Home Blog Page 104

Học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa làm việc này từ 1/1/2025

0

Những năm gần đây, việc học sinh chưa đủ kỹ năng nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông đã gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả bản thân và xã hội.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 151/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Việc cấm học sinh lái xe máy dưới 50cc khi chưa được đào tạo không chỉ là biện pháp hành chính mà còn là cách giáo dục ý thức và kỹ năng tham gia giao thông từ sớm. (Ảnh minh họa)

Việc cấm học sinh lái xe máy dưới 50cc khi chưa được đào tạo không chỉ là biện pháp hành chính mà còn là cách giáo dục ý thức và kỹ năng tham gia giao thông từ sớm. (Ảnh minh họa)

Nghị định quy định về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh như sau:

Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy (xe máy dưới 50cc) khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

 

 

Như vậy, từ năm 2025 khi Nghị định có hiệu lực, học sinh chỉ được điều khiển xe gắn máy khi hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn do CSGT hướng dẫn và đánh giá.

Đồng thời, nhà trường cũng có trách nhiệm phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với gia đình học sinh việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Trách nhiệm của gia đình học sinh:

Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh.

Không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

Thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với nhà trường việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình giảng dạy, tài liệu hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn bảo đảm phù hợp với đối tượng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, chỉ đạo cơ quan quản lý trường trung học phổ thông chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện xe gắn máy để phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, chỉ đạo cơ quan quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện xe gắn máy để phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.

Việc cấm học sinh lái xe máy dưới 50cc khi chưa được đào tạo không chỉ là biện pháp hành chính mà còn là cách giáo dục ý thức và kỹ năng tham gia giao thông từ sớm.

Những năm gần đây, việc học sinh chưa đủ kỹ năng nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông đã gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả bản thân và xã hội.

Nghị định 151/2024/NĐ-CP đặt kỳ vọng tạo ra bước ngoặt trong việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh, giảm thiểu rủi ro tai nạn và xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh.

2 ngày trước, khi đang ngồi làm việc thì tôi nhận được điện thoại của mẹ, giọng run run báo tin dượng tôi nhập viện, bảo tôi có tiền thì mang tới đóng giúp viện phí. Tôi vội vã an ủi mẹ bình tĩnh lại rồi lập tức xin nghỉ phép, ra ngay ngân hàng rút 50 triệu, sau đó bắt xe, lao tới bệnh viện. Vừa tới mẹ đưa cho tôi tờ biên lai để tôi đi nộp ngay, lúc đó tôi chẳng nghĩ được nhiều chỉ nghĩ là dượng đối xử tối với mẹ con tôi thì giờ tôi phải có trách nhiệm báo hiếu. Nhưng đến khi quay trở lại phòng bệnh, tôi nghe được tiếng dượng và mẹ nói chuyện bên trong mà tôi điếng người, hóa ra lâu nay dượng và mẹ luôn giấu tôi, để bây giờ nhập viện thì mọi thứ đã vỡ lẽ ra đến mức này…….

0

Mẹ tôi vẫn khóc, dượng thì cuống quýt xin lỗi và an ủi. Tôi đứng sau cánh cửa, nghe được mà cũng bật khóc theo.

2 ngày trước, khi đang ngồi làm việc thì tôi nhận được điện thoại của mẹ, giọng run run báo tin dượng tôi nhập viện, bảo tôi có tiền thì mang tới đóng giúp viện phí. Tôi vội vã an ủi mẹ bình tĩnh lại rồi lập tức xin nghỉ phép, ra ngay ngân hàng rút 50 triệu, sau đó bắt xe, lao tới bệnh viện.

Dượng tôi, hay còn gọi là ông Hùng, là một người thợ mộc nổi tiếng trong làng không chỉ bởi tay nghề khéo léo mà còn vì sự chính trực của mình. Tôi nhớ hồi nhỏ, dân làng thường khen: “Đồ gỗ nhà ông Hùng dùng ba đời không hỏng”. Mỗi khi nghe vậy, dượng chỉ cười hiền lành, xua tay: “Đâu có đâu có, làm tốt là chuyện nên làm, mình không thể lừa gạt người ta được”.

Tôi còn nhớ, khi bố ruột tôi qua đời, dượng đã đến nhà hỗ trợ gia đình tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Ông không chỉ lo liệu tang sự cho bố tôi mà còn thường xuyên ghé qua sửa sang nhà cửa, dọn dẹp sân vườn. Sau rồi, dượng hỏi cưới mẹ tôi, ông bà nội tôi không ngăn cản, ông bà ngoại ủng hộ, thế là mẹ theo về ở với dượng.

