Mâm ngũ quả ngày Tết là văn hóa của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được biến tấu với nhiều loại quả khác nhau. Mâm trái cây Ngũ quả ngày Tết đầy đặn sẽ thể hiện lòng thành cầu mong bình an, sung túc của gia chủ, trở thành một nét phong tục tốt đẹp được gìn giữ qua nhiều thế hệ.
5 loại quả nên bày lên mâm cỗ Tết Giáp Thìn
Chuối: Hình dáng nải chuối rất đặc trưng, giống với bàn tay nằm ngửa, biểu tượng cho sự bao bọc chở che. Theo phong thủy, chuối tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy. Do đó, cúng chuối trên ban thờ thần tài sẽ thu hút tiền tài, sự may mắn về mọi mặt trong cuộc sống.
Phật thủ: Hình dáng bên ngoài của trái phật thủ được ví với bàn tay của Đức Phật. Do đó, loại quả này được nhiều người sử dụng để cúng thần tài, với mong muốn luôn được các vị thần linh chở che và bình an vượt qua mọi sóng gió cuộc đời.
Đào: Người ta biết đến đào là loại quả đại diện cho sự trường tồn, bất tử. Ngoài ra, loại quả này còn là một trong những biểu tượng phong thủy được nhiều người yêu thích. Nó đại diện cho sự may mắn và thăng tiến. Bên cạnh đó, còn được nhắc tới là biểu tượng cho tình yêu và hôn nhân.
Cam, quýt, hồng là những loại quả không chỉ đẹp về màu sắc mà còn đặc trưng bởi mùi hương. Đó là tượng trưng cho sự thành đạt, phát triển về mọi mặt. Người ta tin rằng, các loại quả này sẽ đem đến may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đồng thời, mùi thơm của các loại quả này có thể xua đuổi xui xẻo, mang điều lành đến cho gia đình.
Nho: Nho là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và đại diện cho sự thành công. Theo phong thủy, chùm nho là biểu tượng giải hóa các vấn đề liên quan đến sinh nở. Người ta dùng nho trong mâm ngũ quả ban thờ thần tài với hy vọng gia đình, con cái hòa thuận, khỏe mạnh.
3 loại quả không nên bày mâm ngũ quả
Quả có hình thù dị dạng, kỳ quái
Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,… là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. Đồng thời những loại quả này cũng thể hiện sự không thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.
Quả mọc sát đất
Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.
Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.
Quả có vị cay, đắng
Khi chọn trái cây bày mâm ngũ quả ngày Tết, tuyệt đối không bày những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, “trần sao âm vậy”, dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được.
Vì thế, nên tránh những loại quả chua chát, đắng, cay để cúng gia tiên hay bày mâm cơm cúng Tết.
Chuối là loại quả thường thấy trong mâm cúng ngày Tết, trên ban thờ gia tiên, thậm chí chuối quan trọng nhất trong số các quả phẩm. Nhưng không cẩn thận phạm đại kỵ.
Trong văn hóa thờ cúng của nhiều người Việt, đặc biệt những người miền Bắc và miền Trung thì chuối là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả và ban thờ ngày Tết. Chưa có chuối còn xem như chưa đủ đồ lễ thắp hương. Những quả khác có thể thay thế cho nhau riêng chuối thì không. Thế nhưng chọn chuối thắp hương không chỉ chọn nải đẹp quả to mà còn phải hợp phong thủy và quan niệm dân gian vùng miền.
Chuối trong trong mâm ngũ quả thờ cúng thể hiện sự may mắn, cong lên như bàn tay che chở ôm trọn vẹn các loại quả khác trong mâm ngũ quả. Trên ban thờ ngày Tết chuối nổi bật nhất và như quả phẩm trung tâm. Do đó chọn chuối là vô cùng quan trọng cần nhớ để tránh mất lộc, hoặc gây cảm giác phản cảm, mất may mắn:
Chuối phải là chuối già nhưng còn xanh: Khi chọn chuối thắp hương đặc biệt dịp Tết thì mâm ngũ quả trên ban thờ cả 5-6 ngày nên nếu chọn chuối chín dễ làm chuối bị rụng, thối, mềm khi đang còn thắp hương. Hơn nữa chuối xanh để kết hợp với màu quả khác tạo ra ngũ hành. Chuối xanh nhưng phải già quả để quả căng mọng, tròn trịa. Nếu chọn chuối chín có thể làm rơi quả khác xuống, sẽ báo hiệu điều không may mắn.
Số quả trên nải chuối phải là số lẻ: Trong thờ cúng số lẻ là dương, phát triển, số chẵn là âm là không phát triển. Do đó nải chuối thờ nên là số lẻ.
Nên chọn nải chuối còn râu: Nhiều nải chuối do cách vận chuyển làm rụng râu. Nhưng nải chuối đẹp nên còn râu magn ý nghĩa phát tài phát lộc.
Nải chuối không bị sứt sẹo, gãy quả: Nải chuối dù tông thể đẹp nhưng có một quả ở góc khuất bị vô tình có vết sứt do bị dao chém vào cũng không nên thắp hương.
Không chọn nải cong vẹo mất cân đối: Nải chuối cong vẹo mất cân đối vừa xấu về thẩm mỹ vừa không mang nét phong thủy tốt lành, báo hiệu điềm xấu, xô cong, vẹo không may mắn.
Ghép 2-3nải chuối lại thành 1 có nên không?
NHiều khi chọn chuối bạn không chọn được nải to như mong muốn. Vậy có nên ghép nhiều nải vào thành một để thắp hương không. Xét về thẩm mỹ thờ cúng thì điều đó có thể ghép được để tạo mâm ngũ quả đẹp. Nhưng xét về góc độ tâm linh phong thủy thì không nên là do trong tâm linh phong thủy khi xếp đồ thờ cúng là dùng số lẻ, số lẻ tượng trưng cho số dương, cho sự phát triển. Thế nên việc ghép hai nải quả lại với nhau không hợp về tâm linh phong thủy, tạo ra số âm. Mà trong các số chẵn âm hay bị kiêng nhất thì đó là số 2 và số 4. Ghép 3 nải với nhau thì vẫn là số lẻ nhưng việc ghép không khéo không mang lại ý nghĩa tốt lành. Nếu dùng đinh hay ốc vít kim loại ghép thì mang sát khí, còn nếu không ghép chắc thì có thể rời ra khi đang thờ cúng. Do đó việc ghép lại với nhau là không nên.
Chọn giống chuối thắp hương là giống gì?
