Home Blog Page 74

Lãi suất VietinBank cao nhất Big4: Gửi 100 triệu nhận 15 triệu tiền lãi

0

VietinBank hiện niêm yết lãi suất huy động cao nhất Big4 với mốc 5,0%. Gửi 100 triệu đồng tại VietinBank nhận lãi suất cao nhất lên tới 15.000.000 đồng.

Trọn bộ lãi suất VietinBank tại các thời hạn

Theo ghi nhận của Lao Động, lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) hiện dao động trong khoảng 2,0 – 5,0%/năm.

Biểu giá lãi tiết kiệm trực tuyến tại VietinBank hiện được niêm yết như sau:

Lãi suất gửi trong thời hạn dưới 1 tháng: 0,2%.

Lãi suất gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến 2 tháng: 2,0%.

Lãi suất gửi kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: 2,3%.

Lãi suất gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 3,3%.

Lãi suất gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 4,7%.

Lãi suất gửi kỳ hạn từ 24 tháng đến trên 36 tháng: 5,0%.

Gửi 100 triệu đồng tại VietinBank nhận lãi bao nhiêu tại các kỳ hạn?

Bạn đọc có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:

Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửi.

Như vậy, gửi 100 triệu đồng tại VietinBank, khách hàng có thể nhận mức lãi cao nhất như sau (áp dụng với khách hàng cá nhân):
Lãi suất nhận được khi gửi 100 triệu tại VietinbankLãi suất nhận được khi gửi 100 triệu tại VietinBank.

Hiếm có khó tìm: Quán quân Olympia từ chối học lên Tiến sỹ ở Úc để về cống hiến cho đất nước sau 14 năm vô địch . Biết lý do ai cũng bất ngờ …

0

Chàng trai này là một trong số ít Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia lựa chọn về nước sau khi học tập và làm việc tại Úc.

Quán quân Olympia đầu tiên của Hà Nội

Phan Minh Đức là nhà vô địch chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia vào năm 2010 khi đang là học sinh chuyên Lý THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Thành tích này đã đưa Phan Minh Đức Đức trở thành thí sinh đầu tiên của Hà Nội giành chiến thắng chung cuộc của Đường Lên Đỉnh Olympia sau 10 lần tổ chức.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Phan Minh Đức nhận học bổng 35.000 USD lên đường du học ngành Tài chính Kế toán tại ĐH Kỹ thuật Swinburne (Úc). Anh giữ thành tích học tập tốt, được làm trợ giảng đại học từ năm 2 và tốt nghiệp với tấm bằng loại xuất sắc. Minh Đức còn được các cựu thí sinh Olympia mệnh danh là “ông tổ nghề rửa bát” vì giới thiệu nghề rửa bát cho du học sinh tại Swinburne.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 1.

Phan Minh Đức trong khoảng thời gian học tập tại Úc (Ảnh: Lao Động)

Phan Minh Đức từng làm nhiều công việc một lúc trong khoảng thời gian đi du học, từ phát tờ rơi, rửa xe, tổ chức sự kiện, dạy gia sư… “Các quán quân Olympia hay các du học sinh khác cũng vậy, phần lớn đều phải làm thêm để có tiền trang trải sinh hoạt. Giờ nhớ lại có rất nhiều kỷ niệm vui, có khi vừa ngồi rửa bát vừa bàn chuyện tương lai cùng nhau. Hay đơn giản là dịp để nói tiếng Việt cùng nhau cho đỡ nhớ quê nhà”, Minh Đức tâm sự.

Hoàn thành chương trình cử nhân, chàng trai 9X được chuyển thẳng lên bậc tiến sĩ ở ngành Kinh tế năng lượng của ĐH Swinburne đồng thời tham gia giảng dạy môn Nguyên lý kinh tế. Tuy nhiên sau 2,5 năm học, anh quyết định dừng lại vì cảm thấy không phù hợp với ngành học này. Từ bỏ việc học Tiến sĩ không phải dễ dàng, với nhà vô địch Olympia đó là một bài học đắt giá về sự quyết đoán và đánh đổi.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 2.
Dù có phần tiếc nuối nhưng Phan Minh Đức quan niệm bằng cấp chỉ là bước đệm, anh vẫn sẽ làm những việc khác để phát triển bản thân. Tôi cảm thấy tiến sĩ giống như một chứng chỉ hành nghề, chứng minh bạn có khả năng nghiên cứu độc lập. Đôi khi, việc học không cần một thành tựu để chứng minh mình học tốt; quan trọng, người sử dụng thành tựu của việc học là chính mình”, 9X chia sẻ.

Quán quân Đường Lên Đỉnh Olympia sau đó đi làm nhân viên pha chế bán thời gian để phục hồi năng lượng trong hơn 1 năm. Tháng 6/2022, anh theo học thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin doanh nghiệp, định hướng chuyển đổi số.

Về nước với mong muốn cống hiến

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022, Phan Minh Đức chia sẻ về áp lực khi nhận được các câu hỏi như “Các quán quân Olympia đang làm gì? Đã thành đạt hay chưa? Đã có cống hiến hay đóng góp gì chưa? Còn học giỏi không?”. Anh nhận định, nhiều người có sự nhầm lẫn Đường Lên Đỉnh Olympia là cuộc thi kiến thức dành cho học sinh chứ không phải tìm kiếm nhân tài học thuật.

“Từ những học sinh giỏi đến với sự thành đạt, thành công là khoảng cách rất xa và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nên, tôi mong mọi người hãy nhìn cuộc thi với góc độ nhẹ nhàng và kỳ vọng nhỏ hơn để vòng nguyệt quế khi các thí sinh đội lên được giảm đi ‘sức nặng’ của nó”, Minh Đức cho biết.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 3.
Phan Minh Đức cho rằng, ở Việt Nam anh là Nhà vô địch Olympia, nhưng khi đến Úc cũng chỉ là một du học sinh bình thường như hàng nghìn du học sinh khác, vẫn phải cố gắng, phấn đấu từng ngày. Chàng trai 9X trân trọng những cơ hội mà danh hiệu quán quân mang lại cho anh như việc tham gia dự án xã hội hoặc làm khách mời cho dự án của các bạn học sinh, sinh viên, giúp anh có thêm trải nghiệm và góc nhìn.

Quán quân Olympia về nước sau 14 năm vô địch: Được mệnh danh là "ông tổ nghề rửa bát" ở Úc, được học thẳng lên Tiến sĩ nhưng từ bỏ- Ảnh 4.

Phan Minh Đức và các nhà “leo núi” tham gia Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm 2024. (Ảnh: Fanpage Phan Minh Đức)

Năm 2024, Phan Minh Đức về nước, trở thành Trưởng bộ phận học thuật tại một trung tâm giáo dục tại Hà Nội. Ngoài ra anh còn tổ chức lớp học cộng đồng ôn luyện các chứng chỉ quốc tế, phát triển dự án cũng như các hoạt động hướng nghiệp trên mạng xã hội cho người trẻ. Anh chia sẻ mong muốn góp một phần nhỏ vào nền giáo dục nước nhà, từ việc tạo động lực cũng như thay đổi cách các bạn trẻ tư duy trong học tập.

