Home Blog Page 4

Hà Nội lấy ý kiến về khu vực cấm xe ô tô chạy dầu, tiến tới cấm xe máy ở nội thành…Lý do ai cũng bất ngờ..

0

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân để xây dựng quy định về vùng phát thải thấp, để tăng cường phương tiện giao thông công cộng, hạn chế xe máy, tiến tới cấm xe máy vào năm 2030.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến công dân đối với dự thảo xây dựng Nghị quyết Quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố.

Theo dự thảo quy định, vùng phát thải thấp là khu vực giới hạn trong thành phố, các phương tiện giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt để được phép đi vào. Các phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí cao hơn để vào khu vực này.

Thành phố sẽ dựa vào một số tiêu chí về đặc điểm dân cư – kinh tế; mức độ ô nhiễm không khí; tính khả thi về hạ tầng giao thông và tiếp cận giao thông… để xác định vùng phát thải thấp.

cam-xe-may.jpg

Hà Nội sẽ có quy định phân vùng phát thải thấp, tiến tới hạn chế và dừng hẳn hoạt động xe máy vào năm 2030.

Cùng với đó, khu vực này phải đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về phát thải của phương tiện giao thông như: có giải pháp giám sát và xử lý vi phạm về phát thải của phương tiện, có giải pháp chuyển đổi phương tiện, có giải pháp tổ chức giao thông phù hợp đảm bảo duy trì hoạt động giao thông thông suốt.

Thành phố cũng nhấn mạnh việc đồng thuận của người dân và chính quyền trong xây dựng vùng phát thải thấp này.

Đáng chú ý, về biện pháp áp dụng trong vùng phát thải thấp, dự thảo đề xuất nhiều biện pháp giao thông bền vững, trong đó sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

Thành phố từng bước xây dựng văn hóa giao thông, ý thức sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân…

Ngoài ra, thành phố sẽ hoàn thiện và thực thi cơ chế chính sách thay thế xe máy cũ không đảm bảo an toàn giao thông và xả khí thải không đạt quy chuẩn ra môi trường; quy định các khu vực cấm xe ô tô chạy dầu diesel; quy định các khu vực hạn chế xe máy, xe tải, xe taxi…

Về biện pháp kinh tế, Hà Nội sẽ nghiên cứu ban hành các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, monorail (tàu một ray), xe buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm phát triển nhanh, đồng bộ.

Đồng thời có cơ chế, chính sách quy định về các loại phí, thuế phí khi xây dựng và thực hiện vùng phát thải thấp phù hợp với các chính sách, quy định chung…

Về trình tự, thủ tục, dự thảo quy định cho phép các quận, huyện căn cứ các tiêu chí để xác định và lập hồ sơ xây dựng vùng phát thải thấp phù hợp với điều kiện, đặc thù và năng lực của địa phương.

Việc xây dựng vùng phát thải thấp dựa trên 6 bước và Sở TN&MT có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định, lấy ý kiến Bộ TN&MT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. UBND TP Hà Nội là cơ quan sẽ xem xét, phê duyệt vùng phát thải thấp.

Chia sẻ cho nhiều Anh em sở hữu SH , Ecxiter được biết nhé: Từ hôm nay: Điều khiển xe máy 125cc như SH, Exciter phải có bằng lái xe phân khối lớn …

0

Vừa qua, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 mới ban hành đã thay đổi lại phân hạng bằng lái từ 01/01/2025. Do vậy rất nhiều người thắc mắc, khi Luật thay đổi, thay đổi phân hạng bằng lái như vậy thì người đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái hay không?

1. Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái
Có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái? (Ảnh minh họa)

Trước tiên, cần phải khẳng định, với những người đã có bằng lái A1 trước 01/01/2025 mà đang điều khiển phương tiện có dung tích xi lanh trên 125 cm3 thì sau 01/01/2025 vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện mà không buộc phải thi lại bằng lái.

Cụ thể, tại Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 có quy định về Giấy phép lái xe được cấp trước 01/01/2025 nếu chưa thực hiện cấp đổi hoặc cấp lại như sau:

– Với Giấy phép lái xe (GPLX) hạng A1: Tiếp tục được điều khiển xe mô tô 02 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 – dưới 175 cm3.

– Với Giấy phép lái xe hạng A2: Tiếp tục được điều khiển xe mô tô 02 bánh có dung tích xi lanh trên 175 cm3 và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.

Nói tóm lại, người lái xe 125cc trở lên vẫn được sử dụng GPLX hạng A1 khi giấy phép đó được cấp trước ngày 01/01/2025.

2. Đi SH 160i, Air Blade 160… mà thi bằng lái sau 01/01/2025 phải thi bằng như xe phân khối lớn

Hiện hành, theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô 02 bánh với dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3.

Tuy nhiên, theo Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 01/01/2025 giấy phép lái xe được quy định như sau:

– Hạng A1: Cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh với dung tích xi-lanh từ 125 cm3 trở xuống hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW.

– Hạng A: Cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1.

Theo đó, nếu muốn điều khiển xe máy có dung tích hoặc công suất lớn hơn như SH 160i, Air Blade 160, Exciter 135cc, Winner X… thì người điều khiển phương tiện sẽ phải dùng bằng A thay vì bằng lái hạng A2 như trước đây.

đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái
Đi SH 160i sau 01/01/2025 sẽ phải thi bằng lái như xe phân khối lớn (Ảnh minh họa)

3. Các hạng Giấy phép lái xe từ 01/01/2025

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 01/01/2025, Giấy phép lái xe gồm các hạng như sau:

Hạng GPLX Loại xe Thời hạn
Hạng A1 – Xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3

– Xe có công suất động cơ điện đến 11 kW

Không có thời hạn
Hạng A – Xe mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3

– Xe có công suất động cơ điện trên 11 kW

– Các loại xe quy định cho GPLX hạng A1

Hạng B1 – Xe mô tô 03 bánh

– Các loại xe quy định cho GPLX hạng A1

Hạng B – Xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không tính chỗ của lái xe)

– Xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng đến 3500 kg

– Xe ô tô quy định cho GPLX hạng B kéo rơ moóc có khối lượng đến 750kg

10 năm kể từ ngày cấp
Hạng C1 – Xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng từ trên 3500 kg – 7500 kg.

– Xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng đến 750kg

– Các loại xe quy định cho GPLX hạng B

Hạng C – Xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng trên 7500 kg.

