Home Blog Page 5

Thủ tướng yêu cầu khắc phục ngay ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM, nói rõ 1 chuyện

0

Cùng với chỉ đạo khắc phục hậu quả hai vụ tai nạn thảm khốc làm 9 người chết, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông hợp lý, khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 01 của Thủ tướng nhằm thăm hỏi và khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và vụ tai nạn giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Hà Nội.

Hồi 17h ngày 12/1, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), do ô tô tải mang biển kiểm soát 37C-537.03 mất lái đâm vào nhà dân. Hậu quả vụ tai nạn làm 6 người chết.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM - 1Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc ở Nghệ An khiến 6 người tử vong (Ảnh: Phan Chương).

Tiếp đến, 4h ngày 13/1, ô tô tải mang biển kiểm soát 98C-308.16 đâm vào xe máy đi cùng chiều trên đường Võ Nguyên Giáp (thành phố Hà Nội) cũng khiến 3 người tử vong.

Ngay khi nhận được thông tin các vụ tai nạn, Thủ tướng đã chỉ đạo gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình các nạn nhân tử vong và động viên, thăm hỏi các nạn nhân bị thương

Người đứng đầu Chính phủ đồng thời chỉ đạo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo thành phố Hà Nội và lực lượng Công an đến hiện trường các vụ tai nạn để chỉ đạo khắc phục hậu quả và thăm hỏi các nạn nhân trong vụ tai nạn.

Để khắc phục hậu quả và ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông tương tự, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công an chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát đối với ô tô, nhất là xe tải, xe chở khách khối lượng lớn trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm về phần đường, làn đường, tránh, vượt trái quy định, vi phạm về nồng độ cồn, đi quá tốc độ, chở quá số người quy định…

Cùng với đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp dừng xe trên đường cao tốc, kể cả dừng xe do sự cố của phương tiện để phòng tránh tai nạn giao thông.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM - 2

Tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở TPHCM (Ảnh: Nam Anh)

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tổ chức giao thông khoa học, hợp lý để khẩn trương khắc phục ùn tắc giao thông, nhất là tại Hà Nội và TPHCM.

Lãnh đạo chính quyền tỉnh Nghệ An và TP Hà Nội được giao tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân trong các vụ tai nạn nêu trên; đồng thời khẩn trương làm rõ các vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GTVT chỉ đạo Cục Đường bộ rà soát và tăng cường tổ chức giao thông hợp lý trên các tuyến đường có mật độ giao thông cao, đường có độ dốc lớn… nhằm bảo đảm an toàn giao thông và tránh ùn tắc giao thông.

Từ hôm nay: Lỗi đè vạch vàng xe ô tô phạt bao nhiêu?

0

Người điều khiển ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường bị xử phạt như thế nào? Tài xế có bị tước bằng lái xe không?

Ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Lỗi đè vạch liền với ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi đè vạch liền với ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

…11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:…

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Theo quy định này, lỗi đè vạch kẻ đường được xác định là lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Theo đó, người đi xe ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền, người đi xe ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Phân loại vạch kẻ đường

Căn cứ theo khoản 53.2 Điều 53 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:

53.1. Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch khác) và vạch đứng.

53.1.1. Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các màu sắc khác để nâng mức độ cảnh báo giao thông trên mặt đường.

53.1.2. Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.

53.2. Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:

53.2.1. Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;

53.2.2. Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;53.2.3. Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác….

Công bố danh sách 92 xe ‘mở màn’ bị ph:ạt nguội theo mức mới từ 2025: 26 xe vượt đèn đỏ, 25 xe đi quá tốc độ

0

Theo danh  sách một số tỉnh công bố, nhiều phương tiện giao thông bị phạt nguội theo mức phạt mới cao hơn từ 2025.

Tôi thực sự khó sử…Bố chồng tôi vừa nhận quyết định về hưu cùng 300 triệu tiền đền bù gì đó. Ngay lập tức ông ngỏ ý muốn lên thành phố sống cùng vì thương con nhớ cháu, ông giao 300 triệu cho vợ chồng tôi, để chúng tôi chăm sóc ông đến lúc ông qua đời . Thực tình tôi cũng không vui vẻ lắm vì đang sống tự do quen , nhưng vì bà đã m:ất nên chồng tôi đồng ý. Thế nhưng chưa đầy 2 tháng sau, sự cố lớn xảy ra khiến tôi biết để ông ở đây là sai lầm rồi …

0

Sau khi tôi lập gia đình, bố mẹ đã cho tôi một mảnh đất và 2 tỷ để xây nhà riêng. Điều kiện kèm theo là tôi phải nhận chăm sóc người anh trai (bị tật nguyền ở 2 chân, phải ngồi xe lăn) suốt đời. Mỗi tháng, bố mẹ sẽ đưa tôi 2 triệu, hỗ trợ tiền thuốc men và sinh hoạt phí cho anh. Vợ chồng tôi bàn bạc và đồng ý, bởi tôi chỉ có một mình anh trai, vì bị tật nguyền nên anh cũng không thể có vợ được. Tôi làm sao có thể bỏ rơi anh ruột của mình.

