Home Blog Page 104

‘Hàng nghìn gia đình khổ sở vì cao tốc hai làn đường’. Mua ô tô còn vất hơn xe máy …

0

Tôi là một trong hàng nghìn gia đình phải ngủ qua đêm trên xe, không thể nhúc nhích được mét đường nào, vì tai nạn trên cao tốc.

Từ đêm qua (30/8), người dân bắt đầu đổ về quê, tôi cũng không ngoại lệ, và đã chọn đi buổi tối để tránh đông đúc, xem bản đồ cẩn thận, thấy “xanh lè” trên Google Maps mới dám vào đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45. Nhưng người tính không bằng trời tính, kết quả là nhiều vụ tai nạn xảy ra, cao tốc tê liệt từ 11h đêm qua tới 5-6h sáng nay. Gia đình tôi phải ngủ trên đường và giải quyết nhu cầu cá nhân vào chai, lọ.

Theo những gì tôi đọc trên báo, mạng xã hội và tự mình trải nghiệm, thì ít nhất có 6 vụ tai nạn trên con đường này từ đêm qua. Hàng nghìn phương tiện xếp hàng chờ đợi không thể di chuyển, kéo theo hàng chục nghìn con người phải về quê muộn hơn 6-7 tiếng so với dự định. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Là vì đường cao tốc này chỉ có hai làn.

Giao thông ách tắc hàng chục km tối 30/8 trên cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45. Ảnh:Toàn Hồ

Với đường cao tốc hai làn đường, chỉ một vụ tai nạn mà một chiếc xe to như xe khách quay ngang đường, chiếm cả hai làn, xe hỏng không thể nổ máy di chuyển thì vô phương cứu chữa. Như hôm qua, khi vụ tai nạn cách xe tôi khoảng vài trăm mét, thì một gần một tiếng sau xe cảnh sát và cấp cứu mới có thể tiếp cận hiện trường. Các xe đứng hai làn, muốn lách sang hai bên nhường đường cho xe ưu tiên cũng khó vì thực tế đường quá hẹp. Một dải dừng khẩn cấp diện tích nhỏ tới mức nếu xe khách, xe tải, container mà dừng ở đây thì kiểu gì một bánh xe cũng ra khỏi vạch, ăn vào làn đường xe chạy.

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình cũng xảy ra tai nạn nhiều, nhưng có làn khẩn cấp, nên lực lượng chức năng có thể tiếp cận nhanh, nếu tắc cũng chỉ khoảng 1-2 tiếng là tối đa. Nhưng với con đường không có chỗ tiếp cận thì việc này quả thực khó khăn.

Bây giờ chúng ta không nói về việc vì sao đường chỉ hai làn nữa, vì lý do kinh tế chúng ta đều biết, lúc này chỉ có thể làm phương án đó. Vậy có cách nào khắc phục để các tình huống thế này hay không, để các xe có lối thoát? Theo tôi là có, đó là làm những dải phân cách di động.

Thay vì dải phân cách cứng bằng bê tông đúc toàn phần như hiện nay, cứ mỗi vài km nên có một khoảng dải phân cách di động kiểu cổng trượt giống các công sở. Khi có sự cố, lực lượng chức năng có thể điều tiết mở ra để hướng các phương tiện quay đầu, thoát khỏi cao tốc để đi đường quốc lộ. Với cách này sẽ không xảy ra tắc đường cục bộ hàng chục km như hiện nay.

Hiện tôi chỉ nghĩ ra cách này, độc giả có cách nào hay hơn xin mời thảo luận để không gặp phải những tình huống oái oăm như thế này nữa.

Chúc mọi người lái xe an toàn!

Không làm Sổ đỏ trước 2026 sẽ mất rất nhiều tiền …

0

Thông tin không làm Sổ đỏ trước 2026 sẽ mất rất nhiều tiền là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, Bảng giá đất hiện hành sẽ chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.

Theo đó, từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bảng giá đất mới.

Chi phí làm sổ đỏ tăng mạnh từ 2026, người dân cần đặc biệt chú ý - 1
Kể từ năm 2026, chi phí làm sổ đỏ lần đầu khả năng sẽ tăng cao (Ảnh minh họa: ITN).

Cụ thể, theo quy định mới tại Luật Đất đai năm 2024, khung giá đất đã bị bãi bỏ và nội dung về bảng giá đất sẽ được UBND các tỉnh xây dựng và công bố định kỳ vào ngày 1 tháng 1 hằng năm thay vì việc công bố định kỳ 5 năm một lần vào ngày 1 tháng 1 của năm đầu chu kỳ theo quy định cũ tại Luật Đất đai 2013 như hiện nay để phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Trường hợp cần thiết cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm, UBND cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung bảng giá đất. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh được phép thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất để tiến hành xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất.

Như vậy, từ thời điểm ngày 1/1/2026, các tỉnh cũng như các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bảng giá đất mới và bảng giá đất mới này sẽ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hằng năm dựa theo nguyên tắc thị trường.

Còn bảng giá đất do UBND cấp tỉnh hiện hành sẽ chỉ được áp dụng đến hết thời điểm ngày 31/12/2025.

Đặc biệt, Bảng giá đất mới được xây dựng theo khu vực, vị trí trên cơ sở việc định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc thị trường. Mặt khác, còn xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu giá đất (khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai 2024).

Hiện nay, Bảng giá đất được ban hành 5 năm/lần, được xây dựng căn cứ vào: Nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất (khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013). Bảng giá đất chỉ được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất/giá đất phổ biến trên thị trường có biến động.

Tuy nhiên, Luật mới đã bỏ khung giá đất. Theo đó, Bảng giá đất mới được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp định giá đất chứ không căn cứ vào giá đất tối thiểu, tối đa của từng loại đất của khung giá đất như hiện nay.