“Tôi từng có thời gian học tập tại Úc nhiều năm, tiếp cận với nền giáo dục nước ngoài nên tôi muốn chia sẻ những gì mình được học với các bạn trẻ ở Việt Nam”, Quán quân Olympia chia sẻ

Vì muốn giải quyết nhanh chóng chuyện của em trai mà chồng sẵn sàng đ::ạp đ::ổ cuộc hôn nhân gần 15 năm vun vén của chúng tôi. Sau nhiều lần năn nỉ thuyết phục không được, chồng đưa ra tối hậu thư: “Nếu em không ký giấy bán đất, anh sẽ viết đơn l::y h:ô:n”. Tôi nghẹn ngào trong lòng, vì muốn giải quyết nhanh chóng chuyện của em trai mà chồng sẵn sàng đạp đổ cuộc hôn nhân gần 15 năm vun vén của chúng tôi. Ba chồng mất sớm, còn mẹ đã nghỉ hưu. Hiện tại mẹ sống cùng vợ chồng em trai trong căn nhà bố để lại….Đọc tiếp tại bình luận..

0

Vì muốn giải quyết nhanh chóng chuyện của em trai mà chồng sẵn sàng đạp đổ cuộc hôn nhân gần 15 năm vun vén của chúng tôi.

Sau nhiều lần năn nỉ thuyết phục không được, chồng đưa ra tối hậu thư: “Nếu em không ký giấy bán đất, anh sẽ viết đơn ly hôn”. Tôi nghẹn ngào trong lòng, vì muốn giải quyết nhanh chóng chuyện của em trai mà chồng sẵn sàng đạp đổ cuộc hôn nhân gần 15 năm vun vén của chúng tôi.

Ba chồng mất sớm, còn mẹ đã nghỉ hưu. Hiện tại mẹ sống cùng vợ chồng em trai trong căn nhà bố để lại. Vợ chồng tôi làm giáo viên nên thu nhập chỉ dựa vào lương cơ bản, dành dụm mãi mới mua được căn nhà cấp 4 gần trường để ra riêng.

Thuyết phục tôi không được, chồng dọa sẽ ly hôn nếu tôi không đồng ý bán đất. Ảnh minh họa
Thuyết phục tôi không được, chồng dọa sẽ ly hôn nếu tôi không đồng ý bán đất (Ảnh minh họa)

Em trai chồng làm kế toán cho một công ty nhà nước, thu nhập khá nhưng lại vướng vào cờ bạc nên nợ đầm đìa. Đã rất nhiều lần, chồng tôi phải bán xe, vay nóng để trả nợ cho chú ấy.

Chúng tôi cứ tiết kiệm được ít tiền để sửa sang nhà cửa thì em chồng có chuyện, lại phải giải quyết. Đến giờ nhà cửa xuống cấp, con cái ngày càng lớn, không gian sinh hoạt chật chội mà không biết làm sao.

Em dâu không khuyên can được chồng nên cũng buông tay. Em tâm sự với tôi: “Không ly hôn để con có một gia đình chứ giờ chúng em mạnh ai nấy sống, chẳng có gì ràng buộc”.

Lần này, em trai chồng làm thất thoát một số tiền lớn của công ty, nếu không đền bù sẽ bị khởi tố. Hiện tại, ngoài các khoản nợ lớn nhỏ, giấy tờ nhà đất của ba mẹ chồng cũng bị chú ấy đem đi cầm cố để vay nợ, nguy cơ mất nhà rất cao.

Chồng tôi không biết xoay xở thế nào mới thúc giục tôi bán mảnh đất để dành bấy lâu để cứu em. Trước đây, mỗi lần lấy tiền để trả nợ, chồng luôn an ủi tôi: “Mình còn một mảnh đất, để khi nào được giá bán đi xây nhà là dư dả”. Quả thật, tôi cũng chỉ trông chờ vào nó để tu sửa nhà cửa.

Mảnh đất này là của ba mẹ tôi, ở vùng nông thôn ven biển với diện tích rộng. Giá trị của nó thời điểm đó rất rẻ, chỉ vài chục triệu nhưng thủ tục chuyển đổi phức tạp nên mấy anh chị em của tôi đều từ chối nhận.

Trong lúc đó, em trai chồng tôi quen với bên nhà đất nên đứng ra làm thủ tục giúp. Tính ra số tiền làm giấy tờ ngang ngửa giá trị của mảnh đất. Sau nhiều năm bị bỏ quên, sốt đất nổi lên ở quê tôi, phần đất đó tăng giá “phi mã” vì nằm sát đường giao thông dọc bờ biển.

Cách đây mấy tháng, trước khi em trai xảy ra chuyện, có người trả giá 2,7 tỷ, vợ chồng tôi định bán để xây nhà. Hiện tại, số tiền em trai nợ công khai cần đền bù vào khoảng 2,5 tỷ. Chồng tôi muốn bán đất để chuộc lại sổ đỏ nhà ba mẹ và cứu em khỏi bị khởi tố.

Lý do anh đưa ra để thuyết phục tôi là nhà chỉ có một đứa em, không thể nhắm mắt làm ngơ khi nó gặp chuyện. Vả lại nếu không nhờ chú ấy giúp đỡ về mặt giấy tờ thì làm gì có mảnh đất hiện tại. Có nghĩa là giá trị mảnh đất hiện tại cũng có công sức của em trai chồng.

Nhưng thật sự, em trai chỉ giúp thủ tục chứ mọi chi phí đều do vợ chồng tôi bỏ ra. Tôi cũng nói rõ với chồng, mảnh đất đó là của ba mẹ tôi cho, nếu có bán cũng phải đưa lại cho ông bà một ít dưỡng già.

Nếu em trai chồng cần tiền chữa bệnh, tôi sẵn sàng bán để giúp nhưng đằng này là do hậu quả của cờ bạc. Anh có dám chắc, anh cứu em trai được lần này thì cậu ấy sẽ từ bỏ được trò đỏ đen không hay lại gây ra các khoản nợ khác khi có người trả giùm. Để em trai trả giá cho hậu quả và tỉnh ngộ, nếu mất nhà, tôi sẽ đón mẹ chồng về chăm sóc.

Vậy nhưng chồng trách tôi lạnh lùng, tính toán, sống bạc tình bạc nghĩa khi thấy em trai gặp chuyện mà không cứu giúp dù tôi từng bán vàng cưới, lấy tiền thai sản, bán cả xe… để trả nợ cho chú ấy.

Chồng có dọa dẫm, tôi vẫn kiên quyết không ký giấy bán mảnh đất để dành. Bởi tôi nghĩ, nếu bán đất mà em chồng không thay đổi thì suốt đời chồng tôi chỉ chạy theo giải quyết hậu quả mà thôi.