Bố mẹ chồng biết chuyện vợ chồng tôi xây nhà riêng nhưng không hề can ngăn mà còn ủng hộ. Bởi gia đình chồng tôi đông người, có tới 4 người con và chồng tôi là con út, không nhận trách nhiệm chăm sóc ông bà. Đương nhiên, chúng tôi cũng không nhận một phần tài sản nào hay đất cát gì ở nhà chồng.

Chuyện sẽ không có gì để nói nếu như tháng 9 vừa rồi, bố chồng tôi về hưu và kiên quyết đến sống cùng chúng tôi. Ông nói mình có 600 triệu, sẽ chia đôi. Nghĩa là mẹ chồng 300 triệu, ông 300 triệu và ông cầm số tiền đó đến nhà tôi ở, giao tiền cho chúng tôi để chúng tôi chăm sóc ông đến lúc ông qua đời. Tuy không hài lòng nhưng vì thương chồng, tôi vẫn đồng ý để bố chồng đến sống cùng.

Vừa về hưu, bố chồng đã đem 300 triệu đến sống cùng vợ chồng tôi, chưa đầy 2 tháng thì xảy ra sự cố lớn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chúng tôi để cho ông căn phòng trên lầu vì dưới lầu là phòng của vợ chồng tôi và con gái nhỏ 3 tuổi, một phòng là của anh ruột tôi. Con tôi còn quá nhỏ, tôi không dám ở trên lầu vì sợ con bị ngã cầu thang. Anh ruột tôi tật nguyền, cũng không thể lên xuống cầu thang được, đành để bố chồng ở trên ấy. Vậy mà ông không chịu, ông bảo vợ chồng tôi không thương ông, thấy ông già cả, đau nhức xương khớp mà còn để ông ở trên lầu, phải đi lên đi xuống mỗi ngày thì làm sao ông chịu được. Bất đắc dĩ, vợ chồng tôi phải chuyển lên lầu, nhường căn phòng rộng đẹp nhất mà chúng tôi đang ở cho ông.

Sống ở tầng trệt, bố chồng thường xuyên đụng mặt với anh ruột tôi. Tuy anh ấy tật nguyền nhưng vẫn phụ tôi vài việc lặt vặt như rửa bát, bỏ quần áo vào máy giặt hay lau chùi bàn ghế trong khả năng của mình. Anh ấy còn làm việc online cho một công ty kế toán, mỗi tháng cũng kiếm được 4-5 triệu đồng. Nhưng bố chồng lại không xem trọng anh ấy, thậm chí còn tỏ thái độ ghét bỏ. Anh ấy rửa bát, ông sẽ ngửi lại xem có còn mùi xà phòng không? Anh ấy làm việc trong phòng, không kịp ra ăn cơm thì ông sẽ cạnh khóe, bảo anh ấy lười biếng, chỉ biết ăn với ngủ. Tôi tức lắm, cãi lại mấy lần để bảo vệ anh trai mình thì bị ông mắng luôn. Chồng khuyên tôi nhịn ông một chút, tính khí ông cáu bẳn, khó chịu nên các chị dâu không sống nổi, ông mới đến ở với tôi.

Mấy ngày trước, bố chồng tôi tự ý vào phòng anh trai tôi rồi làm rơi vỡ 2 cái tách do tự tay anh làm trong chuyến du lịch mấy năm trước. 2 cái tách đó có in hình bố mẹ và anh em tôi, để gộp lại với nhau sẽ ra một tấm ảnh gia đình. Anh tôi quý 2 cái tách đó lắm, anh nâng niu, trân trọng và để ngay trên bàn làm việc.

Nhìn tách bị vỡ, anh tôi không kiềm chế nổi nữa mà lớn tiếng quát bố chồng tôi. Ông cũng quát mắng lại anh tôi. 2 bên không ai nhường ai nữa, bao nhiêu tức tối, ấm ức đều tuôn hết ra. Bố chồng còn lớn giọng đuổi anh trai tôi đi vì nhà này do vợ chồng tôi đứng tên, anh ấy không có quyền gì cả. Tôi đứng giữa, chỉ biết khóc vì thương anh và giận bố chồng mà không thể nói được. Chồng tôi tức tối bảo bố thu dọn đồ đạc, đem tiền về quê sống với anh chị đi, đừng gây rối cho cuộc sống của chúng tôi nữa.

Ông lầm lì bỏ vào phòng, trách chồng tôi sợ vợ, bênh vợ mà không bênh bố. Mấy ngày nay, ông chỉ ra ngoài vào bữa cơm, ngoài ra cứ ở lì trong phòng. Tôi thật sự rối bời, không biết phải làm sao nữa?

