Home Blog Page 100

Giá vàng hôm nay 12.12: Tăng mạnh nhất trong 9 tuần qua chuẩn bị lên đầu 9

0

Giá vàng hôm nay 12.12 tiếp tục tăng mạnh ở thị trường trong nước. Vàng nhẫn lấy lại ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.

Hướng dẫn viết di chúc chuẩn nhất 2024, tránh rắc rối về sau ai cũng nên biết …

0

1. Hướng dẫn viết di chúc chuẩn nhất

1.1 Những nội dung bắt buộc phải có trong di chúc

Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định các nội dung chủ yếu mà một bản di chúc phải có gồm:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản

Ngoài ra trong di chúc có thể có những nội dung khác như ý nguyện của người để lại di chúc, phân chia di sản như thế nào…

Lưu ý: Những nội dung này trong di chúc phải không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Những nội dung này được căn cứ vào các quyền của người để lại di chúc theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:

– Chỉ định người thừa kế;

– Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

1.2 Những điều chú ý khác về nội dung di chúc

Ngoài những nội dung chủ yếu và phải có trong di chúc đã nêu ở trên thì để lập một bản di chúc chuẩn nhất cần phải lưu ý một số điều sau đây:

– Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập thành văn bản mới được lập di chúc miệng

– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu

– Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa

– Nếu người lập di chúc không có người làm chứng thì người đó bắt buộc phải tự viết và tự ký tên vào bản di chúc đó

Ngoài ra, khi muốn công chứng di chúc thì người lập di chúc bắt buộc phải tự mình đến tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng di chúc mà không được ủy quyền cho người khác (Điều 56 Luật Công chứng 2014).

2. Mẫu di chúc chuẩn nhất định phải biết

Hình thức của di chúc được nêu tại Điều 628 Bộ luật Dân sự gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng hoặc có người làm chứng hoặc có công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc được chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Tuy nhiên, thông thường nếu di chúc được công chứng hoặc chứng thực thì tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có mẫu sẵn kết hợp cùng ý chí, nguyện vọng của người để lại di chúc.

Do đó, tại phạm vi bài viết sẽ gửi đến quý độc giả hai mẫu di chúc có người làm chứng và không có người làm chứng.

Khuyến nghị:Độc giả muốn tự viết di chúc đúng chuẩn quy định của pháp luật, đừng ngại mua ngay bản di chúc in sẵn kèm hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Hướng dẫn viết di chúc chuẩn nhất 2023 và mẫu di chúc

2.1 Mẫu di chúc không có người làm chứng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày …..tháng … năm ……., vào lúc…. giờ ……phút, tại ……

Họ và tên tôi là:  …………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………

Chứng minh nhân dân số……Nơi cấp:…….cấp ngày…… tháng … năm ……

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:

1………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………..

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ………

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:

Sau khi tôi qua đời

Họ và tên Ông (Bà)………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số……………Nơi cấp:…….…….cấp ngày…… tháng … năm ……….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..

sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại.

Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).

Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang.

………………….., ngày … tháng … năm ……

Người lập Di chúc

(Ký và ghi rõ họ và tên)

 

2.2 Mẫu di chúc có người làm chứng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Ngày …….. tháng ……. năm …… tại địa chỉ:……… trước sự chứng kiến của hai người làm chứng,

Tôi là ……………………………. Sinh năm: ………………………………………

CMND/CCCD số ……………………… do  ……….. cấp ngày ……………..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………….

Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) của tôi, cụ thể như sau:

I. Di sản

Di sản được định đoạt trong Di chúc này là toàn bộ tài sản của tôi có được khi còn sống, Cụ thể như sau:

1.Ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: ……. theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: ………, hồ sơ gốc số: ………………….. do  ………….. cấp ngày ……/……/……….

2. Chiếc ô tô mang biển kiểm soát, loại xe ….., số khung ……, số máy ………, đăng ký đứng tên …….

Đến thời điểm mở di chúc nếu những tài sản đã nêu trong Di chúc này dù có thay đổi về hiện trạng, tăng hoặc giảm giá trị thì vẫn được định đoạt theo Di chúc này.

II. Người được hưởng di sản

Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, tính cách và khả năng của các con, tình cảm tình cảm của tôi đối với các con, tôi cùng nhau lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ di sản của tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:

Sau khi tôi chết đi thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi (di sản) nêu tại mục I của di chúc này thuộc về các con ruột của tôi có tên dưới đây:

1. Con trai: ………………………………………….. sinh ngày ……………………………………..

CMND số: ……………………………. do Công an …………………… cấp ngày……/…./……..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………

2. Con gái: ………………………………………………….. sinh ngày………………………………

CMND số: ……………………………. do Công an …………………… cấp ngày……/…./……..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………………

Ngoài các con của tôi có tên và thông tin nhân thân nêu trên, tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.

III. Cam đoan của người lập di chúc.

– Những thông tin về nhân thân, thông tin về tài sản, di sản đã ghi trong Di chúc này là đúng sự thật.

– Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ để lập Di chúc này là do tôi cung cấp, các giấy tờ này được cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung.

– Toàn bộ động sản và Bất động sản được định đoạt trong Di chúc này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi theo quy định của pháp luật.