– Xe ô tô tải quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng đến 750kg

– Các loại xe quy định cho GPLX hạng B và C1

5 năm kể từ ngày cấp
Hạng D1 – Xe ô tô chở người trên 08 – 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe)

– Xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng đến 750kg

– Các loại xe quy định cho GPLX hạng B, C1, C

Hạng D2 – Xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) từ trên 16 – 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe)

– Xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng đến 750kg

– Các loại xe quy định cho GPLX hạng B, C1, C, D1

Hạng D – Xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) từ trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe)

– Xe ô tô giường nằm

– Xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối lượng đến 750kg

– Các loại xe quy định cho GPLX hạng B, C1, C, D1, D2

Hạng BE – Xe ô tô quy định cho GPLX hạng B kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg
Hạng C1E – Xe ô tô quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg
Hạng CE – Xe ô tô quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg

– Xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc

Hạng D1E – Xe ô tô quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg
Hạng D2E – Xe ô tô quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg
Hạng DE – Xe ô tô quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối lượng trên 750kg

– Xe ô tô chở khách nối toa.

4. Độ tuổi được cấp Giấy phép lái xe từ 01/01/2025

Theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, độ tuổi cấp bằng lái xe từ 01/01/2025 được quy định như sau:

Hạng Giấy phép lái xe Độ tuổi
Hạng A1, A, B1, B, C1 Đủ 18 tuổi trở lên
Hạng C, BE Đủ 21 tuổi trở lên
Hạng D1, D2, C1E, CE Đủ 24 tuổi trở lên
Hạng D, D1E, D2E, DE Đủ 27 tuổi trở lên

*Lưu ý: Đối với lái xe bus trên 29 chỗ, xe giường nằm: Độ tuổi tối đa được lái 2 loại xe này là đủ 57 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

Trên đây là giải đáp của LuatVietnam về vấn đề có đúng từ 01/01/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại bằng lái?

Cô gái trình báo bị luadao hơn 200 triệu đồng rồi được tìm thấy T..V dưới sông Đồng Nai, b:ất ng:ờ với lời kể của người mẹ…

0

Cô gái ở phường Long Bình, TP Thủ Đức (TPHCM), đến công an trình báo bị lừa đảo hơn 200 triệu đồng rồi mất tích. Thi thể cô gái sau đó được phát hiện dưới sông Đồng Nai.

Báo Dân trí ngày 15/01 đưa thông tin với tiêu đề: “Cô gái trình báo bị lừa hơn 200 triệu đồng rồi tử vong dưới sông Đồng Nai” cùng nội dung như sau: 

Tối 15/1, Công an TP Dĩ An (Bình Dương) điều tra nguyên nhân một cô gái được phát hiện tử vong dưới sông Đồng Nai.

Trưa cùng ngày, người dân phát hiện một thi thể trôi dưới sông Đồng Nai, đoạn qua cầu Đồng Nai, phía phường Bình Thắng (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), đã kéo vào bờ rồi trình báo.

Nhận thông tin, Công an TP Dĩ An tới vớt thi thể nạn nhân lên bờ để khám nghiệm. Một số người dân tới xin nhận dạng và xác định nạn nhân là chị V.T.A.H. (25 tuổi, ngụ phường Long Bình, TP Thủ Đức). Thi thể nạn nhân sau đó được chuyển về nhà xác để khám nghiệm tử thi.

Bà N.T.T. (56 tuổi, mẹ của nạn nhân) cho biết, H. mất tích từ tối 14/1, gia đình đã tìm kiếm nhiều nơi, nhưng không có kết quả. Chiều 15/1, bà T. nghe người dân báo có thi thể trôi sông Đồng Nai nên đến xin nhận dạng.

Bà T. kể, người chồng 58 tuổi mắc bệnh ung thư, bà T. bị đau khớp nên đi lại khó khăn. Hai vợ chồng bà T. không sống cùng nhà với con gái.

Tối 14/1, chị H. có nhiều biểu hiện bất thường, hỏi mượn tiền nhiều người. Nghi con gái gặp chuyện không tốt, bà T. đến Công an phường Long Bình (TP Thủ Đức) trình báo, nhờ hỗ trợ.

Tại đây, bà T. được cán bộ công an cho biết chị H. cũng vừa đến đây trình báo bị lừa đảo số tiền hơn 200 triệu đồng. Sau khi trình báo xong, chị H. rời đi.

“Tôi và người thân chạy về nhà con gái và thấy xe máy của H. dựng trước cửa, điện thoại, giấy tờ để trong cốp xe, chìa khóa treo trên cửa, còn H. đi đâu không rõ”, bà T. kể.

Tiếp đến, báo Người đưa tin ngày 16/01 cũng có bài đăng với thông tin: “Phát hiện thi thể cô gái trẻ dưới sông Đồng Nai: Người mẹ tiết lộ về số tiền 200 triệu đồng“. Nội dung được báo đưa như sau:

Ngày 16/1, Công an TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương đang điều tra nguyên nhân vụ thi thể cô gái trẻ dưới sông Đồng Nai.

Vào trưa cùng ngày, người dân phát hiện một thi thể cô gái tử vong dưới sông Đồng Nai, đoạn qua cầu Đồng Nai, phường Bình Thắng, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương nên trình báo công an. Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã đến hiện trường tổ chức khám nghiệm, điều tra làm rõ vụ việc.

Danh tính nạn nhân được xác định là chị V.T.A.H (25 tuổi, ngụ phường Long Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM).

 

Khu vực phát hiện thi thể cô gái trẻ trên sông Đồng Nai. Ảnh: Dân Trí

Bà N.T.T. (56 tuổi, mẹ của nạn nhân) cho biết, H. mất tích từ tối 14/1, gia đình đã tìm kiếm nhiều nơi, nhưng không có kết quả. Chiều 15/1, bà T. nghe người dân báo có thi thể trôi sông Đồng Nai nên đến xin nhận dạng

Bà T. cũng cho biết thêm, 2 vợ chồng bà không sống cùng nhà với con gái. Tối 14/1, chị H. có nhiều biểu hiện bất thường, hỏi mượn tiền nhiều người. Nghi con gái gặp chuyện không tốt, bà T. đến Công an phường Long Bình (TP.Thủ Đức) trình báo, nhờ hỗ trợ.

Đặc biệt, tại đây, bà T. được cán bộ công an cho biết chị H. cũng vừa đến đây trình báo bị lừa đảo số tiền hơn 200 triệu đồng. Sau khi trình báo xong, chị H. rời đi.

“Tôi và người thân chạy về nhà con gái và thấy xe máy của H. dựng trước cửa, điện thoại, giấy tờ để trong cốp xe, chìa khóa treo trên cửa, còn H. đi đâu không rõ”, bà T. kể.

