Home Blog Page 69

Cách đổi giấy phép lái xe Online tại nhà: Không mất thờ gian, đơn giản ai cũng làm được

0

Hiện nay, người dân đã có thể đổi giấy phép lái  xe tại nhà rất nhanh chóng và dễ dàng thông qua Cổng Dịch vụ công Cục đường bộ Việt Nam. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách đăng kí đổi giấy phép lái xe, cấp bằng lái xe trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cho cho GPLX của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam cấp.

 

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

+ Đối tượng sử dụng

Dịch vụ công cấp độ 3 đổi GPLX: Áp dụng đối với những người có Giấy phép lái xe do ngành GTVT quản lý mà còn thời hạn hoặc quá hạn dưới 3 tháng.

Dịch vụ công cấp độ 4 cấp GPLX Quốc tế: Những người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam mà có GPLX quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, vẫn còn giá trị sử dụng.

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

Cách đăng ký đổi giấy phép lái xe online qua Cổng Dịch vụ công

+ Thủ tục đăng kí đổi giấy phép lái xe

Bước 1: Truy cập trực tiếp vào trang web của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam với địa chỉ: https://dichvucong.gplx.gov.vn/faces/registration/home.xhtml

Bước 2: Tiến hành chọn các thông tin để đăng kí trực tuyến, cụ thể như sau:

– Thủ tục hành chính: Cần chọn thủ tục hành chính, có 2 thủ tục là đổi GPLX tương ứng Cấp độ 3

– Cơ quan giải quyết: Chọn sở Giao Thông Vận Tải đúng nơi bạn sinh sống.- Địa điểm tiếp nhận: Đây sẽ là nơi để bạn đến làm thủ tục đổi GPLX. Sau đó, sẽ nhấn vào đăng ký trực tuyến để tiếp tục.

Bước 3: Tại đây, bạn cần nhập số GPLX Quốc gia, nhập cả phần số và chữ. Nhấn Tìm kiếm, và thông tin của bạn sẽ hiện lên.

– Kéo xuống dưới, sẽ là mục tùy chọn “Ghép thêm Số GPLX khác”. Nếu bạn có nhu cầu muốn ghép thêm, còn không, hãy bỏ qua mục này.

– Mục Thông tin yêu cầu thay đổi, nếu như bạn có sự thay đổi về CMND hay nơi cư trú thì bạn hãy nhập vào. Nếu không, thì bạn cũng bỏ qua mục này.

– Mục Thành phần hồ sơ, mục này bao gồm 3 loại văn bản, đây cũng chính là các loại giấy tờ các bạn cần mang đến khi làm thủ tục đổi GPLX. Các bạn có thể chụp ảnh chèn vào file Word rồi sau đó upload file. Nếu upload file khác, phải đúng định dạng quy định là: doc, docx, xls, xlsx, pdf, png, jpg, jpeg, gif và có dung lượng file không lớn hơn 5MB.

Lưu ý: Chỉ có những trường hợp đổi GPLX giấy bìa sang GPLX làm bằng vật liệu PET mới được miễn giấy chứng nhận sức khỏe. Các đối tượng này gồm: người có GPLX hạng A1, A2, A3 và những người có GPLX hạng A4, GPLX ôtô vẫn còn thời hạn sử dụng trên 3 tháng.

Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn.

Cuối cùng là mục “Thời gian đăng ký xử lý”. Bạn chọn thời gian các bạn đến được cơ quan để đổi GPLX. Sau đó chọn giờ, nếu như hệ thống báo số lượng hồ sơ vào thời gian đó đã đạt số lượng tối đa, bạn cần phải chọn một ngày đăng ký khác.

Bước 4: Nếu nộp hồ sơ thành công, bạn sẽ nhận được thông báo xác thực. Bạn vào email mà mình đã đăng kí để tiến hành lấy mã xác thực, nhớ tìm trong cả mục mail rác nhé. Tuy nhiên, email xác nhận này cũng không có nghĩa là lịch hẹn của bạn đã được chấp nhận. Cách ngày đăng ký xử lý khoảng 2-3 ngày, cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn. Khi đó bạn sẽ nhận được thư thông báo xác nhận lịch hẹn nếu như hồ sơ hợp lệ HOẶC có thể là thư từ chối (kèm lý do) nếu hồ sơ không hợp lệ.

Luật Đất đai 2024: 5 loại đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ. Ai không biết là thiệt

0

Việc mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ và quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc này sẽ nâng cao chất lượng quản lý đất đai.

Đất không giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước tháng 7/2014 mà không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ.

Cụ thể, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ mà không vi phạm pháp luật, không thuộc trường hợp được giao đất sai thẩm quyền.

so-do.jpg
Đất không giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước tháng 7/2014 mà không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ (Ảnh minh họa: TNI).

Ba trường hợp đầu tiên được cấp sổ đỏ là: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 18/12/1980; từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2014.

Điều kiện là đất được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống, nếu diện tích toàn bộ thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức quy định thì được cấp sổ với diện tích bằng hạn mức đất ở. Nếu diện tích đất đã xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức sẽ được cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã xây.

Thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, diện tích nhỏ hơn hạn mức thì được cấp sổ đỏ toàn bộ thửa đất đó.

Thửa đất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã sử dụng, thời hạn lâu dài.

Diện tích đất vượt hạn mức, nếu là đất phi nông nghiệp, không phải đất ở thì được cấp sổ đỏ vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Nếu diện tích vượt hạn mức là đất nông nghiệp, sẽ được công nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất muốn được cấp sổ đỏ vào mục đích phi nông nghiệp với phần diện tích này, nếu phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, xây dựng, nông thôn, thì sẽ được đáp ứng.

Trong cả ba trường hợp nêu trên, người sử dụng đất khi được cấp sổ đỏ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thì cấp sổ đỏ tính theo tổng hạn mức đất ở của những người này. Nếu một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, được UBND cấp xã xác nhận ổn định trước ngày 15/10/1993, thì hạn mức tính theo từng thửa đất.

Trường hợp thứ tư, hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp nhưng đã dùng làm đất ở, đất phi nông nghiệp trước 1/7/2014 mà không có giấy tờ, cũng được cấp sổ đỏ. Quy định này chỉ áp dụng với chủ đất có đăng ký thường trú tại địa phương điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Trường hợp thứ năm, hộ gia đình sử dụng đất ổn định vào mục đích nông nghiệp, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp, cũng được cấp sổ đỏ theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền. Phần diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê của Nhà nước.

