Home Blog Page 4

Những lỗi vi ph:ạm trên cao tốc mà tài xế có thể mất ngay chục triệu …Cao nhất lên tới 40 triệu đồng…

0

Nghị định mới áp dụng từ năm 2025, tăng mức phạt tiền đối với hàng loạt hành vi vi phạm giao thông trên cao tốc, cao nhất đến 40 triệu đồng.

Theo Bộ Công an, sau 5 năm triển khai Nghị định 100/2019, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng vi phạm giao thông, bao gồm xảy ra trên cao tốc, vẫn xảy ra phổ biến.

Điển hình là các lỗi: lùi xe, đi ngược chiều, đỗ xe trên đường cao tốc;   xe mô tô (  xe máy) đi vào đường cao tốc; dừng, đón trả khách, nhận và trả hàng trên cao tốc…

Kể từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực (sửa đổi, bãi bỏ nhiều quy định tại Nghị định 100/2019), nâng mức phạt tiền đối với nhóm hành vi vi phạm giao thông xảy ra trên cao tốc.

Đại diện Cục CSGT nhận định việc tăng phạt tiền sẽ là một trong các giải pháp để thiết lập lại kỷ cương trật tự, an toàn giao thông. Qua đó nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giảm thiểu vi phạm và nguy cơ xảy ra tai nạn.Cụ thể, Nghị định 168/2024 quy định mức phạt tiền từ 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô không tuân thủ quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc.

Tổng hợp mức phạt vi phạm giao thông trên đường cao tốc

Mức phạt tiền 4 – 6 triệu đồng cũng được áp dụng với hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định “mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề” khi chạy trên đường cao tốc.

Mức phạt tiền 12 – 14 triệu đồng được áp dụng nếu người điều khiển ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “Chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 m khi dừng xe, đỗ xe trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.

Đặc biệt, mức phạt tiền 30 – 40 triệu đồng sẽ áp dụng đối với người điều khiển xe ô tô điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Bảng so sánh mức phạt tiền một số hành vi vi phạm giao thông trên cao tốc, giữa Nghị định 100/2019 và Nghị định 168/2024:

Hành vi vi phạm Nghị định 100/2019 Nghị định 168/2024

Điều khiển xe ô tô chạy ở làn dừng khẩn cấp 4 – 6 triệu đồng 4 – 6 triệu đồng
Dừng xe, đỗ xe ô tô không đúng nơi quy định hoặc không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp 10 – 12 triệu đồng 12- 14 triệu đồng
Điều khiển ô tô đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc 16 – 18 triệu đồng 30 – 40 triệu đồng
Quay đầu ô tô trên đường cao tốc 10 – 12 triệu đồng 30 – 40 triệu đồng
Đón, trả hành khách trên cao tốc 10 – 12 triệu đồng 10 – 12 triệu đồng
  Đi xe máy vào cao tốc 2 – 3 triệu đồng, nếu gây tai nạn thì 4 – 5 triệu đồng 4 – 6 triệu đồng, nếu gây tai nạn thì 10 – 14 triệu đồng

Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, Nghị định 168/2024 quy định phạt tiền 10 – 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi đón, trả hành khách hoặc nhận, trả hàng trên đường cao tốc.

Không chỉ lái xe, việc phạt tiền còn áp dụng với cả đơn vị tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe ô tô vào các mục đích trên. Mức xử phạt gồm 10 – 12 triệu đồng (cá nhân) và 20 – 24 triệu đồng (tổ chức).

Riêng với   xe máy, Nghị định 168/2024 quy định phạt tiền 4 – 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc. Nếu gây tai nạn giao thông, mức phạt nâng lên 10 – 14 triệu đồng.

Thương con g:á:i lấy chồng nghèo, bố mẹ tôi dồn hết tiền mua căn chung cư 4 tỷ cho luôn. Được nửa năm thì chồng đề nghị cực s/ố/c: “Em chuyển nhượng căn nhà này cho em trai anh, nó sắp lấy vợ nhưng nhà gái đòi có nhà mới chịu gả”. Tôi s/ố/c nặng, tiền mồ hôi công sức cả đời của bố mẹ đ/ẻ tôi, sao có thể cho người khác hưởng thụ dễ dàng như thế? Tôi mỉm cười gật đầu đồng ý, hẹn 3 hôm nữa sẽ sang tên. Đến lúc nhìn giấy tờ, chồng tím mặt ch/ử/i: “Loại đ/àn b/à m/ư/u m/ô” còn tôi cười khẩy: Đừng hòng chiếm nhà tôi!

0

Đứng trước cửa sổ, nhìn gió thổi bên ngoài mà lòng tôi cũng như bão tố cuồn cuộn. Một yêu cầu từ chồng như sét đánh giữa trời quang khiến cuộc sống của tôi đảo lộn hoàn toàn.

Thời gian quay ngược về 2 năm trước, tôi và anh gặp nhau vào một ngày xuân. Khi đó, anh ấy rất lịch thiệp, ánh mắt lấp lánh như những vì sao. Tình yêu của chúng tôi rực rỡ và rất ngọt ngào.

Sau khi kết hôn, tôi tưởng rằng cuộc sống sẽ ngọt ngào mãi như thế, nhưng không ngờ lại nảy sinh những mâu thuẫn. Chỉ sau nửa tháng, anh đã đưa ra một yêu cầu khiến tôi sốc:

– Em yêu, em có thể chuyển nhượng căn nhà này cho em trai anh được không? Nó sắp kết hôn, nhà gái đòi có nhà mới chịu gả con gái.

Giọng anh đầy sự kiên định như không cho phép tôi được cãi lại. Tôi đứng sững, căn nhà đó là tâm huyết cả đời của bố mẹ tôi, là phần quý giá nhất trong hồi môn của tôi. Nhìn vào mắt người đàn ông từng hứa hẹn mang lại hạnh phúc cho tôi, lòng tôi tràn đầy cảm xúc hỗn độn.

– Được rồi, em đồng ý.

Tôi mỉm cười, giọng nói không chút dao động.

Trong một khoảnh khắc, anh ta gật đầu hài lòng, dường như thỏa mãn với sự “ngoan ngoãn” của tôi. Nhưng ngay khi quay lưng lại, tôi đã có quyết định của riêng mình.

Chỉ nửa tháng sau cưới, chồng đã yêu cầu tôi chuyển nhượng nhà cho em trai anh ấy. (Ảnh minh họa)

Ngay ngày hôm đó, tôi đã trao chìa khóa nhà cho bố mẹ đẻ, trả lại nó cho chủ cũ. Đây không chỉ là vấn đề về quyền sở hữu một căn nhà, mà còn là một cuộc cách mạng sâu sắc trong thế giới tình cảm của tôi, là sự bảo vệ cho phẩm giá của bản thân.

Tối hôm đó, một mình bước trên con đường về nhà, bóng tôi kéo dài dưới ánh đèn đường. Tâm hồn tôi sâu thẳm như màn đêm. Tôi nhớ lời cha mẹ đã dạy: “Hôn nhân không phải trò đùa, mà là sự kết hợp của hai gia đình”. Tôi hít một hơi thật sâu, nhận ra rằng quyết định của mình có thể khiến hôn nhân gặp thử thách, nhưng tôi hiểu rằng mình không thể đánh mất chính mình

Sáng hôm sau, khi chồng phát hiện ra rằng ngôi nhà vẫn chưa được chuyển nhượng, anh tức giận chất vấn tôi:

– Cô đang làm gì vậy? Tại sao không chuyển nhượng nhà ngay đi?

