Home Blog Page 9

‘Biển báo chỉ nằm bên phải – bẫy giao thông ở Việt Nam’

0
Biển cấm ôtô rẽ trái hoặc quay đầu nhưng lại nằm ở lề đường bên phải, cách xa có khi vài chục mét, rất khó quan sát.

 

Nhà hàng mà gia đình tôi thường ăn tối cuối tuần nằm ở phía bên kia đường, tức theo chiều di chuyển, tôi sẽ phải quay đầu. Nhiều năm nay tôi vẫn lái xe như vậy. Nhưng cách đây vài tháng, chiếc xe cầu vượt hoàn thiện. Vài ngày đầu khi chưa chính thức thông xe (nhưng vẫn mở cho các phương tiện di chuyển), ở nơi tôi thường quay đầu, cũng là đoạn từ cầu vượt xuống, có biển cấm quay đầu cắm ngay dải phân cách giữa đường. Tôi hiểu rằng khi có cầu vượt, nếu các phương tiện dừng ở đây để quay đầu sẽ gây ùn tắc giao thông. Hợp lý. Tôi đi lên điểm phía trên để quay đầu.

Nhưng chuyện xảy ra vào tuần sau đó, khi cầu đã thông xe chính thức, tôi quay lại đây ăn tối, thì tấm biển báo cấm quay đầu đã không còn ở dải phân cách giữa đường nữa. Tôi hí hửng quay đầu thì bị chặn xe. Hóa ra vẫn có biển cấm, nhưng nó đã di chuyển sang lề đường bên phải, và một chiếc xe buýt to lớn đã chắn hết tầm nhìn của tôi.

Biển cấm quay đầu từng có ở nơi khoanh tròn, nay được di chuyển sang bên phải. Ảnh: Lê Tuấn

Biển cấm quay đầu từng có ở nơi khoanh tròn, nay được di chuyển sang bên phải. Ảnh: Lê Tuấn

Vậy đấy, từ chỗ rất hiệu quả, chiếc biển báo được di chuyển ra chỗ kém hiệu quả hơn rất nhiều. Mà không chỉ trong phố, trên đường cao tốc cũng vậy. Khi  ô tô chạy ở làn sát dải phân cách ở tốc độ 120 km/h, ở phía bên kia đường xuất hiện biển báo 80 km/h, tài xế phanh dúi dụi.

Tại sao việc đơn giản là cắm biển ở ngay dải phân cách để các phương tiện, đặc biệt là người lái ôtô dễ quan sát mà chúng ta không làm? Mà nếu để cẩn thận hơn, ở những nơi đường rộng, ví dụ 3-4 làn trở lên, cắm cả hai bên là tốt nhất. Biển báo hiện nay cứ như những cái bẫy giao thông.

Một lần khác tôi đi với bạn, khi vào khu vực dân cư, ứng dụng bản đồ đọc thông báo giới hạn tốc độ 50 km/h, nhưng bạn tôi lái xe không hiểu vì sao. Lúc ấy tôi mới nói có biển báo khu dân cư thật, nhưng nó nằm ở lề đường và một lùm cây um tùm bọc bên ngoài. Ở các góc khác nhau, có thể không nhìn thấy.

Năm 2025: Chỉ 2 trường hợp này mua bán đất giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ mẫu mới, đó trường hợp nào?

0

Mua bán đất giấy tờ viết tay là gì?

Mua bán đất giấy tờ viết tay là hình thức chuyển nhượng nhưng không có văn phòng công chứng, không có cơ quan có thẩm quyền xác thực. Đây là hình thức mua bán thỏa thuận dân sự nên dễ nảy sinh rủi ro, nhất là khi có tránh chấp kiện tụng. Ngoài ra, khi mua bán giấy tờ viết tay thường sẽ không được cấp Sổ Đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, có 2 trường hợp này dù mua bán giấy tờ viết tay cũng được cấp sổ đỏ. Đó là trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

2 trường hợp mua bán đất giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ

Theo đó, có 2 trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay sẽ được cấp sổ đỏ.

+ Trường hợp 1: Sử dụng đất do việc chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước thời điểm ngày 1/1/2008.

+ Trường hợp 2: Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ thời điểm ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất tại quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 thuộc Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Như vậy, trường hợp người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay mà thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì sẽ vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ năm 2025
Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ năm 2025

Thủ tục cấp sổ đỏ khi đã mua đất bằng giấy viết tay

Bước 1: Các hộ gia đình hoặc các cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong trường hợp khi mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay.