Triệt để áp dụng nguyên tắc “ba giây xanh thì bỏ” để tránh bị phạt 20 triệu, sẽ không còn dám tăng ga đi cố qua giao lộ….

0

(Dân trí) – “Dù có nguy cơ bị xe phía sau đâm, tôi không còn dám tăng ga đi cố qua giao lộ khi đèn xanh còn vài giây, cũng không dám vội vàng cho xe lăn bánh khi đèn đỏ còn vài giây, vì mức phạt mới tăng cao”.

Triệt để áp dụng nguyên tắc ba giây xanh thì bỏ để tránh bị phạt 20 triệu - 1
Mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1, mức phạt đối với người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ, đèn vàng là 18-20 triệu đồng, tăng gấp 2-3 lần so với mức 4-6 triệu đồng trước đây. Mức phạt đối với người điều khiển xe máy là 4-6 triệu đồng, so với mức từ 800.000 đến 1 triệu đồng trước đây.

Vì thế, giờ đây tôi rất thận trọng khi tới các ngã ba, ngã tư, thà dừng sớm một chút còn hơn đi cố để rồi dễ rơi vào tình huống xe vừa qua vạch thì đèn chuyển vàng, chuyển đỏ, rất khó cãi. Nguyên tắc “ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi” được tôi áp dụng triệt để nhằm bảo toàn tiền trong túi.

Trước đây, nguyên tắc này cũng được nhiều tài xế áp dụng khi đi đến các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, nhưng nhiều người hiểu sai, áp dụng sai. Hầu hết mọi người đều hiểu đúng vế đầu, tức là nếu thấy đèn xanh nhưng đồng hồ đếm ngược chỉ còn 3 giây thì dừng xe, thay vì tăng ga đi cố, để kịp qua giao lộ trước khi đèn chuyển sang màu vàng/đỏ. Việc cố vượt qua ngã ba, ngã tư khi đèn xanh chỉ còn vài giây rất nguy hiểm, dễ xảy ra va chạm.

Tuy nhiên, với vế thứ hai – “ba giây đỏ thì đi”, nhiều người hiểu chưa đúng. Không ít người áp dụng nguyên tắc này theo kiểu đèn đỏ còn 3 giây đã vội cho xe lăn bánh, vì yên tâm rằng đó là lúc ở hướng cắt ngang, đèn đã chuyển sang màu vàng, các phương tiện đã dừng lại hết.

Hiểu đúng phải là khi đang dừng đèn đỏ, không nên vội vàng đạp thốc ga ngay khi đèn vừa chuyển sang màu xanh, mà nên đợi thêm khoảng 3 giây vì có thể ở hướng đường cắt ngang có xe tăng tốc cố vài giây đèn xanh.

Về lý, đèn tín hiệu giao thông đổi màu khi bánh xe đã qua vạch thì người điều khiển phương tiện không bị coi là vượt đèn đỏ, đèn vàng, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ video chứng minh. Nếu chỉ có ảnh chụp xe qua ngã tư khi đang đèn đỏ thì rất khó cãi, tôi không muốn mất thời gian và phiền phức nên chọn cách dừng chờ đèn đỏ sớm vài giây.

Nhưng nếu ai cũng chấp nhận mất thêm ba giây dừng xe sớm, ba giây xuất phát muộn thì sẽ tăng áp lực giao thông. Việc dừng chờ đèn đỏ của nhiều người sẽ kéo dài hơn trước đây, thật sự rất mệt mỏi, căng thẳng, nhất là vào giờ cao điểm; đó là chưa kể việc đèn tín hiệu giao thông đôi khi hoạt động thiếu chuẩn xác, còn cả chục giây đèn xanh đã bất ngờ chuyển vàng, chuyển đỏ.

Độc giả Hoàng Đức

Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của Báo Dân trí.

Đúng là con dâu thì mãi mãi không bao giờ được coi là ruột thịt…Tôi là người vợ thứ 2 của chồng. Đáng nói, khi rước dâu về nhà chồng bên thông gia không hề dựng rạp! Từ ngoài phố vào trong ngõ vẫn y nguyên như ngày thường, chẳng có dấu hiệu gì của một gia đình đang có hỷ. Xe rước dâu về đến nơi cũng không có ai chào đón, mẹ chồng giục tôi vào làm lễ gia tiên nhanh chóng xong thôi. Mọi thứ hôm đó diễn ra vội vàng khiến tôi hơi choáng. Hàng xóm xung quanh có vẻ cũng không biết gì hết, đám hỏi diễn ra vào ngày thường nên khu phố yên tĩnh đến lạ. Mọi chuyện cứ thế trôi đi cho đến hôm qua, tự dưng mẹ chồng gọi tôi ra và cho 1 triệu đi làm tóc ăn Tết. Làm xong về đến nhà, tôi nghe tiếng mẹ chồng nói chuyện điện thoại trong phòng khách, tôi mới ngớ người. Vậy là trong mắt bà, tôi chỉ là một đứa thay thế thôi sao… 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Đúng là con dâu thì mãi mãi không bao giờ được coi là ruột thịt…

Tôi sinh ra là một cô gái gốc tỉnh lẻ, một mình vật lộn mưu sinh ở thủ đô đã gần chục năm. 27 tuổi tôi vẫn ế, đến năm 28 tuổi thì được anh họ mai mối với đồng nghiệp của anh. Sau một thời gian tìm hiểu yêu đương thì chúng tôi tổ chức đám cưới, tôi chuyển về sống chung với cả gia đình chồng.

Đây là cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi nhưng lại là lần thứ 2 chồng tôi đi hỏi vợ. Anh ấy từng có một tổ ấm hạnh phúc kéo dài gần 5 năm, nhưng sau đó do bất đồng quan điểm nên họ tan vỡ. Ngay lúc mới quen nhau chồng tôi đã chủ động kể hết chuyện quá khứ, anh không hề giấu giếm bất kỳ điều gì và bảo tôi không cần lo lắng đến vợ cũ. Chị ấy đã mang con đi sống ở nơi khác rất xa, thi thoảng bố con anh mới gặp lại nhau ăn uống trò chuyện.

Chị vợ cũ cũng biết chồng tôi đã tái hôn, bữa đám cưới còn gửi quà và hoa chúc mừng cho chúng tôi nữa. Họ ly hôn cách đây hơn 1 năm rồi, tôi không liên quan gì đến quá khứ của chồng nên cũng thoải mái tâm lý. Chị vợ cũ có vẻ là người văn minh tử tế, không có dấu hiệu gì của việc muốn gây rắc rối cho tôi.