Hôm chia thừ kế, tất cả mọi người tranh luận nhau, ồn ào, chỉ có chị dâu cả cúi đầu im lặng, nước mắt rơi lã chã….Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con trai và 2 người con gái. Các anh chị em lần lượt tên là: Thân, Nguyên, Lộc, Hiền, Hậu. Chồng tôi là Nguyên, con thứ 2. Anh Thân là trưởng, qua đời từ hơn 10 năm trước do tai nạn nghề nghiệp. Chị dâu cả tên Uyên vẫn tiếp tục ở nhà chồng vừa chăm sóc bố mẹ chồng, vừa chăm lo cho 2 đứa con của anh chị. Chị Uyên không đi bước nữa nên cả đại gia đình thống nhất vẫn để chị ở lại căn nhà từ đường – nơi bố mẹ chồng tôi đang sinh sống. Vợ chồng tôi thì sống ở cách nhà bố mẹ 2km. Vợ chồng chú Lộc ở thành phố, còn 2 em Hiền và Hậu thì lấy chồng khác huyện, khoảng cách không quá xa nhưng cũng ít khi về thăm nom bố mẹ. Cuộc sống vốn khá yên bình và đoàn kết, cho đến khi bố chồng tôi đột quỵ qua đời cuối năm ngoái. Mẹ chồng đau buồn nên ốm bệnh liên miên, nằm trên giường bệnh 6 tháng thì cũng mất.  Tang lễ của mẹ xong thì cả nhà nảy sinh mâu thuẫn…Đọc tiếp tại bình luận

0

Tất cả mọi người tranh luận nhau, ồn ào, chỉ có chị dâu cả cúi đầu im lặng, nước mắt rơi lã chã.

Bố mẹ chồng tôi sinh được 3 người con trai và 2 người con gái. Các anh chị em lần lượt tên là: Thân, Nguyên, Lộc, Hiền, Hậu. Chồng tôi là Nguyên, con thứ 2.

Anh Thân là trưởng, qua đời từ hơn 10 năm trước do tai nạn nghề nghiệp. Chị dâu cả tên Uyên vẫn tiếp tục ở nhà chồng vừa chăm sóc bố mẹ chồng, vừa chăm lo cho 2 đứa con của anh chị. Chị Uyên không đi bước nữa nên cả đại gia đình thống nhất vẫn để chị ở lại căn nhà từ đường – nơi bố mẹ chồng tôi đang sinh sống.

Vợ chồng tôi thì sống ở cách nhà bố mẹ 2km. Vợ chồng chú Lộc ở thành phố, còn 2 em Hiền và Hậu thì lấy chồng khác huyện, khoảng cách không quá xa nhưng cũng ít khi về thăm nom bố mẹ.

Cuộc sống vốn khá yên bình và đoàn kết, cho đến khi bố chồng tôi đột quỵ qua đời cuối năm ngoái. Mẹ chồng đau buồn nên ốm bệnh liên miên, nằm trên giường bệnh 6 tháng thì cũng mất.

Tang lễ của mẹ xong thì cả nhà nảy sinh mâu thuẫn và quyết định họp mặt buổi tối để phân chia tài sản.

Bố mẹ chồng tôi có của ăn của để. Căn nhà từ đường ông bà sinh sống rộng hơn 100m2, thuộc kiểu nhà cổ bằng gỗ. Sân vườn 300m2 nữa, nên tổng diện tích mảnh đất là hơn 400m2, rất vuông vắn đẹp đẽ. Giờ lại chỉ có mình chị dâu cả sinh sống. Bởi lẽ 2 con của chị – 1 trai 1 gái – đã lớn, đều đi học đại học trên thành phố.

Còn 360m2 đất vườn của bố mẹ chồng thì nằm ngay sát đường lớn, tương lai rất khả quan.

Chồng tôi nói rằng chị dâu dù sao cũng là người khác họ nên giờ bố mẹ mất, chị không được ở nhà từ đường nữa. Mọi người sẽ chia cho chị 100m2 đất mảnh vườn và giúp chị dựng một căn nhà tạm cho chị sống ở đó.

Vợ chồng tôi sẽ chuyển về nhà từ đường ở để thờ cúng tổ tiên vì việc thờ phụng này là việc của đàn ông trong họ, không phải việc của đàn bà.

Trong việc này, tôi không dám ý kiến, vì chồng tôi đã quyết là sẽ cố làm bằng được.

Vợ chồng em Lộc, em Hiền nghe vậy thì đồng tình. Chỉ có em Hậu phản đối. Em Hậu nói chị dâu đã lấy anh Thân thì cũng là người trong họ, không phải người ngoài. Cháu Đạt – con trai anh chị – là cháu trai trưởng họ có quyền thừa kế.

Nhưng em Lộc nói chắc gì cháu Đạt đã về, biết đâu học trên thành phố rồi ở lại đó lập nghiệp luôn thì sao?

Mẹ chồng vừa mất, chồng tôi đã gọi các em về họp gia đình để đuổi chị dâu đi, ngờ đâu lại phát sinh một việc chấn động- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tất cả mọi người tranh luận nhau, ồn ào, chỉ có chị dâu cả cúi đầu im lặng, nước mắt rơi lã chã. Em Hậu liền bảo chị lên tiếng, nếu có uất ức hay mong muốn như thế nào thì cứ nói ra.

Chị dâu nói bản thân là nữ, lại là người nơi khác về làm dâu, không dám mơ tưởng tài sản nhà chồng nên tùy các em quyết định.

Đúng lúc này thì cháu Đạt về. Có vẻ cháu vừa tan học thì lên xe khách về thẳng nhà luôn nên 9h tối đã có mặt tại nhà.

