Home Blog Page 4

Đúng là con dâu thì mãi mãi không bao giờ được coi là ruột thịt…Tôi là người vợ thứ 2 của chồng. Đáng nói, khi rước dâu về nhà chồng bên thông gia không hề dựng rạp! Từ ngoài phố vào trong ngõ vẫn y nguyên như ngày thường, chẳng có dấu hiệu gì của một gia đình đang có hỷ. Xe rước dâu về đến nơi cũng không có ai chào đón, mẹ chồng giục tôi vào làm lễ gia tiên nhanh chóng xong thôi. Mọi thứ hôm đó diễn ra vội vàng khiến tôi hơi choáng. Hàng xóm xung quanh có vẻ cũng không biết gì hết, đám hỏi diễn ra vào ngày thường nên khu phố yên tĩnh đến lạ. Mọi chuyện cứ thế trôi đi cho đến hôm qua, tự dưng mẹ chồng gọi tôi ra và cho 1 triệu đi làm tóc ăn Tết. Làm xong về đến nhà, tôi nghe tiếng mẹ chồng nói chuyện điện thoại trong phòng khách, tôi mới ngớ người. Vậy là trong mắt bà, tôi chỉ là một đứa thay thế thôi sao… 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Đúng là con dâu thì mãi mãi không bao giờ được coi là ruột thịt…

Tôi sinh ra là một cô gái gốc tỉnh lẻ, một mình vật lộn mưu sinh ở thủ đô đã gần chục năm. 27 tuổi tôi vẫn ế, đến năm 28 tuổi thì được anh họ mai mối với đồng nghiệp của anh. Sau một thời gian tìm hiểu yêu đương thì chúng tôi tổ chức đám cưới, tôi chuyển về sống chung với cả gia đình chồng.

Đây là cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi nhưng lại là lần thứ 2 chồng tôi đi hỏi vợ. Anh ấy từng có một tổ ấm hạnh phúc kéo dài gần 5 năm, nhưng sau đó do bất đồng quan điểm nên họ tan vỡ. Ngay lúc mới quen nhau chồng tôi đã chủ động kể hết chuyện quá khứ, anh không hề giấu giếm bất kỳ điều gì và bảo tôi không cần lo lắng đến vợ cũ. Chị ấy đã mang con đi sống ở nơi khác rất xa, thi thoảng bố con anh mới gặp lại nhau ăn uống trò chuyện.

Chị vợ cũ cũng biết chồng tôi đã tái hôn, bữa đám cưới còn gửi quà và hoa chúc mừng cho chúng tôi nữa. Họ ly hôn cách đây hơn 1 năm rồi, tôi không liên quan gì đến quá khứ của chồng nên cũng thoải mái tâm lý. Chị vợ cũ có vẻ là người văn minh tử tế, không có dấu hiệu gì của việc muốn gây rắc rối cho tôi.

Tuy nhiên vẫn còn điều khiến tôi lăn tăn là chuyện từ hôm ăn hỏi. Vì nhà trai nhà gái xa nhau nên tôi chỉ lo mỗi việc chuẩn bị bên nhà mình. Đến khi rước dâu về nhà chồng thì tôi mới phát hiện ra bên thông gia không hề dựng rạp! Từ ngoài phố vào trong ngõ vẫn y nguyên như ngày thường, chẳng có dấu hiệu gì của một gia đình đang có hỷ. Xe rước dâu về đến nơi cũng không có ai chào đón, mẹ chồng giục tôi vào làm lễ gia tiên nhanh chóng xong thôi.

Mọi thứ hôm đó diễn ra vội vàng khiến tôi hơi choáng. Hàng xóm xung quanh có vẻ cũng không biết gì hết, đám hỏi diễn ra vào ngày thường nên khu phố yên tĩnh đến lạ. Tôi đi bộ vào nhà chồng mà chẳng ai nhìn ngó thắc mắc.

Toàn bộ quá trình cưới hỏi chỉ diễn ra rình rang ở quê tôi, còn lại nhà chồng trên thành phố không làm gì cả, không mời bất kỳ ai ngoài họ hàng thân thiết về đón dâu. Tự dưng tôi cảm giác mình như “người vô hình”, lấy chồng 2 tháng rồi mà bố mẹ chồng chẳng giới thiệu tôi với hàng xóm nào xung quanh. Ban ngày tôi đi làm, chiều tối về cơm nước xong cũng chẳng đi đâu mấy nên chưa giao du với ai cả.

Mẹ chồng bỗng dưng cho tiền đi làm đẹp ăn Tết, tôi cay đắng khi biết sự thật phía sau hàng rào - Ảnh 1.

Nhận ra nỗi ưu tư của tôi nên chồng đã giải thích ngay lập tức. Anh nói bố mẹ anh trọng thể diện nên không muốn thiên hạ bàn tán chuyện trong nhà, lần đầu cưới ồn ào rồi nên lần hai cố ý làm lặng lẽ cho người ta đỡ soi. Chuyện anh ly hôn vợ cũ cũng rất ít người biết, khu phố này toàn người hay ngồi lê đôi mách nên bố mẹ anh không muốn họ bàn tán về nội bộ nhà mình.

Tôi là đứa biết điều và cũng không có nhu cầu khoe khoang thể hiện, chồng nói sao thì tôi nghe thế. Để thiên hạ chọc ngoáy chuyện mình làm vợ hai thì cũng chẳng hay ho gì, có lẽ bố mẹ chồng làm vậy để bảo vệ con dâu thôi nên tôi im lặng cho qua.

Thế nhưng ở đời thiệt thòi hay tỉ lệ thuận với sự biết điều. Vì quá coi trọng sĩ diện nên mẹ chồng đã khiến tôi tổn thương sâu sắc.

Chuyện là hôm qua, tự dưng mẹ chồng gọi tôi ra và cho 1 triệu đi làm tóc ăn Tết. Tôi từ chối không cầm thì bà cứ dúi vào tay, bắt tôi phải đi cắt tóc ngắn và nhuộm màu nâu trầm. Bà bảo kiểu ấy vừa đẹp vừa sang, tôi tham khảo trên mạng thấy cũng ổn nên vui vẻ cầm tiền đi ra salon tóc. Mất 4 tiếng mới xong quả đầu mới, tôi về nhà khoe thì mẹ chồng gật gù vẻ hài lòng. Chồng tôi thì thầm khen vợ ngoan, biết nghe lời mẹ.

