Home Blog Page 103

Kỹ sư xây dựng chia sẻ: “Thà chịu thiệt đất chứ không làm WC dưới gầm cầu thang”

0

Nhiều ngôi nhà phố bố trí khu vệ sinh dưới cầu thang để tiết kiệm không gian sinh hoạt, tuy nhiên cách này có nhiều nhược điểm.

Kỹ sư xây dựng Ledung chia sẻ quan điểm và giải pháp của anh trên Facebook cá nhân:

Cách đây 24 năm, khi tôi ra Hà Nội học, đến nhà người quen chơi, lần đầu tiên, tôi thấy nhiều nhà bố trí WC dưới cầu thang đi kèm quạt hút mùi của Trung Quốc. Bật công tắc điện sáng, cái quạt chạy vù vù như cánh quạt trực thăng. Tuy nhiên, luồng khí hôi bị quạt thổi tán loạn ám cả nhà và một phần vào hộp kỹ thuật.

Ảnh minh họa: Bathroom Trend.

Năm này qua tháng khác, cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hoặc trong một góc thiếu khí trong nhà nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Nó trở thành trào lưu, thói quen xây dựng. Thậm chí, một vài kiến trúc sư cũng áp dụng giải pháp này như một lựa chọn tất yếu.

Tuy nhiên, thay vì mùi hôi chỉ trong phạm vi vài mét vuông và thoát rất nhanh, toàn bộ căn nhà sẽ thành nơi chứa uế khí. Mọi người thường hay lý luận rằng, như thế sẽ tiết kiệm được vài mét vuông dành cho sinh hoạt. Nhưng một thiết kế khoa học sẽ giúp tiết kiệm không gian hơn thay cho quan điểm mặc định WC trong nhà nhỏ phải dưới gầm cầu thang.

Nếu khu đất nhà bạn có diện tích càng bé, mùi lại càng đặc trưng. Gió tự nhiên không vào được nên mùi ám vào tường, quần áo, khăn tắm… Vào những hôm trời nồm ở Hà Nội, mùi theo hơi nước bốc lên hôi hám và ám ảnh, gây khó chịu cho các thành viên trong nhà.

Có rất nhiều cách bố trí WC, bạn chỉ cần cho kiến trúc sư biết rõ hai yêu cầu bất di bất dịch của bạn. Một là khu vệ sinh phải có khí tươi để thông thoáng và thoát mùi hôi. Hai là thứ tự ưu tiên các khu chức năng trong sinh hoạt của bạn.

Trong không gian dưới 60 m2, bạn không thể sắp xếp ưu tiên cho mọi phòng mà phòng nào cũng hoàn hảo cả. Do đó, bạn cần phải có nguyên tắc rõ ràng cho từng khu chức năng trong gia đình. Khi đó, phòng chức năng có ưu tiên cao hơn sẽ được sắp xếp cho không gian tốt hơn. Các phòng khác sẽ bị hạn chế một số mặt tiện ích nhất định. Giống như khi chỉ có một cái bánh thì con ăn trước bố mẹ hay đi máy bay có sự cố thì bạn phải đeo bình dưỡng khí trước khi đeo cho con.

Mỗi gia đình có những thói quen sinh hoạt, những sở thích riêng, không mấy ai giống ai. Bởi vậy, sẽ là sai lầm khi bạn chưa có ý kiến tư vấn, trao đổi với kiến trúc sư mà bê nguyên một mẫu kiến trúc nào đó bạn thấy vừa mắt về làm cho nhà mình. Bạn không giỏi hơn kiến trúc sư nên cần tôn trọng phương án mà họ đưa ra, sẽ ít có sai sót hơn.

Kiến trúc sư như là bác sĩ đối với bệnh nhân. Họ có thể làm sai một số chỗ, nhưng về bố cục tổng thể, họ luôn tốt hơn bạn. Bạn đừng bao giờ tự mình đi mua thuốc hay mua loại thuốc mà người bị tương tự mình đang uống và đã khỏi.

Cá nhân tôi ưu tiên số một là nhà vệ sinh, nó phải thoát mùi nhanh thì nhà mới sạch, mới thơm. Sau đó, tôi tính đến phòng ngủ, tiếp đó là đến bếp. Phòng khách xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên bởi tôi làm nhà cho gia đình ở chứ không làm cho khách. Bạn không được bố trí khu vệ sinh ở nơi thiếu khí tươi lưu thông và làm nhà vệ sinh chỉ cho khách vãng lai.

Nguyên lý sinh hoạt của nhà ở gia đình khác quán trọ. Nhà hàng, khách sạn ưu tiên khách vãng lai, còn nhà cá nhân ưu tiên cho tiện nghi và sự thông thoáng của gia chủ trong sinh hoạt. Do đó, chúng ta phải xác định làm nhà cho mình ở, không phải cho khách. Tuyệt đối không vì khách mà bạn phải phá vỡ toàn bộ cấu trúc nhà ở của chính gia đình mình.

Nhà tôicó 56 m2 (4,7x12m), tôi để 2 m2 cho hàng xóm làm rộng lối đi. Bù lại, anh ấy cho tôi mở cửa sổ nhà vệ sinh sang lối đi đó. Vài m2 có thể nhiều tiền nhưng bạn có được tình cảm láng giềng và mở cửa sổ theo nhu cầu của bạn.

Ở phần diện tích còn lại, tôi để ra 16 m2 để làm giếng trời chạy dọc nhà (1,3x12m), cầu thang, diện tích ở chỉ còn 38 m2. Mọi phòng ngủ, nhà vệ sinh ngoài khả năng lưu thông không khí còn mở thông

Từ nay : Đất ông bà ở nhưng chưa có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?

0

 Rất nhiều người dân quan tâm rằng đất ông bà cha mẹ họ ở lâu nhưng chưa có sổ đỏ, với đất này thì có được chia thừa kế hay không.

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế của người sử dụng đất

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

– Đất không có tranh chấp

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, tại điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 có quy định: Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

thua-ke

Về nguyên tắc chỉ khi có Giấy chứng nhận người sử dụng đất mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, 04 điều kiện trên áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất thực hiện để lại quyền thừa kế theo di chúc (khi lập di chúc thì người sử dụng đất thể hiện ý chí của mình trong việc để lại di sản, trường hợp thừa kế theo pháp luật không thể hiện ý chí của người sử dụng đất).