Tôi bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt anh và đáp:

– Đây là giới hạn của em, em không thể đồng ý.

Ánh mắt anh tràn đầy sự khó hiểu và giận dữ, nhưng tôi lại cảm thấy một sự kiên định chưa từng có trỗi dậy trong lòng mình.

Biết tôi trả lại nhà cho bố mẹ, chồng vô cùng tức giận. (Ảnh minh họa)

Biết tôi đã trả nhà cho bố mẹ, chồng đã mắng tôi một trận rồi giận dữ bỏ nhà đi, để lại tôi một mình trong không gian trống trải. Ngồi trên sofa, nước mắt lặng lẽ rơi, tôi nhận ra rằng cuộc hôn nhân này có thể đã đến hồi kết. Nhưng tôi không hối hận. Bởi tôi biết, nếu cứ tuân theo sự sắp đặt của anh thì mai sau sẽ có những yêu cầu quá đáng hơn.

Thật may, sự quan tâm của đồng nghiệp mang lại cho tôi chút ấm áp. Tôi hít một hơi thật sâu, tự nhủ rằng cuộc sống vẫn phải tiếp tục, và tôi cần sống cho chính mình.

Cuộc hôn nhân này từ đầu đã không công bằng. Những yêu cầu của anh ta đã chạm đến giới hạn của tôi, đồng thời phơi bày sự khác biệt trong giá trị sống của chúng tôi. Tôi từng nghĩ rằng tình yêu có thể vượt qua mọi rào cản, nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng, nếu thiếu tôn trọng và thấu hiểu, tình yêu chỉ là một ảo tưởng.

Tết sắp đến, nhìn mọi nhà có đôi có cặp, còn tôi chỉ có một mình mà lòng lại đau buốt. Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng tôi hiểu rằng mình cần phải xem xét lại cuộc hôn nhân này và định nghĩa lại cuộc đời mình. Có thể tôi sẽ tìm lại được bản thân độc lập và tự tin, hoặc có thể tôi sẽ trưởng thành từ nỗi đau này…

Thật không ngờ chồng tôi lại phân định rõ ràng vậy…Năm nay, chồng khoe được thưởng Tết những hơn 200 triệu nên bảo chuyện quà cáp 2 nhà ‘vợ cứ để anh lo’. Tôi cũng hoan hỉ để chồng chuẩn bị, coi như san sẻ gánh nặng dù không thực sự yên tâm lắm. Tối hôm ấy, thấy anh mang về 2 túi quà lớn, bọc kín nhưng ghi rõ ‘Nhà Nội’, ‘Nhà Ngoại’ làm tôi thấy rất ngỡ ngàng. Tò mò, tôi mở ra xem thì cay cú khi thấy quà bên ngoại chỉ vỏn vẹn một chai mắm, 2kg đường và một chai dầu ăn. Trong khi quà nhà nội lại gồm 10kg gạo, 5kg đường, 2 chai dầu ăn, 1 lạng yến, bánh trái đắt tiền các loại… Chưa kể, nhà nội có phong bì dày cộp, đếm vội chắc cũng được 5 triệu còn nhà ngoại chẳng có gì. Tôi tức quá đem phần quà nhà ngoại v;ứt luôn ra ngoài sân, trước mặt chồng mình. Chồng tôi cũng chẳng vừa, anh l/a/o đến, rít lên qua k;;ẽ r;;;ăng, giọng gằn gằn thách thức nói 1 câu khiến tôi tức không nhịn được mà khóc nức nở, thế mà tôi còn định đưa thêm cho anh để biếu 2 bên nội ngoại …. cho công bằng…

0

Phần quà chồng tôi chuẩn bị cho nhà ngoại sao mà chênh lệch quá mức so với nhà nội. 

Đêm tân hôn, vợ chồng tôi thống nhất với nhau sẽ luôn đối xử công bằng giữa 2 bên gia đình. Nhưng sống với nhau vài năm, tôi nhận thấy điều ngược lại. Chồng luôn coi nhà nội cao hơn nhà ngoại. Mỗi khi có dịp lễ lớn, anh sẽ gửi tiền về cho bố mẹ chồng nhiều hơn bố mẹ tôi. Khi gia đình chồng có giỗ chạp, anh cũng đóng góp nhiều hơn em trai.

Chồng tôi luôn nói bố mẹ vợ có tiền lương hưu, có của cải và tiền tiết kiệm. Còn bố mẹ chồng thuần nông, chỉ có mảnh vườn trồng ít rau chứ không có gì cả. Anh cho bên nội nhiều tiền hơn cũng là muốn báo hiếu ông bà. Nhưng rõ ràng, mảnh đất đang ở là của bố mẹ tôi cho. Rồi nhà chồng không chia cho chúng tôi một phần đất nào trong mảnh đất rộng thênh thang ở quê. Tất cả đất đai, ông bà đều để lại hết cho con trai út. Bố chồng còn nói vợ chồng tôi đã có nhà đất, có cơ ngơi rồi, không cần phải nhận thêm nữa. Tại sao chồng tôi vẫn không nhận ra sự thiên vị đó từ bố mẹ mình?

Mọi năm, việc chuẩn bị quà Tết cho 2 bên nội ngoại đều do tôi làm. Tôi còn chu đáo bỏ tiền vào phong bì, số tiền bằng nhau là 5 triệu đồng. Năm nay, chồng lấy lý do tiền thưởng của anh cao hơn nên nhận làm việc này. Tôi cũng đồng ý ngay, càng đỡ vất vả cho tôi.

Chồng tự mình chuẩn bị quà Tết cho 2 bên nội - ngoại, vừa mở ra xem quà bên ngoại mà tôi cay cú, vứt hết ra ngoài sân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tối qua, thấy chồng để 2 phần quà, ghi rõ: “Nhà nội” và “Nhà ngoại” mà tôi bất ngờ. Bởi tôi chưa bao giờ dán nhãn, ghi rõ ràng như thế. Tò mò, tôi mở ra xem thì cay cú khi thấy quà bên ngoại chỉ vỏn vẹn một chai mắm, 2kg đường và một chai dầu ăn. Trong khi quà nhà nội lại gồm 10kg gạo, 5kg đường, 2 chai dầu ăn, 1 lạng yến, bánh trái đắt tiền các loại…

Tức quá, tôi đem phần quà nhà ngoại vứt luôn ra ngoài sân, trước mặt chồng mình. Tôi hét lên, tại sao anh lại phân biệt đối xử như vậy? Phần quà nhà ngoại còn chưa tới 100 nghìn đồng. Còn phần quà nhà nội phải 5 triệu bạc. Chưa kể nhà nội còn có phong bì, nhà ngoại không có gì cả.

Chồng tôi cũng chẳng vừa. Anh ta bảo mua bằng tiền của mình nên thích cho ai nhiều hơn thì cho. Tôi thấy ít thì tự mua thêm, bỏ vào. Còn tiền, anh ta chỉ biếu bên nội, tôi lo bên ngoại.

Thật không ngờ chồng tôi lại phân định rõ ràng bên ngoại – bên nội như thế. Đúng là tôi đã nhìn nhầm người mà. Sau lần này, tôi định không nhận tiền của chồng nữa mà tiền ai nấy tiêu, nhà ai nấy phụng dưỡng. Như thế cho sòng phẳng, liệu có ổn không?

