Home Blog Page 75

Bà Tâm từng được mọi người trong xóm ngưỡng mộ. Người ta bảo bà là một người phụ nữ hạnh phúc: chồng mất sớm, nhưng bà đã một mình nuôi lớn bốn người con trai khôi ngô, khỏe mạnh và một cô con gái út ngoan ngoãn. Ngày đó, bà luôn tin tưởng rằng “con trai là trụ cột gia đình”. Thời gian thấm thoát trôi qua, bà vẫn tự nhủ rằng mình đã làm tròn trách nhiệm, rằng khi tuổi già sức yếu, bà sẽ được các con trai đón về phụng dưỡng. Nhưng cuộc đời không như bà mơ tưởng. Khi bà già đi, sức khỏe suy giảm, những đứa con trai ngày nào bà từng hết lòng yêu thương lại tìm mọi lý do để thoái thác việc chăm sóc mẹ. “Mẹ ơi, tụi con bận lắm, không ai trông mẹ được đâu!” “Con dâu còn phải lo cho con nhỏ, mẹ thông cảm!” “Con nghèo quá, mẹ thuê người chăm sóc đi!” … để rồi …

0

Ở một làng quê nhỏ bé, bao quanh bởi những cánh đồng lúa bạt ngàn, bà Tâm từng được mọi người trong xóm ngưỡng mộ. Người ta bảo bà là một người phụ nữ hạnh phúc: chồng mất sớm, nhưng bà đã một mình nuôi lớn bốn người con trai khôi ngô, khỏe mạnh và một cô con gái út ngoan ngoãn. Ngày đó, bà luôn tin tưởng rằng “con trai là trụ cột gia đình”, nên bà dành hết tâm sức và tình yêu cho các con trai, đặt vào chúng những kỳ vọng lớn lao về tương lai.

Có thể là hình ảnh về 1 người

Thời gian thấm thoát trôi qua, các con trai của bà lần lượt lập gia đình. Đứa làm công nhân, đứa buôn bán nhỏ, đứa làm ruộng, đứa đi làm xa. Dẫu vất vả, bà vẫn tự nhủ rằng mình đã làm tròn trách nhiệm, rằng khi tuổi già sức yếu, bà sẽ được các con trai đón về phụng dưỡng.

Nhưng cuộc đời không như bà mơ tưởng. Khi bà già đi, sức khỏe suy giảm, những đứa con trai ngày nào bà từng hết lòng yêu thương lại tìm mọi lý do để thoái thác việc chăm sóc mẹ.

  • “Mẹ ơi, tụi con bận lắm, không ai trông mẹ được đâu!”
  • “Con dâu còn phải lo cho con nhỏ, mẹ thông cảm!”
  • “Con nghèo quá, mẹ thuê người chăm sóc đi!”

Những lời từ chối chẳng khác gì nhát dao cứa vào tim bà. Đặc biệt là thái độ lạnh nhạt từ những cô con dâu:

  • “Mẹ đừng đến nhà con thường xuyên, chúng con cũng cần không gian riêng chứ.”

Bà Tâm không trách móc, không phàn nàn, nhưng lòng bà như rạn nứt. Từ đó, bà sống lặng lẽ trong căn nhà cũ kỹ. Những đứa con trai bà từng đặt bao kỳ vọng hiếm khi ghé thăm, chỉ có cô con gái út – Nhung – là người duy nhất thường xuyên qua lại thăm nom bà.

Nhung, cô con gái út, từng được bà coi là “không quan trọng bằng con trai” vì quan niệm cổ hủ. Bà nghĩ, con gái lấy chồng rồi thì thuộc về nhà chồng, không thể gánh vác trách nhiệm. Nhưng trái với suy nghĩ của bà, Nhung lại là người quan tâm bà nhất.

Một ngày, nhìn thấy mẹ ngày càng cô đơn và yếu đuối, Nhung quyết định nói chuyện với chồng:

  • “Mẹ không thể sống một mình mãi được. Em muốn đón mẹ về ở cùng, anh nghĩ sao?”

Chồng cô – anh Hải – dẫu không giàu có, nhưng hiểu lòng vợ và thương bà Tâm như mẹ ruột, liền đồng ý:

  • “Mẹ là mẹ chung, nhưng nếu không ai lo thì vợ chồng mình lo.”

Bà Tâm ban đầu từ chối, nghẹn ngào nói:

  • “Mẹ không muốn làm phiền các con. Mẹ có bốn đứa con trai mà…”

Nhưng Nhung nhẹ nhàng nắm lấy tay bà:

  • “Mẹ, ai thương mẹ thì mới là con. Với con, mẹ là quan trọng nhất.”

Những lời nói ấy khiến bà Tâm rơi nước mắt. Cuối cùng, bà đồng ý chuyển về sống cùng Nhung và Hải.

Ngôi nhà của vợ chồng Nhung nhỏ nhưng ấm cúng. Hải nhường cho bà Tâm căn phòng tốt nhất, chưa một lần phàn nàn. Nhung chăm sóc mẹ từng bữa cơm, từng viên thuốc. Tình thương trong ngôi nhà ấy khiến bà Tâm cảm thấy được an ủi hơn bao giờ hết.

Một hôm, con trai cả của bà đến thăm. Thấy mẹ sống vui vẻ, anh tỏ ra không hài lòng:

  • “Mẹ ở với Nhung thì sau này tài sản chia thế nào đây? Mẹ phải nghĩ cho tụi con nữa chứ!”

Bà Tâm chỉ cười buồn, trả lời:

  • “Tài sản mẹ chẳng có gì, chỉ có tình thương thôi. Nhưng nó chỉ dành cho người biết trân trọng mẹ.”

Lời nói của bà khiến anh cả cứng họng. Từ đó, bà không còn bận tâm đến những người con trai chỉ biết đến vật chất.

Những năm tháng cuối đời, bà Tâm sống trong tình yêu thương của Nhung và Hải. Không phải những người con trai bà từng đặt kỳ vọng, mà chính cô con gái út và chàng rể đã trở thành chỗ dựa tinh thần và thể chất cho bà.

Một ngày, khi cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều, bà nắm tay Nhung, nói:

  • “Mẹ từng nghĩ con trai mới là trụ cột gia đình. Nhưng giờ mẹ hiểu, điều quan trọng nhất không phải là con trai hay con gái, mà là trái tim nào thực sự yêu thương mẹ.”

Khi bà Tâm ra đi, cả làng đều ngỡ ngàng khi biết bà để lại di chúc nhỏ, dặn dò không của cải, chỉ lời cảm ơn dành cho Nhung và Hải – những người con bà thực sự yêu thương nhất.

Qua câu chuyện của bà Tâm, ta nhận ra rằng: máu mủ không quyết định tất cả. Chỉ những người biết yêu thương và quan tâm mới là gia đình thực sự.

Có ai như em, 3 năm sau cưới chưa bao giờ được chồng nấu cho bữa cơm hay giặt giúp bộ quần áo. Anh chỉ biết sáng dong xe đi, tối dắt xe về, việc nhà cửa nội ngoại 2 bên mình em lo toan gánh vác. Anh không bao giờ quan tâm, kể cả vợ ốm. Cực nhất là em vừa mang b:ầu ốm nghén nặng, nhờ chồng đưa vào viện mà anh nhìn vợ nhăn nhó lại cau mặt bảo: Bé bỏng gì mà đi đâu cũng phải kéo người đi cùng. Chưa dừng lại ở đó, cuối tuần được nghỉ chồng em mua bao nhiêu đồ ăn về mời bạn bè tới ăn uống tụ tập. Em tránh đông người nên nằm trong phòng, chồng mang cho ít thức ăn vào cho. Ăn uống xong, bạn bè giải tán, chồng lại đập cửa gọi vợ: Nhiều bát đĩa lắm, nay cô tự ra dọn dẹp đi. Đến nước này thì em tung hê hết, nhấc điện thoại lên gọi 1 cuộc mà có thể khiến anh ta sống dở mếu dở…

0

“Hôm qua cũng thế, vợ ốm chồng em vẫn mua bao nhiều đồ ăn về mời bạn bè tới ăn uống bảo liên hoan tụ tập…”, cô vợ kể lại.