– Việc lập Di chúc này là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

Tôi đã nghe người làm chứng đọc toàn văn bản Di chúc này và cũng đã tự mình đọc lại toàn bộ nội dung Di chúc, hiểu rõ, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào di chúc này trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Hai người làm chứng có tên trong Di chúc này do tôi tự nguyện mời đến chứng kiến việc tôi lập di chúc. Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi. Tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc này gồm …… trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.

 

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

Người làm chứng:

1. Ông: ……………………………………….; Sinh năm: …………………..

CMND: số …………………. do Công an thành phố ………………………

cấp ngày …………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………..

2. Bà:……………………; Sinh năm: …………………………………………

CMND: số ……………. do Công an thành phố ……………………………

cấp ngày …………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………..

Những người làm chứng cam đoan tận mắt chứng kiến ông………và bà………. tự nguyện lập và ký, điểm chỉ vào bản Di chúc này.

 

NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO DI CHÚC

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngoài di chúc bằng văn bản thì theo Điều 629 Bộ luật Dân sự, di chúc còn được thể hiện dưới dạng di chúc miệng. Theo đó, chỉ khi tính mạng của một người bị đe doạ, không thể lập di chúc bằng văn bản (theo các hình thức nêu trên) thì có thể lập di chúc miệng.

Tuy nhiên, di chúc miệng sau khi được lập phải được chứng công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng.

Đặc biệt, nếu sau 03 tháng, từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, tinh thần minh mẫn, sáng suốt thì sẽ mặc nhiên bị huỷ bỏ di chúc miệng.

Bố tôi có 3 đời vợ và 7 đứa con nhưng lúc mất không một giọt nước mắt đưa tiễn Tôi thấy buồn nao lòng. Bố tôi có tận 7 người con nhưng chẳng anh chị em nào về thắp cho ông nén hương. Hồi trẻ bố tôi trăng hoa lắm. Từ lúc biết nhận thức, tôi đã chứng kiến bao nhiêu cuộc c::ãi v:ã, gh::e:n t:uông của mẹ… và rồi …

0

Bố tôi có 3 đời vợ và 7 đứa con nhưng lúc mất không một giọt nước mắt đưa tiễn

Tôi thấy buồn nao lòng. Bố tôi có tận 7 người con nhưng chẳng anh chị em nào về thắp cho ông nén hương.

Trước kia tôi đã có một tuổi thơ không mấy êm ả vì bố và mẹ tôi sống với nhau không được hạnh phúc. Mẹ tôi vợ thứ hai của bố nhưng lại là người duy nhất mà ông đăng kí kết hôn và cũng chưa chính thức ra toà.

Hồi trẻ bố tôi trăng hoa lắm. Từ lúc biết nhận thức, tôi đã chứng kiến bao nhiêu cuộc cãi vã, ghen tuông của mẹ.

Nguyên nhân do trước lúc bố chưa lấy mẹ thì đi làm thuê ở tỉnh N đã sống chung với một người phụ nữ khác và có 2 người con riêng. Mãi sau này mẹ con họ tìm đến nhận thì mẹ mới vỡ lẽ là mình bị lừa dối.

Có lần tôi nghe bố mẹ cãi nhau, ông đòi ra toà thì bà bảo:
“Tôi không bao giờ ly hôn để hai đứa con nó khổ, ông đừng có mơ”.

Nhưng quả thực là có bố ở nhà chị em tôi càng khổ hơn. Hồi đó bố cờ bạc ghê lắm, thắng thì về nhà mua hết thứ này đến thứ khác nịnh vợ con nhưng mỗi lần thua ông ấy sẽ trút hết lên đầu mẹ và chị em tôi, vụt sưng mông hai đứa cả tuần chưa hết vết.

Tôi đã từng chứng kiến bao nhiêu đêm mẹ khóc. Vậy nhưng không hiểu sao bà nhất định không chịu giải thoát cho chính bản thân mình mà cứ giữ khư khư người đàn ông trăng hoa như vậy. Bồ của bố chắc đếm không xuể. Lúc mẹ biết ông có thêm vợ bé thì họ đã có với nhau 2 đứa con rồi.

Hình minh hoạ

Bố với người đàn bà kia bỏ vào Nam lập nghiệp và sinh thêm đứa em nữa là 3. Chẳng biết ông còn con rơi con vãi ở đâu nữa không nhưng tôi tính ra cả mình là 7. Trước kia tôi không hay liên lạc với 2 anh chị con bà cả nhưng cách đây mấy năm ông về ngoài này chữa bệnh. Lúc đó tôi mới biết bố bị suy thận, người yếu lắm. Nghĩ dù gì cũng nên báo tin cho các anh chị nhưng họ đều bảo:

“Ông ấy làm sao cũng không liên quan đến chúng tôi”.

Khổ nhất là mẹ tôi, lúc còn trẻ thì bị chồng lừa dối, phản bội, mang tiếng có chồng cũng như không. Bẵng đi chục năm bố vào Nam sống với vợ bé nhưng đến lúc bệnh tật về đây mẹ lại phải chăm sóc, hầu hạ từ miếng ăn đến sinh hoạt hằng ngày.

Bà là người quá bao dung nên suốt mấy năm cuối đời của bố vẫn cần mẫn chăm sóc, không than trách một lời. Cuối cùng đến lúc nhắm mắt bố cũng chẳng nói được một lời xin lỗi hay cảm ơn mẹ.