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất sẽ thực hiện nộp đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết

Bước 3: Cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định và sau đó xác minh thực địa. Trong trường hợp hồ sơ của người sử dụng đất hợp lệ thì cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành các công việc sau:

+ Thông báo về các nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu thực hiện (nếu có);

+ Lập hồ sơ, tờ trình kèm theo dự thảo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi đến UBND có đủ thẩm quyền để tiến hành ký quyết định.

+ Sau khi tờ trình đã được ký duyệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ nhận lại hồ sơ và thực hiện bổ sung, cập nhập các thông vào hồ sơ địa chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp sổ đỏ
Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp sổ đỏ

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các loại văn bản giấy tờ còn thiếu. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ trả lại người nộp hồ sơ kèm văn bản sẽ giải thích các lý do hồ sơ không đủ điều kiện để cấp sổ đỏ.

Thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu trong 02 rường hợp nêu trên sẽ không quá 30 ngày, riêng đối với các xã huyện thuộc vùng cao, hải đảo, các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện sẽ không quá 40 ngày (thời gian được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính cả các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật).

Kể từ năm 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở? Người dân nên nắm rõ để được lợi nhất

0

Luật Đất đai 2024 có nhiều chính sách thay đổi liên quan tới bồi thường, tái định cư. Dưới đây là những quy định mới nhất theo Luật đất đai 2024 về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. Liệu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở hay không?

Từ 2025, đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường bằng nhà ở?

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà đủ điều kiện được bồi thường thì khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng:

– Đất nông nghiệp;

– Tiền;

– Đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi;

– Nhà ở.

Từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở

Từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở

Đối chiếu với quy định tại Điều 74, Điều 77 Luật Đất đai năm 2013, hiện nay, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ được bồi thường về đất bằng đất nông nghiệp hoặc tiền (trong trường hợp không có đất nông nghiệp để bồi thường).

Đồng thời, khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 quy định, người bị thu hồi đất nông nghiệp đủ điều kiện bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở/nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở/nhà ở tái định cư.

Như vậy, từ ngày 01/01/2025 – khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi có đủ điều kiện bồi thường thì có thể được bồi thường bằng nhà ở. Tuy nhiên, đối chiếu với nguyên tắc bồi thường về đất tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024, vẫn sẽ ưu tiên bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền. Nếu được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng nhưng phải đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nói tóm lại, từ năm 2025, người có đất nông nghiệp bị thu hồi có khả năng được bồi thường bằng đất ở, nhà ở (hiện nay chỉ quy định bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc tiền).

Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

Theo Điều 95 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi đất được bồi thường về đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

– Có quyết định giao đất/quyết định cho thuê đất/quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai;

– Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì hạn mức bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:

– Thứ nhất, diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 176 và Điều 177 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế.

– Thứ hai, đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 1-7-2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

– Thứ ba, đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1-7-2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như trên.

TIN CỰC VUI: 5 loại đất không giấy tờ sử dụng ổn định trước 7/2014 sẽ được cấp Sổ đỏ mà không mất 1 đồng, ai không biết là thiệt

0

Đất không  giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước 7/2014, không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ.

Đất không có giấy tờ trước 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏ - Bắc Giang

Luật Đất đai 2024, có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ mà không vi phạm pháp luật, không thuộc trường hợp được giao đất sai thẩm quyền.

Ba trường hợp đầu tiên  được cấp sổ đỏ là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 18/12/1980; từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2014. Điều kiện là đất được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.

Với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống, nếu diện tích toàn bộ thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức quy định thì được cấp sổ với diện tích bằng hạn mức đất ở. Nếu diện tích đất đã xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức sẽ được cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã xây.

Thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, diện tích nhỏ hơn hạn mức thì được cấp sổ đỏ toàn bộ thửa đất đó.
Thửa đất dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì cấp sổ đỏ theo diện tích thực tế đã sử dụng, thời hạn lâu dài.

Khu đất gần 38ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh: Nguyễn Đông

Khu đất gần 38 ha từng được thành phố Đà Nẵng làm trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, bỏ hoang 10 năm, đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Ảnh:  Nguyễn Đông