ới phụ nữ, không gì khổ bằng lấy phải chồng vô tâm. Bởi suy cho cùng, bước vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ đâu cần chọn chồng giàu, nhiều tiền lắm của. Cái họ cần là 1 bờ vai vững chắc để họ dựa mỗi khi mệt mỏi, cùng họ sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.

Vậy nhưng người chồng trong câu chuyện dưới đây lại không hiểu được điều đó, khiến vợ chán trường vào group chung than thở: “Có ai như em, 3 năm sau cưới chưa bao giờ em được chồng nấu cho bữa cơm hay giặt giúp bộ quần áo. Anh chỉ biết sáng dong xe đi, tối dắt xe về, việc nhà cửa nội ngoại 2 bên mình em lo toan gánh vác. Anh không bao giờ quan tâm, kể cả vợ ốm.

Khổ nhất là chuyện con cái, em bị tắc vòi trứng, nội tiết tố kém nên khó đậu thai. Biết vấn đề nằm ở vợ nên chồng em càng vô tâm hơn. Tư tưởng của anh ấy là lỗi ở đứa nào, đứa đó phải tự lo khắc phục. Ngay như hôm vào viện nong tách vòi trứng em cũng phải đi 1 mình. Làm thủ thuật đau quá, em ngất xỉu trên bàn mổ. Lúc tỉnh dậy lại bắt xe tự về chứ chồng tuyệt đối không hỏi han nửa lời.

Vợ ốm chồng vẫn gọi bạn về tụ tập rồi bắt cô dọn dẹp, nhưng vừa quay đi anh đã thấy bát đĩa bay cùng lời tuyên bố hùng hồn-1

Bài chia sẻ của cô vợ

Sau gần 2 năm vật lộn khổ sở, ra vào viện không biết bao nhiêu lần, cách đây 2 tháng, em đã có bầu. Song quá trình giữ thai của em phức tạp vất vả hơn người khác rất nhiều. 3 tháng đầu không ngày nào em không phải tiêm thuốc. Bước sang tuần thứ 13 bác sĩ lại yêu cầu phải khâu hẹp cổ tử cung để tránh thai đẩy ra ngoài. Trải qua từng ấy đau đớn nhưng em vẫn nghiến răng chịu đựng. Tiếc là chồng em có biết đó là đâu, vẫn vô tâm thờ ơ với vợ nhưng thể em không hề mang bầu, không đỡ đần gì vợ. Mọi việc lớn bé trong nhà em vẫn phải lo hết.

Cực nhất là cuối tuần trước, đến lịch khám thai, em nhờ chồng đưa vào viện mà anh nhìn vợ nhăn nhó lại cau mặt bảo: ‘Bé bỏng gì mà đi đâu cũng phải kéo người đi cùng’.

Em đành dắt xe đi một mình, không may trên đường đi em ngã xe vật người xuống đường bị đau bụng ra máu. May có mấy người ở đó đưa vào viện cấp cứu mới giữ được con nhưng thai bị nong tách 20%, nguy cơ sảy rất cao khiến em sợ tím tái mặt mày.

Nằm viện 3 hôm thì em được cho về nhà. Bác sỹ yêu cầu phải hạn chế đi lại vận động. Chẳng còn cách nào, chồng em buộc phải tự nấu nướng cơm nước nhà cửa.

1 vài ngày đầu chồng em cũng vui vẻ vào bếp nấu, tới tuần thứ 2 anh bắt đầu khó chịu. Đứng nấu ăn mà anh cứ lẩm bẩm cằn nhằn rằng anh lấy vợ khổ như bị hành.

Nhất là hôm qua, được nghỉ chồng em mua bao nhiêu đồ ăn về mời bạn bè tới ăn uống bảo liên hoan tụ tập. Em tránh đông người nên nằm trong phòng, chồng mang cho ít thức ăn vào cho. Ăn uống xong, bạn bè giải tán. Chồng em đập cửa gọi vợ: ‘Nhiều bát đĩa lắm, nay cô tự ra dọn dẹp đi’.

Em vẫn nhỏ nhẹ đáp: ‘Anh gắng đỡ vợ thêm thời gian. Đợi thai ổn định thì em…’.

Không để em nói hết lời, anh ‘chặn’ luôn: ‘Tôi hầu cô thế đủ rồi. Ăn được thì làm được. Tôi không thể mãi cơm bưng nước rót tận giường cho cô. Người ta chửa đẻ đầy ra có sao. Cô đừng viện cớ ỷ lại cho chồng. Vớ vẩn tôi tống cô về nhà đẻ đấy”.

Thật chứ nghe đến đây em hết chịu nổi. Nghĩ vừa ức vừa tủi thân, cảm giác như người đàn ông đứng trước mình là 1 người xa lạ chứ không phải chồng. Không nhịn được hơn, em hất luôn mâm bát đũa, nghiến răng chỉ thẳng mặt chồng: ‘Đến giờ này anh vẫn nói ra được mấy lời vô tâm đó à? Nếu như hôm đó anh không vô tình, coi mấy trận tennis của anh hơn vợ thì giờ này tôi đâu phải khổ sở thế này. Anh nói đàn bà thiên hạ đẻ đầy, không ai như tôi hả? Anh so sánh đúng đó, anh thử tới các bệnh viện, phòng khám xem có ai như vợ anh, bầu bí mà cứ lủi thủi đi khám 1 mình trong khi ai cũng có chồng đưa đi, tới mức bác sĩ còn tưởng tôi là mẹ đơn thân đó.

Anh nghĩ lại xem, tôi chịu bao đau đớn khổ sở, bằng mọi cách sinh con là vì ai. Thế mà từ ngày tôi có thai, anh đã bao giờ quan tâm hỏi han tôi được nửa lời. Tôi cũng chán cái cảnh có chồng như không này lắm rồi. Không cần anh trả về ngoại đâu, tự tôi về được rồi’.

 

Vợ ốm chồng vẫn gọi bạn về tụ tập rồi bắt cô dọn dẹp, nhưng vừa quay đi anh đã thấy bát đĩa bay cùng lời tuyên bố hùng hồn-2

 

Ảnh minh họa

Nói xong, em bấm máy gọi taxi xách túi về ngoại luôn. Ngay chiều đó chồng em phi xe sang nói chuyện với bố mẹ xin đón vợ về nhưng em không về. Em tuyên bố sẽ ở nhà ngoại tới khi sinh. Đợi con em chào đời xong sẽ tính tiếp”.

Thời khắc phụ nữ mang bầu, sinh con chính là lúc họ cần người đàn ông bên mình thương yêu, che chở, là chỗ dựa để họ làm động lực vượt mọi khó khăn. Tiếc là không phải người chồng nào cũng hiểu được ước nguyện đơn giản đó của vợ nên mới để phụ nữ phải rơi nước mắt tủi cực trong chính cuộc hôn nhân mà họ dày công hi sinh vun đắp.

Đặc biệt khi sức chịu đựng của họ đã đi tới giới giạn cuối cùng thì có làm cách gì đi nữa, các anh chồng cũng không thể níu kéo họ lại bên mình. Vậy nên khi có hãy tôn trọng vì mất là khỏi tìm lại đó các anh chồng ạ.