Giống chuối thăp hương không giống nhau theo quan niệm mỗi gia đình, địa phương. Với người miền trung thì đôi khi không cầu kỳ nhưng với người Huế thì kiêng chuối tiêu và chỉ thờ chuối ngự, chuối mật, chuối lá, chuối sứ. Còn với người miền Bắc lại chọn chuối tiêu quả dài, kiêng chuối dáng ngắn như chuối tây.
Bởi vai trò quan trọng của chuối trong văn hóa thờ cúng và sự đa dạng của chuối cũng như văn hóa quan niệm vùng miền. Thế nên bạn cần chú ý khi thắp hương chuối cho hợp phong thủy và nhất là hợp với văn hóa gia đình, địa phương, tránh để đầu năm đã có những dị nghị, rèm pha, phê bình vì nải chuối.
Luộc gà bằng muối với lửa nhỏ trong khoảng thời gian 50 phút để hơi nóng của muối làm chín thịt gà. Chú ý trong quá trình luộc không mở nắp vung…
Chọn gà
Nên chọn gà ta nặng khoảng 1,5 – 2kg. Luộc gà quá to có thể da gà sẽ bị nứt. Nếu muốn ngon hơn nữa, bạn nên chọn gà mái vừa mới đẻ trứng và trong bụng vẫn còn trứng non. Thịt gà loại này sẽ vừa mềm, thơm nhưng vẫn săn chắc.
Đối với gà đã được làm sẵn, bạn nên chọn gà có phần thân săn chắc, nhỏ gọn, ức gà nhỏ.
Gà ta sau khi làm sạch có đặc điểm là màu da vàng óng, nhưng đa phần ức, cánh, lưng sẽ có màu vàng đậm. Tránh chọn những con gà có da màu thâm tím, đốm hoặc nốt đen.
Cách luộc thịt gà ngon cũng phụ thuộc vào độ săn chắc của gà. Có thể kiểm tra độ săn chắc của thịt gà bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ vào phần thân, đùi, lườn gà.
Có thể ngửi xem gà có mùi hôi, ôi hoặc tiêm thuốc kháng sinh.
Cách luộc gà
Bước 1: Chà xát gà (cả ngoài lẫn trong bụng) với muối để làm sạch gà và khử mùi hôi, rửa lại với nước sạch. Bí quyết để không rách da khi luộc gà là sau khi rửa sạch gà nên chặt phần chân gà, da gà sẽ co lại khi luộc.
Bước 2: Chọn nồi có cao và rộng tương đương với kích thước gà đã mua để có thể luộc gà vừa chín đều, không bị teo và có hình dáng đẹp mắt. Trước khi cho gà vào nồi, dùng tăm cố định phần đầu gà với thân gà.
Bước 3: Cho gà vào nồi sao cho phần bụng ở dưới, phần đầu phía trên. Sau đó, cho nước lạnh vào ngập đầu gà và bắc nồi lên bếp, bật lửa to để luộc gà. Cách luộc thịt gà ngon là cho gừng, hành củ đã rửa sạch và đập dập vào nồi nước luộc gà, có thể cho thêm một ít bột canh hoặc muối. Bắt đầu luộc gà từ nước lạnh cho đến khi nước sôi sẽ giúp gà chín đều từ xương ra ngoài phần thịt.
Bước 4: Khi nước luộc gà sôi, giảm lửa và luộc gà thêm 10 phút. Chú ý luộc gà từ lúc lửa to đến lửa nhỏ thì đều không đậy nắp nồi lại. Hết 10 phút thì tắt bếp, đậy nắp nồi lại để thịt gà được chín đều, chờ trong 20 phút.
Bước 5: Vớt gà đã chín ra và cho gà vào nước đá lạnh để giúp thịt gà được dai và chắc, giữ màu da. Cách luộc gà ngon và da có màu vàng đẹp là dùng nghệ trộn với nước luộc gà rồi rưới đều lên da gà. Cách này cũng có thể thực hiện ở bước 1 trước khi luộc gà. Sau khi chế biến gà sạch sẽ thì xát nghệ toàn thân gà, để nghệ ngấm vào da gà khoảng 5 phút thì bắt đầu luộc gà.
Như vậy, chỉ với những bước đơn giản trên đây, bạn đã có thể tự luộc cho mình một con gà ngon, da giòn sần sật ngon hơn cả ngoài nhà hàng.
Gần đây, có một video lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với nội dung “Tết 2024 tuyệt đối không cúng Giao Thừa”, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn.
Giao thừa là một thời khắc chuyển giao vô cùng quan trọng từ năm cũ sang năm mới. Thời điểm đánh dấu kết thúc năm cũ tính theo lịch âm, được bắt đầu từ thời khắc 0 giờ : 0 phút : 0 giây.
Đêm giao thừa còn có một tên gọi khác nữ là đêm Trừ Tịch, được bắt đầu từ 11h đêm ngày 30 đến 1 giờ sáng của ngày mùng 1 Tết năm mới. Với quan niệm là thời điểm trời đất giao hoà, âm dương hòa hợp với sức sống mãnh liệt đầy hy vọng mới.
Thời khắc này các gia đình sẽ cùng làm lễ thắp hương để cúng tổ tiên, ông bà, gia đình cùng quây quần bên nhau, tiễn năm cũ đi để chào đón năm mới. Với mong muốn cầu sức khoẻ, may mắn, bình an và tài lộc cho tất cả mọi thành viên trong gia đình.
Theo lịch vạn niên, Giao thừa năm 2024 (tức 30 tết âm lịch) là thứ 6 ngày 09/02/2024 dương lịch.
Tết 2024 không nên cúng giao thừa?
Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần khiến nhiều người háo hức đón chờ một năm mới sang. Tuy nhiên thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến dẫn đến các tranh cãi trái chiều. Một trong những ý kiến được công chúng quan tâm hàng đầu chính là đoạn clip chia sẻ “Tết 2024 không nên cúng giao thừa”.
Theo đó, Tiktoker chia sẻ, lý do Tết 2024 không nên cúng giao thừa vì thời điểm năm mới là tiết Lập xuân. Tuy nhiên năm nay, tiết Lập xuân lại đến sớm hơn bình thường, tức là vào ngày 4/2 dương lịch (nhằm ngày 25 tháng Chạp âm lịch). Chính vì vậy thời điểm chuyển sang năm mới 2024 vào ngày 9/2 dương lịch không phải là giao thừa đúng nghĩa.