Còn lại, những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ mà chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo các trường hợp nêu trên, được tạm thời sử dụng theo hiện trạng đến khi Nhà nước thu hồi.

Luật quy định, Nhà nước có trách nhiệm cấp sổ đỏ cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện. Chính phủ sẽ quy định chi tiết trình tự cấp sổ đỏ với đất không giấy tờ.

Luật mới đã mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ thêm 10 năm so với luật cũ (2014 thay vì 2004) và bổ sung các trường hợp đất nông nghiệp không có giấy tờ.

Luật Đất đai 2013 quy định, đất không giấy tờ trước 1/7/2004 được cấp sổ đỏ, điều kiện là sử dụng ổn định và không vi phạm, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch địa phương.

Đất không giấy tờ trước 1/7/2014 chỉ được cấp sổ đỏ ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và chủ đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Việc mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ và quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc này sẽ nâng cao chất lượng quản lý đất đai.

9 trường hợp cấp đổi “Sổ đỏ” sau 1/8/2024

1- Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 01/8/2024 sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

2-  Giấy chứng nhận đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.

3- Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất mà thực hiện cấp riêng cho từng thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất và trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định.

4- Mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp khác với mục đích sử dụng đất theo phân loại đất quy định tại Điều 9 của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

5- Vị trí thửa đất trên Giấy chứng nhận đã cấp không chính xác so với vị trí thực tế sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận đã cấp;

6- Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng;

7- Giấy chứng nhận đã cấp ghi tên hộ gia đình, nay các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đó có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;

8- Thay đổi địa chỉ của thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;

9- Thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi.

Ông mất vợ cũng 8 năm rồi, cô ấy bị K không cứu được nguyện vọng cuối cùng của cô là ông cố gắng lo cho con vào đại học rồi ông hãy đi bước nữa vì ông còn trẻ mới 51 tuổi. Sau tám năm các con ông đều ra trường và đã lập gia đình, ông bán nhà chung chia đều 3 phần, phần của ông mua căn hộ nhỏ 3 phòng 100m vì có chỗ cho các con cháu về, còn một ít ông cùng em trai đầu tư BĐS. Sau ông mua được nhà vườn nhỏ 500 m cảm thấy ưng ý ông dừng lại còn chút thì cứ để em trai kinh doanh thôi. 59 tuổi ông xin nghỉ hưu vì cảm thấy mình lạc hậu với hiện tại ông về đi đánh cầu lông và sinh hoạt hưu trí cũng nhàn hạ..Một hôm ông đưa dì Vinh về nhà gặp các con. Ông quan sát thấy con gái có vẻ buồn nhưng không biểu hiện gì? Con dâu thì bóng gió nói ở với nhau chứ khoan đăng ký kết hôn( căn hộ ông chưa ra sổ hồng)… Có vẻ không muốn ông lấy vợ…Đọc tiếp tại bình luận…

