Một đoạn clip ghi lại vụ bỏng lan truyền trên mạng xã hội mới đây khiến nhiều người xót xa.
Cụ thể, một người đàn ông đang nướng mực bằng cồn thì bất ngờ ngọn lửa phun mạnh, bay thẳng vào bé gái khoảng 1,5 – 2 tuổi đang ngồi cách đó 2m. Lửa bén vào người, trong phút chốc đứa trẻ bị lửa đỏ quấn quanh người. Gia đình hốt hoảng, vội vã bế em bé rời đi tìm cách sơ cứu.
Em bé bị bỏng do người nhà nướng mực.
Vụ việc xảy ra vào 18 giờ 54 phút, ngày 13/6, toàn bộ diễn biến được camera của gia đình ghi lại.Đoạn clip chỉ vẻn vẹn 9 giây nhưng khiến bao người sợ hãi. Ai cũng tỏ ra lo lắng cho tình hình sức khỏe của đứa trẻ, mong bé không bị thương nặng. Ngoài ra, mọi người cũng góp ý không nên dùng cồn để nướng mực bởi trước đây đã từng xảy ra rất nhiều vụ bỏng nặng vì nguyên nhân này.
Một lần nữa, hiện tượng “xin link” lại khiến người ta phải ngán ngẩm.
Chiều 11/7, trên MXH bỗng xôn xao sự việc một cặp đôi bị lộ clip nhạy cảm lên trang cá nhân, sau đó bị nhiều dân mạng tải xuống và phát tán trên không gian mạng.Nhân vật nữ trong clip nhạy cảm được cho là một TikToker có hơn 300 nghìn lượt follow. Ngay lập tức, thông tin về đoạn clip nhạy cảm được đăng tải tràn lan trên khắp các hội nhóm MXH và thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người dùng mạng không ngần ngại, lập tức vào bình luận dưới các bài đăng này để… “xin link” và thậm chí để lại những lời lẽ cợt nhả, khiếm nhã.
Bài đăng xin link trong một hội nhóm MXH.
Hiện tượng “xin link” là một thực tế không lạ lẫm trên không gian mạng mỗi khi có ai đó lộ clip nhạy cảm, đặc biệt là người có sức ảnh hưởng hay người nổi tiếng. Bên cạnh những người ùa theo “chấm”, “hóng”, “xin link” thì một bộ phận khác lên án mạnh mẽ hành vi này. Người dùng mạng cần cảnh giác, tránh vì tò mò mà bị câu kéo vào các bài viết câu view, câu like độc hại, hay nặng nề hơn có thể dính nguy cơ truy cập vào các trang web đen hay thậm chí cả các đường link lừa đảo
Phát tán, chấm hóng xin link clip có thể bị phạt tù
Từng nhận định về hiện tượng xấu này, dưới góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng, đây là hành vi không thể chấp nhận được. Việc xin link, chấm hóng không khác gì tiếp tay cho việc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Theo đó, luật sư Hùng phân tích, người phát tán những video nóng của người khác lên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm. Trong trường hợp bị xử phạt hành chính, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
“Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, người chia sẻ clip nhạy cảm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, luật sư Hùng nhấn mạnh
Theo đó, trực tiếp tung clip nóng hay tiếp tay kiểu “xin link”, “share link” cũng đều thuộc vào hành vi phát tán clip nóng.
Căn cứ Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định, người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
– Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
– Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
– Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, hành vi chia sẻ clip nóng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo điểm e khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tù từ 03 tháng – 02 năm
“Thầy Thích Tâm Phúc” nổi tiếng mạng xã hội đã bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi làm giả giấy tờ, lừa tách thửa đất để chiếm đoạt tiền.Tối 6/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi (TPHCM) cho biết, đơn vị ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Minh Phúc (còn gọi thầy Thích Tâm Phúc, 40 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”
Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục tố tụng đối với ông Phúc. Ảnh: Công an cung cấp.
Theo điều tra ban đầu, năm 2021, bà L.T.H.T (50 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) có mua 1 thửa đất diện tích 420,3m2 (nằm trong thửa đất số 26, tờ bản đồ số 15, diện tích 892,9m2) tại xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi) của ông N.V.T và bà N.T.C.N với giá 2,4 tỷ đồng nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được
Ngày 7/10/2022, thông qua một người giới thiệu, bà T. nhờ ông Phúc làm thủ tục tách thửa đất trên thành 2 thửa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) riêng từng thửa
Cơ quan điều tra xác định, ông Phúc không có chức năng để làm thủ tục tách thửa đất và cũng không có mối quan hệ nào để có thể làm thủ tục tách thửa đất nhưng có quen biết, nhiều lần thuê người làm giấy tờ giả, bằng cấp giả để tạo lòng tin tôn giáo nhằm lừa đảo người khác.