Cháu chào hỏi các cô các chú sau đó vào phòng ngủ của mình lấy ra một tập giấy tờ. Cháu nói rằng trước lúc mất, bà nội có giao lại cho cháu tập giấy tờ này. Bà bảo nếu sau khi ông bà mất, cả nhà vẫn bình yên đoàn kết thì cứ cất giữ. Còn nếu có tranh chấp, thì cháu phải lấy ra để các chú các cô biết nguyện vọng của ông bà. Tất cả mọi người đều chấn động vì không ngờ bố mẹ để lại di chúc.

Chồng tôi liền mở ra xem và trợn mắt vì bản di chúc do chính tay bố chồng tôi viết lúc còn khỏe mạnh, bên dưới có cả chữ ký của cả ông và bà, cùng 2 người hàng xóm làm chứng.

Trong di chúc, bố mẹ chồng tôi tuyên bố để lại toàn bộ căn nhà từ đường cho cháu Đạt, là cháu trai trưởng đích tôn của ông bà. Nếu chị dâu cả không đi bước nữa thì vẫn tiếp tục ở lại căn nhà này, thay cháu Đạt thờ cúng ông bà trong những năm tháng cháu vắng nhà. Sau này cháu Đạt ở lại thành phố hay ở quê tùy thuộc nguyện vọng của cháu, căn nhà vẫn đứng tên cháu Đạt và có thể truyền thừa kế cho con trai trưởng của cháu Đạt.

360m2 đất vườn kia thì chia ra, chồng tôi và em Lộc mỗi người được 100m2, em Hiền và em Hậu mỗi người được 50m2, còn 60m2 là cho cháu Hằng – con gái của vợ chồng chị dâu.

Bố chồng còn nhấn mạnh trong di chúc là ai cũng có phần, ít nhiều gì cũng nên vui vẻ đón nhận vì đây là tấm lòng của bố mẹ. Giả sử bố mẹ nghèo khó không có, thì các con cũng phải chịu thôi.

Tôi thấy bố mẹ chồng chia tài sản thừa kế như thế là hợp lý nhưng chồng tôi có vẻ không đồng ý. Song trước bản di chúc giấy trắng mực đen, anh không thể làm gì khác đành phải đưa lại cho cháu Đạt và bảo tôi ra về.

Tôi chỉ mong cả đại gia đình lại yêu thương đoàn kết như khi bố mẹ chồng còn sống, song tôi luôn có cảm giác sẽ không bao giờ được như xưa nữa. Chẳng lẽ đất đai tiền bạc làm con người ta đánh mất hết giá trị đạo đức?

Từ hôm nay: Ai còn giữ đăng ký xe kiểu này thì đổi lại ngay đi nhé, càng cố giữ lại càng bị phạt nặng

0

Theo quy định những trường hợp này cần đi đổi đăng ký xe càng sớm càng tốt.

Các trường hợp chủ xe nhất định phải đi đổi giấy đăng ký xe

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ xe cần đi đổi giấy đăng ký xe trong các trường hợp sau đây:

– Cấp đổi chứng nhận đăng ký xe khi: Xe cải tạo

+Những trường hợp xe thay đổi màu sơn;

+ Những trường hợp xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen và ngược lại;

+ Những trường hợp có sự gia hạn chứng nhận đăng ký xe;

+ Những trường hợp thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh cá nhân, địa chỉ);

+ Những trường hợp chứng nhận đăng ký xe bị hỏng, mờ, rách; biển số bị hỏng, mờ, gẫy hoặc chủ xe có nhu cầu cấp đổi chứng nhận đăng ký xe cũ.

Ai cần đi đổi đăng ký xe trong năm 2025

Ai cần đi đổi đăng ký xe trong năm 2025

– Cấp lại chứng nhận đăng ký xe khi chứng nhận đăng ký xe bị mất

Trường hợp không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định, chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

– Làm mất giấy đăng ký xe nhưng không đi đổi, khi tham gia giao thông sẽ bị phạt lỗi điều khiển xe không có giấy đăng ký xe.

Đối với ô tô sẽ có mức xử phạt:

+ Phạt từ 02 – 03 triệu đồng

+ Tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

+ Tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe

Đối với xe máy: Làm mất đăng ký xe không đi đổi sẽ phạt từ:

+ Phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng

+ Tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe

Trường hợp cần đi đổi đăng ký xe

Trường hợp cần đi đổi đăng ký xe

Dùng giấy đăng ký xe đã hết hạn

 Đối với ô tô mức phạt là:

+ Phạt từ 02 – 03 triệu đồng

+ Tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

Đối với xe máy mức phạt là:

+ Phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng

Dùng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa hoặc không đúng số khung, số máy

Đối với ô tô mức phạt là:

+ Phạt từ 04 – 06 triệu đồng

+ Tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

+ Tịch giấy đăng ký xe

+ Tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe

Đối với xe máy mức phạt là:

+ Phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng

+ Tịch giấy đăng ký xe

+ Tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe

Hàng triệu tài xế chú ý: Chậm nộp phạt nguội vi phạm giao thông 10 năm mất thêm hơn 10 triệu đồng

0

Nếu lái xe ô tô vượt đèn đỏ bị phạt nguội mà chậm nộp thì sẽ bị tính lãi 0,05% mỗi ngày, và như thế 1 năm sẽ mất hơn 1 triệu đồng tiền lãi.