Ngày bố mất, tôi cũng báo cho con cái của ông nhưng họ đều dửng dưng, chẳng ai về chịu tang. Thằng em ruột của tôi đang du học ở nước ngoài, nghe tin nó chỉ bảo:

“Ông ấy đi rồi à?”

Nó cũng chẳng nói gì đến chuyện về hay không. Hôm đám tang bố chỉ có mấy người hàng xóm gần nhà sang giúp đỡ, phúng viếng.

Nghĩ đến bố mà thấy buồn thay, không biết có phải quả báo không, lấy tận 3 bà vợ đẻ cả đàn con nhưng khi nhắm mắt xuôi tay không một giọt nước mắt đưa tiễn. Bởi vậy mới nói, khi còn sống vô trách nhiệm với vợ con thì cái giá phải trả lúc tuổi xế chiều không hề nhẹ nhàng.

Nguồn: sưu tầm

Ngày vợ chồng l;y h;ôn, tôi bình thản bước vào tòa. Tôi biết chồng đang nhìn tôi ng;ỡ ng;àng, thậm chí là trố mắt. Đương nhiên tôi biết anh ta đang nhìn bộ trang sức 2 tỷ trên người tôi. Còn có bộ đồ hiệu tôi đã mua, mái tóc tôi đã làm, khuôn mặt được trang điểm cẩn thận. Tôi rực rỡ cả một gian phòng như thế thì làm sao anh ta lại không nhìn chăm chú? Thế rồi lúc tòa phán quyết cả nhà anh ta đưa ra 1 quyết định quan trọng ở phút chót, tôi tr;ố mắt nhìn mẹ chồng………

0

Ngày vợ chồng ly hôn, tôi bình thản bước vào tòa. Tôi biết chồng đang nhìn tôi ngỡ ngàng, thậm chí là trố mắt. Đương nhiên tôi biết anh ta đang nhìn bộ trang sức 2 tỷ trên người tôi.

Tôi cùng chồng đi lên từ bàn tay trắng. Lúc quen biết tôi, chồng còn là nhân viên giao hàng chẳng có mấy đồng dư. Cùng hoàn cảnh, tôi và chồng dần cảm thông rồi có tình cảm với nhau. Tôi còn nhớ như in đám cưới ngày đó chỉ đơn sơ hai bên gia đình ăn một bữa cơm đạm bạc.

Lấy nhau được 2 năm thì vợ chồng gom góp chút vốn liếng, mở cửa hàng buôn bán lẻ. Thời gian đó tôi mang bầu con đầu lòng, chồng chở từng thùng hàng đi giao mỗi ngày. Từ những đồng lẻ tích góp từng ngày, vợ chồng tôi đi tìm thêm nguồn hàng, tìm kiếm mặt bằng. Tháng ngày đó gian khổ vô cùng, nhưng tôi tin cả đời mình cũng không thể quên. Vì có chồng có vợ đồng cam cộng khổ, sóng gió bên ngoài mà yên ấm cửa nhà.

Ngày ra tòa ly hôn, tôi đeo bộ trang sức 2 tỷ khiến gia đình chồng cũ kinh ngạc không thốt lên lời - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet
Khi tôi sinh con thứ hai thì gia đình mới phất lên. Đến giờ đã 10 năm, từ một cửa hàng nhỏ, giờ gia đình tôi đã có một chuỗi cửa hàng ở nhiều tỉnh. Chúng tôi có xe hơi, xây nhà lầu, cho con cái học trường đắt đỏ.

 

Gia đình đã khá giả hơn nhưng tôi vẫn phụ chồng làm không ngớt tay, vẫn đứng bán khi có thời gian rảnh. Nhưng dù có nhiều tiền hơn, mua cho chồng áo vest đắt tiền, tôi vẫn giữ thói quen ăn mặc như lúc trước. Cũng vì thế mà trông chồng tôi trẻ trung phong độ hơn, còn tôi thì già đi hẳn.

Mọi chuyện cứ ngỡ vẫn bình yên, cho đến khi tôi biết chồng ngoại tình. Giây phút thấy nhân tình của chồng xinh đẹp bốc lửa, trên người đều là đồ hiệu đắt tiền, ánh mắt cô ta nhìn tôi như kẻ chiến thắng, trái tim tôi chết lặng một nhịp. Tôi giật mình nhận ra mình chưa từng mua một bộ đồ hiệu nào, đến chiếc túi đắt đỏ chồng tặng cũng không dám đeo trên người.

Giây phút thấy nhân tình của chồng xinh đẹp bốc lửa, trên người đều là đồ hiệu đắt tiền, ánh mắt cô ta nhìn tôi như kẻ chiến thắng, trái tim tôi chết lặng một nhịp

Có thể là hình ảnh về 2 người, trang sức và văn bản

– Ảnh minh họa: Internet

Trước ngày ra tòa, tôi dạo quanh những cửa hàng trang sức đắt đỏ nhất thành phố. Nhưng chẳng có nhân viên nào chịu tiếp đón tôi. Vì trên người tôi chỉ là bộ quần áo rẻ tiền cũ kĩ, cùng gương mặt già nua nghèo khó. Chỉ đến cửa hàng cuối cùng, có một nữ nhân viên tốt bụng đã tiếp tôi, tôi nói rằng mình muốn xem bộ trang sức đắt nhất cửa hàng của họ lúc đó.