0
Ông mất vợ cũng 8 năm rồi, cô ấy bị K không cứu được nguyện vọng cuối cùng của cô là ông cố gắng lo cho con vào đại học rồi ông hãy đi bước nữa vì ông còn trẻ mới 51 tuổi.
Sau tám năm các con ông đều ra trường và đã lập gia đình, ông bán nhà chung chia đều 3 phần, phần của ông mua căn hộ nhỏ 3 phòng 100m vì có chỗ cho các con cháu về, còn một ít ông cùng em trai đầu tư BĐS. Sau ông mua được nhà vườn nhỏ 500 m cảm thấy ưng ý ông dừng lại còn chút thì cứ để em trai kinh doanh thôi.
59 tuổi ông xin nghỉ hưu vì cảm thấy mình lạc hậu với hiện tại ông về đi đánh cầu lông và sinh hoạt hưu trí cũng nhàn hạ.. Trong nhà ông thuê công ty dọn dẹp nhà 2 lần trong tuần, quản lý bằng camera giấu kín còn lại tự ông làm, cơm nước tự lo vì lúc còn trẻ ông làm hành chính nên cũng quen việc cơm nước dọn nhà giúp vợ, vợ làm kinh doanh nên bận bịu hơn, dưới sảnh có siêu thị và con trai, con gái hay sang thường mua thực phẩm cho bố, ông có hai cháu trai nội và cháu gái ngoại còn bé nhưng chủ nhật hay ghé căn hộ ông chơi ..Thỉnh thoảng con trai bận nhờ ông đi đón cháu thôi..
Ông cũng thích cafe thường xuyên ghé quán trong khu phố tại đây ông quen một cô hưu trí đang độc thân ở với con trai trông cháu nội, cũng hay dẫn cháu ra quán ngồi chơi. Quán này là chỗ tụ tập của ông bà hưu trí, hay người lớn tuổi trong khu phố.
Nói qua nói lại ông cảm mến cô và muốn làm bạn đi nốt cuộc đời. Ông về nói chuyện với hai con, hai con đều hiểu bố thông cảm cho bố, vì là chuyện riêng ông nên dâu và rể ông chỉ thông báo thôi.
Không có mô tả ảnh.
Khi đi qua bếp ông nghe con dâu nói con trai:
– Anh xem thế nào nói khéo với Ba sang tên căn hộ này cho thằng hai con mình rồi hãy lấy vợ, chứ thấy ba có nhà đành hoàng họ nhảy vào ..
Tiếng con trai nói :
– Nhà của Ba nên đó là của ba, ba đã mua nhà cho anh rồi, nên chuyện đó là của ba ..
– Của ba cũng là của thừa kế của anh, anh không tính trước chứ ba sống bao lâu tài sản vào tay người dưng nghe vô lý ..
– Chuyện này anh cấm em tham gia ngay từ đầu nhận thừa kế ba chẳng nói tài sản cuối cùng của Ba làm gì đó là việc của ba, đừng trông mong số còn lại ít ỏi của ba mà mất đoàn kết. Ý ba là sẽ lấy vợ còn gì nữa ..
– Nhưng theo luật đó là thừa kế của con trưởng, chưa kể ba cho con gái hơn anh trên một tỷ là đã không công bằng …
– Mệt anh nhắc lại đó là chuyện nhà anh, em không tham gia vào, anh không nuôi bố mà nuôi mẹ em cũng 6 năm rồi còn gì, tốt nhất không nói nữa ..
… …
Qua camera giấu kín ông cảm thấy buồn, sao con dâu không hiểu ông đưa xe camry -3.5 cho vợ chồng con trai, thì con gái mua nhà thiếu ông bù cho 1,3 tỷ cho đủ căn nhà vừa ý, căn hộ ông mua từ khi trên bản vẽ nên có hơn 3 tỷ lại trả góp, tiền sau này kinh doanh thì có thêm chứ đâu nằm trong tiền bán nhà lớn Q1..
… …
Khi đưa dì Vinh về nhà gặp các con. Ông quan sát thấy con gái có vẻ buồn nhưng không biểu hiện gì? Rể thì vui vẻ nói xin phép ông được đưa mẹ vào trông cháu vì bà lớn tuổi không đi làm được, ông nói đó là việc nhà của các con. Con dâu thì bóng gió nói ở với nhau chứ khoan đăng ký kết hôn( căn hộ ông chưa ra sổ hồng)… Có vẻ không muốn ông lấy vợ mà ý muốn con trai cháu nội ông thừa kế căn hộ ..
… …
… … Ông nói chỉ thông báo thôi. Chứ đó là việc của ông, tài sản khi ra sổ hổng sẽ đứng tên hai người lỡ ông mất trước thì Dì toàn quyền sử dụng, sau nay di chúc ai sẽ tính sau ..
Con dâu cướp lời ông nói thế không được, thừa kế là cháu nội chứ không dì cho con dì thì sao ?
.. Ông rất bực nên nói thẳng :
– Ba còn khoẻ mạnh sống sờ sờ đây, Được rồi ba làm di chúc khi cả ba và dì mất nhà sẽ bán chia ba phần 1/3 cho con riêng Dì, 2/3 cho con riêng của Ba được chưa …Căn hộ này có hơn 3-4 tỷ lúc mua làm gì mà khó chịu thế ..Cũng là phụ nữ với nhau phải thông cảm nhau chứ, chẳng lẽ ở với ba 20 năm nữa, ba mất đi họ lớn tuổi các con đẩy ra đường lấy lại nhà hả, sống đã không phụng dưỡng ba thì nghĩ cho họ. Tiền là tiền của ba chứ có phải của các con đâu mà lắm lời thế. Sinh con ra. Phải lo cho con, chứ ông không lo cho cháu ..
… …
Cô con dâu sợ quá ngồi im. Biết tính chồng rất cục, con trai ông mà nổi nóng lên là có chuyện ..
Vậy là làm vài mâm đón cô Vinh về. Cô Vinh cũng rất cẩn thận với con dâu ông, nhưng cứ thứ 7 chủ nhật là cả nhà con trai về, cô cũng cố gắng cơm nước, tắm giặt lo cho hai đứa trẻ giúp cho con trai ông.
Một hôm ngồi cafe rảnh rỗi ông tua lại camera trong nhà xem, ông bực mình thấy con dâu coi Dì là osin một cách khôn khéo.. Bực rồi. Đến chủ nhật trước khi vợ chồng con trai về ông ngồi lại nói chuyện :
– Ông không muốn hai ngày cuối tuần dì Vinh làm osin cho nhà con trai, yêu cầu về chơi phải tự lo lấy con cái không thì ghé chút thôi.
Con trai ngạc nhiên, thường thì thứ 7 đưa con về là hai vợ chồng đi làm, chủ nhật cậu có bận việc, thì vợ đi chơi giao con cho dì về còn xách mé nữa ..
Ông đưa đoạn camera cho con trai xem, con trai ông im lặng xin đưa vợ con về ..
… …
Chiều thứ 2. Con dâu ghé nhà chửi dì và nói ông phá gia đình nó .. Ông gọi con trai về giải quyết nếu không gọi công an ..
Sao thì ông hiểu ra do khi mua nhà con trai theo thừa kế chỉ một mình con trai đứng tên( cái này ông không biết) hầu như của thừa kế chỉ mình con trai, cháu nội đứng tên. Mâu thuẫn từ đấy, nhưng vì nhà rộng nên con dâu đưa mẹ vào ở và cả em trai vào học trong này, bà con bên ngoại toàn đến ở nhờ…, nên mọi sự họp hành khu phố thậm trí chợ xép họ đều nghĩ con trai ông ở rể ..
Ông nói chuyện gia đình tự giải quyết cấm đến nhà ông quậy nữa, có dính liếu gì nữa mà quậy phá ông, còn lại của ông cho ai là quyền của ông..
Dì Vinh cũng khổ tâm khổ với dâu với rể, thỉnh thoảng cậu rể nói móc : – Sướng thế không làm được hưởng…
Tuy trước mặt ông và vợ không tỏ thái độ, nhưng khinh Dì ra mặt, nghe ông nói rể có giới thiệu bà con cho ông nhưng trẻ quá mới gần 50 tuổi cũng ly hôn, đến nhà rất tháo vát đảm đang nhưng ông không thích, ông muốn lấy người hiểu chuyện biết nói chuyện với ông, cũng thích đi đâu đó với ông …còn không thì ông thuê giúp việc cũng được..
… …
Con trai ông làm căng với vợ thậm trí nói còn can dự chuyện ông thì mấy mẹ con ra khỏi nhà, vớ vẩn …
Ông dẫn Dì ra sở tư pháp làm giấy tờ di chúc chia nốt căn hộ cho hai con, cho yên chuyện, vì trong kinh doanh với chú em, được bao nhiêu chú gom lại đưa ông rồi ông cùng Dì mua căn nhà cho con trai Dì có giấy tờ hợp lệ rộng rãi có mặt tiền, phụ cũng ít thôi, còn là cho hai vợ chồng con riêng cô vay không trả lãi, để họ còn chí thú làm ăn, đưa con trai cô vào công ty chú em làm luôn để Dì an tâm cái này hai con ông không biết ..
Mảng đất Bình Dương ông mua sau này chỉ chú em ruột ông biết thì thêm tên Dì vào và di chúc để phần Dì .. Đến khi Dì mất thì chia 3 phần cho con Dì và hai con riêng của ông, còn không Dì bán dưỡng già( Đang cho ngân hàng thuê, nên tiền bạc ông không nhận của hai con, mà ngân hàng muốn mua luôn) việc này hai con ông không biết ..
Ông muốn Dì am tâm khi sống với ông. Chứ không muốn Dì làm osin cho ông vì ông vẫn thuê họ dọn nhà, hai vợ chồng đi du lịch tự túc .. Dì cũng là người hướng ngoại cũng vui vẻ, dù nhiều chuyện nhưng Dì vẫn vui vẻ chăm sóc ông.
Mà tôi thấy phụ nữ lớn tuổi vui vẻ lạc quan hiểu chuyện, như Dì Vinh tuy cũng quần sọc áo put nhưng kín đáo lịch sự dễ nhìn, mới thế mà cũng 8 năm nữa trôi qua cô cũng vào tuổi U70 đời đầu chú cùng đời giữa, sáng đi bộ đi bơi rồi cafe với bạn bè ..
Lấy vợ ông trẻ hẳn ra, khoẻ mạnh vui vẻ. Chiều gặp nhau bể bơi thấy ông cùng bơi với Dì mà cảm thấy vui vẻ. Đời người sống bao lâu sao cứ tính toán với nhau cho mệt mỏi ..