Trước Tết 2 tháng, tôi dọn lên ở cùng vợ chồng con trai để quán xuyến nhà cửa cho chúng nó. Có bố chồng sống cùng, con dâu không phải đụng tay làm gì, bát đĩa ăn xong là vứt vào chậu rửa để thân già tôi lọ mọ xử lý. Nhưng không hiểu sao ngày tôi đến, giá để bát chật ních còn giờ chỉ có mấy cái. Nghĩ con dâu vụng làm vỡ nhưng khi mở thùng rác, tôi phát hiện nó l/é/n làm điều này. Hôm sau, tôi thông báo sẽ về quê luôn rồi đưa ra 1 thứ khiến vợ chồng con t/á/i nhợt …Xem tiếp tại bình luận

0

Tôi năm nay ngoài 60 tuổi, sức khỏe không còn tốt như trước nhưng vẫn cố gắng sống tự lập. Sau khi vợ mất, tôi chuyển lên thành phố ở cùng con trai và con dâu để tiện chăm sóc lẫn nhau.

Con trai tôi hiền lành, chịu khó, suốt ngày cặm cụi làm việc để lo cho gia đình. Thấy con vất vả, tôi luôn cố gắng để con không phải bận lòng về tôi.

Tuy nhiên, từ ngày có con dâu, tôi cảm nhận rõ ràng cuộc sống của mình dần nặng nề hơn. Con dâu tôi là người có học thức nhưng lại quá lười biếng, đến mức khó tin.

Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, do con bận rộn công việc, chưa quen với nếp sống gia đình. Nhưng dần dà, những biểu hiện của con khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn.

Trong nhà, việc bếp núc, dọn dẹp gần như tôi phải lo hết. Con dâu chỉ biết ăn uống xong là bỏ bát đũa vào bồn rửa, không hề động tay đến việc dọn dẹp.

Con dâu lén lút làm điều này, tôi phát hiện nhưng không biết trị thế nào - 1

Tôi rất buồn vì con dâu quá lười biếng, có học thức nhưng lại hành xử không đàng hoàng (Ảnh minh họa: Sohu).

Điều kỳ lạ là bát đũa trong nhà ngày càng ít. Tôi nhớ rõ mình mua đủ bát đũa cho cả gia đình 3 người, nhưng dần dần chỉ còn lại vài cái. Tôi thắc mắc nhưng không tiện hỏi, chỉ nghĩ chắc mình già rồi, hay để quên ở đâu đó.

Một hôm, sau bữa cơm, tôi đi đổ rác. Khi mở nắp thùng, tôi sững người thấy trong thùng rác có hai chiếc bát vẫn còn dính thức ăn thừa. Ban đầu, tôi nghĩ chắc con dâu vô ý làm vỡ bát nên vứt đi. Nhưng những ngày sau, tôi cố tình để ý và phát hiện ra sự thật khó tin: Mỗi lần ăn cơm xong, thay vì rửa bát, con dâu thường lẳng lặng vứt bớt bát vào thùng rác.

Tôi cảm thấy vừa bất ngờ, vừa chua xót. Chuyện đơn giản như rửa bát cũng khiến con dâu tôi lười đến mức này sao?

Chưa dừng lại ở đó, con dâu còn có thói quen vứt đồ lung tung. Rác trong phòng khách, vỏ bánh kẹo, giấy ăn thường xuyên bị con để nguyên trên bàn, mặc tôi phải dọn dẹp. Mỗi lần tôi dọn xong, con chỉ liếc nhìn qua, không một lời cảm ơn hay có ý thức thay đổi.

Một lần khác, tôi thấy quần áo trong máy đã giặt xong từ sáng, nhưng đến tối vẫn nằm nguyên ở đó. Tôi nhắc con phơi, con bảo: “Con bận quá, mai phơi cũng được”. Kết quả, tôi phải lặng lẽ mang phơi vì không thể để quần áo trong máy lâu hơn.

Tôi thực sự bế tắc, nhưng lại không dám nặng lời với con dâu. Tôi hiểu con trai mình vất vả kiếm tiền, cả ngày mệt mỏi với công việc. Hơn nữa, con trai tôi cũng mãi mới lấy vợ ổn định.

Tôi không muốn gây căng thẳng trong gia đình, sợ ảnh hưởng đến con trai. Vì vậy, tôi đành chọn cách nhẫn nhịn, tự dọn dẹp mọi thứ và coi như không biết chuyện.

Nhiều đêm nằm suy nghĩ, tôi thấy vừa buồn, vừa thương chính mình. Tôi không cần con dâu phải chăm sóc hay phục vụ mình. Nhưng ít nhất, con cũng nên biết chia sẻ trách nhiệm trong nhà. Nhìn con trai làm việc quần quật, về nhà lại thấy cảnh bừa bộn, tôi càng xót xa.

Tôi không biết phải làm sao để con dâu thay đổi, cũng không biết liệu mình có thể tiếp tục nhẫn nhịn đến bao giờ. Có lúc, tôi muốn nói chuyện thẳng thắn với con, nhưng lại sợ làm mất hòa khí gia đình.

Tôi chỉ mong mọi người có thể cho tôi lời khuyên. Làm sao để giải quyết được vấn đề này mà không làm tổn thương con trai tôi?

Tốt nghiệp cấp 3 vì gia đình không đủ điều kiện cho đi học lên đại học nên cô quyết định lên thành phố đi làm giúp việc cho người ta.. Làm giúp việc cho nhà giàu nhưng chủ dặn đi dặn lại ‘Không được ăn những thứ trên b:.àn th:.ờ’, một hôm đ:.ói quá ăn đại ai ngờ 3 phút sau xảy ra chuyện đ:.ộng tr:.ời…Xem tiếp tại bình luận

0

Tốt nghiệp cấp 3 vì gia đình không đủ điều kiện cho Chi học lên đại học nên cô quyết định lên thành phố kiếm việc làm phụ giúp bố mẹ nuôi em. Ngày Chi khăn gói lên thành phố thì mẹ Chi khóc hết nước mắt.

– Hay thôi đừng đi con ạ. Ở quê lấy tấm chồng rồi an phận đi.

Cần biết điều này khi sắp đặt bàn thờ ngày Tết

– Con không muốn lấy chồng. Lấy chồng sớm khổ lắm…mẹ cứ để con đi làm.

Ngày đầu lên thành phố Chi khó khăn lắm mới xin vào làm được rửa bát cho một nhà hàng, thế nhưng chỉ sau 3 tháng cô bị đuổi vì lỡ làm đổ thức ăn vào người khách. Cứ tưởng phải về quê làm ruộng thì may mắn thay lúc đó Chi xin vào làm được giúp việc cho một gia đình giàu có với mức lương 6 triệu/tháng. Với mức lương đó thì Chi vui lắm vì cô nghĩ làm ô sin vừa được ở trong nhà chủ nên không mất khoản thuê trọ.

Bà chủ của Chi giàu có nên cô nghĩ nếu làm tốt kiểu gì được thưởng thêm. Ngày đầu bà chủ dặn Chi làm những công việc giặt giũ dọn dẹp rồi bà tuyên bố.

– Nếu đói thì cháu có thể ăn mọi thứ trong tủ lạnh. Nhưng cấm cháu không được ăn những thứ trên bàn thờ. Nghe rõ chưa?

– Cháu hiểu rồi ạ.

– Tốt lắm. Nhớ là có tiếng động phát ra từ phòng gần bàn thờ cháu cũng không được bận tâm nhé.Nghe bà chủ nói câu đó thì Chi thấy tò mò lắm vì cô thật sự không hiểu rốt cuộc những thứ trên bàn thờ có gì mà bà chủ cấm mình ăn như thế. Thế nhưng không muốn lại bị mất việc nên Chi nghe theo lời bà chủ dặn. Cứ thế ròng rã suốt 2 tháng làm việc ở nhà bà chủ giàu có Chi được lòng bà chủ vô cùng.

