Home Blog Page 12

9 loại rau rất giàu canxi, vượt xa cả sữa và canh xương hầm: Không biết mà ăn quá phí

0

Những loại rau dưới đây rất giàu canxi, mẹ nên tích cực bổ sung trong bữa cơm hàng ngày nhé!

Đậu rồng

Đậu rồng, loại rau giàu canxi hay còn được biết đến với tên gọi khác là đậu khế, đậu vuông. Cây đậu rồng được mô tả là cây thân thảo, có thể leo, cây sống nhiều năm, hoa có màu trắng hoặc tím.

Trong họ đậu, đậu rồng là loại đậu có lượng canxi nhiều nhất trong thành phần, rất có lợi trong phòng chống loãng xương.

Theo kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1.9-2.9% protit, 3.1-3.9% gluxit. Thành phần acid amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin… Do đó, đậu rồng được FAO xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

7

Cải xoăn

Khi nói tới bổ sung canxi, đầu tiên nhiều người nghĩ ngay tới uống sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, cải xoăn là thực phẩm chứa nhiều canxi hơn so với sữa (90 gram mỗi khẩu phần) và cũng dễ hấp thu hơn so với sữa. Giống như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… chứa nhiều vitamin K-là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương.

Rau diếp

Rau diếp rất giàu canxi, canxi trong rau diếp sẽ giúp cơ thể phát triển và duy trì xương và răng chắc khỏe. Chất này rất cần thiết cho phụ nữ, vì vậy, bạn cần đảm bảo là cơ thể hấp thụ đủ lượng canxi mỗi ngày bằng cách kết hợp thêm nhiều loại thực phẩm giàu canxi khác. Ngoài ra, trong rau diếp còn giàu vitamin A, các vitamin nhóm B và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lão hóa, có lợi cho tim mạch.

8

Rau cần tây

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trong cần tây có nhiều canxi, sắt, phốt pho và rất nhiều protit (nhiều gấp đôi so với những loại rau xanh khác). Bên cạnh đó, cần tây còn chứa thêm nhiều acid amin tự do, tinh dầu, các nhóm vitamin,…. giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích quá trình tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong cần tây còn rất có lợi cho não bộ.

Theo ghi nhận, cần tây là một nguồn cung cấp vitamin K vô cùng dồi dào. Thêm vào đó, hàm lượng canxi và magie dồi dào còn rất có ích đối với quá trình tạo xương và hỗ trợ các khớp luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Ngoài ra, cần tây cũng có nhiều vitamin C, các flavonoid và cả beta carotene. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ít nhất 12 hoạt chất có khả năng chống oxy hóa được tìm thấy chỉ trong một thân cây cần tây. Rau cần tây cũng là một nguồn cung những hợp chất thực vật vô cùng lành mạnh. Những hoạt chất này sẽ giúp giảm viêm tốt cho đường tiêu hóa, các tế bào và mạch máu cùng nhiều cơ quan khác ở bên trong cơ thể.

Bông cải xanh

Loại rau này rất giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin K, là hai nguyên tố rất quan trọng với sự vững chắc của xương và giúp phòng chống loãng xương.

Ngoài ra, chất xơ, protein, crom, carborhydrate, vitamin A,C có trong bông cải đều rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân. Cạnh đó, bông cải xanh còn chứa photochemical, chất chống oxy hóa giúp chống bệnh tật và bệnh nhiễm trùng.

9

Rau chân vịt

Là một loại rau giàu canxi và vitamin C, vitamin K, photpho, kali, kẽm giúp tăng cường cơ bắp, giảm các vết rạn xương hữu hiệu, ngoài ra còn có selen giúp bảo vệ gan.

Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết. Đáng chú ý, dinh dưỡng trong cuộng và rễ rau chân vịt còn nhiều hơn cả ở lá rau. Do đó không nên bỏ cuộng và rễ rau khi chế biến.

Rau cải chíp (cải thìa)

Là một loại rau nằm trong top các thực phẩm giàu canxi, trong 100 gam rau cải chíp có tới 105 mg canxi. Cạnh đó, cải chíp còn có nhiều vita vitamin A, vitamin C, folic axit, sắt, beta carotene và kali…giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotene giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột.