Mặt khác, trường hợp lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận thì khi đó mới đủ điều kiện để công chứng hoặc chứng thực; trường hợp lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng thì người đang sử dụng đất vẫn được thể hiện ý chí của mình là để lại quyền sử dụng đất dù không có Giấy chứng nhận.

so-do

Đất không sổ đỏ vẫn được chia thừa kế

Căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, việc xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

– Đối với đất do người đã mất để lại mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản

– Đối với trường hợp đất do người đã mất để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người đã mất để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì được phân biệt như sau:

+ Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

+ Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

– Trong trường hợp người đã mất để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, khi quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì sẽ được chia di sản thừa kế dù đất chưa có sổ đỏ.

Bố mẹ chia thừa kế không đều, tôi và anh cả không được 1 xu nhưng cậu út lại được toàn bộ tài sản cùng căn nhà 200m2, đang định kéo nhau ra tòa thì em chỉ lên bản di chúc trên bàn thờ và h-é l-ộ sự thật đau lòng: Hóa ra ….

0

Thì ra em út mới ra đời đã chịu nhiều tổn thương mất mát đến vậy. 

Từ nhỏ ai cũng nói tôi và anh cả có gương mặt giống nhau, còn em út chẳng giống ai trong nhà cả. Tôi cho là mẹ sinh con trong bệnh viện, có thể ôm nhầm em. Tôi từng gặp riêng bố để thắc mắc vấn đề này.

Tôi khuyên bố nên đi làm xét nghiệm ADN với em Luân, lỡ ra em ấy không phải máu mủ ruột thịt với gia đình. Nhưng bố trách tôi xem phim nhiều nên nghĩ linh tinh, bố khẳng định Luân là em út của chúng tôi và cấm được nhắc đến chuyện này nữa.

Trong 3 anh em, tôi thấy bố mẹ luôn cưng chiều và nhường nhịn đồ ăn ngon cho Luân. Mỗi khi em út mà khóc thì việc đầu tiên bố hay mẹ sẽ chạy đến dỗ dành và hỏi ai bắt nạt em ấy. Nhiều lúc tôi và anh trai bị đánh oan vì những lần Luân khóc.

Tuy được bố mẹ cưng chiều nhưng lúc lớn lên Luân ngoan ngoãn, học hành rất giỏi và mọi người đều yêu quý. Bố mẹ luôn so sánh và nhắc nhở chúng tôi phải lấy em út làm tấm gương để noi theo.

Dù tôi và anh trai cố gắng cũng không bao giờ đuổi kịp Luân. Bố mẹ đầu tư cho tôi và anh trai học hành tử tế nhưng chúng tôi chỉ học xong cấp 3 rồi đi làm. Còn Luân thì dễ dàng đậu đại học và ra trường kiếm được công việc tốt lương cao.

Những năm bố mẹ tôi về già, chỉ có Luân chu cấp tiền nuôi dưỡng. Kinh tế của anh trai và tôi còn nhiều khó khăn, mẹ tôi lại bệnh tật ốm đau liên miên, mỗi lần đi viện rất tốn kém. Thế mà lần nào Luân cũng chi toàn bộ viện phí, không để anh chị bỏ ra đồng nào.

Bố mẹ qua đời để lại căn nhà cho con út khiến con cả bất bình, lúc này bỗng xuất hiện 1 bản di chúc: Nội dung bên trong khiến anh em tôi kinh ngạc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi gia đình tôi và anh trai cần tiền, chỉ gọi điện một câu là Luân sẵn sàng giúp đỡ. Lòng tốt của em út khiến mọi người trong gia đình đều rất nể trọng.

Sau khi bố mẹ mất để lại ngôi nhà rộng hơn 200m2. Mấy năm nay nhà không có người ở nên xuống cấp rất nhiều. Luân muốn bỏ tiền ra sửa sang lại làm chỗ thờ cúng bố mẹ và nơi gặp mặt của các anh em. Thế nhưng anh trai tôi không đồng ý, anh bảo bản thân là trưởng, có trách nhiệm thờ cúng bố mẹ. Anh muốn chúng tôi đồng ý ký tên cho tặng anh mảnh đất đó.

Đến lúc này Luân bất ngờ đưa ra bản di chúc có chữ ký của bố mẹ. Bên trong đó viết Luân là con của một người bạn của mẹ tôi. Bố mẹ Luân bị mất trong một vụ tai nạn. Trước khi qua đời, mẹ em ấy nhờ bố mẹ tôi nuôi dưỡng con. Ngôi nhà mà cả gia đình tôi sống những năm qua là của bố mẹ Luân để lại. Đó là tài sản của em ấy, không phải của bố mẹ tôi.

Nhìn cuốn sổ đỏ trên tay Luân không phải tên bố mẹ tôi, anh trai không nói được lời nào nữa. Đến lúc này em ấy mới bày tỏ thái độ của bản thân. Luân bảo tuy bố mẹ không sinh ra em ấy nhưng có công nuôi dưỡng nên người. Còn chúng tôi không có máu mủ ruột thịt nhưng Luân mong muốn mãi thân thiết yêu quý nhau như lúc trước.

Em ấy nói sẽ xây lại ngôi nhà làm thành từ đường thờ cúng bố mẹ, anh em tôi góp tiền hay công sức là tùy, còn lại Luân bỏ ra hết. Tôi định góp tiền làm nhà nhưng anh trai tôi không đồng ý. Anh ấy bảo nhà là của bố mẹ Luân, chỉ kẻ ngốc mới góp tiền để cho em ấy thừa hưởng. Theo mọi người, tôi có nên góp tiền xây nhà không?