Lúc cho tôi xem bộ trang sức đó, cô nhân viên đã nói một câu khiến tôi trào nước mắt:

“Trang sức cũng là một phần giấc mơ, là kiêu hãnh của phụ nữ. Giấc mơ của chị là gì?”.

Tôi khóc vì nghe hai từ giấc mơ kia thật xa xỉ. Khi còn trẻ, giấc mơ của tôi chính là tình yêu của chồng. Khi có gia đình, giấc mơ của tôi là hạnh phúc của chồng con. Theo tháng năm, tôi đã không còn hỏi bản thân muốn gì, thích gì và mong ước điều gì. Để giờ khi bị chồng phản bội, tôi nhận ra mình chẳng có gì cho bản thân cả, dù là giấc mơ hay là kiêu hãnh.

Ngày vợ chồng ly hôn, tôi bình thản bước vào tòa. Tôi biết chồng đang nhìn tôi ngỡ ngàng, thậm chí là trố mắt. Đương nhiên tôi biết anh ta đang nhìn bộ trang sức 2 tỷ trên người tôi. Còn có bộ đồ hiệu tôi đã mua, mái tóc tôi đã làm, khuôn mặt được trang điểm cẩn thận. Tôi rực rỡ cả một gian phòng như thế thì làm sao anh ta lại không nhìn chăm chú?

Lúc rời khỏi tòa, chồng cũ còn chạy theo tôi như muốn nói điều gì đó. Tôi lại chẳng thèm liếc mắt một cái, quay lưng đi thẳng. Con đường phía trước sẽ có giấc mơ và kiêu hãnh của người đàn bà ly hôn như tôi, để tìm lại chính mình, để hạnh phúc một lần nữa…

Hiếm có khó tìm: Quán quân Olympia từ chối học lên Tiến sỹ ở Úc để về cống hiến cho đất nước sau 14 năm vô địch. Cuộc sống hiện tại nhiều người mơ ước

0

Chàng trai này là một trong số ít Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia lựa chọn về nước sau khi học tập và làm việc tại Úc.

Quán quân Olympia đầu tiên của Hà Nội

Phan Minh Đức là nhà vô địch chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia vào năm 2010 khi đang là học sinh chuyên Lý THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Thành tích này đã đưa Phan Minh Đức Đức trở thành thí sinh đầu tiên của Hà Nội giành chiến thắng chung cuộc của Đường Lên Đỉnh Olympia sau 10 lần tổ chức.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Phan Minh Đức nhận học bổng 35.000 USD lên đường du học ngành Tài chính Kế toán tại ĐH Kỹ thuật Swinburne (Úc). Anh giữ thành tích học tập tốt, được làm trợ giảng đại học từ năm 2 và tốt nghiệp với tấm bằng loại xuất sắc. Minh Đức còn được các cựu thí sinh Olympia mệnh danh là “ông tổ nghề rửa bát” vì giới thiệu nghề rửa bát cho du học sinh tại Swinburne.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 1.

Phan Minh Đức trong khoảng thời gian học tập tại Úc (Ảnh: Lao Động)

Phan Minh Đức từng làm nhiều công việc một lúc trong khoảng thời gian đi du học, từ phát tờ rơi, rửa xe, tổ chức sự kiện, dạy gia sư… “Các quán quân Olympia hay các du học sinh khác cũng vậy, phần lớn đều phải làm thêm để có tiền trang trải sinh hoạt. Giờ nhớ lại có rất nhiều kỷ niệm vui, có khi vừa ngồi rửa bát vừa bàn chuyện tương lai cùng nhau. Hay đơn giản là dịp để nói tiếng Việt cùng nhau cho đỡ nhớ quê nhà”, Minh Đức tâm sự.

Hoàn thành chương trình cử nhân, chàng trai 9X được chuyển thẳng lên bậc tiến sĩ ở ngành Kinh tế năng lượng của ĐH Swinburne đồng thời tham gia giảng dạy môn Nguyên lý kinh tế. Tuy nhiên sau 2,5 năm học, anh quyết định dừng lại vì cảm thấy không phù hợp với ngành học này. Từ bỏ việc học Tiến sĩ không phải dễ dàng, với nhà vô địch Olympia đó là một bài học đắt giá về sự quyết đoán và đánh đổi.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 2.
Dù có phần tiếc nuối nhưng Phan Minh Đức quan niệm bằng cấp chỉ là bước đệm, anh vẫn sẽ làm những việc khác để phát triển bản thân. Tôi cảm thấy tiến sĩ giống như một chứng chỉ hành nghề, chứng minh bạn có khả năng nghiên cứu độc lập. Đôi khi, việc học không cần một thành tựu để chứng minh mình học tốt; quan trọng, người sử dụng thành tựu của việc học là chính mình”, 9X chia sẻ.

 

Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia sau đó đi làm nhân viên pha chế bán thời gian để phục hồi năng lượng trong hơn 1 năm. Tháng 6/2022, anh theo học thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin doanh nghiệp, định hướng chuyển đổi số.