Nói tóm lại, Bảng giá đất mới sẽ tiệm cận với giá đất thị trường, tức là có khả năng tăng rất nhiều so với Bảng giá đất hiện hành

Điều này đồng nghĩa với việc chi phí làm Sổ đỏ có thể tăng rất nhiều kể từ năm 2026. Bởi vì trong các khoản tiền phải nộp khi đăng ký cấp Sổ đỏ lần đầu có các khoản tiền được tính theo giá đất trên Bảng giá đất:

– Tiền sử dụng đất;

– Tiền thuê đất (nếu có);

– Lệ phí trước bạ.

Trong đó, khoản tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất (tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ không phải nộp). Theo đó, khi áp dụng Bảng giá đất mới, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (nếu có) và lệ phí trước bạ đều sẽ tăng theo.

Các chuyên gia bất động sản khuyến cáo, người dân nên hoàn thành việc cấp Sổ đỏ trước năm 2026 vì khi có Bảng giá đất mới.

Theo Khoản 2, Điều 158, Luật Đất đai 2024 quy định, việc định giá đất căn cứ vào các thông tin:

– Mục đích sử dụng đất được đưa ra định giá.

– Thời hạn sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất;

– Thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất: Giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Giá đất được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá…

Yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất;

– Quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá đất.

Cho đi là còn mãi mãi . Tôi vốn chỉ thích cháo lòng Nam, kiểu hạt gạo phải rang lên cho vàng cho thơm rồi mới đem nấu. Cháo Bắc nấu gạo trắng nên có nhựa, ăn không quen lắm. Hồi nhỏ nhà tôi bán cháo lòng, sáng nào cũng rang gạo mỏi nhừ cánh tay. Nhưng đang đói lại thấy chiếc xe đẩy sạch sẽ, đồ ăn trong tủ kiếng sạch sẽ, bàn ghế đũa muỗng sạch sẽ dù ghi bảng Cháo Lòng Hà Nội, vẫn ngồi xuống gọi một tô. Ghi vậy cho khách dễ hình dung thôi, chứ tôi nghĩ quê chị ở đâu đó đồng bằng Bắc bộ bởi cái phát âm nhiều nầm nẫn nắm. Cái giọng Bắc chân chất, hiền lành vô phương. Tô cháo mang ra, chọc đũa vào, ôi chao, sao mà rẻ dữ vầy nè. Mới múc được một muỗng, nghe dì vé số kia tới hỏi “Cô ơi, có bán cháo không hôn? Làm cho tui tô mười lăm ngàn thôi, tui không ăn lòng cũng được”. Chị dạ. Dì vé số vừa ngồi xuống bàn, tô cháo nóng hổi đã ra tới. Dì hết hồn “Ủa sao nhiều thịt vầy nè, tui ăn tô có mười lăm mà?”…. Đọc tiếp ở bình luận

0

Tôi vốn chỉ thích cháo lòng Nam, kiểu hạt gạo phải rang lên cho vàng cho thơm rồi mới đem nấu. Cháo Bắc nấu gạo trắng nên có nhựa, ăn không quen lắm. Hồi nhỏ nhà tôi bán cháo lòng, sáng nào cũng rang gạo mỏi nhừ cánh tay. Nhưng đang đói lại thấy chiếc xe đẩy sạch sẽ, đồ ăn trong tủ kiếng sạch sẽ, bàn ghế đũa muỗng sạch sẽ dù ghi bảng Cháo Lòng Hà Nội, vẫn ngồi xuống gọi một tô.

Ghi vậy cho khách dễ hình dung thôi, chứ tôi nghĩ quê chị ở đâu đó đồng bằng Bắc bộ bởi cái phát âm nhiều nầm nẫn nắm. Cái giọng Bắc chân chất, hiền lành vô phương. Tô cháo mang ra, chọc đũa vào, ôi chao, sao mà rẻ dữ vầy nè.

Mới múc được một muỗng, nghe dì vé số kia tới hỏi “Cô ơi, có bán cháo không hôn? Làm cho tui tô mười lăm ngàn thôi, tui không ăn lòng cũng được”. Chị dạ. Dì vé số vừa ngồi xuống bàn, tô cháo nóng hổi đã ra tới. Dì hết hồn “Ủa sao nhiều thịt vầy nè, tui ăn tô có mười lăm mà?”.

Tôi, một kẻ bụi đời và hay quan sát, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh người-cho-người, cảnh nào cũng dễ thương, cũng ấm áp nhưng không nhiều lần, được chứng kiến một cuộc-cho-đi-tinh-tế, như chiều nay. Chị cháo lòng vuốt vuốt tay dì vé số “Cô ăn giúp con đi, con sắp dọn hàng về rồi, mấy đồ ăn này để ngày mai bán chẳng được nữa đâu. Cô cứ ăn đi, con lấy mười nghìn tiền cháo thôi”.

Nói để nói vậy thôi. Trong tủ kính chị, lòng dồi còn ê hề kìa. Chị cũng vừa dọn ra mà.

Ăn xong, cứ nấn ná ngồi lại, đợi dì ăn xong mua ít tờ. Dì đi rồi, hỏi thăm mới biết chị mới ra bán chiều nay và tôi là khách hàng đầu tiên. Biết vậy, tự dưng thấy áy náy vì đã không trả tiền trước. Ai lại đi để cho chị bán tô mở hàng của ngày mở hàng mà lại lấy tiền không được trọn.
– Không sao đâu anh, em chẳng quan trọng mấy chuyện đó đâu.
Như thường khi, để khích lệ một ai đó lúc chứng kiến họ làm những điều lành, tôi hay “Làm việc tốt, được nhiều phước lắm đó”.
– Em không mong cầu gì đâu anh. Cũng nghèo khổ vất vả như nhau, một chút đồ ăn đâu làm em nghèo đi, mà người ta no hơn, em vui mà.

Rút mấy tờ tiền đưa chị, biểu là bữa nay khai trương, lấy nhiều tiền vào cho hên nhe. Không đợi chị từ chối, tôi tiếp “Coi như tôi gửi chị giữ giùm. Tôi ít mang tiền trong người lắm. Tôi cũng ở gần đây thôi, mỗi ngày sẽ ghé ăn, rồi trừ dần nha”.