“Giao thừa năm nay rơi vào ngày 24 tháng Chạp, tức ngày 3/2/2024 dương lịch, tuy nhiên mọi người không nên cúng giao thừa vào ngày này vì đây là ngày xấu, năng lượng không tốt. Nếu cúng giao thừa vào ngày này thì sẽ nạp hết năng lượng xấu vào nhà, khiến gia chủ gặp khó khăn xui xẻo… Còn ngày 30 Tết và mùng Một Tết năm nay không phải ngày cuối năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới nên có cúng thì cũng vô thưởng vô phạt, không có tác dụng gì”, Tiktoker chia sẻ quan điểm.
Ngay sau đó, những tài khoản Tiktok khác cũng đăng video với nội dung tương tự là Tết 2024 không được cúng giao thừa. Điều này dẫn đến sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, nhất là khi Việt Nam vốn có phong tục cúng giao thừa trước thời điểm năm mới đến. Hiện những đoạn clip này đều thu về rất nhiều lượt xem với 5-7 triệu view và hàng ngàn lượt bình luận.
Cúng giao thừa 2024 – Chuyên gia nói gì?
Tập tục cúng giao thừa từ lâu là nét văn hóa và nghi thức đón tết cổ truyền quen thuộc của người dân Việt Nam bao đời. Đến thời điểm hiện tại, nghi thức cúng giao thừa vẫn nhận về nhiều sự hưởng ứng của giới trẻ và họ cho rằng đây là một trong những lễ nghi không thể thiếu để thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Việc cúng giao thừa căn cứ vào âm lịch chứ không phải dựa trên các tiết khí trong năm nên dù tiết Lập xuân có đến sớm hay đến trễ thì cũng không ảnh hưởng việc đón tết.
TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) trả lời trên TNO, cho rằng quan điểm Tết Giáp Thìn không nên cúng giao thừa vào đêm giao thừa mà nên cúng vào 25 hoặc 27 tháng chạp là vô căn cứ.
Theo TS Dương Hoàng Lộc, lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, được cử hành vào đúng thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở cả trong nhà và ngoài trời.
Sở dĩ người Việt có truyền thống cúng giao thừa là vì ông bà ta ngày xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới.
“Cúng giao thừa là tập tục văn hóa của người Việt vào đêm 30 tháng chạp hoặc 29 tháng chạp đối với tháng thiếu. Đây là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Không thể nào cúng giao thừa mà lại làm vào ngày 25 hay 27 tháng chạp”, TS Dương Hoàng Lộc nói.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc địa lý Phương Đông khẳng định trên Thanh Niên cũng cho rằng đêm giao thừa hay còn gọi là đêm Trừ tịch. Việc chuẩn bị mâm cúng trong đêm giao thừa, cùng với bữa cơm tất niên là điều vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng của người Việt.
Theo ông Hải, việc thực hiện nghi lễ truyền thống cúng giao thừa, tống cựu nghinh tân tức là chúng ta đang tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới; không liên quan tới việc chuyển vận từ vận 8 sang vận 9. “Sự hiểu sai lệch giữa phong tục truyền thống và hệ thống vận khí trong phong thủy địa lý là hai phạm trù hoàn toàn khác. Bạn có không cúng thì vận khí vẫn dịch chuyển theo tính quy luật của nó và chúng ta vẫn chào đón năm mới”, ông Hải phân tích.
Cũng theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc địa lý Phương Đông, cho dù ngày mùng 1 tết tốt hay xấu thì người Việt vẫn có thói quen đi chúc tết gia đình, họ hàng, bạn bè với những lời chúc tốt đẹp trong năm mới.
Ông Nguyễn Mạnh Linh, Viện Phong thủy Thế giới, trả lời trên VTC News khẳng định thông tin mà họ lan truyền (cúng giao thừa năm nay sẽ nạp năng lượng xấu) không có cơ sở khoa học nào.
Mặt khác, cúng giao thừa là nghi thức truyền thống để chúng ta bày tỏ sự thành tâm của mình trước tổ tiên, thần linh và trời đất. Giao thừa được xác định vào khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ theo lịch âm, không tính theo các tiết khí.
Đồng quan điểm, chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh nói: “Nói năm nay không nên cúng giao thừa là sai, phản khoa học, phản lại phong tục tập quán của Việt Nam. Tiết Lập xuân chỉ là vấn đề thời tiết thôi, tất nhiên năm nay hay năm nào khác thì các gia đình vẫn cúng Giao thừa theo Âm lịch như bình thường”.
Chuyên gia Quang Minh cũng bác bỏ những lời dọa dẫm của Tiktoker về việc năm mới này “là năm chuyển vận xấu”, cho biết điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mọi người không cần quan tâm. Cúng giao thừa luôn là nghi thức thiêng liêng, không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam.
Xôi là một món ăn ngon truyền thống của người dân Việt, trong mỗi dịp lễ tết hoặc những ngày cúng lễ đều xuất hiện món ăn này. Nó được ưa chuộng được chọn trong thực đơn ăn uống bởi sự dẻo thơm của gạo nếp kết hợp với màu đỏ tươi tự nhiên và vị ngậy béo từ quả gấc giúp món xôi trở lên bắt mắt và ngon ngậy hơn bao giờ hết.
Các mẹ nội trợ đã biết đến cách nấu xôi gấc ngon cho ngày lễ chưa? Hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Bước 1: Sơ chế: Gạo nếp đem vo sạch, ngâm ngập mặt nước khoảng 6 – 7 tiếng đồng hồ. Sau đó xả lại với nước để ráo đi
Bổ gấc làm đôi, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp nhẹ cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp nhuyễn
Ướp gấc với rượu trắng, một chút màu đỏ của gấc và muối. Tiếp tục, trộn thịt gấc với nếp cùng ½ thìa canh muối cho đều.
Bước 2: Trộn nguyên liệu và nấu xôi: trộn thịt gấc, gạo nếp và thìa muối nhỏ cho đều, sau đó cho gạo vào xửng hấp khoảng 25 – 30 phút.
Khi thấy xôi mềm, dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp. Tiếp tục cho chút dầu ăn hấp xôi thêm 10 phút nữa
Sơ chế nguyên liệu nấu xôi gấc
Bước 3: Hoàn thiện: Khi thấy xôi gấc đã đạt độ chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi bớt đi, lúc đó mới rắc đường và trộn đều lên. Sau đó cho xôi ra đĩa hoặc đóng khuôn cho đẹp mắt là được. Có thể thêm vài phần trang trí!