Tuy nhiên vẫn còn điều khiến tôi lăn tăn là chuyện từ hôm ăn hỏi. Vì nhà trai nhà gái xa nhau nên tôi chỉ lo mỗi việc chuẩn bị bên nhà mình. Đến khi rước dâu về nhà chồng thì tôi mới phát hiện ra bên thông gia không hề dựng rạp! Từ ngoài phố vào trong ngõ vẫn y nguyên như ngày thường, chẳng có dấu hiệu gì của một gia đình đang có hỷ. Xe rước dâu về đến nơi cũng không có ai chào đón, mẹ chồng giục tôi vào làm lễ gia tiên nhanh chóng xong thôi.

Mọi thứ hôm đó diễn ra vội vàng khiến tôi hơi choáng. Hàng xóm xung quanh có vẻ cũng không biết gì hết, đám hỏi diễn ra vào ngày thường nên khu phố yên tĩnh đến lạ. Tôi đi bộ vào nhà chồng mà chẳng ai nhìn ngó thắc mắc.

Toàn bộ quá trình cưới hỏi chỉ diễn ra rình rang ở quê tôi, còn lại nhà chồng trên thành phố không làm gì cả, không mời bất kỳ ai ngoài họ hàng thân thiết về đón dâu. Tự dưng tôi cảm giác mình như “người vô hình”, lấy chồng 2 tháng rồi mà bố mẹ chồng chẳng giới thiệu tôi với hàng xóm nào xung quanh. Ban ngày tôi đi làm, chiều tối về cơm nước xong cũng chẳng đi đâu mấy nên chưa giao du với ai cả.

Mẹ chồng bỗng dưng cho tiền đi làm đẹp ăn Tết, tôi cay đắng khi biết sự thật phía sau hàng rào - Ảnh 1.

Nhận ra nỗi ưu tư của tôi nên chồng đã giải thích ngay lập tức. Anh nói bố mẹ anh trọng thể diện nên không muốn thiên hạ bàn tán chuyện trong nhà, lần đầu cưới ồn ào rồi nên lần hai cố ý làm lặng lẽ cho người ta đỡ soi. Chuyện anh ly hôn vợ cũ cũng rất ít người biết, khu phố này toàn người hay ngồi lê đôi mách nên bố mẹ anh không muốn họ bàn tán về nội bộ nhà mình.

Tôi là đứa biết điều và cũng không có nhu cầu khoe khoang thể hiện, chồng nói sao thì tôi nghe thế. Để thiên hạ chọc ngoáy chuyện mình làm vợ hai thì cũng chẳng hay ho gì, có lẽ bố mẹ chồng làm vậy để bảo vệ con dâu thôi nên tôi im lặng cho qua.

Thế nhưng ở đời thiệt thòi hay tỉ lệ thuận với sự biết điều. Vì quá coi trọng sĩ diện nên mẹ chồng đã khiến tôi tổn thương sâu sắc.

Chuyện là hôm qua, tự dưng mẹ chồng gọi tôi ra và cho 1 triệu đi làm tóc ăn Tết. Tôi từ chối không cầm thì bà cứ dúi vào tay, bắt tôi phải đi cắt tóc ngắn và nhuộm màu nâu trầm. Bà bảo kiểu ấy vừa đẹp vừa sang, tôi tham khảo trên mạng thấy cũng ổn nên vui vẻ cầm tiền đi ra salon tóc. Mất 4 tiếng mới xong quả đầu mới, tôi về nhà khoe thì mẹ chồng gật gù vẻ hài lòng. Chồng tôi thì thầm khen vợ ngoan, biết nghe lời mẹ.

Hôm nay tôi mang tóc mới đi làm cũng được đồng nghiệp khen tới tấp. Mọi người quen với hình ảnh tôi để tóc dài suốt bao năm rồi, giờ thay đổi một chút cũng thú vị đấy chứ.

Tôi ôm niềm vui nho nhỏ ấy cả ngày hôm nay, đến lúc tan làm về nhà thì xảy ra chuyện. Xong việc sớm nên tôi ra chợ mua hẳn con vịt béo, định về làm xáo măng cho cả nhà ăn đổi vị. Vừa dừng xe ở hàng rào thì tôi nghe tiếng mẹ chồng nói chuyện điện thoại trong phòng khách. Bà không để ý tiếng xe tôi đi về nên cứ say sưa cười nói. Chừng dăm ba câu thì tôi nhận ra mẹ đang tâm sự với họ hàng ở nước ngoài, gọi video thăm hỏi này nọ linh tinh.

Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như tôi không vô tình nghe thấy tên mình trong cuộc hội thoại đó. Người bà con xa kia hỏi thăm dâu mới như nào, mẹ chồng tôi chẹp miệng bảo cũng ổn. Bà khen tôi ngoan, biết nghe lời, chăm chỉ, hiền lành, chưa từng cãi câu nào cả. Xong bà khoe hôm qua vừa cho tôi tiền đi làm tóc. Loanh quanh một hồi tự dưng lòi ra lý do thật khiến mẹ chồng đối xử tốt với tôi như thế. Hóa ra là vì bà muốn tôi thay đổi ngoại hình cho giống với chị con dâu cũ!

Đứng bên ngoài nghe từng lời mẹ chồng thủ thỉ trong điện thoại mà tôi rùng mình. Ông bà là cựu cán bộ viên chức, có quan điểm sống rất mẫu mực và truyền thống, thế nên việc con trai cưới 2 vợ là điều khiến ông bà rất phiền lòng. Bà nghĩ rằng hàng xóm không ai biết chuyện chồng tôi đã chia tay vợ cũ, thế nên bà cố tình bắt tôi cắt tóc giống con dâu cũ để người ta nghĩ chồng tôi vẫn chung sống với chị kia.

Đời thuở nhà ai, mẹ chồng lại có suy nghĩ kỳ quặc vậy không hả trời?!? Vậy là trong mắt bà, tôi chỉ là một đứa thay thế thôi sao? Tôi với vợ cũ của chồng là 2 người khác nhau hoàn toàn, kể cả phong cách giống hệt nhau đi chăng nữa thì cũng khó mà nhầm lẫn. Chồng từng cho tôi xem ảnh chị vợ cũ, đúng là kiểu tóc chị ấy giống tôi nhưng vóc dáng thì khác biệt hoàn toàn. Chưa kể chị ấy đã rời khỏi căn nhà này gần 2 năm rồi, làm sao hàng xóm không nhận ra tôi là người mới lạ ở đây chứ! Có thể họ không xì xào đến tai nhà chồng tôi thôi, chứ chỉ mỗi mái tóc đã che giấu được thân phận thì đời này đã không có lắm chuyện thị phi.