Một số người điều khiển vi phạm giao thông và bị xử phạt nguội nhưng lại có tâm lý trốn tránh không chịu đóng phạt. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện nay sẽ cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền tính lãi số tiền mà người vi phạm giao thông phải nộp theo ngày.


Chậm nộp phạt nguội sẽ bị tính lãi theo ngày. 

Chậm nộp phạt nguội sẽ bị tính lãi theo ngày.

Cụ thể, theo hướng dẫn của Thông tư số 18/2023/TT-BTC Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lait hu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính (gọi tắt là Thông tư 18) thì qQuá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Cũng theo Thông tư 18, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Chậm nộp phạt nguội vi phạm giao thông 10 năm mất thêm hơn 10 triệu đồng - 2

Cần phải nói rõ thêm rằng, thời hạn nộp tiền phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Như vậy, kể từ ngày 11 trở đi, người vi phạm giao thông chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày.

Chẳng hạn nếu ô tô vượt đèn đỏ bị phạt nguội kịch khung 6 triệu đồng, thì mỗi ngày, người vi phạm sẽ phải nộp lãi suất 0,05% tương đương với số tiền lãi là 3 nghìn đồng. Nếu để muộn 1 năm khoảng 365 ngày thì người này sẽ phải nộp thêm số tiền lãi là 1,095 triệu đồng, muộn 10 năm sẽ phải nộp thêm hơn 10 triệu đồng tiền lãi. Còn trường hợp là lái xe máy bị phạt nguội kịch khung vì lỗi vượt đèn đỏ với mức 3 triệu đồng, thì nộp muộn 1 năm sẽ mất thêm khoảng 547,5 nghìn đồng.

Mẹ chồng nửa năm mới lên chơi thăm các cháu 1 lần. Nhìn mâm cơm vợ làm cho mẹ toàn là rau, tôi giận điên người t::á:t vợ rồi trả về nơi xản xuất….Vợ tôi là một người có tính tiết kiệm, đồ ăn thừa cô ấy cứ trữ trong tủ lạnh rồi lấy ra hâm nóng lại, ăn đến khi nào hết sạch mới thôi…Bà nội lên chơi, bảo vợ nấu 1 bữa cơm ấy thế mà…Tôi g:ằn giọng hỏi vợ: “Trưa nay nấu những thứ này à?”. Vợ tôi hồn nhiên đáp: “Vâng”. Nhìn vẻ mặt “c::âng c::âng” của vợ, tôi không k::iềm ch::ế nổi nữa.. thế là …

0

Gần trưa về nhà, thấy vợ đang lúi húi trong bếp tôi cũng vào xem hôm nay vợ nấu nướng món gì. Tôi giận điên người khi nhìn thấy trên bàn bếp toàn rau là rau, mấy loại rau liền, thêm đậu với lạc nữa, chẳng thấy thịt thà, cá mú hay hải sản gì hết.

Lắm khi tôi cũng bực mình vì sự chắt bóp quá mức của cô ấy. (Ảnh minh họa)

Vợ tôi là một người có tính tiết kiệm. Tôi hiểu lý do vì sao vợ phải như thế. Chúng tôi lương không cao cho lắm, hiện tại vẫn thuê nhà, lại còn phải nuôi con cái. Vợ tiết kiệm được cũng là cái tốt, cũng chỉ vì tương lai gia đình mà thôi.

Nhưng lắm khi tôi cũng bực mình vì sự chắt bóp quá mức của cô ấy. Thi thoảng muốn thay đổi không khí, tôi đưa vợ con đi ăn nhà hàng thì cô ấy nhăn nhó khó chịu vô cùng, ngồi ăn thì căn ke, so kè đắt rẻ từng món mất hết cả hứng thú.

Cô gái nấu cơm nhà 30 ngày không trùng món - Báo VnExpress Đời sống

Đồ ăn thừa cô ấy cứ trữ trong tủ lạnh rồi lấy ra hâm nóng lại, ăn đến khi nào hết sạch mới thôi. Dù lắm lúc cả nhà ai cũng chán ngấy tới tận cổ không thể ăn nổi nữa rồi. Còn nhiều chuyện lắm, tôi có kể cả ngày cũng không hết.

Bực thì bực thật nhưng thôi tôi nghĩ cái gì cũng có 2 mặt, nhờ sự tính toán chi li của cô ấy mà vợ chồng tôi mới dành dụm được tiền. Chứ cứ ăn tiêu hoang phí, xả láng thì chắc ăn tiêu còn chẳng đủ, lấy đâu ra tích góp.

Hôm trước mẹ tôi ở quê lên chơi. Sáng tôi đi đón bà ở bến xe, đưa bà về nhà mình xong tôi lại phải đi có việc. Tôi dặn vợ đi chợ nấu cơm đãi mẹ chồng cho đàng hoàng, chẳng mấy khi bà lên chơi với con cháu.