Hồi nhỏ, tôi được dượng chăm sóc rất tốt, giờ nghĩ lại, mắt tôi liền cay cay. Tôi nhớ lần tôi bị viêm ruột thừa cấp tính, cả nhà náo loạn, đêm đó mưa như trút nước, đường làng lầy lội không thể đi xe, dượng đã cõng tôi vượt qua đoạn đường lầy rồi vừa đi vừa bắt xe dọc đường đến bệnh viện. Gặp ai đi qua, dượng cũng gào lên: “Cho tôi đi nhờ xe lên bệnh viện, cứu con tôi với, con tôi bệnh nặng sắp chết”. Tôi nằm trên lưng dượng, bụng đau muốn ngất nhưng nghe được lời đó vẫn ứa nước mắt. Nếu để qua đêm, chắc tôi chẳng còn trên đời này nữa. Tôi còn nhớ, hồi đó, dượng phải bán rẻ rất nhiều đồ gỗ để đủ tiền đóng viện phí cho tôi.

Sau này, dượng và mẹ có thêm một em bé, nhưng dượng vẫn đối xử với tôi rất tốt. Lo cho tôi không khác gì con ruột, thậm chí còn hơn cả em trai tôi. Tôi biết ơn dượng rất nhiều.

Nhận được tin dượng nhập viện, tôi tức tốc mang 50 triệu đồng đến đóng viện phí, nhưng khi nghe cuộc đối thoại bên trong cánh cửa, tôi bật khóc- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi đến bệnh viện, tôi gặp mẹ nói chuyện xong thì cầm giấy tờ của dượng đi đóng viện phí. Khi quay trở lại phòng bệnh, tôi nghe được tiếng dượng và mẹ nói chuyện bên trong. Dượng bảo: “Tiền viện phí sau này bà nhớ mà trả lại thằng Kiên, nó đang giai đoạn lập nghiệp, tiền nong đâu có nhiều”.

Mẹ tôi nói: “Dù sao nó cũng đi làm rồi, còn hơn thằng Minh đang là sinh viên, lấy đâu ra tiền”. Minh là em trai tôi, con ruột của dượng.

Dượng hỏi lại: “Tiền tiết kiệm của nhà mình không còn đồng nào à?”.

Mẹ vừa thút thít khóc vừa trả lời: “Lần trước ông nhập viện, lo hết cho ông rồi. Những năm qua, làm được đồng nào thì ông lo hết cho 2 đứa con trai, lấy đâu ra nhiều tiền tiết kiệm. 2 lần ông đi viện, tiêu hết cả trăm triệu, nhà giờ chẳng còn gì”.

Dượng thở dài: “Thôi bà đừng khóc, đợi tôi khỏe lại, tôi sẽ cố gắng làm nhiều hơn để kiếm tiền cho bà dưỡng già”.

Mẹ tôi vẫn khóc, dượng thì cuống quýt xin lỗi và an ủi. Tôi đứng sau cánh cửa, nghe được mà cũng bật khóc theo. Hóa ra cuộc sống của dượng và mẹ tôi khó khăn hơn tôi tưởng rất nhiều. Vậy mà lần nào tôi về thăm nhà, hai người luôn thể hiện đầy đủ, làm nhiều món ăn ngon, lại gói ghém nhiều đồ cho tôi mang theo. Tôi hỏi mẹ có tiền không thì mẹ đều nói công việc của dượng tốt, kiếm được đủ tiền chi tiêu.

Bệnh của dượng cũng do lao lực và hít nhiều bụi gỗ mà thành, phải chữa trị lâu dài nên vô cùng tốn kém.

Tôi lặng lẽ quay ra ngồi xuống ghế chờ bên ngoài. Tôi chưa thành đạt, chưa có nhiều tiền để lo cho dượng và mẹ. Tôi vẫn ở phòng trọ, còn chẳng dám yêu đương vì sợ không gánh nổi tình phí. Làm được bao nhiêu thì cố gắng tiết kiệm để phòng những lúc cần gấp như thế này! Tôi chỉ sợ mình chưa thành công, chưa kiếm được nhiều tiền để báo đáp ơn nghĩa của dượng thì ông đã đi rồi.

Cho nên tôi quyết định sẽ ở bên cạnh chăm sóc dượng thời gian này, để dù không có tiền thì vẫn có tình, để dượng biết tôi có trách nhiệm và thương ông như là bố đẻ của mình!