Thế rồi cho đến một ngày thì hôm đó bà chủ đi vắng, Chi dọn dẹp nhà cửa mệt quá. Lúc đi qua phòng thờ đói quá nhìn lên thấy toàn là bánh bình thường nên Chi liều mình mở gói bánh ra ăn. Cứ tưởng sẽ chẳng có gì xảy ra, nào ngờ 3 phút sau Chi thấy căn phòng đó có tiếng mở cửa. Chưa kịp hét lên thì cô đã bị kéo luôn vào trong căn phòng đó. Quá hoảng sợ Chi hét lên.

– Ma…ma…xin tha cho tôi. Tôi chỉ lỡ ăn một chiếc bánh thôi…Đừng làm hại tôi.

– Em đang nói gì vậy? Bình tĩnh lại đi Chi.

Nghe có người gọi tên mình Chi mới mở mắt ra thì choáng váng khi đó là một người đàn ông, anh ta đang ngồi trên chiếc xe lăn.

– Anh…anh là ai? Sao biết tên tôi.

– Anh là cậu chủ trong nhà này thì tất nhiên là anh biết em rồi.

– Hóa ra căn phòng nằm gần bàn thờ này là anh ở sao? Chả trách bà chủ cấm em không được lại gần.

– Vì anh bị liệt nên mẹ anh sợ người ngoài nhìn thấy sẽ khó chịu nên mới cấm. Anh cũng không muốn tiếp xúc ra ngoài, hàng ngày anh vẫn quan sát em qua khe cửa kia. Và anh thích em từ ngày đầu tiên.

Chi đỏ mắt trước lời nói của cậu chủ, cô không nói gì chỉ biết từ ngày đó thì Chi thường xuyên vào phòng nói chuyện với cậu chủ. Cô cũng đưa anh ra ngoài đi dạo để tinh thần tốt hơn, có lẽ Chi nghĩ mình cũng có tình cảm với cậu chủ…chỉ chờ thêm thời gian nữa thưa chuyện với bà chủ mà thôi.

Cô giúp việc chăm chỉ, cẩn thận nhưng mới làm được 6 tháng đã xin ứng trước 2 tháng lương để nghỉ Tết khiến tôi kh:ó ch:ị:u. Chưa làm đủ năm nên tôi không thưởng tháng thứ 13, trừ đi 10 ngày nghỉ Tết nên chỉ trả hơn 9 triệu, còn định ra Tết cho cô ấy nghỉ luôn. Hôm sau vừa đi làm về, thấy con tr:ai chạy ra đón, tôi h:ối h:ận tột cùng vì hối hận của mình…Đọc thêm tại bình luận…

0

Trả gần 10 triệu cho cô giúp việc một lúc khiến tôi không thoải mái chút nào.

Mới làm được 6 tháng nhưng tôi cảm nhận cô giúp việc này khá ổn, chăm sóc con tôi rất có tâm. Vậy nhưng đến ngày Tết tôi mới biết hết được tính cách con người thật của cô.

Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi có hai con, bé trai lớn đang học lớp 2, con gái nhỏ được 17 tháng tuổi. Quê của cả hai vợ chồng đều ở xa, bà nội bà ngoại sức khỏe đều yếu nên không thể hỗ trợ chúng tôi chăm sóc các cháu. Vậy nên cách đây 6 tháng, vợ chồng tôi có thuê một cô giúp việc nhà kiêm bảo mẫu hỗ trợ chăm sóc các con.

Tôi được một người quen giới thiệu cô ấy đến làm việc nên cũng yên tâm hơn. Bình thường cô ấy sẽ đến nhà tôi làm việc từ 7h sáng đến 18h chiều là về nhà, không ăn cơm tối cũng không ở lại qua đêm. Tôi trả cô ấy 5,5 triệu/tháng tiền lương, ngày lễ có gửi thêm chút quả.

Tính đến nay, cô ấy đã làm việc được cho gia đình 6 tháng và tôi cảm nhận cô là người làm việc rất tốt, lại yêu mến con trẻ, hợp với hai đứa con nhà tôi. Vậy nên tôi tính sang năm mới vẫn tiếp tục thuê cô ấy một thời gian nữa.

Thời điểm này cũng sắp đến Tết Âm lịch 2025 nên tôi có hỏi cô ấy về kế hoạch nghỉ Tết của cô để chúng tôi biết đường chuẩn bị. Cô ấy có nói khi nào chúng tôi được nghỉ làm thì cô ấy cũng mới về quê ăn Tết, tức là nếu chúng tôi làm tới ngày 25 Tết thì cô ấy cũng giúp chúng tôi tới ngày đó.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên cô ấy xin chúng tôi được ứng trước 2 tháng lương, nghĩa là thanh toán tiền lương tháng 1 và tháng 2 cùng lúc để cô ấy có một khoản tiền kha khá yên tâm ăn Tết. Mặc dù chúng tôi cũng không mấy dư dả nhưng nghĩ đằng nào ăn Tết xong cũng gần hết tháng 2 phải thanh toán lương nên chúng tôi đồng ý với phương án cho cô ứng trước lương.

Vậy nhưng vì cô ấy nghỉ từ 25 Tết đến tận mùng 5 mới lên, nghĩa là nghỉ 10 ngày nên chúng tôi cũng phải trừ đi 10 ngày lương, khoảng 1,8 triệu đồng. Như vậy, chúng tôi sẽ thanh toán cho cô khoảng hơn 9 triệu đồng/ 2 tháng lương. Cô ấy tỏ vẻ không vui một chút nhưng cũng đồng ý.

Tôi có kể chuyện này với mấy chị đồng nghiệp thì ai cũng nói chúng tôi khắt khe quá bởi ngày Tết nếu không thưởng lương tháng 13 cho cô ấy thì tốt nhất cũng không nên trừ 10 ngày lương của cô. Tôi nghĩ cũng hợp lý nhưng nghĩ lại chuyện cô chưa làm mà đòi ứng trước 1 tháng lương cũng thấy không thích. Vậy nên tôi vẫn quyết định chỉ trả cho cô đủ số lương như tính ban đầu rồi còn định ra Tết làm hết tháng 2 là cho nghỉ.

Cuối cùng cách hành xử của cô sau đó lại khiến tôi phải ân hận tột cùng.

Theo đó, sau khi ứng lương được 1 ngày thì ngày hôm sau, tôi đi làm về tới cửa đã thấy cậu con trai chạy ra khoe bộ áo dài mới:

Mẹ ơ, mẹ thấy áo dài mới của con có đẹp không ạ?

– Ừ đẹp thế nhỉ, mà của ai thế con, sao con lại mặc?

– Cô H. mua cho con đó mẹ ạ, cô đón con đi học về rồi tặng quà cho con.

Ảnh minh họa

Đứa trẻ vừa dứt lời thì cô H. cũng từ trong nhà bước ra, mặt tươi cười rồi nói:

– Là cô tặng quà cho thằng bé đó, hôm trước thấy nó khoe được học sinh giỏi kì này nên cô muốn tặng nó một món quà để làm kỉ niệm. Vậy nhưng tiền lương tháng trước đã gửi hết về quê cho chú rồi nên mới xin cháu ứng trước lương sớm để kịp mua quà tặng cho thằng bé đó. Cô mua ngoài cửa hàng mà may sao về nó lại mặc vừa như in, cháu thấy có đẹp không?

– Đẹp cô ạ.