Ái Nhân

Chiều hôm trước ngày giỗ, ông bà nội ăn mặc chỉnh tề, khăn đóng, áo the. Bà nội ngồi trên sập gụ bên cạnh ông, trong khi các chú bác túa vào nhà với vẻ mặt đầy toan tính. Ông nội hắng giọng yêu cầu tất cả trật tự. Sắc mặt ông không vui, cũng chẳng buồn, chỉ lạnh lùng nói: – Bao nhiêu năm nay, nếu các anh chị chăm sóc cha mẹ được như khi tranh đất lần này, thì cha mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia đất, chứ chẳng ai tranh nhau nuôi cha mẹ già bao giờ. Ông tuyên bố rõ ràng: bác cả, các chú mỗi người 200m²; bác cả thêm phần nhà thờ gỗ; các cô mỗi người 100m². Phần còn lại, hơn 300m², dành cho mẹ con tôi. Bác dâu trưởng lập tức g;ào lên phản đối: Bố chia thế không công bằng! Chồng con là trưởng, còn thím ấy chồng đã m;;ất từ lâu, lại chẳng có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng thì đất hương hỏa vào tay người ngoài sao? Chú út cũng hùa theo, nói rằng ông bà thiên vị mẹ con tôi, còn trách ông bà xây nhà “cho thiên hạ ở.” Trong khi mấy năm nay chỉ có mẹ tôi chăm ông bà còn các bác các chú không một ai đoái hoài đến. Vậy sao không ai kể ra. Lặng lẽ nghe hết, bà nội tôi mới lên tiếng, giọng bà run run nhưng đầy sức nặng…….Đọc tiếp dưới bình luận

0
Chuyện ông bà nội cắt cho mẹ tôi đất hương hoả làm nhà, để mẹ tôi lấy chồng làm náo động cả một vùng quê. Trong làng ngoài ngõ khen, chê. Người nhà thì xôn xao tỵ nạnh
Nhà tôi chưa bao giờ đông đủ đến thế, chẳng biết ai bắn tin, cho dù chẳng phải ngày giỗ tết mà các bác, các chú rồi cả các cô về tụ họp rất đông đủ. Họ còn về rất sớm chứ không như bao năm nay, cúng giỗ gần đến giờ ăn họ mới mò về.
Nhà cha tôi rõ đông anh em, nhưng khi tôi lớn lên và nhận biết đầy đủ thì các chú, các bác, các cô tôi đã ăn ở riêng tây hết cả. Nhà còn lại hai ông bà nội già cả nghễnh ngãng. Mọi việc một tay mẹ tôi cáng đáng trông nom. Cha tôi gần áp út, nhưng mẹ tôi đầu đội vai gánh như dâu trưởng trong nhà, cho dù cha tôi không còn nữa. Một năm nhà tôi có tới mười lăm cái giỗ lớn nhỏ.
Đám cười, đám khóc người làng, họ tộc đều trông cả vào mẹ tôi.
Ông bác trưởng tôi giàu có lắm. Bác ở bên phố nhưng vợ chồng bác chả mấy khi về, nếu có giỗ chạp đích thân ông tôi phải điện cho bác từ mấy hôm trước. Ông bà vẫn kể cả nhà mỗi bác được học cao nhất. Bác thoát ly rồi bỏ bẵng bố mẹ và đàn em. Bác giàu nhưng chỉ thu vén cho gia đình riêng, mặc cho bố mẹ vất vả lam lũ. Mấy nay vợ chồng bác ngày nào cũng về từ sáng sớm. Bác gái đi ra đi vào, mặt khó đăm đăm khi ông tôi ngồi nói chuyện rổn rảng với cánh thợ xây nhà riêng cho mẹ con tôi ngoài ngõ.
Ngày mai nhà tôi có giỗ, Mỗi lần giỗ chạp, mẹ tôi sắp sanh mấy ngày trước đó. Người dọn nhà, rửa trước bát đũa. Đong gạo sắp đỗ, gà qué nuôi sẵn trong vườn. Đến ngày là tôi cứ việc ngâm gạo, đãi đỗ rồi cùng bà nội thổi xôi, ông nội cắt tiết làm gà đâu đấy chờ mẹ tôi qua chợ mua thêm đồ về tự nấu nướng bày biện rồi chờ các chú các bác ở xa về.
lang-que-1662471028.jpg
Lần này khác mọi lần giỗ trước, trình tự thì vẫn thế nhưng các bác các chú xa gần mượn cớ nhà có giỗ về nháp mấy hôm rồi. Họ nói ráo với nhau ngày mai nhân dịp giỗ cụ sẽ họp gia đình.
Ngay buổi chiều trước hôm giỗ cụ. Ông bà tôi chỉn chu khăn đống, áo the. Bà tôi ngồi bên ông nội trên sập gụ. Chẳng đợi mời nhưng có mặt cả ông bà nội trong nhà là các chú các bác túa đến để ghanh ghé kiện tụng nhau. Ông tôi hắng giọng bắt cả nhà trật tự. Sắc mặt ông không buồn, không vui, rất lãnh đạm và lạnh lùng. Ông bảo giá như bao nhiêu năm nay, việc chăm sóc cha mẹ mà các anh chị săm sắn như việc tranh chia đất lần này thì quí hoá quá. Ông còn nói thêm, đúng là người ta chỉ tranh nhau chia tiền chia bạc chứ chẳng ai tranh nuôi bố mẹ già bao giờ..
Đất làng Hoàng quê tôi xưa kia rộng rãi lắm. Vườn nhà ông nội tôi rộng cả ngàn m2. Nay ông tuyên bố cho bác trưởng và các chú mỗi người 200m2. Riêng bác trưởng được thêm cái nhà thờ gỗ. Hai cô mỗi cô 100m. Còn lại phần hơn 300m thuộc về mẹ con tôi…
Bác dâu trưởng gào lên: Bố chia thế là không công bằng! Chồng con là trưởng, thím ấy chồng đã chết từ lâu, lại không có con trai. Giờ thím ấy lấy chồng, mẹ xuất giá, con tá hơm, ông bà còn chia đất cho thím ấy làm gì…
Cha tôi mất khi tôi mới vừa tròn ba tuổi. Mẹ tôi ở vậy nuôi tôi và chăm sóc bố mẹ chồng. Mẹ tôi cấy cả mẫu ruộng, chăn lợn, chăn gà, buôn thóc gạo hàng xáo, tần tảo tích cóp để có tiền chi dùng việc nhà. Ông bà tôi đau yếu luôn, mọi việc bên đây bề nọ đối nội đối ngoại mẹ tôi gánh vác hết vì các chú các bác ở xa, viện cớ rất ít về.
Ông bà nội tôi thương yêu và biết ơn mẹ tôi nhiều lắm, ông vẫn bảo với bà, nếu không có đứa con dâu này( ý nói mẹ tôi), tôi và bà trông chờ vào lũ con đẻ thì lẽ chưa ra đồng nhưng cũng cơ đơn và mệt mỏi rất nhiều. Vì cả tháng, cả năm, trừ ngày giỗ chạp, gọi mãi các cô, các chú mới về, mà về thì chỉ ăn rồi bòn mót mang đi.
Bác dâu trưởng vừa dứt lời thì chú út dưới cha tôi đã lên tiếng, chú cho rằng ông bà tôi cháu trai đầy ra không thương đi thương đứa con dâu với cháu gái . Rồi thì mẹ tôi và tôi đều lấy chồng, đất hương hoả sẽ sang tay người khác. Nào là ông bà lắm bạc nhiều tiền xây nhà cho thiên hạ ở.
Bà nội tôi nãy giờ im lặng, bỗng bà lên tiếng. Bà nói rằng bao năm nay hai thân già là ông bà làm gì ra mà có đồng nào. Vườn tuy rộng nhưng cả năm chỉ vài buồng chuối còi với dăm ba buồng cau điếc. Tất tật mấy chục năm nay ông bà nhờ cả vào mẹ tôi nuôi. Bà còn bảo, mẹ tôi tuy là dâu nhưng mẹ tôi thương ông bà thật dạ. Làng trên xóm dưới ông bà chả thua kém ai. Hai thân già đau ốm, con đẻ chưa mấy đứa mua thuốc thang tẩm bổ, nhưng mình mẹ tôi lo ông bà không thiếu thứ gì.
Bà kể trật trước bà ốm rồi ngã nằm liệt giường nửa tháng. Ông cũng đau lưng, chỉ mẹ tôi đêm hôm nâng giấc chăm bẵm đút cho bà từng thìa cháo, từng hớp nước. Mẹ tôi tắm đẵm gội đầu cho bà lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho. Khi bà ngã bệnh, ông điện thoại cho bác cả, bác kêu bác đang du lịch mãi Phú quốc. Gọi cho các chú chẳng một chú nào về. Giỗ chạp thì chỉ vác mồm về ăn. Ông còn bảo thóc gạo không tự mọc ở ruộng, gà qué, hoa quả không tự lớn ở vườn mà cho lũ các người ăn bóong.
Rồi ông tôi kể, lần ông ngã bất tỉnh ngoài sân, cũng may mà có mẹ tôi cõng đưa ông ra trạm y tế rồi thuốc thang chăm bẵm ngày đêm. Từng bước ông tập đi, từng thìa cháo bón cho ông lúc ông bên giường bệnh là đứa cháu gái này chứ đâu có thấy thằng con trai hay đứa cháu trai nào..
Ngày mai mẹ tôi lấy chồng. Mẹ tôi lấy bác hàng xóm sát nhà tôi. Ông bà tôi bảo bác ấy nhân hậu và tử tế, mẹ tôi đúng là có phúc có phần.
Ông bà tôi sớm thông báo về ngày cưới của mẹ. Ông bà đứng ra làm dăm mâm gọi là vừa lễ vấn danh vừa cưới luôn, các chú bác tôi không một ai đồng ý về. Ông bà bảo chả cần thiết sự có mặt của lũ con ghét người yêu của ấy. Đời này gặp được con dâu như mẹ tôi là phúc phận của ông bà.
Cả thanh xuân mẹ tôi tần tảo dành cho nhà chồng trong khi chồng chết quá lâu rồi. Giờ ông bà đứng ra gả chồng cho mẹ cũng chỉ là đáp đền lại tý chút công lao của mẹ. Ông tôi còn bảo, mẹ tôi từ khi mới đôi mưoi, bước chân về nhà chồng đến giờ lúc nào cũng sống đúng đạo làm con, thì chả lẽ ông bà từng này tuổi đầu lại không một lần sống đúng đạo làm cha mẹ. . . .