Cách nấu xôi gấc cốt dừa thơm ngon
Nguyên liệu cần có:
– Gạo nếp
– 1 quả gấc
– Một ít dừa nạo
– Nước cốt dừa
– Đường trắng
Cách nấu xôi gấc cốt dừa
Ngâm gạo nếp với nước pha thêm muối để qua đêm khoảng từ 6-8 tiếng
Bổ đôi quả gấc, vét hạt gấc ra bát rồi cho một thìa rượu trắng với ít muối rồi trộn đều.
Gạo đổ ra rổ để ráo, cho phần thịt gấc vào cùng, bóp hạt gấc và trộn để phần thịt gấc được trộn đều với gạo nếp
Xem thêm: cách nấu xôi ngũ sắc ngon
Nấu xôi gấc cốt dừa
Cho nước sôi vào nồi cơm điện để nấu xôi, cho gạo trộn gấc vào giá hấp của nồi cơm, chọc vài lỗ để hơi nước lên trên dễ dàng hơn. Hãy nhớ đảo vài lần để xôi đảm bảo chín đều nhé!
Sau hai lần ấn nút nấu trên nồi cơm điện là xôi chín lúc này bạn cho nước cốt dừa và đường banh nhé!. Đậy nắp nồi và để thêm 10 phút nữa cho đường và nước cốt dừa thấm đều vào hạt xôi là được
Xôi chín thì cho ra đĩa, rắc thêm dừa sợi lên trên cho thơm và nên ăn xôi lúc còn nóng nhé!
Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện
Mách bạn cách nấu xôi gấc ngon bằng nồi cơm điện tiện lợi
Bước 1: Sơ chế và ngâm gạo nếp
Chuẩn bị gạo nếp nấu xôi: Hãy ngâm gạo nếp với một chút nước pha với 1 chút muối và hãy ngâm qua đêm (thời gian ngâm khoảng từ 6-8 giờ)
Bước 2: Chế biến gấc nấu xôi
Bổ đôi quả gấc đã chín đỏ, sau đó vét toàn bộ hạt gấc và ruột gấc ra bát, kết hợp cho một chút rượu trắng cùng với với chút muối rồi sau đó trộn đều.
Gạo đã ngâm trước đó để ráo nước và cho phần thịt của quả gấc vào cùng và kết hợp dùng tay bóp đều phần hạt gấc, thịt gấc cùng với gạo nếp để màu gấc giải đều ra từng hạt gạo
Bước 3: Đồ xôi gấc bằng nồi cơm điện
Cho nước đun sôi vào trong nồi cơm điện và bắt đầu nấu bình thường, tiếp đó bạn cho gạo nếp đã được trộn đều gấc ở bước trên vào trong giá hấp của nồi cơm điện nhà bạn, nhớ chọc vài lỗ nhỏ để hơi nước có thể bốc lên trên dễ dàng hơn giúp nhiệt tràn đều lên cả bề mặt bên trên.
Xem thêm: cách nấu xôi gà xé cay đơn giản
Xôi gấc thơm ngon đã hoàn thành
Bước 4: Đánh đều đường và nước cốt dừa vào xôi
Khi nút “Cook” của bếp bật nẫy thì hãy bật lại 1 lần nữa, sau 2 lần như vậy là xôi gấc có thể đã chín, lúc này bạn có thể cho bổ sung thêm đường và nước cốt dừa vào xôi và sau đó đánh lên thật đều
* Lưu ý: Lượng đường tùy thuộc vào việc bạn thích ăn ngọt nhiều hay ít. Sau đó Đậy nắp nồi lại và để thêm trong khoảng thời gian 10 đến 12 phút nữa để nước cốt dừa và đường thấp đều vào xôi gấc là được
Cho nước cốt dừa vào xôi gấc
Bước 5: Hoàn thành
Khi xôi gấc chín cho xôi gấc ra đĩa và rắc phần cơm dừa tươi được bào trước đó lên ngay lúc xôi còn nóng hổi, sẽ ngon hơn rất nhiều đấy
Với mùi thơm ngậy của dừa và gấc hòa quyện cùng cơm nếp dẻo thơm, đảm bảo sẽ mang lại cho gia đình bạn một nồi xôi gấc thơm dẻo. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi, các bà mẹ có thêm những kiến thức nhất định về cách nấu xôi gấc ngon!
50 tuổi nghiệp và phước sẽ hiện lên rất rõ. Vì vậy, dù có thế nào, hãy cố gắng tích đức ⱪhi về già.
50 tuổi nghiệp và phước sẽ hiện rõ, hãy cố gắng tích phước.
Việc bạn tương tác và sống mẫu mực đối với con cháu có vai trò quan trọng trong việc định hình lòng hiếu thảo của họ trong tương lai.
Khi con còn nhỏ, chúng thường ngây thơ và nhạy cảm. Trong giai đoạn này, chúng sẽ tuân theo hướng dẫn của cha mẹ, vì họ chưa có nhiều ⱪiến thức về xã hội. Tuy nhiên, ⱪhi con cái trưởng thành, và cha mẹ bước vào giai đoạn tuổi trung niên, họ sẽ tạo dựng cuộc sống riêng.
Để có con cái hiếu thảo, cha mẹ cần tạo ra điều ⱪiện cho con phát triển. Con cần có giáo dục tốt, ⱪỹ năng tự lập, và có việc làm. Các giá trị đạo đức và việc cha mẹ giúp đỡ ông bà cũng đóng vai trò quan trọng.
Để con cái biết ơn và hiếu thảo, cha mẹ phải là gương mẫu. Nếu cha mẹ luôn chiều đón con quá mức và ⱪhông tạo ra giới hạn, con cái có thể trở nên ⱪhông biết biết ơn. Nếu cha mẹ ⱪhông hiếu thảo với ông bà, con cái có thể học cách đối xử với cha mẹ cũng theo cách tương tự. Vì vậy, việc cha mẹ định hình cách sống của mình và tương tác với con cháu sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiếu thảo của họ trong tương lai.
Công việc và điều ⱪiện sống ⱪhi còn trẻ sẽ quyết định sự tự tin của bạn ⱪhi về già
Trong cuộc sống, chúng ta có những chu ⱪỳ tương tự với nông nghiệp. Gieo hạt vào mùa xuân, bón phân vào mùa hè, và thu hoạch vào mùa thu. Tương tự, chúng ta cũng cần sự chuẩn bị cho tương lai và trân trọng những gì mình có.