Do đó, ông Phúc đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T với chi phí 135 triệu đồng và nhận trước 70 triệu đồng
Ông Phúc còn gọi là “Thầy Thích Tâm Phúc” được cộng đồng mạng biết đến. Ảnh: Công an cung cấp.
Thông qua mạng xã hội, ông Phúc thuê làm 2 giấy CNQSDĐ giả và đưa cho bà T 1 tờ. Tờ còn lại và giấy CNQSDĐ thật thì Phúc cất vào két sắt, đợi khi nào bà T đưa hết số tiền còn lại mới đưa.
Tuy nhiên, hành vi của Phúc bị nạn nhân phát hiện nên bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi ông Phúc về lại Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Củ Chi đã triệu tập để làm việc.
Sau nhiều lần quanh co chối tội, ông Phúc đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên. Tiến hành khám xét khẩn cấp tại nhà của Phúc, cơ quan công an thu giữ 1 giấy CNQSDĐ giả và 1 giấy CNQSDĐ thật của bà T.
Vụ việc đang được công an điều tra, xử lý.
Tại buổi họp báo ngày 10/8, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, ông Nguyễn Minh Phúc là đối tượng giả nhà sư đã gây xôn xao dư luận thời gian qua. Ngoài giả nhà sư, Phúc còn tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép, làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức
Khi ăn phở nhiều người thích vắt chanh thêm tiêu, ớt và đó là một trong những cách giúp cho phở ngon hơn.
Chanh, ớt, tiêu là những gia vị luôn luôn được phục vụ kèm phở. Chúng giúp kích thích vị giác nâng cao hương vị cho món ăn. Thật vui mừng nếu bạn có thói quen này vì các chuyên gia cho rằng thêm chanh vào tô phở là một cách để giúp món ăn ngon hơn.
Nước cốt chanh giàu vitamin C, trong khi đó phở có nhiều thịt, có sắt trong thịt nên sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn. Vitamin c trong chanh cũng giúp cho cơ thể có thêm chất chống oxy hóa. Chanh có tính axit còn giúp việc hấp thu tinh bột trong phở một cách từ từ nên tốt cho việc kiểm soát đường huyết, tránh tăng đột ngột.
Cô Riya Desai, một chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Wockhardt, Mumbai (Ấn Độ) lý giải rằng chanh giàu axit citric nên giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate giúp đường giải phóng vào máu từ từnên kiểm soát được đường huyết.
Trong khi đó thì chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Thousia Hassan tại Bệnh viện Motherhood, HRBR, Bangalore (Ấn Độ) thì nói vắt chanh vào các món ăn giúp kìm chế lượng đường, tránh tăng vọt đường huyết khi ăn.
Đặc biệt vitamin C trong chanh cũng giúp giảm viêm và căng thẳng oxy hóa, đồng thời gián tiếp tăng cường độ nhạy insulin giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Polyphenol trong quả chanh còn có đặc tính chống oxy hóa cũng có thể cải thiện độ nhạy insulin và việc hấp thu đường.
Còn việc rắc thêm bột tiêu và ớt vào phở cũng nhiều công dụng. Hạt tiêu có hợp chất piperine – hoạt chất giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và trao đổi chất tốt hơn. Piperine cũng có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và giúp chuyển hóa đường, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Ngoài việc cải thiện được hương vị của các món ăn thì thêm tiêu và chanh vào phở còn giúp phối hợp với nhau để tăng cường tiêu hóa carbohydrate, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và mang lại nhiều lợi ích khác.
Nhiều người không hề biết những việc làm dưới đây lại vô tình khiến món thịt luộc kém ngon, mất chất dinh dưỡng.
Không sơ chế thịt trước khi luộc
Không ít người có thói quen mua thịt về là cho cả tảng vào luộc luôn, bỏ qua khâu sơ chế. Việc này vô tình làm cho thịt chín không đều, bên ngoài mềm mà bên trong còn sống.
Để thịt luộc chín đều cần thái thịt thành các khối đều nhau với độ to vừa phải. Trước khi luộc cần cạo sạch phần lông ở da, dùng chanh và muối hạt chà xát rồi rửa sạch. Chanh và muối khử mùi hiệu quả và chất citric, vitamin C giúp thịt thơm và tươi ngon hơn.
Với món thịt luộc nên chọn phần ba chỉ dưới (nạc mỡ đan xen mềm liên khối) hoặc thịt bắp giò, thịt nạc đầu giòn có nạc mỡ đan xen món ăn sẽ ngon hơn. Nếu dùng thịt nạc (thăn) để luộc nên ngâm vào trước với nước pha muối đường loãng sau đó rửa sạch lại rồi mới luộc. Việc này giúp miếng thịt mọng ngọt, không bị khô.