Hôm nay tôi mang tóc mới đi làm cũng được đồng nghiệp khen tới tấp. Mọi người quen với hình ảnh tôi để tóc dài suốt bao năm rồi, giờ thay đổi một chút cũng thú vị đấy chứ.

Tôi ôm niềm vui nho nhỏ ấy cả ngày hôm nay, đến lúc tan làm về nhà thì xảy ra chuyện. Xong việc sớm nên tôi ra chợ mua hẳn con vịt béo, định về làm xáo măng cho cả nhà ăn đổi vị. Vừa dừng xe ở hàng rào thì tôi nghe tiếng mẹ chồng nói chuyện điện thoại trong phòng khách. Bà không để ý tiếng xe tôi đi về nên cứ say sưa cười nói. Chừng dăm ba câu thì tôi nhận ra mẹ đang tâm sự với họ hàng ở nước ngoài, gọi video thăm hỏi này nọ linh tinh.

Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như tôi không vô tình nghe thấy tên mình trong cuộc hội thoại đó. Người bà con xa kia hỏi thăm dâu mới như nào, mẹ chồng tôi chẹp miệng bảo cũng ổn. Bà khen tôi ngoan, biết nghe lời, chăm chỉ, hiền lành, chưa từng cãi câu nào cả. Xong bà khoe hôm qua vừa cho tôi tiền đi làm tóc. Loanh quanh một hồi tự dưng lòi ra lý do thật khiến mẹ chồng đối xử tốt với tôi như thế. Hóa ra là vì bà muốn tôi thay đổi ngoại hình cho giống với chị con dâu cũ!

Đứng bên ngoài nghe từng lời mẹ chồng thủ thỉ trong điện thoại mà tôi rùng mình. Ông bà là cựu cán bộ viên chức, có quan điểm sống rất mẫu mực và truyền thống, thế nên việc con trai cưới 2 vợ là điều khiến ông bà rất phiền lòng. Bà nghĩ rằng hàng xóm không ai biết chuyện chồng tôi đã chia tay vợ cũ, thế nên bà cố tình bắt tôi cắt tóc giống con dâu cũ để người ta nghĩ chồng tôi vẫn chung sống với chị kia.

Đời thuở nhà ai, mẹ chồng lại có suy nghĩ kỳ quặc vậy không hả trời?!? Vậy là trong mắt bà, tôi chỉ là một đứa thay thế thôi sao? Tôi với vợ cũ của chồng là 2 người khác nhau hoàn toàn, kể cả phong cách giống hệt nhau đi chăng nữa thì cũng khó mà nhầm lẫn. Chồng từng cho tôi xem ảnh chị vợ cũ, đúng là kiểu tóc chị ấy giống tôi nhưng vóc dáng thì khác biệt hoàn toàn. Chưa kể chị ấy đã rời khỏi căn nhà này gần 2 năm rồi, làm sao hàng xóm không nhận ra tôi là người mới lạ ở đây chứ! Có thể họ không xì xào đến tai nhà chồng tôi thôi, chứ chỉ mỗi mái tóc đã che giấu được thân phận thì đời này đã không có lắm chuyện thị phi.

Nghe thủng tâm sự của mẹ chồng xong tôi bỗng trào lên cảm giác thất vọng. Bỗng dưng tôi thấy đầu óc hoang mang, không biết lâu nay mẹ chồng thực lòng thương tôi hay bà làm mọi thứ chỉ để giữ sĩ diện hão cho gia đình bà?…

Vợ chồng tôi mới sinh con hồi tháng 11 năm ngoái nhưng vì điều kiện công việc không thể nghỉ lâu nên phải quay trở lại với công việc sớm hơn chế độ. Do đó tôi đã tìm một cô bảo mẫu nữa để phụ bà nội chăm cháu. Chúng tôi trả cho cô bảo mẫu mức lương là 10 triệu/tháng, khá hậu hĩnh so với mặt bằng chung để cô thoải mái và chuyên tâm vào công việc chăm sóc em bé, không nghĩ tới chuyện làm thêm việc gì khác. Dạo gần đây tôi bắt đầu thấy được một số thói quen xấu của cô ấy như dùng nhiều điện thoại trong lúc chăm sóc con tôi hay mải mê nói chuyện nhiều hơn là chú ý đến việc chăm trẻ, thậm chí là phát hiện cô còn có thói quen ăn vụng sữa bột của con tôi. Trong một lần cô cũng đang ăn vụng sữa bột thì bị tôi bắt quả tang. Hỏi ra thì cô bảo “ăn thử tí xem nó thế nào ý mà, có khác sữa người lớn không mà có vẻ ngon lắm”. Định nói thêm vài câu nhưng những gì cô làm sau đó mới khiến tôi bất ngờ, đáng s-ố-c hơn khi mẹ chồng tôi… ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Không chỉ một lần mà rất nhiều lần, tôi thấy cô ấy xúc những thìa bột của con tôi cho vào miệng của mình.

Vợ chồng tôi mới sinh con hồi tháng 11 năm ngoái nhưng vì điều kiện công việc không thể nghỉ lâu nên đầu tháng 3 tôi đã bắt đầu quay trở lại với công việc. Chúng tôi ở chung với mẹ chồng nhưng bà đã già, sức khỏe yếu nên một mình không thể đảm đương vừa việc nhà vừa chăm sóc trẻ sơ sinh được. Do đó tôi đã tìm thêm một cô bảo mẫu nữa để phụ bà chăm cháu.

Việc chính của cô bảo mẫu là chăm sóc con tôi còn bà sẽ phụ giúp việc lặt vặt trong nhà, cơm nước. Đến giờ tan làm, tôi sẽ chủ động về nhà sớm để hỗ trợ vì chồng thì thường đi làm tới tối đêm mới về hoặc có những hôm làm ca tối. Chúng tôi trả cho cô bảo mẫu mức lương là 10 triệu/tháng, khá hậu hĩnh so với mặt bằng chung để cô thoải mái và chuyên tâm vào công việc chăm sóc em bé, không nghĩ tới chuyện làm thêm việc gì khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ban đầu tôi cảm thấy rất ưng ý với cô bảo mẫu này vì cô hợp với con trai mình, đứa trẻ rất yêu quý cô và cũng phát triển trông thấy kể từ ngày có cô về. Thế nhưng dạo gần đây tôi bắt đầu thấy được một số thói quen xấu của cô ấy như dùng nhiều điện thoại trong lúc chăm sóc con tôi hay mải mê nói chuyện nhiều hơn là chú ý đến việc chăm trẻ.