Tôi trả lời ngập ngừng nhưng trong lòng thấy xấu hổ và ân hận vô cùng. Tôi không ngờ rằng bản thân bủn xỉn từng đồng với cô nhưng cô lại dành tặng con trai tôi món quà tuyệt vời như vậy bởi tôi còn chưa mua cho con tấm áo dài Tết nào. Tôi chỉ nghĩ cô ứng trước tiền để sớm về quê, ai ngờ rằng mục đích của cô là muốn mua quà cho con trai tôi trước khi cô về quê đón Tết.

Càng nghĩ tôi lại càng thấy thấm thía, hiếm có người giúp việc nào lại có tâm đến vậy nên chắc tôi phải thay đổi cách ứng xử của mình.

Tâm sự từ độc giả baoan…

Trong thực tế rất ít gia đình gặp được những người giúp việc, bảo mẫu có tâm với gia đình như thế. Họ không chỉ chăm sóc trẻ tốt, làm việc lâu năm với gia đình mà còn có thể giúp chủ nhà những công việc cần thiết ở trẻ khi bố mẹ không ở nhà. Để có được những điều này chính bố mẹ là người làm gương và rèn dạy con cái những nguyên tắc khi ứng xử với người bảo mẫu:

Bố mẹ làm gương

Bố mẹ là tấm gương đầu tiên mà con trẻ học tập. Khi giao tiếp với bảo mẫu, bố mẹ cần thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Thay vì sử dụng lời ra lệnh hoặc quát tháo, hãy sử dụng từ ngữ tế nhị và mong muốn một cách lịch sự khi yêu cầu bảo mẫu thực hiện một việc gì đó.

Khi bố mẹ tôn trọng và thiết lập mối quan hệ bình đẳng với bảo mẫu, con trẻ chắc chắn sẽ học tập và bắt chước để hình thành thái độ cư xử đúng mực giống như bố mẹ.

Dạy trẻ lễ phép và tôn trọng bảo mẫu

Bố mẹ cần dạy trẻ cách chào hỏi, và thể hiện sự lễ phép đối với bảo mẫu. Đây là những hành vi cơ bản nhất mà mọi đứa trẻ nên có, và càng được coi trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc chỉ dạy lời chào, cần dạy trẻ cách có thái độ và cách chào phù hợp để thể hiện sự lễ phép của mình.

Bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách biết cảm ơn và thể hiện sự lịch sự đối với bảo mẫu. Hãy dạy trẻ biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ từ bảo mẫu, hãy dạy trẻ cách bày tỏ lời cảm ơn và có thái độ lịch sự. Nếu không được dạy bảo, trẻ có thể phát triển suy nghĩ tiêu cực rằng, có tiền hay quyền lực sẽ sai khiến được người khác.

Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa chủ nhà và bảo mẫu

Mối quan hệ giữa chủ nhà và bảo mẫu đôi khi có thể phức tạp. Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên, nhưng họ vẫn liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Trong trường hợp này, người lớn không nên truyền tải những ý nghĩ tiêu cực về bảo mẫu cho trẻ, ví dụ như lo ngại rằng bảo mẫu sẽ có ý đồ gì đó với thành viên khác trong gia đình khi không có mặt chủ ở nhà. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Dạy trẻ biết chia sẻ và cảm thông với bảo mẫu

Bố mẹ cần khơi gợi sự cảm thông của trẻ đối với bảo mẫu. Hãy coi bảo mẫu như một thành viên trong gia đình và tạo sự gần gũi, thân thiết. Hãy chia sẻ một số thông tin cá nhân với bảo mẫu để con trẻ có thể hiểu rõ hơn. Con sẽ tự biết cách ứng xử hợp lý trong từng tình huống.

Tóm lại, trong thời đại ngày nay, hầu hết các gia đình đều bận rộn và nhiều người tìm đến sự trợ giúp từ bảo mẫu. Bảo mẫu đóng một vai trò quan trọng trong gia đình. Vậy nên, bố mẹ cần chú ý đến cách ứng xử và giao tiếp của chính bản thân mình, cũng như các con với bảo mẫu, để có thể yên tâm hơn khi bố mẹ không có mặt ở nhà và giao con cho bảo mẫu chăm sóc.

Vợ chồng tôi đều là công nhân, lương tháng bèo bọt, không ổn định nên 2 năm trước, khi chồng tôi nhận được lời đề nghị đi công tác xa nhà 5 năm nhưng lương cao gấp 10 lần, chồng tôi đã đồng ý. Tiền anh gửi về, tôi sẽ dành dụm, tiết kiệm để sau này còn lo cho tương lai, chuyện ăn học của con. Từ đó đến nay, mỗi tháng anh đều đặn gửi về cho tôi 30-40 triệu. Nhờ tiền chồng gửi về mà cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn. Tuần trước chồng tôi không gọi về cho vợ. Tôi gọi điện, anh cũng không nghe máy. Ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Nơi anh ở rất xa trung tâm thành phố, xung quanh thưa thớt nhà dân, nếu anh có đau bệnh thì cũng khó điều trị thế nên toi tức tốc đến chỗ chồng làm thăm anh. Vượt quãng đường hơn 400 cây số, khi tới nơi nhìn hoàn cảnh sống của anh tôi không cầm được nước mắt tự trách… 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Nếu như mẹ chồng không hối thúc, có lẽ tôi sẽ còn chần chừ việc đến thăm chồng.

Vợ chồng tôi đều là công nhân, lương tháng bèo bọt, không ổn định vì phụ thuộc vào lượng hàng sản xuất. 2 năm trước, chồng tôi nhận được lời đề nghị từ công ty: Anh ấy sẽ đi làm xa, công ty lo hết chuyện ăn ở, điều kiện là anh phải ở lại nơi công tác đến hết 5 năm. Lương cao nhưng phải xa nhà, xa vợ con 5 năm trời.

Lúc đó, tôi mới sinh con nên anh phân vân. Chính tôi đã động viên anh đi. Làm lương cao, tôi ở nhà sẽ lo cho bố mẹ chồng và con nhỏ. Tiền anh gửi về, tôi sẽ dành dụm, tiết kiệm để sau này còn lo cho tương lai, chuyện ăn học của con.

Con trai vừa thôi nôi thì chồng tôi đi. Từ đó đến nay, mỗi tháng anh đều đặn gửi về cho tôi 30-40 triệu. Nhờ tiền chồng gửi về mà cuộc sống của gia đình tôi khá giả hơn. Tôi lo thuốc men, quần áo chu đáo cho bố mẹ chồng. Tôi cũng đi làm, mỗi tháng trung bình được 9 triệu, lo học hành, sữa bỉm cho con trai và ăn uống trong gia đình. Tiền chồng gửi về, tôi gửi tiết kiệm ngân hàng.

Tháng nào chồng cũng gửi 40 triệu về nhà, tôi bàng hoàng khi biết cảnh sống của anh trong lần đến thăm đột ngột - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tối nào vợ chồng tôi cũng gọi điện video cho nhau. Chồng tôi luôn than thở ở đó buồn quá, xung quanh toàn là cây cối và tiếng chim chóc, động vật. Dù có tiền, anh cũng không biết phải tiêu xài ở đâu. Tôi an ủi, động viên anh cố gắng vì gia đình. Vài năm nữa, anh về, tiền cũng đủ để xây căn nhà mới rồi.