Chọc đũa, lật thịt nhiều lần khi luộc
Cách kiểm tra thịt đã chín hay chưa bằng mẹo chọc đũa vào thịt từ lâu đã được các bà các mẹ truyền lại. Tuy nhiên, bạn đừng nôn nóng mà chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc, rán bởi tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, khiến chất và mùi vị của thịt sẽ không còn được ngon nữa.
Thêm nước lạnh khi đang luộc
Thêm nước lạnh vào nồi nước đang sôi là sai lầm khi luộc thịt mà rất nhiều người mắc phải. Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến protein và chất béo lập tức kết tủa, các rãnh, khe hở của thịt sẽ co lại và rất khó mềm, phần nạc sẽ bị cứng hơn, mùi vị tươi ngon của thịt cũng bị ảnh hưởng. Do đó bạn nên đổ nước ngập thịt khi luộc, nếu cần cho thêm thì hãy chế nước sôi vào.
Luộc quá kỹ
Nhiều người sợ thịt không đủ chín nên luộc quá lâu để chắc chắn nó không còn sống. Việc đun lâu khiến phần thịt nạc bị khô, lâu hơn nữa thì toàn miếng thịt bị nhũn, bở và mất đi vị ngọt, ăn nhanh ngán.
Sai lầm luộc thịt quá lâu cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trong nhiệt độ 200 – 300 độ C, các axit amin, creatinin, đường và hợp chất vô hại trong thịt sẽ tạo ra phản ứng hóa học, hình thành một số hợp chất có hại.
Do đó, khi luộc thịt, bạn chỉ nên luộc vừa chín tới, miếng thịt sẽ giữ được vị ngọt, thơm và độ giòn dễ ăn.
Thái thịt ngay khi vừa luộc
Muốn đảm bảo độ nóng, nhiều người thái thịt ngay khi vừa luộc. Đây là một sai lầm vì lúc này, bạn sẽ khó thái được miếng thịt đẹp, “sắc nét” do nó còn mềm, bở. Tốt nhất là bạn cho miếng thịt vào tô nước nguội khoảng 1 phút rồi mới mang ra thái, thịt vẫn ấm nóng, vừa ngon vừa đẹp mắt.
Mẹo luộc thịt ngon
Để luộc thịt ngon, bạn phải chọn nguyên liệu chuẩn. Lý tưởng nhất là thịt ba chỉ. Thịt chân giò, đầu rồng hay nạc vai cũng ngon, tùy khẩu vị của gia đình bạn. Chọn miếng thịt có sự cân bằng giữa phần nạc và mỡ để khi thái miếng thịt được đẹp.
Thêm chút muối vào nồi nước đủ ngập thịt, cho thịt lợn đã rửa sạch vào đun lửa vừa. Khi nước bắt đầu sôi thì bắc xuống, đổ bỏ nước, rửa lại thịt rồi mới bắt đầu luộc. Thêm vào nồi nước ít muối, giấm, hành đập giập để khử mùi.
Để thịt luộc vừa độ, không nên để miếng quá to, sẽ khó chín phần bên trong, hoặc nếu chín thì lớp bên ngoài sẽ khô phần nạc, nhũn phần mỡ. Nếu miếng thịt lớn, dày, bạn nên khía ra để thịt chín đều. Thời gian luộc tùy thuộc vào kích thước miếng thịt, thường là từ 15 đến 25 phút.
Trong quá trình luộc, bạn chú ý hớt bọt để nồi nước luộc được trong, miếng thịt cũng thơm tho, sáng đẹp hơn.
Sau khi vớt thịt ra, bạn cho luôn vào âu nước lạnh (lượng nước đủ ngập thịt), chờ nguội hẳn rồi mới mang ra, để ráo nước và thái miếng. Làm cách này, miếng thịt sẽ có màu sắc trắng sáng, hồng hào; miếng thịt thái ra không bị bở.
Lưu ý: Nếu bạn luộc thịt thăn, việc canh thời gian luộc càng phải cẩn thận hơn vì nếu luộc quá lâu, thịt sẽ khô, bã. Thịt thăn luộc vừa chín tới, ăn ngay khi còn ấm sẽ mềm, ngọt, rất ngon, phù hợp với những người ăn kiêng.
Bức xạ từ các thiết bị điện là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn và có những tác hại nhất định đối với cơ thể con người. Vậy nên làm gì để bảo vệ các thành viên gia đình không bị nhiễm bức xạ gây hại.
Sự nguy hiểm của bức xạ điện là gì?
Trong cuộc sống hiện đại, bức xạ từ các thiết bị gia dụng thường rất nhỏ nên nhiều người không để ý đến mối nguy hiểm tiềm tàng của chúng. Tuy nhiên, khi các thiết bị điện được sử dụng không đúng cách, xếp chồng lên nhau hoặc khi chúng ta thường xuyên bị bao quanh bởi các thiết bị điện, tác hại của bức xạ sẽ tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các triệu chứng nhẹ do bức xạ điện có thể bao gồm chóng mặt, mất ngủ và mệt mỏi.