Có câu nói: “Cha mẹ có thể nuôi 10 con, nhưng 10 con ⱪhông thể nuôi cha mẹ.” Vì vậy, chúng ta nên dự trù một ⱪế hoạch tài chính riêng cho mình. Nếu con cái chăm sóc cha mẹ, đó là một phần của hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên có ⱪhả năng tự chủ và tự lo cho bản thân.
Trong tình yêu, việc bạn trân trọng và xây dựng nền tảng mạnh mẽ ⱪhi còn trẻ sẽ quyết định hạnh phúc của bạn trong tương lai. Khi bạn đã bước qua tuổi 50, nếu bạn còn độc thân, tìm ⱪiếm tình yêu trở nên ⱪhó ⱪhăn hơn.
Tuy tình yêu ⱪhông thể mua bằng tiền, nhưng nó rất quý báu. Hãy đối xử tốt với người bạn đời của mình, chia sẻ và đồng hành trong thăng trầm của cuộc sống. Khi gặp ⱪhó ⱪhăn, hãy cùng nhau vượt qua, vì tình yêu đích thực ⱪhông chỉ về quyền lợi cá nhân mà còn về tình cảm và sẻ chia.
Chuyên gia nhắn nhủ: Muốn khỏe mạnh lâu dài, sống lâu trăm tuổi, hãy nhớ “3 nên – 3 đừng”
Chế độ ăn uống, tập luyện có ảnh hưởng quan trọng đến sức ⱪhỏe, tuổi thọ của mỗi người.
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sức ⱪhỏe và tuổi thọ của con người, chiếm tỷ lệ lớn ⱪhoảng 60%. Các yếu tố ⱪhác bao gồm di truyền, yếu tố xã hội, điều ⱪiện y tế, và ⱪhí hậu.
Do đó, có thể thấy rằng lối sống mà chúng ta chọn gần như chi phối yếu tố quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến sức ⱪhỏe và tuổi thọ của chúng ta. Với nguyên tắc “3 việc đừng làm ⱪhi thức dậy và 3 việc nên làm trước ⱪhi đi ngủ,” bạn có thể giúp bảo vệ sức ⱪhỏe và sống một cuộc sống ⱪhỏe mạnh, ⱪhông phải lo lắng về việc phải đối mặt với các vấn đề sức ⱪhỏe.
Có 3 việc bạn ⱪhông nên làm sau ⱪhi thức dậy vào buổi sáng
Không nên nhanh chóng đứng dậy sau ⱪhi thức dậy vào buổi sáng
Cơ thể cần một ⱪhoảng thời gian ngắn để thích nghi sau giấc ngủ. Việc chuyển đột ngột từ tư thế nằm sang tư thế đứng có thể tạo ra hiện tượng chói lọi, ảnh hưởng đến hệ xương ⱪhớp, và có thể gây đau ở vùng lưng dưới hoặc tác động đến hệ thần ⱪinh.
Đối với người cao tuổi hoặc những người có vấn đề về sức ⱪhỏe, việc thay đổi tư thế đột ngột có thể gây vấn đề nghiêm trọng. Hãy ở trên giường 5 phút, duỗi cơ thể, chân tay và ⱪhớp, sau đó từ từ ngồi dậy.
Không nên bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên sau ⱪhoảng 10 tiếng nằm nghỉ, và cơ thể cần năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Bỏ bữa sáng có thể gây tăng huyết áp vào buổi sáng, đặc biệt nếu bạn đã nhịn ăn trong thời gian dài. Nhịn ăn sáng thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố liên quan.
Không nên tập thể dục quá sớm vào buổi sáng
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức ⱪhỏe, nhưng quan trọng là chọn thời điểm phù hợp. Nếu tập thể dục quá sớm sau ⱪhi thức dậy vào buổi sáng, có thể gây tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ tai biến tim mạch và mạch máu não.
Đặc biệt là vào mùa thu đông ⱪhi nhiệt độ chênh lệch lớn, việc tập thể dục quá sớm có thể ⱪhông tốt cho sức ⱪhỏe. Thời điểm tốt nhất để tập thể dục là ⱪhoảng 1 giờ sau ⱪhi thức dậy vào buổi sáng.
Dưới đây là “3 điều nên làm” trước ⱪhi đi ngủ vào buổi tối
Nên dựa vào ăn tối với ⱪhẩu phần vừa đủ
Điểm thích hợp để vào giấc là trước 11 giờ tối, và quan trọng là tránh ăn tối sau 8 giờ tối. Đối với bữa ăn cuối cùng trong ngày, hãy ăn một lượng thức ăn cân đối và đủ để ⱪhông tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và nguy cơ tăng cân ⱪhông mong muốn.
Ăn quá nhiều và thiếu hoạt động thể dục sau bữa tối có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cơ thể, góp phần vào vấn đề thừa cân và các vấn đề sức ⱪhỏe.
Tránh tập luyện mạnh trước ⱪhi đi ngủ
Hoạt động thể chất mạnh vào cuối ngày có thể ⱪhiến tâm trạng và sự tỉnh táo của não tăng lên, gây ⱪhó ⱪhăn trong việc chìm vào giấc ngủ.
Giấc ngủ ⱪém chất lượng có thể dẫn đến sự mệt mỏi và căng thẳng vào ngày tiếp theo, tác động đến cả sức ⱪhỏe tinh thần và thể chất. Hạn chế tập thể dục ít nhất 2 giờ trước giờ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ được cải thiện.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử
Việc sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử trên giường trong ⱪhoảng thời gian dài trước ⱪhi đi ngủ có thể gây thiếu ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này ảnh hưởng đến sản xuất melatonin, hormon giúp ngủ. Điều này có thể làm căng trí óc và ⱪhó chuyển đổi sang trạng thái ngủ. Để tạo điều ⱪiện cho một giấc ngủ tốt, nên giảm độ sáng trên điện thoại và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là trong ⱪhoảng thời gian 45 phút trước ⱪhi đi ngủ.
Khi được bổ sung dinh dưỡng, cây lưỡi hổ sẽ lớn nhanh, thậm chí có thể ra hoa.
Cây lưỡi hổ có lá mọc thẳng, có thể trồng trong nhà hay ngoài trời đều được. Cây này hiếm ra hoa nhưng lại xanh tươi quanh năm, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ formaldehyde, trả lại không khí trong lành.
Cây lưỡi hổ dễ trồng, không tốt công chăm sóc. Khi đã thích nghi với môi trường sống, cây có thể lớn nhanh như thổi.
Muốn cây lưỡi hổ phát triển tốt, đất trồng có vai trò rất quan trọng. Cây lưỡi hổ không kén đất. Chỉ cần đất thoáng khí, thoát nước tốt là cây có thể phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên thêm một ít phân bón lót vào đất để cây lớn nhanh hơn.