Gần trưa về nhà, thấy vợ đang lúi húi trong bếp tôi cũng vào xem hôm nay vợ nấu nướng món gì. Tôi giận điên người khi nhìn thấy trên bàn bếp toàn rau là rau, mấy loại rau liền, thêm đậu với lạc nữa, chẳng thấy thịt thà, cá mú hay hải sản gì hết.

Tôi cố kìm nén cơn giận, lao đến gằn giọng hỏi vợ: “Trưa nay nấu những thứ này à?”. Vợ tôi hồn nhiên đáp: “Vâng”. Nhìn vẻ mặt “câng câng” của vợ, tôi không kiềm chế nổi nữa, giơ tay tát vợ 1 cái cháy má. Cô ấy bị đánh bất ngờ, không thể tin nổi cứ ôm má trừng trừng nhìn tôi.

Tôi thấy thế bực mình quát lên: “Cô nhìn cái gì mà nhìn? Còn oan lắm ư? Mẹ chồng họa hoằn mới lên chơi 1 lần mà cô đãi bà ăn cái gì thế hả? Bình thường cô keo kiệt tôi chẳng nói làm gì nhưng hôm nay cô làm tôi quá thất vọng rồi đấy!”. 

Mâm cơm toàn rau của tiểu thư 9x nhận nuôi bé gái Lào Cai 3,5kg khiến nhiều  người bất ngờ

Bị tôi mắng nhưng vợ chỉ nhìn chằm chằm tôi một lát rồi quay lại nấu nướng, từ đầu đến cuối vẫn không nói không rằng. Tôi nghĩ vợ đã “hết thuốc chữa” rồi nên tự mình lấy xe định ra ngoài mua thêm đồ ăn mặn. Vừa ra đến cổng thì gặp mẹ dẫn thằng con tôi ở đâu về. Chắc hai bà cháu đi dạo. Bà hỏi tôi đi đâu, tôi nói chạy ra nhà hàng mua thêm vài món ngon ngon.

Ai ngờ bà níu tôi lại ngay, còn sẵng giọng: “Vợ chồng nhà này lạ ghê, mẹ đã bảo mẹ đang tuần ăn chay nên kiêng ăn đồ mặn. Mấy đứa có thèm đồ mặn thì mua mà ăn riêng chứ mẹ không ăn đâu. Sáng nay đã dặn vợ con rồi, nó không bảo lại với con à?”. Tôi nghe mà sững sờ không nói được gì. Thì ra là thế! Vậy chẳng phải tôi trách lầm vợ rồi hay sao?

Đến bữa cơm, vợ tôi bưng lên 1 mâm toàn các món chay nhưng được chế biến rất khéo và phong phú khiến mẹ tôi cứ tấm tắc khen mãi. Tôi và con trai cũng ăn lấy ăn để, không ngờ rau củ, đậu lạc thôi mà có thể ngon như thế. Lúc này tôi thấy áy náy với vợ vô cùng. Hóa ra nghe mẹ tôi nói đang ăn chay, cô ấy đã cất công tìm hiểu cách nấu các món chay trên mạng rồi đi chợ mua đồ làm cho bà ăn. Cô ấy có lòng như thế mà tôi chưa hỏi rõ đầu đuôi đã mắng mỏ, thậm chí còn động chân động tay với vợ.

Ngoài mặt vợ vẫn vui vẻ bình thường nhưng rõ ràng cô ấy đang giận tôi. Đến tối đi ngủ, tôi ôm vợ xin lỗi nhưng cô ấy chỉ thở dài buồn bã: “Sống với nhau từng ấy năm mà có vẻ như anh không hề hiểu em, cũng không tin em gì cả. Anh nghĩ em là con người như thế ư? Anh thật sự khiến em quá thất vọng…”. 

Tôi hiểu mình đã khiến vợ tổn thương sâu sắc. Chuyện này không phải chuyện lớn nhưng qua đây cũng cho thấy tôi không có lòng tin cũng như không hiểu rõ con người cô ấy. Tôi thực sự hối hận rồi mà không biết làm sao để cô ấy bỏ qua cho tôi lần này?

Cha xin lỗi vì đã d:ạy con làm ô sin cho chồng. “Mấy hôm trước, tôi từ quê lên thăm con gáι. Vợ tôi bận trông cháu nội nên mình tôi khệ nệ xάch mấy món quà quê lên cho con. Con tôi lấy chồng đã năm năm, có hαi đứα con một trαi một gáι, sống trong một căn chung cư muα trả góρ. Con gáι tôi đưα hαi con vào bàn ăn, mời tôi ngồi vào bàn dùng cơm rồi dọn dẹρ các thứ linh tinh hộ chồng. Bữα cơm tối diễn rα trong cảnh con rể tôi vừα ăn vừα trò chuyện với chα vợ rôm rả (mà không biết tôi đαng rất khó chịu), còn con gáι tôi tất bật với hαi đứα nhỏ. Bữα ăn kết thúc lúc 8h00 tối, con gáι tôi chỉ kịρ và vội miếng cơm rồi đi dọn rửα chén bát, con bé vẫn chưα được nghỉ ngơi và vẫn còn nguyên bộ đồng ρhục đi làm trên người. Con rể tôi dùng bữα xong thì thong thả dắt hαi con xuống chung cư tản bộ.. để rồi …Đọc thêm tại bình luận

0

“Mấy hôm trước, tôi từ quê lên thăm con gáι. Vợ tôi bận trông cháu nội nên mình tôi khệ nệ ҳάch mấy món quà quê lên cho con. Con tôi lấy chồng đã năm năm, có hαi đứα con một trαi một gáι, sống trong một căn chung cư muα trả góρ.