Diện tích đất vượt hạn mức, nếu là đất phi nông nghiệp, không phải đất ở thì được cấp sổ đỏ vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Nếu diện tích vượt hạn mức là đất nông nghiệp sẽ được công nhận theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất muốn được cấp sổ đỏ vào mục đích phi nông nghiệp với phần diện tích này, nếu phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, xây dựng, nông thôn, thì sẽ được đáp ứng.
Trong cả ba trường hợp nêu trên, người sử dụng đất khi được cấp sổ đỏ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thửa đất có nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thì cấp sổ đỏ tính theo tổng hạn mức đất ở của những người này. Nếu một hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở, công trình phục vụ đời sống, được UBND cấp xã xác nhận ổn định trước ngày 15/10/1993, thì hạn mức tính theo từng thửa đất.
Trường hợp bốn , hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp nhưng đã dùng làm đất ở, đất phi nông nghiệp trước 1/7/2014 mà không có  giấy tờ, cũng được cấp sổ đỏ. Quy định này chỉ áp dụng với chủ đất có đăng ký thường trú tại địa phương điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp.
Trường hợp năm , hộ gia đình sử dụng đất ổn định vào mục đích nông nghiệp, được UBND xã xác nhận không có tranh chấp, cũng được cấp sổ đỏ theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền. Phần diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê của Nhà nước.

Còn lại, những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ mà chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo các trường hợp nêu trên, được tạm thời sử dụng theo hiện trạng đến khi Nhà nước thu hồi.
Luật quy định, Nhà nước có trách nhiệm cấp sổ đỏ cho các trường hợp đã đăng ký và đủ điều kiện. Chính phủ sẽ quy định chi tiết trình tự cấp sổ đỏ với đất không giấy tờ.
Luật mới đã mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ thêm 10 năm so với luật cũ (2014 thay vì 2004) và bổ sung các trường hợp đất nông nghiệp không có giấy tờ.
Luật Đất đai 2013 quy định, đất không giấy tờ trước 1/7/2004 được cấp sổ đỏ, điều kiện là sử dụng ổn định và không vi phạm, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch địa phương.
Đất không giấy tờ trước 1/7/2014 chỉ được cấp sổ đỏ ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn và chủ đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đồng tình mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đánh giá việc này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất, vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước.
HoREA dẫn chứng, tại TP HCM, việc cấp sổ đỏ đã đạt 99% nhưng vẫn còn một số hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp sổ đỏ dù đã sử dụng đất ổn định lâu đời hàng chục, trăm năm. Nguyên nhân bởi người dân không có giấy tờ đất và cũng không có nhu cầu xin cấp sổ đỏ.
Vì vậy, HoREA cho rằng, việc mở rộng diện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ và quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc này sẽ nâng cao chất lượng quản lý đất đai

Cách đơn giản để chuyển đất vườn sang đất ở mà không tốn một xu

0

Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp này, họ cần làm gì?

Chuyển đất vườn sang đất ở để bảo vệ quyền và lợi ích

Trường hợp bà N, sinh năm 1968, trú tại thôn Hạ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội cho biết, mảnh đất rộng 316m2 mà gia đình bà đang sinh sống lại nằm trong diện thu hồi để thực hiện dự án Đường vành đai 4. Thực tế, gia đình bà N đang sinh sống này là đất ông cha để lại từ nhiều đời nay. Năm 2017, gia đình bà đã được UBND huyện Thanh Oai cấp sổ đất vườn, trên sổ có ghi mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm. “Khi đó, do thiếu hiểu biết, nên tôi nhận sổ và không có ý kiến gì” – bà N chia sẻ. Tuy nhiên, phương án đền bù với 2 loại đất này hoàn toàn khác nhau, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của gia đình bà.

Đất giá rẻ

Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất.

Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất.

Đất giá rẻ

Liên quan đến trường hợp này, theo các luật sư, khi quyền lợi bị ảnh hưởng, những người sử dụng đất có quyền đề nghị, kiến nghị đến cơ quan chức năng cấp đổi, cấp bổ sung và công nhận lại diện tích đất ở trong sổ để cho khớp với thực tế sử dụng, thời điểm sử dụng.

Nếu UBND cấp xã có biên bản để xác nhận có nguồn gốc sử dụng đất có nhà ở ổn định trước thời điểm ngày 18.12.1980, quá trình sử dụng không tranh chấp, lấn chiếm; sổ mục kê lập theo hồ sơ số 299/TTg thể hiện toàn bộ đất là loại đất thổ cư thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho gia đình cần được cơ quan chức năng cấp lại cho đúng thực tế. Lúc này toàn bộ thửa đất đó sẽ đủ điều kiện công nhận là đất ở.

Ngoài ra nếu không thuộc trường hợp trên thì gia đình cần căn cứ quy định “Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980, người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất bằng diện tích thực tế của thửa đất đối với trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn 5 lần hạn mức giao đất ở, bằng 5 lần hạn mức giao đất ở đối với trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn 5 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của Luật Đất đai” theo khoản 3, điều 24 thuộc Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Theo quy định, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.

Theo quy định, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.

Với quy định này, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.