Lúc đầu tôi cũng chỉ nhắc nhở để cô chỉn chu hơn nhưng càng ngày tôi càng thấy thói quen xấu ngày một nhiều hơn, lo sợ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nên tôi để ý kĩ hơn thì phát hiện cô còn có thói quen ăn vụng sữa bột của con tôi.

Không chỉ một lần mà rất nhiều lần, tôi không hài lòng về điều đó. Vì thực ra đây vừa là thói quen xấu, không thật thà trong công việc vừa rất tốn tiền của chính bản thân gia đình. Mỗi hộp sữa tôi mua cho con cũng gần 2 triệu đồng, nếu cô ấy cứ dùng nhiều như thế thì quả thật rất lãng phí. Chính vì thế tôi quyết định phải “bắt tại trận” và yêu cầu cô nghiêm túc trong công việc hơn.

Trong một lần cô cũng đang ăn vụng sữa bột của con trai, tôi nhẹ nhàng mở cửa bước vào và nói:

– Ôi cô ơi, đây là sữa bột của cháu mà, không dành cho người lớn đâu. Cô đừng dùng nữa nhé. Cô thích uống sữa thì nói với cháu, cháu sẽ mua sữa người lớn cho cô.

– Ừ, cô ăn thử tí xem nó thế nào ý mà, có khác sữa người lớn không mà có vẻ ngon lắm cháu.

– Vâng cô ơi, sữa này dành riêng cho trẻ sơ sinh, cháu phải nhờ người xách tay từ bên nước ngoài về nên chi phí khá đắt ấy. Thực ra cháu nhìn thấy cô cũng dùng thử nhiều lần rồi, cháu không đồng ý nên cháu muốn nói để cô rút kinh nghiệm một chút ạ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nghe tôi nói đến đây, cô bảo mẫu nghiêm nét mặt lại một chút tỏ vẻ không hài lòng. Thế nhưng những gì cô làm sau đó mới khiến tôi bất ngờ.

Cô ngó nghiêng bên ngoài phòng khách sau đó đóng cửa lại và nói nhỏ với tôi:

– Cô định không nói nhưng mà nghe cháu nói thế, cô sợ cháu hiểu lầm cô thèm ăn sữa của trẻ nên ăn vụng. Nhưng có sự thật này cô nghĩ mình nên nói với cháu thì tốt hơn. Thực ra cô đang thử sữa của em bé để xem biểu hiện của cô như thế nào đấy vì dạo gần đây cô thấy sau khi em bé dùng sữa xong cứ ngủ thiếp đi rất sâu và rất lâu đó.

– Ôi thật thế hả cô, không phải chứ, đây là sữa cực kì tốt và chất lượng cháu đặt mua cho con, không phải là hàng giả đâu. Sao lại có vấn đề gì được chứ.

– Ừ, sau khi thử sữa thì cô cũng đoán như thế nên cô nghĩ vấn đề không nằm ở sữa cháu ạ mà vấn đề nằm ở mẹ chồng cháu đó.

– Ý cô nói là sao ạ?

– Thì là dạo gần đây bà ấy luôn tranh mang sữa cho đứa nhỏ dùng mà không để cô tự pha. Cô cũng nể nên để bà làm nhưng cô thấy cứ mỗi lần bà cho cháu uống sữa là đứa trẻ đều có biểu hiện thế. Hôm trước cô nghe được bà nói chuyện điện thoại với ai mà nói cái gì mà “an thần” nên cô hơi lo.

Tôi hoảng hốt mong rằng những gì cô bảo mẫu nói là không đúng nên gọi luôn mẹ chồng ra để nói chuyện. Sau một hồi quanh co, mẹ chồng tôi thừa nhận việc có nghe theo các bà bạn, mua thêm thuốc an thần bỏ vào sữa cho cháu ngủ ngon.

– Đứa nhỏ quấy khóc suốt ngày làm mẹ váng hết cả đầu. Mẹ nghe các bà nói dùng 1 chút thuốc an thần không hại gì mà khiến đứa trẻ ngủ ngon hơn. Không ngờ lại có hiệu quả thật con ạ.

– Ôi trời ơi, sao mẹ lại tự ý làm thế mà không nói gì với con. Con thật sự không thể tin được mẹ lại làm thế luôn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi chỉ kịp nói thế rồi ôm con đi bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ nói rất may cũng chưa có ảnh hưởng gì nặng nề mà cần theo dõi đứa trẻ thêm.

Sau việc này, tôi cảm ơn cô bảo mẫu rối rít và cũng để chồng nói chuyện với mẹ chứ bản thân tôi lúc này chưa thể vui vẻ hay nói bất kì điều gì với bà.

Tâm sự từ độc giả daunguyen…

Thuốc an thần cần phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và việc dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều tuyệt đối tối kỵ vì thuốc an thần có thể gây nhiều tác hại cho trẻ. Trong trường hợp nguy hiểm, thuốc an thần có thể khiến trẻ hôn mê, mất ý thức.

Với trẻ sơ sinh hay quấy khóc, bố mẹ và người thân nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng này để có cách xử trí hợp lý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Có khá nhiều lý do khiến trẻ quấy khóc khó ngủ, chẳng hạn như:

– Trẻ bị lẫn lộn ngày đêm.

– Trẻ chưa thích nghi được với môi trường sau sinh.

– Trẻ đói, tã bẩn.

– Môi trường ngủ không đảm bảo, ví dụ như phòng ngủ ồn ào, đèn trong phòng ngủ quá sáng,…

– Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.

– Trẻ quá mệt, mẹ bỏ lỡ tín hiệu ngủ của con.

– Trước giờ ngủ trẻ bị phấn khích, ví dụ như mẹ cho con xem điện thoại, tivi quá nhiều khi còn quá nhỏ hoặc trẻ bị la mắng.

– Gặp ác mộng và nỗi sợ ban đêm.

– Mẹ vỗ ợ hơi cho bé chưa kỹ.

– Trẻ ngủ quá nhiều hoặc quá ít vào ban ngày.

– Trẻ quấy khóc khi bị ốm, mọc răng.