Chán vợ. Vợ chồng tôi cưới được 10 năm, giờ tôi chán vợ; nếu được chọn lại, tôi sẽ có lựa chọn khác tốt hơn. Tôi là người miền Tây, ra Bắc học và làm việc. Thời gian này tôi quen em, cũng là người cùng quê, trong một dịp rất tình cờ gặp gỡ người quen. Trong ấn tượng của tôi, em không có gì đặc biệt, rất trầm ngâm, ít nói, gương mặt lúc nào cũng rất u sầu, thỉnh thoảng giao tiếp em mới gượng cười lịch sự, làm người khác rất ngại đến gần. Thậm chí trong đám đông, em sẽ thu mình lại ở góc nhỏ, không ai nhận ra. Rồi chúng tôi liên lạc, tìm hiểu một thời gian tôi mới biết hoàn cảnh của em….Đọc tiếp tại bình luận…

0

Vợ chồng tôi cưới được 10 năm, giờ tôi chán vợ; nếu được chọn lại, tôi sẽ có lựa chọn khác tốt hơn.

Tôi là người miền Tây, ra Bắc học và làm việc. Thời gian này tôi quen em, cũng là người cùng quê, trong một dịp rất tình cờ gặp gỡ người quen. Trong ấn tượng của tôi, em không có gì đặc biệt, rất trầm ngâm, ít nói, gương mặt lúc nào cũng rất u sầu, thỉnh thoảng giao tiếp em mới gượng cười lịch sự, làm người khác rất ngại đến gần. Thậm chí trong đám đông, em sẽ thu mình lại ở góc nhỏ, không ai nhận ra.

Rồi chúng tôi liên lạc, tìm hiểu một thời gian tôi mới biết hoàn cảnh của em. Ba mẹ em mất trong một tai nạn khi em đang học lớp 11. Em đau khổ thời gian dài. Nhà em neo người, ba mẹ ở nhà thuê nên khi họ mất đi cũng không để lại bất cứ tài sản nào đáng kể và không có ai giúp đỡ em. Không có chi phí trang trải cuộc sống, em phải nghỉ học một năm, sau đó đi làm thêm phục vụ quán ăn, đủ thứ công việc lặt vặt để kiếm sống. Trước đó học lực trung bình, em vẫn tiết kiệm và đăng ký đi học lại, cứ vậy học lên cao đẳng rồi đi làm.

Khi quen nhau, chúng tôi đã đi làm. Lương tôi chỉ đủ trang trải cuộc sống và gửi một ít về nhà biếu bố mẹ, không có dư. Lương em cũng tầm tôi lúc đó nhưng tiết kiệm được mấy trăm triệu đồng vì sống khắc khổ để phòng thân lúc cần. Trước đó tôi từng yêu đơn phương hai người lúc đi học và đi làm nhưng không ai đáp lại, có lẽ do tôi thấp, mặt bị mụn và chưa có gì. Tôi và em đều là mối tình đầu của nhau. Thời gian yêu nhau em cũng rất quan tâm và chăm sóc tôi. Thỉnh thoảng cuối tuần em sẽ tranh thủ qua phòng trọ nấu món ngon cho tôi ăn. Khi tôi đi phỏng vấn hoặc dịp đặc biệt, em sẽ dẫn tôi đi mua áo quần mới để tôi trông chỉn chu, lịch sự.

Còn tôi, từ lúc yêu nhau cho đến hiện tại chưa bao giờ tặng quà cho em. Thỉnh thoảng khi cãi nhau, em tủi thân, hỏi sao tôi chưa bao giờ tặng hoa hay quà dù nhỏ, cho em có cảm giác được bạn trai quan tâm, trân trọng? Lâu dần em không thấy tôi phản ứng hay thay đổi gì nên đành chấp nhận, xem đó là tính cách khô khan của tôi. Em không biết thỉnh thoảng tôi vẫn đặt mua online quà cáp về cho bố mẹ đẻ. Tôi thấy em rất chân thành nên quen nhau mấy năm quyết định cưới.

Một năm sau cưới, chúng tôi đặt cọc mua trả góp căn hộ gần trung tâm Hà Nội bằng số tiền tích cóp thời con gái của em, còn lại nợ ngân hàng. Sau hai năm cưới, con trai tôi ra đời, cũng là lúc dịch Covid bùng nổ. Công ty của vợ đóng cửa, vợ thất nghiệp ở nhà giữ con 4-5 tháng. Tôi biết em rất lo lắng, buồn và stress nhưng tôi vẫn rất khó chịu vì lương mình 35 triệu đồng, trả góp ngân hàng 15 triệu đồng rồi, một mình kiếm tiền rất áp lực. Vợ chồng thường xuyên cãi nhau, tôi yêu cầu vợ kiếm việc làm.

Sau đó vợ làm việc bán thời gian và hiện tại vẫn còn làm, mức lương khiêm tốn. Lương của tôi sẽ trả ngân hàng hàng tháng và sinh hoạt phí trong nhà, mỗi tháng đưa vợ 5 triệu đồng để đi chợ nấu ăn và chi tiêu cá nhân, còn lương vợ dồn lại một cục sau trả ngân hàng. Thời gian nợ ngân hàng, vợ chồng vẫn lo cho con những thứ tốt và đầy đủ trong khả năng, không tiếc thứ gì, nhưng vợ sống ngày càng hà tiện. Áo quần vợ mặc cho đến sờn rách vẫn không mua mới, để dồn tiền trả nợ. Sau 6 năm chúng tôi đã trả xong nợ ngân hàng nhưng thói quen tiết kiệm của vợ không đổi, thi thoảng mua sắm hơn lúc trước một xíu thôi. Công việc của tôi 3-4 năm nay khá ổn định, việc trả được nợ sớm hơn thời hạn cũng là nhờ tôi có mức lương cao và lo hết chi phí trong gia đình. Trước nay tôi chưa bao giờ đưa vợ giữ lương hoặc chi tiêu gia đình.

Mọi thứ điều trong tầm kiểm soát của tôi, vợ không biết mức lương cụ thể của chồng, tôi cũng chưa bao giờ biết chi tiết hàng tháng mình xài gì, quà cáp tôi tặng ba mẹ cũng không cần nói cho vợ biết. Giờ tôi thấy vợ rất nhàm chán, không có chí tiến thủ, công việc của tôi ngày càng tốt lên còn em vẫn ì ạch và lười biếng. Hầu như cả ngày vợ rảnh nhưng không biết trau dồi kiến thức. Mỗi sáng vợ thức dậy tầm 6h sáng, chuẩn bị chở con trai đi học xong về nhà lúc 7h lại tiếp tục ngủ nướng tới 9h giờ dậy làm việc. Chiều làm việc một lát lại chuẩn bị dọn dẹp, nấu ăn rồi đi rước con, cho con ăn uống, tắm. Sau đó vợ rửa chén, lau nhà, đi bộ thể dục một lát rồi về nhà nằm chơi điện thoại đến gần đêm mới đi ngủ.

Tôi không hài lòng với sự lười biếng này của vợ. Tôi đi làm từ 9h sáng, tối về ăn cơm, chơi với con tí rồi đi ngủ cùng con. Vợ tôi cả ngày không có đóng góp gì lớn, ngoài việc nấu bữa tối, đưa đón con đi học, tắm rửa rồi lo ăn uống cho con, dọn dẹp nhà rất sơ xài, kiểu dọn cho xong việc. Máy móc thiết bị trong nhà hư hỏng, vật dụng cần mua sắm trong nhà đều do tôi làm hết. Lúc trước còn đi làm, vợ thường kể tôi nghe nhiều việc linh tinh ở công ty, tô thấy rất phiền phức, tỏ ý không muốn nghe. Tôi không có thời gian và không thích nghe những việc vụn vặt như vậy.