Bức xạ từ các thiết bị điện là không thể tránh khỏi trong xã hội ngày nay. Chỉ cần có dòng điện, sẽ có bức xạ. Tác hại của bức xạ điện tích lũy theo thời gian, vì vậy, chúng ta cần chủ động bảo vệ bản thân để giảm thiểu tối đa tiếp xúc với bức xạ này.
Mẹo giảm bức xạ điện
1. Tránh tụ tập các thiết bị điện
Lượng bức xạ từ một thiết bị gia dụng là có hạn nhưng lượng bức xạ từ các thiết bị gia dụng tập trung sẽ tăng theo cấp số nhân. Khi các thiết bị điện được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong phòng, chúng ta sẽ chỉ bị ảnh hưởng bởi bức xạ từ các thiết bị điện khi đi qua từng không gian và tác hại ít hơn. Nhưng khi các thiết bị điện được tập hợp lại với nhau ở một nơi, chẳng hạn như TV, tủ lạnh, bộ sạc điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác trong phòng ngủ hoặc phòng khách, cơ thể chúng ta có thể tiếp xúc với liều lượng lớn bức xạ điện, có khả năng gây hại rất lớn.
2. Đừng ngồi sau máy tính
Đâu là nơi có bức xạ máy tính lớn nhất? Trong mắt hầu hết mọi người, đó phải là màn hình. Thực tế không phải vậy. Vị trí mà máy tính tỏa ra nhiều nhất là phía sau máy tính, tiếp theo là bên trái và bên phải và bức xạ điện ở phía trước màn hình là nhỏ nhất. Vì vậy, khi đặt máy tính chúng ta phải lưu ý không để mặt sau máy tính hướng vào người. Chúng ta cũng nên tránh đứng phía sau máy tính để giảm tác động của bức xạ điện.
3. Nước hấp thụ sóng điện từ
Nhiều công nhân đặt chai nước trên bàn làm việc của họ. Bạn có nghĩ đó là để chống khát không? Tất nhiên là không, điều này là để giảm tác hại của bức xạ điện. Như chúng ta đã biết, nước là môi trường hấp thụ sóng điện từ tốt nhất. Sự tồn tại của nước có thể chống lại tác hại của một số bức xạ điện.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên duy trì độ ẩm thích hợp trong không gian sử dụng các thiết bị điện, để độ ẩm trong không khí có thể cuốn đi sóng điện từ xung quanh bạn. Hoặc bạn có thể đặt một cách giả tạo một thùng nhựa hoặc thùng thủy tinh chứa đầy nước trên bàn làm việc để hấp thụ sóng điện từ “lan tỏa” và giảm tác hại của bức xạ điện.
4. Giảm chế độ chờ
Các thiết bị điện, chủ yếu là máy tính, vẫn sẽ tạo ra trường điện từ yếu ở chế độ chờ, tuy nhỏ hơn nhiều so với khi hoạt động nhưng không thể bỏ qua bức xạ tích tụ trong thời gian dài. Vì vậy, khi không còn sử dụng các thiết bị điện, chúng ta phải tắt chúng kịp thời để giảm thiểu thời gian chờ.
5. Bổ sung dinh dưỡng
Ngoài ra còn có mối tương quan nhất định giữa cấu tạo cơ thể con người và tác hại của bức xạ Chỉ cần cơ thể chúng ta có đủ chất dinh dưỡng thì tác động của bức xạ điện lên cơ thể chúng ta sẽ ngày càng nhỏ hơn. Người vận hành máy tính và những người thường xuyên bị các thiết bị điện “bọc” nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và protein như trứng, sữa, cà rốt, gan động vật, v.v., đều là những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt.
6. Rửa mặt và rửa tay kịp thời
Một số người thắc mắc: Tại sao cần rửa mặt, rửa tay sau khi sử dụng các thiết bị điện trong thời gian dài? Mối liên hệ cần thiết giữa chúng là gì? Có rất nhiều tĩnh điện trên màn hình máy tính. Tĩnh điện sẽ tích tụ bụi trên màn hình. Khi người lao động đang vận hành máy tính, bụi sẽ truyền vào vùng da tiếp xúc của người lao động, gây ra nhiều vấn đề về da như đốm và xỉn màu. Để giảm tác động của bức xạ lên da, chúng ta nên rửa tay, rửa mặt ngay sau khi sử dụng máy tính.