Danh sách 536 xe bị phạt nguội ở Hà Nội trong tháng 11/2024

0
Công an  Hà Nội vừa công bố chi tiết hơn 500 biển số  xe ô tô bị phạt nguội trong tháng 11/2024.

Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội vừa công bố danh sách 536 lượt ô tô vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/11 đến ngày 30/11 được ghi nhận qua camera giám sát trên các tuyến đường tại Thủ đô.

Chi tiết biển số xe ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội trong tháng 11/2024:

Chúng tôi đã ly thân nhiều năm, tôi và hai con gái trở về sống với ông bà ngoại. Suốt thời gian đó, bố mẹ chồng vẫn giữ mối liên hệ với các cháu, dù thưa dần vì sức khỏe yếu và khoảng cách xa xôi. Tôi không đưa các con về thăm ông bà vì bận công việc và cũng vì không muốn chạm mặt chồng. Nhưng có một điều khiến tôi luôn ghi nhớ: mỗi tháng, đúng vào ngày mùng 5, bố chồng tôi đều chuyển khoản 6 triệu đồng với lời dặn đơn giản: “Tiền cho các cháu ăn học.” Ban đầu, tôi từ chối, nhưng ông vẫn kiên quyết gửi, khiến tôi không thể từ chối mãi. Dần dần, số tiền ấy trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống, giúp tôi bớt đi gánh nặng khi nuôi dạy hai con. Thế rồi, hai tháng trước, bố chồng tôi đột ngột qua đời vì đột quỵ. Chúng tôi trở về quê viếng ông trong nỗi tiếc thương vô hạn. Thế nhưng, điều khiến tôi băn khoăn hơn cả là: sau ngày ông mất, khoản tiền 6 triệu ấy vẫn đều đặn được chuyển vào tài khoản tôi mỗi tháng. Đến ngày giỗ 49 của ông, tôi đưa các con về nhà nội lần nữa. Lòng trĩu nặng, tôi quyết định phải hỏi rõ sự thật. Số tiền ấy đến từ đâu, và vì sao nó vẫn tiếp tục xuất hiện, ngay cả khi người đã mất? Xem tiếp tại bình luận

0

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động.

Sau khi cưới được 3 năm, tôi và chồng phát sinh quá nhiều mâu thuẫn nên quyết định ly thân. Tôi dẫn theo 2 con gái về nhà ngoại ở. Chúng tôi chưa ra tòa ly hôn vì còn liên quan tới quyền lợi của các con và cũng vì bố mẹ chồng tha thiết muốn chúng tôi suy nghĩ lại. Ông bà bảo chúng tôi cứ tách nhau ra một thời gian, suy nghĩ chín chắn cẩn thận, nếu cảm thấy tha thứ được cho nhau thì quay về. Trước sự mong mỏi của bố mẹ chồng, tôi đành gật đầu đồng ý mình sẽ suy nghĩ kỹ việc này. Nhưng thật không ngờ, chúng tôi ly thân một mạch 7 năm liền.

Trong thời gian đó, có vài lần bố mẹ chồng đến nhà ngoại thăm cháu, hỏi tôi khi nào quay về. Nhưng tôi thì không muốn quay lại với chồng nữa nên luôn tìm đủ lý do từ chối. Vài năm trở lại đây, ông bà chỉ gọi điện vì đường xa xôi, sức khỏe yếu, không đi lại được nhiều. Tôi thì bận công việc, lại không muốn gặp mặt chồng nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được.

Suốt 7 năm đó, bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu, lần đầu gửi thì ông bảo tiền ông bà cho các cháu ăn học. Tôi bảo ông bà cứ để tiền đó dưỡng già. Tôi biết tổng lương hưu của ông bà được khoảng 14-15 triệu/tháng, đủ cho ông bà chi tiêu, nhưng trích ra mỗi tháng 6 triệu cho 2 cháu thì cũng khá nhiều. Dù tôi từ chối, ông vẫn chuyển khoản qua app, tháng nào tôi cũng nhận được, đúng vào mùng 5. Lâu dần, tôi nghĩ thôi thì ông bà đã cho cháu, tôi dùng tiền đó lo cho 2 con cũng đỡ vất vả.

Bố chồng gửi cho tôi 6 triệu mỗi tháng đều đặn trong 7 năm, tới khi ông mất, tôi ngỡ ngàng phát hiện ra sự thật ẩn giấu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cho đến 2 tháng trước, bố chồng tôi qua đời vì đột quỵ. Tôi đưa 2 con về viếng ông nội. Thật lòng tôi rất thương bố mẹ chồng, ông bà rất tốt với tôi, sự ra đi của ông khiến cả tôi và 2 con vô cùng đau xót và hụt hẫng.

Nhưng điều kỳ lạ là sau khi bố chồng mất, tôi vẫn nhận được 6 triệu. Cho nên, vào dịp 49 ngày của ông, tôi lại đưa các con về nhà nội để hỏi cho ra sự thật. Và tôi ngỡ ngàng khi biết, thì ra 7 năm qua, người chuyển tiền cho tôi chính là chồng tôi, anh dùng danh nghĩa của bố mẹ để chuyển trợ cấp cho các con, để tôi và các con sẽ ghi nhớ ơn nghĩa của nhà nội. Bởi anh biết, nếu là anh chuyển thì tôi sẽ cho đó là chuyện đương nhiên, là trách nhiệm của anh. Thế nên anh chuyển dưới tên bố chồng tôi.

Tôi vừa kinh ngạc khi biết chuyện, vừa cảm thấy hóa ra anh có lòng như vậy, vẫn biết đường mà chu cấp cho các con, có trách nhiệm của một người cha.

Mẹ chồng nhân cơ hội này khuyên tôi quay về, bà bảo 7 năm là quá dài rồi, chồng tôi trong thời gian đó vẫn không muốn ly hôn, vẫn quyết định chờ tôi và các con về. Bà nói tôi nên cho chồng một cơ hội.