Nghe thủng tâm sự của mẹ chồng xong tôi bỗng trào lên cảm giác thất vọng. Bỗng dưng tôi thấy đầu óc hoang mang, không biết lâu nay mẹ chồng thực lòng thương tôi hay bà làm mọi thứ chỉ để giữ sĩ diện hão cho gia đình bà?…

Vợ chồng tôi mới sinh con hồi tháng 11 năm ngoái nhưng vì điều kiện công việc không thể nghỉ lâu nên phải quay trở lại với công việc sớm hơn chế độ. Do đó tôi đã tìm một cô bảo mẫu nữa để phụ bà nội chăm cháu. Chúng tôi trả cho cô bảo mẫu mức lương là 10 triệu/tháng, khá hậu hĩnh so với mặt bằng chung để cô thoải mái và chuyên tâm vào công việc chăm sóc em bé, không nghĩ tới chuyện làm thêm việc gì khác. Dạo gần đây tôi bắt đầu thấy được một số thói quen xấu của cô ấy như dùng nhiều điện thoại trong lúc chăm sóc con tôi hay mải mê nói chuyện nhiều hơn là chú ý đến việc chăm trẻ, thậm chí là phát hiện cô còn có thói quen ăn vụng sữa bột của con tôi. Trong một lần cô cũng đang ăn vụng sữa bột thì bị tôi bắt quả tang. Hỏi ra thì cô bảo “ăn thử tí xem nó thế nào ý mà, có khác sữa người lớn không mà có vẻ ngon lắm”. Định nói thêm vài câu nhưng những gì cô làm sau đó mới khiến tôi bất ngờ, đáng s-ố-c hơn khi mẹ chồng tôi… ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Không chỉ một lần mà rất nhiều lần, tôi thấy cô ấy xúc những thìa bột của con tôi cho vào miệng của mình.

Vợ chồng tôi mới sinh con hồi tháng 11 năm ngoái nhưng vì điều kiện công việc không thể nghỉ lâu nên đầu tháng 3 tôi đã bắt đầu quay trở lại với công việc. Chúng tôi ở chung với mẹ chồng nhưng bà đã già, sức khỏe yếu nên một mình không thể đảm đương vừa việc nhà vừa chăm sóc trẻ sơ sinh được. Do đó tôi đã tìm thêm một cô bảo mẫu nữa để phụ bà chăm cháu.

Việc chính của cô bảo mẫu là chăm sóc con tôi còn bà sẽ phụ giúp việc lặt vặt trong nhà, cơm nước. Đến giờ tan làm, tôi sẽ chủ động về nhà sớm để hỗ trợ vì chồng thì thường đi làm tới tối đêm mới về hoặc có những hôm làm ca tối. Chúng tôi trả cho cô bảo mẫu mức lương là 10 triệu/tháng, khá hậu hĩnh so với mặt bằng chung để cô thoải mái và chuyên tâm vào công việc chăm sóc em bé, không nghĩ tới chuyện làm thêm việc gì khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ban đầu tôi cảm thấy rất ưng ý với cô bảo mẫu này vì cô hợp với con trai mình, đứa trẻ rất yêu quý cô và cũng phát triển trông thấy kể từ ngày có cô về. Thế nhưng dạo gần đây tôi bắt đầu thấy được một số thói quen xấu của cô ấy như dùng nhiều điện thoại trong lúc chăm sóc con tôi hay mải mê nói chuyện nhiều hơn là chú ý đến việc chăm trẻ.

Lúc đầu tôi cũng chỉ nhắc nhở để cô chỉn chu hơn nhưng càng ngày tôi càng thấy thói quen xấu ngày một nhiều hơn, lo sợ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nên tôi để ý kĩ hơn thì phát hiện cô còn có thói quen ăn vụng sữa bột của con tôi.

Không chỉ một lần mà rất nhiều lần, tôi không hài lòng về điều đó. Vì thực ra đây vừa là thói quen xấu, không thật thà trong công việc vừa rất tốn tiền của chính bản thân gia đình. Mỗi hộp sữa tôi mua cho con cũng gần 2 triệu đồng, nếu cô ấy cứ dùng nhiều như thế thì quả thật rất lãng phí. Chính vì thế tôi quyết định phải “bắt tại trận” và yêu cầu cô nghiêm túc trong công việc hơn.

Trong một lần cô cũng đang ăn vụng sữa bột của con trai, tôi nhẹ nhàng mở cửa bước vào và nói:

– Ôi cô ơi, đây là sữa bột của cháu mà, không dành cho người lớn đâu. Cô đừng dùng nữa nhé. Cô thích uống sữa thì nói với cháu, cháu sẽ mua sữa người lớn cho cô.

– Ừ, cô ăn thử tí xem nó thế nào ý mà, có khác sữa người lớn không mà có vẻ ngon lắm cháu.

– Vâng cô ơi, sữa này dành riêng cho trẻ sơ sinh, cháu phải nhờ người xách tay từ bên nước ngoài về nên chi phí khá đắt ấy. Thực ra cháu nhìn thấy cô cũng dùng thử nhiều lần rồi, cháu không đồng ý nên cháu muốn nói để cô rút kinh nghiệm một chút ạ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nghe tôi nói đến đây, cô bảo mẫu nghiêm nét mặt lại một chút tỏ vẻ không hài lòng. Thế nhưng những gì cô làm sau đó mới khiến tôi bất ngờ.

Cô ngó nghiêng bên ngoài phòng khách sau đó đóng cửa lại và nói nhỏ với tôi:

– Cô định không nói nhưng mà nghe cháu nói thế, cô sợ cháu hiểu lầm cô thèm ăn sữa của trẻ nên ăn vụng. Nhưng có sự thật này cô nghĩ mình nên nói với cháu thì tốt hơn. Thực ra cô đang thử sữa của em bé để xem biểu hiện của cô như thế nào đấy vì dạo gần đây cô thấy sau khi em bé dùng sữa xong cứ ngủ thiếp đi rất sâu và rất lâu đó.

– Ôi thật thế hả cô, không phải chứ, đây là sữa cực kì tốt và chất lượng cháu đặt mua cho con, không phải là hàng giả đâu. Sao lại có vấn đề gì được chứ.

– Ừ, sau khi thử sữa thì cô cũng đoán như thế nên cô nghĩ vấn đề không nằm ở sữa cháu ạ mà vấn đề nằm ở mẹ chồng cháu đó.

– Ý cô nói là sao ạ?

– Thì là dạo gần đây bà ấy luôn tranh mang sữa cho đứa nhỏ dùng mà không để cô tự pha. Cô cũng nể nên để bà làm nhưng cô thấy cứ mỗi lần bà cho cháu uống sữa là đứa trẻ đều có biểu hiện thế. Hôm trước cô nghe được bà nói chuyện điện thoại với ai mà nói cái gì mà “an thần” nên cô hơi lo.