Có thể dùng đất than bùn và đá trân châu trộn thêm một ít phân bánh vào đất trồng cây. Ngoài ra, có thể lót một ít vỏ cây liễu ở 1/3 đáy chậu để tăng khả năng thoát nước, tạo độ thoáng khí, giúp tránh tình trạng úng nước làm thối rễ cây.
Trong thời kỳ sinh trưởng của cây lưỡi hổ, bạn có thể bổ sung thêm 3 “món ăn khoái khẩu” này để cây lớn nhanh hơn.
Phân trùn quế
Phân trùn quế là chất thải được thu hoạch từ con trùn quế (còn gọi là giun quế hay giun đỏ) khi ăn chất hữu cơ. Loại phân hữu cơ này có giá trị dinh dưỡng cao và được xem là loại phân tự nhiên tốt. Bạn có thể thu thập phân trùn quế trong tự nhiên hoặc mua phân trùn quế được bán sẵn. Loại này có thể trực tiếp sử dụng mà không cần lên men.
Phân trùn quế dễ tan và ngấm vào đất trồng. Bộ rễ của cây sẽ hấp thu dinh dưỡng sau khi tưới nước.
Phân trùn quế giàu phốt pho, kali, các loại axit amin, có thể đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây.
Bạn có thể nghiền nát phân trùn quế rồi rắc lên bề mặt chậu đất hoặc trộn chung với đất trồng.
Bột vỏ trứng
Sau mỗi lần chế biến các món ăn từ trứng, bạn đừng vứt bỏ phần vỏ. Hãy giữ lại vỏ, rửa sạch và phơi khô vài nắng rồi nghiền thành bột. Vỏ trứng là nguyên liệu tốt cho cây trồng. Nó giúp điều chỉnh độ axit và độ kiềm của đất, cân bằng pH, bổ sung các nguyên tố đạm, lân, kali, đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của cây.
Chỉ cần bón một ít bột vỏ trứng vào đất và tưới nước. Các chất dinh dưỡng sẽ nhanh chóng phân hủy và được cây hấp thụ.
Bột xương
Bột xương được làm từ xương gà, xương lợn, xương bò… Các phần xương này cần đem luộc qua để khử bớt muối. Xương đã được luộc và làm sạch để loại bỏ phần thịt bám trên bề mặt thì có thể đem đi phơi nắng cho khô giòn rồi đem nghiền thành bột.
Bạn cũng có thể mua bột xương bán sẵn ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp, cửa hàng cây cảnh.
Dùng bột xương để làm phân bón lót hoặc bón thúc sẽ giúp cây lưỡi hổ cao thêm và ra nhiều mầm. Bột xương chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, rất cần thiết cho cây phát triển.
Với những loại phân bón này, khoảng 20-30 ngày, bạn có thể bón cho cây một lần.
Ngoài ra, để cây lưỡi hổ phát triển tốt, bạn không nên tưới quá nhiều nước. Cây lưỡi hổ có thể chịu hạn tốt, 7-10 ngày mới tưới nước cho cây một lần để tránh bị thối rễ.
Việc nêm mì chính sai thời điểm, dùng quá mức quy định có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của cả gia đình.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng mì chính cũng giống như mọi loại gia vị khác, dù đem lại chất ngọt nhưng lại không thể thay thế cho vị ngọt tự nhiên từ rau củ, trứng, thịt…
Đương nhiên, các bà nội trợ vẫn có thể dùng mì chính trong quá trình nấu ăn cho gia đình nhưng không nên lạm dụng, đồng thời cần biết dùng đúng cách. Việc nêm mì chính sai thời điểm, dùng quá mức quy định có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của cả gia đình.
Những sai lầm cần tránh khi dùng mì chính
1. Lạm dụng mì chính
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia): Người dùng có thể sử dụng mì chính như bao loại gia vị khác ví dụ như hạt tiêu, muối… tùy thuộc khẩu vị của mỗi người, cũng không cần lo lắng nhiều về nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, dùng quá nhiều mì chính khi nấu ăn có thể gây khô cổ, cảm thấy khát nước. Thậm chí, người có cơ địa quá mẫn cảm nếu ăn nhiều mì chính còn có thể cảm thấy chóng mặt, hồi hộp, tê mỏi chân tay…
Cách làm đúng:
Năm 1970, tổ chức JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)) đã đưa ra liều dùng hàng ngày của mì chính là 0-120mg/kg thể trọng. Điều này có nghĩa với người có cân nặng khoảng 50kg thì mỗi ngày có thể sử dụng 6g mì chính. Các gia đình nên lưu ý về liều lượng này để dùng cho đúng.
2. Dùng mì chính ở nhiệt độ cao
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm cho biết khi nấu ăn ở nhiệt độ trên 260 độ C, nấu trong thời gian dài thì không chỉ mì chính mà tất cả đồ ăn thông thường cũng bị chuyển hoá sang một chất khác, có thể không tốt cho người ăn.
Nếu bổ cho mì chính vào lúc đang nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao thì phản ứng hóa học sẽ xảy ra khiến mì chính thành natri pyroglutamic acid. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Cách làm đúng:
Chuyên gia khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không nêm mì chính ở nhiệt độ cao, khi nấu chín thức ăn hãy bắc ra khỏi bếp mới cho mì chính. Nhiệt độ thích hợp để hòa tan mì chính là khoảng 70 – 90 độ C.
3. Nêm mì chính vào các món nguội
PGS. Lâm cho biết, mì chính rất khó hòa tan ở nhiệt độ quá thấp. Nếu các bà nội trợ cho mì chính vào khi thức ăn đã nguội thì mì chính không tan được, như vậy sẽ khiến món ăn không những không ngon mà còn dễ gây hại cho đường tiêu hóa.
Cách làm đúng:
Cần hòa tan mì chính với nước ấm trước khi trộn vào thức ăn nguội để tăng vị ngon cho món ăn
4. Nêm mì chính vào món ăn chua có giấm
Chuyên gia cho hay, mì chính không dễ hòa tan trong môi trường axit nên việc thêm mì chính vào các món nộm, gỏi chua ngọt có chứa giấm không những làm thay đổi hương vị của món ăn mà còn có hại cho sức khỏe.
5. Nêm mì chính vào các món ngọt
Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thức ăn có vị ngọt tự nhiên như cà chua, tôm… vì sẽ làm mất hương vị ngọt, độ ngọt của món ăn và gây vị khó chịu.
