Home Blog Page 3

Mức thu tiền dạy thêm học thêm theo quy định mới nhất

0

Những quy định mới trong Thông tư 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành nhận về sự quan tâm lớn từ dư luận.

Thông tư 29/2024 có hiệu lực từ ngày mai (14/2) với nhiều quy định mới, trong đó vấn đề thu và quản lý tiền học thêm.

Theo Thông tư mới, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lí theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải tăng cường công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm.

Hoạt động dạy thêm ngoài trường ngày càng phổ biến. (Ảnh minh họa)

Đồng thời công khai danh sách người dạy thêm và thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm nhằm tăng cường giám sát của toàn dân cùng cơ quan chức năng.

Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa phụ huynh, học sinh với cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Như vậy, theo quy định sẽ không có quy định về mức thu học thêm ngoài nhà trường tối đa cũng như tối thiểu mà sẽ do thỏa thuận giữa 2 bên. Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Giáo viên dạy thêm ngoài trường phải xin phép

Điều 6, Thông tư 29/2024 quy định thêm tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Công khai các môn học tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Như vậy, giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập muốn tham gia dạy thêm ngoài trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường. Trong khi đó, thông tư cũ không nêu rõ giáo viên dạy thêm ngoài trường cần xin phép người đứng đầu hay không.

Nguồn : https://vtcnews.vn/muc-thu-tien-day-them-hoc-them-theo-quy-dinh-moi-nhat-ar925429.html

CHÍNH THỨC: Kể cả đèn đỏ mà không nhường đường cho xe ưu tiên, xe đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ cũng sẽ bị phạt tới 8 triệu đồng

0

Theo Nghị định 168, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt 6-8 triệu đồng nếu không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Như báo Dân trí đã trích dẫn tư vấn từ luật sư trước đó về việc người tham gia giao thông sẽ không bị xử phạt nếu phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho  xe ưu tiên, vậy trong trường hợp tài  xế không nhường đường cho xe xin vượt hoặc xe ưu tiên, sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo luật sư Trần Hoàng Linh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường.

Nhường đường cho xe ưu tiên, có gì phải tranh cãi? - Tuổi Trẻ Online

Do đó, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, đối với người đi xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên bị phạt 100.000-200.000 đồng.

Với người điều khiển xe máy chuyên dùng không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng.

Với người điều khiển ô tô, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự sẽ bị phạt 6-8 triệu đồng.

Không vi phạm giao thông, người dân vẫn phải dừng xe để CSGT kiểm tra trong 4 trường hợp này

0

Hiện nay có 4 trường hợp Cảnh sát giao thông (CSGT) được dừng phương tiện đang tham gia giao thông.

4 trường hợp Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra

Tại Điều 66 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:

Trường hợp 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật an, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;

Trường hợp 2: Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm soát mới phát hiện được;4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện, vi phạm giao thông

 

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Trường hợp 3: Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;

Trường hợp 4: Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.

Những loại giấy tờ xe người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải mang

Căn cứ Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) quy định về điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

 

Theo đó ngoài việc phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ người lái xe gắn máy thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ còn phải mang theo các giấy tờ sau:

– Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của ngân hàng nếu xe đang được thế chấp tại ngân hàng;

– Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

– Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

– Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe.

4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện, vi phạm giao thông

Người tham gia giao thông phải mang đủ giấy tờ theo quy định. (Ảnh minh họa)

Đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì sẽ phải mang theo các giấy tờ bao gồm:

– Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của ngân hàng nếu xe đang được thế chấp tại ngân hàng;

– Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

– Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

 

– Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng;

– Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.

Như vậy, những loai giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông từ 2025 bao gồm: Chứng nhận đăng ký xe, bằng lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường và chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.

Riêng đối với người chạy xe máy chuyên dùng thì ngoài 4 loại giấy tờ đã nêu trước đó thì còn phải mang theo bằng/chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông.

Trường hợp các giấy tờ nêu trên đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì có thể xuất trình thông qua tài khoản định danh điện tử.

Vạch kẻ, biển báo ‘0 – 50 – 100m’ trên cao tốc có ý nghĩa gì?