Chị tháo chiếc nón lá dính liền tấm khăn che mặt xuống. Trời ơi, sao mà đẹp quá chừng vầy nè. Đẹp như Lý Thu Thảo của 30 năm trước luôn đó trời.

Một cô gái đẹp, nghĩ đẹp và sống đẹp, tôi tin chúng ta không có nhiều cơ hội trong đời để được gặp gỡ đâu.

Bài & ảnh: Hồng Hải

Ngày giỗ đầu của bố tôi về quê thì phát hiện ra mình bị mất quyền thừa kế. Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi nghe mà thấy vố lý, còn di chúc của bố tôi, nếu bố không có di chúc thì vẫn phải chia đều cho các con chứ. Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác. Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản? Tôi ngậm đắng nuốt cay lên thành phố, đúng tròn 1 năm sau nhà anh trai gặp chuyện động trời, tôi về thắp hương cho bố thì mảnh giấy ở góc bà;n th;ờ bất ngờ rơi ra, trong đó viết toàn bộ…

0

Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi phải kiện để đòi lại quyền lợi cho mình.

Bố tôi mất hè năm ngoái, trước đó, ông bị ốm khoảng nửa tháng. Lúc đầu ai cũng nghĩ ông ốm bình thường thôi, vài hôm sẽ khỏe lại. Nhưng không ngờ chỉ 1 tuần sau, bệnh đến như núi lở, ông sút cân nhanh, các cơ quan trong cơ thể yếu đi rõ rệt. Khi anh trai tôi đưa bố đến bệnh viện thì bác sĩ nói không thể cứu được nữa rồi.

Cả nhà đưa bố về, chăm sóc bố những ngày cuối đời một cách tốt nhất có thể. Tôi do đang theo đuổi chương trình nghiên cứu để tốt nghiệp thạc sĩ nên rất bận, khoảng thời gian bố bệnh và sau khi ông qua đời, tôi chỉ về nhà được vài lần. Tôi biết mình có lỗi nhiều lắm vì đã không ở bên bố nhưng ông luôn động viên tôi là con gái thì cần phấn đấu nhiều hơn. Bản thân có địa vị xã hội, có thu nhập cao thì cuộc sống mới dễ chịu và không phụ thuộc vào đàn ông. Bố còn bảo, ông sống chết có số, tôi ở lại cũng chẳng giúp được gì vì ở nhà có mẹ chăm sóc bố rồi, tôi hãy cứ ở lại thành phố mà tiếp tục công việc, học tập, cố gắng từng chút cho tương lai của mình.

Sau khi tốt nghiệp, tôi xin được việc trong một công ty chứng khoán, công việc mới mẻ nên tôi càng bận rộn hơn. Bẵng đi đến hè năm nay, tôi mới lại có thời gian về nhà vào đúng ngày giỗ bố và ở lại nghỉ ngơi một tuần.

Cũng chính dịp này khiến tôi phát hiện ra một chuyện liên quan tới quyền thừa kế của mình.

Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Thời gian làm sổ là hè năm ngoái, trước khi bố tôi mất 1 tuần. Điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian bố ốm, anh tôi đã kịp làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

Điều này khiến tôi rất bất ngờ. Bố tôi còn sống thì chuyện sang tên sẽ dễ dàng, vì giấy tờ đứng tên bố. Nhưng nếu ông mất, thì ngoài mẹ và anh trai ra, tôi cũng có phần thừa kế. Vậy nhưng, anh trai lại lợi dụng lúc bố còn sống để vội vã thừa kế hết đất đai tài sản trong nhà mà không chia cho tôi một mét vuông. Tôi cũng không hề biết chuyện này.

Giỗ đầu của bố, tôi về quê thì phát hiện ra mình bị mất quyền thừa kế, mọi việc đã được anh tôi tính toán cặn kẽ từ 1 năm trước - Hình 1

Ảnh minh họa

Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống. Huống chi tôi có công việc tốt, không muốn sống cùng bố mẹ chồng thì tự mua nhà mà ở. Trong khi tôi chưa hề có bạn trai, mẹ đã tính toán để tôi sống ở nhà chồng!!!

Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác.

Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản?

Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi không về chăm bố được không có nghĩa tôi từ bỏ gia đình. Tôi là con của bố mẹ, dù là con gái thì cũng có quyền được phân chia tài sản, không bằng anh trai thì cũng phải một phần đủ để xây căn nhà ở tạm. Thời buổi bây giờ, tôi có làm cả chục năm cũng khó mà mua được nhà ở thành phố, nếu có sẵn nhà ở quê thì cuộc sống cũng đỡ áp lực, khi cần, tôi vẫn có thể bán đi để mua nhà nơi khác.

Vậy mà bố mẹ, anh trai chị dâu lại gạt tôi ra khỏi quyền thừa kế, để lén lút sang tên sổ đỏ. Tôi có thể kiện để đòi lại quyền lợi cho mình không?

 

Vợ mất đã lâu tôi nghe theo bố mẹ, đi bước nữa để có người chăm sóc con cũng là để sinh con nối dõi cho gia đình dù tình cảm cho vợ cũ vẫn còn, thỉnh thoảng đ:au đ:áu trong tim. Vợ mới của anh là giáo viên mầm non nên bố mẹ nói cô rất yêu trẻ, hơn nữa với anh, giờ chỉ cần mọi thứ phù hợp, con gái lớn lên khỏe mạnh là an tâm rồi, cũng chỉ cần có thế. Nhưng một lần về sớm thì ch:ứng ki:ến cảnh tượng kh::ông ng::ờ …  Bố xin lỗi con gái ….

0

“Nhìn vợ đang nằm bất động trên giường phủ khăn trắng, còn mẹ anh thì đang khóc trong góc phòng mà anh không dám tin bà đang lừa anh nữa rồi. Chuyện này… là thật sao… Sao ông trời lại có thể tàn nhẫn với vợ chồng anh như vậy…”

Anh là dân công trình, nay đây mai đó sớm hôm, cũng may là tính tình khéo léo nên ngay từ khi đi học đại học đã cưa cẩm được 1 em cùng trường rồi yêu nhau đến bây giờ.