Sau khi các con lập gia đình, chồng tôi cắt cho con trai mảnh đất bên cạnh để làm nhà nhưng chưa sang tên sổ đỏ, còn con út sống cùng với vợ chồng tôi. Có lẽ con cả kiếm được nhiều tiền nên trong nhà không thiếu một thứ gì, con dâu không phải đi làm, được ăn sung mặc sướng ăn món nọ món kia mà tôi thấy chạnh lòng. Bố mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng con thành tài, vậy mà chưa bao giờ con trai tôi biếu mẹ một đồng hay một lọ thuốc bổ. Buồn lắm nhưng vợ chồng tôi chỉ giữ kín trong lòng, không dám nói ra ngoài, bởi hàng xóm biết họ ch:ê cười không biết dạy con. Nào ngờ cũng chính từ bữa cơm đó mà nhà tôi tan nát, con cả thậm chí còn tuyên bố KHÔNG VỀ ĐỂ TA:NG…

0

Muốn gia đình yên ấm hạnh phúc thì bố mẹ phải là người công tâm và có cách cư xử chuẩn mực mới giáo dục được con cái.

Sau khi các con lập gia đình, chồng tôi cắt cho con trai mảnh đất bên cạnh để làm nhà nhưng chưa sang tên sổ đỏ, còn con út sống cùng với vợ chồng tôi. Con trai có công việc thành phố nhưng lấy vợ ở quê, mỗi tháng con về thăm gia đình một vài ngày rồi đi.

Có lẽ con cả kiếm được nhiều tiền nên trong nhà không thiếu một thứ gì. Con dâu chỉ ngồi nhà chăm sóc 2 đứa con, không phải đi làm nhưng được ăn sung mặc sướng. Thỉnh thoảng tôi qua chơi, thấy con cháu ăn toàn hải sản tươi ngon mà thấy chạnh lòng.

Bố mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng con thành tài, vậy mà chưa bao giờ con trai tôi biếu mẹ một đồng hay một lọ thuốc bổ. Buồn lắm nhưng vợ chồng tôi chỉ giữ kín trong lòng, không dám nói ra ngoài, bởi hàng xóm biết họ chê cười không biết dạy con.

Trong một lần, con trai về chơi và mời bạn bè ăn uống rầm rộ nhưng không mời bố mẹ và em trai qua ăn, chồng tôi giận quá liền dạy dỗ con. Con tôi không nghe lời mà còn trách tại bố nói nhiều làm xấu mặt gia đình nên không muốn mời ăn.

Trong lúc nóng giận, chồng nói con trai đối xử bạc bẽo thì không bao giờ sang tên sổ đỏ. Con tôi cũng cứng đầu, nói không cần tài sản của bố mẹ vẫn sống tốt. Năm vừa rồi, con mua nhà thành phố và đưa vợ con đi cùng, còn ngôi nhà ở quê thì gọi người bán.

Thấy con cả thờ ơ với bố mẹ, chồng tôi đòi lại mảnh đất đã cho giao con út sử dụng và cái kết mặn đắng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chồng tôi nói chỉ cho đất để con ở, nếu bán thì thu hồi lại. Con trai bảo nếu chúng tôi lấy lại đất thì sẽ không bao giờ quay về nữa và từ mặt gia đình. Còn chồng thì lấy mảnh vườn phía sau nhà của con trai lớn cho con út toàn quyền sử dụng.

Ngay khi được bố cắt đất cho, con út liền xây tường rào kiên cố để khẳng định chủ quyền. Nhìn mấy bố con tranh giành đất mà tôi bất lực, chẳng biết phải xử lý chuyện nhà thế nào nữa.

Hôm chủ nhật vừa rồi, con cả quay về thấy đất sau vườn nhà bị em xây tường quây nên tức giận lắm và 3 bố con xảy ra tranh cãi rất gay gắt làm náo loạn cả thôn xóm. Chồng tôi chỉ sang tên sổ đỏ cho con trai phần đất đã làm nhà, trước sự cứng nhắc của bố, con cả buộc phải nghe theo.