Cái ngày còn thanh niên em cũng từng nghe nhiều chuyện con dâu gửi vàng cưới nhờ mẹ chồng giữ sau mất hút luôn nên em cũng hơi g:h:ê g:h:ê. Đến lúc chuẩn bị cưới, em cũng đò đưa hỏi qua lão nhà em là kết hôn xong ti:ề:n mừng cưới, của hồi môn ai giữ. Lão hiền khô bảo: ‘Cái đó tùy em, vợ chồng mình giữ cũng được, không gửi mẹ giữ cho giống vợ chồng anh trai. Quả không ngoài dự đoán của em, hôm cưới đợi công việc xong xuôi, khách khứa về cả mẹ chồng em mới lên phòng gõ cửa bảo hai đứa em: ‘Hai đứa kiểm phong bì với vàng cưới rồi đưa mẹ giữ cho. Hai đứa còn trẻ chưa có kinh nghiệm giữ tiền rồi lại vung phí hết’. Nói chung đã bị chị dâu cảnh báo trước nên em cũng không quá sốc hay bất ngờ gì trước ‘sự thẳng thắn’ của bà. Hơn nữa em đã có sự chuẩn bị trước nên bình thản cười tươi trả lời: ‘Dạ vâng, con cũng biết vì chúng con còn trẻ chưa biết giữ t;iề;n nên trước ngày cưới, bố mẹ con có hỏi con thích ông bà trao của hồi môn bằng vàng hay ti;ề;n mặt. Con chọn luôn ti;ề;n mặt rồi gửi ngân hàng làm sổ t;iế;t kiệm cho ra tấm ra món, sau này làm ăn còn có vốn. Chứ vàng giá cả lên xuống bấp bênh lắm. VẬY NÊN VÀNG CƯỚI SÁNG NÀY CON ĐEO ĐỀU LÀ ĐỒ GI;Ả, GỌI LÀ CHO CÓ HÌNH THỨC THÔI MẸ Ạ. Nghe xong câu nói của em mẹ chồng liền biế;n s;ắ;c rồi làm một hành động đ;ộ;ng tr;ờ;i…..

0

Của hồi môn sau cưới, ai sẽ là người cầm, có nên gửi mẹ chồng giữ hay không? Tuy không phải là câu hỏi mới mẻ nhưng dường như vẫn là đề tài được hội chị em quan tâm.

Có không ít nàng dâu sau khi kết hôn bị mẹ chồng đưa vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, không gửi vàng cưới cho bà thì sợ mất lòng, còn gửi thì lại sợ lúc cần khó lấy về được.

Cùng rơi vào cảnh ngộ này nhưng cách xử lý của cô dâu mới trong câu chuyện mới được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây được đánh giá là khá khôn khéo, đáng để chị em tham khảo.

“Cái ngày còn thanh niên em cũng từng nghe nhiều chuyện con dâu gửi vàng cưới nhờ mẹ chồng giữ sau mất hút luôn nên em cũng hơi ghê ghê. Đến lúc chuẩn bị cưới, em cũng đò đưa hỏi qua lão nhà em là kết hôn xong tiền mừng cưới, của hồi môn ai giữ. Lão hiền khô bảo: ‘Cái đó tùy em, vợ chồng mình giữ cũng được, không gửi mẹ giữ cho giống vợ chồng anh Khang ấy (Khang là anh trai lão)’.

Em hỏi ướm lão thế thôi chứ em cũng nghe ngóng hết rồi. Được cái em với chị dâu lão thân nhau, tuy chưa về chung 1 nhà nhưng có gì cũng dí dỏm kể hết với nhau. Dạo gần cưới chị ấy còn gọi bảo em sau này có vàng cưới là đừng dại đưa mẹ lão cầm giống chị ấy, trót đưa cho bà giữ, lúc gửi thì bà vui vẻ bảo khi nào cần cứ nói mẹ đưa cho. Tới lúc chị có việc lấy mà đòi khốn khổ.

Nghe điệu ấy là em hãi dần rồi, cộng thêm lão nhà em hiền lắm, mẹ nói gì cũng vâng dạ, không dám cãi bao giờ nên thôi em phải tính nước riêng cho mình.

Quả không ngoài dự đoán của em, hôm cưới đợi công việc xong xuôi, khách khứa về cả mẹ chồng em mới lên phòng gõ cửa bảo hai đứa em: ‘Hai đứa kiểm phong bì với vàng cưới rồi đưa mẹ giữ cho. Hai đứa còn trẻ chưa có kinh nghiệm giữ tiền rồi lại vung phí hết’.

Nói chung đã bị chị dâu cảnh báo trước nên em cũng không quá sốc hay bất ngờ gì trước ‘sự thẳng thắn’ của bà. Hơn nữa em đã có sự chuẩn bị trước nên bình thản cười tươi trả lời: ‘Dạ vâng, con cũng biết vì chúng con còn trẻ chưa biết giữ tiền nên trước ngày cưới, bố mẹ con có hỏi con thích ông bà trao của hồi môn bằng vàng hay tiền mặt. Con chọn luôn tiền mặt rồi gửi ngân hàng làm sổ tiết kiệm cho ra tấm ra món, sau này làm ăn còn có vốn. Chứ vàng giá cả lên xuống bấp bênh lắm. VẬY NÊN VÀNG CƯỚI SÁNG NÀY CON ĐEO ĐỀU LÀ ĐỒ GIẢ, GỌI LÀ CHO CÓ HÌNH THỨC THÔI MẸ Ạ.

Phong bì chúng con cũng không có nhiều lắm, khoản đó con xin được giữ lại để sau này con đi trả nợ lại người ta với lại trang trải tiền mua sắm mấy đồ trước cưới là cũng hết’.

Mẹ chồng em nghe xong nghệt mặt, thẫn thờ vài phút sau mới nói vài câu vớt vát kiểu: ‘Thế cũng được, con biết tính thế mẹ cũng yên tâm’. Nói xong bà về phòng, vợ chồng em yên chí tắt điện tân hôn. Coi như em xử lý xong vấn đề ‘vàng cưới gửi ai’ rồi chị em ạ“.

 

Theo dõi hết câu chuyện của nàng dâu này, hầu hết cư dân mạng đều tỏ ra khá thích thú với cách xử lý tình huống của cô, vừa không phải đưa tài chính cho mẹ chồng giữ vừa không làm mất lòng bà. Nhiều người còn hứng thú comment: “Nàng này khéo ghê, mình phải học mới được”, hay “Cách này hay đó, mấy nữa cưới mình áp dụng liền“. Tuy nhiên các nàng dâu cũng nên lựa hoàn cảnh của mình mà có cách ứng biến cho tinh tế. Hơn nữa cũng không phải cứ gửi vàng mẹ chồng là khó lấy ra đâu vì thực tế ngoài đời có nhiều bà mẹ chồng tâm lý lắm đó.

