Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến, để bảo vệ tài sản và quyền lợi cá nhân khi tham gia giao thông, việc mua bảo hiểm xe máy rất cần thiết.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bảo hiểm xe máy hiện nay, từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Đầu tiên là bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc. Đây là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định mà mỗi chủ xe máy đều phải sở hữu. Mục đích của bảo hiểm này là để đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba bị thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra.
Tham gia loại hình bảo hiểm này, chủ phương tiện được hưởng quyền lợi như bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba; hỗ trợ tài chính trong các vụ kiện tụng liên quan. Mức bảo hiểm tối đa thường được quy định bởi Chính phủ, và chủ xe cần tuân thủ đúng quy định này.
Bố chồng yêu cầu các con góp tiền làm 30 mâm cỗ dịp lễ mừng thọ tuổi 70, tôi vừa lên tiếng can ngăn liền bị ông mắng và đuổi khỏi nhà sau đó
Chẳng biết bố chồng tôi nghĩ gì mà lại đưa ra lời đề nghị vô lý này…
Tháng 2 âm lịch này bố chồng tôi lên lão tuổi 70, con cháu ai cũng háo hức chờ đến ngày ông tổ chức tiệc mừng thọ. Theo lệ ở quê tôi, ngày mừng thọ là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ.
Mấy anh em tôi đã bàn nhau sẽ làm vài mâm cỗ để cả nhà ăn uống và gửi lời chúc tới bố như mọi gia đình khác.
Hôm qua, bố chồng gọi điện cho các con về có việc gấp cần bàn. Ngồi nói chuyện một lúc ông nói: “Bố muốn ngày mừng thọ sắp tới sẽ tổ chức lớn, hôm đó sẽ làm 30 mâm cỗ mời khách. Các con chuẩn bị tiền đưa cho bố nhé”. Mấy anh em trố mắt ngạc nhiên trước lời đề nghị của bố. Không lẽ, ông muốn tổ chức như đám cưới hay sao mà làm vài chục mâm cỗ?
Tôi thấy lời đề nghị của bố chồng hết sức vô lý (Ảnh minh họa)
Chồng tôi gạt đi ý định của bố, anh nói lễ mừng thọ là dịp con cháu tỏ lòng biết ơn và gửi lời chúc sức khỏe mà thôi, thêm nữa ông chỉ mới tuổi 70, làm lớn cũng không hay ho gì. Nghe con trai nói vậy, bố chồng tôi quát lớn: “Ngày mừng thọ mà anh chị còn keo kiệt với bố, có mỗi việc góp tiền vào làm cỗ mà cũng tính toán, sợ tốn tiền thì tôi đi vay mượn về làm”.
Các con mỗi người góp ý một vài câu để bố hiểu và thay đổi ý định, làm vài chục mâm cỗ vừa tốn kém lại không đúng với lệ làng, mọi người sẽ bàn tán, dị nghị. Tôi nói với bố: “Chúng con không tiếc gì bố, nhưng mừng thọ cũng không phải sự kiện gì lớn. Thêm nữa kinh tế bọn con cũng không phải dư dả nhiều, bố thích thể hiện làm gì?”. Tôi vừa nói xong bố chồng đã đứng lên đập bàn nói hỗn láo rồi đuổi luôn tất cả ra khỏi nhà.
Tôi thật không hiểu bố chồng mình nghĩ gì mà lại đưa ra lời đề nghị này. Phải chăng ông thích làm hoành tráng để khoe mẽ với mọi người. Tôi vẫn biết những điều vợ chồng mình nói với bố không sai, nhưng từ hôm qua tới giờ tôi thấy khó nghĩ, tôi sợ bố chồng sẽ buồn phiền các con vì chuyện này. Liệu chúng tôi có nên chiều theo nguyện vọng của bố hay không?
Và cuối cùng các anh em cũng quyết định làm theo mong muốn của bố. 30 mâm cỗ ở quê cũng sương sương 30 triệu, chưa kể tiền thuê loa đài, camera… Mỗi gia đình cũng cắn răng chục triệu. Thế nhưng đúng như chúng tôi dự tính, chỉ hơn 1 nửa khách được mời có mặt dự tiệc, còn lại mọi người đều cáo bận không đến được. Nhìn cỗ bàn thừa thãi ê hề, bố chồng tôi lúc ấy mới biết mình đã sai và thấy có lỗi với con cái.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được ban hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2025 và quy định ba loại giấy phép lái xe không thời hạn. Đó là?
3 loại giấy phép lái xe không thời hạn từ 01/01/2025
Theo khoản 1 và 5 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về thời hạn giấy phép lái xe như sau:
– Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;
– Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;
– Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, từ 01/01/2025 các loại giấy phép lái xe không thời hạn gồm A1, A và B1.
Trong đó:
– Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
– Giấy phép lái xe hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
– Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
Những loại giấy phép lái xe không thời hạn (Ảnh minh họa)
Bao nhiêu tuổi được cấp giấy phép lái xe không thời hạn?
Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
(Ảnh minh họa)
– Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
– Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
– Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Như vậy, người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe không thời hạn (GPLX hạng A1, A, B1)
‘Tôi đổ xăng trả tiền bằng chuyển khoản, nếu không được dùng điện thoại thì làm sao thanh toán?’.
“Cây xăng là một trong những nơi dễ cháy nổ. Nếu đề xuất ‘phạt 3-5 triệu đồng với hành vi mang bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào nơi có quy định cấm liên quan phòng cháy’, vậy người đổ xăng mang điện thoại bên người và nhân viên đổ xăng bỏ điện thoại vào túi thì sao? Tôi đổ xăng trả bằng chuyển khoản thì không dùng điện thoại trả bằng gì? Nhân viên đổ xăng khi rảnh ngồi xem điện thoại tại cây xăng sẽ xử lý thế nào?”.