Khi giấy chứng nhận đã được cấp đổi, cấp bổ sung, công nhận thì quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo, sẽ không còn bị ảnh hưởng, thiệt hại khi tiến hành tách thửa đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Trên thực tế, cũng có khá nhiều trường hợp người dân đã vận dụng hiểu biết pháp luật này đã triển khai và bảo vệ được tối đa quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, đất ở

0

Tuy nhiên, khác với các loại đất khác, đất trồng cây lâu năm cũng có những nguyên tắc riêng khi chuyển đổi mà không phải ai cũng nắm rõ, dưới đây là thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư.

1. Nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng đất 
Theo quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2013 có nói về nguyên tắc sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình và tổ chức khi sử dụng đất phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
– Thứ là đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Thứ hai là tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Thứ ba là người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm có phải xin cấp phép?
Những trường hợp sau đây khi người dân muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo quy khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013)
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Do đó, người dân khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải thực hiện nghĩa vụ xin phép cơ quan có thẩm quyền và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định người có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2: Cách thức nộp hồ sơ
Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng TN&MT.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Xử lý và giải quyết yêu cầu
– Phòng TN&MT có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.
– Phòng TN&MT hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
– Phòng TN&MT chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 5. Trả kết quả
Phòng TN&MT trao quyết định cho hộ gia đình, đồng thời cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
* Thời gian thực hiện:
– Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất);
– Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
4. Xử phạt hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm trái phép
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP cá nhân sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Lưu ý: Tổ chức vi phạm tại Điều này thì mức phạt gấp 2 lần.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước, đồng thời nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, đất ở thì cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và thực hiện đúng thủ tục. Trường hợp vi phạm có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngắm đoàn tàu dự kiến vận tốc 300km/h từ Hà Nội đến Hạ Long chỉ mất 30 phút

0

Một tập đoàn lớn vừa đề xuất với Chính phủ xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Quảng Ninh có chiều dài khoảng 121km, vận tốc 300 km/h để vận tải hành khách.

Hiện dự án tuyến đường sắt Hà Nội – Quảng Ninh đang được đề xuất xây dựng nên chưa có bản thiết kế chi tiết. Đây là những hình ảnh viễn tưởng về dự án được tạo ra bởi sự hỗ trợ của AI.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về đề xuất đầu tư xây dựng dự án tuyến đường sắt chở khách Hà Nội – Quảng Ninh 3 ngày trước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các tuyến đường sắt trên hành lang Hà Nội – Quảng Ninh có vai trò quan trọng trong kết nối của vùng đồng bằng sông Hồng.

Chính phủ hoan nghênh đề xuất của doanh nghiệp trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông bảo đảm tiêu chí pháp lý với thủ tục nhanh nhất.

Theo đó, một tập đoàn lớn đề xuất dự án đầu tư tuyến đường sắt chở khách Hà Nội – Quảng Ninh để tạo thuận lợi cho khách du lịch di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Ninh và ngược lại, có chiều dài khoảng 121km, với vận tốc thiết kế tối đa 300 km/h. Với vận tốc này, thời gian đi lại giữa 2 địa phương sẽ rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút.

Cũng tại buổi họp, lãnh đạo các Bộ Tài chính, Xây dựng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Ninh, TP. Hà Nội đã trao đổi về những vấn đề đặt ra liên quan đến hướng tuyến, công nghệ, nhu cầu vận tải, tổng mức đầu tư, hiệu quả đầu tư, tính khả thi… đối với đề xuất của Tập đoàn Vingroup trong tổng thể quy hoạch mạng lưới đường sắt trên hành lang Hà Nội – Quảng Ninh.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, nhà đầu tư để thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới đường sắt trên hành lang Hà Nội – Quảng Ninh trong bối cảnh thay đổi về phát triển kinh tế – xã hội, kỹ thuật, công nghệ; xem xét, tính toán, lựa chọn hướng tuyến phù hợp nhằm tối ưu hóa các mục tiêu, hiệu quả đầu tư của nhà nước, tư nhân.

Nhà đầu tư cần làm rõ đề xuất hướng tuyến, các công trình hạ tầng đường sắt, phương thức đầu tư và cơ chế, chính sách đi kèm để khai thác, phát triển hạ tầng, đô thị thương mại, dịch vụ dọc tuyến dự án (TOD)…

Thực tế hiện nay, trên hành lang kết nối Hà Nội – Quảng Ninh có định hướng quy hoạch 1 tuyến đường sắt Yên Viên – Lim – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân, trên cơ sở tận dụng hạ tầng tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn (đoạn Yên Viên – Lim) và Kép – Hạ Long – Cái Lân (đoạn Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân).