Cưới vợ được một năm thì tôi có đủ ti:ền mua nhà. Để có được 3 tỷ, tôi phải làm việc rất vất vả và có sự góp sức của ông bà nội. Nếu để cho vợ đứng chung tên trong sổ đỏ, tôi s:ợ một ngày nào đó vợ chồng không hợp nhau rồi đưa nhau ra tòa, tôi sẽ m:ất một nửa tài sản bản thân làm ra. Vì vậy trước khi làm sổ đỏ, tôi nói với vợ là ký nhận vào tờ giấy xác nhận nhà là tài sản riêng của chồng và không tranh chấp. Lúc đó vợ không đồng ý và nói bản thân vất vả si;n;h con, nuôi con, hằng ngày phải cơm nước, dọn dẹp nhà cửa cho chồng, vì vậy tôi phải cho cô ấy đứng tên chung sổ đỏ mới đúng. Nhưng tôi vẫn không nghe. Cho đến 1 ngày mẹ vợ tôi b;ất ng;ờ qu;a đ;ời bà có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi, sự ra đi của bà làm tôi rất buồn. Mẹ vợ m;ất được một tuần thì vợ b;ất ng;ờ đưa cho tôi tờ đơn l;y h;ô;n và yêu cầu ký vào. Đến lúc này vợ mới nh;ế;ch m;ép nói ra sự thật suốt 7 năm qua tại sao cô ấy vẫn chung sống với tôi, tôi nghe xong chỉ biết q;uỳ ôm vợ xin tha thứ nhưng……..

0

Trên đời này có thứ còn giá trị hơn cả tiền bạc, nếu cứ khư khư ôm lấy tài sản mà không còn người thân bên cạnh thì cuộc sống cũng đâu có hạnh phúc.

Cưới vợ được một năm thì tôi có đủ tiền mua nhà. Để có được 3 tỷ, tôi phải làm việc rất vất vả và có sự góp sức của ông bà nội. Nếu để cho vợ đứng chung tên trong sổ đỏ, tôi sợ một ngày nào đó vợ chồng không hợp nhau rồi đưa nhau ra tòa, tôi sẽ mất một nửa tài sản bản thân làm ra.

Vì vậy trước khi làm sổ đỏ, tôi nói với vợ là ký nhận vào tờ giấy xác nhận nhà là tài sản riêng của chồng và không tranh chấp. Lúc đó vợ không đồng ý và nói bản thân vất vả sinh con, nuôi con, hằng ngày phải cơm nước, dọn dẹp nhà cửa cho chồng, vì vậy tôi phải cho cô ấy đứng tên chung sổ đỏ mới đúng.

Tôi không đồng ý, cô ấy giận dỗi bế con bỏ về nhà ngoại. Vợ càng làm thế tôi càng sợ nên để mặc cô ấy ở nhà ngoại, suốt nửa tháng, tôi không gọi điện hay qua thăm vợ con.

Sang đến ngày thứ 16, vợ bế con về như chưa có chuyện gì xảy ra. Tôi cho là cô ấy đã thông suốt nên lại tiếp tục đưa vợ ký vào bản thỏa thuận xác nhận tài sản riêng của chồng. Không ngờ lần này cô ấy vui vẻ ký vào làm tôi mãn nguyện.

Hiện tại đứa con gái của tôi đã được 8 tuổi, tôi và bố mẹ hối thúc vợ sinh con mỗi ngày nhưng lần nào cô ấy cũng từ chối. Tôi còn đe dọa vợ nếu không chịu sinh con nữa thì chồng sẽ gửi con cho người phụ nữ khác. Cô ấy lạnh lùng nói câu “tùy anh” khiến tôi càng tức giận hơn.

Mẹ vợ mất được 1 tuần, vợ liền đưa cho chồng tờ đơn ly hôn, tôi giật mình hoảng hốt khi cô ấy nói lý do - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuần vừa rồi là đám tang của mẹ vợ, bà có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi, sự ra đi của bà làm tôi rất buồn. Mẹ vợ mất được một tuần thì vợ bất ngờ đưa cho tôi tờ đơn ly hôn và yêu cầu ký vào.

Những năm qua, tôi thấy cuộc sống vợ chồng rất tốt, không có cãi vã, gia đình tràn ngập tiếng cười, tại sao vợ lại muốn ly hôn? Tôi nghi ngờ vợ đã cặp kè với ai và muốn bỏ chồng, tôi ép cô ấy khai người tình là ai.

Vợ nhếch mép cười nói:

“Với tôi, một người chồng là quá đủ rồi. Tình yêu của tôi với anh đã chết từ ngày anh bảo tôi ký vào tờ thỏa thuận xác nhận ngôi nhà là tài sản riêng của anh đó. Tôi trở về ngoại, mẹ cầu xin tôi đừng ly hôn chồng, vì bà sợ bị bố đày đọa mỗi ngày. Thương mẹ nên tôi cam chịu sống với anh suốt 7 năm nay. Bây giờ mẹ mất rồi, tôi phải sống cho bản thân, tôi không thể tốn cả đời làm giúp việc không công cho anh được”.

Nói rồi, vợ dọn hành lý và dắt con rời khỏi nhà. Tôi cố níu kéo và hứa sẽ cho cô ấy đứng tên nửa ngôi nhà nhưng vợ nói khi tình yêu đã hết thì cho nhà cũng chẳng cần.

Lúc vợ đi rồi tôi mới nhận ra bản thân đã đánh mất một người vợ tốt. Tôi muốn kéo vợ con về nhưng không biết phải làm sao nữa?