6. Cho trẻ nhỏ dùng mì chính
Theo tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam), đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng hoàn thiện cho thấy mì chính có thể kích thích, gây độc khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên, một số đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng loại gia vị này, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Theo vị chuyên gia, vị giác của trẻ nhỏ đang trong quá trình hình thành nên phụ huynh cần hết sức thận trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Trẻ vốn yêu thích vị ngọt nên trong nhiều trường hợp con sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn với các món được cho thêm mì chính, khi không cho mì chính thì lại bỏ ăn, điều đó dễ khiến bố mẹ lạm dụng loại gia vị này.
Bên cạnh đó, mì chính cũng là một chất có chứa natri, do vậy, chuyên gia cảnh báo người cao tuổi, người bị huyết áp cao, người bị phù thũng cũng nên thận trọng, cần hỏi ý kiến với bác sĩ trước khi sử dụng.
Mối tình chóng vánh, nên duyên từ việc rao bán nhà khiến chị Hạnh vừa vui, vừa có chút ngại ngùng.
Duyên nợ từ việc mua – bán nhà
Chỉ còn chưa đến 1 tuần nữa, đám cưới của chị Nguyễn Thị Hạnh (33 tuổi) và anh Phạm Hồng Thuật (32 tuổi) sẽ diễn ra ở Đắk Lắk. Cuộc hôn nhân nên duyên từ việc mua – bán nhà khiến chị Hạnh vẫn ngỡ như giấc mơ.
Cách đây 3 tháng, bà mẹ đơn thân đăng tải thông tin bán nhà ở Thị xã Buôn Hồ. Có nhiều khách tới đặt lịch hẹn xem nhưng chị Hạnh chỉ làm việc qua người môi giới. Cho đến một buổi sáng nọ, bên phía môi giới gọi cho bà mẹ đơn thân nói rằng, 3 giờ chiều sẽ có khách qua xem. Đúng lịch hẹn, chị Hạnh tới nơi thì đã thấy một người đàn ông cùng 2 vợ chồng tuổi trung niên đứng ở phía trong.
“Hôm đó vừa qua, tôi nghĩ anh Thuật là người bên môi giới. Dẫn tới dẫn lui đi xem nhà một hồi, thì anh đi ra chốt luôn. Lát sau môi giới mới tới, hóa ra anh là khách, đi chung với bố mẹ coi nhà trực tiếp. Lần đầu gặp không có ấn tượng gì hết đâu vì đeo khẩu trang hết không à!”, chị Hạnh nhớ lại.
Chị Hạnh bán nhà cho cha mẹ của anh Thuật.
Qua những ngày sau đó, chị Hạnh nói chuyện nhiều hơn với anh Thuật để bàn về các thủ tục, giấy tờ công chứng. Chị nhớ nhất dịp đi cafe cùng hai mẹ con anh Thuật trước ngày công chứng, chàng trai 32 tuổi trầm tính, ngồi một góc, trong khi bác gái lại rất thân thiện, trò chuyện vui vẻ.
“Anh nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng đòi xưng làm anh. Tôi mới quay sang bắt chuyện vui với bác gái ngồi đó, bảo: Cô ơi, con trai cô nhỏ tuổi hơn con mà đòi làm anh con vậy cô. Cô mới cười, tự dưng nói: 89 với 90 không hợp tuổi rồi. Tôi cũng cười theo, nghĩ trong bụng, con không có ý gì đâu, sao cô lại nghĩ vậy”.
Sau vài lần trò chuyện qua lại, anh Thuật mới biết chị Hạnh đã qua một lần đò, đang là mẹ đơn thân nuôi 2 con trai. Thời điểm bán nhà, chị Hạnh cũng đang trong mối quan hệ tìm hiểu với một người đàn ông khác. Tuy nhiên bà mẹ đơn thân chưa xác định tiến tới vì cảm thấy không phù hợp. Cho đến khi gặp anh Thuật, chị Hạnh không nghĩ bản thân lại có cảm tình với chàng trai kém tuổi nhanh tới như vậy.
“Trước đây chuyện tình cảm của tôi không dám nói với ai, mọi thứ cứ dồn nén. Đến khi gặp anh, tôi thoải mái tâm sự, anh cho tôi lời khuyên, hướng giải quyết. Có người lắng nghe nên tôi cứ nói mãi, kể mãi.
Cũng có lần, tôi cũng qua nhà anh chơi, nhà anh bán đồ điện tử nên mời mấy mẹ con vào phía trong. Tôi ngạc nhiên vì anh độc thân mà căn nhà sạch sẽ, đồ đạc sao mà gọn gàng quá.
Anh không phải người thể hiện tình cảm bên ngoài. Nhưng con mình chịu theo anh, chơi với anh là mình hiểu. Anh đi đâu về cũng mua đồ chơi cho các con. Những ấn tượng như vậy gộp lại làm tôi để ý anh nhiều hơn”, chị Hạnh nói.
Bà mẹ đơn thân được bố mẹ chồng quý mến
Sự trùng hợp khó tin của 2 ông thông gia
Cả hai dù đã có tình cảm trong lòng nhưng mặc cảm bản thân khiến chị Hạnh chưa dám tiến tới. Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, chị dặn lòng mạnh mẽ làm điểm tựa cho các con. Nhưng chính sự chân thành, động viên từ anh Thuật khiến chị mở lòng.
“Tôi nghĩ tôi có đủ niềm tin ở anh. Một phần tôi rất quý cha mẹ của anh. Hoàn cảnh tôi từ nhỏ đã thiếu thốn, cha một nơi, mẹ khó tính, không hiểu được cuộc sống của con cái. Nhưng khi tôi gặp 2 bác, tôi không hiểu sao lại có cảm tình. Chị gái ruột của anh cũng rất dễ thương.
Thôi thì mình cũng cô đơn giữa đời, có một người nào đó đến thì cứ mạnh dạn mở lòng, dựa vào coi thử”, chị Hạnh tâm sự.
Cả hai nhanh chóng thành đôi và về ra mắt gia đình hai bên. Bà mẹ Đắk Lắk vừa vui, vừa bất ngờ nhưng cũng có chút e ngại: “Lúc anh về anh nói mối quan hệ của tôi với gia đình, bố mẹ anh cũng bất ngờ. Tôi ngại lắm, xấu hổ còn hơn gái mới lớn. Vì vừa bán nhà, còn kêu cô chú, giờ mình lại quen con nhà người ta”, chị Hạnh cười.