Tuần trước, chồng tôi không gọi về cho vợ. Tôi gọi điện, anh cũng không nghe máy. Ruột gan tôi nóng như lửa đốt. Nơi anh ở rất xa trung tâm thành phố, xung quanh thưa thớt nhà dân, nếu anh có đau bệnh thì cũng khó điều trị. Tôi tâm sự với bố mẹ chồng, họ bảo tôi đến thăm anh một lần. Bố mẹ sẽ giúp tôi chăm sóc con trai. Tôi đến đó, sẵn tiện đem theo ít đồ ăn ngon cho anh, gần Tết rồi.

Được sự ủng hộ của bố mẹ chồng, tôi đã mua vé xe, đến nơi chồng công tác ngay trong đêm. Lúc đến nơi là 6h sáng, tôi lại đi tiếp một chặng đường dài nữa bằng xe ôm. Tìm đến nơi chồng ở, tôi sửng sốt khi biết cuộc sống của anh.

Đúng như anh mô tả, xung quanh gần như không có nhà. Đoạn đường từ nơi anh ở đến trung tâm thành phố xa hơn 30km, rất khó đi. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là cây cối.

Tôi vào nhà, thấy chồng nằm chèo queo, cả người nóng sốt. Ngôi nhà nhỏ xíu, chỉ có một phòng ngủ và phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh. Nhưng chồng tôi treo ảnh gia đình khắp nơi.

Thấy tôi, anh ấy còn lơ mơ, hỏi có phải đang mơ không? Nhìn tình cảnh của chồng mà tôi mà rớt nước mắt. Tôi lấy thuốc đã chuẩn bị sẵn từ nhà cho chồng uống rồi nấu cháo cho anh ăn.

Đến trưa, chồng tôi mới đỡ hơn một chút. Anh ôm lấy tôi, bảo cứ tưởng mình đang mơ vì không nghĩ tôi lại đến tận nơi thăm anh. Anh nói làm việc ở đây, lương thì cao thật nhưng quá cô đơn. Đồng nghiệp có vài người nhưng đều đi làm đến tối mịt mới về, cũng chẳng ai biết chăm sóc người ốm. Nhiều khi anh nhớ vợ nhớ con đến quay quắt mà không biết phải làm sao? Vì vợ con, anh phải cố gắng, chứ nếu không, chắc anh đã bỏ cuộc rồi.

Tôi xót xa quá. Ở với chồng 2 ngày, tôi phải về lại. Từ lúc về, tôi luôn nghĩ đến việc xin cho chồng về quê với mình. Tôi không muốn anh sống khổ sở và cô độc như vậy nữa. Nhưng nếu về giữa chừng thì phải bồi thường tiền hợp đồng. Nên làm sao mới đúng đây?

Đỗ xe ô tô quá gần xe đỗ ngược chiều cũng bị xử ph:ạt 1 triệu đông… Vậy khoảng cách chuẩn là bao nhiêu mét…

0

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định xe ô tô không được dừng, đỗ xe cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường.

Nghị định 168/2024 quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe hiện vẫn được nhiều người quan tâm.

Trong đó, các vị trí dừng đỗ xe và mức phạt theo các quy định mới này người dân cũng cần lưu ý.

14 Vị trí xe ô tô không được dừng, đỗ xe

Theo Khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

(1) Bên trái đường một chiều;

(2) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;

(3) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;

(4) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;

(5) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;

(6) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

(7) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

Người đi ô tô cần lưu ý các quy định về việc dừng, đỗ xe. Ảnh: TN

Người đi ô tô cần lưu ý các quy định về việc dừng, đỗ xe. Ảnh: TN

(8) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

(9) Điểm đón, trả khách;

(10) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;

(11) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;

(12) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

(13) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

(14) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.

Phạt đến 1 triệu đồng khi dừng, đỗ xe ô tô quá gần xe đỗ ngược chiều

Theo khoản 6 mục 1 nêu trên, thì xe ô tô không được dừng, đỗ xe cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường.

Theo đó, căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024 có quy định:

Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau; điểm đón, trả khách; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới; che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông; nơi mở dải phân cách giữa; cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

Như vậy, theo quy định mới, từ năm 2025, người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi dừng, đỗ xe cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường.

Thế nào là dừng, đỗ xe?

Theo Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.

Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải thực hiện các quy định sau đây: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe; Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Vạch xương xá sát vạch liền, đánh đố người tham gia giao thông…Mức phạt đối với lỗi đè vạch xương cá từ 1/2025

0

Vạch xương cá là gì? Hiện nay, theo quy định pháp luật thì lỗi đè vạch xương cá bị xử phạt như thế nào? – Ngọc Trí (Bình Thuận)

1. Vạch xương cá là gì?

Trong các quy định pháp luật hiện nay thì không có vạch kẻ đường nào được gọi là vạch xương  cá. Tuy nhiên, trong thực tế, thuật ngữ vạch xương cá thường được dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.

Theo đó, quy cách của vạch xương cá được quy định như sau:

– Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

– Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20 cm.

2. Ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá

– Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (thường được gọi là vạch xương cá) được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

– Khi vạch xương cá được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.

– Vạch xương cá thường được sử dụng để kênh hóa các dòng xe như dẫn hướng xe ở trạm thu phí, kênh hóa các dòng xe trong phạm vi các nút giao cùng mức ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

(Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT)

3. Lỗi đè vạch xương cá bị xử phạt thế nào?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Trong đó, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

(Khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008)

Như đã đề cập ở trên, vạch xương cá là vạch kẻ đường được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

Như vậy, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đè lên vạch xương cá được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường như sau:

Phương tiện Mức phạt tiền Phạt bổ sung
Ô tô Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

(Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Xe máy Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

(Điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

(Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Xe đạp Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

(Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Kinh nghiệm lái xe cho tài mới: 28 khẩu quyết cần nằm lòng …

0

Kinh nghiệm lái xe cho tài mới

Không ga thì phanh

“Không ga thì phanh” là kinh nghiệm mới lái xe tuyệt đối phải ghi nhớ. Theo khẩu quyết này, người lái sẽ hạn chế được lỗi đạp nhầm chân ga, lỗi đạp phanh và ga cùng lúc. Cụ thể, khi lái xe chỉ điều khiển bàn đạp phanh và ga bằng chân phải. Nếu chạy xe hộp số sàn thì chân trái điều khiển côn. Còn nếu chạy xe hộp số tự động thì chân trái đặt ở vị trí để chân, không cần dùng đến.

“Không ga thì phanh” là kinh nghiệm mới lái xe tuyệt đối phải ghi nhớ“Không ga thì phanh” là kinh nghiệm mới lái xe tuyệt đối phải ghi nhớ

Cách để chân khi lái ô tô là gót chân phải nên đặt thẳng hàng hoặc chữ V hơi lệch về bàn đạp phanh. Sử dụng nửa bàn chân trên của chân phải để điều khiển phanh và ga. Khi tạm dừng xe thì để chân chờ hờ ở bàn đạp phanh. Việc chỉ điều khiển bằng chân phải sẽ giúp người lái tuân thủ nguyên tắc khi đạp ga sẽ bỏ phanh, khi đạp phanh sẽ bỏ ga.

Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi

“Ba giây anh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi” là một kinh nghiệm lái xe tài mới nên áp dụng khi đến các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu. Nếu thấy đèn xanh nhưng chỉ còn tầm 3 – 4 giây thì nên giảm tốc độ từ từ, rồi cho xe dừng lại. Không nên cố tình tăng ga để phóng nhanh cho kịp vì rất nguy hiểm. Ngược lại khi đang dừng đèn đỏ, dù sau đó đèn đã bắt đầu chuyển xanh cũng hãy tăng tốc từ từ, không đạp ga phóng nhanh.