Vợ chồng tôi sống ở thành phố hơn 10 năm nay. Nhưng là ở trọ. Cảnh sống trọ nay ở chỗ này, mai chuyển chỗ khác rất vất vả. Chưa kể phòng trọ an ninh không tốt, đồ đạc thường bị mất cắp. Những lúc nằm trong căn phòng chật hẹp, tôi luôn ao ước sẽ có một cơ ngơi riêng, có nơi gọi là “nhà”. Dành dụm mãi, đến tháng 11 năm nay, chúng tôi mới xây được căn nhà mời mẹ vợ và vợ chồng em trai vợ đến ăn tiệc tân gia. Tôi chỉ không ngờ, đúng ngày làm lễ tân gia thì mẹ vợ đã nhờ vả chuyện o;ái o;ă;;m. Bà bảo vợ chồng tôi cho vợ chồng em vợ ở nhờ một thời gian, đợi khi nào 2 em có đủ tiền thì xây nhà. Bà lấy lý do nhà tôi có phòng trống chưa dùng tới, lại gần trường, gần chợ nên tìm việc làm dễ dàng. Mà em trai vợ nổi tiếng ăn chơi, lười làm. Em dâu cũng chanh chua, ăn to nói lớn. Mối qu;a;n h;ệ giữa tôi với vợ chồng em vợ không tốt lắm. Chúng tôi hi;ếm khi trò chuyện quá 10 câu. Nói rồi tôi từ chối thẳng thì mẹ vợ tuyên bố hẳn câu đ;ộn;g tr;ời. Bà còn nói nếu như vợ chồng tôi không cho em trai vợ đến sống nhờ thì đừng “vá.c mặt” về nhà nữa. Vợ tôi lúc này xuất hiện chỉ lẳng lặng làm 1 việc……Đọc tiếp dưới bình luận

0

Mẹ vợ nhờ vả kiểu này, có ngày vợ chồng con gái ly hôn.

Vợ chồng tôi sống ở thành phố hơn 10 năm nay. Nhưng là ở trọ. Cảnh sống trọ nay ở chỗ này, mai chuyển chỗ khác rất vất vả. Chưa kể phòng trọ an ninh không tốt, đồ đạc thường bị mất cắp. Những lúc nằm trong căn phòng chật hẹp, tôi luôn ao ước sẽ có một cơ ngơi riêng, có nơi gọi là “nhà”.

Dành dụm mãi, đến tháng 11 năm nay, chúng tôi mới xây được căn nhà. Căn nhà có 1 phòng khách, 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, bếp và khu ban công rộng rãi. Có nhà mới, tôi cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Đàn ông mà, không lo được chỗ ở ổn định cho vợ con thì rất xấu hổ.

Tôi chỉ không ngờ, đúng ngày làm lễ tân gia thì mẹ vợ đã nhờ vả chuyện oái oăm.

Đúng ngày tân gia, mẹ vợ nhờ vả một điều oái oăm, đẩy vợ chồng tôi vào cảnh không dám "vác mặt" về quê- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bà bảo vợ chồng tôi cho vợ chồng em vợ ở nhờ một thời gian, đợi khi nào 2 em có đủ tiền thì xây nhà. Bà lấy lý do nhà tôi có phòng trống chưa dùng tới, lại gần trường, gần chợ nên tìm việc làm dễ dàng.

Mà em trai vợ nổi tiếng ăn chơi, lười làm. Em dâu cũng chanh chua, ăn to nói lớn. Mối quan hệ giữa tôi với vợ chồng em vợ không tốt lắm. Chúng tôi hiếm khi trò chuyện quá 10 câu.

Tính vợ chồng họ lại luộm thuộm, bừa bộn. Mỗi lần về quê, tôi đều phát khiếp với phòng ngủ toàn đồ đạc lung tung của họ. Chưa kể nhà bếp, nhà vệ sinh đều bẩn, vợ tôi phải dọn dẹp cả buổi mới xong. Cô ấy cứ bảo bố mẹ hiền quá nên vợ chồng em trai lấn tới, sống chung nhà mà không có trách nhiệm gì cả.

Trước yêu cầu của mẹ vợ, tôi dùng dằng, định nói không đồng ý. Nhưng tôi chưa kịp nói thì vợ đã nói thẳng luôn: “Em trai ham chơi lười làm, kết giao toàn thành phần xấu. Em dâu cũng không hiền lành. Vợ chồng con đi làm suốt, không thể trông chừng nhà cửa mãi. Con không đồng ý đâu”.

Câu nói của cô ấy đã khiến mẹ vợ nổi giận. Bà lớn tiếng mắng vợ tôi là chị gái mà không biết thương em. Có nhà cao cửa rộng thì bắt đầu giở thói giàu sang, không còn bản chất hiền lành như trước.

Vợ tôi cãi lại vài câu, mẹ vợ liền hậm hực bỏ về. Bà còn nói nếu như vợ chồng tôi không cho em trai vợ đến sống nhờ thì đừng “vác mặt” về nhà nữa.

Từ đó đến nay, vợ chồng tôi không về quê lần nào nữa. Bố mẹ vợ cũng không gọi điện hỏi han. Thấy vợ buồn, đêm nào cũng trăn trở mà tôi xót. Có nên gật đầu đồng ý để em vợ đến ở nhờ, cho gia đình hòa thuận lại không?

Cha mẹ mất đi, 3 loại người thân này còn tệ hơn cả người ngoài, đừng dây dưa

0

Khi cha mẹ không còn nữa, dù đau buồn tới mấy cũng tuyệt đối đừng qua lại với những kiểu người thân này.

Tục ngữ có câu: Trong nhà có một ông già như có một kho báu. ”

Khi cha mẹ già còn ở nhà thì giữa họ hàng, anh chị em vẫn có mối liên hệ. Tuy nhiên, một khi cha mẹ mất đi, mối liên hệ đó sẽ trở nên lỏng lẻo, đặc biệt đừng trước những xung đột về lợi ích.

Người kiếm tiền, chim chết vì thức ăn.” Một khi xảy ra xung đột lợi ích, nhiều cái gọi là huyết thống trở nên rất mong manh.

Vì vậy, sau khi cha mẹ chúng ta rời đi, ba loại họ hàng này trong gia đình cũng không bằng người ngoài, chúng ta cũng không cần phải quá tốt với họ.

Loại thứ nhất là những người thân thích đấu tranh với nhau.

Có một loại thành viên trong gia đình rất lịch sự với người ngoài, nhưng nếu có thể thì luôn tìm cách lừa gạt người nhà của mình và thích gây gổ với nhau.” Họ không bao giờ tỏ ra thương xót khi bắt nạt chính người nhà mình.

Tâm lý của loại người này là gì? Trên thực tế, bọn họ ức hiếp kẻ yếu, sợ hãi kẻ mạnh.” Bởi vì không biết chi tiết đối phương đối với người ngoài, bọn họ tự nhiên không dám làm loạn, chỉ có thể hành động khách khí.