Bức xạ từ các thiết bị điện có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta, để giảm thiểu những thiệt hại do bức xạ từ các thiết bị điện gây ra, chúng ta phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất. Tất nhiên, cách chống cự tốt nhất là tăng cường khả năng miễn dịch của chính bạn, vậy bạn còn chờ gì nữa? Hãy bắt đầu nhé.
Bỏ túi một số bí kíp này sẽ giúp bạn chế biến được nhiều món ngon từ mướp đắng.
Canh mướp đắng nhồi thịt
Không chỉ xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày, canh mướp đắng nhồi thịt thơm ngon, bổ dưỡng còn được ưu ái góp mặt trong mâm cơm Tết của người miền Nam.
Mướp đắng có thể được cắt thành khúc vừa ăn hoặc để nguyên trái, sau đó, phần thịt băm đã được tẩm gia vị sẽ được nhồi vào trong. Những khoanh mướp đắng nhồi thịt được hầm đến khi mềm, thơm, vị ngọt của thịt làm át đi cái đắng của mướp, nước dùng thơm và ngon hơn rất nhiều.
Một tô canh mướp đắng nhồi thịt được chuẩn bị, cơm nóng cũng đã được bới ra, chấm một miếng mướp đắng vào nước mắm ớt cắt lát và ăn với cơm thì còn gì bằng nữa!
Mướp đắng xào trứng
Mướp đắng xào trứng dân dã, quen thuộc và là một món ăn nhanh – gọn – lẹ cho những ngày vội vã. Dù vậy, món ăn vẫn giữ được vị ngon và bắt cơm vô cùng.
Khi xào với trứng, vị đắng của mướp được làm dịu lại. Thay vào đó, vị giòn ngon của mướp đắng kết hợp với bị béo, thơm của trứng, chấm cùng nước tương và ớt cắt lát là ngon hết sẩy!
Mướp đắng xào thịt bò
Thêm phần dinh dưỡng cho món mướp đắng xào, thịt bò chính là một nguyên liệu tuyệt vời vừa bổ dưỡng, vừa ngọt thịt, khiến ai cũng phải thích món ăn này.
Thịt bò được xào vừa chín tới, thịt vẫn mềm và không hề bị dai. Hơn nữa, chất ngọt của thịt bò giúp mướp đắng thêm ngon hơn nữa. Món xào ngon nhất khi còn nóng và ăn kèm với cơm đó, bạn nên thử nha!
Mướp đắng nhồi đậu hũ kho chay
Giúp bữa cơm chay thêm phần đặc sắc, mướp đắng nhồi đậu hũ kho chay sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn và cả gia đình đó!
Đậu hũ được giã nhuyễn, trộn đều cùng nấm mèo, cà rốt và gia vị đến khi vừa ăn. Sau đó, đậu sẽ được nhồi vào từng khoanh mướp đắng rồi đem kho cho đến khi chín mềm. Đây chắc hẳn là một món vừa ngon vừa đơn giản mà bạn nên thử vào những ngày chay sắp tới để chiêu đãi cả nhà.
Mướp đắng nhồi thịt kho
Với cả hai phiên bản mặn và chay, mướp đắng nhồi thịt kho sẽ giúp cho bữa cơm nhà bạn thêm đậm đà và cực hao cơm đó nha!
Đối với phiên bản mặn, thịt bằm sẽ được nhồi vào từng khoanh mướp đắng rồi kho với nước tương cho đến khi dậy mùi thơm. Chẳng kém cạnh với món chay, phần thịt sẽ là hem chay, nấm tuyết cùng các gia vị kết hợp với nhau và kho với tương hột vô cùng hấp dẫn. Dù là món nào cũng có vị ngon riêng, bạn nên trổ tài làm thử nhé!
Gỏi mướp đắng chà bông
Là một món nhắm vừa dễ làm vừa rẻ, gỏi mướp đắng chà bông với hương vị mới lạ là một món ngon bạn nên thử làm để chiêu đãi cả nhà.
Mướp đắng được ướp một lớp nước đá nên vẫn giữ được độ giòn, chà bông lại béo, đậm đà, kết hợp cùng mướp đắng tưởng không hợp mà lại hợp không tưởng. Thưởng thức món ăn cùng một ly bia mát lạnh chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú lắm đây!
Canh mướp đắng hầm xương
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ bị mệt, một nồi canh mướp đắng hầm xương có thể sẽ giúp bạn thanh nhiệt, lấy lại sức khoẻ một cách nhanh chóng đó.
Mướp đắng được hầm với xương cho đến khi chín mềm, chất ngọt của xương giúp món canh có vị thanh mát, đắng dịu rất hấp dẫn. Dùng ngay khi còn nóng, ăn kèm với cơm nóng và chấm với nước mắm ớt để món canh được ngon và tròn vị nhất nhé!
