Dưới đây là hai cách chế biến thịt băm thơm ngon, lạ miệng, bao nhiêu cơm cũng hết.
Học ngay hai cách làm thịt băm thơm ngon, lạ miệng dưới đây để chiêu đãi cả nhà các bạn nhé:
Thịt băm rang mộc nhĩ nấm hương
Món thịt băm rang mộc nhĩ nấm hương với cách chế biến cực kỳ đơn giản, đem đến cho gia đình bạn món ăn vừa thơm ngon bổ dưỡng, lại cực kì nhanh chóng. Thịt săn lại đậm vị, quyện với mùi thơm của nấm hương và vị giòn sần sật của mộc nhĩ.
Nguyên liệu:
– 300g thịt băm.
– 2 hoặc 3 tai mộc nhĩ to.
– 7 tai nấm hương khô.
– Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở sau đó rửa sạch thái nhỏ.
Bước 2: Đặt chảo chống dính lên bếp đun nóng sau đó cho thịt băm vào đảo. Bạn chú ý đun ở mức lửa nhỏ nhất, khi ấy bạn đảo thịt băm sẽ dễ và nhanh tơi ra hơi, bạn đảo cho đến khi thịt tơi ra hết, săn lại và ra nước. Bạn tiếp tục đun ở lửa vừa, đảo cho đến khi thịt cạn nước và bắt đầu xém cạnh.
Bước 3: Bạn thêm 2 thìa dầu ăn vào đảo đều, sau đó cho nấm vào đảo chung cho săn lại. Bạn thêm nước mắm, hạt nêm và đảo đều khoảng 2-3 phút cho ngấm gia vị rồi tắt bếp.
Bước 4: Cuối cùng bạn rắc lên thịt ít hạt tiêu, đảo đều rồi cho ra bát là xong. Bạn cũng có thể dùng ớt thay cho hạt tiêu nếu muốn ăn cay hơn.
Thịt viên mộc nhĩ nấm hương
Nguyên liệu:
– 3 lạng thịt nạc vai.
– 1/2 lạng mộc nhĩ, 1/2 lạng nấm hương.
– Hạt tiêu, 1 củ hành khô.
– Nước mắm, mì chính, dầu ăn.
Cách làm:
Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhỏ hoặc cho vào máy xay. Lưu ý không xay quá nhuyễn, khi ăn miếng thịt viên sẽ bị khô thịt, không được ngon.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm vào nước nóng cho nở mềm. Bỏ ra bóp lại với muối hạt, rửa lại cho sạch, băm nhỏ. Trộn đều nấm hương, mộc nhĩ đã băm nhỏ vào thịt, ướp 1 thìa nước mắm, 1 thìa mì chính, 1/2 thìa hạt tiêu, 1 thìa dầu ăn và 1 chút hành khô đã giã nhỏ. Ướp thịt trong vòng ít nhất 15 p, để gia vị ngấm đều vào thịt. Sau đó, viên thịt thành những viên nhỏ vừa ăn.
Bắc chảo, cho 2 thìa dầu ăn, đun nóng già mỡ, cho viên thịt vào rán qua, để thịt được thơm và không bị vỡ ra trong quá trình nấu. Sau khi rán xong, vớt viên thịt ra đĩa.
Sử dụng lại dầu ăn để rán thịt, các bạn phi thơm nốt chỗ hành khô còn lại, tiếp tục cho thịt viên vào, nêm thêm 2 thìa nước mắm, và 1 chút gia vị tùy từng khẩu vị ăn của từng gia đình, đậy vung lại, để lửa liu riu, cho thịt được chín mềm, không bị khô cũng như chiết ra được phần nước sốt của thịt.
Thời tiết nắng nóng, tất cả các món dầu mỡ chỉ nghĩ đến thôi cũng đã làm bạn phát ngán, khi đó chỉ một bát canh cua thanh mát kèm vài quả cà pháo cũng đủ trôi vèo đôi ba bát, giúp mâm cơm nhà thêm hấp dẫn hơn. Để nấu canh cua ngon bạn chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản sau:
Nguyên liệu nấu canh cua (canh cáy)
+ Cua đồng: 4 đến 5 lạng cua đồng (hoặc cáy). Bạn hãy chọn những con cua đồng có màu vàng, mai bóng, chắc khỏe, chân đầy đủ, bò nhanh. Không nên mua cua cái lúc đang sinh sản vì nước tanh và gầy, cũng không nên chọn cua còn bé non gây mùi hôi.