Đúng ngày Lan tốt nghiệp ra trường, Thắng mang hoa tới chúc mừng thì điếng người khi thấy bạn gái mình đang ngồi lên chiếc xe SH của một chàng trai lạ. Một tay ôm hoa, một tay ôm eo hắn ta rất tình tứ. Thắng lao tới chặn đầu xe: – Em… em định đi đâu vậy. Em đã hứa hôm nay sẽ theo anh về ra mắt bố mẹ mà. – Cái gì, mày điên à? Ra mắt ai hả? Cô ấy là người yêu là vợ sắp cưới của tao mày hiểu chưa. Cái thằng đi con xe số xấu xấu bẩn bẩn mà đòi nhận vơ.Suýt chút nữa Thắng và gã trai kia đã đánh nhau to một trận. Lan và mấy sinh viên khác phải vào can thì 2 người mới chịu bỏ nhau ra. – Em giải thích đi? Thế này là sao hả? Hắn ta nói em là vợ sắp cưới của hắn nghĩa là sao? – Anh ta nói đúng đấy, anh ấy là con trai bác trưởng phòng chỗ công ty em thực tập. Em với anh không thể tiến xa hơn được đâu, em không thể tới ra mắt bố mẹ anh được. Em không muốn làm dâu bà bán trà đá và ông bảo vệ trong cái nhà trọ tồi tàn ấy. – Em nói thế nghĩa là em chê nhà anh nghèo. Thế 5 năm qua ai đã cày cuốc sớm hôm nuôi em ăn học? – Cảm ơn anh đã nhiệt tình với em 5 năm qua. Nhưng chồng em không thể là anh xe ôm được, chồng em phải là con trưởng phòng. Anh ấy đã hứa sau khi cưới sẽ đưa tiền để trả hết số tiền 5 năm qua anh đã giúp đỡ em. Em xin lỗi. 1 tháng sau ngày ra trường Lan lên xe hoa với chồng mới,.. thì

0

Bỏ bạn trai 5 năm làm xe ôm để lấy con trưởng phòng, đúng ngày cưới cô dâu nhận được quả báo đắng ngắt.

Em đã báo là anh tới. Dù sao chúng ta hết tình thì vẫn là bạn. Mà vì em báo muộn quá anh không kịp chuẩn bị quà cưới, nhưng anh sẽ tặng vợ chồng em tuần trăng mật ở châu Âu làm quà.

Đúng ngày Lan tốt nghiệp ra trường, Thắng mang hoa tới chúc mừng thì điếng người khi thấy bạn gái mình đang ngồi lên chiếc xe SH của một chàng trai lạ. Một tay ôm hoa, một tay ôm eo hắn ta rất tình tứ. Thắng lao tới chặn đầu xe:

– Em… em định đi đâu vậy. Em đã hứa hôm nay sẽ theo anh về ra mắt bố mẹ mà.

– Cái gì, mày điên à? Ra mắt ai hả? Cô ấy là người yêu là vợ sắp cưới của tao mày hiểu chưa. Cái thằng đi con xe số xấu xấu bẩn bẩn mà đòi nhận vơ.

Suýt chút nữa Thắng và gã trai kia đã đánh nhau to một trận. Lan và mấy sinh viên khác phải vào can thì 2 người mới chịu bỏ nhau ra.

– Em giải thích đi? Thế này là sao hả? Hắn ta nói em là vợ sắp cưới của hắn nghĩa là sao?

Bỏ bạn trai xe ôm để lấy con trưởng phòng, cô gái không ngờ anh là đại gia - Hình 1

Em nói thế nghĩa là em chê nhà anh nghèo. Thế 5 năm qua ai đã cày cuốc sớm hôm nuôi em ăn học? (Ảnh minh họa)

– Anh ta nói đúng đấy, anh ấy là con trai bác trưởng phòng chỗ công ty em thực tập. Em với anh không thể tiến xa hơn được đâu, em không thể tới ra mắt bố mẹ anh được. Em không muốn làm dâu bà bán trà đá và ông bảo vệ trong cái nhà trọ tồi tàn ấy.

– Em nói thế nghĩa là em chê nhà anh nghèo. Thế 5 năm qua ai đã cày cuốc sớm hôm nuôi em ăn học?

– Cảm ơn anh đã nhiệt tình với em 5 năm qua. Nhưng chồng em không thể là anh xe ôm được, chồng em phải là con trưởng phòng. Anh ấy đã hứa sau khi cưới sẽ đưa tiền để trả hết số tiền 5 năm qua anh đã giúp đỡ em. Em xin lỗi.