Mướp đắng ngâm nước mắm
Giúp bạn có một món ăn kèm hấp dẫn, mướp đắng ngâm nước mắm mới lạ, đậm đà chắc chắn sẽ khiến nồi cơm nhà bạn nhanh vơi lắm đây.
Mướp đắng vẫn giữ được độ giòn và đắng nhẹ, tuy nhiên, món ăn lại có nước mắm và chút ớt cay cay thấm vào nên mướp đắng dễ ăn hơn hẳn. Ăn kèm với cơm và những món mặn, món xào khác cũng rất ngon, bạn nên thử nhé!
Vịt kho mướp đắng
Thêm một món kho ngon cho bạn trổ tài, vịt kho mướp đắng với hương vị mới lạ nhưng vẫn thơm ngon, đậm đà chắc chắn sẽ hao cơm lắm đây!
Thịt vịt được sơ chế kỹ nên không còn mùi, hơn nữa, khi kho cùng mướp đắng và các gia vị nên có hương vị đậm đà, thơm ngon. Ăn cùng với cơm nóng là vô cùng hấp dẫn đó!
Bọn trẻ nhà mình chả thích thịt cá nhưng lại rất đam mê với món trứng các mẹ ạ. Nhiều khi muốn cho con ăn cá để thông minh, hay bổ sung protein từ thịt, nhưng cứ nấu món đó là bữa cơm lại dặt dẹo mãi không xong. Trái lại nếu rán mấy quả trứng thì vèo cái hết bát, còn tranh nhau đến mệt luôn.
Vậy nên để mỗi bữa cơm không bị kéo dài cả tiếng mới xong, mình cứ cho con ăn trứng mỗi ngày, vừa rẻ, vừa nhanh mà dinh dưỡng trong món này mình nghe nói cũng ổn các mẹ ạ.
Ảnh minh họa/nguồn: Internet
Vậy ăn trứng nhiều như con nhà mình có tốt không? Do lão chồng mình hôm vừa rồi tự nhiên đang ăn cơm tối thì nhắc nhở: “cho con ăn ít trứng thôi không lại mắc bệnh mỡ máu đấy”. Chả biết lão đọc thông tin này ở đâu, nhưng mình nghe vậy cũng sợ nên tối rửa bát xong là mình nhảy ngay vào mạng tìm hiểu, mới biết cụ thể thế này các mẹ ạ.
Nói về mức độ tiêu thụ trứng trứng, PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, theo số liệu từ các cuộc điều tra mới nhất cho thấy, người Việt chỉ ăn trung bình 80 quả trứng/năm. Trong khi đó ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản là 250-300 quả trứng/người/năm.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên nhân là vì nhiều người Việt cho rằng ăn nhiều trứng sẽ sinh ra thừa cholesterol, từ đó gây các bệnh mỡ máu và tim mạch. Tuy nhiên, chuyên gia này khẳng định đây là quan niệm sai lầm.
+ Về giá trị dinh dưỡng của trứng: Đây là thực phẩm chứa nhiều protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ.
PGS Mai cho biết, trong trứng chứa hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó, lòng đỏ là thành phần tập trung chủ yếu các chất dinh dưỡng như: 13,6% chất đạm, 29,8% chất béo và 1,6% chất khoáng. Còn với lòng trắng trứng chứa phần lớn là nước, 10,3% chất đạm, 1 ít chất béo và chất khoáng.
+ Về thông tin hàm lượng cholesterol cao trong trứng không tốt cho sức khỏe: Bà Mai cho biết, trứng chứa nguồn chất béo rất quý, đó là lecithin, vì chất này thường có ít ở các thực phẩm khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lecithin có tác dụng ngăn ngừa tích luỹ cholesterol, điều hoà lượng cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể.
Chính vì vậy mà mặc dù có chứa tới 600mg cholesterol/100g trứng. Thế nhưng, nguồn cholesterol này không gây ứ đọng, xơ vữa động mạch và được đánh giá là tốt nhất trong tất cả thực phẩm hiện nay.
Điều này là nhờ tỷ lệ tương quan giữa cholesterol và lecithin có trong trứng đã giúp ngăn ngừa qúa trình xơ vữa động mạch, đồng thời đào thải cholesterol thừa khỏi cơ thể.
Liên quan đến điều này, Tiến sĩ Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng cho biết, ăn trứng có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Điều này là bởi ngoài cholesterol, chất abumin trong trứng (thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh) cũng được đánh giá là tốt nhất ở mọi loại thực phẩm, tốt hơn cả thịt bò.
Ảnh minh họa/nguồn: Internet
Vậy có thể ăn lượng trứng bao nhiêu để không ảnh hưởng sức khỏe?