Con lớn miễn cưỡng nhận phần đất được hưởng và nói:

“Ông bà đối xử thiên vị thế thì ốm đau bệnh tật mặc kệ, thậm chí chết tôi cũng không về để tang”.

Từng lời con nói làm tim tôi như tan nát, nuôi con khôn lớn, chưa báo đáp được gì mà con đã muốn từ mặt bố mẹ. Tôi không biết phải làm sao để 2 bố con vui vẻ trở lại nữa?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Thế giới dự báo giảm, vàng SJC và nhẫn khó trụ

0

Giá vàng hôm nay 23/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo giảm. Tuần qua, giá vàng SJC và nhẫn trơn lao dốc rồi tăng trở lại, nhưng tổng cộng cả tuần vàng miếng vẫn giảm 1,3 triệu đồng/lượng.

Ngày 23/12/2024, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Thế giới dự báo giảm, vàng SJC và nhẫn khó trụ”. Nội dung cụ thể như sau:

Phiên đầu tuần (16/12), SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,6-84,3 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji hạ giá vàng nhẫn 9999 xuống mức 83,35-84,45 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng 9999 ở mức 85,1 triệu đồng/lượng (bán ra).

Các phiên sau đó, giá vàng trong nước tiếp tục giảm. Ngày 19/12, giá vàng thế giới giảm mạnh khi Fed quyết định giảm lãi suất về 4,25-4,5%. Vàng miếng SJC, nhẫn trơn đột ngột lao dốc, giảm cả triệu đồng mỗi lượng.

Sang phiên 20/12, giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn tăng 200.000-300.000 đồng mỗi lượng, ở cả hai chiều.

Kết phiên 21/12, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng miếng tại Doji đóng cửa ở mức 82,4-84,4 triệu đồng/lượng (mua – bán). Tính theo tuần, giá vàng miếng SJC giảm 1,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 81,8-83,6 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng nhẫn 9999 tại Doji chốt phiên ở mức 82,9-84,4 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Giá vàng thế giới giảm. Ảnh: C.Hiếu

Giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.622,4 USD/ounce. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.645,1 USD/ounce. Giá vàng thế giới giảm 2% trong tuần qua.

Thị trường vàng đang bước vào thời điểm cuối năm. Ngày 25/12, thị trường sẽ nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường tài chính thận trọng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất. Fed cũng phát đi tín hiệu sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất trong tương lai. Điều này đã hỗ trợ đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng.

Theo Tom Bruce, chuyên gia tại Tanglewood, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương sẽ tăng trong bối cảnh lãi suất thấp.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã khởi động lại hoạt động mua vàng vào tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ tiếp tục tích trữ vàng thỏi trước cuộc chiến thương mại của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Nhu cầu của ngân hàng trung ương đã trở thành yếu tố chi phối vàng trong năm tới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật sửa đối tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ, sau khi 2 viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật. Chính phủ liên bang Mỹ đã chi tiêu gần 6.200 tỷ USD trong năm 2023 và hiện đang nợ hơn 36.000 tỷ USD. Vàng được coi là một lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế, địa chính trị.

Dự báo giá vàng

John LaForge, Trưởng phòng Chiến lược tài sản thực tại Wells Fargo, cho rằng Fed có thể chỉ cắt giảm lãi suất 1 lần trong năm 2025. Giá vàng được thúc đẩy bởi nhu cầu của các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi khi các quốc gia này tiếp tục đa dạng hoá khỏi USD.

Trong dự báo triển vọng năm 2025, công ty tư vấn State Street cho biết có 50% khả năng giá vàng giao dịch trong khoảng từ 2.600-2.900 USD/ounce, 30% khả năng trong khoảng từ 2.900-3.100 USD/ounce và chỉ có 20% giảm liên tục xuống dưới 2.600 USD/ounce.

Cùng ngày, báo Tiền Phong đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD ‘nóng’”. Nội dung cụ thể như sau:

Sáng nay (23/12), giá vàng trong nước duy trì mốc 84 triệu đồng/lượng. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng Phú Nhuận, Công ty vàng Phú Quý, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 82,4 – 84,4 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra.

Dù bật tăng trở lại vào cuối tuần nhưng sau 1 tuần, giá vàng miếng SJC vẫn giảm 1,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Cụ thể, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn 82,7 – 84,4 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết nhẫn tròn 82,9 – 84,4 triệu đồng/lượng; Công ty vàng Phú Quý niêm yết giá nhẫn tròn 82,9 – 84,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giảm khoảng 1,03 triệu đồng/lượng sau một tuần.

Giá vàng miếng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng/lượng sau 1 tuần (ảnh: Như Ý).

Trên thị trường quốc tế, giá vàng thế giới niêm yết 2.623 USD/ounce. Quy đổi theo giá USD ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương mức hơn 81 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường tiền tệ, sáng 23/12, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.324 đồng/USD.

Giá USD tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn được duy trì ở mức 23.400 – 25.450 đồng/USD mua vào – bán ra.

Nhiều ngân hàng thương mại niêm yết giá mua – bán đồng USD lên mức 25.210 – 25.540 đồng/USD. Sau 1 tuần, đồng USD tại ngân hàng tăng 62 đồng.

Trên thị trường tự do, giá USD sau một tuần tăng mạnh lên mức 25.650 – 25.750 đồng mua – bán.

TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính ngân hàng – nhận định, tỷ giá USD/VND từ đầu năm đến giờ ghi nhận nhiều biến động so với năm ngoái.

Lý do chính khiến đồng USD tiếp tục tăng giá do kỳ vọng vào các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tổng thống tái đắc cử Donald Trump. Điều này sẽ khiến lạm phát tại Mỹ tăng lên, giá cả sẽ tăng theo và có thể khiến Fed tạm dừng hoặc thậm chí đảo ngược lộ trình cắt giảm lãi suất.

“Kinh tế Mỹ cũng đã phục hồi tương đối mạnh và đây là 2 lý do khiến cho đồng USD tăng giá nhanh trong thời gian vừa qua, kéo theo các đồng tiền trên thế giới bị mất giá, trong đó có đồng tiền của Việt Nam”, ông Lực nói.

Nhận định về biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới, ông Lực cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định hơn. Lý do là cung cầu về ngoại tệ của Việt Nam tương đối tốt. Đặc biệt, Fed đã giảm lãi suất và có thể giảm tốc độ cắt giảm lãi suất nhưng vẫn sẽ tiếp tục duy trì việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này sẽ giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất USD/VND, qua đó cũng giúp giảm áp lực về tỷ giá.

Theo ông Lực, những biến động tỷ giá USD cũng mang yếu tố mùa vụ. Thời điểm cuối năm, tỷ giá luôn có diễn biến “nóng” và sang đến đầu năm tới thì áp lực tỷ giá sẽ giảm và ổn định hơn. Tỷ giá USD/VND sẽ tăng ở mức 2,5 – 3% trong năm 2025.

