bình Thuận)

Trong các quy định pháp luật hiện nay thì không có vạch kẻ đường nào được gọi là vạch xương cá. Tuy nhiên, trong thực tế, thuật ngữ vạch xương cá thường được dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.

Theo đó, quy cách của vạch xương cá được quy định như sau:

– Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

– Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20 cm.

2. Ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá

– Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (thường được gọi là vạch xương cá) được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

– Khi vạch xương cá được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.

– Vạch xương cá thường được sử dụng để kênh hóa các dòng xe như dẫn hướng xe ở trạm thu phí, kênh hóa các dòng xe trong phạm vi các nút giao cùng mức ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

(Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT)

3. Lỗi đè vạch xương cá bị xử phạt thế nào?

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường 2025? Mức phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường theo Nghị định 168?

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Theo đó, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường 2025 được quy định cụ thể như sau:

(1) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đối với người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô.

(theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(2) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

(theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(3) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng.

(theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(4) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác.

(theo điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(5) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ.

(theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

(6) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo.

(theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Mức phạt hành vi chạy xe máy mà cầm ô (dù) từ năm 2025: Không nắm rõ luật là xong luôn

0

Dưới đây là nội dung quy định về mức phạt hành vi chạy xe máy mà cầm ô (dù) từ năm 2025 theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP mới nhất.

Mức phạt hành vi chạy xe máy mà cầm ô (dù) từ năm 2025Mức phạt hành vi chạy xe máy mà cầm ô (dù) từ năm 2025 (Hình từ internet)

Mức phạt hành vi chạy xe máy mà cầm ô (dù) từ năm 2025

Từ ngày 01/01/2025, các mức phạt vi phạm giao thông đường bộ sẽ áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Theo đó, tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi chạy xe máy mà cầm ô (dù) như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

d) Quay đầu xe trong hầm đường bộ;

đ) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

Như vậy, theo quy định trên thì người đang điều khiển xe máy, xe gắn máy mà sử dụng ô (dù) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời sẽ bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Ngoài ra, trường hợp người điều khiển xe máy, xe gắn máy mà cầm ô (dù) dẫn đến gây tai nạn giao thông, thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

(điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Quy định nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe từ ngày 01/01/2025

– Việc trừ điểm giấy phép lái xe được thực hiện ngay sau khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà theo quy định của Nghị định này bị trừ điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành;

– Trường hợp cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên theo quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng trừ điểm đối với hành vi vi phạm bị trừ nhiều điểm nhất;

– Trường hợp số điểm còn lại của giấy phép lái xe ít hơn số điểm bị trừ thì áp dụng trừ hết số điểm còn lại của giấy phép lái xe đó;

– Trường hợp giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt thực hiện trừ điểm đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc trừ điểm giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe;

– Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

(khoản 1 Điều 50 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

CHÍNH THỨC: Phạt nặng với lỗi điều khiển xe máy vào đường cao tốc, nhìn số tiền phạt mà chóa-ng vá-ng

0

Dưới đây là nội dung quy định về mức phạt tiền với lỗi điều khiển xe máy vào đường cao tốc từ 01/01/2025 theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP mới nhất.Mức phạt tiền với lỗi điều khiển xe máy vào đường cao tốc từ 01/01/2025Mức phạt tiền với lỗi điều khiển xe máy vào đường cao tốc từ 01/01/2025 (Hình từ internet)

Mức phạt tiền với lỗi điều khiển xe máy vào đường cao tốc từ 01/01/2025

Căn cứ vào điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, thì mức phạt tiền đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vào đường cao tốc như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

 

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

Thoe đó, với lỗi điều khiển xe máy vào đường cao tốc từ ngày 01/01/2025, thì người điều khiển có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (quy định trước đây là từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng).

Ngoài ra, người điều khiển xe máy vào đường cao tốc còn bị trừ 06 điểm giấy phép lái xe theo quy định mới (điểm c khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

Quy định nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe từ ngày 01/01/2025

– Việc trừ điểm giấy phép lái xe được thực hiện ngay sau khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà theo quy định của Nghị định này bị trừ điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành;– Trường hợp cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên theo quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng trừ điểm đối với hành vi vi phạm bị trừ nhiều điểm nhất;

 

– Trường hợp số điểm còn lại của giấy phép lái xe ít hơn số điểm bị trừ thì áp dụng trừ hết số điểm còn lại của giấy phép lái xe đó;

– Trường hợp giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt thực hiện trừ điểm đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc trừ điểm giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe;

– Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

(khoản 1 Điều 50 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước bằng lái xe từ 01/01/2025

Theo đó, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:

(i) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

(ii) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.

Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

(iii) Khi giữ và trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm (ii), người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

GPLX đã tích hợp vào VNeID, có cần mang bản cứng theo bên người nữa không

0

Người dân tham gia giao thông phải xuất trình được Giấy phép lái xe (GPLX) khi được kiểm tra.

Căn cứ theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, giấy phép lái xe (GPLX) nằm trong các loại giấy tờ xe mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải mang theo.

Giấy phép lái xe là loại giấy phép minh chứng cho việc người dân đã trải qua quá trình đào tạo và đủ khả năng điều khiển phương tiện. Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất mà mọi người điều khiển phương tiện giao thông phải có. Tùy thuộc vào loại phương tiện sử dụng, người dân cần có giấy phép lái xe phù hợp. Việc không mang theo giấy phép lái xe có thể dẫn tới việc bị phạt tiền và thậm chí là tạm giữ phương tiện.

Người dân có thể tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID và sử dụng thông tin trên ứng dụng thay cho giấy phép lái xe bản cứng.

Theo Điểm a, Khoản 24, Điều 4, Thông tư số 05/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực thi hành từ 01/6/2024, “Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID”.

Căn cứ quy định trên, mọi người chỉ cần xuất trình VNeID đã tích hợp GPLX chứ không cần mang theo GPLX khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, nếu đã có VNeID nhưng chưa tích hợp GPLX hoặc tích hợp GPLX chưa hợp lệ thì mọi người vẫn cần phải mang theo GPLX bản cứng khi tham gia giao thông.

Căn cứ điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới, từ 1.1.2025, lỗi không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị phạt như sau:

Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô kinh doanh vận tải không mang theo giấy phép lái xe trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô kinh doanh vận tải không mang theo giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Các bước để tích hợp GPLX vào VNeID

– Bước 1: Đăng nhập vào VNeID.

– Bước 2: Chọn “Giấy phép lái xe”

– Bước 3: Nhập passcode.

– Bước 4: Nhập tất cả các thông tin theo yêu cầu và chọn vào “Tôi xác nhận các thông tin ở trên là đúng” và chọn “Gửi yêu cầu”.

Việc tích hợp GPLX vào VNeID bị từ chối có thể đến từ một số lý do như:

– Thông tin trên GPLX không đầy đủ: Một số GPLX cũ chỉ ghi thông tin họ tên và năm sinh, thiếu ngày tháng năm sinh và số CCCD, dẫn đến không đồng bộ với dữ liệu quốc gia về dân cư.

– GPLX gắn với CMND 9 số: GPLX được cấp trước đây gắn với số CMND 9 số, chưa được đổi sang CCCD 12 số, cũng không thể tích hợp vào VNeID.

– Lỗi nhập liệu: Sai sót khi nhập thông tin GPLX vào VNeID cũng có thể khiến việc tích hợp bị lỗi.

– Lỗi hệ thống: Lỗi phần mềm hoặc trục trặc kỹ thuật từ phía VNeID hoặc Cục Đường bộ Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến việc tích hợp.

– Hạn chế của thiết bị: Một số thiết bị di động không tương thích với VNeID hoặc xung đột về phần cứng/phần mềm.

– GPLX không hợp lệ: GPLX bị thu hồi, hết hạn hoặc giả mạo sẽ không thể tích hợp vào VNeID.

– Chưa cập nhật thông tin mới nhất: Nếu người dân đã đổi GPLX nhưng chưa cập nhật thông tin mới vào VNeID thì có thể khiến việc tích hợp bị lỗi.

Các bước khắc phục khi gặp lỗi tích hợp GPLX và VNeID

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Cổng dịch vụ công của Cục Đường bộ Việt Nam.

Sau đó, chọn mục Thủ tục hành chính → chọn Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX quốc tế → Nhấn Đăng ký trực tuyến.