Bà Mai cho biết, ở một số một số nước trên thế giới khuyến cáo, với người bình thường, không mắc bệnh nên ăn 1 quả trứng/ngày. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa đưa ra khuyến cáo tương tự. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các mẹ nên cho trẻ ăn lượng trứng như sau:
+ Với trẻ em dưới 6 tuổi: Nên ăn từ 5-6 quả trứng/tuần để giúp phát triển não bộ.
+ Với trẻ trên 6 tuổi: Nên ăn 4-5 quả/tuần.
+ Với người trưởng thành: Nên ăn 3-4 quả/tuần.
+ Với người có bệnh thừa cholesterol: Nên ăn 1 -2 quả trứng/tuần và không cần loại bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn.
Nói về số lượng trứng có thể ăn, Tiến sĩ Dương cũng cho biết, có thể ăn 1 quả/ngày, bởi ăn trứng không làm tăng huyết áp hay thừa cholesterol máu như nhiều lời đồn đại. Tuy nhiên, khi ăn với chế độ này, chúng ta cũng nên kiểm soát lượng cholesterol từ các nguồn khác.
Để ăn trứng đúng cách, PGS Mai khuyến cáo người dân:
+ Không nên ăn tái, chần phần lòng trắng trứng: Bởi trong lòng trắng trứng có các chất phản dinh dưỡng, khiến tiêu hóa chất đạm khó khăn và hấp thu vitamin B2 kém. Tuy nhiên phần lòng đỏ trứng có thể ăn tái nếu đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Không nên ăn trứng đã nấu vađể qua đêm: Nếu để qua đêm, qua bữa sau người ăn vào có thể gây ngộ độc nặng.
+ Không ăn trứng cùng một số thực phẩm như: sữa, thịt thỏ, quả hồng, nước chè vì sẽ gây những tác dụng phụ không đáng có cho sức khỏe.
Bữa sáng là bữa ăn cực kỳ quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên bạn có biết bữa sáng ăn gì là tốt nhất không?
Bữa sáng có vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Bữa ăn này cung cấp năng lượng cho cơ thể sau cả một đêm dài, nếu bỏ bữa ăn này, bạn sẽ mệt mỏi và uể oải, chưa kể rất hại cho dạ dày.
Tuy nhiên, rất nhiều người Việt chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của bữa sáng mà chỉ ăn cho no bụng, qua loa, thường là ăn mì tôm, cơm rang, hoặc bún phở. Tất nhiên những món ăn này cũng ngon nhưng ăn mãi thì không thực sự tốt cho sức khỏe.
Bữa sáng ăn xôi, bún, phở có tốt cho sức khỏe không?
TS. BS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) chia sẻ vấn đề này như sau: Khi chúng ta đã gọi là bữa ăn sáng thì điều quan trọng nhất là ăn khoa học và hợp lý. Đó phải là bữa ăn cân đối giữa các món. Song, bữa sáng của hầu hết người Việt hiện nay lại chưa có sự cân đối đó.
Với bún và xôi, TS. Từ Ngữ phân thích: Dù lựa chọn món nào thì bữa sáng vẫn không có sự cân đối về các chất. Chẳng hạn, xôi xéo là món mọi người ăn ăn, có protein, lipit từ đậu xanh, mỡ và hành phi nhưng số lượng rất ít. Thành phần chính của món này là gluxit. Còn các loại bún như bún chả, bún cá… thì có nhiều chất hơn, giàu protein hơn xôi nhưng hàm lượng chất xơ, vitamin lại hạn chế.
Do đó, ông kết luận: Nếu so sánh về mặt chất lượng thì một bát bún sẽ cân đối hơn 1 gói xôi. Song, nếu đảm bảo tiêu chí no bụng thì bún không bằng xôi.
Ông cũng khuyên mọi người: Bữa sáng phải có tinh bột (gluxit) và nên bổ sung thêm nhiều rau xanh. Vì tinh bột nạp vào cơ thể chiếm tới 50% thành phần bữa ăn, nó rất quan trọng với sức khỏe. Chỉ có điều, hiện nay nhiều người lại giảm lượng tinh bột để giảm cân, nhất là vào bữa sáng. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm.
Nói tóm lại, bữa sáng cần bổ sung thêm nhiều rau. Đây là thực phẩm giá rẻ nhưng lại vô cùng cần thiết dù bạn ăn sáng bằng xôi, bún hay là phở.
Ngoài ra, những thực phẩm sau đây cũng rất tốt cho bữa sáng
Trứng
Trứng là lựa chọn bữa sáng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Trứng chứa hàm lượng protein cao lại rất dễ chế biến và giúp tạo cảm giác no, do đó thúc đẩy việc ăn uống có kiểm soát và quản lý cân nặng.
Quả mọng
Các loại quả mọng, bao gồm dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất đều là những lựa chọn ngon miệng vào bữa sáng và tốt cho sức khỏe. Chúng có lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật.