Đối với những người thân như vậy, nói thật thì họ cũng không bằng người ngoài nên bạn cũng không được quá tốt với họ. Bạn càng tử tế với họ thì họ càng kiêu ngạo và vô lý, thậm chí họ sẽ nhảy lên người bạn để bắt nạt bạn.

Loại thứ hai là anh chị em tranh giành tài sản

Tục ngữ có câu: “Anh em như anh em”, nghĩa là khi không có xung đột lợi ích, một khi lợi ích đã dính vào thì anh em sẽ ra tay và quay lưng lại với nhau.

Ngoài đời, việc nhiều anh chị em quay lưng lại nhau để tranh giành tài sản gia đình sau khi cha mẹ bỏ đi là chuyện rất bình thường.

Trong xã hội ngày nay, mọi người đều rất thực tế và có rất nhiều người sẽ làm bất cứ điều gì vì lợi ích của mình. Anh chị em tuy có quan hệ huyết thống nhưng khi nhắc đến tiền bạc thì lại bị ám ảnh bởi lợi ích, bất cứ máu mủ nào cũng có thể quên mất.

Loại thứ ba là họ hàng coi thường bạn

Khi có bố mẹ bạn ở bên cạnh, một số người thân sẽ giả vờ khách sáo với bạn, vì trong nhà có những người lớn tuổi được kính trọng nên họ không dám làm gì cả.

Nhưng khi cha mẹ già đi, một số người thân lộ rõ bản chất, nhất là một số người họ hàng có gia cảnh tốt hơn chúng ta sẽ tỏ ra thái độ trịch thượng, như tục ngữ có câu “mắt chó coi thường người khác”, cho rằng mình là người như vậy.

Nói chung với loại người này nên tránh càng xa càng tốt, đừng lại gần mà mang họa.

Theo:
giaitri.thoibaovhnt.com.vn
copy link
Tác giả:Thạch Thảo

4 giờ vàng uống cà phê giúp cơ thể ‘hưởng lợi’ đủ đường, tiêu hóa tốt, gan được bảo vệ

0

Cà phê là một loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là 4 khung giờ vàng uống cà phê giúp cơ thể ‘hưởng lợi’ đủ đường, tiêu hóa tốt, gan được bảo vệ.

Theo Mirror – một nghiên cứu mới của Đại học Harvard, Mỹ, uống cà phê 1 – 2 ly mỗi ngày vào đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các nguy cơ đột quỵ do bệnh tim và mắc các bệnh tiểu đường, thần kinh, ung thư…

Hơn thế nữa, trong cà phê còn có cafestol và kahweol, đó là 2 chất có lợi cho men gan, giúp phòng ngừa bệnh xơ gan, bảo vệ gan luôn khỏe mạnh, không lo bị ung thư gan.

Thời điểm uống cà phê tốt nhất trong ngày là:

1. Từ 10 giờ – 11 giờ 30

Nhiều người luôn có thói quen uống cà phê vào sáng sớm, ngay sau khi vừa ngủ dậy mà chưa ăn sáng là một điều cực kì sai lầm.

Bởi lúc này, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoạt động ổn định, hormone căng thẳng cortisol vẫn đang tăng cao nên nếu uống cà phê ngay sẽ khiến đẩy mức căng thẳng lên cao hơn.

Từ đấy, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, choáng váng, bủn rủn chân tay, khó tập trung làm việc được.

Uống cà phê đúng thời điểm giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa đột quỵ, tiểu đường, thần kinh, ung thư…

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm uống cà phê tốt nhất là 10 – 11 giờ 30 sau khi đã ăn sáng. Đây là thời gian mà hormone căng thẳng thấp, uống cà phê vào sẽ bạn giúp tỉnh táo, tốt cho sức khỏe.

2. 30 phút sau khi ăn

Có thể bạn chưa biết, cà phê có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa nên uống sau khi ăn 30 phút là tốt nhất. Không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa các tình trạng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.

3. Từ 13 giờ – 15 giờ chiều
Sau 13 giờ chiều thì hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống khiến bạn luôn bị buồn ngủ, đầu óc mơ hồ. Lúc này bạn hãy uống ngay 1 ly cà phê để giúp tỉnh táo trở lại.

Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 – 2 cốc

Lưu ý, không nên uống cà phê sau 15 giờ vì uống muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ buổi tối.

4. Trước khi tập thể dục

Một cốc cà phê trước khi tập thể dục 30 phút sẽ giúp làm tăng quá trình trao đổi chất, và đốt cháy nhiều calo hơn, giúp cho việc luyện tập đạt kết quả tốt hơn.

Một số lưu ý khi uống cà phê

+ Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 – 2 cốc, tối đa là 4 cốc/ngày (tổng lượng caffein không quá 250mg)

+ Không nên uống cà phê vào buổi tối

+ Không được uống cà phê khi đang đói

+ Uống cà phê quá nhiều sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng như tim đập nhanh, khó ngủ, đau đầu, nôn nao, ngộ độc, ngất xỉu….

https://giadinhmoi.vn/4-gio-vang-uong-ca-phe-giup-co-the-huong-loi-du-duong-tieu-hoa-tot-gan-duoc-bao-ve-d41204.html

Gia đình tôi luôn coi bố là trụ cột, là người anh hùng mà mấy chị em tôi ngưỡng mộ. Ông đã gánh vác cả nhà qua những năm tháng khốn khó, để chúng tôi có được ngày hôm nay. Ở tuổi 65, ông vẫn giữ phong thái điềm đạm, đáng kính khiến ai cũng nể phục. Nhưng dạo gần đây, tôi bắt đầu nhận ra những biểu hiện lạ lùng từ ông: những cuộc điện thoại giấu giếm, những lần đi đâu đó không rõ lý do. Sự nghi ngờ trong tôi lớn dần, đến mức không thể chịu đựng được nữa. Hóa ra ông l::én l;út giấ:;u mẹ tôi đi ng::oại tì;;nh, tôi sôi m:;áu quyết rình đến cùng theo đi nhà ngh::ỉ, khi cánh cửa phòng bật mở, sự thật đậ:;p vào mắt thì chao ôi trước mắt tôi chính là…

0

Đúng là trớ trêu thay, khi cánh cửa phòng bật mở, sự thật đập vào mắt…

Gia đình tôi là một gia đình thuần nông nên khá nghèo khổ. Nhưng trong mắt tôi, bố mẹ tôi luôn là những anh hùng. Nói không ngoa, tôi thần tượng bố đến nỗi lấy chồng cũng phải tìm người có tính cách giống bố để lấy. Ông là mẫu người chọn những việc nặng nhọc để ba mẹ con tôi được sung sướng.