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động. Tôi không biết có nên tái hợp không nữa! Tôi rất sợ tình cảnh cãi vã suốt ngày trước kia lại tái diễn. Nhưng nếu không mở lòng thì cuộc sống của chúng tôi cứ bế tắc thế này cũng không ổn. Mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

 

Lấy chồng đã lâu mà suốt 2 năm nay vợ chồng tôi không có chuyện ch::ă:n g::ối, thậm chí còn ngủ riêng giường. Ngày tôi nằm viện, anh hàng xóm bất ngờ đến thăm rồi d:úi vào tay xấp ti:ề:n 2 triệu cùng câu nói ‘l:ạ:n:h người’, đến giờ tôi mới hiểu vì sao chồng tôi chỉ vào chăm tôi được 1 tiếng/ngày…..

0

Những lời anh ấy nói tôi thật sự bất ngờ và hoang mang. Quân còn lấy điện thoại của tôi lưu số anh ấy vào và nói đang chờ câu trả lời của tôi.

Giữa lúc hai đứa định chia tay thì tôi phát hiện có thai. Khi đó chồng tôi muốn chối bỏ con nhưng tôi đã mang hành lý đến ở lì nhà anh ấy và bố mẹ chồng buộc phải tổ chức đám cưới cho hai đứa.

Vì chúng tôi lấy nhau khi không còn tình yêu nữa nên về sống với nhau chẳng có hạnh phúc. Chồng đi làm được đồng nào đều đưa cho mẹ giữ hết. Tôi bụng bầu rất yếu, không đi làm được. Mỗi khi muốn mua gì đều phải ngửa tay xin tiền mẹ chồng, biết nhục nhã khó khăn nhưng tôi cố cam chịu.

Suốt 2 năm nay vợ chồng tôi không có chuyện chăn gối, thậm chí còn ngủ riêng giường. Tôi biết anh có nhân tình bên ngoài nhưng không thể làm gì được, bởi tôi đã sai ngay từ đầu, không còn yêu mà vẫn cưới nhau.

Hằng ngày, tôi sống như một cái xác không hồn trong gia đình chỉ vì con. Chồng đi về giờ nào tôi không cần biết, bị bố mẹ chồng mắng mỏ, tôi nghe tai này bỏ tai kia.Ngày tôi nằm viện, anh hàng xóm bất ngờ đến thăm rồi dúi vào tay xấp tiền cùng câu nói ‘lạnh người’ - Ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet

2 tuần trước, tôi đi làm, không may bị chấn thương phần mềm. Ngày đầu tiên nằm viện, có mẹ chồng mang đồ và tiền đến đóng viện phí, còn những ngày sau không ai đến thăm nữa. Tôi không muốn cho bố mẹ đẻ ở quê biết tình hình của mình nên khó khăn đến mấy tôi cũng cam chịu một mình.

Khi chuẩn bị xuất viện, anh hàng xóm tên Quân, chưa có gia đình, bất ngờ vào thăm. Hai chúng tôi nói chuyện rất nhiều, khi ra về anh ấy dúi vào tay tôi một xấp tiền và nói: “Em đang sống rất khổ với gia đình đó đúng không? Nhân tình của chồng em đã có bầu. Hãy bỏ đi, em chịu như thế là quá đủ rồi, anh sẽ chờ em”.

Quân là bạn học ngày nhỏ của chồng tôi, hai người không thân thiết lắm. Thỉnh thoảng chạm mặt với anh ấy, tôi cũng chào hỏi xã giao. Những lời anh ấy nói tôi thật sự bất ngờ và hoang mang. Quân còn lấy điện thoại của tôi lưu số anh ấy vào và nói đang chờ câu trả lời của tôi.

Chồng tôi đã có con với người khác, điều đó có nghĩa là vị trí người “vợ hờ” này cũng sắp bị lung lay. Quân không nói yêu tôi, liệu có phải anh ấy đang thương hại cho cuộc sống quá khổ của tôi mà muốn khuyên tôi buông bỏ chồng không? Tôi thật không biết phải làm sao nữa mọi người ạ?

Chồng tôi làm nhân viên văn phòng tháng trên dưới 12 triệu còn lương của tôi khá hơn khi làm trưởng phòng. Thế nhưng, mẹ anh luôn cho rằng con trai bà oách lắm. Dù không có ý c:hê tôi nhưng thi thoảng bà lại nói đổng rằng “không biết tôi tu mấy kiếp mới được duyên tốt vậy”, khi đó tôi thường cười cho qua. Nhưng quá quắt nhất là hôm nay, tôi nghe lén được cuộc trò chuyện của 2 mẹ con họ…Tôi đã lên 1 kế hoạch … đọc câu chuyện dưới bình luận

0

Có nên nói thật thu nhập của tôi để mẹ chồng bớt bênh con trai

Không có ý chê tôi nhưng thi thoảng bà lại nói không biết tôi tu mấy kiếp mới được duyên tốt vậy, tôi thường cười cho qua.

Mẹ chồng tương lai chỉ hỏi: Lương cháu được bao nhiêu? | Tin tức Online

Cuộc sống vợ chồng tôi bình thường, không hay tranh luận nhưng cả hai đều có cái tôi cao nên nhiều lúc chiến tranh lạnh vài ngày, sau đó ai cần thì người đó làm hòa trước. Chúng tôi cưới được 9 năm, có con trai và con gái. Chồng và tôi đều đi làm thuê, cũng là chức quản lý trong công ty. Thu nhập chúng tôi ngang nhau nhưng tôi chỉ làm từ thứ hai đến thứ 6, không làm thêm; luôn lo toan việc nhà, đưa đón, kèm con học bài. Chồng suốt ngày đi làm xa, cuối tuần về, không hút thuốc, không cờ bạc, nhậu có chừng mực.

Khi ở nhà anh thường xem điện thoại, tivi, rất mê xem thể thao nên những mùa bóng đá là nhà tôi luôn đông người xem đến muộn rồi nhậu vài cốc bia. Ít ở nhà nên anh thường ít xuống bếp, đi chợ. Tôi nhờ anh mới trông con hoặc kèm con học. Đôi khi tôi cảm giác mình đúng như mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ. Tiền lương tôi lo cho gia đình, tiền lương của chồng thì anh bảo lo tiết kiệm, đầu tư. Tôi cũng ít quan tâm, thi thoảng hỏi tài khoản còn bao nhiêu. Chồng không thích bị kiểm soát, lại sĩ diện, nếu gặp bạn bè, anh thường bao trọn. Nếu là họ hàng lên chơi, anh biếu tiền xe, mua quà cáp về chu đáo. Về cha mẹ chồng, anh lo xây nhà cửa, mua sắm rất nhiều.

Vợ về bên ngoại anh cũng thường biếu các cụ, bố mẹ các cháu, tuy không nhiều nhưng rất được lòng người lớn hai bên. Mua sắm trong nhà anh không bao giờ để tâm. Tôi mua máy rửa bát thì anh ngăn, bảo để cho con tự làm việc nhà. Tôi mua máy sấy, anh bảo dễ hỏng quần áo. Tôi là người chi tiền nên tự quyết, tự mua. Việc đó với tôi cũng không có gì to tát. Chồng lo cho mọi người xung quanh cũng tốt, cuộc sống chúng tôi không quá vất vả.

Được mẹ chồng hết lời ca ngợi, con dâu tá hỏa khi nhận ra ý đồ thật sự là gì

Mẹ chồng hay khoe khoang con trai, lúc nào cũng khoe với họ hàng là con trai nhiều tiền, đẹp trai lại hiếu thảo. Tôi càng im lặng, mẹ chồng càng nói nhiều. Trong khi đó, về thu nhập, tôi bằng chồng, lại lo toan mọi việc trong nhà. Tôi từng là hoa khôi của lớp, của khoa nhưng không lấy điều đó làm tự hào hay đối đáp lại người lớn, không thích kể lể công việc và thu nhập cho các cụ biết. Có thể các cụ thấy tôi khi nào cũng về đúng giờ, vui vẻ nên nghĩ thu nhập thấp hơn chồng rất nhiều

Người mẹ sinh ra chồng tôi đã mất, mẹ chồng hiện tại là vợ hai của bố chồng, ông bà lấy nhau hơn 10 năm. Bố chồng cũng rất thương con cháu, đặc biệt là tôi, luôn động viên lúc tôi sinh con, ốm đau. Tôi biết ai cũng có mặt này mặt nọ, tôi cảm thấy hài lòng với chồng vì anh ăn nói với vợ con rất nhã nhặn, có tranh luận cũng không bao giờ xưng gì khác ngoài anh em. Tôi băn khoăn, có nên tâm sự với mẹ chồng về thu nhập và công việc của mình để mẹ bớt khoe khoang con trai với mọi người, đặc biệt là với bố mẹ tôi không?

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nơi mà mọi thứ đều đơn sơ, giản dị. Gia đình tôi tuy chẳng dư dả nhưng luôn đầy ắp tiếng cười. Dưới tôi còn một cậu em trai, và chúng tôi lớn lên trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Nhưng năm tôi 15 tuổi, một vụ sạt lở núi kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của bố tôi, để lại mẹ tôi đơn độc gánh vác cả gia đình. Từ đó, mọi gánh nặng đè lên đôi vai gầy của mẹ. Tôi hiểu rõ khó khăn của gia đình nên từ những ngày nghỉ lễ, nghỉ hè hay cuối tuần, tôi đều tranh thủ đi làm thêm để phụ giúp mẹ. Số tiền tôi kiếm được tuy chẳng đáng là bao nhưng cũng giúp gia đình bớt đi phần nào khó khăn. Dù phải làm việc vất vả, tôi chưa bao giờ lơ là việc học. Tôi luôn tâm niệm rằng chỉ có tri thức mới giúp tôi thoát khỏi cái nghèo bủa vây. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, tôi đã nhận được giấy báo trúng tuyển vào một trường đại học danh tiếng trên thành phố… Đọc tiếp tại bình luận..

0

Một mùa khai giảng nữa lại tới, tôi lại nhớ chú mình với lòng đầy sự biết ơn. Nếu không có chú, tôi đã không có ngày hôm nay.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, nơi mà mọi thứ đều đơn sơ, giản dị. Gia đình tôi tuy chẳng dư dả nhưng luôn đầy ắp tiếng cười. Dưới tôi còn một cậu em trai, và chúng tôi lớn lên trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Nhưng năm tôi 15 tuổi, một vụ sạt lở núi kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của bố tôi, để lại mẹ tôi đơn độc gánh vác cả gia đình.

Từ đó, mọi gánh nặng đè lên đôi vai gầy của mẹ. Tôi hiểu rõ khó khăn của gia đình nên từ những ngày nghỉ lễ, nghỉ hè hay cuối tuần, tôi đều tranh thủ đi làm thêm để phụ giúp mẹ. Số tiền tôi kiếm được tuy chẳng đáng là bao nhưng cũng giúp gia đình bớt đi phần nào khó khăn.

Dù phải làm việc vất vả, tôi chưa bao giờ lơ là việc học. Tôi luôn tâm niệm rằng chỉ có tri thức mới giúp tôi thoát khỏi cái nghèo bủa vây. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, tôi đã nhận được giấy báo trúng tuyển vào một trường đại học danh tiếng trên thành phố.

Ngày cầm tờ giấy báo nhập học trên tay, cả nhà tôi vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Nghĩ đến số tiền học phí và các chi phí sinh hoạt nơi thành phố xa hoa, không ai trong nhà còn giữ được nụ cười.

Mẹ tôi gần như kiệt sức sau bao năm làm lụng, chẳng có đồng tiết kiệm nào. Kiếm được đồng nào, mẹ cũng dành hết cho việc học hành của hai anh em tôi. Nhưng học phí đại học khác xa với trung học, chưa kể tiền phòng trọ, tiền ăn uống, đi lại. Tất cả như một bài toán không lời giải.

Trong lúc bế tắc, tôi nghĩ đến chú mình – em ruột của bố. Chú mở một nhà hàng trong thành phố, công việc kinh doanh khá thuận lợi. Nhưng bên cạnh chú là thím, người nổi tiếng khó tính và hay tính toán chi li.

Dù biết khả năng được chú giúp đỡ rất nhỏ, tôi vẫn quyết định đánh liều. Sáng hôm đó, tôi đạp xe gần hai tiếng đồng hồ để đến nhà chú. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như tôi hy vọng.

Vừa bước vào nhà, tôi đã thấy ánh mắt không mấy thiện cảm của thím. Trước khi tôi kịp mở lời, thím đã lên tiếng:

– Cháu lại đến đây làm gì? Nhà chú thím không có tiền cho cháu vay đâu!

Nói xong, thím quay lưng bước đi, để lại tôi đứng đó với cảm giác tủi hổ. Chưa kịp định thần, chú đã cầm cây sào phơi đồ, quát lớn:

– Ra khỏi nhà tôi ngay!