2 người tính ra cũng phải yêu nhau đến 7 năm có lẻ rồi, bạn gái cũng hiểu cái nỗi khổ của cái nghề này nên chấp nhận và đồng ý lấy anh. Đám cưới diễn ra trong sự chúc mừng của bạn bè họ hàng. Ai cũng cầu chúc cho vợ chồng anh chị có 1 cuộc sống hạnh phúc.

Anh không ở gần vợ nhiều được nên lúc nào có thời gian nghỉ cũng cố gắng tận dụng mọi khoảng khắc để “sản xuất em bé”. 1 là để giữ gìn hạnh phúc gia đình, có con cái thì cô ấy sẽ không còn quá buồn bã mỗi khi anh đi xa nhà nữa. 2 là anh cũng muốn cho mẹ đứa cháu bồng bế, chứ không bà cũng giục giã mãi, vợ anh ở nhà phải nghe 1 mình thấy tội cô lắm.

Cuối cùng mong ước đó của anh cũng thành hiện thực khi 1 năm sau khi kết hôn thì vợ anh đã có tin vui. Vợ mang thai được 3 tháng thì anh nhận lệnh lên giám sát công trình ngoài Nam, nghe tin đó mẹ anh tức tốc khăn gói lên thành phố ngay trong đêm

Cưới vợ lần 2, có nên tổ chức hoành tráng? - Báo VnExpress Đời sống

Thời gian trôi qua, cái thai trong bụng vợ cứ lớn lên hàng ngày và vô cùng khỏe mạnh, vợ chồng anh mong ngóng từng ngày để được gặp con. Nhưng chẳng ai có thể ngờ, khi chỉ còn nửa tháng nữa là tới ngày sinh thì vợ anh bất ngờ gặp tai nạn khi đang trên đường từ công ty về.

Anh khi đó còn không kịp về nhìn em lần cuối, là mẹ đã báo tin cho anh…

– Con ơi… về nhà đi. Vợ con… nó bị tai nạn… qua đời rồi.

– Mẹ… mẹ nói cái gì. Vợ con bị làm sao? Mẹ đừng lừa con, hôm qua con còn gọi điện cho cô ấy nói chuyện mà. Chỉ 2 tuần nữa là con được về rồi, con có thể cùng cô ấy đón đứa bé ra đời rồi. Đứa bé đâu? Con gái con thế nào rồi.

– Cũng may là nó cố gượng sinh ra con bé rồi mới qua đời. Mày về đi, về làm tang cho vợ mày đi con.

Chẳng cần mẹ phải nhắc, anh khi đó còn chẳng kịp xin phép sếp mà 1 mình đặt vé về ngay trong đêm. Nhìn vợ đang nằm bất động trên giường phủ khăn trắng, còn mẹ anh thì đang khóc trong góc phòng mà anh không dám tin bà đang lừa anh nữa rồi. Chuyện này… là thật sao… Sao ông trời lại có thể tàn nhẫn với vợ chồng anh như vậy.

Anh tiếc nuối khoảng thời gian đã qua, đáng nhẽ ra anh nên ở bên cạnh vợ nhiều hơn mới phải. Nhìn đứa con đỏ hỏn đang khóc oe oe trong lòng, anh tự nhủ nhất định sẽ nuôi con khôn lớn trưởng thành. Ngày nào anh cũng ôm con trong tay, nói chuyện với con rồi giơ tấm ảnh mẹ ra cho con xem.

Con bé có rất nhiều nét giống với mẹ nên nhiều lúc ngắm con mà anh lại trào nước mắt. Anh dồn tình thương vào cho con gái 2 năm nay nên từ chối tất cả các chuyến công tác của công ty, giờ con cũng lớn nên anh cũng phải cống hiến cho công việc, không mọi người lại bàn tán.

Nghe theo bố mẹ, anh đi bước nữa để có người chăm sóc con cũng là để sinh con nối dõi cho gia đình dù tình cảm cho vợ cũ vẫn còn thỉnh thoảng đau đáu trong tim. Vợ mới của anh là giáo viên mầm non nên bố mẹ nói cô rất yêu trẻ, hơn nữa với anh, giờ chỉ cần mọi thứ phù hợp, con gái lớn lên khỏe mạnh là an tâm rồi, cũng chỉ cần có thế.

Quả nhiên, từ ngày cô về làm vợ, con gái anh cũng yêu quý và thân thiết với mẹ kế lắm, chẳng ngại ngùng hay xa cách gì cả, lắm lúc nó còn quấn mẹ kế hơn quấn bố. Nhìn cảnh tượng ấy mà anh cũng thấy an ủi phần nào, có lẽ quyết định lấy vợ mới của anh là chính xác.

Có lẽ, anh vẫn cứ giữ suy nghĩ của mình cho đến khi chứng kiến sự việc đó. Ngày hôm ấy, công ty có buổi đấu thầu mà anh lại để quên tập tài liệu quan trọng ở nhà. Xin phép sếp cho về sớm rồi tạt qua chỗ họp sau, anh về nhà lấy đồ. Lúc đó là tầm 4 giờ chiều, à anh quên nói từ sau khi cưới nhau, cô đã nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con bé con hẳn luôn rồi.

Lương 30 triệu/tháng, vợ vẫn bị chồng nhiếc móc, muốn ly hôn

Vừa mở cửa anh đã nghe thấy tiếng vợ thủ thỉ với con, chắc cô đang cho con bé ăn sữa như mọi ngày. Đang định cất tiếng chào em thì anh chết sững khi thấy cô đang đặt con gái nằm chỏng chơ trên mặt bàn còn mình thì oang oang nói chuyện với ai đó trong điện thoại:

“Anh yêu, em pha thuốc ngủ cho con bé con uống rồi. Tối nay lão chồng em đi đấu thầu nên về muộn, anh sang đây với em đi. Người ta nhớ anh muốn chết này, yên tâm đi, em tăng liều rồi, lần này nó ngủ sâu lắm, đảm bảo không dậy phá đám chúng ta được….”