Giờ vợ trở nên kiệm lời, chỉ chia sẻ những việc liên quan tới con. Khi mọi thứ đã dần ổn định, tôi đề nghị sinh thêm con nhưng vợ từ chối, bảo không sẵn sàng về cả thể chất lẫn tinh thần. Đôi lúc vợ bóng gió rằng bản thân bị bệnh trầm cảm. Tôi cho rằng đó chỉ là lý do để biện minh cho sự ù lì của vợ. Tôi gặng hỏi, vợ bảo hiện tại chỉ muốn tập trung, duy trì cuộc sống ổn định trong gia đình với chồng và con trai . Nếu lỡ có chuyện gì hoặc ly hôn, cô ấy sẽ không đủ khả năng nuôi hai đứa con, vì thế không muốn sinh nhiều, làm khổ mình, khổ con.

Vợ hướng nội, hầu như không có bạn bè gì, cuộc sống chỉ xoay quanh gia đình. Tôi sống rất trách nhiệm, chu toàn với gia đình nên khi nghe vợ không muốn sinh thêm, bản thân rất khó hiểu và sốc, vì vậy càng chán ngán vợ. Cả về tính cách và ngoại hình, tôi cảm thấy vợ không có gì nổi trội, thậm chí công việc của vợ đang làm cũng chỉ là nhờ may mắn, nếu một ngày nào đó không làm công việc hiện tại được nữa thì em rất khó kiếm việc. Năng lực em rất yếu, không biết tiếng Anh, làm sao có thể cạnh tranh với các bạn trẻ năng động hiện nay, đến lúc đó sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tôi.

Cả nhà tôi đều bảo với hoàn cảnh của vợ, em may mắn khi gặp được một người đàn ông sống trách nhiệm và chu toàn gia đình như tôi. Nhờ tôi có công việc tốt nên em mới có cuộc sống ổn định, có nhà ở như hiện tại, nhưng giờ tôi cũng không có nhu cầu quan tâm nhiều đến vợ nữa. Hiện tại tôi chỉ muốn làm việc và lo cho con trai, em muốn sống thế nào tùy em lựa chọn.

Ai có thể ngờ rằng, 20 năm sau, dì Mỹ lại trở thành mẹ kế của tôi. Nhưng điều khiến tôi khó chấp nhận hơn cả là bí mật của dì Mỹ mà tôi vừa phát hiện ra. Trong không gian tĩnh lặng, tôi ngồi nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại, ngón tay khẽ run. Trên màn hình điện thoại là một bức ảnh cũ đã ngả màu theo thời gian, bức ảnh đó đã khiến thế giới trong tôi sụp đổ. Trong bức ảnh, mẹ tôi trẻ trung, tươi cười bên người bạn thân nhất – dì Mỹ. Ai có thể ngờ rằng, 20 năm sau, dì Mỹ lại trở thành mẹ kế của tôi. Nhưng điều khiến tôi khó chấp nhận hơn cả là bí mật của dì Mỹ mà tôi vừa phát hiện ra….Đọc tiếp tại bình luận…

0

Ai có thể ngờ rằng, 20 năm sau, dì Mỹ lại trở thành mẹ kế của tôi. Nhưng điều khiến tôi khó chấp nhận hơn cả là bí mật của dì Mỹ mà tôi vừa phát hiện ra.

Trong không gian tĩnh lặng, tôi ngồi nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại, ngón tay khẽ run. Trên màn hình điện thoại là một bức ảnh cũ đã ngả màu theo thời gian, bức ảnh đó đã khiến thế giới trong tôi sụp đổ.

Trong bức ảnh, mẹ tôi trẻ trung, tươi cười bên người bạn thân nhất – dì Mỹ. Ai có thể ngờ rằng, 20 năm sau, dì Mỹ lại trở thành mẹ kế của tôi. Nhưng điều khiến tôi khó chấp nhận hơn cả là bí mật của dì Mỹ mà tôi vừa phát hiện ra.

Đám cưới của bố và dì Mỹ đã được ấn định vào ngày mai. Là con gái, lẽ ra tôi nên vui mừng vì bố đã tìm được hạnh phúc mới sau 5 năm mẹ qua đời. Bố đã sống một mình cho đến khi gặp lại dì Mỹ vào năm ngoái.

Định mệnh thật kỳ diệu, có thể biến những người bạn cũ thành người thân trong gia đình, và cũng có thể khiến những đường thẳng song song giao nhau một cách bất ngờ. Nhưng giờ đây, 1 ngày trước ngày cưới, tôi lại phát hiện một bí mật có thể phá hủy hạnh phúc này.

Bạn thân của mẹ cưới bố, tôi phát hiện bí mật gây sốc về mẹ kế 1 ngày trước đám cưới - 1

Tôi thật không ngờ, bạn thân của mẹ sắp sửa trở thành mẹ kế của tôi. (Ảnh minh họa)

Khi lật giở cuốn nhật ký của mẹ để lại, tôi tình cờ tìm thấy một bức thư chưa gửi. Trong thư, mẹ viết rằng trong thời gian mẹ mắc bệnh, dì Mỹ đã âm thầm hỗ trợ chi phí điều trị cho gia đình chúng tôi. Nhưng số tiền đó lại có được từ việc cô ấy phản bội chồng.

Điều kiện kinh tế của gia đình cậu thế nào tôi biết mà. Tôi cũng biết cậu có người đàn ông khác, người đó cho cậu rất nhiều tiền. Số tiền cậu cho tôi đóng viện phí có phải là của người đàn ông đó không? Làm vậy không đáng đâu. Cậu nên trân trọng chồng, trân trọng gia đình của mình. Đừng tiếp tục sai lầm nữa”.

Những dòng chữ nắn nót của mẹ khiến tôi đau đớn. Hóa ra, đằng sau vẻ ngoài trong sáng của dì Mỹ lại chứa đựng quá khứ như vậy. Tôi biết cô ấy ly hôn, nhưng không biết lý do là gì, và có lẽ đây chính là nguyên nhân.

Tình cảm của dì Mỹ dành cho mẹ tôi là thật, và tình cảm của dì dành cho bố tôi cũng vậy. Nhưng liệu bí mật này có trở thành quả bom hẹn giờ cho cuộc hôn nhân mới của họ? Tôi trăn trở, không biết có nên nói cho bố biết sự thật hay không. Mẹ tôi từng nói, có những sự thật còn đau đớn hơn cả lời nói dối. Giờ đây, tôi mới thấu hiểu ý nghĩa của câu nói ấy.

Bạn thân của mẹ cưới bố, tôi phát hiện bí mật gây sốc về mẹ kế 1 ngày trước đám cưới - 2

Một ngày trước đám cưới của bố, tôi bỗng tìm thấy một bức thư của mẹ kẹp trong cuốn nhật ký. (Ảnh minh họa)

Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi đã đưa ra một quyết định quan trọng. Tôi đã nhắn tin cho dì Mỹ, hẹn gặp dì trước ngày cưới. Khi tôi đưa bức thư cho dì, tay dì run rẩy đón lấy.

– Quá khứ đã là quá khứ, không thể vãn hồi. Nhưng cháu hi vọng sai lầm sẽ không lặp lại. Dì có thể hứa với cháu rằng sẽ đối với bố cháu bằng sự chân thành không?

Dì ôm chặt tôi, nước mắt của dì thấm ướt vai áo tôi, nghẹn ngào cảm ơn vì tôi đã không nói chuyện này với bố. Đồng thời, dì cũng hứa sau này sẽ đối xử tốt với bố tôi, đồng hành cùng ông trong quãng đời còn lại.

Đám cưới của dì Mỹ và bố tôi diễn ra đúng như dự kiến. Nhìn thấy nụ cười hạnh phúc của bố, tôi biết mình đã làm đúng. Một số bí mật cần được giải quyết bằng tình yêu và sự tha thứ. Giống như cơn mưa đầu mùa xuân, tuy đến bất ngờ nhưng có thể rửa sạch bụi bẩn, mang lại sự tái sinh cho mọi thứ.