Về nước với mong muốn cống hiến

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022, Phan Minh Đức chia sẻ về áp lực khi nhận được các câu hỏi như “Các quán quân Olympia đang làm gì? Đã thành đạt hay chưa? Đã có cống hiến hay đóng góp gì chưa? Còn học giỏi không?”. Anh nhận định, nhiều người có sự nhầm lẫn Đường Lên Đỉnh Olympia là cuộc thi kiến thức dành cho học sinh chứ không phải tìm kiếm nhân tài học thuật.

“Từ những học sinh giỏi đến với sự thành đạt, thành công là khoảng cách rất xa và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nên, tôi mong mọi người hãy nhìn cuộc thi với góc độ nhẹ nhàng và kỳ vọng nhỏ hơn để vòng nguyệt quế khi các thí sinh đội lên được giảm đi ‘sức nặng’ của nó”, Minh Đức cho biết.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 3.
Phan Minh Đức cho rằng, ở Việt Nam anh là Nhà vô địch Olympia, nhưng khi đến Úc cũng chỉ là một du học sinh bình thường như hàng nghìn du học sinh khác, vẫn phải cố gắng, phấn đấu từng ngày. Chàng trai 9X trân trọng những cơ hội mà danh hiệu quán quân mang lại cho anh như việc tham gia dự án xã hội hoặc làm khách mời cho dự án của các bạn học sinh, sinh viên, giúp anh có thêm trải nghiệm và góc nhìn.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 4.

Phan Minh Đức và các nhà “leo núi” tham gia Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm 2024. (Ảnh: Fanpage Phan Minh Đức)

Năm 2024, Phan Minh Đức về nước, trở thành Trưởng bộ phận học thuật tại một trung tâm giáo dục tại Hà Nội. Ngoài ra anh còn tổ chức lớp học cộng đồng ôn luyện các chứng chỉ quốc tế, phát triển dự án cũng như các hoạt động hướng nghiệp trên mạng xã hội cho người trẻ. Anh chia sẻ mong muốn góp một phần nhỏ vào nền giáo dục nước nhà, từ việc tạo động lực cũng như thay đổi cách các bạn trẻ tư duy trong học tập.

“Tôi từng có thời gian học tập tại Úc nhiều năm, tiếp cận với nền giáo dục nước ngoài nên tôi muốn chia sẻ những gì mình được học với các bạn trẻ ở Việt Nam”, Quán quân Olympia chia sẻ.

Từ hôm nay: Vợ chồng, người thân đi xe máy của nhau cần có 3 Giấy này, nếu không có sẽ ph-ạt lên tới 8 triệu đồng?

0

Vợ đi xe chồng, anh em người thân mượn xe của nhau có bị phạt hay không?

Lỗi xe không chính chỉ phạt trong trường hợp mua bán chuyển nhượng xe cho nhau nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ và đóng thuế cho nhà nước thì sẽ bị xử phạt lỗi không chính chủ. Còn người thân vợ chồng anh em bạn bè nếu mượn xe của nhau cần có đủ giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt

– Giấy đăng kí xe của phương tiện giao thông

– Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, xe phải có biển số…

– Giấp phép lái xe – hay còn gọi là bằng lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông

Khi tham gia giao thông dù người dân không vi phạm lỗi thì CSGT sẽ vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra hành chính. Và lúc này nếu như đó là sẽ đã mua bán chuyển nhượng nhưng không sang tên đổi chủ thì sẽ bị phạt lỗi không chính chủ. Hiện tại theo các điềuu luật không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được sẽ không bị xử phạt.

Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Những trường hợp đi xe không chính chủ bị xử phạt

Những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp

Khi đi đăng ký, đăng kiểm xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.

Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không chính chủ với xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với xe cá nhân, từ 800.000 – 1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 – 4 triệu đồng với cá nhân và từ 4 – 8 triệu với tổ chức.

Tuy mức phạt không cao, nhưng cả người sang nhượng xe và người sở hữu xe nên làm đúng quy định pháp luật về sang tên đổi chủ xe để tránh các rắc rối pháp lý phát sinh. Bởi Khi xe bị tạm giữ do vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn giao thông, thậm chí là các vấn đề pháp lý hình sự như xe liên quan đến trộm cắp, cướp giật, án mạng, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe.

Quy định giao thông đường bộ, luật giao thông đường bộ, quy định đối với xe máy, mức phạt xe máy thiếu giấy tờ

Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới về mặt hành chính cũng như hình sự nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.

Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.

Tôi và chồng quyết định ly thân. Tôi dẫn theo 2 con gái về nhà ngoại ở. Trong thời gian đó, có vài lần bố mẹ chồng đến nhà ngoại thăm cháu. Vài năm trở lại đây, ông bà chỉ gọi điện vì đường xa xôi, sức khỏe yếu, không đi lại được nhiều. Tôi thì bận công việc, lại không muốn gặp mặt chồng nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được. Suốt 7 năm đó, bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu, lần đầu gửi thì ông bảo tiền ông bà cho các cháu ăn học. Dù tôi từ chối, ông vẫn chuyển khoản, tháng nào tôi cũng nhận được đúng vào mùng 5. Lâu dần, tôi nghĩ thôi thì ông bà đã cho cháu, tôi dùng tiền đó lo cho 2 con cũng đỡ vất vả. Cho đến 2 tháng trước, bố chồng tôi qua đời vì độ:t qu:ỵ. Tôi đưa 2 con về viếng ông nội. Nhưng điều kỳ lạ là sau khi bố chồng mất, tôi vẫn nhận được 6 triệu. Cho nên, vào dịp 49 ngày của ông, tôi lại đưa các con về nhà nội để hỏi cho ra sự thật….