Anh… lúc đó thật sự không dám tin những gì mình đang nghe là sự thật, hóa ra, cô ta đối xử với con gái anh khi không có mặt chồng ở nhà là như thế này sao? Đã vậy, còn cho con bé uống thuốc ngủ, nó mới chỉ có 2 tuổi… Lửa giận trong lòng anh bốc lên ngùn ngụt, xông vào giật lấy cái điện thoại iphone 7+ mà anh mới tậu cho vợ tháng trước để bù đắp việc cô phải nghỉ làm ra khỏi tay cô.

Vợ nhìn thấy anh như gặp ma, ấp a ấp úng không nói được lời nào, anh cũng chẳng thèm nghe cô ta nói, cũng chẳng muốn đánh cô ta làm gì cho bẩn tay. 1 chữ “CÚT!” vang lên, cô vợ sợ hãi không dám hé răng nửa lời chỉ biết cun cút đi ra khỏi nhà. Ôm con vào lòng anh ứa nước mắt, con ơi, bố xin lỗi con nhiều lắm.

Theo Thể Thao Xã Hội.

Mức phạt mới nhất được đề xuất đối với xe máy thiếu còi, đèn, gương … Ai cũng phải bất ngờ …

0

Theo đề xuất của Bộ Công an, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nếu thiếu các thiết bị quan trọng như còi, đèn hoặc gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt, trừ điểm điểm giấy phép lái xe.

Bộ Công an đang gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo (lần 3) Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (thay thế Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Mức phạt mới nhất được đề xuất đối với xe máy thiếu còi, đèn, gương - 1
Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền và trừ điểm với xe máy vi phạm Chứng nhận đăng ký xe (Ảnh minh họa: DT).

Theo đó, Điều 14 dự thảo quy định xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (xe máy) vi phạm quy định về điều kiện phương tiện khi tham gia giao thông.

Cụ thể, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

Các hành vi sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe cũng chịu mức phạt này.

Phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe không có Chứng nhận đăng ký xe theo quy định (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

Hoặc sử dụng Chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;

Sử dụng Chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đã bị tẩy xóa;

Sử dụng Chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp làm thay đổi chữ, số, màu sắc, hình dạng, kích thước của biển số xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép; Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

Khoản 3 Điều 14 dự thảo cũng quy định, tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu Chứng nhận đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; tịch thu phương tiện; thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; bị trừ điểm giấy phép lái xe 2 điểm.

Từ 1/1/2025, đi xe trên 125cm3 phải thi lại Bằng lái đúng hay không? Người chạy Exciter, Winner, SH… cần lưu ý ..

0

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới quy định việc sử dụng bằng lái xe hạng A1 sẽ có những thay đổi quan trọng, ảnh hưởng đến người sở hữu bằng lái này, người tham gia giao thông cần nắm rõ.

Như vậy từ ngày 1/1/2025, áp dụng theo Luật mới thì những người muốn có bằng lái xe mới để được điều khiển các loại xe có dung tích xy lanh trên 125 cm3 như SH 150i, Exciter 135cc, Exciter 155, Winner X và các dòng xe tương tự… bắt buộc phải có bằng lái hạng A chứ không phải hạng A1 như hiện nay.

Thay đổi đáng chú ý về giấy phép lái xe hạng A1

Cụ thể, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản liên quan tới phân hạng giấy phép lái xe, có khác với phân hạng hiện hành.

Giấy phép lái xe sẽ phân thành 15 hạng, đáp ứng nhu cầu quản lý chặt chẽ cho các phương tiện giao thông.

1.jpgĐi xe máy 125 phân khối phải có bằng hạng A thay vì bằng hạng A1 hiện nay, từ 1/1/2025 (Ảnh minh họa: TNI).

Theo đó, tại Điều 57 của Luật này ghi rõ:

– Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW,

– Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Đây là thay đổi đáng chú ý so với các quy định trước đây, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và phù hợp với sự phát triển của các loại phương tiện giao thông hiện đại.

Nếu người điều khiển xe có bằng lái cấp trước ngày 1/1/2025 và vẫn còn hiệu lực thì vẫn có thể tiếp tục điều khiển xe máy dưới 175cc mà không cần chuyển đổi lên bằng A mới. Tuy nhiên những người có bằng A1 đã hết hạn muốn thi bằng lái mới, hoặc người mới bắt đầu thi bằng lái thì để đi được xe trên 125cm cần phải thi bằng hạng A.

Những quy định mới này đã nâng cao ý thức của người tham gia giao thông khi điều khiển xe phân khối lớn để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Với việc phân hạng giấy phép lái xe sẽ có thay đổi từ ngày 1/1/2025, người thi lại bằng lái và người mua xe máy dung tích trên 125 cm3 cần chú ý điểm mới này, bắt buộc phải có bằng lái hạng A thay vì bằng lái hạng A1 như hiện nay.

Quy định giấy phép lái xe bao gồm 15 hạng

Điều 57, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định giấy phép lái xe bao gồm 15 hạng như sau:

Hạng A1 được cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm³ hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW. Đây là loại giấy phép thông dụng nhất cho các phương tiện xe máy nhỏ và vừa.

Hạng A dành cho xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm³ hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW, bao gồm cả các loại xe thuộc hạng A1. Điều này giúp người lái có thể điều khiển các xe mô tô mạnh hơn.

Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe thuộc hạng A1. Loại giấy phép này thích hợp cho những ai sử dụng xe ba bánh để di chuyển.

Hạng B dành cho người lái xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ người lái), xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg và xe kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750 kg.

Hạng C1 dành cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 3.500 kg đến 7.500 kg và xe kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750 kg.

Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ trên 7.500 kg, xe kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750 kg. Đây là giấy phép dành cho các lái xe tải nặng.

Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 9 đến 16 chỗ (không kể chỗ người lái) và xe kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750 kg.

Hạng D2 dành cho người lái xe ô tô chở người từ 17 đến 29 chỗ (không kể chỗ người lái) và xe kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750 kg.

Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ người lái), xe chở người giường nằm và xe kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ đến 750 kg.

Hạng BE dành cho người lái các loại xe thuộc hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750 kg.

Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe thuộc hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750 kg.

Hạng CE dành cho người lái các loại xe thuộc hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750 kg và xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe thuộc hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750 kg.

Hạng D2E dành cho người lái các loại xe thuộc hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750 kg.

Hạng DE cấp cho người lái các loại xe thuộc hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ trên 750 kg và xe chở khách nối toa.

Do vợ có bầu trước nên chúng tôi kết h:ôn khi cả hai còn non trẻ, chưa có việc làm ổn định. Vợ tôi là người biết vun vén nhưng thích hơn thua, thù dai, suy nghĩ nhiều. Từ đầu mẹ tôi đã không thích con dâu do quê em quá xa, cách Hà Nội đến 300km nên lắm lúc mặt nặng mày nhẹ, mẹ nghĩ em có bầu để gài tôi cưới. Khi vợ bầu bí rồi ở nhà nuôi con nhỏ trong vòng một năm rưỡi, mẹ tôi nhiều lần không bằng lòng với vợ, cho rằng em ăn bám chồng, h:ỗn l:áo, không biết điều. Thời gian đầu, giữa vợ và mẹ tôi chỉ có vài mâu thuẫn vụn vặt trong quá trình sinh hoạt, vợ vẫn tôn trọng và nể mặt tôi mà cư xử phải phép với mẹ, nhưng sau đó vợ cãi mẹ, không chào hỏi, không giao tiếp. Về sau em gái tôi cũng có bầu năm 18 tu:ổi, rút kinh nghiệm từ chính bản thân nên mới khuyên em gái chỉ nên kết hôn, sinh con khi đã có việc làm ổn định. Trước mặt gia đình tôi, vợ ra vẻ quan tâm là vậy, sau lưng lại tâm sự với nhà ngoại rằng em tôi sẽ sớm thành mẹ đơn thân, lại quay về ăn bám gia đình. Lần đó chúng tôi cãi nhau, vợ đã xúc phạm mẹ tôi, nói mẹ tôi ăn ở không có đức, bà hắt hủi con dâu khi có b:ầu nên giờ con bà cũng sẽ bị như vậy. Đó là lần đầu tien tôi t:át vợ, vợ không thèm đi đám cưới của em tôi luôn. Rồi vợ chồng tôi nghiêm túc nói chuyện, giải tỏa ấm ức và quyết định ra ở riêng và mối quan hệ giữa mẹ, em gái tôi và vợ đã sứt mẻ đến nỗi không thể hàn gắn. Hôm đó, con tôi bị hóc kẹo đến nghẹt thở, nhưng em tôi ở đó tưởng cháu bị ho nên không giúp đỡ gì, để rồi tối hôm đó vợ tôi tuyên bố thẳng… mai sau mẹ tôi m:ất cũng không về vi:ến:g …Đọc tiếp tại bình luận

0

Tôi mong muốn cả hai đối thoại trực tiếp, thẳng thắn với nhau để cải thiện mối quan hệ nhưng vợ luôn né tránh, từ chối.

Tôi và vợ cùng 30 tuổi, con gái 8 tuổi. Do vợ có bầu trước nên chúng tôi kết hôn khi cả hai còn non trẻ, chưa có việc làm ổn định. Gia đình tôi ở Hà Nội, kinh tế yếu vì bố mẹ ly hôn, mẹ không có việc làm ổn định. Vợ tôi là người biết vun vén nhưng thích hơn thua, thù dai, suy nghĩ nhiều. Từ đầu mẹ tôi đã không thích con dâu do quê em quá xa, cách Hà Nội đến 300 km. Mẹ nghĩ em có bầu để gài tôi cưới. Khi vợ bầu bí rồi ở nhà nuôi con nhỏ trong vòng một năm rưỡi, mẹ tôi nhiều lần không bằng lòng với em, cho rằng em ăn bám chồng, hỗn láo, không biết điều. Lúc đó tôi cũng chưa đủ trưởng thành để gánh vác trọng trách trong gia đình, chưa đủ khéo léo để giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu.

Thời gian đầu, giữa vợ và mẹ tôi chỉ có vài mâu thuẫn vụn vặt trong quá trình sinh hoạt, vợ vẫn tôn trọng và nể mặt tôi mà cư xử phải phép với mẹ, nhưng sau đó vợ cãi mẹ, không chào hỏi, không giao tiếp. Vợ không ưa gì em gái tôi. Cách đây 6 năm, khi con bé thi trượt cấp 3 và muốn đi học ở trường dân lập với mức học phí 3 triệu đồng mỗi tháng, vợ khuyên em không nên đi học tiếp mà nên học nghề để đi làm luôn. Lúc đó vợ vừa đi làm lại được hai tháng, lương 5 triệu đồng, còn lương tôi 7 triệu đồng, chúng tôi không có khả năng ra ở riêng. Tôi biết thừa vợ tiếc tiền và lo sợ sẽ phải nuôi em gái học lên tiếp đại học nên bỏ ngoài tai những lời vợ nói, tôi cho em gái đi học và hàng tháng đóng tiền học cho em. Vợ luôn ghim chuyện đó trong lòng.

Về sau, em tôi có bầu năm 18 tuổi, vợ lại đề xuất em bỏ thai, rút kinh nghiệm từ chính bản thân nên mới khuyên em gái chỉ nên kết hôn, sinh con khi đã có việc làm ổn định. Trước mặt gia đình tôi, vợ ra vẻ quan tâm là vậy, sau lưng lại tâm sự với nhà ngoại rằng em tôi mà giữ thai rồi cưới chồng sẽ sớm thành mẹ đơn thân, lại quay về ăn bám gia đình. Lần đó chúng tôi cãi nhau, vợ đã xúc phạm mẹ tôi, nói mẹ tôi ăn ở không có đức, bà hắt hủi con dâu khi có bầu nên giờ con bà cũng sẽ bị như vậy. Đó là lần duy nhất tôi tát vợ, chúng tôi suýt ly hôn. Vợ không thèm đi đám cưới của em tôi luôn.

Rồi vợ chồng tôi nghiêm túc nói chuyện, giải tỏa ấm ức và quyết định ra ở riêng. Từ đó chúng tôi độc lập kinh tế, tôi lo nhà cửa, điện nước, còn vợ lo tiền ăn uống và đóng học cho con. Mối quan hệ giữa mẹ, em gái tôi và vợ đã sứt mẻ đến nỗi không thể hàn gắn. Vợ chỉ chạm mặt mẹ tôi đúng vài tiếng trong dịp tết, nhưng cả hai không nói chuyện với nhau câu nào, chỉ nói qua tôi và con gái. Vợ không thăm nom cháu khi em tôi sinh con, gặp nhau ngoài đường cũng không chào hỏi, chị dâu em chồng cư xử với nhau còn hơn người dưng nước lã. Năm ngoái, con tôi bị hóc kẹo nhưng em tôi tưởng cháu bị ho nên không giúp đỡ gì. Vợ hiểu nhầm rằng em tôi bỏ mặc cháu, mẹ tôi thì bênh em gái nên vợ càng thêm căm giận người thân của tôi.

Tôi đứng ra làm cầu nối giảng hòa nhưng vô ích. Tôi thấy khó xử và buồn lòng rất nhiều. Tôi bảo em rằng, vợ chồng đã quyết định ra riêng, bỏ qua chuyện quá khứ mà em vẫn đối xử với gia đình chồng như vậy là sao? Em là người lớn mà cứ chấp mẹ già và em gái chồng trẻ người non dạ là sao? Vợ nói 8 năm qua đã mệt mỏi, tổn thương, gồng gánh quá nhiều, giờ chúng tôi hãy cứ sống như vậy và nuôi con thôi, đừng quan tâm đến gia đình hay cuộc sống của nhau nữa. Lời vợ nói gần như đã ứng nghiệm vào em tôi. Sau hai năm kết hôn, em ly hôn và dắt díu con về ở cùng mẹ. Hiện tôi cho em vài triệu đồng mỗi tháng để nuôi con, em đang đi học làm tóc để về mở cửa hàng. Tôi chỉ định chu cấp thêm vài tháng đến khi em tôi có thể ổn định.

 

Tôi bàn chuyện này với vợ nhưng em không có phản ứng gì, không còn quan tâm về chuyện nhà tôi nữa. Em còn nói mai sau mẹ tôi mất cũng không về viếng. Để chia tay, ly hôn quá dễ, nhưng tôi không muốn điều đó vì thương vợ con. Giờ tôi không mong cầu vợ phải hòa hợp với người thân của mình nữa, chỉ muốn có thể làm gì đó để cứu vãn cuộc hôn nhân này. Mong được các bạn cho lời khuyên.

Mẹ tôi lấy 2 đời chồng và có 3 anh em chúng tôi. Anh trai là con chồng đầu của mẹ, hai chị em tôi là con chồng sau. Tức là chúng tôi là anh em cùng mẹ khác cha. Khi bố đ;;ẻ tôi m;;ất, anh trai đón mẹ về phụng dưỡng chăm non. Ngôi nhà của bố mẹ tôi thì anh cho thuê lấy thêm ti;;ền chăm lo cho mẹ. 1 năm trước mẹ tôi qua đời, anh nhanh chóng ký tên bán căn nhà mà không nói với chúng tôi một lời nào. Anh gọi chúng tôi về, cho chúng tôi mỗi người 100 triệu và nói coi như đây là ‘lộc’ của mẹ. 2 chị em chúng tôi không tin nổi vào tai, mắt mình. Anh trai thấy thế liền nói thêm một câu khiến chúng tôi chỉ muốn đo;;ạn tu;;yệt mối qu;;an h;;ệ.

0

Chuyện có thật mà đến bây giờ, chính bản thân tôi là nhân vật chính vẫn còn đang thấy bàng hoàng đây!

Mẹ tôi lấy 2 đời chồng và có 3 anh em chúng tôi. Anh trai là con chồng đầu của mẹ, hai chị em tôi là con chồng sau. Tức là chúng tôi là anh em cùng mẹ khác cha.

Khi bố đẻ tôi mất, anh trai đón mẹ về phụng dưỡng chăm non. Ngôi nhà của bố mẹ tôi thì anh  cho thuê lấy thêm tiền chăm lo cho mẹ. Chị em tôi dù không trực tiếp ở cùng mẹ nhưng thường xuyên về thăm mẹ và góp tiền để anh lo cho mẹ. Từ trước tới giờ, tôi cũng chưa từng thấy anh hay mẹ tôi phàn nàn gì về việc chúng tôi không chăm non, phụng dưỡng bà.

Đặc biệt, mỗi lần gia đình sum họp với nhau, mẹ tôi đều nói:

-Với mẹ con trai hay con gái, cháu trai hay cháu gái trong nhà cũng đều là món quà vô giá, mẹ luôn quý trọng. Bố mẹ cố gắng cả đời cũng là mong muốn có chút tài sản cho các con có thêm động lực phát triển sau này. Khi mẹ có già yếu, không còn minh mẫn nữa thì vẫn luôn mong các con đều yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống chứ đừng vì đồng tiền mà tan nát gia đình.

Mọi thứ vẫn bình thường cho đến khi, cách đây hơn 1 năm, mẹ tôi bệnh già rồi qua đời. Căn nhà của bố mẹ chị em tôi không thấy khi còn sống mẹ dặn dò hay di chúc gì. Tôi là phận gái trong gia đình, hơn nữa nói thật bản thân trước giờ cũng luôn xác định tự làm tự ăn nên không bao giờ nhóm ngó đến tài sản gì của bố mẹ cả.