+ Gia vị thường dùng: Dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt…
Cách làm canh cua (cáy) ngon
Bước 1: Cua đồng (hoặc cáy) mua về rửa sạch. Tiến hành lột phần mai, lấy gạch cho ra chén.
Bước 2: Phần thân cua cho vào cối cùng chút muối và giã đều. Sau đó lọc lấy nước, bỏ bã. Lọc đi lọc lại nhiều lần để nước cua không còn cặn bã. Nên cho từng lượng nước nhỏ để lọc để giã lại nhiều lần nhằm lấy hết phần thịt. Nếu bạn ngại giã, có thể dùng máy để xay nhưng cua giã tay sẽ ngon hơn cua xay.
Bước 3: Rau mồng tơi nhặt sạch, chọn phần non tươi, sau đó đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó thái nhỏ hoặc để nguyên lá tuỳ vào sở thích. Mướp nạo vỏ, cắt miếng nhỏ.
Bước 4: Cho nước lọc cua đã làm ở bước 1 vào nồi và đặt lên bếp, đun nóng với lửa nhỏ để thịt cua kết lại, khuấy đều tay để tránh bị trào, vì trào sẽ làm mất phần thịt cua. Lưu ý dùng đũa khuấy nhẹ theo 1 chiều vòng tròn giúp riêu cua nổi lên, không bén đóng dưới đáy nồi.
Bước 5: Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và phi hành tím băm cho thơm vàng. Tiến hành cho gạch cua vào, đảo đều trong vài phút.
Bước 6: Cho gạch cua xào và rau mồng tơi vào nồi nước luộc cua đang sôi. Cho 1 muỗng canh hạt nêm, nửa muỗng bột ngọt, 1 muỗng canh đường, một chút muối vào, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Một số mẹo để món canh cua được ngon và hấp dẫn
Cua sau khi lọc xong cho thêm chút muối vào nồi nước và dùng đũa khuấy kỹ, để lắng xuống tầm 30 phút rồi mới nấu.
Lúc nấu, bạn hãy dành thời gian đứng chờ nồi canh dần dần nóng, gạch bắt đầu nổi lên thì dùng đũa đẩy nhẹ gạch về một phía. Khi nào nồi canh sôi thì nhẹ nhàng cho rau, mướp vào một góc nồi giúp đẩy gạch cua bám mảng chắc hơn ở phần còn lại trong nồi. Như vậy chúng ta sẽ thu được một tảng dầy gạch cua trông núng nính cực kỳ bắt mắt. Sau đó hãy để nước sôi tràn qua mảng gạch cua một xíu để đảm bảo gạch chín.
Nếu bạn không thích chưng gạch cua thì khi nồi riêu cua sôi bạn cho gạch cua vào, sau đó mới cho rau xanh vào nấu chín.
Món canh cua đồng, khoai sọ, rau rút giúp ngủ ngon, ổn định tâm trạng
Món canh cua đồng (hoặc cáy) nấu với mùng tơi, rau đay và mướp giúp giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa. Còn nếu muốn chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ bạn nấu canh cua đồng với khoai sọ rau rút.
Thành phần: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ.
Cách làm: Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn. Khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 – 3 ngày, kết quả sẽ cải thiện thấy rõ.
Đội CSGT đường bộ số 5 vừa phối hợp với lực lượng chức năng xử lý nhiều tài xế ô tô có hành vi dừng, đỗ xe ven đường để mua ổi, gây cản trở giao thông trên quốc lộ 1B.
Chiều 18/3, Phòng CSGT Hà Nội thông tin về tình trạng người dân tụ tập buôn bán, ô tô dừng đỗ sai quy định trên quốc lộ 1B (đoạn dưới chân cầu Thanh Trì), gây cản trở và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Để xử lý tình trạng này, trong các ngày 17 và 18/3, Đội CSGT đường bộ số 5 (Phòng CSGT Hà Nội) phối hợp với Công an phường Cự Khối (Long Biên) đã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm.
Theo cảnh sát, qua ghi nhận thực tế, nhiều tài xế ô tô dừng đỗ ngay trên phần đường dành cho xe cơ giới để mua hàng (ổi), khiến các phương tiện phía sau bị ùn ứ, xe máy phải lấn vào làn ô tô, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm.
Anh N.V.T. (quê Hòa Bình) điều khiển ô tô biển kiểm soát 30F-945.xx, dừng xe ngay trước biển cấm dừng, cấm đỗ để mua ổi. Khi bị kiểm tra, tài xế này viện lý do chỉ dừng “một lát”, nhưng vẫn bị Tổ công tác lập biên bản xử lý.