Tôi hoảng hốt mong rằng những gì cô bảo mẫu nói là không đúng nên gọi luôn mẹ chồng ra để nói chuyện. Sau một hồi quanh co, mẹ chồng tôi thừa nhận việc có nghe theo các bà bạn, mua thêm thuốc an thần bỏ vào sữa cho cháu ngủ ngon.

– Đứa nhỏ quấy khóc suốt ngày làm mẹ váng hết cả đầu. Mẹ nghe các bà nói dùng 1 chút thuốc an thần không hại gì mà khiến đứa trẻ ngủ ngon hơn. Không ngờ lại có hiệu quả thật con ạ.

– Ôi trời ơi, sao mẹ lại tự ý làm thế mà không nói gì với con. Con thật sự không thể tin được mẹ lại làm thế luôn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi chỉ kịp nói thế rồi ôm con đi bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ nói rất may cũng chưa có ảnh hưởng gì nặng nề mà cần theo dõi đứa trẻ thêm.

Sau việc này, tôi cảm ơn cô bảo mẫu rối rít và cũng để chồng nói chuyện với mẹ chứ bản thân tôi lúc này chưa thể vui vẻ hay nói bất kì điều gì với bà.

Tâm sự từ độc giả daunguyen…

Thuốc an thần cần phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và việc dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều tuyệt đối tối kỵ vì thuốc an thần có thể gây nhiều tác hại cho trẻ. Trong trường hợp nguy hiểm, thuốc an thần có thể khiến trẻ hôn mê, mất ý thức.

Với trẻ sơ sinh hay quấy khóc, bố mẹ và người thân nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng này để có cách xử trí hợp lý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Có khá nhiều lý do khiến trẻ quấy khóc khó ngủ, chẳng hạn như:

– Trẻ bị lẫn lộn ngày đêm.

– Trẻ chưa thích nghi được với môi trường sau sinh.

– Trẻ đói, tã bẩn.

– Môi trường ngủ không đảm bảo, ví dụ như phòng ngủ ồn ào, đèn trong phòng ngủ quá sáng,…

– Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.

– Trẻ quá mệt, mẹ bỏ lỡ tín hiệu ngủ của con.

– Trước giờ ngủ trẻ bị phấn khích, ví dụ như mẹ cho con xem điện thoại, tivi quá nhiều khi còn quá nhỏ hoặc trẻ bị la mắng.

– Gặp ác mộng và nỗi sợ ban đêm.

– Mẹ vỗ ợ hơi cho bé chưa kỹ.

– Trẻ ngủ quá nhiều hoặc quá ít vào ban ngày.

– Trẻ quấy khóc khi bị ốm, mọc răng.

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

1. Tập cho con phân biệt ngày đêm

Khi mới chào đời, một số trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm và thay vào đó sẽ ngủ bù vào ban ngày. Tình trạng ngủ ngày cày đêm khiến lịch sinh hoạt của cả gia đình bị đảo lộn và trẻ càng ngày càng cáu gắt khó chịu hơn khi đi ngủ.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần giúp con điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng quy tắc “ban ngày nhiều ánh sáng và tiếng động, ban đêm tối và yên lặng”. Cụ thể, vào buổi sáng, mẹ không nên để con ngủ quá 8 giờ sáng, cho bé ăn và chơi trong môi trường nhiều ánh sáng.

Ngược lại, ban đêm mẹ cần đặt con nằm ngủ ở nơi ít ánh đèn, không gian yên tĩnh. Mọi hoạt động khi con thức dậy về đêm như thay bỉm, cho ăn cũng nên diễn ra trong yên lặng, không nên bật đèn sáng lên mà chỉ nên dùng đèn pin nhỏ.

2. Cho bé đi tắm nắng vào sáng sớm

Tắm nắng không chỉ giúp con khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cơ thể con sản sinh ra hormone melatonin. Loại hormone này có vai trò điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức của cơ thể, nhờ thế mà con sẽ vào giấc ngủ đêm dễ dàng hơn và ngủ sâu hơn.

3. Quấn bé khi ngủ

Trong bụng mẹ, trẻ đang quen với cảm giác được bọc ối bao bọc xung quanh nên khi mới chào đời, trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường. Điều này khiến trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ hoặc ngủ không sâu do giật mình liên tục. Để trẻ có cảm giác an toàn và được bao bọc giống như trong bụng, mẹ có thể dùng tã hay quấn chũn chuyên dụng để quấn chặt con hoặc chèn gối quanh bé.

4. Tạo môi trường ngủ cho trẻ

Khi ngủ, bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngủ trong không gian tĩnh lặng, ít ánh sáng để giúp bé ngủ ngon hơn, tránh bị kích thích. Ngoài ra, bố mẹ có thể bật tiếng ồn trắng (tiếng máy sấy tóc, nhịp tim đập,…) hoặc tiếng nhạc du dương để trấn tĩnh trẻ. Hơn nữa, nhiệt độ phòng phù hợp khi ngủ cho trẻ là dưới 24 độ C.

5. Đọc được tín hiệu buồn ngủ của trẻ

Phần lớn trẻ gắt ngủ là do con đã quá buồn ngủ dẫn đến kiệt sức, mệt mỏi, sinh ra gắt ngủ. Vì vậy, khi con có tín hiệu buồn ngủ, mẹ nên đưa con vào môi trường ngủ và dỗ con ngủ ngay. Để làm được điều này, mẹ cần dựa vào:

– Thời gian thức – ngủ trung bình đối với từng độ tuổi của con.

Giúp việc lương 10 triệu suốt ngày ăn vụng sữa bột bị bắt tại trận, nghe cô nói lý do tôi cảm ơn rối rít - 4

– Nắm rõ tín hiệu buồn ngủ của con như ngáp, mắt lờ đờ, dụi mắt, quay đầu khỏi nơi có ánh sáng, tiếng động, nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó, gãi tai,…

6. Thiết lập trình tự ngủ cố định cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Trẻ càng ít tháng sẽ càng dễ thích nghi với trình tự ngủ mẹ đặt ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là trình tự này cần phải diễn ra hàng ngày, không xáo trộn để bé biết khi mẹ làm những việc này có nghĩa là đã đến giờ đi ngủ. Trình tự ngủ ban ngày của trẻ sơ sinh có thể là:

– Khi thấy con có tín hiệu buồn ngủ, mẹ đưa con vào môi trường ngủ.

– Kéo rèm cửa lại để phòng tối.