Anh Thuật hiện đang là chủ một cửa hàng bán đồ điện tử
Nhưng sự ngượng ngùng ấy bị phá vỡ cho đến ngày 2 gia đình gặp nhau. Hai ông sui mới “té ngửa” nhận ra từng là đồng nghiệp từ 40 năm trước và cùng làm ở Hạt kiểm lâm huyện Krong Búk. Cả hai xúc động, thi thoảng ngồi ôn lại kỷ niệm cả tiếng đồng hồ.
Được sự tác thành của gia đình hai bên, cặp đôi đã dọn về sống chung nhà, chuẩn bị cho đám cưới sẽ diễn ra trong tuần tới. Ngôi nhà của chị Hạnh đã bán, sang tên cho bố mẹ anh Thuật. Song cặp đôi vẫn thi thoảng về lại nơi này để nghỉ ngơi, còn ngôi nhà của anh Thuật ở hiện tại để bán đồ điện tử.
Có nhiều lời xì xào bàn tán, đùa vui rằng, anh Thuật “lãi hời”, vừa tậu nhà, lại có được cả vợ đẹp con xinh, song chị Hạnh ít khi để tâm.
“Tôi vẫn nói với chồng, em với anh được nhiều người biết tới, đã xác định đến với nhau thì đạp lên dư luận để sống. Tại họ không ở trong cuộc sống của mình, họ không hiểu mình trải qua điều gì, nên người ta nói kệ người ta. Miễn sao mình thấy hạnh phúc là đủ!”, bà mẹ đơn thân tự tin.
Đặt chổi quét nhà ở đây có thể khiến cho tài khí bị tiêu tan.
Không nên để ở góc phòng khách
Phòng khách là vị trí vô cùng quan trọng trong nhà, là nơi gia đình quây quần tụ họp, cũng là nơi nhân khí vượng, tài lộc phát.
Nếu để chổi quét nhà ở phòng khách thì những khí xấu tích tụ nơi cây chổi có thể ám theo người sống trong nhà, những thứ bẩn thỉu lẽ ra phải được loại bỏ thì vô tình vẫn còn ở đó, khiến cho sức khỏe cũng như vận trình của gia chủ bị sa sút. Không nên để chổi quét nhà hai bên cửa ra vào.
Đặt hai bên cửa
Nhiều gia đình có thói quen để chổi quét nhà hai bên cửa ra vào mà không hề hay biết mình đã phạm phải đại kị phong thủy. Cửa ra vào là nơi phong thủy cực kì coi trọng, tài khí qua đó mà vào nhà, giúp cho tài vận vượng phát. Đặt chổi quét nhà ở đây có thể khiến cho tài khí bị tiêu tan bởi khí xấu đến từ cây chổi, cũng khiến cho khí xấu theo người ra vào theo đó mà đi vào trong nhà, không tốt cho sức khỏe cũng như khiến tài lộc khó lòng tích tụ.
Không đặt chổi ở nhà vệ sinh
Nhiều người nghĩ rằng nhà vệ sinh là nơi bẩn nhất trong nhà nên đem chổi để ở đó, khiến cho chổi đã bẩn lại càng thêm bẩn, khí xấu tích tụ càng nhiều. Khi chúng ta lấy chổi ra quét dọn nhà cửa thì cũng vô tình đem những thứ đó đi khắp nhà.
Quét dọn nhà xong chẳng những không được sạch sẽ mà còn vô tình làm cho khí xấu lan tràn khắp nơi, gây ra những hậu họa khó bề tưởng tượng được. Chính vì thế, đừng bao giờ để chổi quét nhà trong nhà vệ sinh bạn nhé. Có thể bạn không biết điều này, nhưng những gia đình truyền thống Trung Hoa không bao giờ để chổi ở trong nhà.
Theo quan niệm dân gian, họ cho rằng nếu để người khác vào nhà mình mà thấy ngay cây chổi quét nhà hoặc chổi lau nhà hay bất cứ dụng cụ vệ sinh nào là một điều cực kì xấu.
Đặc biệt, để chổi trong phòng ăn hay phòng bếp càng là điều đại kị, bởi nó sẽ quét sạch cơm gạo, nguồn sống của gia đình, khiến cho tài lộc sa sút, vận trình gia chủ ngày càng đi xuống.
Phòng bếp, phòng ăn
Chổi quét nhà là vật dụng luôn chứa rất nhiều vi khuẩn. Về mặt khoa học, để chổi trong nhà bếp là điều không nên, vì sẽ ảnh hưởng đến việc chế biến món ăn, vi khuẩn xâm nhập các loại thực phẩm khiến việc ăn uống của bạn và gia đình trở nên không còn an toàn.
Còn theo phong thủy, phòng bếp và phòng ăn là nơi con người nạp năng lượng, duy trì sinh tồn, việc để chổi quét nhà ở vị trí này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống gia đình.
Gần cửa sổ
Cửa sổ không chỉ là nơi đón ánh sáng tự nhiên vào nhà mà còn là nơi lưu thông không khí, giúp nhà thông thoáng. Theo các chuyên gia phong thủy, việc đặt chổi quét nhà ở gần cửa sổ sẽ khiến gia chủ gặp điều không may mắn, ảnh hưởng đến hòa khí gia đình. Vì thế, đây là một trong những vị trí không nên để chổi quét nhà.
Những vị trí nên đặt chổi quét nhà
Nên để chổi quét nhà ở đâu cho hợp phong thủy, đó là câu hỏi của rất nhiều người.
Phía sau nhà hoặc ban công là hai vị trí thích hợp nhất để cất chổi quét nhà mà không ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở. Chổi quét nhà quét đi bụi bẩn nên bản thân nó cũng mang theo khí xấu, nếu để sau nhà hoặc ban công thì sẽ tránh bớt được ảnh hưởng của nó tới vận khí của cả căn nhà.
Chổi quét nhà được đặt ở nơi kín đáo phía sau nhà còn có tác dụng bảo vệ an toàn cho gia chủ, giữ cho những kẻ quấy rối hay kẻ xấu muốn nhòm ngó tài sản nhà bạn ở bên ngoài, không thể xâm nhập vào làm hại những người sống trong nhà.
Khi ấy, gia đình bạn sẽ được Thần Chổi bảo vệ, giúp chúng ta an tâm sinh sống và làm việc.
Khi chổi cùn, chổi bị hỏng, gia chủ nên thay mới ngay để tiện cho việc sử dụng cũng như loại bỏ những điềm xấu ra khỏi nhà.
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.