Tép: loài vật nhỏ nhưng có võ!! …

0

Tôm tép đồng rang là một món ăn phổ biến và đặc biệt đã trở thành món ăn dân dã nổi tiếng trong nhiều nhà hàng.

Tôm tép đồng là loại tôm nhỏ, bắt ở sông ở đầm, ở ao nước ngọt. Tôm này kích thước nhỏ, vỏ mỏng ăn cả vỏ. Có loại to là tôm bằng đầu đũa, còn loại nhỏ là tép. Tôm tép đồng rang lá chanh là một món ăn đặc sản, thơm ngon, giòn và thường xuất hiện trong nhiều mâm cơm dân dã. Thế nhưng rang tôm tép sao cho giòn, ngon, săn chắc thịt, không tanh, không khai nồng là một bí kíp.

tom-tep-dong-rang-la-chanh

Chuẩn bị nguyên liệu

Tôm/tép tươi, cắt râu, để nguyên vỏ

Thịt ba chỉ (nếu thích rang cùng thịt ba chỉ)

Muối, mì, đường, lá chanh, quả chanh

Bước 1 sơ chế:

Tôm mua về cắt bỏ râu cho khỏi hóc và vướng khi ăn. Cần chú ý chọn tôm tươi còn nhảy. Tôm vắt bỏ râu xong nên chế biến ngay, tránh để lâu, tôm chết sẽ tanh hôi, khai và có thể gây ngộ độc vì protein trong tôm biến đổi thành chất độc nguy hiểm.

Nếu tôm có trứng thì sau khi rửa nên dội nước sôi để tôm ôm trứng nhanh khi cho vào rang sẽ không bị rơi trứng.

tom-tep

Bước 2 Rang tôm lần 1:

Cho tôm vào chảo, bật lửa to đảo liên tục cho tôm ráo nước, vỏ chuyển màu hồng giòn thì tắt bếp. Bỏ tôm ra

Bước 3: Rang tôm lần 2

Cho hành phi thơm rồi cho tôm đã rang lần 1 vào. Rang tôm với mỡ lợn sẽ ngon hơn với dầu ăn. Cho nhỏ lửa và đảo đều liên tay, nêm một chút đường để màu tôm lên đẹp, nêm muối mì, bột canh theo khẩu vị gia đình. Rang tôm đằm vị muối một chút thì tôm sẽ giòn hơn. Đảo đều tay để gia vị thấm vào tôm.

Nếu muốn rang tôm với thịt ba chỉ thì làm thêm bước rang thịt ba chỉ xém rồi khi gần được thì cho tôm ở bước 2 vào đảo cùng nhau lúc đoạn cuối.

Trong quá trình rang tôm không đậy vung bởi vì đậy vung sẽ úm lại nước làm tôm không giòn và đặc biệt đậy vung sẽ khiến cho tôm có mùi tanh khai khai. Đây là đặc trưng rất nổi bật của kho tôm tép đồng. Việc mở vung sẽ giúp thoát các thành phần nito trong tôm nên không còn mùi tanh khi ăn.

Khi tôm chín giòn thì tưới nước cốt chanh vào (nửa quả chanh dành cho kho 5 lạng tôm). Đảo đều cho nước cốt chanh thấm đều và bay hơi. Nước cốt chanh giúp tôm giòn lâu hơn và thơm hơn. Sau đó rắc lá chanh thái chỉ vào đảo đều rồi cho ra đĩa.

tom-tep-rang

Nước cốt chanh và lá chanh giúp tôm thơm hơn.

Thành phẩm tôm giòn, thấm gia vị, vỏ bóng, màu đỏ tươi, tôm thơm săn thịt, không bị khô.

Bí kíp rang tôm đồng ngon 

Đầu tiên phải chọn tôm tép phải tươi. Khi rang tuyệt đối không đậy vung.

Tôm rang 2 lửa sẽ ngon hơn rang 1 lửa

Nước cốt chanh hoặc dân gian xưa sẽ dùng khế và vắt chút nước cốt khế, hoặc nước dưa chua, hoặc nước giấm vào cho tôm giòn. Nhưng vắt nước chanh vào tôm thơm ngon giòn nhất vị thơm thanh hơn nước giấm hoặc nước dưa chua.

Còn khi làm món tôm tép rang khế thì sẽ vắt nước khế tay cho nước chanh, miếng khế đã vắt thì cho vào đảo cùng tôm.

Tôm rang bằng mỡ sẽ cho vị béo ngậy hơn rang dầu ăn.

Những loại tôm tép, cá bống nhỏ là kho chứa omega3 dồi dào tốt cho sức khoẻ, cả nhà thường xuyên bổ sung để giảm mỡ máu, ngừa lão hóa sớm, bổ não, mắt sáng, da dẻ căng bóng,…
Ngoài ra có thể kết hợp thêm viên uống Omega 3 để cung cấp đầy đủ hơn nếu nhà chúng ta không thường xuyên ăn bổ sung các loại tôm cá nhỏ, hoặc không có nguồn thực phẩm chất lượng
Con tép, con tôm là loại thực phẩm có chứa hàm lượng canxi rất lớn. Hoạt chất này giúp hệ xương của chúng ta rắn chắc và khỏe mạnh hơn.
Có thể là hình ảnh về mỳ Ý
Tép là một loại vật có chứa rất ít calo nhưng nguồn dinh dưỡng lại rất dồi dào, đặc biệt là Protein.
Trong tép có chứa một nguồn protein gần như tinh khiết.
Cứ 100g tép thì cung cấp 1/3 lượng selen cần thiết mỗi ngày.
Việc dung nạp lượng selen mỗi ngày sẽ giúp làm ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Bởi selen chính là một anh hùng giúp loại bỏ và đào thải kim loại nặng – hoạt chất gây ung thư ra khỏi cơ thể.
Trong con tép có chứa một hàm lượng vitamin B12 rất lớn.
Vitamin B12 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng.
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12. Kèm theo đó là hiện tượng chóng mặt, cơ bắp yếu ớt.

Tham gia giao thông bao năm nhiều người vẫn không biết vạch xương cá là gì, nghe mức phạt phạm lỗi đè vạch này đảm bảo nhớ tới già …

0

Theo quy định thì người tham gia giao thông không được điều khiển phương tiện đè, đi qua vạch xương cá trừ trường hợp khẩn cấp và trường hợp đó là gì?

Ngày 16/01/2024 VTC đưa tin “Khi nào được đè vạch xương cá?”. Nội dung chính như sau: 

Vạch xương cá là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định vạch kẻ đường nào được gọi là vạch xương cá. Tuy nhiên, ở thực tế, “vạch xương cá” thường được sử dụng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.

Theo đó, quy cách của vạch xương cá được quy định như sau:

– Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

– Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20 cm.

Vạch xương cá dùng để kênh hóa dòng xe có dạng chữ V. (Ảnh: CSGT)Vạch xương cá dùng để kênh hóa dòng xe có dạng chữ V. (Ảnh: CSGT)

Ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá

Theo Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá như sau:

– Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (thường được gọi là vạch xương cá) được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

– Khi vạch xương cá được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.