Tương tự, anh P.V.T., tài xế xe đầu kéo BKS 51C-939.xx (quê Hải Dương) cũng bị cảnh sát xử lý khi đỗ xe dưới lòng đường để chờ người nhà mua hàng.
Với hành vi trên, các tài xế bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Theo Phòng CSGT Hà Nội, mặc dù khu vực quốc lộ 1B đã được ngăn cách bằng dải phân cách với đường dân sinh, nhưng nhiều người vẫn trèo qua lan can để họp chợ, dựng lều bạt che chắn.
Khi lực lượng chức năng tuần tra, một số người liền nhanh chóng thu dọn, nhưng ngay khi vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng “họp chợ” lại tái diễn.
Nhà chức trách cho biết chỉ trong 2 ngày (17 và 18/3), lực lượng chức năng đã phá dỡ hàng chục bục bệ do người dân tự ý xây lên để bày bán hàng hóa.
Đại úy Vũ Cường, Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 5, cho biết trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với công an phường sở tại tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến.
Căn cứ Khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất mà diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì người sử dụng đất được cấp đổi sổ đỏ để xác định diện tích theo số liệu đo đạc thực tế.
Thủ tục cấp đổi sổ đỏ để ghi theo diện tích thực tế. Ảnh: LĐO
Hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ
Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
– Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK;
– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (sổ đỏ, sổ hồng).
Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thông thường sẽ nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu địa phương chưa thành lập chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày trả kết quả).
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Nộp hồ sơ ở đâu thì trả kết quả tại đó và phải trao sổ đỏ mới cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Thời gian giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Trường hợp cấp đổi sổ đỏ đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày làm việc.
Việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm, nhà trong quy hoạch treo đang làm nức lòng người dân tại TP.Thủ Đức cũng như tạo nên kỳ vọng cho nhiều người dân TP.HCM đang sống trong những khu tương tự.
Ngay sau khi Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức (TP.HCM) có văn bản gửi UBND 34 phường trên địa bàn thông báo về việc cấp giấy chứng nhận cho đất (sổ đỏ) đối với giấy phép xây dựng có thời hạn, chúng tôi đã có cuộc khảo sát nhỏ với những người dân thuộc diện này.
Người dân ở bán đảo Bình Quới – Thanh Đa mong được sớm tháo gỡ về cấp sổ đỏ cho nhà xây tạmvì vướng quy hoạch treo
Sau gần 2 thập niên sống trong nhà tạm, ông Hoàng Tuấn, ngụ tại P.Hiệp Bình Chánh (TP.Thủ Đức), bày tỏ niềm vui lớn khi nghe thông tin nhà xây dựng tạm được hợp thức hóa, cấp sổ đỏ và ông nhanh chóng tiến hành thuê công ty đo vẽ để làm hồ sơ cấp sổ đỏ từ năm 2025 cho căn nhà xây theo giấy phép xây dựng tạm.
Ông Tuấn kể năm 2003 ông mua đất bằng giấy tay trên đường Kha Vạn Cân (P.Hiệp Bình Chánh). Do đất nằm trong vùng quy hoạch ga Bình Triệu nên không được xây dựng. Đến năm 2006, do nhu cầu bức thiết về chỗ ở nên ông đánh liều xây nhà không phép và đã bị chính quyền xử phạt hành chính. Đến năm 2015, căn nhà bị hỏa hoạn thiêu rụi. Thời điểm đó, ông được UBND phường hướng dẫn đi xin giấy phép có thời hạn để xây dựng lại căn nhà hai tầng. Trong giấy phép quy định rõ thời hạn sử dụng là 5 năm. Sau này, khi nhà nước thực hiện quy hoạch, căn nhà sẽ không được bồi thường và người dân như ông sẽ phải tự tháo dỡ.
“Tại thời điểm đó tôi nghĩ không xa nhà nước sẽ bỏ hoặc điều chỉnh quy hoạch và cho người dân hợp thức hóa chủ quyền nhà nên cố gắng bỏ tiền ra xây nhưng thú thực là không biết đến khi nào. Nay luật Đất đai đã mở cơ chế nên tôi đi làm thủ tục cập nhật tài sản trên đất là căn nhà nói trên lên sổ đỏ ngay”, ông Tuấn nói và bày tỏ hân hoan khi nhà nước có chính sách cởi mở cho dân làm sổ đỏ, mang lại lợi ích lớn cho cả người dân và nhà nước. Người dân có sổ đỏ từ đó có thể giao dịch mua bán, thế chấp… một cách hợp pháp còn nhà nước thì thu được khoản phí, thuế “khổng lồ”.