Anh trai bán nhà của bố mẹ để lại 10 tỷ, chia lộc cho em gái 100 triệu đồng-1

Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn tôn trọng anh nhưng không ngờ anh lại là người như vậy, ảnh: dSD

Vậy nhưng, mới đây anh tôi đã bán căn nhà đó (mà không bàn bạc trước với chị em chúng tôi) với giá 10 tỷ đồng. Sau khi bán nhà, anh gọi 2 chị em tôi về và chia cho mỗi người 100 triệu đồng. Anh nói:

– Căn nhà anh đã bán, anh cho mỗi đứa 100 triệu, các em cứ coi như đây là ‘lộc của mẹ’, cầm về tiêu cho gia đình.

Khi nghe anh trai nói những lời này, chị em tôi thật sự hoảng hốt. Thứ nhất  vì khi bán nhà, anh không bàn với chúng tôi một câu nào. Đến giờ khi chia tài sản của bố mẹ thì chúng tôi gần như không có phần, vì anh chỉ chia lộc cho mỗi đứa 100 triệu trong khi ai cũng biết căn nhà anh bán được tới 10 tỷ đồng. Vì quá bất ngờ nên cũng không nói được gì ngay lúc đó. Tôi chỉ bảo anh:

– Em thấy như thế này chưa hợp lý, thôi bác cứ giữ cả lấy mà tiêu

Tôi nói xong đứng lên luôn, tôi vừa ra đến cửa thì cũng nghe đằng sao tiếng đứa em gái

– Anh bán căn nhà của bố mẹ 10 tỷ, anh cho em 100 triệu, anh coi chúng em là gì vậy. Chả lẽ chỉ có anh là con trai mới là con của bố mẹ còn chúng em là người ngoài à?

Sau cùng, cả tôi và em gái đều kiên quyết không nhận “lộc” anh đưa. Chúng tôi đều không quá khó khăn để giành giật với anh tài sản của bố mẹ để lại. Nhưng việc mà anh làm khiến tôi giận vô cùng.

Nói thật, dù là anh em cùng mẹ khác cha nhưng từ xưa đến nay, tôi đối xử với anh luôn hết lòng hết dạ, coi anh là người anh trai, cũng là quyền huynh thế phụ trong nhà vì bố tôi mất sớm. Từ nhỏ, dù anh có làm gì tôi cũng không bao giờ phản đối. Vậy mà tôi không ngờ khi đứng trước tài sản lớn, anh lại có lòng tham đến mức đánh mất lòng tự trọng và tình thân như vậy!

hình ảnh

Anh trai có lẽ không coi chúng tôi là những người ruột thịt trong nhà, ảnh: dsD

Càng nghĩ, tôi càng thấy anh làm thế là coi thường chúng tôi. Cả ba chúng tôi đều là con của mẹ, chúng tôi không sống cùng mẹ nhưng vẫn đóng góp nuôi mẹ những năm tháng tuổi già. Không có lý gì khi bán căn nhà đó anh trai lại một mình tự quyết mà không hỏi ý kiến chị em tôi. Nhất là anh chỉ cho chúng tôi một phần ‘như không có’ như vậy được.

Tôi không cầm 100 triệu vì tôi không thể để chuyện này cứ thế mà xong được. Nếu tôi cầm số tiền mà anh đưa thì chẳng khác nào đồng ý với cách mà anh làm. Trong khi nó thật sự không hề hợp tình hợp lý. Tôi hy vọng dù chúng tôi không nói thẳng ra, nhưng với cách phản ứng này anh trai cũng tự biết suy nghĩ mà giảm bớt lòng tham của mình.

Tôi không biết giấy tờ của căn nhà đó như thế nào, mẹ tôi có di chúc gì trước khi mất không nhưng tôi chắc chắn nếu theo ý của mẹ thì không bao giờ thiếu công bằng với các con như vậy được. Dù vẫn biết anh là con trưởng sẽ có phần hơn chúng tôi vì còn phải lo chuyện thờ cúng tổ tiên nhưng cũng không đến mức như vậy đúng không mọi người.

Mấy hôm nay tôi rất mệt mỏi không biết phải xử trí như thế nào để khỏi mất tình nghĩa anh em mà quyền lợi của mọi người đều được đảm bảo. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình lên đây để mong có một lời khuyên chân thành. Nhất là những người nào đã trải qua hoàn cảnh tương tự như gia đình tôi thì xin hãy chia sẻ kinh nghiệm cho tôi được biết là nên làm như thế nào cho phải bây giờ.

Mới nhất: Cách tính số tiền phải nộp khi chuyển từ đất vườn lên đất ở …

0

Cách tính dưới đây chỉ áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở

Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:

“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy, 02 trường hợp sau đây sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Ví dụ: Ông A có thửa đất gồm 100m2 đất ở và 100m2 đất vườn, sau khi xác định diện tích như trên để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông A tách thửa và chuyển nhượng 100m2 đất vườn cho ông B; nếu ông B được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì số tiền sử dụng đất phải nộp bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích của UBND cấp huyện nơi có đất.

Tóm lại, nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

** Riêng đối với đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất đó để thu tiền sử dụng đất, cụ thể:

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Lưu ý: Mặc dù có cách tính khá phức tạp như trên nhưng số tiền cụ thể sẽ do bên cơ quan thuế tính và thông báo cho người sử dụng đất. Căn cứ vào thông báo của cơ quan thuế, người dân chỉ cần đối chiếu để kiểm tra cho chính xác là được.

chuyển đất vườn sang đất thổ cư mất bao nhiêu tiền

2. Lệ phí trước bạ

– Đối tượng phải nộp: Áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được UBND cấp huyện, cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.

– Cách tính lệ phí trước bạ:

Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ được tính theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

– Đối tượng áp dụng: Chỉ nộp lệ phí này nếu được cấp Giấy chứng nhận mới (được cấp bìa sổ mới).

– Mức nộp: Dù mỗi tỉnh thành có mức thu khác nhau nhưng hầu hết đều dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp.

4. Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định; nội dung này được nêu rõ tại điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định như sau:

“i) Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật”.

Vì thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên người dân phải biết 02 điều sau:

– Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

– Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.