Chức năng chủ yếu của tuyến đường sắt là khai thác hỗn hợp hàng hóa và hành khách với tốc độ thiết kế 120 km/h. Tuy nhiên, sau khi khởi công năm 2008, đến năm 2011, tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân bị đình hoãn.

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phương án đầu tư bổ sung khoảng 4.000 tỷ đồng cho tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân nâng tổng mức đầu tư lên khoảng 8.300 tỷ đồng, điều chỉnh công năng của dự án sang chủ yếu vận tải hành khách.

4 trường hợp cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ theo mẫu mới: Cố giữ lại bị phạt nặng

0

4 trường hợp cần đi cấp đổi lại Sổ đỏ 

Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1. Tất cả những người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận mới hiện đang áp dụng).

Ai cần cấp đổi lại Sổ đỏ
Ai cần cấp đổi lại Sổ đỏ

Trước ngày 10/12/2009 (trước ngày Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) tại Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Để thống nhất quản lý và tránh gây khó khăn cho người dân, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, các loại giấy chứng nhận cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý, người được cấp có nhu cầu đổi sang loại Giấy chứng nhận mới thì được quyền đổi.

– Trường hợp 2. Tất cả những trường hợp mà người dân đang sở hữu giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì nên cấp đổi lại để tránh thiệt thòi.

Trường hợp cần cấn đổi lại Sổ đỏ
Trường hợp cần cấn đổi lại Sổ đỏ

– Trường hợp 3. Tất cả những trường hợp đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; thì bắt buộc phải cấp đổi lại sổ đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Trường hợp 4. Tất cả những trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng thì nên cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ai mua bán nhà đất Giấy tờ viết tay, chỉ cần làm đủ 4 điều này sẽ được cấp Sổ Đỏ ngay trong năm nay

0
Theo quy định muốn cấp sổ đỏ cho trường hợp mua bán nhà đất giấy viết tay cần có đủ các bước này, đó là gì?
Giấy thủ công

Mua bán nhà đất  giấy viết tay là gì?

Mua bán nhà đất giấy viết tay là thỏa thuận dân sự giữa hai bên mua và bên bán không có sự xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan văn phòng luật. Bởi vậy, trong nhiều tình huống sẽ không đảm bảo được tính pháp lý của giao dịch mua bán nhà đất. Đồng thời, sẽ không được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, trong một số tình huống việc mua bán nhà đất vẫn có thể tiến hành làm sổ đỏ. Những người mua bán nhà đất giấy viết tay muốn được cấp sổ đỏ cần làm đủ 4 bước sau. Đó là những bước nào?

Giấy thủ công

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, người sử dụng đất có đất được mua, tặng cho bằng giấy viết tay thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng khi thuộc một trong 2 trường hợp sau đây và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Ai mua bán nhà đất giấy viết tay được cấp sổ đỏ

Ai mua bán nhà đất giấy viết tay được cấp sổ đỏ

– Đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1.1.2008.

– Đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 1.1.2008 đến trước ngày 1.7.2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/ND-CP.

Theo đó, thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

– Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

– Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

+ Địa phương có bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa.

+ Địa phương chưa thành lập một phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đất đai (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).
Mua bán nhà đất giấy viết tay làm gì để được cấp sổ đỏ

Mua bán nhà đất giấy viết tay làm gì để được cấp sổ đỏ

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa nộp lệ phí thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

– Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong giai đoạn này, khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, người nộp hồ sơ nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận  Giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Giấy chứng nhận sẽ được trao cho người dân trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong thủ tục.

Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng  giấy viết tay là bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay được xác định như sau:

– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 10 ngày.

Cách xây trang trại trên đất nông nghiệp đúng luật bạn nên biết

0

Hiện nay, tình trạng sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích diễn ra rất phức tạp, tràn lan do nhiều người chưa nắm rõ quy định của pháp luật. Vì vậy, đất nông nghiệp có được xây trang trại không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Chợ nông sản

Có được làm trang trại trên đất nông nghiệp không?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác); Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác (dùng để xây dựng chuồng trại, nhà kính và các loại nhà khác phục vụ nghiên cứu thí nghiệm các giống vật nuôi, cây trồng).

Theo quy định trên, người sử dụng đất có thể thực hiện việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp trong các trường hợp sau:

– Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt.

– Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại động vật khác được pháp luật cho phép và xây dựng các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi.

Xây trang trại trên đất nông nghiệp thế nào cho hợp pháp?

Chợ nông sản

Cá nhân, hộ gia đình xây trang trại trên đất nông nghiệp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định.

Cụ thể, theo quy định mới nhất tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động trong đó gồm:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.

– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm…