Home Blog Page 12

Từ hôm nay: Người có đủ 2 điều kiện này xây nhà trên đất nông nghiệp chẳng lo bị ph-ạt, đó là gì?

0

Trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp không lo bị phạt

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;”

Như vậy, nếu người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất) để được giải quyết theo thẩm quyền.

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp bao gồm các loại  giấy tờ sau đây:

 Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;

–  Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp khong lo bị phạt

Trường hợp nào xây nhà trên đất nông nghiệp khong lo bị phạt

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt ra sao?

+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta…

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

Ai xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phạt

Ai xây nhà trên đất nông nghiệp không bị phạt

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

Thêm vào đó, đối tượng vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…

Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Có cần đóng cửa khi ngủ vào ban đêm hay không? 9/10 người trả lời sai

0

Nhiều người xem việc đóng cửa phòng khi ngủ vào ban đêm là một vấn đề nhỏ nhặt. Tuy nhiên, nếu bạn cũng có suy nghĩ như vậy, có lẽ bạn đã đánh giá sai tầm quan trọng của nó.

Có nên đóng cửa phòng khi ngủ vào ban đêm?

Nhiều người cho rằng việc đóng cửa phòng ngủ khi ngủ chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt. Tuy nhiên, nếu bạn cũng có suy nghĩ như vậy, có thể bạn đã đánh giá sai tầm quan trọng của nó. Để đưa ra quyết định đúng đắn, bạn nên cân nhắc những yếu tố sau:

1. Ổn định nhiệt độ

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến việc giữ ấm khi ngủ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu để cửa phòng mở, không khí lạnh có thể tràn vào, làm giảm nhiệt độ trong phòng và khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.

Ngược lại, đóng cửa giúp giữ nhiệt ổn định, tạo cảm giác ấm áp và an toàn hơn trong suốt giấc ngủ. Đặc biệt, với những người có sức khỏe yếu, việc ngủ trong không gian kín sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh giá.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến việc giữ ấm khi ngủ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến việc giữ ấm khi ngủ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

2. Giảm thiểu tiếng ồn

Tiếng ồn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Tiếng tivi, tủ lạnh, bước chân hoặc âm thanh từ bên ngoài có thể gây gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt trong những căn hộ có khả năng cách âm kém.

Việc đóng cửa phòng tạo ra một lớp ngăn cách tự nhiên, giúp giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài, mang lại không gian yên tĩnh và giấc ngủ sâu hơn. Nếu bạn muốn có một giấc ngủ chất lượng, đừng quên thói quen đơn giản nhưng hiệu quả này.

Giữ riêng tư và an toàn khi ngủ

Việc đóng cửa phòng ngủ không chỉ giúp đảm bảo giấc ngủ ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự riêng tư. Đặc biệt trong những gia đình đông người, cửa đóng giúp hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài, tạo không gian yên tĩnh và tránh những tình huống bất tiện.

Nếu cửa phòng ngủ luôn mở, những âm thanh từ người khác đi lại có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Ngược lại, khi cửa đóng, bạn có thể thư giãn, nghe nhạc hoặc xem tivi mà không lo làm phiền đến người khác.

Việc đóng cửa phòng ngủ không chỉ giúp đảm bảo giấc ngủ ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự riêng tư.

Việc đóng cửa phòng ngủ không chỉ giúp đảm bảo giấc ngủ ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự riêng tư.

Ngoài ra, với những người sống một mình, đặc biệt là phụ nữ, việc đóng cửa khi ngủ còn giúp tăng cường cảm giác an toàn, bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro không mong muốn. Vì vậy, để có giấc ngủ yên bình và an toàn hơn, hãy tập thói quen đóng cửa phòng trước khi đi ngủ.

Những điều cần lưu ý khi ngủ ban đêm

Bên cạnh việc đóng cửa phòng, có một số thói quen cần tránh để đảm bảo sức khỏe và giấc ngủ chất lượng hơn:

1. Tránh để nến và tinh dầu ở đầu giường

Mặc dù nến thơm và tinh dầu có thể giúp thư giãn, nhưng để chúng quá gần giường ngủ có thể gây nguy hiểm. Nến có thể gây cháy nổ nếu vô tình bị đổ hoặc tiếp xúc với vật dễ cháy. Ngoài ra, một số loại tinh dầu kém chất lượng có thể phát tán chất độc hại, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vì thế, tốt nhất không nên đặt nến và tinh dầu ngay cạnh giường ngủ.

2. Hạn chế để thú nhồi bông trên giường

Thú nhồi bông có thể trở thành nơi tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bụi mịn từ các sợi vải có thể gây kích ứng da và ảnh hưởng đến đường hô hấp. Do đó, nếu có thói quen để nhiều thú nhồi bông trên giường, bạn nên dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo không gian ngủ sạch sẽ.

3. Đặt một chậu nước trong phòng ngủ

Vào mùa khô, độ ẩm trong phòng ngủ có thể giảm, khiến da bị khô và gây cảm giác khó chịu khi thức dậy. Đặt một chậu nước nhỏ trong phòng là cách đơn giản để giữ ẩm không khí, giúp giấc ngủ trở nên dễ chịu hơn. Đây là một mẹo hữu ích để cải thiện chất lượng không gian sống, đặc biệt vào mùa thu đông.

Tóm lại, một giấc ngủ ngon không chỉ phụ thuộc vào thói quen ngủ mà còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh. Việc đóng cửa phòng, giữ không gian sạch sẽ và duy trì độ ẩm hợp lý sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu, trọn vẹn và khỏe mạnh hơn.

Luộc cua, ghẹ không rụng càng chỉ cần mẹo này vụng mấy cũng làm được hết

0

Để những con cua, ghẹ vẫn còn nguyên chân, càng sau khi luộc, bạn cần chú ý nhiều khâu, từ lúc chọn mua đến làm sạch và cho vào nồi luộc. Để luộc cua ghẹ không rụng càng, bạn cần lưu ý mẹo sau đây.

Chọn cua ghẹ tươi sống

Luộc cua, ghẹ không rụng càng chỉ cần mẹo này vụng mấy cũng làm được hết

Luộc cua, ghẹ không rụng càng chỉ cần mẹo này vụng mấy cũng làm được hết

Bạn chọn con còn sống, di chuyển linh hoạt, khi chạm tay vào thì càng và chân co lại nhanh. Dùng tay nhấn vào mai hoặc bụng, nếu cứng và không lỏng bọng là cua, ghẹ chắc thịt.

Cua đực thường nhiều thịt, trong khi cua cái nhiều gạch, tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn.

Rửa cua ghẹ đúng cách

Dùng bàn chải nhỏ để chà sát lớp bên ngoài của cua và ghẹ, đặc biệt là vùng khe càng và chân. Ngâm cua, ghẹ vào nước muối loãng hoặc nước vo gạo khoảng 10-15 phút để loại bỏ bùn đất.

Sau khi rửa sạch, bạn buộc chặt càng cua ghẹ bằng dây để tránh tình trạng rụng càng khi luộc.

Luộc cua ghẹ đúng cách để không rụng càng

– Làm choáng cua, ghẹ trước khi luộc: Trước khi luộc, bạn nên cho cua, ghẹ vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15-20 phút hoặc ngâm vào nước đá. Cách này làm chúng bị choáng ngất, không cử động, hạn chế bị rụng càng khi luộc.

– Luộc cua, ghẹ khi nước còn lạnh: Khi đặt cua, ghẹ vào nồi, bạn nên đổ nước lạnh, sau đó mới bật bếp. Việc nâng nhiệt độ từ từ sẽ giúp cua và ghẹ chết dần, giảm tình trạng rơi càng.

– Khi luộc, nắp nồi nên chừa khe hở nhỏ để tránh tình trạng chênh lệch nhiệt độ đột ngột, khiến cua, ghẹ bị sốc nhiệt và rơi càng.

Thời gian luộc hợp lý với cua biển lớn là 15-20 phút, cua biển nhỏ và ghẹ là 10-15 phút.

Một số lưu ý khi thưởng thức: Khi chín, bạn nên lấy cua, ghẹ ra ngay, tránh ngâm nước lâu khiến thịt bị nhão. Dùng kềm hoặc dao bổ để dễ dàng bóc thịt.

Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng: Làm choáng ngất bằng nước đá trước khi luộc.

Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng: Làm choáng ngất bằng nước đá trước khi luộc.

Cách phân biệt cua gạch và cua thịt

Việc phân biệt cua gạch và cua thịt thực ra không quá phức tạp nếu bạn chú ý đến một số đặc điểm cơ bản dưới đây:

Quan sát phần yếm cua

Với cua gạch, yếm thường có màu hơi vàng hoặc cam nhạt, đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy bên trong chứa đầy gạch. Khi bóp nhẹ vào yếm cua, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng và chắc tay. Ngoài ra, yếm cua gạch có hình bầu tròn to, đặc biệt dễ nhận diện. Phần yếm này đóng vai trò ôm trứng khi đến mùa sinh sản, và đây cũng là nơi tích tụ lớp gạch vàng béo ngậy mà nhiều người yêu thích.

Ngược lại, cua thịt có yếm màu trắng nhẵn, không nổi bật. Khi bóp nhẹ, yếm cua thịt mềm hơn và không tạo cảm giác nặng tay như cua gạch. Khi quan sát bạn sẽ thấy phần yếm cua có hình tam giác nhọn. Đây là đặc trưng của cua đực, loại cua thường nổi bật với thịt chắc, thơm ngọt và ít hoặc không có gạch.

Phân biệt qua trọng lượng, chân – càng

Cua gạch nhờ có lớp gạch bên trong nên thường nặng hơn so với cua thịt cùng kích thước. Khi cầm lên, bạn có cảm giác chắc tay, không nhẹ bẫng. Trong khi đó, cua thịt nhẹ hơn nhưng nếu mai chắc và nặng tay thì phần thịt bên trong vẫn đầy đặn, không bị óp.

Phần chân và càng cũng là yếu tố quan trọng để nhận diện. Cua thịt nổi bật với chân và càng to, chắc khỏe hơn hẳn so với cua gạch.

Trái lại, cua gạch có phần chân thon, nhỏ hơn do năng lượng tập trung vào lớp gạch bên trong thay vì phát triển kích thước các chi. Khi ấn nhẹ vào phần cuối chân hoặc bóp càng cua thịt, bạn sẽ cảm nhận được sự cứng cáp, chứng tỏ thịt cua dày và đầy.

Quan sát sau khi chế biến

Nếu chưa thể phân biệt cua gạch và cua thịt từ trước, bạn vẫn có thể nhận biết sau khi chế biến. Cua gạch có lớp gạch màu vàng cam hoặc đỏ sẫm, hương thơm béo ngậy, tạo cảm giác hấp dẫn. Gạch cua thường nằm ở mai và bám vào một số phần thịt.

Trong khi đó, cua thịt không có gạch nhưng lại nổi bật với phần thịt chắc, ngọt đậm đà. Đây là dấu hiệu đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận ra.

Loại quả rẻ như cho, bổ dưỡng hơn cả vitamin tổng hợp, đang ‘gây sốt’ tại các chợ Việt

0

Trong vô vàn trái cây tươi ngon, có một loại quả dân dã, quen thuộc nhưng giàu dinh dưỡng không kém vitamin tổng hợp đắt tiền. Đặc biệt, với giá chỉ 10.000 đồng, bạn đã có thể mua được một lượng lớn để chăm sóc sức khỏe gia đình.

Chị em mình chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với quả đu đủ – một loại trái cây dân dã, xuất hiện từ những gánh hàng rong đến các chợ lớn nhỏ khắp mọi miền đất nước. Với hình dáng thon dài, vỏ xanh hoặc vàng cam khi chín, và ruột màu cam tươi mát, đu đủ không chỉ đẹp mắt mà còn là “người bạn đồng hành” tuyệt vời cho sức khỏe.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đu đủ được xếp vào nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên, rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Điều thú vị nhất là giá thành của nó lại vô cùng “mềm”, chỉ khoảng 10.000 – 20.000 đồng/kg, giúp chị em dễ dàng mua sắm mà không cần đắn đo quá nhiều.

Giá trị dinh dưỡng của quả đu đủ

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng gọi đu đủ là “siêu thực phẩm”. Trong mỗi 100g đu đủ chín, có chứa:

– Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa mạnh mẽ.

– Vitamin A: Tốt cho thị lực, làm sáng da từ bên trong.

– Enzyme Papain: Một loại enzyme đặc biệt hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

– Kali và Magie: Hỗ trợ tim mạch, duy trì huyết áp ổn định.

– Chất xơ: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, phòng ngừa táo bón.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, đu đủ còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng beta-carotene và các chất chống oxy hóa dồi dào. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau sinh, đu đủ còn được coi là “thần dược” kích thích tuyến sữa, giúp mẹ bầu phục hồi nhanh chóng.

Theo nghiên cứu, đu đủ còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng beta-carotene và các chất chống oxy hóa dồi dào

Theo nghiên cứu, đu đủ còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe xương khớp nhờ hàm lượng beta-carotene và các chất chống oxy hóa dồi dào

Những ai không nên ăn đu đủ?

Dù giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng phù hợp để thưởng thức loại quả này. Chị em cần lưu ý:

– Phụ nữ mang thai: Theo khuyến cáo từ các bác sĩ sản khoa, đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn có chứa enzyme gây co bóp tử cung, tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, bà bầu chỉ nên ăn đu đủ chín hoàn toàn.

– Người bị dị ứng latex: Một số người nhạy cảm với protein trong nhựa cây đu đủ có thể gặp phản ứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ.

– Người mắc bệnh đường tiêu hóa nặng: Mặc dù enzyme papain hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Các món ăn, thức uống ngon từ đu đủ

Đu đủ không chỉ là món tráng miệng quen thuộc, mà còn có thể biến tấu thành nhiều món ngon khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho chị em:

Sinh tố đu đủ

Xay nhuyễn đu đủ chín cùng sữa tươi hoặc sữa đặc, thêm chút đá bào là đã có ngay ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Đây là món giải khát lý tưởng cho cả gia đình.

Gỏi đu đủ

Đu đủ xanh bào sợi kết hợp với cà rốt, thịt gà xé phay, đậu phộng rang, chanh tỏi ớt… tạo nên món gỏi giòn tan, đậm đà hương vị miền quê.

Đu đủ xanh bào sợi kết hợp với cà rốt, thịt gà xé phay, đậu phộng rang, chanh tỏi ớt… tạo nên món gỏi giòn tan, đậm đà hương vị miền quê

Đu đủ xanh bào sợi kết hợp với cà rốt, thịt gà xé phay, đậu phộng rang, chanh tỏi ớt… tạo nên món gỏi giòn tan, đậm đà hương vị miền quê

Canh đu đủ nấu thịt gà

Món canh này vừa thanh mát vừa bổ dưỡng, rất thích hợp cho những ngày hè oi bức. Chỉ cần hầm đu đủ xanh với thịt gà, nêm nếm gia vị vừa miệng là xong!

Chè đu đủ hạt sen

Hạt sen kết hợp với đu đủ thái miếng nhỏ, ninh kỹ với đường phèn sẽ mang đến món chè ngọt thanh, an thần, dễ ngủ.

Lưu ý khi chọn mua và bảo quản

– Khi mua đu đủ, chị em nên chọn những quả cầm nặng tay, vỏ căng bóng, không có vết thâm đen. Nếu muốn ăn ngay, hãy chọn đu đủ hơi mềm ở phần cuống.

– Đối với đu đủ chín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được độ tươi lâu hơn. Còn đu đủ xanh thì để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Quả đu đủ – loại trái cây bình dị nhưng lại là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, góp phần chăm sóc sức khỏe gia đình một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, giá thành rẻ và cách chế biến đa dạng khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho bữa ăn hằng ngày. Hãy thêm đu đủ vào danh sách thực phẩm yêu thích của bạn nhé!

Luộc tôm với đừng cho xả nữa, học mẹo này lên màu cực đẹp, thịt đỏ au, dai lại không tanh

0

Đây cũng là loại lá có hương vị hợp với tôm, giúp món tôm luộc có hương vị hấp dẫn.

Tôm luộc là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình, nhưng không phải ai cũng biết cách luộc để tôm có vỏ đỏ au, bóng đẹp mà vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chọn tôm tươi và canh thời gian luộc là đủ, nhưng thực tế, có một mẹo đơn giản giúp tôm lên màu đẹp mà không cần dùng phẩm màu hay các phương pháp phức tạp.

Chỉ với một loại lá quen thuộc, thường có sẵn trong gian bếp, bạn có thể khiến món tôm luộc trở nên hấp dẫn hơn, vỏ đỏ rực, óng ánh mà thịt vẫn dai ngon tự nhiên. Không chỉ giúp tôm lên màu đẹp mắt, loại lá này còn mang đến hương thơm nhẹ nhàng, làm tăng hương vị cho món ăn. Vậy đó là loại lá gì? Hãy cùng khám phá bí quyết luộc tôm hoàn hảo ngay sau đây!

Tôm luộc là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình, nhưng không phải ai cũng biết cách luộc để tôm có vỏ đỏ au, bóng đẹp mà vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên.

Tôm luộc là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình, nhưng không phải ai cũng biết cách luộc để tôm có vỏ đỏ au, bóng đẹp mà vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tôm tươi
  • Một nắm lá nếp thơm (lá dứa)
  • Một chút muối

Cách thực hiện:

Bước 1: Chọn tôm

Để có món tôm luộc ngon, trước hết cần chọn tôm thật tươi. Nên ưu tiên những con có màu sáng, hơi ánh xanh, bề mặt bóng mượt. Khi đưa ra nắng, tôm tươi sẽ lấp lánh và gần như trong suốt. Ngoài ra, tôm còn phải linh hoạt, cầm lên tay sẽ bật mạnh. Nếu tôm có mùi tanh nồng, mềm nhũn hoặc có dấu hiệu hư hỏng thì không nên mua.

Bước 2: Sơ chế

Sau khi mua về, rửa sạch tôm và có thể rút bỏ chỉ lưng để giảm bớt mùi tanh, giúp món ăn thơm ngon hơn. Lá nếp rửa sạch, bó gọn lại để dễ sử dụng.

Bước 3: Luộc tôm

Trước tiên, đun nóng nồi, thêm một chút muối rồi thả lá nếp vào. Lá nếp không chỉ giúp khử mùi tanh mà còn tạo hương thơm dịu nhẹ, giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Trước tiên, đun nóng nồi, thêm một chút muối rồi thả lá nếp vào.

Trước tiên, đun nóng nồi, thêm một chút muối rồi thả lá nếp vào.

Khi nước nóng đến khoảng 85-90 độ C, xuất hiện bọt lăn tăn dưới đáy nồi, thả tôm vào. Không cần đợi nước sôi hẳn, vì luộc ở nhiệt độ vừa phải sẽ giúp tôm chín đều mà không bị mất độ ngọt. Trong quá trình luộc, khuấy nhẹ để tôm chín đều, lên màu đẹp mắt.

Thời gian luộc sẽ phụ thuộc vào kích thước của tôm. Chỉ cần đun đến khi tôm chuyển sang màu đỏ cam, thân cong lại là đạt. Lưu ý, không nên luộc quá 3 – 5 phút, tùy theo kích cỡ tôm, để tránh làm tôm bị khô và mất đi độ ngọt tự nhiên.

Tôm luộc cùng lá nếp không chỉ dậy mùi thơm hấp dẫn mà còn giữ được độ dai ngọt, chắc thịt. Khi chấm cùng muối tiêu chanh hay sốt hải sản, hương vị càng thêm trọn vẹn và lôi cuốn.

Luộc gà bằng nước lã vừa đỏ vừa tanh, đây mới là cách luộc chuẩn

0

Đâu là cách luộc gà chuẩn để có món gà luộc thơm ngon, da vàng óng, thịt chín đều mà không bị tanh?

Gà luộc là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt, từ bữa ăn gia đình hàng ngày cho đến các dịp lễ Tết, gà luộc luôn là món không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách luộc gà sao cho thịt vừa chín đều, mềm ngon, không bị đỏ hay tanh. Việc luộc gà bằng nước lã có thể khiến thịt gà không có màu đẹp, thậm chí bị tanh, không hấp dẫn. Vậy đâu là cách luộc gà chuẩn để có món gà luộc thơm ngon, da vàng óng, thịt chín đều mà không bị tanh?

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn luộc gà ngon đúng chuẩn:

Gà luộc

Gà luộc

Nguyên liệu chuẩn bị

1 con gà (tốt nhất là gà ta, gà sạch để đảm bảo độ thơm ngon).

1 củ gừng tươi.

2-3 cây sả.

Muối, hạt nêm (nếu cần).

Nước sạch (lượng đủ để ngập gà khi luộc).

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế gà

Trước khi luộc gà, bạn cần làm sạch gà kỹ càng. Đầu tiên, làm sạch phần lông và móng gà, nếu có. Sau đó, bạn chặt gà thành các khúc vừa ăn hoặc để nguyên con tùy theo sở thích. Nếu để nguyên con, nhớ rửa sạch bụng gà và phần cổ để tránh mùi hôi. Gà cần được rửa sạch và lau khô để không bị nước bẩn gây ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn.

Bước 2: Đun nước sôi trước khi cho gà vào

Nhiều người vẫn có thói quen cho gà vào nồi nước lạnh và đun sôi cùng nhau, nhưng cách này sẽ làm gà bị chín không đều, màu sắc không đẹp và dễ bị tanh. Để có món gà luộc ngon đúng chuẩn, bạn cần đun nước trước khi cho gà vào. Đổ nước vào nồi, đun cho nước sôi, rồi mới cho gà vào. Việc làm này giúp gà giữ được màu sắc tự nhiên, da gà sẽ vàng óng, thịt chín đều và không bị ngấm nước.

Bước 3: Thêm gia vị vào nước luộc

Để gà luộc có hương vị thơm ngon, bạn có thể thêm một ít gia vị vào nước luộc. Đầu tiên, bạn giã dập một củ gừng tươi và cho vào nồi nước sôi. Gừng sẽ giúp khử mùi tanh của gà và mang lại hương thơm đặc trưng. Bên cạnh đó, bạn có thể cho vài cây sả đập dập vào nồi, điều này sẽ làm cho thịt gà có mùi thơm nhẹ nhàng, rất hấp dẫn. Nếu muốn, bạn có thể thêm chút muối hoặc hạt nêm vào nước luộc để tăng thêm hương vị cho món gà.

Bước 4: Luộc gà

Khi nước đã sôi và có gia vị, bạn thả gà vào nồi. Lưu ý, nên giảm lửa vừa phải để tránh việc gà bị vỡ hoặc da bị nhăn. Bạn có thể luộc gà trong khoảng 20-30 phút (tùy vào kích thước của con gà). Thời gian luộc gà vừa đủ sẽ giúp gà chín đều, da vàng bóng và không bị khô. Nếu bạn muốn gà có lớp da giòn hơn, có thể cho gà vào nồi nước sôi và sau đó vớt ra ngâm trong một bát nước đá lạnh khoảng 5 phút. Cách này sẽ giúp da gà giòn và giữ được độ bóng đẹp.

Bước 5: Kiểm tra gà đã chín

Để kiểm tra gà đã chín chưa, bạn có thể dùng một chiếc que tre nhỏ hoặc nĩa đâm vào phần đùi gà, nếu thấy nước trong chảy ra trong, không có màu đỏ là gà đã chín. Bạn cũng có thể xẻ thử một miếng thịt, nếu thịt bên trong không còn màu hồng và không còn mùi tanh là gà đã đạt yêu cầu.

Bước 6: Thưởng thức

Khi gà đã chín, bạn vớt gà ra và để nguội một chút. Món gà luộc ngon là khi da gà vàng đều, thịt mềm ngọt, không bị khô hay có mùi tanh. Bạn có thể dùng món gà luộc với muối tiêu chanh hoặc làm món gà xé phay, gà luộc chấm với nước mắm gừng.

Lý do làm gà luộc không bị tanh và đỏ

Việc cho gà vào nước sôi giúp gà giữ được độ ngon, màu sắc hấp dẫn, tránh tình trạng da gà bị nát hoặc bị thâm đen. Gừng và sả giúp khử mùi tanh của gà, đồng thời tạo ra hương thơm đặc trưng. Thêm vào đó, việc giảm lửa trong quá trình luộc gà giúp thịt gà chín đều và không bị vỡ hay khô.

Luộc gà là một kỹ thuật đơn giản nhưng để có món gà ngon chuẩn, không bị tanh hay đỏ, bạn cần chú ý đến các bước như làm nước sôi trước khi cho gà vào, thêm gia vị như gừng và sả, và quan trọng nhất là kiểm soát nhiệt độ trong suốt quá trình luộc. Khi làm theo cách này, bạn sẽ có món gà luộc vàng óng, thịt mềm ngọt, không còn mùi tanh, vô cùng hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức.

Cắt 1 lát gừng tươi đặt lên r;ốn: Việc nhỏ có lợi cho cả nam và nữ

0

Nói tới những cách tận dụng gừng để bảo vệ sức khỏe, chủ yếu mọi người sẽ nhớ tới dùng khi nấu nướng, uống trà, ngửi trực tiếp. Nhưng bên cạnh đó, còn có một cách sử dụng gừng đặc biệt: đặt một lát gừng tươi lên rốn.

4 lợi ích khi đắp gừng tươi lên rốn

Phương pháp này đơn giản nhưng rất hữu ích, tốt nhất là nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nhờ vậy, bạn sẽ nhận được 4 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc:

Cắt 1 lát gừng tươi đặt lên rốn: Việc nhỏ có lợi cho cả nam và nữ

Cắt 1 lát gừng tươi đặt lên rốn: Việc nhỏ có lợi cho cả nam và nữ

Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi

Những người có thói quen ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn quá nhiều hoặc tiêu hóa kém rất dễ bị đầy hơi, táo bón, hoặc viêm ruột. Gừng có đặc tính kháng viêm, giúp làm dịu đường tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu. Khi đặt gừng lên rốn, các hoạt chất có trong gừng sẽ tác động gián tiếp đến hệ tiêu hóa, giúp kích thích nhu động ruột, giảm đầy bụng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Giữ ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh

Vào mùa lạnh, nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, dễ bị lạnh tay chân và đau bụng kinh. Gừng có tính ấm, giúp kích thích tuần hoàn máu và giữ ấm cơ thể. Đắp gừng lên rốn có thể giúp làm ấm vùng bụng dưới, từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả. Với những ai có cơ địa lạnh, phương pháp này còn giúp giảm cảm giác rét buốt và tăng cường sức đề kháng.

Cải thiện giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ do căng thẳng hoặc mệt mỏi có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đặt gừng lên rốn giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn. Gừng còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể thả lỏng và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, hãy thử áp dụng phương pháp này để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.

Giảm say tàu xe, say sóng

Nếu bạn dễ bị say tàu xe nhưng không muốn uống thuốc vì lo ngại tác dụng phụ, hãy thử đặt một lát gừng lên rốn. Gừng có khả năng điều hòa hệ thần kinh, giảm buồn nôn và chóng mặt – những triệu chứng phổ biến khi say xe. Phương pháp này không chỉ an toàn mà còn có hiệu quả cao, đặc biệt với những người nhạy cảm với chuyển động.

Cắt 1 lát gừng tươi đặt lên rốn: Việc nhỏ có lợi cho cả nam và nữ

Cắt 1 lát gừng tươi đặt lên rốn: Việc nhỏ có lợi cho cả nam và nữ

Hướng dẫn đắp gừng lên rốn đúng cách

Cách thực hiện rất đơn giản:

– Cắt một lát gừng tươi, không quá mỏng cũng không quá dày.

– Làm sạch vùng rốn bằng khăn ấm hoặc rượu trắng để tăng hiệu quả hấp thụ.

– Đặt lát gừng vào rốn, có thể thêm một chút giấm trắng hoặc rượu trắng để tăng cường tác dụng.

– Nên dùng băng cá nhân hoặc khăn mỏng cố định lại, giữ trong khoảng 1-2 giờ hoặc để qua đêm.

Lưu ý: Gừng có tính cay, có thể gây kích ứng da. Nếu cảm thấy nóng rát, hãy gỡ bỏ ngay và rửa sạch bằng nước ấm. Người có làn da nhạy cảm nên thử trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng.

Duy trì thói quen này đều đặn, bạn sẽ cảm nhận rõ những thay đổi tích cực của cơ thể!

Túi bóng chống sóc có 4 công dụng “quý như vàng”, nhiều người không biết vội vàng vứt đi

0

 Đây là lý do bạn không nên vứt bỏ túi bóng chống sóc. Hãy giữ chúng lại để tái sử dụng.

1. Bảo vệ điều khiển từ xa

Trong gia đình, chúng ta thường sử dụng nhiều loại điều khiển từ xa như TV, điều hòa, quạt,… Các khe hở nhỏ quanh nút bấm dễ tích tụ bụi bẩn theo thời gian, gây trục trặc trong quá trình sử dụng. Để ngăn chặn điều này, túi bóng khí chống sốc là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Bạn chỉ cần bọc điều khiển bằng một lớp túi bóng khí, sau đó cố định bằng băng dính. Cách này không chỉ giúp bảo vệ điều khiển khỏi bụi bẩn mà vẫn đảm bảo thao tác bấm nút dễ dàng.

Trong gia đình, chúng ta thường sử dụng nhiều loại điều khiển từ xa như TV, điều hòa, quạt,…

Trong gia đình, chúng ta thường sử dụng nhiều loại điều khiển từ xa như TV, điều hòa, quạt,…

2. Chống trượt

Những tấm thảm đặt trước cửa phòng tắm dễ bị xê dịch, đặc biệt khi thảm ướt, gây nguy cơ trượt ngã. Để khắc phục, bạn có thể đặt một lớp túi bóng khí chống sốc bên dưới thảm. Lớp bóng khí sẽ giúp tăng ma sát giữa thảm và sàn nhà, giữ thảm cố định, ngay cả khi thảm bị ướt.

Tương tự, trong bếp, thớt có thể bị trượt khi cắt thực phẩm, đặc biệt là những món cần lực mạnh như chặt xương. Để giữ thớt ổn định, bạn chỉ cần đặt một lớp túi bóng khí chống sốc bên dưới. Cách này giúp thớt bám chắc hơn trên mặt bàn, giảm rung lắc khi sử dụng, đảm bảo an toàn và tiện lợi hơn khi nấu nướng.

3. Tạo lớp đệm bảo vệ trái cây trong tủ lạnh

Vào mùa hè, chúng ta thường bảo quản trái cây và rau củ trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon. Tuy nhiên, khi sắp xếp hoặc lấy ra, chúng có thể va chạm vào nhau, dẫn đến trầy xước hoặc dập nát.

Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể lót một lớp túi bóng khí chống sốc vào đáy ngăn tủ lạnh trước khi đặt thực phẩm lên trên. Lớp đệm này sẽ giúp giảm va đập, giữ trái cây và rau củ luôn tươi ngon trong thời gian dài hơn.

Vào mùa hè, chúng ta thường bảo quản trái cây và rau củ trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon.

Vào mùa hè, chúng ta thường bảo quản trái cây và rau củ trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon.

4. Thông tắc bồn cầu bằng áp lực khí

Khi bồn cầu bị tắc, thay vì gọi thợ sửa chữa ngay, bạn có thể thử một cách đơn giản và tiết kiệm hơn bằng cách tận dụng túi bóng khí chống sốc.

Cách thực hiện rất đơn giản: Dùng túi bóng khí che kín miệng bồn cầu, sau đó cố định chắc chắn bằng băng dính để đảm bảo không có khe hở. Khi nhấn xả nước, túi bóng khí sẽ phồng lên, tạo áp lực mạnh đẩy chất thải xuống, giúp thông tắc hiệu quả. Lưu ý, băng dính cần được dán thật chặt để không khí không thoát ra ngoài, đảm bảo áp lực đủ lớn để giải quyết tình trạng tắc nghẽn.

Chỉ là thịt băm thôi nhưng làm theo cách này lại thơm ngon khó cưỡng đến vậy

0

Dưới đây là hai cách chế biến thịt băm thơm ngon, lạ miệng, bao nhiêu cơm cũng hết.

Học ngay hai cách làm thịt băm thơm ngon, lạ miệng dưới đây để chiêu đãi cả nhà các bạn nhé:

Thịt băm rang mộc nhĩ nấm hương

Món thịt băm rang mộc nhĩ nấm hương với cách chế biến cực kỳ đơn giản, đem đến cho gia đình bạn món ăn vừa thơm ngon bổ dưỡng, lại cực kì nhanh chóng. Thịt săn lại đậm vị, quyện với mùi thơm của nấm hương và vị giòn sần sật của mộc nhĩ.

thit-rang-nam-huong-moc-nhi

Nguyên liệu:

– 300g thịt băm.

– 2 hoặc 3 tai mộc nhĩ to.

– 7 tai nấm hương khô.

– Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách làm:

Bước 1: Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở sau đó rửa sạch thái nhỏ.

Bước 2: Đặt chảo chống dính lên bếp đun nóng sau đó cho thịt băm vào đảo. Bạn chú ý đun ở mức lửa nhỏ nhất, khi ấy bạn đảo thịt băm sẽ dễ và nhanh tơi ra hơi, bạn đảo cho đến khi thịt tơi ra hết, săn lại và ra nước. Bạn tiếp tục đun ở lửa vừa, đảo cho đến khi thịt cạn nước và bắt đầu xém cạnh.

Bước 3: Bạn thêm 2 thìa dầu ăn vào đảo đều, sau đó cho nấm vào đảo chung cho săn lại. Bạn thêm nước mắm, hạt nêm và đảo đều khoảng 2-3 phút cho ngấm gia vị rồi tắt bếp.

Bước 4: Cuối cùng bạn rắc lên thịt ít hạt tiêu, đảo đều rồi cho ra bát là xong. Bạn cũng có thể dùng ớt thay cho hạt tiêu nếu muốn ăn cay hơn.

Thịt viên mộc nhĩ nấm hương

Nguyên liệu:

– 3 lạng thịt nạc vai.

– 1/2 lạng mộc nhĩ, 1/2 lạng nấm hương.

– Hạt tiêu, 1 củ hành khô.

– Nước mắm, mì chính, dầu ăn.

thit-vien-moc-nhi

Cách làm:

Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhỏ hoặc cho vào máy xay. Lưu ý không xay quá nhuyễn, khi ăn miếng thịt viên sẽ bị khô thịt, không được ngon.

Nấm hương, mộc nhĩ ngâm vào nước nóng cho nở mềm. Bỏ ra bóp lại với muối hạt, rửa lại cho sạch, băm nhỏ. Trộn đều nấm hương, mộc nhĩ đã băm nhỏ vào thịt, ướp 1 thìa nước mắm, 1 thìa mì chính, 1/2 thìa hạt tiêu, 1 thìa dầu ăn và 1 chút hành khô đã giã nhỏ. Ướp thịt trong vòng ít nhất 15 p, để gia vị ngấm đều vào thịt. Sau đó, viên thịt thành những viên nhỏ vừa ăn.

Bắc chảo, cho 2 thìa dầu ăn, đun nóng già mỡ, cho viên thịt vào rán qua, để thịt được thơm và không bị vỡ ra trong quá trình nấu. Sau khi rán xong, vớt viên thịt ra đĩa.