Đó là những thắc mắc của độc giả Trasua xung quanh đề xuất mới của Bộ Công an – tăng 30 lần tiền phạt khi mang điện thoại vào khu vực cấm về phòng cháy. Tại nghị định 144/2021 đang có hiệu lực, người có các hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng.
Có cùng băn khoăn về tính khả thi của đề xuất này, bạn đọc Khangthinh đặt dấu hỏi: “‘Khu vực cấm về phòng cháy’ theo tôi hiểu là nơi được gắn biển ‘cấm lửa’. Tôi không hút thuốc nên không sử dụng bật lửa. Tuy nhiên, điện thoại di động thì lúc nào tôi cũng mang theo người. Cây xăng là nơi có biển cấm lửa, vậy khi đổ xăng tôi biết bỏ điện thoại ở đâu? Điện thoại mang vào cây xăng được hiểu là nguồn cháy nổ vì xài pin, vậy ắc quy, sạc dự phòng, pin, xe điện sạc tại cây xăng có được hiểu là nguồn nguy hiểm gây cháy không?”.
Cũng liên quan đến dự thảo lần 2 Nghị dịnh quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, có đề xuất người không tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có khả năng, điều kiện cho phép sẽ bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng.
Vấn đề này cũng gây nhiều khó hiểu. Độc giả Khachuylebình luận: “Tôi không được đào tạo về nghiệp vụ cứu hộ cứu nạn thì có quyền từ chối hoặc giúp trong khả năng thôi chứ, sao lại phạt?”.
“Giả sử lúc ấy tôi đang bị tụt huyết áp, chóng mặt hay bị cảm nhưng không có chứng cứ chứng minh cụ thể, ngày hôm sau mới khỏi. Vậy thì tôi cũng phải nộp phạt vì không tham gia chữa cháy hay sao?”, bạn đọc Hohalod thắc mắc.
Nhấn mạnh cần thiết phải rõ ràng trong quy định, độc giả Người Phản Biện kết lại: “Cần rõ ràng, minh bạch, chi tiết, chứ không nên chung chung như vậy. Có khả năng chữa cháy, cứu nạn là như thế nào? Giả dụ tôi thấy cháy nên lấy nước tạt vào, nhưng do thiếu kiến thức chuyên môn nên vô tình làm lửa bùng phát mạnh hơn. Lúc đó tôi có bị phạt không?”.
Bất cứ người làm cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình
Ông Châu, 60 tuổi, hiện đang sinh sống ở thành phố. Con trai ông đã tốt nghiệp đại học được vài năm. Vì công việc, anh ở lại thành phố làm việc và kết hôn với bạn gái là đồng nghiệp. Vợ chồng ông Châu chỉ có 1 người con trai nên luôn đau đáu hướng về con, mong con sớm quay về quê hương lập nghiệp, ở cạnh bố mẹ khi về già. Nhưng thực tế khó thay đổi, vợ chồng ông Châu cũng dần chấp nhân với thực tại.
Năm con trai tôi kết hôn, mặc dù không nói ra nhưng vợ chồng ông biết các con muốn mua nhà ở thành phố. Nhưng, việc này thực sự gây khó cho vợ chồng ông Châu. Bao năm nay mặc dù vợ chồng ông sống vô cùng tiết kiệm nhưng kinh tế gia đình không tốt. Bbao nhiêu tiền của trong nhà đều dồn vào lo hết vào việc học hành của con trai. Hai vợ chồng đều làm nông nên cũng không dư dả gì.
Vì thế, ông bà Châu chẳng có đủ tiền để giúp con mua nhà. Con dâu cũng vì chuyện này mà nhắc đi nhắc lại. Tình cảm với bố mẹ chồng cũng lạnh nhạt dần.
Vợ chồng ông Châu luôn suy nghĩ điều này, trách bản thân làm cha mẹ sao mà kém cỏi đến vậy, không kiếm được nhiều tiền để con dâu coi thường. Đến khi có cháu nội thì mới quan hệ gia đình mới tốt lên một chút.
Một hôm, con trai gọi điện cho ông Châu nói rằng vợ đang mang thai lần thứ 2. Hơn nữa, con trai cũng nói muốn mua một chiếc xe ô tô để tiện đi lại cùng cả gia đình, đi về quê cũng tiện lợi hơn. Câu nói của con trai khiến ông Châu có chút động lòng. Ông nghĩ rằng làm cha làm mẹ cho dù như thế nào cũng phải hỗ trợ con một chút. Vừa hay, gia đình ông có mảnh đất mới được đền bù do nằm trong quy hoạch. Ông bà Châu quyết định lấy 6 vạn 200 triệu ra đưa cho con. Con trai ông bà mua được chiếc xe trị giá 341 triệu VND.
Từ khi mua được xe, thái độ của con dâu đối với ông bà cũng khác. Mỗi lần ông bà tới nhà chơi đến thì thái độ của con dâu khác trước khá nhiều, ân cần chu đáo hơn. Cũng chính vì thái độ của con dâu, ông bà Châucàng quyết tâm phải giúp đỡ con trai.