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

1. Tập cho con phân biệt ngày đêm

Khi mới chào đời, một số trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm và thay vào đó sẽ ngủ bù vào ban ngày. Tình trạng ngủ ngày cày đêm khiến lịch sinh hoạt của cả gia đình bị đảo lộn và trẻ càng ngày càng cáu gắt khó chịu hơn khi đi ngủ.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần giúp con điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng quy tắc “ban ngày nhiều ánh sáng và tiếng động, ban đêm tối và yên lặng”. Cụ thể, vào buổi sáng, mẹ không nên để con ngủ quá 8 giờ sáng, cho bé ăn và chơi trong môi trường nhiều ánh sáng.

Ngược lại, ban đêm mẹ cần đặt con nằm ngủ ở nơi ít ánh đèn, không gian yên tĩnh. Mọi hoạt động khi con thức dậy về đêm như thay bỉm, cho ăn cũng nên diễn ra trong yên lặng, không nên bật đèn sáng lên mà chỉ nên dùng đèn pin nhỏ.

2. Cho bé đi tắm nắng vào sáng sớm

Tắm nắng không chỉ giúp con khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cơ thể con sản sinh ra hormone melatonin. Loại hormone này có vai trò điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức của cơ thể, nhờ thế mà con sẽ vào giấc ngủ đêm dễ dàng hơn và ngủ sâu hơn.

3. Quấn bé khi ngủ

Trong bụng mẹ, trẻ đang quen với cảm giác được bọc ối bao bọc xung quanh nên khi mới chào đời, trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường. Điều này khiến trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ hoặc ngủ không sâu do giật mình liên tục. Để trẻ có cảm giác an toàn và được bao bọc giống như trong bụng, mẹ có thể dùng tã hay quấn chũn chuyên dụng để quấn chặt con hoặc chèn gối quanh bé.

4. Tạo môi trường ngủ cho trẻ

Khi ngủ, bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngủ trong không gian tĩnh lặng, ít ánh sáng để giúp bé ngủ ngon hơn, tránh bị kích thích. Ngoài ra, bố mẹ có thể bật tiếng ồn trắng (tiếng máy sấy tóc, nhịp tim đập,…) hoặc tiếng nhạc du dương để trấn tĩnh trẻ. Hơn nữa, nhiệt độ phòng phù hợp khi ngủ cho trẻ là dưới 24 độ C.

5. Đọc được tín hiệu buồn ngủ của trẻ

Phần lớn trẻ gắt ngủ là do con đã quá buồn ngủ dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi, sinh ra gắt ngủ. Vì vậy, khi con có tín hiệu buồn ngủ, mẹ nên đưa con vào môi trường ngủ và dỗ con ngủ ngay. Để làm được điều này, mẹ cần dựa vào:

– Thời gian thức – ngủ trung bình đối với từng độ tuổi của con.

Giúp việc lương 10 triệu suốt ngày ăn vụng sữa bột bị bắt tại trận, nghe cô nói lý do tôi cảm ơn rối rít - 4

– Nắm rõ tín hiệu buồn ngủ của con như ngáp, mắt lờ đờ, dụi mắt, quay đầu khỏi nơi có ánh sáng, tiếng động, nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó, gãi tai,…

6. Thiết lập trình tự ngủ cố định cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Trẻ càng ít tháng sẽ càng dễ thích nghi với trình tự ngủ mẹ đặt ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là trình tự này cần phải diễn ra hàng ngày, không xáo trộn để bé biết khi mẹ làm những việc này có nghĩa là đã đến giờ đi ngủ. Trình tự ngủ ban ngày của trẻ sơ sinh có thể là:

– Khi thấy con có tín hiệu buồn ngủ, mẹ đưa con vào môi trường ngủ.

– Kéo rèm cửa lại để phòng tối.

– Quấn trẻ (hoặc không) rồi bế vác hoặc đặt bé nằm xuống giường, vỗ về bé, dỗ bé vào giấc ngủ. Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn nên bố mẹ có thể để trẻ nằm nghiêng khi mới ngủ và để trẻ nằm ngửa ra khi đã ngủ say.

7. Tắm vào chiều tối giúp con ngủ ngon hơn

Nhiều mẹ lo sợ tắm chiều tối dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, nhưng nếu mẹ tắm trong phòng kín gió, nhiệt độ ấm thì tắm chiều sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, trong đó có giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bởi sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể con sẽ hạ xuống, nhờ đó mà cơ thể bắt được tín hiệu và trở nên buồn ngủ hơn.

8. Vỗ ợ hơi kỹ cho trẻ

Nhiều mẹ có thói quen đặt trẻ nằm ngủ ngay sau khi ăn nhưng có những trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ mà quấy khóc hoặc trẻ ngủ một một giấc ngắn khoảng 30 phút – 1 tiếng sẽ tỉnh dậy khóc, phải dỗ ròng rã mấy tiếng liền mới có thể ngủ lại. Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ có thể là do trẻ bị mắc hơi vì mẹ không vỗ ợ hơi cho trẻ.

Do đó, sau mỗi bữa ăn, mẹ nên vỗ ợ hơi thật kỹ cho con. Sau tiếng ợ đầu tiên, mẹ nên vỗ thêm từ 5-10 phút nữa rồi mới đặt con nằm xuống.

Mẹ tôi thay đổi hẳn từ ngày lên thành phố làm giúp việc. Mẹ cười nhiều hơn, hay nói hơn, tôi hỏi “Mẹ có tình yêu mới à”, bà chỉ cười e thẹn sau mấy chục năm bố tôi m/ấ/t, 1 mình nuôi các con trưởng thành. Hôm giỗ họ vừa rồi, bà xin về nhà 1 hôm rồi thông báo chuyện quan trọng: Tái hôn với ông chủ góa vợ ở Hà Nội. Mẹ tôi và bố dượng không ĐKKH, chỉ làm vài mâm ra mắt gia tiên. Đúng 3 tháng sau, tôi nghẹn lòng thấy bà xách túi quần áo thất thểu trở về quê và thông báo chuyện đ/ộ/ng tr/ờ/i

0

Ông chủ muốn tái hôn với người giúp việc, ngỡ cổ tích hóa ra là âm mưu

Ông chủ 68 tuổi bày tỏ tình cảm và mong muốn tái hôn với người giúp việc U60. Tuy nhiên, bí mật phía sau khiến người trong cuộc đau lòng.