Nói rồi Lan lên xe ôm eo bạn trai sắp cưới bỏ mặc Thắng đứng đó chết lặng. Anh đã tin tuyệt đối vào Lan vậy mà giờ phút tưởng sắp cưới em làm vợ thì em lại cho anh quả đắng thế này.

1 tháng sau ngày ra trường Lan lên xe hoa với chồng mới, cô dự định không mời Thắng vì không muốn làm anh khó xử. Nhưng rồi suy nghĩ mãi tới sát ngày cưới, Lan mới quyết định báo tin cho bạn trai cũ. Gọi là thông báo thôi, vì dù gì 5 năm qua Thắng cũng quá tốt với Lan chứ cô biết chắc Thắng sẽ ngại thân phận mình và không dám tới dự đâu.

Tiệc cưới được tổ chức trước ở nhà trai trong một nhà hàng. Đối với người thành phố thì đây không phải là đám cưới quá nổi bật nhưng với những người họ hàng từ quê Lan ra thì họ đã quá choáng ngợp rồi. Lần đầu tiên được đi ăn cưới trong nhà hàng sang trọng, ai ai cũng phải tấm tắc khen số Lan quá sướng.

Lan cười rạng rỡ trong chiếc váy cưới cùng chồng đang đứng ở ngoài tiệc cưới mới khách vào dự thì choáng váng khi thấy một chiếc xe sang đậu ngoài sảnh. Chồng rỉ tai cô, “chắc khách cưới con ông giám đốc tầng trên em ạ. Xe này không dưới 8 tỷ đâu”.

Bỏ bạn trai xe ôm để lấy con trưởng phòng, cô gái không ngờ anh là đại gia - Hình 2

Ảnh minh họa

Nhưng rồi khi người đàn ông trên xe bước xuống thì cả chồng và Lan đứng hình, người đó không ai khác chính là Thắng.

– Anh… Anh… cũng tới sao?

– Tới chứ, em đã báo là anh tới. Dù sao chúng ta hết tình thì vẫn là bạn. Mà vì em báo muộn quá anh không kịp chuẩn bị quà cưới, nhưng anh sẽ tặng vợ chồng em tuần trăng mật ở châu Âu làm quà.

– Thôi đừng nổ nữa, một thằng xe ôm nghèo kiết xác lại còn…

– Chuyện tôi lái xe ôm lấy tiền nuôi vợ ông ăn học là có thật và ông cùng nhiều người đều biết. Nhưng chuyện tôi là con trai của Tổng giám đốc công ty bố ông thì nhiều người biết nhưng chắc chắn ông và bố ông không thể nào biết được. Tôi không cho Lan biết thân phận thật của tôi vì sợ cô ấy mặc cảm giàu nghèo sẽ không tiếp tục mối quan hệ với tôi nữa thôi.

Nhà anh có 5 khách sạn ở 5 nước châu Âu mà, nên em muốn hưởng tuần trăng mật ở đâu thì báo trước anh tiếng để anh thu xếp cho nhé.

Thắng bước vào hội trường cưới và chồng của Loan chết điếng khi thấy Phó giám đốc công ty bố mình cúi rạp người chào anh ta. Đời đúng là có quá nhiều bất ngờ, nhưng người bất ngờ và cũng là người nuối tiếc nhất chắc chắn không ai khác chính là Lan. Giá như cô…

 

Đ:ời đúng là bạc. Bác cả có 2 người con trai nhưng họ đều không chịu về quê. Bác ấy nhà đất rộng rãi, của cải để dành nhiều nhưng khi đau bệnh cũng chẳng có nổi một đứa con bên cạnh. Không khuyên được các anh, tôi lại phải thay thế vị trí của họ trong gia đình bác cả. Mọi chuyện từ giỗ chạp, đến sức khỏe 2 bác đau bệnh cũng đều do tôi lo liệu. Chiều qua, bác cả gọi điện về chia tài sản. Đến nơi, tôi bất ng;;ờ khi thấy nhà bác rất đông người. Gia đình 2 anh con bác cũng về. Sắc mặt ai cũng đang hầm hầm, cau có. Tôi vừa bước vào, một người anh đã lớn tiếng chửi tôi xả;;o trá. Bác cả thì mắ;;ng lại con trai và bảo tôi ký bằng được vào tờ di chúc. Hóa ra trong đó ghi toàn bộ tài sản…

0

Đời đúng là bạc. Lòng người khó đoán. Đã không có công cũng chẳng có tình mà cứ đòi hỏi quyền lợi và tài sản. Bác cả là anh trai ruột của bố tôi. Bác ấy có 2 người con trai nhưng họ đều không chịu về quê. Bác ấy than thở với bố tôi suốt, cứ khen bố tôi có phúc phận; về già được các con phụng dưỡng chu đáo. Bác ấy nhà đất rộng rãi, của cải để dành nhiều thì sao? Đến khi đau bệnh cũng chẳng có nổi một đứa con bên cạnh.