Nghĩ con trai mình giờ đã có 2 con rồi, mà chưa có chỗ ở ổn định, ông bà Châu bàn với nhau trích thêm tiền từ số tiền đến bù đất để hỗ trợ con. Tổng số tiền ông bà được đến bù khoảng 2 tỷ đồng, nay đã trích ra 200 triệu cho con mua ô tô. Với tình hình giá nhà hiện tại, ông bà quyết định đưa hết phần tiền còn lại cho con để gom góp mua nhà. Số tiền này là mồ hôi nước mắt, vốn là tiền ông bà dành dưỡng già. Nhưng nay vì con mà quyết định chi ra hết. Cuộc sống về già sau này, ông bà định sẽ đi làm thêm những việc đơn giản và nương tựa thêm vào các con.
Thật ra, con trai ông Châu cũng không nhắc gì chuyện mua nhà mà cvợ chồng ông chủ động nói. Con trai ông muốn mua một căn nhà 102m2, tương đương với 3,7 tỷ VND. Ông nghĩ bây giờ tôi có số tiền tương đương 1,8 tỷ đồng cùng với số tiền tiết kiệm của vợ chồng con trai có lẽ sẽ đủ để con trai ông đặt cọc mua nhà và trả 1 phần tiền nhà. Vợ chồng ông cũng tính rằng sẽ cố gắng đi làm thêm mấy năm nữa giúp con đỡ bớt áp lực.
Hôm đó, ông Châu mất 5 tiếng đi từ quê ra thành phố để mang tiền lên cho con, nhưng chưa vào đến cửa thì vô tình nghe được tiếng con dâu nói chuyện: “Anh chuyện rõ ràng với bố mẹ, dù bố mẹ cho tiền mua nhà nhưng em không đồng ý sống chung với họ đâu. Anh là con trai, lẽ dĩ nhiên bố mẹ anh phải bỏ tiền mua nhà cho anh. Căn nhà này chẳng qua là bố mẹ nợ chúng ta, mấy năm qua chẳng vì chúng ta không có nhà ở mà sống khổ cực lại còn bị mọi người kinh. Nói về công lao lớn nhất thì phải nhắc đến mẹ của em, mẹ đã ở đây chăm cháu giúp chúng ta đấy”
Nói thật, khi chuẩn bị số tiền cho con, vợ chồng ông Châu cũng không có suy nghĩ là đến ở luôn nhà con. Họ chỉ mong các con nhận ra được sự cố gắng vun vén cho gia đình mà sống hiếu thảo. hưng có vẻ như ông Châu đã nghĩ nhiều rồi, con dâu chỉ nghĩ là ông bà đang nợ các con một căn nhà chứ không muốn chăm sóc bố mẹ chồng. Sự thật đau lòng này khiến ông Châu vừa tới cửa nhà đã đứng “chết sững”. Quá đau lòng, ông lập tức cầm số tiền đã chuẩn bị quay về quê. Tuổi già của vợ chồng ông, tốt hơn hết là vẫn tự dựa vào chính bản thân mình.
Trong Luật Giao thông đường bộ quy định khi dừng/đậu xe dưới lòng đường ở nơi được phép dừng/đậu, nếu bánh xe gần nhất cách xa mép vỉa hè quá 25 cm sẽ bị phạt. Vậy mức phạt cụ thể là bao nhiêu? Không ít đâu nhé, gần cả triệu đồng đấy
Lỗi này không quá phổ biến vì đôi khi CSGT châm chước bỏ qua nhưng không có nghĩa là không bị phạt. Chính vì thế các anh nhớ dặn dò chị em phụ nữ khi lái xe ô tô nhớ đậu xe sát vào một chút kẻo “ăn biên bản” nhé.
Phạt từ 400-600 ngàn đồng đối với hành vi “DỪNG XE không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 25 cm.”
Ngoài ra các lỗi sau đây cũng bị phạt từ 400-600 ngàn đồng, gồm: “Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện ĐỖ XE không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 25 cm.
Các lỗi DỪNG XE khác cũng bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng gồm: “ĐỖ XE trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Theo Khoản 9, mục IV, Thông tư số 16/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD việc cho phép người dân để xe trên hè phố cần phải tránh những vấn đề ách tắc, cản trở người dân qua lại, lưu thông trên vỉa hè, phải đảm bảo bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m và phải sắp xếp gọn gàng, đảm bảo mỹ quan đô thị….
Cảnh sát giao thông nhiều tỉnh, thành đã công bố danh sách phương tiện bị phạt nguội trong tháng 12.2024 và tháng 1.2025.
Từ ngày 1.1.2025 đến 14.1.2025, thông qua hệ thống camera giám sát, lực lượng CSGT tỉnh Yên Bái đã phát hiện gần 200 phương tiện vi phạm các quy định về an toàn giao thông trên địa bàn TP Yên Bái. Các lỗi vi phạm chủ yếu gồm vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ quy định, trong đó:
Chạy quá tốc độ quy định: Gần 100 trường hợp, bao gồm cả xe ô tô và mô tô.
Vượt đèn đỏ: Hơn 30 phương tiện, trong đó đa số là xe mô tô, xe gắn máy.
Dưới đây là danh sách đầy đủ các phương tiện vi phạm, được công khai để chủ phương tiện tra cứu:
CSGT Yên Bái đề nghị người dân chấp hành nghiêm các quy định về giao thông đường bộ nhằm bảo đảm an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh.