Tiến bám lưng, lùi bám bụng

“Tiến bám lưng, lùi bám bụng” là một kinh nghiệm lái xe cho tài mới khi quay xe hay lùi xe ở không gian hẹp. Lưng ở đây là thân xe ngược với hướng cần cua (bên ngoài). Bụng là phần ngược lại (bên trong).

“Tiến bám lưng, lùi bám bụng” là một kinh nghiệm khi quay xe hay lùi xe ở không gian hẹp“Tiến bám lưng, lùi bám bụng” là một kinh nghiệm khi quay xe hay lùi xe ở không gian hẹp

 

Khi cho xe tiến vào ngõ nhỏ, cần bám vào phần đường bên ngoài – ngược với hướng cần cua (bám lưng). Như vậy lúc đuôi xe chạy vào sẽ không bị va chạm. Còn khi lùi xe ra ngoài thì cần bám vào phần đường bên trong – cùng với hướng cua (bám bụng). Như vậy lúc phần đầu xe chạy ra sẽ không bị va chạm.

Đầu xuôi đuôi lọt

Một kinh nghiệm cho người mới lái xe ô tô khi lái xe vào ngõ hẹp khác đó là “đầu xuôi đuôi lọt”. Nếu xe lách qua được phần đầu, nhất là chỗ 2 gương chiếu hậu thì có thể yên tâm phần đuôi sẽ qua dễ dàng. Tuy nhiên kinh nghiệm này chỉ áp dụng cho xe ô tô con, không áp dụng với các loại xe lớn như xe tải, đầu kéo vì phần thùng hàng phía sau thường to hơn đầu xe.

Quan sát xa, xử lý sớm

“Quan sát xa, xử lý sớm” mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất nói về mức độ quan trọng của tầm nhìn. Khi lái xe cần chú ý quan sát, nhận biết vật cản hay tình huống càng xa thì càng có nhiều thời gian để xử lý.

Thứ hai nói về sự chủ động xử lý tình huống từ sớm. Ví dụ như thấy đèn đỏ từ xa, thay vì đợi gần đến nơi mới phanh gấp thì hãy giảm tốc độ, rà phanh từ trước. Thứ ba nói về khoảng cách an toàn. Khi lái xe không nên bám đuôi sát mà cần giữ khoảng cách an toàn. Để nếu xảy ra tình huống bất ngờ thì còn kịp thời xử lý.

Lên dốc số nào, xuống dốc số đó

Đây là một bí quyết lái xe ô tô cho người mới học khi cần leo dốc cao, chạy đường đèo… Khi leo dốc để có được lực kéo khoẻ phải cho xe chuyển về các số nhỏ như 3, 2 hoặc 1 tuỳ theo độ dốc của con đường. Tương tự khi thả dốc cũng cần chuyển xe về các số nhỏ để hãm xe bằng phanh động cơ, tránh sử dụng chân phanh nhiều.

Lên dốc số nào, xuống dốc số đó là một bí quyết lái xe ô tô cho người mới học khi cần leo dốc caoLên dốc số nào, xuống dốc số đó là một bí quyết lái xe ô tô cho người mới học khi cần leo dốc cao

 

Thật ra không nhất thiết phải cứ “lên dốc số nào thì xuống dốc số đó”. Tuỳ theo tình hình thực tế mà có xuống dốc cao hơn 1 số. Nguyên tắc này chủ yếu để nhắc nhở tài mới khi xuống dốc phải chuyển về số nhỏ và tuyệt đối không về N để thả dốc bởi rất nguy hiểm.

Tài già, dép rọ, kính cong – Đến quãng đường vòng còn phải ngớt ga

“Tài già, dép rọ, kính cong – Đến quãng đường vòng còn phải ngớt ga” ý rằng đến bác tài già nhiều kinh nghiệm khi vào cua, đường vòng cũng phải giảm ga. Do đó ý nhắc nhở khi vào cua phải giảm tốc độ, tránh vào cua quá nhanh dễ gây thiếu lái, khiến xe bị kiểm soát dẫn đến xe mất lái.

Đổ kéo, méo gò

Đây là kinh nghiệm cho người mới lái ô tô khi đỗ xe. Cụ thể khi đỗ xe cần kéo phanh tay. Nếu lốp xe bị méo thì xoay vô lăng chỉnh lại cho ngay ngắn.

Đi trời mưa to bật đèn Hazard

Đèn Hazard là đèn cảnh báo nguy hiểm. Nếu lái xe trời mưa quá to, tầm nhìn hạn chế buộc phải đi chậm thì nên bật đèn Hazard để cảnh báo cho xe phía sau. Điều này vừa giúp bảo vệ mình và bảo vệ cả người khác.

Nếu lái xe trời mưa quá to nên bật đèn HazardNếu lái xe trời mưa quá to nên bật đèn Hazard

Xăng – dầu – điện – nước

Xăng, dầu, điện và nước là 4 yếu tố quan trọng nhất cần kiểm tra trước khi đi xa cũng như bảo dưỡng định kỳ. Đầu tiên là nhiên liệu. Thứ hai là dầu, gồm có dầu nhớt động cơdầu hộp sốdầu phanh… Điện là bình ắc quy. Nước là nước làm mát động cơ.

Làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại

“Làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại” là một kinh nghiệm quan sát khi lái xe cho người mới. Nếu phía trước là xe của một bác tài già, chạy xe cẩn thận, xử lý gọn gàng, tăng giảm ga nhịp nhàng thì lái xe theo sau sẽ rất khoẻ, thậm chí còn học hỏi được nhiều điều. Còn nếu phía trước là xe của một người chưa có kinh nghiệm hay thiếu ý thức thường phanh đột ngột, phóng nhanh, vượt ẩu… thì không nên theo sau bởi rất nguy hiểm.

Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con

“Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhắc nhở người lái xe luôn luôn chú ý đến tốc độ, quan sát cẩn thận trong mọi tình huống, tránh vội vàng phóng nhanh vượt ẩu sẽ dễ gây tai nạn đáng tiếc.

Đã uống thì không lái, đã lái thì không uống

Để đảm bảo an toàn, đã uống rượu bia thì nhất định không lái xe, đã lái xe thì không uống rượu bia. Hiện nay, theo Luật Giao thông mới nhất, mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với người điều khiển ô tô có thể lên đến 40 triệu đồng, đi kèm hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với người điều khiển ô tô có thể lên đến 40 triệu đồngMức xử phạt lỗi nồng độ cồn với người điều khiển ô tô có thể lên đến 40 triệu đồng 

Nhanh một giây chậm cả đời

“Nhanh một giây chậm cả đời” cũng là khẩu quyết lái xe mà người mới nhất định phải nắm nằm lòng. Khi lái xe cần chú ý tuân thủ tốc độ quy định, không nên vì đường vắng mà đạp ga quá đà, không nên vì nhanh vài giây mà vượt ẩu. Bởi bất cứ khi nào cũng có thể xảy ra tình huống bất ngờ.

Cố quá thành quá cố

“Cố quá thành quá cố” là một kinh nghiệm cho người mới lái ô tô nên nằm lòng. Đừng cố nhanh, cố tranh giành đường, cố vượt… để tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm.

Lùi một bước biển rộng trời cao

“Lùi một bước biển rộng trời cao” là một lưu ý dành cho người mới lái xe và cũng là lời nhắc nhở với cả những người lái xe lâu năm. Khi tham gia giao thông nên có ý thức, trong nhiều trường hợp nếu có thể nhường đường nên chủ động nhường. Việc đối đầu chỉ gây mất thời gian, thậm chí còn dễ đẩy bản thân và người khác vào tình huống rắc rối, nguy hiểm. Nhường đường là vừa hỗ trợ người khác, vừa bảo vệ cho chính mình.