Cũng chính ông dẫn tôi đi thi đại học. Ngày nhận trường, bố tôi trước khi về còn mua cho tôi 2 gói xôi để ăn sáng và ăn trưa. Nhìn bố gầy còm, cười thật tươi động viên tôi ở lại ráng học mà tôi thương bố nhiều lắm. Đối với tôi, bố tôi là người đàn ông vĩ đại nhất thế giới này

Sau này, khi ra trường đi dạy, tôi vẫn hay kể cho học sinh tôi nghe về bố. Thậm chí, có khi, tôi vừa kể vừa khóc vì thương bố. Học sinh của tôi đều im lặng, có em còn rưng rưng theo.

Vậy mà, hình tượng vĩ đại ấy trong tôi đã sụp đổ hoàn toàn khi hay tin bố tôi ngoại tình. Lúc đầu nghe mẹ nói, tôi còn không tin. Bố tôi tốt như vậy, sống vì con, vì gia đình như vậy, sao lại làm  cái việc đó chứ. Nhưng khi âm thầm theo dõi hành động của bố, tôi mới tin đó là sự thật. Cũng vì cái sự thật nghiệt ngã ấy mà mấy tháng nay, tôi không thể vui vẻ nổi. Tôi buồn, đau đớn và thấy cay đắng thay cho mẹ mình, sống với nhau gần 30 năm, vậy mà cuối đời, bà lại bị bố phản bội.

Lần đầu tiên tôi nghi ngờ ông là hôm vợ chồng tôi dẫn con về chơi ngày chủ nhật. Khi đang ăn uống thì bố tôi có điện thoại. Ông bắt máy và nói với giọng rất nhẹ nhàng, khác hẳn phong cách bình thường của ông. Đợi bố nghe xong, tôi bảo ông đưa điện thoại tôi xem thì ông vùng vằng rồi xóa cuộc gọi đó đi. Sau đó còn tìm lí do biện minh nhưng ông không biết rằng, chính những hành động, thái độ của ông đã tố cáo chính ông.

ngoại tìnhMẹ và em tôi bắt đầu theo dõi ông sát sao hơn và càng nhận thấy nhiều điểm bất thường. (Ảnh minh họa)

Mẹ và em tôi bắt đầu theo dõi ông sát sao hơn và càng nhận thấy nhiều điểm bất thường. Trước đây, bố tôi để điện thọai ở mọi nơi, nhưng bây giờ, đi đâu ông cũng kè kè nó bên người. Thậm chí đi vệ sinh hay đi tắm. Hiếm hoi ông mới để điện thoại ra bàn, nhưng kiểm tra các cuộc gọi đều mất hết. Riêng tiền điện thoại thì hết liên tục, dù ông mới nạp.

Mẹ tôi u uất hẳn đi. Rồi gia đình tôi quyết định họp mặt để nói, khuyên bố tôi. Nhưng ông không nhận lỗi mà còn làm ầm lên và mắng mỏ tôi và em gái tôi. Ông cho rằng chúng tôi đang làm ông mất tự do, làm ảnh hưởng đến danh dự của ông. Ông còn đòi chia tài sản rồi ăn riêng để dằn mặt mẹ tôi. Thậm chí, ông còn nói : “Trong mắt tụi mày chỉ có mẹ mà chứ không có bố”. Tôi đã khóc khi nghe câu nói đó. Bố nào hiểu trong lòng tôi, tôi thần tượng bố như thế nào.

Cho đến khi em gái gọi điện, báo tôi đi bắt quả tang bố ngoại tình, tôi vẫn không thể tin được. Trên đường đến nhà nghỉ, tôi luôn cầu mong em gái tôi nhìn nhầm người. Nhưng em nói em đã theo dõi bố tôi suốt cả tháng mới bắt được ngày hôm nay.

Chúng tôi phải năn nỉ, dọa nạt nhân viên nhà nghỉ mới chịu đưa chìa khóa dự phòng. Khi cánh cửa bật ra, tôi chết điếng khi thấy bên trên chiếc giường là 2 con người đang quấn lấy nhau. Cũng từ đây, chúng tôi biết được người ông đang qua lại là ai. Đúng là trêu ngươi khi đó lại là người chơi thân với gia đình tôi từ khi tôi còn nhỏ. Đây là một người đàn bà khôn lanh nhưng li hôn từ trẻ. Tôi chỉ không ngờ, ả ta lại nỡ lòng phá hoại hạnh phúc gia đình tôi. Thật là tàn nhẫn và ích kỉ.

 

ngoại tìnhVậy mà, tôi chỉ vừa chạm vào ả đã nhận lại một cái tát trời giáng từ chính tay bố tôi. (Ảnh minh họa)

Bố thấy chúng tôi thì hốt hoảng chụp chăn che người. Chẳng hiểu sao, máu nóng bốc lên tận não, tôi lao tới giật chăn trên người mụ đàn bà kia và bao nhiêu căm hận tôi dồn hết lực cho một cái tát. Vậy mà, tôi chỉ vừa chạm vào ả đã nhận lại một cái tát trời giáng từ chính tay bố tôi. Ông đánh mạnh đến nỗi khiến tôi ngã lăn xuống giường. Sau đó, ông còn chửi rủa chị em chúng tôi và dẫn người tình ra về.

Tối đó, chúng tôi họp gia đình. Bố tôi thừa nhận yêu người đàn bà kia và muốn chuyển ra sống với bà ta. Mẹ tôi sững người, khóc lóc xin ông suy nghĩ lại. Quá căm hận, tôi nói : “Nếu bố muốn đi thì đợi con chết rồi hãy đi”.

Chẳng ngờ, ông nghe xong thì chạy đi tìm chai thuốc trừ sâu rồi hét toáng lên: “Chết thì để tao chết cho mẹ con mày hài lòng. Tao ngoại tình thì sao, tụi bay là con mà muốn mắng bố thế nào cũng được hả? Tụi mày không xem tao ra gì, tao chết cho tụi mày xem”. Chồng tôi phải chạy tới gắng sức lắm chai thuốc mới rơi ra. Ông còn chạy như điên khắp nhà tìm chai khác, miệng không ngừng chửi rủa mẹ và chúng tôi. Nhìn mẹ khóc mà tim tôi đau nhói.