Mẹ tôi trở về nhà sau 2 năm lên thành phố làm giúp việc với gương mặt buồn bã. Bà nằm lỳ trong phòng, mấy ngày liền chỉ ăn uống qua loa.

Tối hôm qua, tôi thấy mẹ nằm im, nước mắt đọng ở đuôi mắt. Hoảng hốt, tôi lay mẹ ngồi dậy và tìm hiểu nguyên nhân. Tôi dùng mọi cách để thúc ép nhưng mẹ không muốn nói. Cho tới khi tôi òa khóc, mẹ mới mở lòng tâm sự.

Gia đình tôi không khó khăn đến mức để mẹ đi làm giúp việc. Lúc mẹ thông báo đi làm, mấy chị em tôi ra sức khuyên can nhưng không có kết quả. Mẹ nghỉ hưu ở tuổi 56, ở nhà cả ngày cũng buồn nên đi làm giúp việc cho một gia đình giàu có ở Hà Nội. Hàng ngày, bà chịu trách nhiệm chăm sóc, nấu ăn… cho người đàn ông 68 tuổi.

Người này bị tai biến nhẹ, phải ngồi xe lăn. Ông sống cùng 2 cô con gái, vợ đã mất hơn 10 năm. Các con của ông bận đi làm, không tiện chăm sóc.

Mẹ tôi vốn kỹ tính lại thương người nên chăm sóc ông rất chu đáo. Từ ngày có mẹ tôi, các con của ông thoải mái đi sớm về khuya.

Tôi về làm vợ của ông chủ suốt 2 tháng nay, thế nhưng chưa đưa cho tôi 1 đồng nào. (Ảnh minh họa)

 

Người giúp việc đau lòng khi biết bí mật của gia đình ông chủ. Ảnh minh họa: PX

Mỗi lần gọi điện hỏi thăm, tôi thấy mẹ khá vui vẻ và hạnh phúc. Thỉnh thoảng, tôi trêu mẹ đã phải lòng ông chủ. Mẹ nghe vậy liền cười e thẹn.

Bố mất lúc tôi 10 tuổi, mẹ ở vậy nuôi chúng tôi lớn khôn. Từ lâu, tôi thúc giục mẹ tìm người bầu bạn nhưng bà chẳng ưng ai. Lần này, có vẻ như sau thời gian dài tiếp xúc, chăm sóc ông chủ, mẹ tôi đã nảy sinh tình cảm.

Hơn 3 tháng trước, mẹ gọi điện về, tâm sự với tôi rất lâu. Mẹ kể, ông chủ bày tỏ tình cảm và muốn tái hôn với bà. Con gái lớn của ông cũng tác hợp, mong hai người sớm làm bữa cơm ra mắt.

Tôi thấy an tâm nên giục mẹ đồng ý. Được con gái động viên, mẹ tôi chấp nhận chắp nối với ông chủ. Sau đó, con gái lớn của ông chủ gọi điện cho tôi. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ và lên kế hoạch tổ chức buổi lễ nho nhỏ cho bố mẹ.

Cuối tuần vừa rồi, nửa đêm, mẹ tôi xuống bếp uống nước. Sợ mở đèn làm ông chủ tỉnh giấc, mẹ tôi mò mẫm đi trong bóng tối. Bà thấy phòng con gái lớn của ông chủ vẫn sáng đèn và có tiếng tranh cãi. Bà rón rén đến gần nghe trộm.

“Em không đồng ý bố tái hôn với cô H. Tại sao đến giờ chị mới nói với em? Nhà mình có điều kiện, sao lại để bố qua lại với người giúp việc. Gia đình chồng sắp cưới biết chuyện thì em nhục không thể tả”, con gái nhỏ của ông chủ gay gắt.

Nghe đến đó, mẹ tôi tủi thân, định quay về phòng thì tiếng cô con gái lớn vọng ra: “Em dại lắm. Sau này, chị em mình đều theo chồng thì ai chăm bố. Thuê người giúp việc mãi cũng không phải cách.

Bây giờ, mình tìm đâu ra người chăm chỉ, chu đáo như cô H. Nói là tái hôn nhưng họ không đăng ký kết hôn. Họ cứ ở vậy, chị em ta không phải trả lương lại yên tâm”.

Nghe đến đấy, mẹ tôi choáng váng. Bà tựa lưng vào tường, cố gắng hít thở sâu. Bình tĩnh trở lại, bà lặng lẽ về phòng. Mẹ tôi ấm ức, xót xa nhưng chẳng thể nói ra. Bà từ chối tái hôn, rồi quyết định nghỉ việc.

Tôi tức điên khi nghe xong câu chuyện của mẹ. Tôi muốn gọi điện, mắng cho họ một trận tơi bời. Tuy nhiên, mẹ tôi không đồng ý. Bà bảo đau đớn như thế đã đủ lắm rồi. Bà không muốn liên quan đến gia đình đó nữa.

Từ 01/01/2025, bằng lái xe ô tô chỉ còn hạng B, vậy bằng B1, B2 có còn được sử dụng?

0

Theo quy định mới thì từ 01/7/2025, bằng lái xe ô tô chỉ còn hạng B, theo đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc: từ 01/01/2025 bằng B1, B2 có còn được sử dụng không?

Từ 01/01/2025, bằng lái xe hạng B được lái những xe gì?

Theo quy định mới, tại điểm c, d khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái  xe (bằng lái xe) hạng B1 cấp cho người lái  xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

Và giấy phép lái xe hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;

Hiện hành, theo điểm b, c khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

 

Như vậy, có thể thấy, từ 01/01/2025, sẽ chỉ còn giấy phép lái xe hạng B thay cho hạng B1 và B2 đang áp dụng. Theo đó, người có bằng lái xe hạng B sẽ lái được những loại xe dưới đây:

– Lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).

– Lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg.

– Lái các loại xe ô tô quy định cho bằng lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg.

Từ 01/01/2025, bằng lái xe ô tô chỉ còn hạng B, vậy bằng B1, B2 có còn được sử dụng?

Như đã phân tích ở trên, thì từ 01/01/2025, xe ô tô sẽ chỉ còn giấy phép lái xe hạng B thay cho hạng B1 và B2 đang áp dụng.

Tuy nhiên, theo Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì giấy phép lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.