Măng tây

Măng tây là loại rau có chứa khá nhiều canxi, kali, vitamin A, C, E,… đây là những dưỡng chất giúp bảo vệ các khớp và hỗ trợ trong việc xuất hiện sụn, bảo vệ các khớp xương khỏi bị hư hại. Hỗ trợ chữa trị bệnh đau lưng và các căn bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống.

10

Tỏi tây

Tỏi tây có chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Tỏi tây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B. Bạn có thể chế biến thêm tỏi tây vào các món ăn như salad, súp hoặc các món xào để vừa cung cấp đủ lượng canxi và vừa tốt cho cơ thể.

Lái xe để đẩy xe của người khác bị ph/ạt thế nào?

0

Nghị định 168/2024/NĐ-CP phạt nặng đối với hành vi điều khiển xe đẩy xe của người khác, với mức phạt lên đến 22 triệu đồng và trừ điểm giấy phép lái xe.

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP với mức phạt của từng loại phương tiện đối với lỗi điều khiển xe để đẩy xe của người khác như sau:

1. Đối với ô tô

– Điểm h khoản 3; điểm a khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định: Điều khiển xe ô tô đẩy xe của người khác: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và trừ 02 điểm giấy phép lái xe.

– Điểm b khoản 10; điểm d khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định: Điều khiển xe ô tô đẩy xe khác của người khác mà gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Ảnh minh họa: KT

2. Đối với xe mô tô, xe gắn máy

– Điểm e khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định: Điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe đẩy xe của người khác: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

– Điểm b khoản 10; điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định: Điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe đẩy xe của người khác mà gây tai nạn giao thông: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe.

Ngoài ra, nếu người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy là người có hành vi đẩy xe của người khác thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

3. Đối với xe đạp, xe đạp máy

– Điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe đẩy xe của người khác sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.

Đồng thời, nếu người được chở trên xe đạp, xe đạp máy là người có hành vi đẩy xe của người khác thì người này sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng.

Theo điểm đ khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng xe để đẩy xe khác.

Gói nem bằng cứ rải thứ này vào vỏ, nem rán để lâu vẫn giòn ngon như mới

0

Nem rán là một trong những món ăn phổ biến ngày Tết, nhưng bạn đã biết dùng loại vỏ nào khi gói để món nem rán được giòn lâu chưa?

Các loại vỏ nem khác nhau

ran-nem-vang-gion1

– Vỏ bánh đa nem truyền thống

Các loại vỏ bánh đa nem truyền thống như vỏ ở làng Chều, vỏ ở làng Thổ Hà thường là loại vỏ bánh mềm, mỏng, đôi khi sẽ phải dùng nước để làm ẩm cho dễ gói. Phần vỏ bánh sẽ có chút mặn. Nem rán bằng loại vỏ bánh đa này thường vàng giòn, ăn ngay sau khi rán sẽ ngon. Nem gói bằng loại vỏ này khi cấp đông sẽ dễ bị bục, màu vỏ bị xỉn, dễ cháy và nhanh bị ỉu.

Để nem gói bằng loại vỏ này lên màu đẹp, giòn ngon hơn, bạn có thể thoa thêm nước đường, nước giấm hoặc bia lên vỏ rồi mưới đem đi rán.

– Vỏ bò bía

Vỏ bò bía mềm dẻo, không cần làm ẩm trước khi gói. Vỏ này rán lên sẽ vàng giòn, đẹp mắt. Lưu ý, vỏ bò bía thường có chút ngọt và dễ bị ngấm dầu hơn so với các loại vỏ khác.

– Vỏ nem rế

Vỏ nem rế cũng giống vỏ bò bía, rán lên khá giòn và có màu đẹp. Tuy nhiên, vỏ rế có rất nhiều lỗ nên dầu ngấm vào phần nhân bên trong sẽ nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng vỏ rế để lót ở trong vỏ nem truyền thông giúp tạo độ giòn cho nem sẽ phù hợp hơn.

– Vỏ ram

Vỏ ram là loại vỏ gói nem được rất nhiều chị em ưa chuộng. Đặc điểm của loại vỏ này là dai, nhạt, không dễ bị bục rách. Nem gói bằng vỏ ram khi rán sẽ có màu vàng đẹp và có thể đem cấp đông dùng dần mà không sợ vỏ nem bị bục.

– Vỏ nem Cầu Bố

Vỏ nem cầu bố thường có kích thước lớn, giòn và dễ vỡ. Loại này hay phải làm ướt bằng nước trước khi gói. Vỏ nem rán lên có màu sắc đẹp, nên ăn ngay sau khi chiên vì vỏ dễ bị ỉu.

Một số lưu ý khác khi gói nem

– Nhân nem

Nhân nem có thể thay đổi linh hoạt theo sở thích của từng gia đình. Nhân nem truyền thống thường có thịt nạc xay, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, su hào bào sợi, hành tây, giá độ, miến… Nếu thích ăn hải sản, bạn có thể thêm tôm, cua, ghẹ…

Phần thịt nên ướp với chút hạt nêm, mắm, tiêu và dầu ăn.

Phần rau củ rửa sạch, thái nhỏ, ướp với một chút muối cho ra bớt nước. Rau củ quá ướt sẽ làm nhân nem bị ướt, dễ bục, nhanh ỉu.

Miến ngâm nước ấm 40-50 độ cho mềm rồi cắt nhỏ. Không nên ngâm miến với nước nóng già vì miến dễ bị nhụn cũng không nên ngâm bằng nước lạnh vì miến sẽ bị cứng.

Đập trứng vào bát nhân nem và trộn đều, không cho quá nhiều trứng làm nhân nem bị chảy nước.

– Gói nem

Gói nem vừa tay, không nên chặt tay quá vì khi rán, phần nhân bên trong cần có không gian để nở ra. Nếu gói quá chặt, nem sẽ dễ bị bục.

Khi gói xong, bạn có thể cho nem vào tủ lạnh để một lúc cho nem cứng lại, nhân nem chắc hơn. Như vậy, khi rán nem sẽ giữ được hình dáng đẹp mắt.

goi-nem

– Rán 2 lần

Lần một, rán nem ở lửa vừa cho các mặt của cuốn nem se lại. Khi nem chín khoảng 70% thì vớt ra để ráo dầu. Chờ khi nem nguội thì đem rán lại. Ở lần rán thứ 2, ban đầu để lửa vừa, rán cho vỏ nem chuyển màu vàng sau đó tăng lửa lớn để nem thoát dầu, giúp vỏ nem giòn mà nem không bị ngấy.

Cách làm nem rán giòn hơn, có màu vàng nâu đẹp hơn

Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm, nem cuốn xong không mang đi rán ngay mà để ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để nem chặt, khô hơn một chút thì rán sẽ rất giòn.

Đến công đoạn này, muốn nem rán giòn hơn, có màu àng nâu đẹp hơn thì có thể dùng nước giấm pha phết lên bánh đa nem. Cách làm rất đơn giản, lấy ½ bát nước thêm khoảng 1 thìa dấm gạo, khuấy đều, sau đó dùng để làm mềm bánh đa khi gói và có tác dụng giúp nem giòn, đẹp hơn khi rán.

Ngoài ra, chúng ta có thể pha một bát nước đường loãng sau đó phết lên các cuộn nem chưa rán. Điều này sẽ khiến nem có màu vàng ruộm, giòn ngon.

Hay có thể dùng 1 và 1 nửa vỏ bánh chồng lên nhau để cuốn nem, lớp vỏ sẽ giòn hơn nhiều. Cách làm cụ thể: Đặt 1 lá nem vuông lên thớt, sau đó đặt 1/2 lá nem khác vào giữa theo góc chéo. Lá nem được cắt 1/2 này bạn có thể hình dung nó như một chiếc thước đo giúp bạn căn chỉnh cho nem gói có kích thước đều nhau. Tiếp theo, đặt nhân vào. Căn cho nhân chỉ nằm gọn trong 1/2 lá nem bên trên thôi nhé. Gập bánh đa và cuốn 2 vòng khá chặt tay. Sau đó gập 2 bên đúng bằng mép 1/2 lá nem bên trên. Cuốn đều tay là xong.

Rán nem

Đây cũng là môt trong những khâu vô cùng quan trọng để giúp cho món nem rán được vàng, giòn. Nhiều người chỉ rán nem một lần với lý do là bận, hoặc cho rằng chỉ cần thế là đủ. Nhưng rán nem một lần thực sự chỉ giúp nen giòn lúc đầu. Sau 15-20 phút nem nhanh chóng bị ỉu.

Do đó cần phải rán nem làm 2 lần. Cách làm như sau: Lần thứ nhất, làm nóng dầu ở lửa nhỏ rồi cho nem vào rán chín sơ qua, sau đó gắp nem ra để vào giấy thấm dầu. Sau khi rán xong lượt một, các bạn có thể thay dầu mới và rán nem cho chín hẳn và vỏ nem sẽ vàng, giòn đẹp mắt.

ran-nem-vang-gion-vang

Nếu không muốn rán nem 2 lần thì buộc bạn phải rán nem ngập dầu. Với cách này, rán nem sẽ nhanh chín hơn và có màu vàng ruộm ở các mặt nem. Để đỡ tốn dầu có thể dùng chảo sâu lòng hoặc chảo nhỏ để rán nhé.

Ngoài ra, khi cho dầu vào chảo thì cho thêm vài giọt nước cốt chanh, rán vừa không bị bắn dầu mà còn giúp nem rán giòn.

Nem sau khi rán xong vớt ngay ra giấy thấm dầu, nếu không dầu ăn còn sót lại ở nem sẽ ngấm ngược trở lại, làm nem bị ỉu.

Chúc các bạn thành công khi rán nem!

Những đối tượng không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng, người dân biết trước khi mua bán đất

0

Sang tên sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Trong một số trường hợp, người dân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).

Những đối tượng không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng, người dân biết trước khi mua bán đất

Những đối tượng không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng, người dân biết trước khi mua bán đất

Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ mới nhất

Theo Điều 191 Luật Đất đai 2013, những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất(sổ đỏ, sổ hồng) gồm:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

+ Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Điều kiện sang tên sổ đỏ

Khi chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

Có Giấy chứng nhận.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, người nhận chuyển quyền không thuộc đối tượng không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013…

Những đối tượng không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng, người dân biết trước khi mua bán đất

Những đối tượng không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng, người dân biết trước khi mua bán đất

Những khoản lệ phí phải nộp khi sang tên sổ đỏ

+ Lệ phí trước bạ. Trường hợp giá nhà, đất trong hợp đồng cao hơn giá nhà đất do Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quy định thì tính lệ phí trước bạ = 0.5% x Tổng số tiền ghi trong hợp đồng.

Trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà bằng hoặc thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành. Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Diện tích x Giá 1m2 tại bảng giá đất)

+ Phí thẩm định hồ sơ sang tên sổ đỏ.

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận.

Nguồn: https://phunutoday.vn/nhung-doi-tuong-khong-duoc-sang-ten-so-do-so-hong-nguoi-dan-biet-truoc-khi-mua-ban-dat-d451354.html

Sang năm 2025: Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là bao nhiêu?

0
Hiện nay, khi dân số tiếp tục tăng và đất ở có giới hạn nên nhu cầu chuyển chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư tăng cao. Năm 2024, chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là bao nhiêu?

 

Hiện nay, khi dân số tiếp tục tăng và đất ở có giới hạn nên nhu cầu chuyển chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư tăng cao. Năm 2024, chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là bao nhiêu?

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư năm 2024

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) phải được phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân nhưng không phải “toàn quyền” quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (sẽ thẩm định sau khi nhận hồ sơ).

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư năm 2024

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp lên thổ cư năm 2024

Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

* Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở). Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mảnh đất.

+ Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất)

Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:

“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở). Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mảnh đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở). Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mảnh đất

Nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

+ Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (xem trong phần nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận sẽ biết khi nào là đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất).

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.Theo đó, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

– Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới.

– Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

* Lệ phí trước bạ

– Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.

– Cách tính lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

* Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên:

– Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

– Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.

4 khoản tiền phải nộp khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư

0

Người dân kɦi cɦuyển đất vườn lên đất tɦổ cư sẽ pɦải đóng các kɦoản tiền nɦư: Tiền sử dụng đất, lệ pɦí trước bạ, lệ pɦí cấp sổ đỏ, pɦí tɦẩm địnɦ ɦồ sơ.

4 khoản tiền phải nộp khi chuyển đất vườn lên đất thổ cư
Kɦi cɦuyển đất vườn lên đất tɦổ cư, kɦoản tiền sử dụng đất người dân pɦải đóng nɦiều nɦất. Ảnɦ minɦ ɦoạ: Pɦan Anɦ

Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất kɦi cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất sang đất ở = Tiền sử dụng đất của loại đất sau kɦi cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất – Tiền sử dụng đất, tiền tɦuê đất của đất nông ngɦiệp trước kɦi cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất (nếu có).

Trong đó:

+ Tiền sử dụng đất của loại đất sau kɦi cɦuyển mục đícɦ sử dụng = Diện tícɦ đất tínɦ tiền sử dụng đất sau kɦi cɦuyển mục đícɦ tɦeo quy địnɦ tại Điều 4 Ngɦị địnɦ 103/2024/NĐ-CP x Giá đất tínɦ tiền sử dụng đất tɦeo quy địnɦ tại Kɦoản 1 Điều 5 Ngɦị địnɦ 103/2024/NĐ-CP.

+ Tiền sử dụng đất của đất nông ngɦiệp trước kɦi cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất được tínɦ tɦeo quy địnɦ nɦư sau:

Đối với đất trước kɦi cɦuyển mục đícɦ là đất nông ngɦiệp được Nɦà nước giao đất kɦông tɦu tiền sử dụng đất:

Tiền sử dụng đất của đất nông ngɦiệp trước kɦi cɦuyển mục đícɦ = Diện tícɦ đất nɦân (x) với giá đất của loại đất nông ngɦiệp tương ứng trong Bảng giá đất.

Đối với đất trước kɦi cɦuyển mục đícɦ là đất nông ngɦiệp được Nɦà nước cɦo tɦuê đất trả tiền tɦuê đất một lần cɦo cả tɦời gian tɦuê:

Tiền đất trước kɦi cɦuyển mục đícɦ sử dụng đất = [Diện tícɦ đất có tɦu tiền tɦuê đất x giá đất tương ứng với tɦời ɦạn cɦo tɦuê đất của đất trước kɦi cɦuyển mục đícɦ]/tɦời ɦạn cɦo tɦuê đất của đất trước kɦi cɦuyển mục đícɦ x tɦời ɦạn sử dụng đất còn lại.

Lệ pɦí trước bạ

Lệ pɦí trước bạ kɦi cɦuyển đất vườn lên đất tɦổ cư sẽ được tínɦ nɦư sau:

Lệ pɦí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x diện tícɦ) x 0,5%.

Lệ pɦí cấp sổ đỏ

Mỗi tỉnɦ tɦànɦ sẽ có mức quy địnɦ về lệ pɦí cấp sổ đỏ. Tuy nɦiên, mức lệ pɦí kɦông quá 100 ngɦìn đồng/lần cấp.

Pɦí tɦẩm địnɦ ɦồ sơ

Pɦí tɦẩm địnɦ ɦồ sơ cấp sổ đỏ là kɦoản tɦu đối với công việc tɦẩm địnɦ ɦồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc tɦực ɦiện cấp giấy cɦứng nɦận quyền sử dụng đất, quyền sở ɦữu nɦà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại giấy cɦứng nɦận và cɦứng nɦận biến động vào giấy cɦứng nɦận đã cấp) tɦeo quy địnɦ của pɦáp luật.

Nɦư vậy, kɦoản tiền này cũng pɦụ tɦuộc vào quy địnɦ tại từng tỉnɦ, tɦànɦ pɦố.

Ướp cá nhớ làm đúng mẹo này, đem nấu món gì cũng đậm đà, không còn mùi tanh

0

Khi ướp cá, bạn cần chú ý đến một số điểm sau để đảm bảo cá không bị tanh.

Chọn cá tươi ngon

Một trong những bí quyết giúp món ăn chế biến từ cá không bị tanh đó chính là chọn được nguyên liệu tươi ngon. Cá càng tươi thì độ tanh càng ít.

Khi mua cá, bạn nên chọn những con có mắt trong suốt, không bị lõm hoặc bị đục. Mang cá có màu đỏ hồng. Không mua loại cá có phần mang chuyển sang màu sẫm hoặc thâm đen vì đó là dấu hiệu của cá ươn.

Thân cá phải còn săn chắc. Dùng tay ấn vào thân cá thấy độ đàn hồi tốt.

Cá tươi sẽ không có mùi hôi lạ. Tốt nhất nên mua cá còn bơi khỏe. Nếu mua theo khúc thì phải đảm bảo thịt cá có màu sắc tươi sáng, không có mùi bất thường, ấn vào thấy có độ đàn hồi, không bị nhớt quá nhiều trên bề mặt.

Sơ chế cá

Khi chọn được cá tươi ngon, bạn cần đem sơ chế sạch trước khi chế biến.

Cá cần được mổ bụng, loại bỏ phần nội tạng, lấy sạch mang và cạo hết phần màng đen trong bụng cá. Đây là những phần gây ra mùi tanh của cá. Đánh sạch vảy cá, cắt bỏ vây.

Rửa cá bằng nước sạch cho bớt phần máu rồi dùng muối hạt chà nhẹ lên toàn bộ bên trong và bên ngoài con cá để loại bỏ nhớt và khử mùi tanh.

Bạn cần sơ chế cá thật kỹ để khử mùi tanh.

Bạn cần sơ chế cá thật kỹ để khử mùi tanh.

Bạn cũng có thể đem cá ngâm trong nước vo gạo có pha chút muối trong khoảng 15 phút để khử mùi tanh. Nếu không có nước vo gạo, có thể sử dụng nước cốt chanh pha loãng để rửa cá.

Một cách khác để khử mùi tanh của cá là sử dụng rượu và gừng đập dập. Thoa hỗn hợp này lên toàn bộ con cá và để trong vài phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Mẹo ướp cá khử mùi tanh

Sau khi sơ chế sạch cá, bạn cần để cá ráo nước hoặc dùng khăn thấm hết nước trên cá. Tiếp đó, đem cá đi ướp với gia vị để thịt cá đậm đà và khử mùi tanh. Tùy theo món ăn mà loại gia vị sử dụng để ướp cá sẽ có sự khác biệt.

– Ướp cá với rượu và gừng

Bạn cần giã nhuyễn một ít gừng rồi trộn với rượu trắng hoặc rượu nấu ăn. Thoa hỗn hợp này lên toàn bộ con cá và ướp trong khoảng 10-15 phút. Rượu và gừng sẽ khử mùi tanh của cá, giúp thịt cá săn chắc hơn.

Tùy theo món ăn, bạn có thể chọn các loại gia vị ướp cá cho phù hợp.

Tùy theo món ăn, bạn có thể chọn các loại gia vị ướp cá cho phù hợp.

– Ướp cá với hành, tỏi, sả

Hành, tỏi, sả là những nguyên liệu giúp khử mùi tanh của cá rất tốt. Bạn có thể băm nhỏ hoặc xay nhuyễn những gia vị này rồi ướp với cá. Cách này rất phù hợp với món cá nướng hoặc cá kho. Nếu không có nguyên liệu tươi, bạn có thể sử dụng loại bột tỏi, bột hành và bột sả để thay thế.

– Ướp cá với nước cốt chanh hoặc giấm

Nước cốt chanh hoặc giấm sẽ giúp khử mùi tanh của cá. Bạn chỉ cần ướp cá với một ít nước chanh/giấm trong vài phút rồi có thể đem đi chế biến. Lưu ý, không ướp quá lâu vì chanh/giấm có thể khiến thịt cá bị nát.

– Ướp cá với nghệ, hạt tiêu

Để tăng hương vị cho món cá, bạn có thể ướp cá với hạt tiêu và nghệ. Dùng nghệ tươi giã nhỏ hoặc bột nghệ đều được. Hạt tiêu cũng tương tự, có thể dùng tiêu khô xay nhỏ hoặc dùng tiêu tươi đập đập. Tùy theo món ăn mà bạn chọn nguyên liệu cho phù hợp. Nghệ vừa giúp khử mùi tanh của cá, vừa giúp cá có màu sắc bắt mắt hơn.

Ngoài ra, khi ướp cá, bạn cần dùng các loại gia vị cơ bản như muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường. Tùy theo món ăn mà loại gia vị sử dụng sẽ khác nhau.

Với các món chiên, nướng, bạn nên ướp cá khoảng 15-30 phút để cá ngấm gia vị. Với các món kho, hấp, có thể ướp trong khoảng 30-60 phút để thịt cá thấm gia vị.

Lưu ý, không nên ướp cá quá lâu vì có thể khiến thịt cá bị bở và giảm độ tươi ngon.

Đất nông nghiệp tự khai hoang trước 1.7.2014 được cấp sổ đỏ?

0

Để trả lời cho câu hỏi đất nông nghiệp tự khai hoang trước 1.7.2014 có được cấp sổ đỏ không, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Chi phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở hết bao nhiêu

0

Người dân muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đóng một số khoản phí.

Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở là gì?

Trường hợp 1: Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp 2: Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm

Nếu diện tích đất trồng cây lâu năm thuộc các trường hợp dưới đây, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chệnh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ nhất, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở.

Thứ hai, đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng tách ra để chuyển quyền sử dụng đất.

Thứ ba, đất do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính trước ngày 01.07.2004 tự tách thành các thửa riêng.

Các khoản phí phải nộp khi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

+ Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng.

– Nếu từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thành đất ở thì giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

Giá đất tính tiền sử dụng đất theo bảng giá đất đối với phần diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng đất trong hạn mức.

– Nếu từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền thì tiền sử dụng đất phải nộp = 50% (giá đất ở – giá đất nông nghiệp)/diện tích được chuyển mục đích.

– Nếu chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thành đất ở thì tiền sử dụng đất phải nộp = (giá đất ở – giá đất nông nghiệp)x diện tích được chuyển mục đích.

+ Phí thẩm định hồ sơ, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định.

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận. Khoản tiền này cũng do Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất quyết định mức thu cụ thể (Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).

+ Lệ phí trước bạ, theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP và được thu trong trường hợp có sự thay đổi về người sử dụng đất.

Nguồn: https://laodong.vn/bat-dong-san/nhung-loai-phi-khi-chuyen-dat-trong-cay-lau-nam-sang-dat-o-1370408.ldo

Uống 1 cốc bia phải đợi m:ất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

0

.

Uống 1 cốc bia phải đợi mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?

Một đơn vị cồn tương đương với 10g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200ml bia; 75ml rượu vang (1 ly); 25ml rượu mạnh (1 chén). Tuỳ vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn.

Theo bác sĩ Hoàng, một người trưởng thành có sức khoẻ bình thường cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải 1 đơn vị cồn. Đây là con số ở mức trung bình. Tùy theo từng người, như người gan yếu, người có cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi.

Khoảng 10 – 15% cồn sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi; khoảng 85 – 90% sẽ được xử lý qua gan.

Một cốc bia tương đương khoảng 2 đơn vị cồn và chúng ta sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để thải trừ cồn. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống 1 lon bia thì mất khoảng 5 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là khi chúng ta uống nhiều rượu thì tốc độ thải trừ cồn của gan lại nhanh hơn. Ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi.

Đặc biệt, người dân cần lưu ý, cho dù sau khi gan thải trừ hết nồng độ cồn thì về cơ bản, cơ thể vẫn cần 2 – 3 tiếng để thải trừ hết hoàn toàn.

Theo bác sĩ Hoàng, không có câu trả lời hoàn toàn chính xác cho câu hỏi “Uống 1 cốc bia mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?” bởi điều này tùy thuộc từng người.
Nếu bạn uống 1 lon bia thì mất khoảng 5 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên.

Nếu bạn uống 1 lon bia thì mất khoảng 5 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên.

Chúng ta có thể ước lượng được quãng thời gian, nhưng đây là những con số mang tính trung bình, ước tính. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian khác nhau và nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thải trừ cồn của cơ thể.

Ví dụ người ăn rất nhiều rồi mới uống bia, bia được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu bia của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo.

Một số trường hợp cơ thể đào thải chậm hơn hoặc nhanh hơn nhưng bạn cũng nên thận trong vì có người uống từ tối hôm trước mà sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, hơi thở vẫn còn, có người thì không. Người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.