Lời nói và hành động ấy khiến tim tôi như bị bóp nghẹt. Người ta thường nói, “sẩy cha còn chú,” nhưng khoảnh khắc đó, tôi cảm nhận rõ ràng sự lạnh nhạt từ người thân.

Dắt chiếc xe đạp cũ, tôi lang thang trên đường làng, nước mắt lăn dài trên má. Tôi gần như tuyệt vọng, chẳng biết lấy đâu ra tiền để đi học. Nhưng đúng lúc ấy, điện thoại tôi rung lên. Là tin nhắn từ chú:

– Chú đang đợi cháu ở cây gạo đầu làng, đến ngay nhé.

Dù đầy nghi hoặc, tôi vẫn vội vàng đạp xe tới đó. Đến nơi, tôi thấy chú đang đứng, dáo dác nhìn quanh như sợ ai đó bắt gặp. Vừa thấy tôi, chú rút ngay từ túi áo một chiếc phong bì, dúi vào tay tôi:

– Cầm lấy mà đi học. Đừng cho thím cháu biết.

Chú nói xong liền quay người đi ngay, không để tôi kịp phản ứng. Mở phong bì, tôi nghẹn ngào khi thấy bên trong là 20 triệu đồng – một số tiền quá lớn đối với tôi lúc ấy. Hóa ra, hành động lạnh lùng ban nãy của chú chỉ là để che mắt thím. Số tiền trong phong bì toàn là tiền lẻ, có lẽ đó là “quỹ đen” mà chú dành dụm bấy lâu.

Nhờ số tiền đó, tôi có thể bước chân vào giảng đường đại học. Bên cạnh việc học, tôi đi làm thêm để tự lo cho cuộc sống của mình, không dám phụ thuộc thêm vào mẹ hay chú. Tôi cố gắng hết mình, không chỉ học tốt mà còn trau dồi các kỹ năng để chuẩn bị cho tương lai. Kết quả là ngay từ năm cuối đại học, tôi đã có một công việc ổn định.

Bốn năm trôi qua, giờ đây tôi đã tốt nghiệp và có vị trí vững vàng trong công ty. Cuối tuần trước, tôi về quê nghỉ lễ, mang theo một món quà nhỏ đến thăm chú. Đó là tấm thẻ trị giá 50 triệu đồng – món tiền đầu tiên tôi dành dụm được sau khi đi làm.

Gặp chú, tôi nghẹn ngào:

– Nếu không có chú, sẽ không có cháu của ngày hôm nay. Đây là chút lòng thành, mong chú nhận.

Chú xúc động nhưng vẫn cố tỏ vẻ nghiêm nghị:

– Cháu sống tốt, chú đã mừng lắm rồi. Nhưng nếu cháu đã có lòng chú sẽ nhận.

Hình ảnh người chú năm xưa, lặng lẽ giúp đỡ tôi khi tôi tưởng chừng không còn lối thoát, mãi mãi là bài học về tình yêu thương và sự hy sinh mà tôi luôn khắc ghi.

Từ hôm nay: Vợ chồng, người thân đi xe máy của nhau cần có 3 Giấy này, nếu không ph::ạt lên tới 8 triệu đồng

0

Theo quy định người điều khiển xe máy cần có đủ 3 loại giấy tờ này nếu không sẽ bị xử phạt nặng.

Vợ đi xe chồng, anh em người thân mượn xe của nhau có bị phạt hay không? 

Lỗi xe không chính chỉ phạt trong trường hợp mua bán chuyển nhượng xe cho nhau nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ và đóng thuế cho nhà nước thì sẽ bị xử phạt lỗi không chính chủ. Còn người thân vợ chồng anh em bạn bè nếu mượn xe của nhau cần có đủ giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt

– Giấy đăng kí xe của phương tiện giao thông

– Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ  xe cơ giới, xe phải có biển số…

– Giấp phép lái xe – hay còn gọi là bằng lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông

Khi tham gia giao thông dù người dân không vi phạm lỗi thì CSGT sẽ vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra hành chính. Và lúc này nếu như đó là sẽ đã mua bán chuyển nhượng nhưng không sang tên đổi chủ thì sẽ bị phạt  lỗi không chính chủ. Hiện tại theo các điềuu luật không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được sẽ không bị xử phạt.

vo chong nguoi than di xe cua nhau can mang 3 loai giau to

Những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp

Khi đi đăng ký, đăng kiểm  xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.

Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không chính chủ với xe máy bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng với xe cá nhân, từ 800.000 – 1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 – 4 triệu đồng với cá nhân và từ 4 – 8 triệu với tổ chức.

Tuy mức phạt không cao, nhưng cả người sang nhượng xe và người sở hữu xe nên làm đúng quy định pháp luật về sang tên đổi chủ xe để tránh các rắc rối pháp lý phát sinh. Bởi Khi xe bị tạm giữ do vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn giao thông, thậm chí là các vấn đề pháp lý hình sự như xe liên quan đến trộm cắp, cướp giật, án mạng, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe.

Những trường hợp đi xe không chính chủ bị xử phạt
Những trường hợp đi xe không chính chủ bị xử phạt

Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới về mặt hành chính cũng như hình sự nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.

Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.

Chồng mất 3 năm, nỗi đau tưởng như đã nguôi ngoai, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy mình chìm trong ký ức.  Hôm nay tôi lướt F:B bất chợt, bài viết của một người phụ nữ xa lạ đập vào mắt tôi: “Hôm nay là ngày gi:ỗ anh, người chồng yêu dấu của tôi. Em mãi nhớ anh, mãi yêu anh…” Kèm theo đó là một bức ảnh mờ cũ và những dòng tên họ cùng ngày sinh giống hệt chồng tôi. T:im tôi như bị b:óp ng:hẹt. “Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ,” tôi tự nhủ, nhưng lòng không ngừng dậy lên những cơn sóng ngờ vực. Tay run rẩy, tôi bấm vào trang cá nhân của người phụ nữ ấy. Hình ảnh, bài viết, những lời tâm sự chân thành… Tất cả như vẽ nên một bức tranh về một cuộc đời khác của chồng tôi, một góc khuất mà tôi chưa từng biết. Ai ngờ… chồng tôi, người tôi yêu thương suốt bao năm, lại có một bí mật động trời đến vậy…Đọc tiếp ở bình luận

0

Chồng mất 3 năm, tôi lướt mạng vô tình thấy 1 người phụ nữ đăng bài ‘tưởng nhớ chồng’ với tên họ và ngày sinh giống hệt chồng mình. “Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ”, tôi nghĩ vậy. Thế nhưng, có điều gì đó thôi thúc khiến tôi muốn tìm hiểu sự việc thêm nữa nên tôi đã bấm vào để xem trang cá nhân của người phụ nữ này…

Đầu năm 2018, tôi quen anh trên một ứng dụng hẹn hò. Anh đẹp trai, biết cách nói những điều thú vị khiến tôi luôn vui vẻ. Tôi đã phải lòng anh ngay lập tức. 5 tháng sau, chúng tôi chuyển đến sống cùng nhau.