Có lẽ đây chính là thử thách mà cuộc sống đặt ra cho tôi, dạy tôi rằng ngoài đúng sai còn có sự tha thứ và hoàn thiện. Hi vọng dì Mỹ sẽ giữ đúng lời hứa với tôi, bố và dì ấy sẽ sống hạnh phúc đến cuối đời.

Ngày mẹ tôi còn trẻ khỏe, bà đi chăm sóc cháu nội suốt 10 năm. Khi đó, con tôi còn nhỏ, tôi từng mời mẹ đến trông nom các cháu nhưng bà t;;ừ ch;;ối. Mẹ bảo tôi nên nhờ nhà nội giúp đỡ, còn bà phải chăm lo cho cháu nội để về già, anh chị tôi có trách nhiệm. Bố tôi m;;ất sớm, mẹ về già không thể sống một mình được nên bà nghĩ đối xử tốt với cháu nội, chắc chắn cuối đời sẽ được an vui bên con cháu. Nhưng sự thật không như mơ, lúc mẹ tôi 65 tuổi, sức khỏe không còn tốt, vợ chồng anh trai đẩy bà về quê. Sau khi mẹ m;;ất, anh trai yêu cầu tôi giao nộp 500 triệu tiền tiết kiệm của mẹ. Những gì anh nói sau đó khiến tôi ng;;ã ngửa, hóa ra anh đã tính toán m;;ưu kế th;;âm h;;iểm đến vậy, chỉ chờ ngày mẹ qua đời thôi…và rồi …

0

Thỉnh thoảng tôi còn biếu tiền mẹ để chi tiêu sinh hoạt, bà làm gì có tiền đưa cho tôi.

Ngày mẹ tôi còn trẻ khỏe, bà đi chăm sóc cháu nội suốt 10 năm. Khi đó, con tôi còn nhỏ, tôi từng mời mẹ đến trông nom các cháu nhưng bà từ chối. Mẹ bảo tôi nên nhờ nhà nội giúp đỡ, còn bà phải chăm lo cho cháu nội để về già, anh chị tôi có trách nhiệm

Bố tôi mất sớm, mẹ về già không thể sống một mình được nên bà nghĩ đối xử tốt với cháu nội, chắc chắn cuối đời sẽ được an vui bên con cháu. Nhưng sự thật không như mơ, lúc mẹ tôi 65 tuổi, sức khỏe không còn tốt, vợ chồng anh trai đẩy bà về quê.

Ngày đó, tôi biết mẹ buồn lắm nhưng không nói ra sợ gia đình bất hòa nên chỉ giữ kín trong lòng. Mẹ trở về quê tiếp tục đi làm cỏ thuê, kiếm từng đồng để chi tiêu và tiết kiệm. Thương mẹ vất vả sớm mưa, thỉnh thoảng tôi vẫn gửi tiền về biếu bà.

Có lẽ do lao lực quá mà một ngày mẹ đi làm về, trên người vẫn còn đeo đôi ủng, nằm vật ra giường rồi ra đi mãi mãi. Giá lúc đó có con cháu bên cạnh, chắc bà sẽ được đi bệnh viện kịp thời. Đằng này mẹ mất mà ngày hôm sau hàng xóm mới phát hiện ra. Cứ nghĩ đến cảnh mẹ ra đi khi đói khát và không có người thân bên cạnh mà tôi đau thắt ruột.

Sau khi mẹ mất, anh trai yêu cầu tôi giao nộp 500 triệu tiền tiết kiệm của mẹ làm tôi ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mẹ mất được 3 ngày, anh tôi bất ngờ lục tung nhà lên tìm tòi xem bà có thứ gì quý cất giấu không. Sau một hồi không thấy gì, anh ấy quay qua hỏi tôi:

“Năm trước, thấy mẹ làm vất vả quá, vợ chồng anh lập cho bà cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu để dưỡng già, vậy mà giờ đây không thấy cuốn sổ đâu. Em thường xuyên về quê, có bí mật gì mẹ hay tâm sự với con gái, chắc chắn em đang cầm số tiền đó. Hãy đưa trả lại cho anh!”.

Tôi chưa bao giờ nghe thấy mẹ nói anh trai biếu bà khoản tiền lớn thế cả. Tôi cũng khẳng định bản thân không cầm của mẹ một đồng nào. Thậm chí thỉnh thoảng còn biếu mẹ vài triệu để chi tiêu sinh hoạt.

Anh trai nói nếu tôi nhất định không giao ra số tiền 500 triệu đó thì mảnh đất của bố mẹ sẽ thuộc về vợ chồng anh ấy. Tôi không có quyền đòi một tấc đất nào nữa.

Khi còn sống, mẹ nói sẽ cho tôi một suất đất, phần còn lại thuộc về anh trai tôi. Bà còn nhấn mạnh đây là đất tổ tiên nên không con nào được bán. Nhưng mẹ mất khi chưa kịp lập di chúc. Giờ lại vì chuyện này mà anh trai tính kế với tôi, vu vạ cho tôi chuyện cầm sổ tiết kiệm 500 triệu của mẹ. Tôi không biết phải xử lý chuyện này thế nào nữa?

Chồng làm Giám đốc vợ vẫn quyết bỏ, tôi bực bội kí luôn đơn ly hôn để xem không có mình cô ấy sống sao. 1 năm sau gặp lại vợ cũ đang nhặt ve chai tôi đa::u đ::ớn khi biết vì sao ngày trước cô ấy nhất quyết đòi bỏ mình…

0

Trong khoảnh khắc ấy, hàng loạt suy nghĩ lướt qua đầu tôi: Tôi có nên đến và chế nhạo cô ấy không? Tại sao cô ấy lại rơi vào hoàn cảnh này?

Vì lớn lên trong cảnh nghèo khó nên tôi luôn cố gắng phấn đấu để có cuộc sống tốt hơn. Sau nhiều năm cố gắng không ngừng nghỉ, được sếp nâng đỡ nên thu nhập của tôi ngày càng tăng. Giờ đây tôi đã mua được nhà và xe. Tuy nhiên, tôi không ngờ rằng vợ – người đã cùng tôi trải qua những khó khăn – lại muốn ly hôn.

Ngày trước, khi tôi không có gì trong tay, cô ấy đồng ý lấy tôi. Nhưng giờ đây khi tôi đã thành công, cô ấy lại muốn ra đi khiến tôi khó hiểu vô cùng. Ban đầu tôi tưởng cô ấy có người khác, nhưng nhiều ngày theo dõi tôi mới biết cô ấy chẳng có ai cả.

Hỏi thẳng lý do ly hôn là gì thì vợ nói:

– Cuộc sống hiện tại không phải là điều em mong muốn. Em không quan trọng phải giàu sang phú quý, chồng làm to, kiếm được nhiều tiền. Cái em cần là một người chồng dành thời gian cho em, biết lắng nghe em chia sẻ, biết cùng em san sẻ mọi việc trong gia đình.

Nhưng anh không làm được. Mọi việc trong nhà từ nhỏ như quét dọn nhà cửa, cơm nước hay đến việc nặng nhọc hơn như sửa đường ống nước, dây điện,… đều do em làm. Một tháng 30 ngày thì đến hơn nửa tháng là em ăn cơm một mình. Căn nhà này không mang lại cảm giác ấm cúng của một tổ ấm, em không muốn sống như vậy nữa. Vì thế, chúng ta hãy ly hôn đi.

Dù tôi có nói gì đi chăng nữa, vợ vẫn nhất quyết ly hôn bằng được. Trong cơn tức giận, tôi đã ký đơn. Tôi muốn xem cô ấy sẽ sống ra sao khi không còn tôi bên cạnh.