Thỉnh thoảng vào dịp lễ, các anh họ về quê, tôi lại khuyên một trong 2 người về đây sống với bố mẹ. Nhưng ai cũng từ chối. Họ nói ở quê buồn quá, họ không quen. Người thì bảo ở quê không thể phát triển được sự nghiệp, chỉ ở thành phố mới nhanh giàu có.

Không khuyên được các anh, tôi lại phải thay thế vị trí của họ trong gia đình bác cả. Mọi chuyện từ giỗ chạp, dọn dẹp vườn tược, di dời cây cảnh,… cứ việc nặng nhọc trong nhà bác ấy đều do tôi làm. Rồi vợ chồng bác đau bệnh cũng gọi điện nhờ tôi mua thuốc men hoặc đưa đến bệnh viện.

Mấy ngày trước, tôi nghe phong thanh chuyện bác cả muốn lập di chúc chia tài sản. Chuyện nhà bác ấy, tôi nghe tai này lọt tai kia chứ không quan tâm.

Bác cả đột nhiên gọi điện bảo tôi về dự họp gia đình, bác vừa đưa ra tờ di chúc thì cả nhà xáo trộn như "đĩa phải vôi" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chiều qua, bác cả gọi điện kêu tôi đến nhà bác một chuyến. Tưởng có chuyện gì gấp gáp nên tôi gác lại công việc để đến nhà bác ngay. Đến nơi, tôi bất ngờ khi thấy nhà bác rất đông người. Gia đình 2 anh họ của tôi cũng về.

Sắc mặt ai cũng hầm hầm, cau có. Tôi vừa bước vào, một người anh đã lớn tiếng chửi tôi xảo trá. Tôi còn chưa kịp hiểu chuyện gì? Bác cả mắng lại con trai và bảo tôi ký vào tờ di chúc.

Bác ấy nói sẽ giao hết tài sản, đất đai nhà cửa cho tôi. Tôi cũng là cháu trai của dòng họ, là người lo thờ cúng, hương hỏa ông bà gần 10 năm nay. Bao nhiêu điều cần dạy, bác ấy đã dạy hết cho tôi rồi. Sau này, khi vợ chồng bác mất hết thì căn nhà này sẽ thành nhà từ đường, do tôi đứng tên.

Cứ ngày giỗ, lễ, tôi sẽ là chủ nhà, lo chuyện cúng kính tổ tiên và mời khách khứa. Như vậy đồng nghĩa với việc 2 người con trai bác sẽ trở thành “khách” trong chính ngôi nhà của họ. Tôi sửng sốt trước những gì bác cả nói.

Các anh họ không đồng ý nên nhôn nhao, kẻ mắng người bàn bạc. Ý bác cả đã quyết nên ông ép tôi ký vào tờ di chúc. Ông nói rằng chỉ có tôi là người chịu ở lại quê, lo chuyện giữ gìn nhà cửa dòng họ, rồi chịu khó học từng nghi thức cúng kính. Còn các anh họ chỉ mải lo kiếm tiền, bỏ qua những giá trị cốt lõi của con người.

Bị bố mắng, các anh im lặng hết. Tôi ký tên rồi nhưng vẫn không yên ổn. Bố mẹ tôi bảo tôi nên từ chối, nhận nhà đất đồng nghĩa với trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng vợ chồng bác cả. Điều này thì tôi không lo. Cái tôi lo là có khi nào các anh họ sẽ không về quê nữa không?

‘Hàng nghìn gia đình khổ sở vì cao tốc hai làn đường’. Mua ô tô còn vất hơn xe máy …

0

Tôi là một trong hàng nghìn gia đình phải ngủ qua đêm trên xe, không thể nhúc nhích được mét đường nào, vì tai nạn trên cao tốc.

Từ đêm qua (30/8), người dân bắt đầu đổ về quê, tôi cũng không ngoại lệ, và đã chọn đi buổi tối để tránh đông đúc, xem bản đồ cẩn thận, thấy “xanh lè” trên Google Maps mới dám vào đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45. Nhưng người tính không bằng trời tính, kết quả là nhiều vụ tai nạn xảy ra, cao tốc tê liệt từ 11h đêm qua tới 5-6h sáng nay. Gia đình tôi phải ngủ trên đường và giải quyết nhu cầu cá nhân vào chai, lọ.

Theo những gì tôi đọc trên báo, mạng xã hội và tự mình trải nghiệm, thì ít nhất có 6 vụ tai nạn trên con đường này từ đêm qua. Hàng nghìn phương tiện xếp hàng chờ đợi không thể di chuyển, kéo theo hàng chục nghìn con người phải về quê muộn hơn 6-7 tiếng so với dự định. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Là vì đường cao tốc này chỉ có hai làn.

Giao thông ách tắc hàng chục km tối 30/8 trên cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45. Ảnh:Toàn Hồ

Với đường cao tốc hai làn đường, chỉ một vụ tai nạn mà một chiếc xe to như xe khách quay ngang đường, chiếm cả hai làn, xe hỏng không thể nổ máy di chuyển thì vô phương cứu chữa. Như hôm qua, khi vụ tai nạn cách xe tôi khoảng vài trăm mét, thì một gần một tiếng sau xe cảnh sát và cấp cứu mới có thể tiếp cận hiện trường. Các xe đứng hai làn, muốn lách sang hai bên nhường đường cho xe ưu tiên cũng khó vì thực tế đường quá hẹp. Một dải dừng khẩn cấp diện tích nhỏ tới mức nếu xe khách, xe tải, container mà dừng ở đây thì kiểu gì một bánh xe cũng ra khỏi vạch, ăn vào làn đường xe chạy.

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình cũng xảy ra tai nạn nhiều, nhưng có làn khẩn cấp, nên lực lượng chức năng có thể tiếp cận nhanh, nếu tắc cũng chỉ khoảng 1-2 tiếng là tối đa. Nhưng với con đường không có chỗ tiếp cận thì việc này quả thực khó khăn.

Bây giờ chúng ta không nói về việc vì sao đường chỉ hai làn nữa, vì lý do kinh tế chúng ta đều biết, lúc này chỉ có thể làm phương án đó. Vậy có cách nào khắc phục để các tình huống thế này hay không, để các xe có lối thoát? Theo tôi là có, đó là làm những dải phân cách di động.

Thay vì dải phân cách cứng bằng bê tông đúc toàn phần như hiện nay, cứ mỗi vài km nên có một khoảng dải phân cách di động kiểu cổng trượt giống các công sở. Khi có sự cố, lực lượng chức năng có thể điều tiết mở ra để hướng các phương tiện quay đầu, thoát khỏi cao tốc để đi đường quốc lộ. Với cách này sẽ không xảy ra tắc đường cục bộ hàng chục km như hiện nay.

Hiện tôi chỉ nghĩ ra cách này, độc giả có cách nào hay hơn xin mời thảo luận để không gặp phải những tình huống oái oăm như thế này nữa.

Chúc mọi người lái xe an toàn!

Không làm Sổ đỏ trước 2026 sẽ mất rất nhiều tiền …

0

Thông tin không làm Sổ đỏ trước 2026 sẽ mất rất nhiều tiền là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, Bảng giá đất hiện hành sẽ chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.

Theo đó, từ ngày 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bảng giá đất mới.

Chi phí làm sổ đỏ tăng mạnh từ 2026, người dân cần đặc biệt chú ý - 1
Kể từ năm 2026, chi phí làm sổ đỏ lần đầu khả năng sẽ tăng cao (Ảnh minh họa: ITN).

Cụ thể, theo quy định mới tại Luật Đất đai năm 2024, khung giá đất đã bị bãi bỏ và nội dung về bảng giá đất sẽ được UBND các tỉnh xây dựng và công bố định kỳ vào ngày 1 tháng 1 hằng năm thay vì việc công bố định kỳ 5 năm một lần vào ngày 1 tháng 1 của năm đầu chu kỳ theo quy định cũ tại Luật Đất đai 2013 như hiện nay để phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Trường hợp cần thiết cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm, UBND cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung bảng giá đất. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh được phép thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất để tiến hành xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất.

Như vậy, từ thời điểm ngày 1/1/2026, các tỉnh cũng như các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bảng giá đất mới và bảng giá đất mới này sẽ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hằng năm dựa theo nguyên tắc thị trường.

Còn bảng giá đất do UBND cấp tỉnh hiện hành sẽ chỉ được áp dụng đến hết thời điểm ngày 31/12/2025.

Đặc biệt, Bảng giá đất mới được xây dựng theo khu vực, vị trí trên cơ sở việc định giá đất phải đảm bảo nguyên tắc thị trường. Mặt khác, còn xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu giá đất (khoản 2 Điều 257 Luật Đất đai 2024).

Hiện nay, Bảng giá đất được ban hành 5 năm/lần, được xây dựng căn cứ vào: Nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất (khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013). Bảng giá đất chỉ được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất/giá đất phổ biến trên thị trường có biến động.

Tuy nhiên, Luật mới đã bỏ khung giá đất. Theo đó, Bảng giá đất mới được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp định giá đất chứ không căn cứ vào giá đất tối thiểu, tối đa của từng loại đất của khung giá đất như hiện nay.

Nói tóm lại, Bảng giá đất mới sẽ tiệm cận với giá đất thị trường, tức là có khả năng tăng rất nhiều so với Bảng giá đất hiện hành

Điều này đồng nghĩa với việc chi phí làm Sổ đỏ có thể tăng rất nhiều kể từ năm 2026. Bởi vì trong các khoản tiền phải nộp khi đăng ký cấp Sổ đỏ lần đầu có các khoản tiền được tính theo giá đất trên Bảng giá đất:

– Tiền sử dụng đất;

– Tiền thuê đất (nếu có);

– Lệ phí trước bạ.

Trong đó, khoản tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất (tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ không phải nộp). Theo đó, khi áp dụng Bảng giá đất mới, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (nếu có) và lệ phí trước bạ đều sẽ tăng theo.

Các chuyên gia bất động sản khuyến cáo, người dân nên hoàn thành việc cấp Sổ đỏ trước năm 2026 vì khi có Bảng giá đất mới.

Theo Khoản 2, Điều 158, Luật Đất đai 2024 quy định, việc định giá đất căn cứ vào các thông tin:

– Mục đích sử dụng đất được đưa ra định giá.

– Thời hạn sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất;

– Thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất: Giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; Giá đất được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá…

Yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất;

– Quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá đất.

Cho đi là còn mãi mãi . Tôi vốn chỉ thích cháo lòng Nam, kiểu hạt gạo phải rang lên cho vàng cho thơm rồi mới đem nấu. Cháo Bắc nấu gạo trắng nên có nhựa, ăn không quen lắm. Hồi nhỏ nhà tôi bán cháo lòng, sáng nào cũng rang gạo mỏi nhừ cánh tay. Nhưng đang đói lại thấy chiếc xe đẩy sạch sẽ, đồ ăn trong tủ kiếng sạch sẽ, bàn ghế đũa muỗng sạch sẽ dù ghi bảng Cháo Lòng Hà Nội, vẫn ngồi xuống gọi một tô. Ghi vậy cho khách dễ hình dung thôi, chứ tôi nghĩ quê chị ở đâu đó đồng bằng Bắc bộ bởi cái phát âm nhiều nầm nẫn nắm. Cái giọng Bắc chân chất, hiền lành vô phương. Tô cháo mang ra, chọc đũa vào, ôi chao, sao mà rẻ dữ vầy nè. Mới múc được một muỗng, nghe dì vé số kia tới hỏi “Cô ơi, có bán cháo không hôn? Làm cho tui tô mười lăm ngàn thôi, tui không ăn lòng cũng được”. Chị dạ. Dì vé số vừa ngồi xuống bàn, tô cháo nóng hổi đã ra tới. Dì hết hồn “Ủa sao nhiều thịt vầy nè, tui ăn tô có mười lăm mà?”…. Đọc tiếp ở bình luận

0

Tôi vốn chỉ thích cháo lòng Nam, kiểu hạt gạo phải rang lên cho vàng cho thơm rồi mới đem nấu. Cháo Bắc nấu gạo trắng nên có nhựa, ăn không quen lắm. Hồi nhỏ nhà tôi bán cháo lòng, sáng nào cũng rang gạo mỏi nhừ cánh tay. Nhưng đang đói lại thấy chiếc xe đẩy sạch sẽ, đồ ăn trong tủ kiếng sạch sẽ, bàn ghế đũa muỗng sạch sẽ dù ghi bảng Cháo Lòng Hà Nội, vẫn ngồi xuống gọi một tô.

Ghi vậy cho khách dễ hình dung thôi, chứ tôi nghĩ quê chị ở đâu đó đồng bằng Bắc bộ bởi cái phát âm nhiều nầm nẫn nắm. Cái giọng Bắc chân chất, hiền lành vô phương. Tô cháo mang ra, chọc đũa vào, ôi chao, sao mà rẻ dữ vầy nè.