“Như nhà tôi diện tích gần 80 m² đất, nếu phải bỏ vài chục triệu đồng mà hợp thức hóa được thì tôi sẵn sàng. Chưa hết, hằng năm nhà nước còn có thể thu thuế phi nông nghiệp, quá lợi vì sao không làm?”, ông Tuấn tính toán và nói thêm từ trước đến nay, ông phải chịu vô vàn bất tiện từ việc nhà đã xây nhưng không được hoàn công cấp sổ.
Như việc con ông đang học ở Hàn Quốc nhưng ông không thể làm visa đi thăm con vì muốn làm được visa phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Không chỉ vậy, vì không có chủ quyền nhà nên khi kẹt tiền muốn thế chấp ngân hàng cũng “bó tay”. Không có chủ quyền nhà, người dân như ông muốn bán thì bị ép giá giảm gần một nửa so với giá thị trường.
Ông Phạm Ngọc Liên, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM
Vui mừng cũng là cảm xúc của ông Tạ Lâm Hồng (TP.Thủ Đức) khi nghe thông tin nhà xây dựng tạm được cấp sổ đỏ. Bởi 3 năm qua, nhà ông nằm trong các đồ án quy hoạch đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp… nên dù được cấp phép xây dựng có thời hạn nhưng không được cập nhật tài sản trên đất, cấp sổ đỏ. “Cách làm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo hơn trước. Người dân cũng mạnh dạn hơn khi bỏ tiền tỉ xây dựng nhà trên đất quy hoạch”, ông Tạ Hồng Lâm nhận xét.
“Trước đây đối với nhà có giấy phép xây dựng có thời hạn khi hoàn công cơ quan chức năng thường gạch căn nhà đi không công nhận. Chính vì vậy, những người có nhu cầu về nhà ở không dám xây nhà. Đến nay nhà được cập nhật lên sổ đỏ sẽ giúp chúng tôi yên tâm hơn, việc mua bán chuyển nhượng sẽ dễ dàng hơn. Vì lâu nay khi mua bán người dân mua bán loại nhà này rất khó khi hiện trạng và sổ đỏ khác nhau cũng không thể sang tên. Quyết định của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức là mạnh mẽ và hợp lòng dân, cần phải nhận rộng ra cả nước”, ông Hồng đánh giá.
Sống “treo” hàng thập niên
Có sống trong các khu quy hoạch treo mới hiểu hết niềm vui của người dân trước quy định mới nói trên. Nằm ngay trong lòng TP.HCM, khi chúng tôi ghé vào khu Bình Quới – Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) đã chứng kiến những căn nhà tạm bợ, cũ kỹ và xuống cấp, khiến cái nóng tháng 8 thêm bức bối. Nhiều căn nhà xiêu vẹo nằm lọt thỏm giữa những khu đất bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm. Đường đi vào bên trong là bờ đê đủ 2 chiếc xe máy tránh nhau, lót một lớp bê tông mỏng, chắp vá.
Khu vực ga Bình Triệu (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) nằm trong quy hoạch “treo” suốt 22 năm
NGỌC DƯƠNG
Đem quy định cho làm sổ đỏ đối với nhà xây dựng có thời hạn hỏi anh Hải, một người dân ở đây, anh vui vẻ, hoạt bát hẳn. Bởi gia đình anh sống ở đây đã nhiều đời nhưng vẫn phải ở trong căn nhà cũ kỹ, xuống cấp mà không thể tiến hành xây dựng mới. Anh Hải phân trần gia đình anh là dân cố cựu ở đây, có khoảng 2.000 m² đất nhưng hiện không thể làm nông nghiệp vì không có hệ thống kênh mương. Miếng đất được ông bà chia cho con cháu mỗi người một ít để xây nhà nhưng khi đi xin giấy phép xây dựng có thời hạn lại không được. Để có nhà ở, người dân như gia đình anh phải cơi nới hoặc buộc lòng xây dựng sai phép. “Nếu nhà nước cho xin phép xây dựng nhà có thời hạn và được cấp sổ đỏ, người dân như chúng tôi sẽ chấm dứt được cảnh phải chui rúc trong căn nhà xập xệ mấy chục năm”, anh Hải nói.
“Con cháu có vợ, có chồng phải ra riêng nhưng đất không được tách sổ cũng không cho xây dựng. Trước đây ở khu vực này trồng lúa, nhưng nay không trồng trọt gì được. Mấy chị em trong nhà chia đất ra xây nhà tạm vách tôn, vách lá để ở. Còn dư ít đất thì xây nhà trọ cho thuê để có thêm thu nhập. Quy hoạch từ năm 1992, đến nay đã nửa đời người nhưng vẫn treo chưa biết đến khi nào. Do vậy nếu có thực hiện dự án thì làm nhanh đền bù cho dân, còn không thì xóa treo, trả lại quyền lợi cho người dân”, anh Hải kiến nghị.