Quả mọng có màu xanh tím và đỏ đặc trưng nhờ chất chống oxy hóa gọi là anthocyanin có trong chúng. Các nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ thường xuyên các loại quả mọng có chứa anthocyanin hỗ trợ chống lại chứng viêm, bệnh tim, ung thư và đái tháo đường.
Ngô
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay: 1 bắp ngô luộc nặng khoảng 164gr sẽ chứa 177 calo và rất nhiều omega 6 cũng như chất xơ. Những điều này mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột. Nhờ vậy, có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ở ruột, trong đó có cả ung thư.
Khoai lang
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Sử dụng khoai lang vào buổi sáng vô cùng có ích cho sức khỏe. Nó giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như dinh dưỡng đầy đủ để bắt đầu ngày mới.
Khoai lang cũng rất giàu dinh dưỡng như đạm, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người.
Chuối
Bắt đầu ngày mới với chuối cũng là sự lựa chọn thích hợp. Loại quả này rất giàu chất xơ, ít calo. Do đó, nó có thể là sự lựa chọn thay thế thích hợp cho bún, phở nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ.
Trong 1 quả chuối lớn có chứa 100kcal, nhưng có tới 4-5g chất xơ (chiếm khoảng 15% lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày). Nhờ đó, có thể kiểm soát lượng thực phẩm mà bạn nạp vào.
Mặt khác, ăn chuối buổi sáng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và tăng tốc độ trao đổi chất. Chuối cũng giúp cân bằng mức natri trong cơ thể, kiểm soát hiệu quả.
Lòng lợn (bao gồm cả dạ dày, ruột non, ruột già) là một trong số những món ăn dân dã. Trong Đông y, lòng lợn được gọi trư đỗ, là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm; vào tỳ, vị, thận, có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Sau đây là một số món ăn bài thuốc chữa bệnh có lòng lợn.
Lòng lợn (bao gồm cả dạ dày, ruột non, ruột già) là một trong số những món ăn dân dã. Trong Đông y, lòng lợn được gọi trư đỗ, là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm; vào tỳ, vị, thận, có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Sau đây là một số món ăn bài thuốc chữa bệnh có lòng lợn.
Ruột lợn nhồi nhân sâm: dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn), nhân sâm 15g, bột tiêu 3g, gừng tươi 15g, hành sống 7 củ, gạo tẻ 200g. Lòng lợn rửa sạch, các loại trên trộn đều nhồi vào dạ dày lợn khâu buộc lại. Hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Thức ăn bồi bổ cơ thể dùng cho các trường hợp suy kiệt, bệnh lao dài ngày.
Lòng lợn hầm hải sâm mộc nhĩ dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư.
Cháo lòng: dạ dày lợn 1 cái hoặc ruột lợn 1 đoạn, gạo tẻ 200g. Dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng; lấy nước nấu với gạo tẻ thành cháo. Cháo chín, cho dạ dày hoặc ruột lợn đã luộc vào, đun nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp suy kiệt, đặc biệt là sau thời gian bị bệnh dài ngày.
Lòng lợn dầm tương: dạ dày hoặc ruột lợn, lượng thích hợp luộc chín, thái lát. Dùng tỏi, dấm, hồ tiêu, tương (hoặc nước mắm) làm nước chấm. Ăn thường ngày khi đói, ngày 1 lần, tuần 2 – 3 lần. Dùng cho người cao tuổi thiểu dưỡng, phù nề hai chân.
Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn, khâu chặt lại, thêm nước và gia vị, hầm nhừ; lấy nước bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.
Lòng lợn hầm: dạ dày lợn 1 cái, làm sạch thái lát, thêm gia vị, nước, hầm nhừ, ăn thường nhật, tuần vài ba lần. Dùng cho các trường hợp lang ben, bạch biến, sạm da.
Canh lòng lợn hoàng kỳ: dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 200g, hạt sen bỏ tâm 20g. Lòng luộc chín thái miếng. Tất cả bung nhừ, vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị. Dùng cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhược cơ thể.
Hải sâm hầm lòng lợn: hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng heo làm sạch thái miếng, thêm gia vị, nước lượng thích hợp nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng).
Lòng lợn nhồi củ năn: củ năn gọt bỏ vỏ, cho vào một đoạn ruột lợn đã rửa sạch, buộc hai đầu, đem luộc nhừ trong nồi đất, không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đầy trướng bụng.
Canh lòng lợn hầm hoàng kỳ thăng ma chỉ xác: ruột lợn (lấy đoạn đại tràng) 250g, hoàng kỳ 20g, thăng ma 9g, chỉ xác 10g. Ruột lợn làm sạch thái miếng, cho 3 dược liệu cho trong túi vải, thêm nước. Hầm chín, bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn trong ngày. Đợt dùng liên tục 7 ngày. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, các loại thoát vị.