– Quấn trẻ (hoặc không) rồi bế vác hoặc đặt bé nằm xuống giường, vỗ về bé, dỗ bé vào giấc ngủ. Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn nên bố mẹ có thể để trẻ nằm nghiêng khi mới ngủ và để trẻ nằm ngửa ra khi đã ngủ say.

7. Tắm vào chiều tối giúp con ngủ ngon hơn

Nhiều mẹ lo sợ tắm chiều tối dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, nhưng nếu mẹ tắm trong phòng kín gió, nhiệt độ ấm thì tắm chiều sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, trong đó có giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bởi sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể con sẽ hạ xuống, nhờ đó mà cơ thể bắt được tín hiệu và trở nên buồn ngủ hơn.

8. Vỗ ợ hơi kỹ cho trẻ

Nhiều mẹ có thói quen đặt trẻ nằm ngủ ngay sau khi ăn nhưng có những trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ mà quấy khóc hoặc trẻ ngủ một một giấc ngắn khoảng 30 phút – 1 tiếng sẽ tỉnh dậy khóc, phải dỗ ròng rã mấy tiếng liền mới có thể ngủ lại. Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ có thể là do trẻ bị mắc hơi vì mẹ không vỗ ợ hơi cho trẻ.

Do đó, sau mỗi bữa ăn, mẹ nên vỗ ợ hơi thật kỹ cho con. Sau tiếng ợ đầu tiên, mẹ nên vỗ thêm từ 5-10 phút nữa rồi mới đặt con nằm xuống.

Mẹ tôi thay đổi hẳn từ ngày lên thành phố làm giúp việc. Mẹ cười nhiều hơn, hay nói hơn, tôi hỏi “Mẹ có tình yêu mới à”, bà chỉ cười e thẹn sau mấy chục năm bố tôi m/ấ/t, 1 mình nuôi các con trưởng thành. Hôm giỗ họ vừa rồi, bà xin về nhà 1 hôm rồi thông báo chuyện quan trọng: Tái hôn với ông chủ góa vợ ở Hà Nội. Mẹ tôi và bố dượng không ĐKKH, chỉ làm vài mâm ra mắt gia tiên. Đúng 3 tháng sau, tôi nghẹn lòng thấy bà xách túi quần áo thất thểu trở về quê và thông báo chuyện đ/ộ/ng tr/ờ/i

0

Ông chủ muốn tái hôn với người giúp việc, ngỡ cổ tích hóa ra là âm mưu

Ông chủ 68 tuổi bày tỏ tình cảm và mong muốn tái hôn với người giúp việc U60. Tuy nhiên, bí mật phía sau khiến người trong cuộc đau lòng.

Mẹ tôi trở về nhà sau 2 năm lên thành phố làm giúp việc với gương mặt buồn bã. Bà nằm lỳ trong phòng, mấy ngày liền chỉ ăn uống qua loa.

Tối hôm qua, tôi thấy mẹ nằm im, nước mắt đọng ở đuôi mắt. Hoảng hốt, tôi lay mẹ ngồi dậy và tìm hiểu nguyên nhân. Tôi dùng mọi cách để thúc ép nhưng mẹ không muốn nói. Cho tới khi tôi òa khóc, mẹ mới mở lòng tâm sự.

Gia đình tôi không khó khăn đến mức để mẹ đi làm giúp việc. Lúc mẹ thông báo đi làm, mấy chị em tôi ra sức khuyên can nhưng không có kết quả. Mẹ nghỉ hưu ở tuổi 56, ở nhà cả ngày cũng buồn nên đi làm giúp việc cho một gia đình giàu có ở Hà Nội. Hàng ngày, bà chịu trách nhiệm chăm sóc, nấu ăn… cho người đàn ông 68 tuổi.

Người này bị tai biến nhẹ, phải ngồi xe lăn. Ông sống cùng 2 cô con gái, vợ đã mất hơn 10 năm. Các con của ông bận đi làm, không tiện chăm sóc.

Mẹ tôi vốn kỹ tính lại thương người nên chăm sóc ông rất chu đáo. Từ ngày có mẹ tôi, các con của ông thoải mái đi sớm về khuya.

Tôi về làm vợ của ông chủ suốt 2 tháng nay, thế nhưng chưa đưa cho tôi 1 đồng nào. (Ảnh minh họa)

 

Người giúp việc đau lòng khi biết bí mật của gia đình ông chủ. Ảnh minh họa: PX

Mỗi lần gọi điện hỏi thăm, tôi thấy mẹ khá vui vẻ và hạnh phúc. Thỉnh thoảng, tôi trêu mẹ đã phải lòng ông chủ. Mẹ nghe vậy liền cười e thẹn.

Bố mất lúc tôi 10 tuổi, mẹ ở vậy nuôi chúng tôi lớn khôn. Từ lâu, tôi thúc giục mẹ tìm người bầu bạn nhưng bà chẳng ưng ai. Lần này, có vẻ như sau thời gian dài tiếp xúc, chăm sóc ông chủ, mẹ tôi đã nảy sinh tình cảm.

Hơn 3 tháng trước, mẹ gọi điện về, tâm sự với tôi rất lâu. Mẹ kể, ông chủ bày tỏ tình cảm và muốn tái hôn với bà. Con gái lớn của ông cũng tác hợp, mong hai người sớm làm bữa cơm ra mắt.

Tôi thấy an tâm nên giục mẹ đồng ý. Được con gái động viên, mẹ tôi chấp nhận chắp nối với ông chủ. Sau đó, con gái lớn của ông chủ gọi điện cho tôi. Chúng tôi trò chuyện vui vẻ và lên kế hoạch tổ chức buổi lễ nho nhỏ cho bố mẹ.

Cuối tuần vừa rồi, nửa đêm, mẹ tôi xuống bếp uống nước. Sợ mở đèn làm ông chủ tỉnh giấc, mẹ tôi mò mẫm đi trong bóng tối. Bà thấy phòng con gái lớn của ông chủ vẫn sáng đèn và có tiếng tranh cãi. Bà rón rén đến gần nghe trộm.

“Em không đồng ý bố tái hôn với cô H. Tại sao đến giờ chị mới nói với em? Nhà mình có điều kiện, sao lại để bố qua lại với người giúp việc. Gia đình chồng sắp cưới biết chuyện thì em nhục không thể tả”, con gái nhỏ của ông chủ gay gắt.

Nghe đến đó, mẹ tôi tủi thân, định quay về phòng thì tiếng cô con gái lớn vọng ra: “Em dại lắm. Sau này, chị em mình đều theo chồng thì ai chăm bố. Thuê người giúp việc mãi cũng không phải cách.