Bước 2: Trên trang thông tin hiển thị, nhập Số GPLX vào ô trống, chọn Nơi cấp và đánh dấu vào ô Tôi không phải là người máy → Nhấn Tìm kiếm → Thông tin của bạn sẽ được hiển thị ngay sau đó.

Bước 3: Bổ sung các thông tin cần thiết như chữ ký, số hộ chiếu, địa chỉ email, ngày cấp, số điện thoại, ảnh chụp hộ chiếu, và kiểm tra kỹ lưỡng thông tin → nhấn Tiếp tục để gửi hồ sơ → Làm theo hướng dẫn để thanh toán lệ phí và đợi kết quả trả về qua email.

Từ 2025, tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy như thế nào? Tránh bất tiện về sau…

0

Việc dùng giấy phép lái xe tích hợp ô tô và mô tô nảy sinh nhiều bất tiện. Nhất là trong việc cảnh sát giao thông xử lý vi phạm vì có thể mất cả 2 giấy phép cùng một lúc gây bất cập cho người tham gia giao thông. Vậy việc tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy như thế nào?

Theo thông tư số 35/2024/TT-BGTVT do bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, có hiệu lực từ 1/1/2025 cho phép đổi hạng giấy phép lái xe không bị tước quyền sử dụng trong giấy phép lái xe tích hợp.

tách bằng lái xe tích hợp, vi phạm luật giao thông

Hiện nhiều người muốn tách muốn tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy bởi thấy bất tiện, nhất là bị tạm giữ bằng lái xe máy do vi phạm luật giao thông. (Ảnh minh họa)

Từ 1/1/2025, thủ tục đổi bằng lái như thế nào?

Theo đó, hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp, gồm:

– Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định.

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực (trừ người có giấy phép lái xe hạng A, A1, B1).

– Bản sao hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc của giấy phép lái xe hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tích hợp.

– Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Thời gian đổi bằng lái trong 5 ngày làm việc.

– Cá nhân lập một bộ hồ sơ theo quy định trên gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến sở giao thông vận tải.

Nếu nộp hồ sơ trực tiếp cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ.

Nếu nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân.

tách bằng lái xe tích hợp, vi phạm luật giao thông

(Ảnh minh họa)

Khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ.

– Sở giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận, tra cứu phần mềm quản lý vi phạm của hệ thống thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, truy cập phần mềm cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của ngành công an hoặc tra cứu vi phạm của người lái xe thông qua tài khoản định danh điện tử.

Nếu giấy phép lái xe không thuộc đối tượng được đổi hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), sở giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Nếu người lái xe có nhu cầu đổi giấy phép lái xe xuống hạng thấp hơn phải khai rõ tại đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.

– Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân.

Nếu nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.

Trường hợp nào không được cấp lại bằng lái xe?

Không cấp lại giấy phép lái xe nếu giấy phép lái xe không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý).

Chưa cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

NÓNG: Mức phạt lỗi chạy xe chậm theo quy định mới nhất năm 2025: Không thể tin nổi số tiền lớn thế, đi bay cả tháng lương …

0
Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định các mức phạt đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông chạy dưới tốc độ tối thiểu hoặc không tuân thủ làn đường, nhằm tăng cường an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn.

Đối với ô tô:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu:
    • Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu.
    • Chạy với tốc độ thấp hơn các xe cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải, trừ trường hợp các xe khác chạy quá tốc độ quy định.

Đối với xe máy:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu.
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chạy với tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường, gây cản trở giao thông.

Đối với xe máy chuyên dùng:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường có quy định tốc độ tối thiểu.
bắn tốc độ
Ảnh minh họa: CAND.

Cùng với Nghị định 168/2024/NĐ-CP, Thông tư 38/2024/TT-BGTVT cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của các loại xe khi tham gia giao thông.

Tốc độ tối đa cho phép:

  • Trong khu vực đông dân cư:
    • Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60km/h.
    • Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50km/h.
  • Ngoài khu vực đông dân cư:
    • Xe ô tô chở người đến 28 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải không lớn hơn 3,5 tấn:
      • Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 90km/h.
      • Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 80km/h.
  • Trên đường cao tốc:
    • Tốc độ tối đa: 120km/h.
    • Tốc độ tối thiểu: 60km/h.

Việc ban hành các quy định mới này nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người điều khiển phương tiện, đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia giao thông và giảm thiểu các vụ tai nạn do vi phạm tốc độ.