0

Chắc hẳn nhiều tài xế từng thắc mắc về những vạch kẻ hoặc biển báo với các con số “0 – 50 – 100m” thường thấy trên các tuyến cao tốc. Vậy chúng có tác dụng gì và tại sao lại quan trọng đến vậy?

Theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN:41/2019, phụ lục P, những vạch kẻ và biển báo này chính là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp tài xế xác định khoảng cách an toàn với xe phía trước. Cụ thể, chúng cho biết bạn đang cách xe trước bao xa, từ đó giúp điều chỉnh tốc độ và khoảng cách phù hợp để tránh va chạm.

Vạch kẻ, biển báo, ý nghĩa 0 - 50 - 100m

Ý nghĩa vạch kẻ, biển báo ‘0 – 50 – 100m’ trên cao tốc (Ảnh minh hoạ)

Cách sử dụng rất đơn giản: nếu xe của bạn đang ở vạch hoặc biển báo “0m” và xe phía trước đang ở “50m”, thì khoảng cách giữa hai xe là 50m. Dựa vào tốc độ di chuyển hiện tại, bạn có thể ước lượng và điều chỉnh để đảm bảo khoảng cách an toàn.

Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT quy định rõ ràng về tốc độ tối đa và khoảng cách an toàn tối thiểu tương ứng. Ví dụ, nếu xe chạy với tốc độ 60 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m. Với tốc độ từ 80 km/h đến 100 km/h, khoảng cách an toàn phải là 70m. Và khi xe chạy trên 100 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.Vạch kẻ, biển báo, ý nghĩa 0 - 50 - 100m

 

(Ảnh minh hoạ)

Việc không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn trên cao tốc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo Nghị định 100/2019, người điều khiển xe vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Nếu vi phạm gây ra tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng lên 10 – 12 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.Vì vậy, hãy chú ý đến những vạch kẻ và biển báo “0 – 50 – 100m” trên cao tốc, sử dụng chúng như một “kim chỉ nam” để duy trì khoảng cách an toàn, bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Bị phạt vì đi bộ dưới lòng đường khi vỉa hè đang cải tạo, sửa chữa thì người dân xử lý thế nào cho đúng?

0

Thi công, cải tạo vỉa hè là một thực tế thường gặp, khi này người đi bộ khi buộc phải di chuyển xuống lòng đường và câu hỏi đặt ra là có bị phạt không?

Theo quy định hiện hành, người đi bộ có quyền sử dụng vỉa hè và phần đường dành riêng cho họ. Người đi bộ chỉ được đi trên vỉa hè, lề đường hoặc nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng như vỉa hè đang được thi công, người đi bộ buộc phải xuống lòng đường để di chuyển. Hiện chưa có quy định không xử phạt đối với trường hợp người đi bộ phải di chuyển dưới lòng đường do vỉa hè đang thi công.

Vì vậy, khi thấy các đoạn vỉa hè đang thi công, có căng dây, rào chắn, biển báo cấm đi vào, đi ngang qua khu vực thi công thì người đi bộ cần di chuyển theo các bảng chỉ dẫn, khu vực được thiết lập tạm dành cho người đi bộ lưu thông

Trường hợp vì một lý do nào đó mà không có phần đường tạm thời dành cho người đi bộ thì bạn cần tìm hướng di chuyển phù hợp, tránh vi phạm. Thực tế rất ít, thậm chí chưa thấy có ai bị xử phạt trong trường hợp này. Việc xử phạt thường sẽ có tình, có lý.

Chưa có quy định xử phạt người đi bộ dưới lòng đường vì vỉa hè đang thi công. (Ảnh minh họa)

Nếu trong trường hợp không thể tự mình đi bộ sát vỉa hè để đảm bảo an toàn giao thông thì có thể nhờ công nhân đang thi công hỗ trợ báo hiệu cho các phương tiện khác và giúp bạn di chuyển qua khu vực đang thi công một cách an toàn.

Mặc dù việc đi bộ dưới lòng đường là tình thế bắt buộc, nhưng nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Khi lòng đường vốn đã là nơi dành cho các phương tiện giao thông, sự xuất hiện của người đi bộ có thể tạo ra những tình huống giao thông phức tạp và nguy hiểm.

Các cơ quan chức năng thường khuyến cáo người đi bộ nên chọn lộ trình an toàn nhất có thể, sử dụng cầu vượt hoặc lối đi tạm thời (nếu có). Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương hoặc nhà thầu thi công có thể tạo điều kiện bằng việc dựng hàng rào bảo vệ an toàn cho người đi bộ.

Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ và hạn chế tình trạng bất an toàn giao thông khi vỉa hè đang thi công, có một số giải pháp cần được thực hiện.

Cụ thể, cơ quan chức năng cần lên kế hoạch thi công hợp lý, thông báo rõ ràng cho cư dân trong khu vực, cũng như tạo các lối đi tạm thời hoặc cầu vượt cho người đi bộ. Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn mà còn tránh được những phiền toái không đáng có.

 

Đối với người đi bộ nên luôn chú ý quan sát, chọn lộ trình ít nguy hiểm nhất và tuân thủ các hướng dẫn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Trong khi đó, nhà thầu thi công phải đảm bảo đặt biển báo đầy đủ, hàng rào chắn an toàn và thông báo tiến độ thi công rõ ràng để người dân có thể lựa chọn lộ trình phù hợp.

Tóm lại, mặc dù việc đi bộ dưới lòng đường khi vỉa hè thi công có thể không bị phạt, nhưng nó không phải là lựa chọn an toàn. Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, đơn vị thi công và cộng đồng cư dân là cần thiết để đảm bảo an toàn và trật tự giao thông.

Từ 1/3: Người đi xe máy bắt buộc có cả 2 gương chiếu hậu, thiếu một bên sẽ bị phạt, mất ngay 10 triệu?

0

Gương chiếu hậu là thiết bị giúp an toàn hơn cho người đi xe máy nên người dân cần chú ý quy định về loại gương này.

Xe máy khi mới ra xưởng đều có đủ 2 gương chiếu hậu nằm ở 2 bên. Nhưng trong quá trình dùng nhiều người thấy gương chiếu hậu vướng, nhiều người bị mất, gãy, vỡ mà không chú ý thay. Nghị định 168/2024/NĐ-CP tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm giao thông khiến cho nhiều người quan tâm chú ý hơn tới những lỗi vi phạm. Lỗi vi phạm gương chiếu hậu sẽ bị phạt thế nào?

Từ nay xe máy bắt buộc phải có cả 2 gương?

Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nêu những quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Theo đó Điểm a, Khoản 1 Điều 14 xử phạt về gương chiếu hậu như sau:

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
Luật bắt buộc gương chiếu hậu bên trái

Luật bắt buộc gương chiếu hậu bên trái

Trường hợp người đi xe máy mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Do đó thông tin xe máy bắt buộc có 3 gương chiếu hậu là không đúng, quy định bắt buộc gương bên trái, còn gương bên phải thì không.

Nhưng người đi xe chú ý gương bên trái phải là gương có tác dụng, gương đúng tiêu chuẩn. Nếu có 1 gương mà gương bên phải thì cũng sẽ bị phạt hoặc có 2 gương nhưng gương bên trái không đúng tiêu chuẩn cũng bị phạt.

Quy định chuẩn gương chiếu hậu bên trái như thế nào?

Tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BGTVT thì:

(1) Đối với Xe gắn máy hai bánh, Xe gắn máy ba bánh phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái.

Ngoài ra, đối với Xe mô tô hai bánh, Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên), Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
Gương chiếu hậu bên trái phải đúng chuẩn mới không bị phạt

Gương chiếu hậu bên trái phải đúng chuẩn mới không bị phạt

(2) Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT ban hành theo ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BGTVT.

(3) Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh được vùng quan sát tại vị trí lái.

 

(4) Bề mặt phản xạ của gương chiếu hậu phải có dạng lồi và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái hoặc tâm bề mặt phản xạ của gương phải cách mặt phẳng trung tuyến dọc của xe một khoảng tối thiếu là 280mm.

(5) Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150mm.

(6) Trong trường hợp gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm và phải nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Do đó người dân cần chú ý khi tham gia giao thông và đi xe máy chỉ có 1 gương, cần chú ý gương đảm bảo quan sát được phía sau và đúng tiêu chuẩn quy định.

Vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu mất 20 triệu, không nhường mất 8 triệu? Cụ thể thế nào, người dân cần nắm cho rõ

0

Luật không quy định xe cộ phải ‘vượt đèn đỏ’ để nhường đường cho xe ưu tiên. Vậy xử lý thế nào trong tình huống thực tế này?

'Không nhường đường cho xe cấp cứu vì sợ mất 20 triệu': Xử lý như thế nào? - Ảnh 1.

Nghe tiếng xe cứu thương, nhiều xe máy ngần ngại không dám rẽ phải để nhường đường – Ảnh: BÙI NHI

Nghị định 168 có hiệu lực từ 1-1-2025, với mức phạt nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông tăng nhiều lần so với trước đó. Trong đó người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng với xe máy, và 18-20 triệu đồng với ô tô.

Đây là một trong những lý do khiến một số ý kiến cho rằng thà không nhường đường cho xe cấp cứu còn hơn mất 20 triệu vì lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online cũng cho thấy ở TP.HCM nhiều xe ngần ngại, không dám rẽ phải khi đèn đỏ dù gặp xe cứu thương.

Ô tô không dám đè “vạch xương cá” để nhường đường cho xe cứu thương

“Hôm trước trên đường Mai Chí Thọ (TP Thủ Đức), xe cứu thương hú còi liên tục nhưng các xe ô tô chỉ dám nhích sang mỗi bên một chút, chứ không dám đè vạch xương cá, vạch dừng đèn đỏ khiến xe cứu thương không di chuyển được”, bạn đọc Vinh kể.

Trong khi đó, bạn đọc Ana cũng từng bắt gặp hai xe cứu thương kẹt cứng nhưng không ai dám vượt đèn đỏ để nhường tại góc Điện Biên Phủ – Cao Thắng (quận 3, TP.HCM).

“Quy định pháp luật có lường trước được những trường hợp như thế này chưa?”, bạn đọc này đặt vấn đề.

Phản hồi đến Tuổi Trẻ Online, bạn đọc Nguyễn Thanh Hiệp viết: “Không nhường đường cho xe ưu tiên vì sợ bị phạt là lối nói cho qua chuyện thôi, hay nói cách khác là thiếu ý thức. Khi các xe bật đèn và còi ưu tiên lên thì con người có ý thức sẽ tự dừng lại và áp sát vào lề.

Thực tế khi tham gia giao thông trên đường, một vài người vô ý thức cứ thản nhiên chạy giữa đường hoặc dừng chờ đèn xanh mà không nhường đường cho xe có tín hiệu khẩn cấp. Tuy nhiên các xe được ưu tiên dù trong hoàn cảnh khẩn cấp cũng phải quan sát và điều chỉnh tốc độ thích hợp khi đi vào giao lộ”.

Vậy cần xử lý thế nào trong tình huống thực tế này?

Không nhường đường cho xe ưu tiên có thể bị phạt

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định quy tắc chung đối với người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.

Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự sau: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ…

Tín hiệu đèn giao thông có ba màu: xanh – vàng – đỏ. Theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 11 của luật thì tín hiệu màu đỏ là cấm đi.

Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ là một trong những xe ưu tiên được quy định tại điều 27 của luật. Các xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác.

Các xe ưu tiên (trừ xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông; đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được.

Khoản 5 điều 27 cũng quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường…

Nếu người điều khiển ô tô không nhường đường có thể bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng (theo quy định tại điểm b khoản 6 điều 6 nghị định 168/2024).

Như vậy, theo quy định của luật, xe cứu thương là xe ưu tiên, được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông. Để nhường đường cho xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại.

Luật không quy định các phương tiện tham gia giao thông khác phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên. Vì vậy, việc người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị xử phạt 8 – 20 triệu đồng (theo quy định tại điểm b khoản 9 điều 6 nghị định 168/2024).

Trên thực tế, đường phố tại TP.HCM đông đúc, tại một số địa điểm, thời điểm thường xuyên ùn tắc, không còn không gian trống để các phương tiện đang ở phía trước xe cứu thương có thể xử lý như quy định.