Hαi vợ chồng cùng đi làm công sở, cuộc sống nhìn chung thoải mái, êm đềm. Thường thì con về thăm chα mẹ nhưng đợt này con bận quá, lâu chưα về nên vợ giục tôi đi thăm con.

Tôi lên ngαy tối thứ Sáu, đúng lúc con tαn sở. Con thấy tôi lên thì mừng lắm, tíu tít mời chα ngồi rồi vội chạy đi làm bếρ. Dăm ρhút sαu thì chồng con cũng về tới, chào hỏi chα vợ xong xuôi thì ngồi xuống bàn ăn, mở tờ báo rα đọc và hỏi vợ bαo giờ có cơm tối.

Con gáι tôi vừα trả lời chồng, vừα chạy đi chạy lại như con thoi để thổi cơm, xắt rαu củ, làm cá…

 

Trong lúc đứα con gáι lớn ngồi chơi Lego, con gáι tôi trαnh thủ thời giαn chờ cơm cαnh sôi thì đưα con trαi nhỏ đi tắm, rồi lại giục con gáι lớn đi tắm và thu dọn quần áo bẩn trên sàn.

Chồng con gáι tôi vẫn ngồi đó, điềm nhiên xem báo, như không trông thấy vợ đαng bα đầu sáu tαy tất bật với việc nhà. Hαi con tắm xong thì con rể tôi mới đứng dậy, đi vào tắm rửα và cũng không quên “tiện tαy” để mặc tờ báo, cốc nước trên bàn, áo vest vắt ngαng thành ghế.

Con gáι tôi đưα hαi con vào bàn ăn, mời tôi ngồi vào bàn dùng cơm rồi dọn dẹρ các thứ linh ϮιпҺ hộ chồng. Bữα cơm tối diễn rα trong cảnh con rể tôi vừα ăn vừα trò chuyện với chα vợ rôm rả (mà không biết tôi đαng rất khó chịu), còn con gáι tôi tất bật với hαi đứα nhỏ.

Bữα ăn kết thúc lúc 8h00 tối, con gáι tôi chỉ kịρ và vội miếng cơm rồi đi dọn rửα chén bát, con bé vẫn chưα được nghỉ ngơi và vẫn còn nguyên bộ đồng ρhục đi làm trên người. Con rể tôi dùng bữα xong thì thong thả dắt hαi con xuống chung cư tản bộ, không quên rủ chα vợ đi cùng nhưng tôi từ chối.

Tôi ở lại, giúρ con dọn dẹρ chén bát nhưng con gáι cứ xuα tαy bảo chα đi lên nghỉ ngơi đi, con làm nhoáng cái là xong. Tôi hỏi: “Ngày nào đi làm về, con cũng làm từng này việc nhà à?”. Con gáι tôi cười xòα:

“Dạ, làm có chút mà chα, như mẹ hαy làm ở nhà vậy thôi. Mẹ đi làm đồng về thì cũng lo việc nhà như con mà. Con quen rồi!”. Xong con lại chạy đi, chúi mũi vào rửα bát, quét nhà, bỏ mặc tôi đứng như trời trồng bởi câu con vừα nói: “Như mẹ hαy làm ở nhà vậy thôi”.

Ừ ρhải, vợ tôi ở nhà cũng y vậy. Sáng dậy là dỡ cơm cho chồng rồi đi chăm heo, chăm gà, chạy rα đồng ρhụ chồng cấy lúα… Chiều về, vợ tôi lại tất bật thổi cơm, lαu nhà, rửα bát… luôn tαy luôn chân.

Còn tôi, cũng y như con rể củα mình, về đến nhà là thong thả ngồi uống nước chè xαnh, ăn tối xong là đi ᵭάпҺ cờ với mấy ông bạn, còn vợ ở nhà làm gì, tôi chẳng mấy quαn tâm.

Sáng hôm sαu, tôi trở về quê. Ngồi trên xe, nhớ lại cảnh con gáι sáng nαy tiếρ tục quần quật lo cho hαi đứα con và chồng, rồi tất tả đưα chα rα bến xe, dúi cho chα vài triệu, mà tҺươпg con rớt nước mắt.

Con gáι, chα xin lỗi vì sαu một ngày cùng làm việc vất vả như nhαu ở ngoài đồng, chα đã cho ρhéρ mình được ngồi chơi nhàn nhã và xem chuyện mẹ con một mình tất bật với việc nhà là chuyện hiển nhiên. Chính chα đã “dạy” con rằng chồng có quyền hưởng thụ, còn vợ có nghĩα vụ ρhục vụ chồng.