Thấy vợ cũ nhặt ve chai bên đường, tôi lén đưa cho cô ấy 200 triệu, nửa năm sau gặp lại tôi choáng váng - 1

Dù tôi có nói gì đi chăng nữa, vợ vẫn nhất quyết ly hôn bằng được. (Ảnh minh họa)

Cứ như vậy, sau 5 năm kết hôn, vợ tôi trở thành vợ cũ. Tôi không còn trắng tay như trước, nhưng bên cạnh tôi đã thiếu vắng người phụ nữ từng yêu thương tôi.

Sau khi ly hôn, tôi không tìm kiếm mối quan hệ mới, mặc dù có nhiều phụ nữ tiếp cận tôi. Bởi tôi biết, họ đến chỉ vì tiền của tôi mà thôi. Hơn nữa, sau một lần đổ vỡ, tôi vẫn chưa tìm lại được hứng thú trong chuyện tình cảm.

3 năm sau ly hôn, vào một buổi tối khi đang lái xe về nhà, tôi bất ngờ nhìn thấy một người phụ nữ đứng bên đường đang lục thùng rác để nhặt nhạnh ve chai đem bán. Cảnh tượng này không hề hiếm gặp, nhưng điều khiến tôi sốc là người đó lại chính là vợ cũ của tôi.

Trong khoảnh khắc ấy, hàng loạt suy nghĩ lướt qua đầu tôi: Tôi có nên đến và chế nhạo cô ấy không? Tại sao cô ấy lại rơi vào hoàn cảnh này? Tôi ngồi trong xe, lén nhìn cô ấy một lúc rồi lái xe rời đi.

Thấy vợ cũ nhặt ve chai bên đường, tôi lén đưa cho cô ấy 200 triệu, nửa năm sau gặp lại tôi choáng váng - 2

Tôi rất sốc khi thấy vợ cũ đang nhặt ve chai từ thùng rác. (Ảnh minh họa)

Về nhà, tôi hỏi thăm bạn bè thì mới biết, cô ấy đã tái hôn hơn 1 năm trước. Nhưng không may, chồng cô ấy gặp sự cố nghiêm trọng khi đi làm. Để có thời gian chăm chồng, cô ấy phải nghỉ công việc hành chính. Ban ngày cô ấy ở nhà chăm chồng, làm việc online, đến tối lại đi nhặt ve chai kiếm thêm, cố gắng tích cóp để chữa bệnh cho chồng.

Thật không ngờ người phụ nữ mình từng thương yêu giờ đây lại phải chịu khổ như vậy. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định gửi cho vợ cũ 200 triệu đồng để giúp đỡ, nhưng không cho cô ấy biết là tôi gửi.

Vì công việc bận rộn, tôi cũng quên mất chuyện này, cho đến gần đây khi vợ cũ tìm đến tôi. Khi gặp lại, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ ngoài gầy gò, xanh xao của cô ấy. Vợ cũ thẳng thắn nhắc đến số tiền tôi đã gửi nửa năm trước, cho biết chồng cô ấy đã qua đời và số tiền đó đã tiêu hết. Lần này cô ấy đến là để đưa cho tôi một tờ giấy nợ, nhưng tôi từ chối nhận lại.

– Ngày trước khi ly hôn, em đã ra đi tay trắng. Lỗi là do anh. Đáng nhẽ, em cũng nhận được một khoản tiền. Vậy khoản tiền 200 triệu kia coi như anh bù đắp cho em đi, nên em không cần trả lại đâu.

Đó là lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện sau khi ly hôn. Khi chia tay, vợ cũ chủ động ôm tôi một cái trước khi rời đi, khiến tôi lại một lần nữa bất ngờ. Nhìn theo bóng dáng vợ cũ khuất dần, tôi thầm chúc cô ấy sớm vực dậy tinh thần, sớm có cuộc sống tốt hơn và tìm được hạnh phúc trong tương lai.

Bà Thúy, 50t là một doanh nhân giàu có trong lĩnh vực BĐS ở Sài Gòn. Bà quen Minh, nhân viên phục vụ nhà hàng rồi yêu anh say đắm vì anh nhẹ nhàng, biết chiều chuộng. Được 1 năm mà bà Thúy mua xe hơi, chung cư cho Minh ở. Ai ngờ một lần đến mà không báo trước, bà nh::ụ:c nh::ã khi biết rằng căn hộ anh ta đang ở đã… .

0

Bà Thuý (Sài Gòn) chi tiền tỷ cho người tình trẻ nhưng bất ngờ phát hiện anh này dùng chính “quà tặng” của mình để săn đón tình mới.

Bà Thuý, 50 tuổi, là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh. Cuộc sống hôn nhân của bà trầm lặng, chồng lạnh nhạt và không còn mặn mà sau nhiều năm chung sống. Vì tập trung vào công việc, bà gần như đã quên mất cảm giác được yêu thương và chăm sóc.

Một lần đi ăn tối cùng bạn bè tại một nhà hàng sang trọng, bà gặp Minh, chàng phục vụ 28 tuổi, cao ráo, phong thái lịch thiệp. Minh luôn nở nụ cười rạng rỡ, tận tình kéo ghế, rót nước cho khách, khiến bà Thuý cảm thấy đặc biệt. Trong lần bà trở lại quán, Minh nhớ chính xác món ăn yêu thích của bà, kèm theo câu nói nhẹ nhàng: “Hôm nay cô vẫn đẹp như lần trước.” Những cử chỉ tinh tế ấy khiến bà xao xuyến.

Sau vài lần gặp gỡ, bà Thuý bắt đầu chủ động mời Minh đi ăn. Từ những buổi gặp riêng, tình cảm giữa họ nhanh chóng phát triển. Minh thường dành cho bà những lời ngọt ngào như: “Em chỉ cần có chị là đủ, mọi thứ khác không quan trọng.” Bà Thuý như sống lại tuổi trẻ, quên đi những ngày tháng cô đơn.

Chỉ trong vòng vài tháng, bà không ngần ngại tặng Minh chiếc xe hơi tiền tỷ, sau đó là một căn hộ chung cư cao cấp. Minh cũng bỏ việc để tập trung “chăm sóc” bà, luôn xuất hiện trong những chuyến du lịch của bà với danh nghĩa “trợ lý cá nhân”. Để tránh những ánh mắt dò xét, bà thường đặt vé và phòng riêng, sau đó mới lén lút gặp Minh.

Bà từng nghĩ, tình yêu này là sự bù đắp xứng đáng sau những năm tháng hy sinh vì gia đình. Tuy nhiên, vài tháng gần đây, Minh bắt đầu tỏ ra hờ hững. Anh thường lấy cớ bận để từ chối gặp mặt, hoặc lấp lửng về lý do vắng mặt. Bà Thuý sinh nghi và quyết định thuê một công ty thám tử để theo dõi.

Nhiều nữ đại gia sốc khi phát hiện phi công trẻ phản bội mình dù luôn thề thốt chung thủy.

Kết quả khiến bà sững sờ: Minh đang hẹn hò với một cô gái trẻ trung làm lễ tân tại một spa cao cấp. Thám tử cho biết Minh thường đưa cô gái đi chơi, ăn uống bằng chiếc xe hơi bà Thuý mua. Ngay cả căn hộ bà tặng, anh cũng đưa bạn gái tới để nghỉ ngơi. Đáng nói hơn, Minh còn mua quà đắt tiền cho cô gái, nhưng thực chất tiền đều là từ bà.

Khi nhận được báo cáo, bà Thuý chết lặng. Trong lòng đầy uất ức, bà đã đối mặt trực tiếp với Minh. Đáp lại, anh ta chỉ nhún vai:
“Cô ấy là tình yêu thực sự của em. Chị cho em nhiều thứ, nhưng chị không thể cho em cảm giác mà em cần.”

Bà Thuý cay đắng nhận ra mình đã bị lợi dụng. Nhưng thay vì làm to chuyện, bà quyết định cắt đứt mọi liên lạc. Bạn bè của bà đều khuyên: “Thôi thì coi như bài học đắt giá. Đừng để cảm xúc nhất thời khiến mình mù quáng thêm lần nữa.”