Trong một số trường hợp, để nhường đường, các loại xe cộ khi tham gia giao thông có thể phải vượt đèn đỏ để tạo không gian cho xe cứu thương di chuyển. Nhưng vượt đèn đỏ là vi phạm, có thể bị xử phạt nên các xe phía trước xe cứu thương “án binh bất động” khi gặp tín hiệu đèn đỏ. Xe cứu thương không thể chạy được.

Theo ý kiến cá nhân tôi, tại những địa điểm ùn tắc, để xe cứu thương và các loại xe ưu tiên khác có thể di chuyển được, cần thường xuyên có người điều khiển giao thông hướng dẫn, ra hiệu lệnh để các phương tiện di chuyển trật tự, tạo không gian, nhường đường cho xe cứu thương nói riêng, xe ưu tiên nói chung.

Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, dù có vượt đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện giao thông vẫn không vi phạm, không bị xử phạt.

Cục Cảnh sát giao thông: Người dân an tâm, không có chuyện tùy tiện xử phạt

Nếu đang dừng đèn đỏ, các làn đường đều kín đặc xe, xe ưu tiên ở ngay sau xe của ta thì ta được phép vượt qua vạch dừng của ngã tư, đi lên và tạt vào bên phải để nhường đường.

Với trường hợp cá nhân bị chụp ảnh mà chỉ có bạn vượt đèn đỏ nhưng không có xe ưu tiên đằng sau trong bức hình, từ hình ảnh thu lượm qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và hình ảnh do cá nhân cung cấp sẽ được lực lượng chức năng xem xét rất kỹ.

Lực lượng chức năng sẽ xem xét, xác định vị trí. Khi mời chủ xe lên xử lý hợp tác cũng cần nghe giải trình của người vi phạm. Tiếp đó cũng cần xác minh giải trình đó để xem có hay không có hành vi này.

Người dân có thể an tâm là người có thẩm quyền ra quyết định phải có trách nhiệm, nên không thể tùy tiện xử phạt. Nếu anh ra quyết định xử phạt sai thì phải bác quyết định đó, thậm chí cần bồi hoàn.

(Trích ý kiến đại tá Nguyễn Quang Nhật – trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục CSGT (Bộ Công an) trong buổi giao lưu trực tuyến “Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 168”, do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào ngày 7-1-2025).

Từ giờ, vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền vài chục triệu và tước bằng lái?

0

– Vi phạm nồng độ cồn là một trong những chuyên đề sẽ được CSGT chú ý tuần tra kiểm soát trong năm 2025.

Năm 2025 CSGT chú ý người vi phạm nồng độ cồn

Theo thông tin về kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông của Cục CSGT, Bộ Công an thì Vi phạm nồng độ cồn sẽ là 1 trong những chuyên đề chính của năm 2025. Cụ thể trong kế hoạch ban hành ngày 4/2 vừa qua của Cục CSGT thì năm 2025, kế hoạch tuần tra kiểm tra bắt đầu từ 15/2/2025 tới hết năm sẽ chú trọng 6 chuyên đề sau:

1. Vi phạm nồng độ cồn, ma túy.

2. Vi phạm cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, vận chuyển hàng hóa không chằng buộc đúng quy định.

3. Vi phạm tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu (vượt đèn đỏ), đi không đúng phần đường, làn đường quy định, đi ngược chiều, tránh vượt, không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau.

4. Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, lạng lách, đánh võng… đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.
Xử lý vi phạm nồng độ cồn là 1 trong 6 chuyên đề chính của CSGT năm 2025

Xử lý vi phạm nồng độ cồn là 1 trong 6 chuyên đề chính của CSGT năm 2025

5. Lái xe kinh doanh vận tải sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện và việc lắp đặt, hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh lái xe.

6. Xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với học sinh, sinh viên.

Tăng mức xử phạt nồng độ cồn cao hơn cả Nghị định 168, có mức phạt lên tới 60 triệu?

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100. Theo đó nhiều hành vi vi phạm giao thông đã có mức xử phạt tăng cao hơn hẳn Nghị định 100. Tuy nhiên gần đây dư luận lại có thông tin vi phạm nồng độ cồn trong năm 2025 còn bị tăng mức phạt cao hơn cả Nghị định 168 đã quy định.