Ngồi trước căn nhà xây dựng mấy chục năm đã xuống cấp nghiêm trọng, chị Nguyệt, một người dân sống ở đây, cho hay căn nhà đã qua nhiều lần sửa chữa vì chính quyền không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn mà chỉ cho sửa chữa, cải tạo. Miếng đất được ông bà để lại qua nhiều đời nhưng không thể làm nông nghiệp. Để có nguồn thu nhập, chuồng heo, chuồng bò được gia đình chị sửa thành phòng trọ để cho thuê.
“Cũng là quận trung tâm của TP và chỉ cách P.Thảo Điền – TP.Thủ Đức một con sông nhưng hai mảnh đất, hai số phận. Phía bên Thảo Điền phồn hoa rực rỡ, còn bên này như miền quê. Ông tôi có 2 người con là mẹ tôi và một người chị. Phía bên kia, bác gái có đất chia thừa kế cho các con xây nhà cửa khang trang, còn bên đây muốn chia thừa kế cho các con cũng không được, bán cũng không xong chứ đừng nói đến chuyện xây nhà. Chúng tôi chỉ mong TP cho chúng tôi xây nhà tạm và cấp sổ. Có được cuốn sổ đỏ trên tay, người dân cũng thấy ấm lòng”, giọng chị Nguyệt xen lẫn niềm hy vọng từ chính sách mới.
Nhà của ông Hoàng Tuấn (TP.Thủ Đức) xây dựng bằng giấy phép xây dựng có thời hạn từ năm 2015 đến nay sắp được cho làm sổ đỏ
ĐÌNH SƠN
Khu đầu mối giao thông Bình Triệu rộng hơn 40 ha (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) đã được quy hoạch từ năm 2002 đến nay vẫn là dự án “treo” trên giấy, khiến người dân khốn đốn. Bằng nhiều cách khác nhau, từ xây “lụi”, chung chi để được xây dựng hay xin phép xây nhà có thời hạn, người dân ở đây đã xây nhà kiên cố để an cư. Dẫn chúng tôi đi một vòng, ông Trần Văn Dương, Bí thư Chi bộ KP.14, nói người dân nơi đây đã phải sống tạm bợ nhiều năm trời, việc mua bán nhà đất cũng chỉ bằng giấy tay vì không thể tách thửa, cấp sổ. Do vậy, việc pháp luật cấp phép cho xây dựng nhà có thời hạn và được cấp sổ đỏ khiến người dân rất phấn khởi vì khi được cấp giấy phép xây nhà, cấp sổ thì việc mua bán, thế chấp ngân hàng sẽ thuận lợi hơn và nhà đất của họ cũng có giá trị hơn. Quan trọng hơn hết là hạn chế tình trạng xây dựng sai phép, không phép và hạn chế tiêu cực.
Xóa quy hoạch “treo” nếu hết thời hạn
Ông Phạm Ngọc Liên, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM, cho biết lâu nay TP có chủ trương cấp phép xây dựng tạm, cấp phép xây dựng có thời hạn cho người dân có đất ở bị “dính” các loại quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho những người thuộc diện này có được chỗ ở ổn định, kiên cố. Tuy nhiên, người dân lại không đón nhận bởi thời gian qua các địa phương không chấp nhận hoàn công, cập nhật nhà lên sổ đỏ. Nay luật Đất đai 2024 quy định khá rõ việc cấp sổ đỏ đối với tài sản là nhà ở khi có giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn.
“Chính sách này có tác dụng rất lớn đến người dân không chỉ TP.HCM mà trên cả nước khi tháo gỡ những khó khăn, ách tắc lâu nay đến các đồ án quy hoạch “treo”, dự án “treo”. Tại TP.HCM, TP.Thủ Đức là địa phương đầu tiên hiện thực hóa quy định này bằng cách triển khai đến 34 phường. Để đảm bảo quyền lợi của người dân, các quận huyện khác trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh nên nhân rộng, triển khai sớm”, ông Liên kiến nghị.