Sau sự việc, bà Thuý dần lấy lại cân bằng. Bà tham gia các câu lạc bộ doanh nhân, đi du lịch để thư giãn. Với bà, quãng thời gian ấy là bài học để trân trọng bản thân hơn, và không để những lời mật ngọt làm mình lạc lối.

Cưới nhau được 5 năm, ngày con gái tròn 3 t/uổi thì tôi bắt đầu sang Hàn Quốc XKLĐ. Suốt 3 năm làm việc bên nước ngoài, tôi thường xuyên gọi điện về nhà nói chuyện với vợ con nhưng không có cơ hội về thăm và quyết tâm dành dụm để khi hết hạn hợp đồng sẽ có ‘món lớn’ mang về cho 2 mẹ con. Thấm thoắt thoi đưa, đến ngày được về nhà 1 tuần, tôi hạnh phúc ôm vợ và con gái trong tay, ôn lại quãng thời gian xa cách thì con gái đột nhiên thủ thỉ cảm ơn những món quà suốt những năm qua bố dành tặng. Nói xong, con còn mang những món quà ấy ra cho tôi xem khiến tôi bàng hoàng s/ố/c nặng nghĩ ngay đến chuyện vợ ng;oại t;ình suốt bao lâu nay. Ngày trở lại nơi làm việc, tôi tá hỏa nhận được tin báo từ phía gia đình, hóa ra …..

0

Con gái thậm chí còn kể tên và mang lần lượt những món quà bé nhận được ra cho tôi xem.

Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm và có 1 cô con gái 3 tuổi thì tôi bắt đầu sang nước ngoài làm việc. Khoảng thời gian 3 năm làm việc bên nước ngoài, tôi thường xuyên gọi điện về nhà nói chuyện với vợ con nhưng không có cơ hội về thăm. Một phần vì đặc thù công việc không được nghỉ dài ngày và cũng để tiết kiệm tiền nên tôi bàn với vợ khi nào hết hạn hợp đồng sẽ về một thể.

Có thể nói dù không về thăm con gái lần nào nhưng bé vẫn được biết mặt bố, trò chuyện với bố qua điện thoại. Vậy nhưng trong chuyến về thăm nhà sau 3 năm làm việc, đứa trẻ đã hé lộ cho tôi biết một sự việc khiến tôi suy nghĩ mãi.

Ảnh minh họa

Chẳng là tôi được về thăm nhà 1 tuần rồi lại quay trở về bên đó. Trong lúc hai bố con trò chuyện với nhau, con gái khéo léo nói lời cảm ơn:

– Con cảm ơn bố vì bố đã mua những món quà con thích. Con hứa ở nhà với mẹ sẽ ngoan, bố đi làm kiếm tiền để mua quà tặng con nhé.

Nghe con nói tôi sửng sốt:

– Quà gì hả con, con búp bê mà bố mang về tặng cho con hôm qua á?

– Vâng, với cả những món quà mà trước đây bố đã tặng con nữa ý. Tất cả con đều rất thích và xếp ngay ngắn trong tủ kia đó ạ.

Nói xong con bé chạy vào trong phòng lôi một vài món quà ra để chỉ cho tôi:

– Chẳng phải bố đã tặng cho con những món quà này đó sao, con gấu bông trắng này là Giáng sinh năm ngoái này, bộ nhẫn công chúa này là sinh nhật năm nay này, chiếc hộp bút này là quà Tết thiếu nhi này,… tất cả con đều giữ cẩn thận bố ạ.

 

Ảnh minh họa

Nhìn những món quà lạ, tôi hỏi con:

– Con nói những món đồ này là bố đã mua tặng con sao? 

– Vâng ạ, không phải là bố à, sao mẹ lại bảo với con thế?

– À không, ý bố là đúng, bố đã tặng con mà con nhớ kĩ vậy ư? Nhưng là mẹ đưa cho con à?

– Không, có một chú đến nhà rồi đưa cho con, mẹ nói đó là quà bố gửi tặng từ nước ngoài về cho con.

– À ừ, con gái bố thật ngoan, giữ gìn những món quà của bố thật tốt, bố rất hạnh phúc vì điều đó. Thế con có biết chú đó không? là một hay nhiều chú?

– Chỉ có 1 chú thôi ạ, lần nào cũng là chú ý mang quà tới cho con nhưng con không biết chú ấy là ai ạ, con chỉ quan tâm đó là quà của bố thôi ạ.

Tôi tạm thừa nhận để cho con gái yên lòng chứ thực chất tôi chưa từng gửi một món quà nào về cho con gái từ khi đi xuất khẩu lao động.

Tôi cảm thấy băn khoăn mãi về câu chuyện mà con gái kể nhưng cũng chưa dám hỏi vợ xem người đàn ông đó là như thế nào vì tôi không đủ can đảm nếu cô ấy thừa nhận đang ngoại tình.

Ảnh minh họa

Sang bên nước ngoài được 1 tuần, sự việc ấy cứ dày vò khiến tôi không chịu được mới nhắn tin hỏi vợ và những gì vợ nói khiến tôi dường như chết lặng.

– Đúng rồi, những món quà đó không phải do anh mua nhưng em đã nói với con gái là do anh gửi tặng con đó. Em không muốn con gái bị thua thiệt bạn bè khi không có bố ở bên cạnh nên đã tự mua quà và nói đó là quà của bố vì em biết anh bận rộn, sẽ chẳng có thời gian mà mua quà gửi về tặng con gái.

Mà người con gái nhắc đến cũng chỉ đơn giản là anh giao hàng quen mặt của khu chung cư mình thôi. Em đã nhờ anh ấy giao tận nhà và nói là quà của anh để con bé tin tưởng chứ nếu em đưa, chưa chắc con đã tin đó là quà của anh.

Những lời vợ nói khiến tôi có cảm giác ân hận vì đã từ rất lâu rồi bản thân chưa từng nghĩ đến việc mua quà cho con gái mà chỉ lầm lũi làm kiếm tiền gửi về cho vợ. Tôi nghĩ rằng việc trò chuyện thường xuyên sẽ giúp con cảm giác có bố bên cạnh nhưng không, với những đứa trẻ thì việc được nhận quà sẽ hạnh phúc hơn gấp bội.

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng …

0

Theo đề xuất của Bộ Công an xử phạt 800 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35m trên ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe.

Cụ thể, tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất mức xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng  ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.

Cùng mức phạt trên, Bộ Công an đề xuất các hành vi sẽ bị xử phạt gồm: Không thắt  dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường, chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy, chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

Để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô có thể bị phạt tới 1 triệu đồng - 1Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm (Ảnh minh họa: INT).

Trước đó, ngày 27/6 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó có một số quy định liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em khi ngồi trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 10 của Luật quy định: Trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô-tô không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe (hàng ghế trước) khi tham gia giao thông đường bộ, trừ loại xe ô-tô chỉ có một hàng ghế.

Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, sử dụng và hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô-tô trong những trường hợp va chạm. Khu vực này sẽ tiếp xúc gần và trực tiếp với các chướng ngại vật hoặc nguyên nhân gây tai nạn nhiều hơn so với ghế phía sau xe.

Hệ thống an toàn chính của ô-tô, bao gồm túi khí và dây an toàn ở khu vực ghế trước được các nhà sản xuất bố trí nhằm bảo vệ người ngồi ở các vị trí này, nhưng thiết kế các hệ thống này chủ yếu dành cho người lớn.

Trẻ em có thể trạng nhỏ hơn, không phù hợp với các hệ thống này. Không may, trong trường hợp xảy ra tai nạn, do không được bảo vệ tốt nhất, trẻ em có thể gặp nguy hiểm hơn người lớn so với cùng một vị trí ngồi.