– Vạch xương cá thường được sử dụng để kênh hóa các dòng xe như dẫn hướng xe ở trạm thu phí, kênh hóa các dòng xe trong phạm vi các nút giao cùng mức ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

Như vậy, vạch xương cá có ý nghĩa trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn.

Khi nào được đè vạch xương cá?

Từ ý nghĩa của vạch xương cá, có thể thấy các phương tiện giao thông không được phép đè vạch xương cá khi lưu thông. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép các phương tiện giao thông đè vạch xương cá trong một số trường hợp theo quy định.

Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ vạch xương cá được quy định như sau:

c. Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V

Ý nghĩa sử dụng: Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ”.

Như vậy, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định. Trong đó, các trường hợp khẩn cấp mà phương tiện giao thông được phép đè vạch có thể kể đến như:

– Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.

– Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.

– Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…

Như vậy, các phương tiện được đè lên vạch xương cá trong những trường hợp khẩn cấp nêu trên.

Trước đó ngày 25/04/2022 Luật Việt Nam đưa tin “Vạch xương cá là gì? Mức phạt khi vi phạm vạch xương cá”. Nội dung chính như sau: 

1. Vạch xương cá là gì?

Trong hệ thống các vạch kẻ đường hiện nay không có vạch nào mang tên là vạch xương cá. Vạch xương cá là thuật ngữ mà người dân thường gọi dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (vạch 4.2) được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.

vach xuong ca la gi 1

Vạch 4.2 được thể hiện dưới dạng các nét liền màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

Có thể thấy, hình dáng của vạch 4.2 trông khá giống với chiếc xương cá. Chính vì thế, nhiều người đã gọi đây là vạch xương cá.

2. Vạch xương cá có ý nghĩa gì?

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch xương cá được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

Vạch này thường được sử dụng tại các địa điểm sau:

– Ở trạm thu phí: Hướng dẫn xe xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.

– Ở các nút giao cùng mức: Dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

Trên đoạn đường được bố trí vạch xương cá, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.

Trong đó, các trường hợp khẩn cấp có thể kể đến như:

– Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.

– Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.

– Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…

Điều này đồng nghĩa rằng, trừ các trường hợp khẩn cấp, người tham gia giao thông không dừng, đỗ phương tiện hay đi đè lên vạch xương cá.

vach xuong ca la gi

3. Lỗi đè vạch xương cá bị phạt thế nào?

Tôi nhường chồng để làm mẹ đơn thân. Chúng tôi đã ở bên nhau hơn mười năm – một chặng đường không ngắn, đủ dài để trải qua những tháng năm khó khăn và tưởng chừng yên bình nhất. Tôi đã dành trọn thanh xuân của mình để yêu anh, đồng hành cùng anh, từ những ngày tay trắng, cho đến khi anh có tất cả. Nhưng hóa ra, mười năm ấy lại là sự chuẩn bị để tôi chứng kiến sự đổ vỡ không thể cứu vãn của chính cuộc hôn nhân mình từng đặt tất cả hy vọng….Đọc tiếp tại bình luận…

0

Chúng tôi đã ở bên nhau hơn mười năm – một chặng đường không ngắn, đủ dài để trải qua những tháng năm khó khăn và tưởng chừng yên bình nhất. Tôi đã dành trọn thanh xuân của mình để yêu anh, đồng hành cùng anh, từ những ngày tay trắng, cho đến khi anh có tất cả. Nhưng hóa ra, mười năm ấy lại là sự chuẩn bị để tôi chứng kiến sự đổ vỡ không thể cứu vãn của chính cuộc hôn nhân mình từng đặt tất cả hy vọng.

Những năm đầu chung sống, cuộc sống của chúng tôi không dễ dàng. Anh từng có năm năm thất nghiệp, túng quẫn đến mức không dám nhìn vào mắt vợ con. Nhưng tôi chưa từng rời bỏ anh. Tôi làm việc ngày đêm, gồng gánh cả gia đình trên vai, chỉ mong anh có thể vững vàng mà đứng lên.

Khi anh bắt đầu có sự nghiệp, tôi hạnh phúc nghĩ rằng những khó khăn ngày cũ đã được đền đáp. Tôi tự hào về chồng mình, về gia đình mà chúng tôi cùng xây dựng. Nhưng đời có những điều không thể đoán trước. Tình yêu của anh dành cho tôi cạn dần, thay vào đó là một người phụ nữ khác bước vào cuộc đời anh, lạnh lùng gạt tôi ra khỏi bức tranh mà chúng tôi từng tô vẽ cùng nhau.

Tôi không trách cô ấy ngay từ đầu. Người phụ nữ ấy trẻ hơn tôi, không có những năm tháng khổ cực để hiểu giá trị của hạnh phúc. Cô ấy chỉ đơn giản là muốn chiếm đoạt những gì không thuộc về mình. Nhưng tôi biết rõ, nếu chồng tôi không cho phép, cô ấy sẽ chẳng có cơ hội bước vào.

Tôi đã nghĩ rằng mọi chuyện có thể giải quyết giữa hai vợ chồng, không cần một cuộc chạm trán nào với người thứ ba. Nhưng cô ấy liên tục xuất hiện, từng bước khiến chồng tôi dần xa lánh tôi và thậm chí xúc phạm tôi. Đàn ông ngoại tình là một chuyện, nhưng sự tiếp tay của cô ấy mới là điều khiến tôi phẫn nộ.

Có thể là hình ảnh về 1 người

Cô ấy không chỉ cướp đi chồng tôi mà còn làm đảo lộn cuộc sống của gia đình tôi – mái nhà của hai đứa trẻ vô tội. Tôi đã đấu tranh, không phải vì giữ lấy anh, mà vì muốn bảo vệ gia đình mình, giữ lại chút gì đó cho con. Nhưng cuối cùng, người đàn ông tôi từng yêu thương, từng tôn trọng, lại chọn rời bỏ tôi để chạy theo những hào nhoáng mới.

Khi biết chuyện, bạn bè, người thân đều nói tôi dại. Họ bảo, làm vợ như tôi mà lại dễ dàng buông tay thì chỉ có thiệt. Nhưng tôi không nghĩ thế. Tôi tự hỏi họ:

“Liệu bạn có thể ăn chung một chén cơm với kẻ phản bội? Mặc chung một chiếc quần lót với người mà bạn khinh bỉ?”

Đối với tôi, như thế là bẩn, là không đáng. Tôi không cần tranh giành một người đàn ông đã thuộc về thiên hạ. Anh ta không còn là của riêng tôi, thì tôi cũng chẳng cần giữ.

Ly hôn, với tôi, không phải là sự thất bại. Đó là sự giải thoát. Tôi không nhường chồng vì yếu đuối, mà vì tôi muốn tìm lại chính mình – người phụ nữ có lòng tự trọng, có giá trị riêng, không phải chạy theo để níu kéo một kẻ đã quay lưng.

Khi bước ra khỏi cuộc hôn nhân ấy, tôi biết rõ những gì mình phải đối mặt. Làm mẹ đơn thân không dễ dàng, nhất là khi tôi phải vừa làm cha, vừa làm mẹ cho hai đứa con. Nhưng tôi tin rằng, sự bình yên của mẹ sẽ là nền tảng vững chắc để nuôi dạy con cái.