Theo đó, Giấy phép lái xe B1, B2 được cấp trước ngày 01/01/2025 nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực sử dụng như sau:

– Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái  xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

Như vậy, từ 01/01/2025, bằng lái xe hạng B1, B2 được cấp trước ngày 01/01/2025 vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.

Trường hợp có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ ngày 01/01/2025 thì giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động;

Và giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển  xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;

Bao nhiêu tuổi được cấp bằng lái xe hạng B?

Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

– Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

–  Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Như vậy, theo quy định mới, bằng lái xe hạng B được cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/68099/tu-01-01-2025-bang-lai-xe-o-to-chi-con-hang-b-vay-bang-b1-b2-co-con-duoc-su-dung

Từ năm 2025, đi bộ trên đường thế nào để không bị phạt?

0

Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, Nghị định 168/2024, người đi bộ vượt đèn đỏ có bị phạt tiền không và nguyên tắc phải tuân thủ thế nào?

Tuân thủ quy tắc nào của luật mới?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông dưới đây:

– Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ. Trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.

– Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

– Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển. Khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, việc không chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, bao gồm cả việc vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm giao thông.

Người đi bộ qua đường phải tuân thủ đúng quy định.

Người đi bộ qua đường phải tuân thủ đúng quy định.

Mức phạt người đi bộ vượt đèn đỏ theo luật mới

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định.

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy”.

Do đó, người đi bộ vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng, trong khi đó theo quy định cũ thì mức phạt chỉ từ 60-100 nghìn đồng).

Nguồn: https://vtcnews.vn/tu-nam-2025-di-bo-tren-duong-the-nao-de-khong-bi-phat-ar920305.html

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy

0

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến, để bảo vệ tài sản và quyền lợi cá nhân khi tham gia giao thông, việc mua bảo hiểm xe máy rất cần thiết.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bảo hiểm  xe máy hiện nay, từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Đầu tiên là bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc. Đây là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định mà mỗi chủ xe máy đều phải sở hữu. Mục đích của bảo hiểm này là để đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba bị thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra.

Tham gia loại hình bảo hiểm này, chủ phương tiện được hưởng quyền lợi như bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba; hỗ trợ tài chính trong các vụ kiện tụng liên quan. Mức bảo hiểm tối đa thường được quy định bởi Chính phủ, và chủ xe cần tuân thủ đúng quy định này.

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách bảo vệ tài sản và sức khỏe cho bản thân và người thân. (Ảnh minh hoạ)

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách bảo vệ tài sản và sức khỏe cho bản thân và người thân. (Ảnh minh hoạ)

Thứ hai là bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe. Đây là loại bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lái và người ngồi sau xe máy trong trường hợp tai nạn. Người hưởng được quyền lợi như bồi thường chi phí y tế phát sinh do tai nạn; chi trả tiền bảo hiểm khi có thương tật hoặc tử vong do tai nạn. Đây là loại bảo hiểm bổ sung, giúp người ngồi trên xe an tâm hơn khi tham gia giao thông.

Thứ ba là bảo hiểm vật chất xe. Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, nhằm bảo vệ tài sản là xe máy của bạn khỏi các tổn thất vật chất không ngờ. Người tham gia loại hình bảo hiểm này được bồi thường chi phí sửa chữa trong trường hợp xe bị hư hỏng do tai nạn; bảo vệ trước các rủi ro như mất cắp, cháy nổ. Lợi ích của loại hình bảo hiểm này là giúp chủ xe giảm bớt gánh nặng tài chính khi xe gặp sự cố ngoài ý muốn.

Khi mua bảo hiểm xe máy, chủ xe cần lưu ý chọn công ty có uy tín, có danh tiếng tốt trên thị trường để đảm bảo quyền lợi lâu dài. Đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản, quyền lợi và giới hạn của từng loại bảo hiểm để tránh bất ngờ khi xảy ra sự cố. Mỗi công ty có mức phí và dịch vụ hỗ trợ khác nhau. So sánh giá và dịch vụ để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân.

Việc phân biệt các loại bảo hiểm xe máy và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách bảo vệ tài sản và sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu. Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh bằng cách đầu tư vào loại bảo hiểm  xe máy tốt nhất phù hợp với nhu cầu cá nhân.

BẢO HƯNG
Nguồn: https://vtcnews.vn/phan-biet-cac-loai-bao-hiem-xe-may-ar917976.html

Bố đã biết sai ở đâu chưa. Bố chồng không biết nghe ai xúi giục mà đòi làm 30 mâm rình rang mừng thọ 70t phải đúng hôm mùng 4 TẾT. Con cái m/é/o mặt chạy vạy 50 triệu lo tổ chức cho ông. Ai ngờ vừa bê mâm cỗ lên thì cả xóm quay lưng đi về hết. Một người hàng xóm nán lại ghé vào tai chúng tôi nói nhỏ…

0

Bố chồng yêu cầu các con góp tiền làm 30 mâm cỗ dịp lễ mừng thọ tuổi 70, tôi vừa lên tiếng can ngăn liền bị ông mắng và đuổi khỏi nhà sau đó

Chẳng biết bố chồng tôi nghĩ gì mà lại đưa ra lời đề nghị vô lý này…

Tháng 2 âm lịch này bố chồng tôi lên lão tuổi 70, con cháu ai cũng háo hức chờ đến ngày ông tổ chức tiệc mừng thọ. Theo lệ ở quê tôi, ngày mừng thọ là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ.

Mấy anh em tôi đã bàn nhau sẽ làm vài mâm cỗ để cả nhà ăn uống và gửi lời chúc tới bố như mọi gia đình khác.

Hôm qua, bố chồng gọi điện cho các con về có việc gấp cần bàn. Ngồi nói chuyện một lúc ông nói: “Bố muốn ngày mừng thọ sắp tới sẽ tổ chức lớn, hôm đó sẽ làm 30 mâm cỗ mời khách. Các con chuẩn bị tiền đưa cho bố nhé”. Mấy anh em trố mắt ngạc nhiên trước lời đề nghị của bố. Không lẽ, ông muốn tổ chức như đám cưới hay sao mà làm vài chục mâm cỗ?

Bố chồng yêu cầu đưa tiền làm 30 mâm cỗ dịp lễ mừng thọ tuổi 70, vừa đáp lời phản đối tôi liền bị ông mắng nhiếc và đuổi khỏi nhà sau đó - Ảnh 1.