Từ ngày 24.12.2024 đến ngày 31.12.2024, qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an TP Đà Lạt đã phát hiện và xử phạt nguội đối với 93 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Danh sách cụ thể 93 trường hợp với 3 nhóm hành vi vi phạm từ 24.12.2024 – 31.12.2024 tại TP Đà Lạt. Ảnh: Công an TP Đà Lạt
Công an TP Đà Lạt thông báo, yêu cầu chủ phương tiện đến cơ quan Công an nơi người điều khiển phương tiện vi phạm hoặc cơ quan Công an địa phương nơi người điều khiển phương tiện đang cư trú (theo địa chỉ đăng ký xe) để làm việc và thực hiện việc nộp phạt theo đúng quy định.
Công an thành phố Thanh Hóa thông báo các phương tiện có hành vi, vi phạm về TTATGT đường bộ được phát hiện qua hệ thống camera giám sát ANTT và ATGT trên địa bàn thành phố từ ngày 11.12.2024 đến 20.12.2024.
Danh sách phương tiện vi phạm giao thông bị phạt nguội tại thành phố Thanh Hóa từ ngày 11.12.2024 đến 20.12.2024.
Trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày vi phạm), công an thành phố Thanh Hóa yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến Đội CSGT-TT, Công an thành phố Thanh Hóa hoặc trụ sở Công an cấp huyện (nơi cư trú) để giải quyết vụ việc.
Phòng Cảnh sát giao thông Công an Bà Rịa – Vũng Tàu đã công bố danh sách 342 trường hợp bị phạt nguội từ 16.12.2024 đến 31.12.2024.
Danh sách 342 trường hợp bị phạt nguội từ 16.12.2024 đến 31.12.2024 tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cảnh sát giao thông Công an Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu, khi đến giải quyết vụ việc “phạt nguội” phải có mặt chủ xe và người điều khiển phương tiện vi phạm. Trường hợp người đến giải quyết không phải là chủ xe, phải có xác nhận của chủ xe về việc mượn xe, giao xe, thuê xe, ủy quyền; người vi phạm đem theo giấy tờ liên quan như: đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định phương tiện, giấy phép lái xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, căn cước công dân của chủ xe và người vi phạm.
Trường hợp phương tiện của tổ chức, phải có giấy giới thiệu người điều khiển phương tiện vi phạm đến giải quyết; nếu người vi phạm là giám đốc công ty thì xuất trình giấy phép đăng ký kinh doanh.
Khoảng 7h tối thì Liên tranh thủ nhặt nốt chỗ cá còi để bán hết thì có một người phụ nữ trẻ đẹp lại ăn mặc sành điệu bước đến gần Liên…
7 năm kết hôn thì với Liên là 7 năm khó nhọc lo cả gia đình. Liên là một người phụ nữ bình thường, cô không được xinh đẹp như người ta nhưng được cái bù lại là tính nết cô thật thà lại đảm đang nên rất được lòng người khác. Chồng Liên là trưởng phòng của một công ty tư nhân, vì môi trường công sở nên lúc nào chồng Liên cũng ăn diện, trau chút từng tý một. Chính vì thế mà nhiều người còn chưa hiểu rõ hoàn cảnh gia đình Liên lúc nào cũng cho rằng người đẹp trai, giỏi giang như Kiên ( tên chồng Liên) lại đi đồng ý lấy một cô vợ quanh năm suốt tháng chỉ gắn liền với việc bán cá.
Vậy nhưng mấy ai biết được để chồng mình có được như ngày hôm nay thì Liên đã phải chắt chiu vất vả đến cỡ nào. Liên vốn là người ham học nhưng vì gia đình quá khó khăn nên thay vì vào con đường đại học cô đành quyết định đi học trung cấp để nhanh ra trường. Nhưng ở cái thời buổi khó khăn này xin việc không hề dễ dàng gì chính vì thế mà tốt nghiệp xong không xin được việc Liên treo bằng quyết định buôn bán cá.
( ảnh minh họa )
Chồng Liên lúc bấy giờ thì sau khi tốt nghiệp đại học xong thì anh lại muốn học lên nữa với cái ý định là sau ra trường có được công việc tốt với mức lương kha khá để lo cho cuộc sống sau này. Thế là cô cũng chiều theo ý anh, tổ chức đám cưới xong thì Liên chấp thuận một mình bươn chải để kiếm tiền nuôi chồng ăn học. Trong suốt 2 năm học lên toàn bộ số tiền cũng như chi tiêu trong gia đình đều trông chờ vào mớ cá của Liên. Nhiều người xung quanh độc mồm còn cứ nói là vợ bán cá thì khác gì con osin suốt ngày bẩn thỉu, nuôi cho lắm rồi chồng sẽ cặp bồ lúc nào không biết.
Nghe như thế Liên cũng buồn tủi nhưng sau cô được chồng mình an ủi rồi khặng định anh không bao giờ phản bội lại mẹ con cô thì Liên mới yên tâm. Thật ra nhiều lúc nhìn mấy cô cùng trang lứa với mình nhưng khi đứng cạnh nhau thì khác một trời một vực. Trông mấy cô đấy sành điệu ăn chơi các kiểu thì có khi Liên thì quá đỗi bình thường. Bản thân cô cũng muốn chăm sóc cho mình tý, muốn làm đẹp tý để chồng yêu hơn nhưng nghĩ lại thì làm gì có thời gian. Sáng đã hơn 4h dậy lên chợ đầu mối lấy cá, xong rồi cơm nước cho chồng con …cứ thế ngay đến cả việc ngồi ngoài nắng nhiều qua khiến da cô chai sạm hết mà cũng chẳng có thời gian chăm sóc.
Ban đầu Liên có ý định là làm nghề bán cá này cho đến khi chồng ra trường thì cô sẽ kiếm một công việc khác nhàn hạ hơn. Thế nhưng đến tận lúc bây giờ là chồng cô đã lên chức trưởng phòng mà cô vẫn nằng nặc bảo chồng cho mình tiếp tục làm nghề cũ vì bây giờ nó ngấm vào máu rồi. Cứ một ngày không đi chợ là y như rằng Liên đã thấy khó chịu, bứt rứt trong người.
Thế nhưng ở đời đúng là cái gì cũng có cái giá của nó. Cứ tưởng ngày chồng thành đạt thì Liên sẽ được sung sướng nào ngờ ra ngoài tiếp xúc với nhiều phụ nữ xinh đẹp đến về nhà thấy cô vợ cục mịch lại còn tanh mùi cá suốt ngày không chịu nổi. Dù cảm thấy có lỗi với người vợ tần tảo của mình ở nhà Kiên vẫn lét lút cặp kè với một em đồng nghiệp trẻ đẹp.
Tất nhiên là việc chồng mình ngoại tình Liên chẳng thể nào biết được, như người ta còn có thời gian rảnh rỗi kiểm tra điện thoại hay là thuê thám tủ gì đó theo dõi chồng. Còn Liên thì sáng đã đi từ sớm tối lại tranh thủ ngủ đế ngày mai tiếp tục công việc. Cũng vì nghĩ như thế nên chồng cô mới ngoại tình một cách dễ dàng.
Có lẽ Liên vẫn một mực tin rằng chồng mình sẽ không phản bội lại vợ con như lời anh đã từng nói nếu như không có sự việc đó xảy ra. Hôm đó tầm khoảng 7h tối thì Liên tranh thủ nhặt nốt chỗ cá còi để bán hết thì có một người phụ nữ trẻ đẹp lại ăn mặc sành điệu bước đến gần Liên.
– Chỗ chị còn bao nhiêu cá thì gói lại đi. Tôi mua hết chỗ này luôn
– Mua hết á. Chỗ này còn khá nhiều đấy…với lại cô mua như thế ăn không hết lại hỏng đi.
– Đó là việc của tôi chị không cần phải lo….Mà tiện thể thì tôi mua cả chồng chị luôn nhé.
Đang giở tay bỏ cá vào túi nghe được câu đó Liên cứ tưởng mà người phụ nữ ấy nói đùa với mình.
– Mua chồng ư..Cô đang nói cái gì vậy..Có đùa thì cũng đừng có nói như thế chứ. Cô biết chồng tôi là ai không mà nói như thế.
– Tôi đâu có rỗi hơi đi đùa với nhà chị. Tôi và anh Kiên đã cặp được với nhau được thời gian rồi. Tôi đoán là chị suốt ngày cắm mặt mấy mấy rổ cá này nên làm sao mà biết được chồng mình ở bên ngoài làm những việc gì. Hơn nữa với một người đàn ông lịch lãm, có địa vị như anh ấy thì chỉ có tôi mới xứng đáng ở bên cạnh, chứ còn chị đi bên cạnh thì khối người phải nín thở…vì mùi cá ngoài chợ.
– Cô…là chồng tôi bảo cô đến ư?
– Đúng vậy, anh ấy vốn ngán ngẩm người vợ như chị lắm rồi. Nên chị hãy buông tha cho anh ấy đi. Chỉ có tôi mới xứng đáng làm vợ anh ấy mà thôi.
Nghe đến đây Liên như muốn ngã quỵ vì người chồng bao năm đầu gối tay ấp lại có thể lừa dối mình như thế. Nhưng chỉ sau 3 phút thẫn thờ thì cô nhanh chóng lấy lại bình tĩnh vì suốt bao nhiêu năm trời hi sinh cô không thể để cô bồ cướp đi mất.
– Cô nói tôi không xứng đáng ư? Vậy cô có gì mà tôi phải tự nguyện bán chồng mình cơ chứ.
– Chị nhìn mà còn không rõ sao. Thử nhìn lại chị xem, quần áo thì cũ rích, cả người toàn mùi tanh sộc cả mũi…Còn tôi xinh đẹp lại giỏi giang…
– Đúng là tôi thấy tội cho chồng mình khi cặp kè với loại phụ nữ chân dài nhưng não có hạn.
– Chị dám nói tôi thế sao…Chị..
– Có gì mà tôi không dám. Cô dám đến mặc cả việc mua chồng thì tôi việc gì phải lịch sự với loại như cô. Đúng là bây giờ cô hơn tôi thật nhưng đồng tiền tôi kiếm ra nó không bẩn và nhơ nhớp như cô. À thế chồng tôi có nói với cô rằng anh ta có được như ngày hôm nay là nhờ cả vào mớ cá này không? Trước khi tôi cho cô mấy cái tát thì tốt nhất cô nên biến khỏi đây đi.
( ảnh minh họa )
Lúc này cô bồ đang định mở mồm ra cãi thì thấy Liên định ném mấy con cá vào người mình thì hốt hoảng vừa gọi điện khóc lóc với chồng Liên vừa co giò chạy. Cô ta hùng hục kéo đến đòi mua chồng vì khinh rẻ cô vợ bán cá để rồi phải ê chề sau những những câu nói đanh thép của Liên.
Tối hôm đó chồng Liên lén lút bước vào nhà thì hốt hoảng khi thấy cô ngồi chờ sẵn ở phòng khách. Chắc hẳn anh đã biết việc mình ngoại tình đến tai vợ do cô bồ nhí của mình náo loạn.
– Em ạ..anh xin lỗi. Mọi việc anh đã..
– Thôi anh không cần phải cố giả vờ đáng thương nữa. Anh cặp bồ kiểu gì mà để cô ta đến tận nơi đòi ” mua chồng ” đấy.
– Xin em…anh sai rồi
– Đơn ly hôn tôi đã viết sẵn anh chỉ việc ký nữa là có thể dọn sang sống cùng cô ta. Anh hãy chuyển lời đến cô ta là tôi tặng không chồng mình nên không cần phải trả một chi phí nào.
Nói rồi Liên bước vào phòng đóng của lại, chưa bao giờ cô cảm thấy bình thản như lúc này. Người chồng mà mình hi sinh cả tuổi thanh xuân lại đi phản bội thì không có gì phải tiếc nuối.
Con dâu tôi là gái thủ đô, ngày về ra mắt thấy vợ chồng tôi làm nông, nhà không có điều kiện nhưng cháu vẫn rất vui vẻ. Ngày càng ăn nên làm ra cháu mới quyết xuống tiền để xây tặng chúng tôi căn nhà mới, hôm về nhà mới tôi vẫn tưởng đây như là giấc mơ. Khi cả nhà cúng xong, tôi đi hóa vàng thì rụ-ng r-ờ-i tay chân khi thấy tờ giấy A4 trong sấp vàng mãCon dâu tôi là gái thủ đô, ngày về ra mắt thấy vợ chồng tôi làm nông, nhà không có điều kiện nhưng cháu vẫn rất vui vẻ. Ngày càng ăn nên làm ra cháu mới quyết xuống tiền để xây tặng chúng tôi căn nhà mới, hôm về nhà mới tôi vẫn tưởng đây như là giấc mơ. Khi cả nhà cúng xong, tôi đi hóa vàng thì rụ-ng r-ờ-i tay chân khi thấy tờ giấy A4 trong sấp vàng mã
Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên con dâu về ra mắt. Cháu là người Hà Nội, dáng vẻ đoan trang, ánh mắt sáng ngời, nụ cười hiền hậu. Nhà tôi ở quê, cuộc sống quanh năm gắn bó với ruộng đồng, chẳng có gì đáng giá ngoài mảnh vườn và mấy gian nhà cũ kỹ. Vậy mà cháu không chê, còn phụ giúp việc nhà như người thân ruột thịt.
Thời gian qua đi, nhờ sự tháo vát của các con, gia đình tôi ngày càng khấm khá. Điều khiến tôi bất ngờ nhất là khi cháu dâu quyết định bỏ tiền xây lại cho chúng tôi một căn nhà mới khang trang. Tôi và vợ ngỡ ngàng, thậm chí còn không dám tin. Nhưng cháu nói rằng: “Ông bà cả đời vất vả nuôi con, giờ là lúc con báo hiếu.” Những lời nói ấy làm tim tôi ấm áp lạ thường.
Ngày về nhà mới, khắp nơi rộn ràng tiếng cười nói. Bà con làng xóm đến chung vui, ai cũng khen con dâu tôi hiếu thảo. Sau khi cúng nhà mới, tôi đảm nhận việc hóa vàng. Đứng trước bếp lửa bập bùng, tôi cẩn thận tách từng sấp vàng mã để đốt. Nhưng khi vừa lật đến giữa sấp giấy, tay tôi khựng lại. Một tờ giấy A4 nằm giữa đống vàng mã khiến tôi tò mò.
Mở ra, tôi gần như rụng rời khi đọc những dòng chữ trên đó:
“Thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở.
Bên A: Ông Bà…
Bên B: Cháu dâu…”Tôi đọc đi đọc lại, không tin vào mắt mình. Là giấy tờ chuyển nhượng, nhưng tên tôi và vợ được thay thế bằng con dâu. Căn nhà mà tôi cứ ngỡ là của mình, hóa ra đã được đứng tên người khác từ lúc nào không hay. Tay tôi run run, mắt nhòe đi.
Hóa vàng xong, tôi quay lại nhà mà lòng như lửa đốt. Con dâu vẫn tươi cười, nhưng tôi không thể nhìn cháu như trước nữa. Những ngày sau đó, tôi âm thầm kiểm tra và biết được rằng, từ lúc xây nhà, cháu đã đứng tên toàn bộ quyền sở hữu. Cháu nói rằng làm vậy để đảm bảo tài sản không bị tranh chấp sau này, nhưng tôi không khỏi thấy tổn thương.
Căn nhà mới giờ đây thật đẹp, nhưng lòng tôi lại nặng trĩu. Phải chăng, tôi đã quá mơ mộng? Hay con dâu có ý tốt mà tôi lại nghĩ oan cho cháu?
Tờ giấy trong sấp vàng mã ấy, mãi mãi là điều tôi không bao giờ quên…
Mấy mẹ con thẫn thờ nhìn nhau, tôi không dám tin người vừa gây chuyện đáng buồn ấy lại chính là bố mình.
Chị gái tôi lập gia đình cách đây 6 năm. Vợ chồng chị thuê nhà ở gần bố mẹ nên vẫn thường xuyên qua lại bên ngoại mỗi tuần. Cưới được 1 năm thì chị sinh con, tôi được lên chức dì nên vui lắm, suốt ngày đòi bế cháu hộ chị.
Tuy cuộc sống hôn nhân của chị tôi rất hạnh phúc nhưng phía sau đó là sự khổ tâm của vợ chồng chị vì cày cuốc mãi vẫn chưa mua được nhà riêng. Giá cả sinh hoạt tăng cao, thu nhập thì vẫn vậy, mà vừa nuôi con vừa tiết kiệm vừa cân đối chi tiêu khiến chị tôi khá đau đầu.
Lương 2 anh chị cộng vào mỗi tháng khoảng 40-50 triệu. Tuy con số ấy không ít nhưng với gia đình có con nhỏ thì chẳng thấm vào đâu, bởi chị tôi từng kể chi phí mỗi tháng cho cháu cũng “ngốn” hết gần nửa lương của bố mẹ rồi. Nào ăn uống, nào quần áo, sữa bỉm, tiêm phòng, rồi học phí lớp mẫu giáo, lớp múa, đi du lịch gần xa…
Nói chung sau khi cân đối các khoản chính thì mỗi tháng chị tôi cất đi được chừng 15-30 triệu tiết kiệm. Cộng thêm tiền vàng giữ lại từ hồi đám cưới và một số khoản đầu tư khác, giờ chị tôi có trong tay khoảng 4 tỷ đồng. Vợ chồng chị đi quanh Hà Nội khắp nửa năm trời để tìm mua chung cư, nhưng giá nhà cứ leo mãi không tụt nên kết cục họ chẳng chọn được căn nào phù hợp với nhu cầu.
Chị tôi than nếu trả tiền thẳng căng hết 100% thì chung cư 2 ngủ giá 4 tỷ vẫn có nơi bán. Thế nhưng mua nhà xong anh chị sẽ trắng tay, không có chi phí sửa sang nội thất hoặc quỹ dự phòng để chi tiêu nữa. Cả 2 người đều không thích vay mượn nợ nần, nên chị tôi cũng không có ý định “gồng” để mua nhà bằng được. Ông bà nội ngoại mỗi bên cũng chỉ có thể cho thêm một ít, anh chị không muốn phiền bố mẹ nên từ chối nhận hỗ trợ.
Cuối cùng sau nhiều đêm vắt trán suy nghĩ, vợ chồng chị gái tôi quyết định về quê nội để an cư. Anh rể đã có sẵn miếng đất 200 mét vuông do bố mẹ cho rồi, giờ chỉ việc xây nhà mới để ở thôi.
Kế hoạch chuyển công việc về quê cũng đã được anh chị tính trước. Chị gái tôi ấp ủ giấc mơ làm mỹ phẩm hữu cơ từ lâu rồi nên chị định sẽ trồng một vườn hoa hồng với thảo dược. Còn anh rể thì mở đại lý vật liệu xây dựng kiêm văn phòng tư vấn thiết kế nội thất, vì anh ấy vốn dĩ là kiến trúc sư.
Tôi từng về nhà anh rể đợt đám cưới rồi nên thực ra ở đó cũng không đến nỗi quê mùa vắng vẻ. Dân cư xung quanh cũng đông đúc, cơ sở hạ tầng hiện đại tiện nghi không kém thành phố nên có lẽ anh chị nghỉ việc về quê sống cũng không phải là chuyện đáng sợ.
Hôm chị gái thông báo chuẩn bị dọn về quê chồng sinh sống thì bố mẹ tôi sốc lắm. Mẹ tôi không muốn xa con xa cháu nên năn nỉ anh chị ở lại với ông bà. Bố tôi thì giận dỗi ra mặt khi các con chẳng bàn bạc gì trước, đùng cái tự quyết chuyện về quê ở.
Chị tôi đưa ra lý do rất thuyết phục nhưng bố mẹ vẫn không đồng ý. Họ còn bảo nếu anh chị cố tình về quê cách xa ông bà thì tình cảm gia đình cũng sẽ rạn nứt. Tôi phải xen vào mấy câu để xoa dịu không khí căng thẳng. Nhưng kết cục là anh chị vẫn lặng lẽ bỏ về sau cuộc nói chuyện thất bại.
Mấy ngày sau đó anh chị bắt đầu dọn đồ đạc để chuyển đi. Anh rể về quê trước để chuẩn bị cho việc xây nhà. Bản thiết kế anh tự lo luôn, nội thất cũng tự làm. Chị gái bảo tôi rằng chi phí xây ước tính khoảng gần 2 tỷ. Vật liệu ở quê rẻ nên chọn gì cũng dễ, vị trí miếng đất ngay gần bờ sông nên quang cảnh rất đẹp, chị tôi không tiếc tiền bảo chồng xây hẳn cái nhà 3 tầng kiểu tân cổ điển đẹp như biệt thự luôn.
Trừ tiền xây nhà đi thì số dư còn lại anh chị đem đi mua luôn cái ô tô 5 chỗ. Cái xe đăng ký tên chị tôi, anh rể lái luôn về quê để chạy đi chạy lại lo vụ chuyển nhà.
Thấy anh chị sắp sửa ổn định cuộc sống mới mà tôi cũng mừng. 4 tỷ trên thành phố loay hoay mãi chẳng làm được gì, sắm xe ô tô thì chật chội không có chỗ để, nhà thì chẳng đủ tiền mua. Nhưng 4 tỷ ấy mang về quê thì xây được biệt thự to lại thêm cái ô tô nữa, thừa hẳn mấy trăm triệu làm vốn 2 vợ chồng khởi nghiệp. Quả đúng là một quyết định đúng đắn.
Tôi bảo chị cứ lo việc riêng đi để em làm công tác tư tưởng cho bố mẹ sau. Kiểu gì ông bà cũng chỉ buồn giận một thời gian rồi thôi, chứ con cái lập nghiệp đủ đầy viên mãn như vậy thì bố mẹ nào chê được. Có ô tô rồi thì anh chị cũng sẽ đưa cháu lên thăm ông bà dễ hơn, mỗi tháng 2-3 chuyến cũng chẳng phải vấn đề.