Luật sư Nguyễn Đăng Tư (đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng về lâu dài đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực có quy hoạch nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất thì không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để xây nhà mới, mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo. Sau 3 năm kể từ ngày công bố quy hoạch… người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định. Hết thời hạn quy hoạch, nếu nhà nước không thực hiện dự án, giấy phép xây dựng có thời hạn sẽ đương nhiên được chuyển sang giấy phép xây dựng lâu dài và căn nhà, tài sản trên đất được cập nhật trong sổ đỏ sẽ được công nhận sở hữu lâu dài và được xóa quy hoạch “treo”. Làm như vậy mới đảm bảo được công bằng, quyền lợi cho người dân. Không thể để quyền lợi người dân “treo” lơ lửng theo các dự án treo hàng thập niên.
“Hiện nay cơ chế bồi thường đã theo giá thị trường nên không thể giam, treo quyền lợi người dân theo các dự án kéo dài lê thê. Người dân mong muốn nhà nước xác định cụ thể quy hoạch đất đai là bao lâu hoặc quyền lợi của họ như thế nào trong khu vực quy hoạch. Nếu hết kỳ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt mà không thực hiện quy hoạch, dự án thì hủy bỏ quy hoạch. Hết thời gian theo luật Quy hoạch, dự án phải bị xóa và trả lại quyền lợi cho người dân”, luật sư Tư đề xuất.
Dù đã tiến một bước khá mạnh, khá dài nhưng việc cấp phép xây dựng có thời hạn và cho làm sổ đỏ cũng chỉ là giải pháp tình thế, do đó ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhấn mạnh: Hết chu kỳ quy hoạch 5 năm đối với quy hoạch chung, 3 năm đối với quy hoạch phân khu 1/2.000 và 10 năm đối với quy hoạch tỉnh, các địa phương phải rà soát, đánh giá lại hiệu quả của đồ án. Nếu không khả thi phải xóa, trả lại quyền lợi cho người dân có nhà đất trong dự án như được xây nhà, được cấp sổ, được mua bán, thế chấp… Với những dự án tiếp tục triển khai, chính quyền cần thông tin công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, lộ trình thực hiện. Trường hợp dự án chưa triển khai, chưa có lộ trình thực hiện, nhà nước nên tạo điều kiện cho người dân được xây dựng, sửa chữa nhà, được cấp sổ như các hộ dân không nằm trong quy hoạch để họ ổn định cuộc sống trong thời gian chờ đợi.
Không được bồi thường
Điều 148 luật Đất đai 2024 quy định: Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng sẽ được cấp sổ đỏ. Luật cũng quy định tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn, chủ sở hữu tài sản được hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời mà không được bồi thường.
Đo vẽ, nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Kể từ ngày 1.8, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức thực hiện đăng ký biến động đối với hồ sơ hoàn công có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của luật Đất đai 2024. Điều này đồng nghĩa với việc nhà xây dựng theo giấy phép có thời hạn sẽ được cập nhật lên sổ đỏ. Để được cập nhật, cấp sổ đỏ, người dân tiến hành đo vẽ, nộp hồ sơ hoàn công lên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP.Thủ Đức phối hợp cùng các bên, trong đó có UBND phường, thực hiện kiểm tra hiện trạng, xác định nội dung xây dựng so với giấy phép xây dựng có thời hạn, trước khi thực hiện đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định 101.
GĐXH – Năm 2025, có những loại đất này được chuyển đổi sang đất thổ cư, người dân cần biết.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nhu cầu của nhiều người hiện nay. Căn cứ theo khoản 1, Điều 121 Luật Đất đai 2024 có 7 trường hợp đất được chuyển mục đích sử dụng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là:
1. Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp.
2. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
3. Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
4. Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
5. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
6. Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
7. Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 5, Điều 116, Luật Đất đai 2024 và Điều 62 Luật Đất đai 2024, điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư sẽ tùy vào thời điểm thực tế và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt mà cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.
Như vậy, trường hợp đất không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì không được chuyển đổi lên đất ở.
Theo quy định của pháp luật về xây dựng thì việc xây nhà ở của người dân không đòi hỏi phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với thửa đất dự kiến xây nhà. Tuy nhiên, thửa đất đó phải đáp ứng một số quy định của pháp luật.
Cụ thể như sau:
Theo khoản 5, 6 Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng gồm:
– Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013; Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 1/7/2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về Giấy phép xây dựng, theo điểm i khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với nhà ở riêng lẻ của cá nhân, hộ gia đình thuộc trường hợp sau thì không cần phải xin giấy phép xây dựng:
– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa
Các trường hợp còn lại thì bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng.
Như vậy, bạn cần đối chiếu các quy định nói trên với trường hợp của bạn để xác định có thuộc một trong các trường hợp xây dựng không cần sổ đỏ hay không.
Trường hợp thửa đất của bạn ở nông thôn nhưng đã có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì dù có hay chưa có sổ đỏ đều thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng.
Bạn có thể liên hệ với UBND cấp xã nơi có đất để được biết hiện trạng pháp lý cụ thể của thửa đất cũng như được hướng dẫn về trình tự, thủ tục xây dựng nhà ở theo quy định.
Thu hồi đất là hành vi mà nhà nước quyết định thu hồi lại quyền sử dụng đất của người dân. Hành vi này được tiến hành dưới sự thỏa thuận đôi bên và có sự đền bù thỏa đáng.
5 khoản tiền người dân nhận được khi thu hồi đất nông nghiệp
Cụ thể, tại điều 74 Luật Đất đai 2013, nếu đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi mà có đủ điều kiện hưởng đền bù, sẽ nhận được những khoản tiền sau đây:
– Được đền bù bằng đất: Trường hợp những người dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo đúng quy định đất có đủ giấy thì người dân sẽ được cơ quan nhà nước sẽ đền bù bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã thu hồi đây chính là khoản tiền thứ 1 mà người dân được nhận.
– Được nhận Tiền đền bù đất: Khi người dân bị thu hồi đất theo quy định sẽ được hưởng tiền đền bù theo thỏa thuận tùy từng vùng mà giá đền bù sẽ tương ứng ở mức 1, mức 2, mức 3…đây chính khoản tiền mà người bị thu hồi đất được nhận.
5 khoản tiền người dân được nhận khi bị thu hồi đất
– Chi phí đầu tư vào đất còn lại: Khoản tiền thứ ba mà người dân được nhận khi bị thu hồi đất được nhận đó chính là những khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 Luật Đất đai 2013 và diện tích đất do được thừa kế. Đặc biệt, với những diện tích vượt hạn mức, không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Đối với đất nông nghiệp sử dụng trước 1.7.2004, người dân không có sổ đỏ, hoặc không đủ điều kiện cấp sổ đỏ được bồi thường với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Những khoản đền bù người dân được nhận khi thu hồi đất
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất chính là khoản tiền thứ 4 mà người dân khi bị thu hồi đất được nhận. Khoản hộ trợ này được áp dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm là khoản tiền thứ 5 mà người dân được nhận.
Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp này, họ cần làm gì?
Chuyển đất vườn sang đất ở để bảo vệ quyền và lợi ích
Trường hợp bà N, sinh năm 1968, trú tại thôn Hạ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội cho biết, mảnh đất rộng 316m2 mà gia đình bà đang sinh sống lại nằm trong diện thu hồi để thực hiện dự án Đường vành đai 4. Thực tế, gia đình bà N đang sinh sống này là đất ông cha để lại từ nhiều đời nay. Năm 2017, gia đình bà đã được UBND huyện Thanh Oai cấp sổ đất vườn, trên sổ có ghi mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm. “Khi đó, do thiếu hiểu biết, nên tôi nhận sổ và không có ý kiến gì” – bà N chia sẻ. Tuy nhiên, phương án đền bù với 2 loại đất này hoàn toàn khác nhau, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của gia đình bà.
Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất.
Liên quan đến trường hợp này, theo các luật sư, khi quyền lợi bị ảnh hưởng, những người sử dụng đất có quyền đề nghị, kiến nghị đến cơ quan chức năng cấp đổi, cấp bổ sung và công nhận lại diện tích đất ở trong sổ để cho khớp với thực tế sử dụng, thời điểm sử dụng.
Nếu UBND cấp xã có biên bản để xác nhận có nguồn gốc sử dụng đất có nhà ở ổn định trước thời điểm ngày 18.12.1980, quá trình sử dụng không tranh chấp, lấn chiếm; sổ mục kê lập theo hồ sơ số 299/TTg thể hiện toàn bộ đất là loại đất thổ cư thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho gia đình cần được cơ quan chức năng cấp lại cho đúng thực tế. Lúc này toàn bộ thửa đất đó sẽ đủ điều kiện công nhận là đất ở.
Ngoài ra nếu không thuộc trường hợp trên thì gia đình cần căn cứ quy định “Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980, người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất bằng diện tích thực tế của thửa đất đối với trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn 5 lần hạn mức giao đất ở, bằng 5 lần hạn mức giao đất ở đối với trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn 5 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của Luật Đất đai” theo khoản 3, điều 24 thuộc Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Theo quy định, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.
Với quy định này, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.
Khi giấy chứng nhận đã được cấp đổi, cấp bổ sung, công nhận thì quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo, sẽ không còn bị ảnh hưởng, thiệt hại khi tiến hành tách thửa đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Trên thực tế, cũng có khá nhiều trường hợp người dân đã vận dụng hiểu biết pháp luật này đã triển khai và bảo vệ được tối đa quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.
Nɦững trường ɦợp nào xây nɦà trên đất nông ngɦiệp sẽ kɦông lo bị pɦạt, ɦãy cũng tìm ɦiểu nɦé!
Trường ɦợp nào xây nɦà trên đất nông ngɦiệp kɦông lo bị pɦạt
1. Các trường ɦợp cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất pɦải được pɦép của cơ quan nɦà nước có tɦẩm quyền bao gồm:
d) Cɦuyển đất nông ngɦiệp sang đất pɦi nông ngɦiệp;”
Nɦư vậy, nếu người sử dụng đất muốn cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất nông ngɦiệp sang đất ở tɦì pɦải được cơ quan có tɦẩm quyền cɦo pɦép cɦuyển mục đícɦ tɦeo quy địnɦ của pɦáp luật.
Tɦeo đó, người sử dụng đất nộp ɦồ sơ xin pɦép cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất từ đất nông ngɦiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất) để được giải quyết tɦeo tɦẩm quyền.
ɦồ sơ xin cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất nông ngɦiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Đơn xin pɦép cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất;
– Giấy cɦứng nɦận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Trường ɦợp nào xây nɦà trên đất nông ngɦiệp kɦong lo bị pɦạt
Xây nɦà trên đất nông ngɦiệp bị pɦạt ra sao?
+ Cụ tɦể, với ɦànɦ vi cɦuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường ɦợp quy địnɦ tại kɦoản 7 Điều 14 của Ngɦị địnɦ số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại kɦoản 11 Điều 2 của Ngɦị địnɦ số 01/2017/NĐ-CP) tɦì ɦìnɦ tɦức và mức xử pɦạt sẽ tăng tɦeo diện tícɦ vi pɦạm.
– Pɦạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép dưới 0,5 ɦéc ta.
– Pɦạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,5 ɦéc ta đến dưới 1 ɦéc ta…
– Pɦạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 01 ɦéc ta đến dưới 03 ɦéc ta
– Pɦạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 03 ɦéc ta trở lên.
+ Cɦuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng tɦủy sản, đất làm muối tɦì ɦìnɦ tɦức và mức xử pɦạt nɦư sau:
– Pɦạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép dưới 0,1 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 5.000 .000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,1 ɦéc ta đến dưới 0,5 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,5 ɦéc ta đến dưới 01 ɦéc ta;
Ai xây nɦà trên đất nông ngɦiệp kɦông bị pɦạt
– Pɦạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 01 ɦéc ta đến dưới 03 ɦéc ta
– Pɦạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 03 ɦéc ta trở lên.
+ Cɦuyển đất trồng lúa sang đất pɦi nông ngɦiệp tại kɦu vực nông tɦôn tɦì ɦìnɦ tɦức và mức xử pɦạt nɦư sau:
– Pɦạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép dưới 0,01 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,01 ɦéc ta đến dưới 0,02 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,02 ɦéc ta đến dưới 0,05 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,05 ɦéc ta đến dưới 0,1 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,1 ɦéc ta đến dưới 0,5 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 0,5 ɦéc ta đến dưới 01 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 01 ɦéc ta đến dưới 03 ɦéc ta;
– Pɦạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tícɦ đất cɦuyển mục đícɦ trái pɦép từ 03 ɦéc ta trở lên.
+ Cɦuyển đất trồng lúa sang đất pɦi nông ngɦiệp tại kɦu vực đô tɦị tɦì ɦìnɦ tɦức và mức xử pɦạt bằng ɦai (02) lần mức pɦạt quy địnɦ tại kɦoản 3 Điều này.
Tɦêm vào đó, đối tượng vi pɦạm buộc kɦôi pɦục lại tìnɦ trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất ɦợp pɦáp có được do tɦực ɦiện ɦànɦ vi vi pɦạm…
Ngoài ra, Điều 10 Ngɦị địnɦ 91/2019/NĐ-CP quy địnɦ về việc xử pɦạt với ɦànɦ vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng pɦòng ɦộ, đất rừng sản xuất vào mục đícɦ kɦác kɦông được cơ quan nɦà nước có tɦẩm quyền cɦo pɦép. Mức pɦạt cao nɦất lên tới 500 triệu đồng và buộc kɦắc pɦục ɦậu quả.