Tôi thấy lời đề nghị của bố chồng hết sức vô lý (Ảnh minh họa)

Chồng tôi gạt đi ý định của bố, anh nói lễ mừng thọ là dịp con cháu tỏ lòng biết ơn và gửi lời chúc sức khỏe mà thôi, thêm nữa ông chỉ mới tuổi 70, làm lớn cũng không hay ho gì. Nghe con trai nói vậy, bố chồng tôi quát lớn: “Ngày mừng thọ mà anh chị còn keo kiệt với bố, có mỗi việc góp tiền vào làm cỗ mà cũng tính toán, sợ tốn tiền thì tôi đi vay mượn về làm”.

Các con mỗi người góp ý một vài câu để bố hiểu và thay đổi ý định, làm vài chục mâm cỗ vừa tốn kém lại không đúng với lệ làng, mọi người sẽ bàn tán, dị nghị. Tôi nói với bố: “Chúng con không tiếc gì bố, nhưng mừng thọ cũng không phải sự kiện gì lớn. Thêm nữa kinh tế bọn con cũng không phải dư dả nhiều, bố thích thể hiện làm gì?”. Tôi vừa nói xong bố chồng đã đứng lên đập bàn nói hỗn láo rồi đuổi luôn tất cả ra khỏi nhà.

Tôi thật không hiểu bố chồng mình nghĩ gì mà lại đưa ra lời đề nghị này. Phải chăng ông thích làm hoành tráng để khoe mẽ với mọi người. Tôi vẫn biết những điều vợ chồng mình nói với bố không sai, nhưng từ hôm qua tới giờ tôi thấy khó nghĩ, tôi sợ bố chồng sẽ buồn phiền các con vì chuyện này. Liệu chúng tôi có nên chiều theo nguyện vọng của bố hay không?

Và cuối cùng các anh em cũng quyết định làm theo mong muốn của bố. 30 mâm cỗ ở quê cũng sương sương 30 triệu, chưa kể tiền thuê loa đài, camera… Mỗi gia đình cũng cắn răng chục triệu. Thế nhưng đúng như chúng tôi dự tính, chỉ hơn 1 nửa khách được mời có mặt dự tiệc, còn lại mọi người đều cáo bận không đến được. Nhìn cỗ bàn thừa thãi ê hề, bố chồng tôi lúc ấy mới biết mình đã sai và thấy có lỗi với con cái.

Từ ngày 1/1/2025, có 3 loại giấy phép lái xe không thời hạn: Ai chưa có nên làm ngay

0

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được ban hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2025 và quy định ba loại giấy phép lái xe không thời hạn. Đó là?

3 loại giấy phép lái xe không thời hạn từ 01/01/2025

Theo khoản 1 và 5 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về thời hạn giấy phép lái xe như sau:

– Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;

– Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;

– Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.

Như vậy, từ 01/01/2025 các loại giấy phép lái xe không thời hạn gồm A1, A và B1.

Trong đó:

– Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;

– Giấy phép lái xe hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

– Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

giấy phép lái xe, giấy phép lái xe không

Những loại giấy phép lái xe không thời hạn (Ảnh minh họa)

Bao nhiêu tuổi được cấp giấy phép lái xe không thời hạn?

Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

giấy phép lái xe, giấy phép lái xe không

(Ảnh minh họa)

– Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

– Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

– Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe không thời hạn (GPLX hạng A1, A, B1)

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Nỗi lo bị phạt 5 triệu đồng vì mang điện thoại vào cây xăng…nếu không được dùng điện thoại thì làm sao thanh toán…Câu trả lời ai cũng bất ngờ

0

‘Tôi đổ xăng trả tiền bằng chuyển khoản, nếu không được dùng điện thoại thì làm sao thanh toán?’.

“Cây xăng là một trong những nơi dễ cháy nổ. Nếu đề xuất ‘phạt 3-5 triệu đồng với hành vi mang bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào nơi có quy định cấm liên quan phòng cháy’, vậy người đổ xăng mang điện thoại bên người và nhân viên đổ xăng bỏ điện thoại vào túi thì sao? Tôi đổ xăng trả bằng chuyển khoản thì không dùng điện thoại trả bằng gì? Nhân viên đổ xăng khi rảnh ngồi xem điện thoại tại cây xăng sẽ xử lý thế nào?”.

Đó là những thắc mắc của độc giả Trasua xung quanh đề xuất mới của Bộ Công an – tăng 30 lần tiền phạt khi mang điện thoại vào khu vực cấm về phòng cháy. Tại nghị định 144/2021 đang có hiệu lực, người có các hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng.

Có cùng băn khoăn về tính khả thi của đề xuất này, bạn đọc Khangthinh đặt dấu hỏi: “‘Khu vực cấm về phòng cháy’ theo tôi hiểu là nơi được gắn biển ‘cấm lửa’. Tôi không hút thuốc nên không sử dụng bật lửa. Tuy nhiên, điện thoại di động thì lúc nào tôi cũng mang theo người. Cây xăng là nơi có biển cấm lửa, vậy khi đổ xăng tôi biết bỏ điện thoại ở đâu? Điện thoại mang vào cây xăng được hiểu là nguồn cháy nổ vì xài pin, vậy ắc quy, sạc dự phòng, pin, xe điện sạc tại cây xăng có được hiểu là nguồn nguy hiểm gây cháy không?”.

Cũng liên quan đến dự thảo lần 2 Nghị dịnh quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, có đề xuất người không tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có khả năng, điều kiện cho phép sẽ bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.

Vấn đề này cũng gây nhiều khó hiểu. Độc giả Khachuyle bình luận: “Tôi không được đào tạo về nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn thì có quyền từ chối hoặc giúp trong khả năng thôi chứ, sao lại phạt?”.

“Giả sử lúc ấy tôi đang bị tụt huyết áp, chóng mặt hay bị cảm nhưng không có chứng cứ chứng minh cụ thể, ngày hôm sau mới khỏi. Vậy thì tôi cũng phải nộp phạt vì không tham gia chữa cháy hay sao?”, bạn đọc Hohalod thắc mắc.

Nhấn mạnh cần thiết phải rõ ràng trong quy định, độc giả Người Phản Biện kết lại: “Cần rõ ràng, minh bạch, chi tiết, chứ không nên chung chung như vậy. Có khả năng chữa cháy, cứu nạn là như thế nào? Giả dụ tôi thấy cháy nên lấy nước tạt vào, nhưng do thiếu kiến thức chuyên môn nên vô tình làm lửa bùng phát mạnh hơn. Lúc đó tôi có bị phạt không?”.