Bây giờ, mình tìm đâu ra người chăm chỉ, chu đáo như cô H. Nói là tái hôn nhưng họ không đăng ký kết hôn. Họ cứ ở vậy, chị em ta không phải trả lương lại yên tâm”.

Nghe đến đấy, mẹ tôi choáng váng. Bà tựa lưng vào tường, cố gắng hít thở sâu. Bình tĩnh trở lại, bà lặng lẽ về phòng. Mẹ tôi ấm ức, xót xa nhưng chẳng thể nói ra. Bà từ chối tái hôn, rồi quyết định nghỉ việc.

Tôi tức điên khi nghe xong câu chuyện của mẹ. Tôi muốn gọi điện, mắng cho họ một trận tơi bời. Tuy nhiên, mẹ tôi không đồng ý. Bà bảo đau đớn như thế đã đủ lắm rồi. Bà không muốn liên quan đến gia đình đó nữa.

Từ 01/01/2025, bằng lái xe ô tô chỉ còn hạng B, vậy bằng B1, B2 có còn được sử dụng?

0

Theo quy định mới thì từ 01/7/2025, bằng lái xe ô tô chỉ còn hạng B, theo đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc: từ 01/01/2025 bằng B1, B2 có còn được sử dụng không?

Từ 01/01/2025, bằng lái xe hạng B được lái những xe gì?

Theo quy định mới, tại điểm c, d khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái  xe (bằng lái xe) hạng B1 cấp cho người lái  xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

Và giấy phép lái xe hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;

Hiện hành, theo điểm b, c khoản 4 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

 

Như vậy, có thể thấy, từ 01/01/2025, sẽ chỉ còn giấy phép lái xe hạng B thay cho hạng B1 và B2 đang áp dụng. Theo đó, người có bằng lái xe hạng B sẽ lái được những loại xe dưới đây:

– Lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).

– Lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg.

– Lái các loại xe ô tô quy định cho bằng lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg.

Từ 01/01/2025, bằng lái xe ô tô chỉ còn hạng B, vậy bằng B1, B2 có còn được sử dụng?

Như đã phân tích ở trên, thì từ 01/01/2025, xe ô tô sẽ chỉ còn giấy phép lái xe hạng B thay cho hạng B1 và B2 đang áp dụng.

Tuy nhiên, theo Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì giấy phép lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.

Theo đó, Giấy phép lái xe B1, B2 được cấp trước ngày 01/01/2025 nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực sử dụng như sau:

– Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái  xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

Như vậy, từ 01/01/2025, bằng lái xe hạng B1, B2 được cấp trước ngày 01/01/2025 vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.

Trường hợp có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ ngày 01/01/2025 thì giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động;

Và giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển  xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;

Bao nhiêu tuổi được cấp bằng lái xe hạng B?

Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

– Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

–  Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Như vậy, theo quy định mới, bằng lái xe hạng B được cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/68099/tu-01-01-2025-bang-lai-xe-o-to-chi-con-hang-b-vay-bang-b1-b2-co-con-duoc-su-dung

Từ năm 2025, đi bộ trên đường thế nào để không bị phạt?

0

Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, Nghị định 168/2024, người đi bộ vượt đèn đỏ có bị phạt tiền không và nguyên tắc phải tuân thủ thế nào?

Tuân thủ quy tắc nào của luật mới?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông dưới đây:

– Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ. Trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.

– Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

– Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển. Khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, việc không chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, bao gồm cả việc vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm giao thông.

Người đi bộ qua đường phải tuân thủ đúng quy định.

Người đi bộ qua đường phải tuân thủ đúng quy định.

Mức phạt người đi bộ vượt đèn đỏ theo luật mới

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định.

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy”.

Do đó, người đi bộ vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng, trong khi đó theo quy định cũ thì mức phạt chỉ từ 60-100 nghìn đồng).

Nguồn: https://vtcnews.vn/tu-nam-2025-di-bo-tren-duong-the-nao-de-khong-bi-phat-ar920305.html

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy

0

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến, để bảo vệ tài sản và quyền lợi cá nhân khi tham gia giao thông, việc mua bảo hiểm xe máy rất cần thiết.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bảo hiểm  xe máy hiện nay, từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Đầu tiên là bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc. Đây là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định mà mỗi chủ xe máy đều phải sở hữu. Mục đích của bảo hiểm này là để đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba bị thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra.

Tham gia loại hình bảo hiểm này, chủ phương tiện được hưởng quyền lợi như bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba; hỗ trợ tài chính trong các vụ kiện tụng liên quan. Mức bảo hiểm tối đa thường được quy định bởi Chính phủ, và chủ xe cần tuân thủ đúng quy định này.

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách bảo vệ tài sản và sức khỏe cho bản thân và người thân. (Ảnh minh hoạ)

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách bảo vệ tài sản và sức khỏe cho bản thân và người thân. (Ảnh minh hoạ)

Thứ hai là bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe. Đây là loại bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lái và người ngồi sau xe máy trong trường hợp tai nạn. Người hưởng được quyền lợi như bồi thường chi phí y tế phát sinh do tai nạn; chi trả tiền bảo hiểm khi có thương tật hoặc tử vong do tai nạn. Đây là loại bảo hiểm bổ sung, giúp người ngồi trên xe an tâm hơn khi tham gia giao thông.

Thứ ba là bảo hiểm vật chất xe. Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, nhằm bảo vệ tài sản là xe máy của bạn khỏi các tổn thất vật chất không ngờ. Người tham gia loại hình bảo hiểm này được bồi thường chi phí sửa chữa trong trường hợp xe bị hư hỏng do tai nạn; bảo vệ trước các rủi ro như mất cắp, cháy nổ. Lợi ích của loại hình bảo hiểm này là giúp chủ xe giảm bớt gánh nặng tài chính khi xe gặp sự cố ngoài ý muốn.

Khi mua bảo hiểm xe máy, chủ xe cần lưu ý chọn công ty có uy tín, có danh tiếng tốt trên thị trường để đảm bảo quyền lợi lâu dài. Đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản, quyền lợi và giới hạn của từng loại bảo hiểm để tránh bất ngờ khi xảy ra sự cố. Mỗi công ty có mức phí và dịch vụ hỗ trợ khác nhau. So sánh giá và dịch vụ để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân.

Việc phân biệt các loại bảo hiểm xe máy và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là cách bảo vệ tài sản và sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu. Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh bằng cách đầu tư vào loại bảo hiểm  xe máy tốt nhất phù hợp với nhu cầu cá nhân.

BẢO HƯNG
Nguồn: https://vtcnews.vn/phan-biet-cac-loai-bao-hiem-xe-may-ar917976.html