Sử dụng lại dầu ăn để rán thịt, các bạn phi thơm nốt chỗ hành khô còn lại, tiếp tục cho thịt viên vào, nêm thêm 2 thìa nước mắm, và 1 chút gia vị tùy từng khẩu vị ăn của từng gia đình, đậy vung lại, để lửa liu riu, cho thịt được chín mềm, không bị khô cũng như chiết ra được phần nước sốt của thịt.

Nấu canh cua, canh cáy ngon, không tanh, nổi gạch cả tảng: Chỉ cần nhớ 2 bước này

0

Thời tiết nắng nóng, tất cả các món dầu mỡ chỉ nghĩ đến thôi cũng đã làm bạn phát ngán, khi đó chỉ một bát canh cua thanh mát kèm vài quả cà pháo cũng đủ trôi vèo đôi ba bát, giúp mâm cơm nhà thêm hấp dẫn hơn. Để nấu canh cua ngon bạn chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản sau:

Nguyên liệu nấu canh cua (canh cáy)

nau-canh-cua-canh-cay-ngon-khong-tanh-noi-gach-ca-tang-chi-can-nho-2-meo-nay_1

+ Cua đồng: 4 đến 5 lạng cua đồng (hoặc cáy). Bạn hãy chọn những con cua đồng có màu vàng, mai bóng, chắc khỏe, chân đầy đủ, bò nhanh. Không nên mua cua cái lúc đang sinh sản vì nước tanh và gầy, cũng không nên chọn cua còn bé non gây mùi hôi.

+ Rau mồng tơi (1 bó) , mướp (1 quả mướp hương vừa hoặc 2 quả nhỏ).

+ Hành tím (1 củ).

+ Gia vị thường dùng: Dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt…

Cách làm canh cua (cáy) ngon

nau-canh-cua-canh-cay-ngon-khong-tanh-noi-gach-ca-tang-chi-can-nho-2-meo-nay_3

Bước 1: Cua đồng (hoặc cáy) mua về rửa sạch. Tiến hành lột phần mai, lấy gạch cho ra chén.

Bước 2: Phần thân cua cho vào cối cùng chút muối và giã đều. Sau đó lọc lấy nước, bỏ bã. Lọc đi lọc lại nhiều lần để nước cua không còn cặn bã. Nên cho từng lượng nước nhỏ để lọc để giã lại nhiều lần nhằm lấy hết phần thịt. Nếu bạn ngại giã, có thể dùng máy để xay nhưng cua giã tay sẽ ngon hơn cua xay.

Bước 3: Rau mồng tơi nhặt sạch, chọn phần non tươi, sau đó đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó thái nhỏ hoặc để nguyên lá tuỳ vào sở thích. Mướp nạo vỏ, cắt miếng nhỏ.

Bước 4: Cho nước lọc cua đã làm ở bước 1 vào nồi và đặt lên bếp, đun nóng với lửa nhỏ để thịt cua kết lại, khuấy đều tay để tránh bị trào, vì trào sẽ làm mất phần thịt cua. Lưu ý dùng đũa khuấy nhẹ theo 1 chiều vòng tròn giúp riêu cua nổi lên, không bén đóng dưới đáy nồi.

Bước 5: Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và phi hành tím băm cho thơm vàng. Tiến hành cho gạch cua vào, đảo đều trong vài phút.

Bước 6: Cho gạch cua xào và rau mồng tơi vào nồi nước luộc cua đang sôi. Cho 1 muỗng canh hạt nêm, nửa muỗng bột ngọt, 1 muỗng canh đường, một chút muối vào, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp.

nau-canh-cua-canh-cay-ngon-khong-tanh-noi-gach-ca-tang-chi-can-nho-2-meo-nay_4

Một số mẹo để món canh cua được ngon và hấp dẫn

Cua sau khi lọc xong cho thêm chút muối vào nồi nước và dùng đũa khuấy kỹ, để lắng xuống tầm 30 phút rồi mới nấu.

Lúc nấu, bạn hãy dành thời gian đứng chờ nồi canh dần dần nóng, gạch bắt đầu nổi lên thì dùng đũa đẩy nhẹ gạch về một phía. Khi nào nồi canh sôi thì nhẹ nhàng cho rau, mướp vào một góc nồi giúp đẩy gạch cua bám mảng chắc hơn ở phần còn lại trong nồi. Như vậy chúng ta sẽ thu được một tảng dầy gạch cua trông núng nính cực kỳ bắt mắt. Sau đó hãy để nước sôi tràn qua mảng gạch cua một xíu để đảm bảo gạch chín.

Nếu bạn không thích chưng gạch cua thì khi nồi riêu cua sôi bạn cho gạch cua vào, sau đó mới cho rau xanh vào nấu chín.

Món canh cua đồng, khoai sọ, rau rút giúp ngủ ngon, ổn định tâm trạng

nau-canh-cua-canh-cay-ngon-khong-tanh-noi-gach-ca-tang-chi-can-nho-2-meo-nay_5

Món canh cua đồng (hoặc cáy) nấu với mùng tơi, rau đay và mướp giúp giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa. Còn nếu muốn chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ bạn nấu canh cua đồng với khoai sọ rau rút.

Thành phần: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ.

Cách làm: Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn. Khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 – 3 ngày, kết quả sẽ cải thiện thấy rõ.