0

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động.

Sau khi cưới được 3 năm, tôi và chồng phát sinh quá nhiều mâu thuẫn nên quyết định ly thân. Tôi dẫn theo 2 con gái về nhà ngoại ở. Chúng tôi chưa ra tòa ly hôn vì còn liên quan tới quyền lợi của các con và cũng vì bố mẹ chồng tha thiết muốn chúng tôi suy nghĩ lại. Ông bà bảo chúng tôi cứ tách nhau ra một thời gian, suy nghĩ chín chắn cẩn thận, nếu cảm thấy tha thứ được cho nhau thì quay về. Trước sự mong mỏi của bố mẹ chồng, tôi đành gật đầu đồng ý mình sẽ suy nghĩ kỹ việc này. Nhưng thật không ngờ, chúng tôi ly thân một mạch 7 năm liền.

Trong thời gian đó, có vài lần bố mẹ chồng đến nhà ngoại thăm cháu, hỏi tôi khi nào quay về. Nhưng tôi thì không muốn quay lại với chồng nữa nên luôn tìm đủ lý do từ chối. Vài năm trở lại đây, ông bà chỉ gọi điện vì đường xa xôi, sức khỏe yếu, không đi lại được nhiều. Tôi thì bận công việc, lại không muốn gặp mặt chồng nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được.

Suốt 7 năm đó, bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu, lần đầu gửi thì ông bảo tiền ông bà cho các cháu ăn học. Tôi bảo ông bà cứ để tiền đó dưỡng già. Tôi biết tổng lương hưu của ông bà được khoảng 14-15 triệu/tháng, đủ cho ông bà chi tiêu, nhưng trích ra mỗi tháng 6 triệu cho 2 cháu thì cũng khá nhiều. Dù tôi từ chối, ông vẫn chuyển khoản qua app, tháng nào tôi cũng nhận được, đúng vào mùng 5. Lâu dần, tôi nghĩ thôi thì ông bà đã cho cháu, tôi dùng tiền đó lo cho 2 con cũng đỡ vất vả.

Bố chồng gửi cho tôi 6 triệu mỗi tháng đều đặn trong 7 năm, tới khi ông mất, tôi ngỡ ngàng phát hiện ra sự thật ẩn giấu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cho đến 2 tháng trước, bố chồng tôi qua đời vì đột quỵ. Tôi đưa 2 con về viếng ông nội. Thật lòng tôi rất thương bố mẹ chồng, ông bà rất tốt với tôi, sự ra đi của ông khiến cả tôi và 2 con vô cùng đau xót và hụt hẫng.

Nhưng điều kỳ lạ là sau khi bố chồng mất, tôi vẫn nhận được 6 triệu. Cho nên, vào dịp 49 ngày của ông, tôi lại đưa các con về nhà nội để hỏi cho ra sự thật. Và tôi ngỡ ngàng khi biết, thì ra 7 năm qua, người chuyển tiền cho tôi chính là chồng tôi, anh dùng danh nghĩa của bố mẹ để chuyển trợ cấp cho các con, để tôi và các con sẽ ghi nhớ ơn nghĩa của nhà nội. Bởi anh biết, nếu là anh chuyển thì tôi sẽ cho đó là chuyện đương nhiên, là trách nhiệm của anh. Thế nên anh chuyển dưới tên bố chồng tôi.

Tôi vừa kinh ngạc khi biết chuyện, vừa cảm thấy hóa ra anh có lòng như vậy, vẫn biết đường mà chu cấp cho các con, có trách nhiệm của một người cha.

Mẹ chồng nhân cơ hội này khuyên tôi quay về, bà bảo 7 năm là quá dài rồi, chồng tôi trong thời gian đó vẫn không muốn ly hôn, vẫn quyết định chờ tôi và các con về. Bà nói tôi nên cho chồng một cơ hội.

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động. Tôi không biết có nên tái hợp không nữa! Tôi rất sợ tình cảnh cãi vã suốt ngày trước kia lại tái diễn. Nhưng nếu không mở lòng thì cuộc sống của chúng tôi cứ bế tắc thế này cũng không ổn. Mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Cách tính giá đền bù khi bị thu hồi đất nông nghiệp mới nhất …

0

Khi nào Nhà nước thu hồi đất?

Khoản 1 Điều 16 Luật  Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định thu hồi  đất trong các trường hợp sau:

– Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

– Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.

– Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

thu-hoi

Chính sách đền bù đất nông nghiệp

Hình thức đền bù:

Cụ thể, Theo Điều 74 Luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi. Người dân khi có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:

+ Một là đền bù bằng đất: Việc đền bù này được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương.

+ Hai là đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

Như vậy, khi các cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi sẽ được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng để tiếp tục lao động sản xuất. Hoặc nếu không có đất để đền bù thì người dân sẽ được đền bù bằng tiền. Đơn giá đền bù đất nông nghiệp được tính theo giá nhà đất vào thời điểm quyết định thu hồi.