Giờ tôi phải làm sao để cứu vớt hạnh phúc gia đình đây? Tôi chẳng thể làm được gì khi trong đầu chỉ nghĩ đến chuyện bố tôi ngoại tình. Xin mọi người cho tôi lời khuyên.

Giá vàng hôm nay 18/12/2024: Vàng SJC, nhẫn trơn giảm sâu, chờ tín hiệu từ Mỹ

0

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm khá mạnh trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng trước tín hiệu từ Fed sau cuộc họp quan trọng đang diễn ra. Giá vàng SJC rớt sâu về dưới 83 triệu đồng/lượng.

Ngày 18/11/2024, báo Vietnamnet đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay 18/12/2024: Vàng SJC, nhẫn trơn giảm sâu, chờ tín hiệu từ Mỹ”. Nội dung cụ thể như sau:

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12 (giờ Việt Nam), giá vàng miếng SJC 9999 trong nước được SJC và Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết 82,6-85,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), không đổi so với phiên liền trước nhưng đã giảm khoảng 1,8 triệu đồng trong 1 tuần qua.

Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,6-84,3 triệu đồng/lượng (mua – bán), ngang bằng so với phiên liền trước. Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 83,7-84,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng khoảng 300-350 nghìn đồng.

Trên thế giới, tới 20h tối 17/12 (giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.640 USD/ounce. Vàng giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.680 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 17/12 cao hơn khoảng 28% (577 USD/ounce) so với đầu năm 2024. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức 81,8 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,3 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 17/12.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm khá mạnh trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng chờ đợi tín hiệu từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sau cuộc họp quan trọng đang diễn ra.

Theo Kitco, giao dịch trầm lắng. Cuộc họp của Fed khai mạc tối 17/12 (giờ Việt Nam) và sẽ kết thúc vào rạng sáng 19/12. Chủ tịch Fed Jerome Powell sau đó sẽ có một bài phát biểu và một cuộc họp báo.

Chuyên gia David Morrison đến từ Trade Nation cho biết, các nhà đầu tư đang chờ đợi thông báo lãi suất vào ngày mai từ Ủy ban thị trường mở Fed (FOMC). Hiện có 96% khả năng Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản.

Giới đầu tư nín thở chờ tín hiệu sau cuộc họp của Fed. Ảnh: HH

Tuy nhiên, điều mà nhiều người quan tâm là bản tóm tắt hàng quý của FOMC về các dự báo kinh tế, trong đó cung cấp dự báo về tăng trưởng GDP, thất nghiệp, lạm phát và lãi suất quỹ liên bang cho năm 2025 trở đi.

Các tín hiệu từ FOMC sẽ cho biết lãi suất sẽ như nào, qua đó đồng USD sẽ mạnh lên hay yếu đi. Giá vàng thường biến động ngược so với đồng USD.

Đang có những dự đoán cho rằng, Fed sẽ thận trọng hơn trong năm 2025. Nhiều khả năng Fed sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 1, và chỉ cắt giảm trong các cuộc họp trong tháng 3, tháng 6 và tháng 9.

Dự báo giá vàng

Nếu đúng như vậy, tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed sẽ chậm hơn so với dự báo trong cuộc họp trước đó. Đồng USD có thể sẽ vững giá, thậm chí tăng do kỳ vọng giảm lãi suất mạnh mẽ đã phản ánh vào giá. Vàng có thể sẽ chịu áp lực giảm giá.

Gần đây, rất nhiều chuyên gia dự báo giá cả hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng dưới thời ông Donald Trump do tổng thống đắc cử Mỹ có kế hoạch cắt giảm thuế trong nước, qua đó sẽ phải đẩy mạnh bù đắp thâm hụt ngân sách.

Đứng trước khả năng lạm phát tăng, Fed có thể sẽ phải phản ứng sớm, để tránh một vòng xoáy giá cả hàng hóa leo thang mới. Đây là lý do khiến hoạt động bán chốt lời vàng diễn ra mạnh mẽ trong vài phiên gần đây.

Vàng cũng được dự báo sẽ không còn được hỗ trợ mạnh bởi yếu tố bất ổn địa chính trị tại nhiều nơi trên thế giới. Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi chính quyền ông Assad tại Syria sụp đổ và Nga phát tín hiệu rút khỏi khu vực này.

Tại Ukraine, cuộc xung đột với Nga có thể sẽ đi tới hồi kết khi ông Trump trở lại Nhà Trắng. Nga vừa cho biết đặt “mục tiêu chiến thắng” trong năm 2025.

Cùng ngày, báo Người lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giá vàng hôm nay, 18-12: Tiếp tục sụt giảm”. Nội dung cụ thể như sau:

Giá vàng hôm nay của thế giới tiếp tục suy yếu

Khoảng 6 giờ ngày 18-12, giá vàng giao ngay tại 2.647 USD/ounce, giảm 12 USD so với mức giá cao nhất trong phiên giao dịch đêm qua là 2.659 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay tiếp tục suy yếu trước thông tin kinh tế quan trọng của Mỹ mạnh hơn dự kiến. Báo cáo doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 11 cho thấy mức tăng 0,7%, cao hơn 0,2 điểm % so với mức tăng dự báo là 0,5%.

Thông tin này làm cho một số nhà đầu tư vàng lo ngại FED có thể hoãn việc cắt giảm 0,25 điểm % lãi suất, sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ vào rạng sáng 19-12. Từ đó, nhiều người đã tạm dừng giao dịch vàng.

Mặt khác, vàng cũng có khả năng bị hạn chế sức mua do một số dự báo lạm phát tại Mỹ tăng trở lại, thị trường lao động chậm lại…, thúc đẩy FED sớm ngưng giảm lãi suất trong năm 2025. Khi đó, đồng USD có thể tăng giá rất mạnh, tác động tiêu cực đến xu hướng giá vàng thế giới.

Tại Việt Nam, giá vàng miếng SJC ngày 17-12 được các ngân hàng bán ra 85,1 triệu đồng/lượng. Công ty SJC bán ra vàng nhẫn với giá 84,3 triệu đồng/lượng.