Sau mấy tháng vất vả ngược xuôi thì giữa tháng này chị gái với anh rể sẽ mở tiệc tân gia. Chị tôi luôn đăng ảnh cập nhật tiến độ xây nhà lên trang cá nhân, mục đích ngầm cho bố mẹ tôi thấy yên tâm khi con gái có nhà cao cửa rộng. Tuy nhiên bố mẹ tôi không đề cập gì đến chuyện đó nữa, họ im lặng với con gái cả suốt mấy tháng trời.
2 hôm trước vợ chồng anh chị mang cháu đến chơi, ngồi tâm sự tỉ tê với bố mẹ hẳn mấy tiếng đồng hồ. Mẹ tôi thương con sắp sống ở nơi xa nên cứ sụt sùi mãi. Chị tôi đành phải hứa cuối tuần nào cũng lái xe lên thành phố chơi thì mẹ mới thôi.
Sau đó anh rể lái xe đưa cả nhà về quê thăm công trình đáng nhớ nhất cuộc đời anh chị. Nhà vừa hoàn thiện xong nên nội thất hơi sơ sài, cổng cũng chưa kịp lắp chắc chắn, mới chỉ dựng tạm 2 miếng tôn xong móc xích khóa vào. Tuy nhiên chị tôi đã dọn dẹp sạch sẽ phòng ngủ trên tầng 2 để bố mẹ ở lại một đêm.
Nhà xây chỉ khoảng 60 mét vuông, còn lại anh chị chừa hết xung quanh để làm vườn. Gần sông nên không khí mát rượi, trong lành, lại có bãi cỏ rộng đẹp đầy hoa cho cháu tôi chơi. Thấy mọi thứ khá ổn nên mẹ tôi vui lắm, quay sang bảo hay là mẹ về đây ở để trông cháu hộ các con.
Chỉ riêng mỗi bố tôi là vẫn không nở nụ cười nào. Ăn cơm tối xong bố chắp tay ra sân hút thuốc. Xong bố gọi con gái con rể ra để nói một việc không ai ngờ.
Ông bảo vợ chồng chị gái tôi bán cái nhà vừa xây này đi để lấy tiền đưa cho ông sửa nhà trên thành phố. Mọi người hoang mang nhìn nhau, bố liền giải thích rằng sống ở nơi “khỉ ho cò gáy” này không có gì vui cả, hàng quán cũng ít, không có trường quốc tế hay trung tâm ngoại ngữ cho cháu gái theo học. Thà bán nhà này xong ông sẽ có tiền sửa sang cơi nới cái nhà trên Hà Nội, vợ chồng con gái chuyển về ở chung xong đẻ thêm mấy đứa cháu nữa cũng không thành vấn đề.
Dĩ nhiên là cả nhà đều phản đối chuyện đó. Mẹ tôi bênh con gái hết mực, ủng hộ việc định cư ở quê vì môi trường tốt, yên bình rộng rãi, không xô bồ như trên Hà Nội. Bố tôi giận dữ nói rằng 3 người ở cái nhà to đùng chẳng hết, sao lại không bán đi đưa tiền báo hiếu cho ông (!)
Cãi nhau ầm ĩ một hồi thì giải tán, mẹ tôi bỏ vào phòng ôm cháu ngủ và không thèm ngủ chung với bố nữa. Tôi đi dạo với chị ngoài bờ sông một lúc cho đỡ buồn, an ủi chị rằng bố muốn ở gần con cháu nên mới phản ứng như thế. Chị thở dài bảo tôi ở với bố mẹ thì thay chị chăm sóc họ nhiều hơn. Đợi vài năm nữa anh chị phấn đấu kiếm thêm rồi xây nhà khác cho bố mẹ về đây dưỡng già.
Đêm qua cả nhà cùng trằn trọc. Sáng nay 3 mẹ con tôi cùng dậy sớm đưa cháu đi tập thể dục, thăm thú mấy nơi hay ho ở trung tâm thị xã. Anh rể phải đi lo ít giấy tờ nên chỉ còn mình bố tôi trong nhà thôi.
Nào ngờ lúc mang bữa sáng về đến cổng, mấy mẹ con nhìn nhau hoang mang khi ổ khóa không thể mở được. Bên trong lỗ khóa bị đổ keo đặc xịt, còn nguyên mùi hóa chất nồng nặc luôn!
Tôi định trèo vào trong nhưng chính anh rể đã dùng dây thép gai cuốn làm hàng rào tạm nên không đụng vào được. 3 mẹ con gọi bố ầm ĩ lên nhưng bên trong nhà yên tĩnh đến lạ. Chị tôi vội chạy sang quán bia cách đó mấy bước chân để xin xem cam ngoài cửa của người ta.
Thật cay đắng làm sao khi người bước ra ngoài khóa cổng rồi đổ keo vào lỗ ấy lại chính là bố tôi! Ông tự bắt xe ôm đi đâu đó, chắc là bỏ ra bến xe để về Hà Nội. Gọi điện thì bố tắt máy, mẹ tôi tức đến nỗi tuyên bố khi nào về sẽ ly thân với chồng luôn!
Lát sau anh rể chạy về mượn cưa phá khóa. Vào nhà xong mấy mẹ con mới bần thần ngồi hỏi nhau xem nên giải quyết chuyện nội bộ như thế nào. Thật sự tôi không hiểu bố đang nghĩ gì nữa. Anh chị vừa xây xong cơ ngơi riêng để bắt đầu cuộc sống mới. Bố thực lòng muốn ép anh chị bán nhà đến vậy sao?…