Khi anh cầu hôn tôi tại công viên vào tháng 12/2019, tôi cảm giác mình như công chúa đã tìm thấy tình yêu đích thực trong truyện cổ tích.

Chúng tôi chuẩn bị kết hôn vào tháng 8/2020. Trong bữa tối với bạn bè và gia đình vào đêm trước đám cưới, trước mắt tất cả người thân, bạn bè của chúng tôi, anh đã xúc động phát biểu về chuyện tình của chúng tôi, mọi người đều cảm nhận được rằng anh đã yêu tôi nhiều thế nào.

Sau đó, tôi hôn anh chúc ngủ ngon và về lại nhà của mình, chúng tôi đã sẵn sàng cho lễ cưới tuyệt vời của sáng hôm sau.

Vậy nhưng, sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi tiếng điện thoại. Tôi nghe thấy giọng mẹ hốt hoảng: “Con phải xuống dưới nhà ngay”.

Nỗi sợ hãi bắt đầu dâng trào trong tôi. Anh đã qua đời vào sáng sớm. Tôi nhớ những gì xảy ra tiếp theo trong các bức ảnh chụp nhanh. Tôi ngã gục trên giường và cố gắng để thở. Tôi tự nhắc mình đây là sự thật chứ không phải mơ, anh đã mất vào đúng ngày mà chúng tôi tổ chức đám cưới!

Kết quả khám nghiệm cho thấy, anh qua đời bởi một cơn đau tim ở tuổi 33, vì một căn bệnh mà không ai biết. Tôi vô cùng sốc và đau lòng. Làm sao tôi có thể đến dự đám tang của anh mà đáng nhẽ thời điểm đó, chúng tôi đã lên kế hoạch để cùng đi hưởng tuần trăng mật.

Theo thời gian, tôi đã học cách kiểm soát nỗi đau của mình. Chiếc váy cưới chưa mặc vẫn treo trong tủ quần áo, nhưng tôi đã đeo nhẫn cưới vào những dịp đặc biệt vì tôi luôn tôn trọng anh.

hình ảnh

Ảnh minh họa, nguồn: DSD

Tôi chắc chắn câu chuyện của chúng tôi đã kết thúc, nhưng có một bước ngoặt đã xảy đến sau đó 3 năm. 

Ngày 20/11/2023, đúng ngày sinh nhật của anh, tôi đang lướt trên mạng xã hội thì bắt gặp một bài viết của một người  phụ nữ lạ với nội dung tưởng nhớ người đã mất là ‘chồng’ của cô ấy. Điều làm tôi chú ý là người này có cùng họ tên và ngày sinh với anh. Thậm chí, trong bài viết đăng tải, người phụ nữ nói rằng, cô ấy đã ở bên anh trong ngày cuối cùng khi anh còn ở trên thế gian.

“Thật là một sự trùng hợp kỳ lạ”, tôi nghĩ vậy. Thế nhưng, có điều gì đó thôi thúc khiến tôi muốn tìm hiểu sự việc thêm nữa nên tôi đã bấm vào để xem trang cá nhân của người phụ nữ này.

Ngay sau khi tôi ấn vào tài khoản mạng xã hội của cô ấy, không còn gì nghi ngờ nữa, bài viết mà cô ấy đăng tải thực sự dành cho ‘chồng tôi’. Tôi xem rất kĩ và thấy cả những bức ảnh họ chụp chung với nhau, gương mặt  chồng tôi nở nụ cười rạng rõ khi ở bên người phụ nữ khác, trong thời  gian sắp làm đám cưới với tôi.

Tôi liên lạc với cô ấy và nói chuyện bằng sự tế nhị và lịch sử nhất có thể. Tôi chỉ muốn tìm hiểu mọi chuyện nhưng tôi cũng ý thức được  việc anh ấy đã không còn trên đời.

Hai tiếng sau, tôi đã có câu trả lời rồi. Cô ấy gặp anh trên một ứng dụng hẹn hò vào tháng 3/2019, tức là một năm sau khi anh quen tôi.

Cả hai bắt đầu gặp gỡ và vẫn nói chuyện vào ngày trước đám cưới giữa anh và tôi. Thậm chí, kể cả đêm cuối cùng sau nụ hôn tôi dành cho anh, anh không trở về nhà mà đã đến để ‘tâm sự’ với cô ấy. Sau khi trò chuyện, tôi biết cô ấy không biết về sự tồn tại của tôi cũng như tôi chưa từng biết tới sự tồn tại của cô ấy.

Tôi thắc mắc vì sao 2 người không hề có đám cưới mà cô lại gọi anh là ‘chồng’ khi đăng bài tưởng nhớ trên facebook, cô ấy giải thích rằng họ đã xưng hô với nhau là ‘vợ chồng’ chỉ sau một thời gian ngắn hẹn hò. Cũng như tôi, cô ấy đã có những giây phút hạnh phúc ngập tràn bên người đàn ông của mình mà không hề biết về việc anh đang bắt cá 2 tay.

Sau sự việc, giống như tôi bị mắc kẹt trong một bộ phim có cốt truyện kinh khủng. Mối quan hệ mà tôi nghĩ mình là công chúa đã gặp được hoàng tử, người đàn ông mà tôi đã rất đau buồn khi anh ra đi… Tất cả chỉ là lời nói dối.

“Anh ấy yêu em”, tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần những lời nói ấy từ mọi người xung quanh. Nhưng đó không phải tình yêu. Tôi cố gắng chấp nhận sẽ không bao giờ biết anh cảm thấy thế nào về tôi, cũng không biết phiên bản tình yêu anh dành cho tôi là gì?

Anh giống như một người xa lạ với tôi bây giờ. Tôi cảm thấy tức giận vì tôi không thể diễn tả với anh cảm giác mà anh đã gây ra cho tôi. Đó là cơn thịnh nộ sau bao năm lãng phí. Tôi tiếc nuối vì bao lâu này vẫn luôn tin tưởng vào tình yêu này.

Những năm tháng sau đó, tôi đã vật lộn với chứng trầm cảm lo âu và phải trị liệu. Nhưng tôi vui vì đã biết sự thật.