“Lùi một bước biển rộng trời cao” là một lưu ý dành cho người mới lái xe ô tô“Lùi một bước biển rộng trời cao” là một lưu ý dành cho người mới lái xe ô tô

Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Ông bà ta có câu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” ý nói nếu gặp kẻ mạnh thì việc tránh đi sẽ giúp giảm thiệt hại, không có gì đáng xấu hổ. Câu tục ngữ này không chỉ đúng ở đời sống mà còn đúng khi lái xe. Nếu gặp các xe lớn như xe buýt, xe tải, đầu kéo, container… thì tốt nhất nên tránh xa. Hạn chế lái xe cạnh xe lớn, chạy song song hay bám đuôi…

Ra đường sợ nhất công nông

“Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Đây là câu nói vui bàn về mức độ thiếu an toàn của những phương tiện này. Do đó nếu ra đường thấy xe công nông tốt nhất nên tránh.

Chó tránh đuôi, bò tránh bụng

“Chó tránh đuôi, bò tránh bụng” là một kinh nghiệm cho lái mới nếu bất ngờ gặp động vật băng ngang đường. Theo đó khi chó băng ngang đường gặp xe thường sẽ quay đầu bỏ chạy. Do đó người lái nên đánh lái tránh theo hướng đầu của nó. Như vậy chó có quay đầu bỏ chạy cũng không bị đâm. Còn khi bò băng ngang đường gặp xe sẽ thường chạy tới. Do đó người lái nên đánh lái tránh theo hướng đuôi của nó. Như vậy bò có chạy tiến tới cũng không bị đâm.

“Chó tránh đuôi, bò tránh bụng” là một kinh nghiệm cho lái mới nếu bất ngờ gặp động vật băng ngang đường“Chó tránh đuôi, bò tránh bụng” là một kinh nghiệm cho lái mới nếu bất ngờ gặp động vật băng ngang đường 

Nhất chạng vạng, nhì rạng đông

Trời chạng vạng và rạng đông là hai thời điểm nguy hiểm nhất khi lái xe. Trời chạng vạng là lúc về chiều, mặt trời vừa lặng. Lúc này ánh sáng bắt đầu yếu dần nhưng đèn đường và đèn xe có thể chưa bật, nên khả năng quan sát khá hạn chế. Ngoài ra tâm sinh lý con người lúc về chiều cũng thường mệt mỏi bởi vừa kết thúc một ngày học tập, làm việc.

Còn rạng đông là lúc trời vừa hừng sáng. Khi này có nhiều xe chở hàng hoá ra vào. Đây cũng là lúc các bác tài lái xe ban đêm thường dễ bị mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó kinh nghiệm mới lái xe là phải chú ý quan sát và lái xe cẩn thận ở hai thời điểm này.

Mưa tránh trắng, nắng tránh đen

“Mưa tránh trắng, nắng tránh đen” là một kinh nghiệm cho lái mới trong việc quan sát đường đi. Khi trời mưa thì nên tránh chỗ nào trắng trắng bởi thường là vũng nước đọng, vùng ngập. Còn trời nắng thì tránh chỗ nào đen đen bởi thường là bãi phân bò trên đường.

Đổ xăng tránh nắng

Đây là điều mới lái xe cần biết khi đưa xe đi đổ xăng. Do trời nắng nhiệt độ cao nên xăng bị giãn nở, lượng xăng đổ vào bình sẽ ít hơn. Còn khi tối hay sáng sớm, trời mát, xăng bị co lại, lượng xăng đổ vào bình sẽ nhiều hơn. Tuy mức chênh lệch này không lớn nhưng cũng là một cách tiết kiệm xăng.

Đổ xăng tránh nắng là điều mới lái xe cần biết khi đưa xe đi đổ xăngĐổ xăng tránh nắng là điều mới lái xe cần biết khi đưa xe đi đổ xăng

Ăn đi trước, lội nước theo sau

“Ăn đi trước, lội nước theo sau” câu này có ý rằng nếu đến quán ăn thì đi trước sẽ có chỗ tốt. Còn nếu chạy qua đường ngập thì chạy phía sau sẽ lợi hơn. Vì có thể theo dõi tình hình của xe phía trước để từ đó đưa ra bước xử lý phù hợp.

Đánh răng, rửa mặt, thêm nước, kiểm dầu, vòng quanh đá vỏ

“Đánh răng, rửa mặt, thêm nước, kiểm dầu, vòng quanh đá vỏ” đây là các bước chuẩn bị trước chuyến đi của những bác tài già.

Kinh nghiệm cho người mới lái xe số sàn

Ngoài những kinh nghiệm trên, còn có một số kinh nghiệm lái xe ô tô cho người mới học khi chạy xe ô tô số sàn:

Côn ra ga vào

Đây là nguyên tắc “bất di bất dịch” khi lái xe số sàn. “Côn ga ra vào” tức là khi nhả chân côn thì phải từ từ đệm chân ga. Khi cần chuyển số, người lái giảm ga, rồi đạp côn hết cỡ, tiếp theo chuyển số. Sau đó từ từ nhả chân côn kết hợp đệm chân ga. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa chân côn và chân ga sẽ giúp tài mới có thể lái xe số sàn êm ái, chạy khoẻ, không bị ì.

Áp dụng côn ra ga vào nhuần nhuyễn sẽ giúp lái xe số sàn êm ái, chạy khoẻ, không bị ìÁp dụng côn ra ga vào nhuần nhuyễn sẽ giúp lái xe số sàn êm ái, chạy khoẻ, không bị ì

Lên số lấy đà, về số vù ga

“Lên số lấy đà, về số vù ga” là một khẩu quyết lái xe số sàn nhất định phải biết. Bởi khi lên số mà xe chưa đạt được tốc độ phù hợp thì xe sẽ bị ì, gọi là chạy “ép số”, rất hại máy. Điều này dễ khiến xe tăng tốc yếu, thậm chí xe bị chết máy giữa đường. Do đó trước khi muốn tăng số cao hơn cần tạo đà sao cho tốc độ xe tương thích với số định chuyển.

Khi muốn về số, người lái buộc phải nhả chân ga, như vậy sẽ khiến tốc độ xe bị giảm xuống. Vì thế cần “bù ga” trước bằng cách đạp ga thật nhanh (vù ga) để tốc độ vòng tua máy đồng tốc với tốc độ xe đang chạy. Khi này vào số thấp sẽ êm hơn.

Phanh trước côn sau

Có khá nhiều tranh cãi về việc nên phanh trước hay côn trước khi lái xe số sàn. Theo các chuyên gia, lái xe ô tô số sàn nên ưu tiên phanh trước. Khi đạp côn là cắt ly hợp, lúc này xe sẽ chạy theo quán tính. Vì thế nếu cắt côn trước thì xe không được hãm bởi động cơ, khiến quãng đường và thời gian phanh dài hơn. Trong nhiều trường hợp sẽ gây nguy hiểm. Do đó nếu chạy tốc độ trung bình đến cao thì cần phanh trước côn sau.

Côn trước phanh sau khi đi chậm

Tuy nhiên nếu di chuyển tốc độ thấp, chạy xe chậm như lái xe trong thành phố, đường bị ùn tắc… thì người lái nên về số thấp và côn trước phanh. Điều này giúp xe tránh chết máy khi chạy tốc độ thấp. Đây là một kinh nghiệm cho người mới lái xe oto số sàn khi chạy trong phố cần lưu ý.