Bên cạnh đó, khả năng tự chủ và ý thức hành vi của trẻ trong các sự việc thường chưa cao. So với người lớn, trẻ nhỏ chưa thể hoàn thiện khả năng suy nghĩ và kiểm soát hành vi của mình. Trẻ em thường có tính hiếu động, tò mò và thích nghịch ngợm.

Do vậy, nếu ngồi ở ghế trước, rất dễ gây ra những hành động khiến người lái mất tập trung, dễ dẫn đến tai nạn trên đường.

Trên thế giới, nhiều nước đã có quy định cụ thể về  ghế ngồi trên ô-tô cho trẻ em ở các lứa tuổi, chẳng hạn như Đức, Pháp, Nga, Anh, Mỹ…

Tôi là người vợ thứ hai của anh, một người phụ nữ đến sau trong cuộc đời một người đàn ông từng trải, đang chống chọi với căn b;ệ;nh UT gan giai đoạn cuối. Chúng tôi quen nhau vào thời điểm anh gần như không còn tìm thấy hy vọng sống. Vợ cũ m;ất, con cái đã trưởng thành, bận rộn với công việc nên cũng ít khi ở bên chăm sóc. Ngày anh lập di chúc, tôi cảm thấy giấc mơ đổi đời đã cận kề. Anh yêu cầu tôi và luật sư đến bệnh viện. Trong căn phòng bệnh nhỏ bé, trước sự chứng kiến của mọi người, anh tuyên bố sẽ để lại cho tôi căn biệt thự mà anh từng xây dựng với vợ cũ. Lời anh vừa dứt, tôi suýt không tin vào tai mình. Nhưng cuộc đời lại chằng bao giờ dễ dàng đến vậy. Ngày hôm sau, tôi vui mừng mang giấy tờ đến văn phòng công chứng để làm thủ tục sang tên. Ánh mắt của nhân viên văn phòng khi lật giở từng trang giấy tờ có phần khiến tôi thấy lạ, nhưng tôi vẫn tự tin. “Đây là tài sản tôi được thừa hưởng hợp pháp theo di chúc!” – Tôi khẳng định. “Rất tiếc phải thông báo với chị rằng tài sản này đã được chuyển nhượng cách đây hai tháng. Hiện tại, căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của anh nhà nữa.”Mọi thứ sụp đổ trước mặt tôi lúc này con trai của anh tới đưa ra 1 điều kiện….Đọc tiếp dưới bình luận

0

Tôi tái mặt, cảm giác như đất dưới chân mình sụp đổ. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho luật sư của anh để làm rõ mọi chuyện.

Tôi là người vợ thứ hai của anh, một người phụ nữ đến sau trong cuộc đời một người đàn ông từng trải, đang chống chọi với căn bệnh UT gan giai đoạn cuối. Chúng tôi quen nhau vào thời điểm anh gần như không còn tìm thấy hy vọng sống. Vợ cũ mất, con cái đã trưởng thành, bận rộn với công việc nên cũng ít khi ở bên chăm sóc. Có lẽ, chính sự xuất hiện của tôi – một người phụ nữ chu đáo, ân cần đã khiến anh cảm thấy được an ủi.

Ba năm qua tôi ở bên anh, chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, nửa vì thương cảm, nửa vì nhìn thấy cơ hội đổi đời. Anh không còn trẻ, lại là doanh nhân giàu có. Ngoài sở hữu căn biệt thự trị giá 10 tỷ đồng đang sống, anh còn nhiều tài sản giá trị khác. Những điều đó khiến tôi không ngần ngại lao vào cuộc sống của anh, bất chấp những lời đàm tiếu xung quanh.

Ngày anh lập di chúc, tôi cảm thấy giấc mơ đổi đời đã cận kề. Anh yêu cầu tôi và luật sư đến bệnh viện. Trong căn phòng bệnh nhỏ bé, trước sự chứng kiến của mọi người, anh tuyên bố sẽ để lại cho tôi căn biệt thự  mà anh từng xây dựng với vợ cũ.

Lời anh vừa dứt, tôi suýt không tin vào tai mình. Tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ mình lại được thừa kế khối tài sản lớn như thế. Ngay cả trong toan tính, tôi cũng chỉ mong sự tận tâm của mình sẽ được anh rụng động và di chúc cho vài trăm triệu.

Con trai riêng của anh – người thừa kế hợp pháp duy nhất, lại không được nhận bất kỳ tài sản nào từ căn biệt thự đó. Gương mặt cậu ta đỏ bừng vì tức giận: “Bố thật bất công!” – cậu hét lên. “Đó là tài sản của mẹ con và bố, sao bố lại để nó cho người phụ nữ này?”

 

Tôi mỉm cười, cố gắng giữ bình tĩnh nhưng trong lòng lại hớn hở. Ba năm chăm sóc anh đã không uổng phí. Tôi bắt đầu tưởng tượng đến cuộc sống xa hoa trong căn biệt thự, đồ đạc sang trọng và quan trọng nhất là quyền sở hữu lại trong tay tôi.

Ngày hôm sau, tôi vui mừng mang giấy tờ đến văn phòng công chứng để làm thủ tục sang tên. Ánh mắt của nhân viên văn phòng khi lật giở từng trang giấy tờ có phần khiến tôi thấy lạ, nhưng tôi vẫn tự tin.

“Đây là tài sản tôi được thừa hưởng hợp pháp theo di chúc!” – Tôi khẳng định.

“Rất tiếc phải thông báo với chị rằng tài sản này đã được chuyển nhượng cách đây hai tháng. Hiện tại, căn biệt thự này không thuộc quyền sở hữu của anh nhà nữa.” – Câu trả lời của họ khiến tôi như bị sét đánh ngang tai. 

Tôi không tin vào tai mình: “Chuyển nhượng? Ai là người đứng tên hiện tại?”

“Chủ sở hữu hiện tại là con trai của anh ấy. Hợp đồng chuyển nhượng đã được ký và công chứng hợp pháp từ hai tháng trước.” – Người nhân viên đáp.

Tôi tái mặt, cảm giác như đất dưới chân mình sụp đổ. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho luật sư của anh để làm rõ mọi chuyện. Luật sư bình thản trả lời:

“Trước khi lập di chúc, anh ấy đã chuyển toàn bộ quyền sở hữu căn biệt thự cho con trai mình. Di chúc chỉ là hình thức. Anh ấy muốn chị không cảm thấy bị bỏ rơi trong những ngày cuối đời của anh ấy, nhưng thực chất, tài sản đó đã không còn thuộc về anh ấy từ lâu.”

Tôi ngồi lặng trong căn phòng trọ nhỏ bé, nhìn tờ di chúc trên tay mà không biết nên cười hay khóc. Tất cả chỉ là một màn kịch anh dựng nên. Anh thừa biết sự tận tụy của tôi không hoàn toàn xuất phát từ tình yêu, mà từ tham vọng chiếm đoạt tài sản.

Anh đã âm thầm chuyển nhượng tài sản giá trị nhất chính là căn biệt thự cho con trai từ hai tháng trước. Còn tôi dù có tính toán thế nào cũng chỉ tự biến mình thành một trò hề. Ba năm tôi bỏ ra để chăm sóc anh, đổi lại là một cái kết trống rỗng. Những mơ tưởng về cuộc sống xa hoa, sung túc bỗng chốc tan biến như bong bóng xà phòng.

Có lẽ, anh đã nhìn thấu toan tính trong lòng tôi ngay từ đầu. Anh không trách, không oán, chỉ lặng lẽ cho tôi một bài học đắt giá. Giờ đây, ngồi một mình trong góc phòng, tôi chỉ còn lại sự cay đắng và tiếc nuối cho những tháng ngày đã trôi qua. Căn biệt thự 10 tỷ đồng, cùng giấc mộng đổi đời, mãi mãi là những điều tôi không bao giờ với tới được.