Chính sách hỗ trợ các khoản chi phí ổn định cuộc sống:

Ngoài các khoản đền bù về đất khi bị thu hồi. Chủ sở hữu đất nông nghiệp có thể được xem xét nhận các hỗ trợ khác được quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013 như sau:

+ Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Việc hỗ trợ các đối tượng đang có thu nhập dựa trên việc sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất có thể phần nào ổn định đời sống của mình. Mục đích là để họ có thể tiếp tục lao động sản xuất nông nghiệp trên phần đất được đền bù nếu như được bồi thường bằng đất.

+ Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:

Với những trường hợp là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi mà có điều kiện tiếp tục sản xuất thì có thể được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ dựa trên điều kiện thực tế của địa phương. Khi gặp trường hợp này, địa phương sẽ lập và phê duyệt các phương án đào tạo, chuyển đổi nghề. Tìm kiếm nghề nghiệp với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Trong quá trình lập phương án chuyển đổi nghề hoặc tìm kiếm việc làm. Chính quyền địa phương phải lấy ý kiến của cả người thu hồi  đất.

+ Hỗ trợ khác:

Đối với các trường hợp là hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi đất trong khi chưa đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Các khoản hỗ trợ khác này sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Việc hỗ trợ này nhằm để bảo đảm công bằng với người có đất bị thu hồi. Đảm bảo họ đều có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất.

den-bu

Tính giá bồi thường với đất thu hồi

Trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không thể bồi thường lại bằng một diện tích đất nông nghiệp khác cho người dân thì sẽ thực hiện bồi thường bằng tiền.

Việc xác định giá đất bồi thường sẽ dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Việc xác định giá đất cụ thể được dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai từ đó áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

 Đất được đền bù là đất trong hạn mức cấp đất nông nghiệp ở địa phương. Phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức không được đền bù về đất nhưng được đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Như vậy Tiền đền bù đất = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).

Giá  đất = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Mức giá hỗ trợ đối với đất nông nghiệp.

– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Mức hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:

+ Tiền hỗ trợ ổn định đời sống: Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu sẽ được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. Trong đó:

Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ tối đa:

06 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.

12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.

24 tháng trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn.

Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ:

12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.

24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.

36 tháng trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn.

+ Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất:

Hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất = 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

Thêm vào đó hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng  đất nông nghiệp được hỗ trợ về giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

– Tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp.

Mức hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm đối với hộ cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

Tiền hỗ trợ  =  Diện tích đất được bồi thường (m2) x  Giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất x Hệ số bồi thường do địa phương quy đinh.

Địa phương quy định giá đất nông nghiệp, và hệ số bồi thường do địa phương quy định nhưng mức tối đa là không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong hạn mức giao đất ở địa phương.

Dù đã ly thân chồng 7 năm nhưng bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu để nuôi các cháu. 2 tháng trước ông qu/a đ/ời do lên cơn đ/ộ/t q/ụy, thế nhưng số tiền 6 triệu vẫn được gửi vào tài khoản tôi đều đều. Nhân dịp 49 ngày, tôi đưa 2 cháu về thắp cho ông nén nhang thì ngỡ ngàng biết sự thật về số tiền đó…

0

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động.

Sau khi cưới được 3 năm, tôi và chồng phát sinh quá nhiều mâu thuẫn nên quyết định ly thân. Tôi dẫn theo 2 con gái về nhà ngoại ở. Chúng tôi chưa ra tòa l.y hô.n vì còn liên quan tới quyền lợi của các con và cũng vì bố mẹ chồng tha thiết muốn chúng tôi suy nghĩ lại. Ông bà bảo chúng tôi cứ tách nhau ra một thời gian, suy nghĩ chín chắn cẩn thận, nếu cảm thấy tha thứ được cho nhau thì quay về. Trước sự mong mỏi của bố mẹ chồng, tôi đành gật đầu đồng ý mình sẽ suy nghĩ kỹ việc này. Nhưng thật không ngờ, chúng tôi ly thân một mạch 7 năm liền.

Trong thời gian đó, có vài lần bố mẹ chồng đến nhà ngoại thăm cháu, hỏi tôi khi nào quay về. Nhưng tôi thì không muốn quay lại với chồng nữa nên luôn tìm đủ lý do từ chối. Vài năm trở lại đây, ông bà chỉ gọi điện vì đường xa xôi, sức khỏe yếu, không đi lại được nhiều. Tôi thì bận công việc, lại không muốn gặp mặt chồng nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được.

Suốt 7 năm đó, bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu, lần đầu gửi thì ông bảo tiề.n ông bà cho các cháu ăn học. Tôi bảo ông bà cứ để tiề.n đó dưỡng già. Tôi biết tổng lương hưu của ông bà được khoảng 14-15 triệu/tháng, đủ cho ông bà chi tiêu, nhưng trích ra mỗi tháng 6 triệu cho 2 cháu thì cũng khá nhiều. Dù tôi từ chối, ông vẫn chuyển khoản qua app, tháng nào tôi cũng nhận được, đúng vào mùng 5. Lâu dần, tôi nghĩ thôi thì ông bà đã cho cháu, tôi dùng tiề.n đó lo cho 2 con cũng đỡ vất vả.