Tôi chọn buông bỏ để con tôi có một cuộc sống không còn cảnh cha mẹ cãi vã, không còn bóng dáng của người đàn ông phản bội. Tôi chọn buông bỏ để có thể đứng trước gương mỗi ngày, nhìn thẳng vào mắt mình và không cảm thấy tủi hổ.

Người đàn ông ấy, từng là cả thế giới của tôi, nhưng giờ đây chỉ còn là quá khứ. Tôi nhường anh ta lại cho người phụ nữ khác, không phải vì tôi yếu đuối, mà vì tôi biết mình xứng đáng với những điều tốt đẹp hơn.

Ly hôn không phải là sự chấm hết, mà là khởi đầu cho một cuộc đời mới. Tôi đã sống quá lâu trong những hy sinh, những đau khổ để giữ gìn một gia đình không còn nguyên vẹn. Giờ đây, tôi sống cho mình, cho các con – những người tôi yêu thương hơn tất cả.

Tôi thà nhận thua để giữ lại lòng tự trọng. Tôi thà nhận thua để sống một cuộc đời không còn bóng dáng của sự phản bội. Và tôi thà nhận thua, để ngẩng cao đầu bước tiếp, bởi tôi tin rằng, mình xứng đáng với hạnh phúc thật sự.

Nhà tôi có cô giúp việc tên Lan, mới 20 tuổi, trẻ trung, xinh xắn và hoạt bát. Vì tin tưởng chồng, tôi vẫn để Lan làm việc trong nhà. Nhưng lòng người khó đoán, tôi không khỏi có chút đề phòng. Trước chuyến công tác dài ngày, tôi gọi con trai 5 tuổi lại và dặn dò cẩn thận: “Con nhớ nhé, nếu thấy bố vào phòng chị Lan, con gọi cho mẹ ngay. Mẹ sẽ thưởng con 500 nghìn!”. Con trai gật đầu hồn nhiên, còn tôi thì phần nào yên tâm hơn khi rời đi. Suốt cả tuần, điện thoại của tôi không hề đổ chuông. Tâm trạng tôi nhẹ nhõm, nghĩ rằng mọi chuyện đều ổn thỏa. Nhưng ngay khi tôi vừa bước vào cửa, con trai đã chạy ra với vẻ mặt đầy phấn khích: “Mẹ ơi, tuần này con kiếm được nhiều tiền lắm!” Câu nói của con làm tôi giật mình. Cảm giác bất an ùa tới, tôi vội chạy vào nhà, tìm kiếm khắp nơi. Đến khi lục trong thùng rác, tôi như chết lặng trước những thứ mình tìm thấy…..

0

Nhà có giúp việc 20t trẻ măng, trước ngày đi công tác tôi dặn con 5t: “Thấy bố vào phòng chị Lan thì gọi cho mẹ ngay, xong mẹ cho tiền”. Cả tuần không thấy con gọi nên tôi cũng yên tâm

Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì  cho mình. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm

Chồng vốn là người đẹp trai lại có chút chức vị nên chị suốt ngày lo giữ chồng. Ở nhà chị đã cẩn thận tới mức thuê ô sin già, ở công ty thì đồng nghiệp nữ của anh không ai là không biết chị. Và chả ai dám buông một câu đùa giỡn với anh vì chị đã đến từng nhà gặp cả vợ và chồng họ để gửi gắm, nhờ để ý tới chồng mình giúp.

Chồng chị đi làm bằng ô tô riêng nhưng chị thuê hẳn cho chồng 1 lái xe chứ không để anh lái dù anh đã có bằng từ lâu chỉ bởi vì chị cần lái xe làm tai mắt. Nói chung chị quản chồng 24/24 nên anh chẳng thể có kẽ hở mà ngoạ.i tìn.h. Với lại tính anh hiền, chỉ biết đến công việc về nhà lại vui với con cái nên vợ có làm gì anh cũng kệ. Chứ như người khác thì tan cửa nát nhà từ lâu.

Gần đây bà giúp việc chậm chạm quá chị cho nghỉ thuề một cô gái 20 tuổ.i, nhanh nhẹn nhưng nhan sắc thì “không thể nào mê được”. Cô ta kém chị tới chục tuổ.i mà bác hàng xóm phán một câu rằng: “Nhìn nó thằng bốc vác chuyên “ăn tạp” nhà bác chắc cũng chả dám động vào” khiến chị cười sung sướng. Không xấu thế sao chị dám thuê.

Xưa nay chị toàn sáng đi tối về mà đã lo ngay ngáy khoản giữ chồng. Giờ đột nhiên sếp báo chị phải đi công tác 1 tuần khiến chị lo sốt vó. Con gái lớn thì đang về quê nghỉ hè cùng ông bà nội, chỉ có con trai nhỏ 5 tuổ.i ở nhà với giúp việc. Xin đổi người thế nào sếp cũng không chịu, cuối cùng chị đành phải đi.

Chị đã dặn ô sin trông coi chủ, dặn lái xe để ý lịch trình chồng mình và không được đưa đi đâu mà chưa hỏi ý kiến chị (lái xe là cháu họ chị nên chị cũng yên tâm). Chị cũng đã gọi điện cho tất cả nhân viên nữ ở công ty anh để nhờ vả rồi. Cuối cùng chị vẫn đề phòng cô gái cuối cùng trong nhà nên dặn con trai 5 tuổ.i:

Đi công tác dặn con: Nếu thấy bố vào phòng chị ô sin gọi cho mẹ ngay nhé, cả tuần không thấy gì thì yên tâm ai ngờ lúc về con bảo... - Hình 1

Ảnh minh họa

– Nếu thấy bố vào phòng chị ô sin phải gọi cho mẹ ngay nhé.

Vâng ạ.

– Chị đi công tác, ngày ngày vẫn hỏi han chồng qua điện thoại nhưng tuyệt nhiên không thấy con trai gọi gì cho mình. Con chị gọi điện thoại thành thạo lắm rồi chứ không phải không biết dùng điện thoại. Thấy tình hình như thế thì chị yên tâm lắm. Mọi mối quan hệ của chồng chị đều không có điểm gì khả nghi cả. Đúng là chị chỉ lo xa chứ chồng chị vẫn cứ là yêu thương vợ con nhất.

Chị đi công tác về đều có quà  cho mọi người trong nhà. Thấy mẹ về con trai lao ra:

– Mẹ ơi, mẹ có mua ô tô cho con không.

– Quà của con đây, con ở nhà có ngoan không??

– Dạ, ngoan ạ. À mẹ ơi…

– Có chuyện gì vậy con??

– Bố không vào phòng chị ô sin đâu mà bố chỉ kéo chị ô sin vào phòng tắm để tắm cho chị ấy thôi mẹ ạ.

– Cái gì??

Chị lao vội vào tìm ô sin, chị xù lông dồn cô ta vào tường và cuối cùng cô ta đành thú nhận:

– Chú… chú cứ đòi… nên cháu… phải chiều…

– Mày xấu thế… cơ mà??

– Nhưng chú bảo… chú thích… “của lạ”.

Chị ngồi phịch xuống đất. Chị nói được gì nữa đây????