Đau lòng vì các con. U70 vẫn phải đi xe khách 5 tiếng, cầm 1,8 tỷ tới giúp con trai mua nhà, nhưng vừa đến cửa tôi lập tức quay về vì 1 câu nói của con dâu …

0

Bất cứ người làm cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình

Ông Châu, 60 tuổi, hiện đang sinh sống ở thành phố. Con trai ông đã tốt nghiệp đại học được vài năm. Vì công việc, anh ở lại thành phố làm việc và kết hôn với bạn gái là đồng nghiệp. Vợ chồng ông Châu chỉ có 1 người con trai nên luôn đau đáu hướng về con, mong con sớm quay về quê hương lập nghiệp, ở cạnh bố mẹ khi về già. Nhưng thực tế khó thay đổi, vợ chồng ông Châu cũng dần chấp nhân với thực tại.

Năm con trai tôi kết hôn, mặc dù không nói ra nhưng vợ chồng ông biết các con muốn mua nhà ở thành phố. Nhưng, việc này thực sự gây khó cho vợ chồng ông Châu. Bao năm nay mặc dù vợ chồng ông sống vô cùng tiết kiệm nhưng kinh tế gia đình không tốt. Bbao nhiêu tiền của trong nhà đều dồn vào lo hết vào việc học hành của con trai. Hai vợ chồng đều làm nông nên cũng không dư dả gì.

Vì thế, ông bà Châu chẳng có đủ tiền để giúp con mua nhà. Con dâu cũng vì chuyện này mà nhắc đi nhắc lại. Tình cảm với bố mẹ chồng cũng lạnh nhạt dần.

AU: Sau 60 tuổi, người kiên trì 4 thói quen đơn giản này càng sống càng  thọ, không lo ngã bệnh | Tin AU

Vợ chồng ông Châu luôn suy nghĩ điều này, trách bản thân làm cha mẹ sao mà kém cỏi đến vậy, không kiếm được nhiều tiền để con dâu coi thường. Đến khi có cháu nội thì mới quan hệ gia đình mới tốt lên một chút.

Một hôm, con trai gọi điện cho ông Châu nói rằng vợ đang mang thai lần thứ 2. Hơn nữa, con trai cũng nói muốn mua một chiếc xe ô tô để tiện đi lại cùng cả gia đình, đi về quê cũng tiện lợi hơn. Câu nói của con trai khiến ông Châu có chút động lòng. Ông nghĩ rằng làm cha làm mẹ cho dù như thế nào cũng phải hỗ trợ con một chút. Vừa hay, gia đình ông có mảnh đất mới được đền bù do nằm trong quy hoạch. Ông bà Châu quyết định lấy 6 vạn  200 triệu ra đưa cho con. Con trai ông bà mua được chiếc xe trị giá  341 triệu VND.

Từ khi mua được xe, thái độ của con dâu đối với ông bà cũng khác. Mỗi lần ông bà tới nhà chơi đến thì thái độ của con dâu khác trước khá nhiều, ân cần chu đáo hơn. Cũng chính vì thái độ của con dâu, ông bà Châucàng quyết tâm phải giúp đỡ con trai.

Nghĩ con trai mình giờ đã có 2 con rồi, mà chưa có chỗ ở ổn định, ông bà Châu bàn với nhau trích thêm tiền từ số tiền đến bù đất để hỗ trợ con. Tổng số tiền ông bà được đến bù khoảng 2 tỷ đồng, nay đã trích ra 200 triệu cho con mua ô tô. Với tình hình giá nhà hiện tại, ông bà quyết định đưa hết phần tiền còn lại cho con để gom góp mua nhà. Số tiền này là mồ hôi nước mắt, vốn là tiền ông bà dành dưỡng già. Nhưng nay vì con mà quyết định chi ra hết. Cuộc sống về già sau này, ông bà định sẽ đi làm thêm những việc đơn giản và nương tựa thêm vào các con.

Thật ra, con trai ông Châu cũng không nhắc gì chuyện mua nhà mà cvợ chồng ông chủ động nói. Con trai ông muốn mua một căn nhà 102m2, tương đương với 3,7 tỷ VND. Ông nghĩ bây giờ tôi có số tiền tương đương 1,8 tỷ đồng cùng với số tiền tiết kiệm của vợ chồng con trai có lẽ sẽ đủ để con trai ông đặt cọc mua nhà và trả 1 phần tiền nhà. Vợ chồng ông cũng tính rằng  sẽ cố gắng đi làm thêm mấy năm nữa giúp con đỡ bớt áp lực.

Hôm đó, ông Châu mất 5 tiếng đi từ quê ra thành phố để mang tiền lên cho con, nhưng chưa vào đến cửa thì vô tình nghe được tiếng con dâu nói chuyện: “Anh chuyện rõ ràng với bố mẹ, dù bố mẹ cho tiền mua nhà nhưng em không đồng ý sống chung với họ đâu. Anh là con trai, lẽ dĩ nhiên bố mẹ anh phải bỏ tiền mua nhà cho anh. Căn nhà này chẳng qua là bố mẹ nợ chúng ta, mấy năm qua chẳng vì chúng ta không có nhà ở mà sống khổ cực lại còn bị mọi người kinh. Nói về công lao lớn nhất thì phải nhắc đến mẹ của em, mẹ đã ở đây chăm cháu giúp chúng ta đấy”

Nói thật, khi chuẩn bị số tiền cho con, vợ chồng ông Châu cũng không có suy nghĩ là đến ở luôn nhà con. Họ chỉ mong các con nhận ra được sự cố gắng vun vén cho gia đình mà sống hiếu thảo. hưng có vẻ như ông Châu  đã nghĩ nhiều rồi, con dâu chỉ nghĩ là ông bà đang nợ các con một căn nhà chứ không muốn chăm sóc bố mẹ chồng. Sự thật đau lòng này khiến ông Châu vừa tới cửa nhà đã đứng “chết sững”. Quá đau lòng, ông lập tức cầm số tiền đã chuẩn bị quay về quê. Tuổi già của vợ chồng ông, tốt hơn hết là vẫn tự dựa vào chính bản thân mình.