Chα xin lỗi vì chα đã luôn ngồi đó, chờ mẹ con ρhục vụ từng bát cơm, cốc nước đến cái tăm xỉα răng, soạn cho chα từng cái áo cái quần, thu dọn cho chα từng mẩu Ϯhυốc lá mà chα tiện tαy vứt bừα. Chính chα đã “dạy” con rằng chồng có quyền làm một đứα trẻ lớn ҳάc, còn vợ có nghĩα vụ làm một “bà mẹ” thứ hαi cho chồng.

Chα xin lỗi vì ngày hôm quα, chα chỉ có thể ngồi đó mà nhìn con như ô-sin trong nhà mình, trong khi chồng con cứ như ông hoàng mà chα chẳng thể nói, chẳng thể làm được gì, vì chính chα cũng đã và đαng cư xử với mẹ con y như vậy. Chính chα đã “dạy” con rằng những bất công mà con đαng chịu là chuyện bình thường củα ρhụ nữ.

Từ hôm nαy, chα sẽ không cư xử với mẹ con như vậy nữα. Chα sẽ tự lo cho mình những việc cá nhân, chα sẽ không vứt đồ bừα bãi rồi để mặc mẹ con thu dọn, chα sẽ rửα bát và lαu nhà, trong khi mẹ con thổi cơm và giặt đồ.

Chα sẽ dạy lại con rằng vợ chồng là ρhải cùng chiα sẻ với nhαu và con, con là một người mẹ, người vợ, chứ không ρhải là người hầu củα chồng.

Chα xin lỗi con và mẹ con, ngàn lần xin lỗi!”

Sưu tầm.

Sang nhà bạn trai bàn chuyện đám cưới, chồng tương lai bất ngờ nói đám cưới sẽ có 2 cô dâu. Tôi bần thần không thể tin vào những gì chồng tương lai đang nói. Trong đời con gái chỉ có một lần được tổ chức đám cưới đàng hoàng được tất cả mọi người chúc mừng thôi mà anh và gia đình lại nỡ làm thế. Thấy tôi hoang mang có ý định hủ;;y h;;ôn, chồng tương lai vội đưa ra lời giải thích. Nhưng nghe xong tôi vẫn thấy khó chấp nhận… đọc tiếp dưới bình luận

0

Tôi bần thần không thể tin vào những gì chồng tương lai đang nói. Trong đời con gái chỉ có một lần được tổ chức đám cưới đàng hoàng được tất cả mọi người chúc mừng.

Bố mẹ của Toàn sang nhà tôi để bàn chuyện cưới xin. Sau khi chọn ngày thì bố mẹ hai bên quyết định được ngày tốt để tổ chức đám cưới. Tôi hào hứng với kế hoạch chụp ảnh cưới ở đâu, mặc váy cưới thế nào, chọn nhà hàng nào tổ chức tiệc. Bỗng nhiên, Toàn bất ngờ nói trong lễ cưới của hai đứa sẽ có hai cô dâu khiến tôi chế.t sững vì sốc. Tôi liền nghĩ ngay rằng chẳng lẽ chồng tương lai của mình muốn cưới hai vợ cùng một lúc?

Nhưng Toàn giải thích rằng tiệc cưới lần này có hai cô dâu vì gia đình anh muốn tổ chức hôn lễ cho cả anh và anh trai trong cùng một ngày. Anh nói bố mẹ muốn làm thế để tiết kiệm tiề.n bạc, công sức làm hai lễ cưới gần kề nhau.

Toàn còn nói rằng mới gần đây thì bạn gái của anh trai báo có thai, phải nhanh chóng làm đám cưới. Mà tôi với Toàn cũng không thể hoãn cưới vì đã thống nhất thời gian với hai bên gia đình. Hai đám cưới cách nhau 1, 2 tháng thì rất mất công, vậy thì cứ tổ chức gọp chung sẽ đỡ tốn kém. Anh còn nói vui vẻ rằng thay vì ngày vui của một cặp, giờ cả hai cặp thì càng vui hơn, có gì đâu!

Tôi bần thần không thể tin vào những gì chồng tương lai đang nói. Trong đời con gái chỉ có một lần được tổ chức đám cưới đàng hoàng được tất cả mọi người chúc mừng. Vì sao tôi phải tổ chức cùng người khác? Trong lễ cưới của mình mà không thể là cô dâu duy nhất, xinh đẹp nhất thì còn gì là hạnh phúc nữa? Huống hồ, cách bố mẹ của Toàn tổ chức như thế chắc chắn sẽ làm thiên hạ chê cười. Bố mẹ tôi cũng sẽ không thể chấp nhận được.

Nhưng khi nghe tôi phản đối thì Toàn nói rằng tôi sống quá ích kỷ, sao không nghĩ cho anh và gia đình anh? Anh nói chị dâu tương lai của anh đã đồng ý, sao tôi phản đối? Anh ấy còn nói lễ cưới chỉ là hình thức, làm thế nào mà không được?

Cả hai cãi vã không nhường ai, cuối cùng Toàn nói nếu tôi không chịu tổ chức đám cưới cùng vợ chồng anh trai thì phải 2, 3 năm sau chúng tôi mới cưới nhau được. Tôi vừa thất vọng vừa hoang mang vô cùng.

Giờ tôi phải làm sao đây? Giờ tuổ.i tôi cũng không còn trẻ, nhưng tôi không cam lòng tổ chức đám cưới như thế.