Bố chồng gửi cho tôi 6 triệu mỗi tháng đều đặn trong 7 năm, tới khi ông mất, tôi ngỡ ngàng phát hiện ra sự thật ẩn giấu - Hình 1

Ảnh minh họa

Cho đến 2 tháng trước, bố chồng tôi qua đời vì đột quỵ. Tôi đưa 2 con về viếng ông nội. Thật lòng tôi rất thương bố mẹ chồng, ông bà rất tốt với tôi, sự ra đi của ông khiến cả tôi và 2 con vô cùng đa.u xó.t và hụt hẫng.

Nhưng điều kỳ lạ là sau khi bố chồng mất, tôi vẫn nhận được 6 triệu. Cho nên, vào dịp 49 ngày của ông, tôi lại đưa các con về nhà nội để hỏi cho ra sự thật. Và tôi ngỡ ngàng khi biết, thì ra 7 năm qua, người chuyển tiề.n cho tôi chính là chồng tôi, anh dùng danh nghĩa của bố mẹ để chuyển trợ cấp cho các con, để tôi và các con sẽ ghi nhớ ơn nghĩa của nhà nội. Bởi anh biết, nếu là anh chuyển thì tôi sẽ cho đó là chuyện đương nhiên, là trách nhiệm của anh. Thế nên anh chuyển dưới tên bố chồng tôi.

Tôi vừa kinh ngạc khi biết chuyện, vừa cảm thấy hóa ra anh có lòng như vậy, vẫn biết đường mà chu cấp cho các con, có trách nhiệm của một người cha.

Mẹ chồng nhân cơ hội này khuyên tôi quay về, bà bảo 7 năm là quá dài rồi, chồng tôi trong thời gian đó vẫn không muốn l.y hô.n, vẫn quyết định chờ tôi và các con về. Bà nói tôi nên cho chồng một cơ hội.

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động. Tôi không biết có nên tái hợp không nữa! Tôi rất sợ tình cảnh cãi vã suốt ngày trước kia lại tái diễn. Nhưng nếu không mở lòng thì cuộc sống của chúng tôi cứ bế tắc thế này cũng không ổn. Mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Tin cực vui từ bà Phương Hằng, triệu fan đồng loạt chúc mừng, hóa ra cô sang Châu Âu âm thầm làm đều này!

0

Trong buổi talkshow “Thông cảm hay vô cảm” diễn ra mới đây, CEO Đại Nam Nguyễn Phương Hằng đã chia sẻ thông tin rằng Quỹ từ thiện Hằng Hữu hiện có sẵn 401 tỷ đồng, sẽ được dùng để hỗ trợ phẫu thuật cho các trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Đồng thời, ông Huỳnh Uy Dũng (hay còn gọi là Dũng ‘lò vôi’) cũng khẳng định sẽ sớm liên hệ với Bệnh viện Chợ Rẫy và Nhi Đồng 2 để thực hiện cam kết này.

Talkshow được tổ chức đúng vào ngày 20/10, tại Khu Du lịch Đại Nam đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và người hâm mộ của bà Nguyễn Phương Hằng. Sự kiện là cơ hội để lắng nghe các quan điểm về những áp lực mà phụ nữ đối mặt từ gia đình, công việc và xã hội. Đồng thời, CEO Nguyễn Phương Hằng cũng giao lưu, trả lời trực tiếp các câu hỏi từ khán giả, tạo nên một bầu không khí gần gũi và chân thật.

Gói kỳ nghỉ gia đình
CEO Đại Nam Nguyễn Phương Hằng tiết lộ 'quỹ Hằng Hữu' có 401 tỷ đồng, để giúp các em bệnh tim bẩm sinh
CEO Nguyễn Phương Hằng cho biết Quỹ từ thiện Hằng Hữu hiện có 401 tỷ đồng, sẽ dùng để hỗ trợ phẫu thuật cho các trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh

Quỹ từ thiện Hằng Hữu, mang tên con trai của ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng, được thành lập vào năm 2014, đúng vào ngày sinh nhật một tuổi của con trai vợ chồng bà. Từ đó đến nay, quỹ đã tài trợ cho 8 bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Đại học Y Dược TP. HCM… Với sự hỗ trợ của quỹ, hàng ngàn trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh đã được cứu sống thông qua chương trình phẫu thuật miễn phí.

Theo thỏa thuận giữa Công ty Đại Nam và Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, quỹ dự kiến hoạt động trong 16 năm (từ 2014-2030), với ước tính mỗi năm hỗ trợ từ 500 đến 1.000 ca phẫu thuật tim cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ông Huỳnh Uy Dũng dự tính tổng số tiền tài trợ cho chương trình này sẽ dao động từ 1.000-1.500 tỷ đồng trong suốt thời gian hoạt động của quỹ

Vợ chồng ông Dũng và bà Hằng là chủ sở hữu của CTCP Đại Nam, doanh nghiệp điều hành Khu du lịch Đại Nam rộng 450ha tại tỉnh Bình Dương, với tổng vốn đầu tư lên tới 6.000 tỷ đồng. Đây được xem là một trong những khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á, đi vào hoạt động từ năm 2008 với nhiều công trình ấn tượng và ghi dấu ấn kỷ lục.

Ngoài ra, Công ty Đại Nam còn sở hữu nhiều dự án bất động sản công nghiệp và khu dân cư lớn như Khu công nghiệp Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3, cùng nhiều dự án khác tại Bình Dương và Bình Phước.