Thực chất thông tin này chưa chính xác. Gần đây UBND TP Hà Nội lên dự thảo tăng mức xử phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn, tăng so với cả Nghị định 168. Trong dự thảo có nhắc tới hành vi vi phạm nồng độ còn. Theo UBND TP Hà Nội, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua tháng 6-2024, có hiệu lực đầu năm 2025, giao HĐND TP Hà Nội quy định mức phạt cao hơn mức phạt chung toàn quốc nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt do Chính phủ quy định và không quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Thông tin tăng mức phạt vi phạm nồng độ cồn là đề xuất áp dụng trên địa bàn Hà Nội

 

Thông tin tăng mức phạt vi phạm nồng độ cồn là đề xuất áp dụng trên địa bàn Hà Nội

Vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn thành phố được đề xuất xử lý tăng cao như sau:

– Lái xe mà hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam/1 lít khí thở bị xử phạt từ 9- 12 triệu đồng với ô tô, và từ 3 – 4,5 triệu đồng với xe máy. Trong khi đó mức phạt này ở Nghị định 168 là 6 – 8 triệu đồng với ô tô và 2 – 3 triệu đồng với xe máy

– Lái xe mà hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0.25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 27- 30 triệu đồng vơi ô tô và  9- 12 triệu đồng với xe máy. Mức phạt này trong Nghị định 168 là 18 – 20 triệu đồng với ô tô và từ 6 – 8 triệu đồng với xe máy

– Lái xe mà hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 45- 60 triệu đồng với ô tô, và  12 – 15 triệu đồng với xe máy. Mức phạt này theo Nghị định 168 là 30- 40 triệu đồng với ô tô và từ 8- 10 triệu đồng với xe máy.

– Người lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bịphạt từ 45- 60 triệu đồng với ô tô và  12- 15 triệu đồng với xe máy. Mức phạt này trong Nghị định 168 là 30- 40 triệu đồng với ô tô và 8 – 10 triệu đồng với xe máy.

Như vậy thông tin từ tháng 2 vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt cao hơn cả quy định trong Nghị định 168 là chưa hoàn toàn chính xác. Điều này không áp dụng cho toàn quốc mà đây là của thành phố Hà Nội và đang dạng đề xuất, chưa được phê chuẩn. UBND Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo tăng mức xử phạt này và dự kiến sẽ trình HĐND TP thông qua vào kỳ họp giữa năm 2025.

Còn hiện nay vi phạm nồng độ cồn trên toàn quốc vẫn áp dụng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP

Đây là những trường hợp bị từ chối đăng kiểm kể từ năm 2025

0

Theo Nghị định số 166/2024/NĐ-CP của Chính phủ có 6 trường hợp xe ô tô bị từ chối đăng kiểm

Nghị định số 166/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới có hiệu lực, nhiều trường hợp phương tiện sẽ bị từ chối kiểm định.
Những trường hợp xe ô tô bị từ chối đăng kiểm xe - 1Những trường hợp xe ô tô bị từ chối đăng kiểm xe từ năm 2025 (Ảnh minh họa: TL).Tại Điều 12 Nghị định 166/2024/NĐ-CP có quy định các trường hợp ô tô bị từ chối đăng kiểm. Sau đây là các trường hợp ô tô bị từ chối đăng kiểm:

 

(1) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

(2) Theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng;

(3) Có bằng chứng về việc chủ xe làm giả tài liệu của phương tiện;

(4) Có sự sai khác giữa chứng nhận đăng ký xe với phương tiện thực tế khi làm thủ tục kiểm định;

(5) Chưa thực hiện cấp đổi chứng nhận đăng ký xe ở lần kiểm định tiếp theo sau khi phương tiện đã được cấp chứng nhận cải tạo;

(6) Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định bị mất hoặc thông báo thu hồi.

Theo quy định nêu trên, từ 2025 sẽ có 6 trường hợp ô tô bị từ chối đăng kiểm.

Tay dính nghệ vàng khè, rửa mãi vẫn không hết: Mách mẹ cách đơn giản, chùi qua cái là sạch

0

Là gia vị quen thuộc đối với bữa ăn của nhiều gia đình, nghệ tươi không chỉ mang lại hương vị thơm ngon đặc trưng cho món ăn mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, nghệ tươi có tác dụng chữa lành vết thương cực kỳ hiệu quả.

Dù vậy mỗi lần chế biến món nghệ là mỗi lần dính tay vàng khè, dùng xà phòng rửa mãi vẫn không ra cho nên nói thật em cũng hơi e ngại làm món này. Mới đây, tình cờ em biết được mẹo hay giúp chùi sạch vết nghệ vàng dính trên tay theo bài đăng trên trang Thời báo Văn học Nghệ thuật, nên mẹ nào đang loay hoay tìm cách làm sạch như em, có thể tham khảo làm theo nha.

hình ảnh

1. Dùng sữa tươi

Mẹ lấy miếng bông gòn vừa đủ xài thấm sữa tươi rồi chà lên tay nơi dính nghệ vàng cho đến khi sạch hết thì thôi. Sau đó, mẹ rửa lại lần nữa với nước là xong.

2. Dùng kết hợp nước cốt chanh và mật ong

Trước tiên, mẹ trộn 1 muỗng mật ong với 2 – 3 giọt nước cốt chanh, rồi thoa trực tiếp lên tay nơi dính vết nghệ vàng. Sau đó, mẹ để yên các vị trí chờ trong vòng 10 phút rồi lấy khăn khô lau sạch chỗ dính nghệ vàng. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước là xong, vết dính nghệ vàng trên tay đã không còn nữa.

3. Dùng dầu dừa

Mẹ cho 2 muỗng dầu dừa vào một cái chén rồi đưa vào lò vi sóng quay trong vòng 10 giây. Trong trường hợp nhà không có lò vi sóng, mẹ có thể đặt chén dầu dừa ấy trong tô nước sôi với mục đích làm nóng dầu dừa. Sau khi đạt đến độ ấm nhất định, mẹ dùng bông gòn với lượng vừa đủ thấm dầu dừa rồi thoa lên chỗ dính nghệ vàng trên tay. Vừa thoa mẹ vừa ma sát với phần da nơi dính nghệ vàng cho đến khi ra hết thì thôi. Cuối cùng, mẹ chỉ cần rửa tay lại với nước và xà phòng là sạch bong, không còn vết dính nữa. Mẹ thấy hay chưa nè?

4. Dùng kết hợp chanh và baking soda

Đối với phụ nữ nội trợ mà nói, baking soda và chanh là nguyên liệu tự nhiên ‘thần kỳ’ có khả năng làm sạch hiệu quả. Mẹ có thể thử tẩy vết nghệ vàng dính trên tay bằng cách trộn baking soda với chanh theo tỷ lệ 1:1 rồi chà lên da và rửa lại thật sạch bằng nước với xà phòng. Tuy nhiên, sau khi làm sạch theo cách này xong, mẹ nhớ là phải dưỡng ẩm da nha, kẻo các chất trên làm khô khiến da tay trở nên xấu xí hơn đấy!

5. Dùng dung dịch oxy già

Tương tự với cách dùng oxy già rửa vết thương, mẹ dùng bông gòn với lượng vừa đủ thấm oxy già và chùi vết nghệ vàng dính trên tay đến khi hết sạch. Làm xong, mẹ rửa lại tay bằng xà phòng và nước ấm là được.

Ngoài ra, nếu phát hiện vết nghệ vàng dính trên các đồ dùng nhà bếp thì mẹ nên rửa ngay với nước nóng để trôi bớt đi lớp dính này rồi ngâm trong các dung dịch như giấm trắng, chanh hoặc baking soda pha với nước… đến khi các vết dính không còn nữa thì rửa lại bằng nước với xà phòng.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Youtube. 

Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến, mẹ lỡ vây nghệ vàng dính vào quần áo thì vẫn có cách để ‘chữa cháy’. Đó là ngâm quần áo trong nước cốt chanh, giấm hoặc baking soda pha với nước hoặc cũng có thể kết hợp cả 3 thứ này để tăng hiệu quả trong vòng 30 phút rồi mang đi giặt với xà phòng như bình thường, bảo đảm không còn vết nghệ vàng nào dính trên quần áo nữa.

Thật hay quá phải không nè các mẹ, làm bếp đó giờ mới biết cách làm sạch này luôn đó. Giờ vô tư chế biến nghệ không còn lo dính tay nữa rồi nhé!