Mới múc được một muỗng, nghe dì vé số kia tới hỏi “Cô ơi, có bán cháo không hôn? Làm cho tui tô mười lăm ngàn thôi, tui không ăn lòng cũng được”. Chị dạ. Dì vé số vừa ngồi xuống bàn, tô cháo nóng hổi đã ra tới. Dì hết hồn “Ủa sao nhiều thịt vầy nè, tui ăn tô có mười lăm mà?”.

Tôi, một kẻ bụi đời và hay quan sát, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh người-cho-người, cảnh nào cũng dễ thương, cũng ấm áp nhưng không nhiều lần, được chứng kiến một cuộc-cho-đi-tinh-tế, như chiều nay. Chị cháo lòng vuốt vuốt tay dì vé số “Cô ăn giúp con đi, con sắp dọn hàng về rồi, mấy đồ ăn này để ngày mai bán chẳng được nữa đâu. Cô cứ ăn đi, con lấy mười nghìn tiền cháo thôi”.

Nói để nói vậy thôi. Trong tủ kính chị, lòng dồi còn ê hề kìa. Chị cũng vừa dọn ra mà.

Ăn xong, cứ nấn ná ngồi lại, đợi dì ăn xong mua ít tờ. Dì đi rồi, hỏi thăm mới biết chị mới ra bán chiều nay và tôi là khách hàng đầu tiên. Biết vậy, tự dưng thấy áy náy vì đã không trả tiền trước. Ai lại đi để cho chị bán tô mở hàng của ngày mở hàng mà lại lấy tiền không được trọn.
– Không sao đâu anh, em chẳng quan trọng mấy chuyện đó đâu.
Như thường khi, để khích lệ một ai đó lúc chứng kiến họ làm những điều lành, tôi hay “Làm việc tốt, được nhiều phước lắm đó”.
– Em không mong cầu gì đâu anh. Cũng nghèo khổ vất vả như nhau, một chút đồ ăn đâu làm em nghèo đi, mà người ta no hơn, em vui mà.

Rút mấy tờ tiền đưa chị, biểu là bữa nay khai trương, lấy nhiều tiền vào cho hên nhe. Không đợi chị từ chối, tôi tiếp “Coi như tôi gửi chị giữ giùm. Tôi ít mang tiền trong người lắm. Tôi cũng ở gần đây thôi, mỗi ngày sẽ ghé ăn, rồi trừ dần nha”.

Chị tháo chiếc nón lá dính liền tấm khăn che mặt xuống. Trời ơi, sao mà đẹp quá chừng vầy nè. Đẹp như Lý Thu Thảo của 30 năm trước luôn đó trời.

Một cô gái đẹp, nghĩ đẹp và sống đẹp, tôi tin chúng ta không có nhiều cơ hội trong đời để được gặp gỡ đâu.

Bài & ảnh: Hồng Hải

Ngày giỗ đầu của bố tôi về quê thì phát hiện ra mình bị mất quyền thừa kế. Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi nghe mà thấy vố lý, còn di chúc của bố tôi, nếu bố không có di chúc thì vẫn phải chia đều cho các con chứ. Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác. Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản? Tôi ngậm đắng nuốt cay lên thành phố, đúng tròn 1 năm sau nhà anh trai gặp chuyện động trời, tôi về thắp hương cho bố thì mảnh giấy ở góc bà;n th;ờ bất ngờ rơi ra, trong đó viết toàn bộ…

0

Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi phải kiện để đòi lại quyền lợi cho mình.

Bố tôi mất hè năm ngoái, trước đó, ông bị ốm khoảng nửa tháng. Lúc đầu ai cũng nghĩ ông ốm bình thường thôi, vài hôm sẽ khỏe lại. Nhưng không ngờ chỉ 1 tuần sau, bệnh đến như núi lở, ông sút cân nhanh, các cơ quan trong cơ thể yếu đi rõ rệt. Khi anh trai tôi đưa bố đến bệnh viện thì bác sĩ nói không thể cứu được nữa rồi.

Cả nhà đưa bố về, chăm sóc bố những ngày cuối đời một cách tốt nhất có thể. Tôi do đang theo đuổi chương trình nghiên cứu để tốt nghiệp thạc sĩ nên rất bận, khoảng thời gian bố bệnh và sau khi ông qua đời, tôi chỉ về nhà được vài lần. Tôi biết mình có lỗi nhiều lắm vì đã không ở bên bố nhưng ông luôn động viên tôi là con gái thì cần phấn đấu nhiều hơn. Bản thân có địa vị xã hội, có thu nhập cao thì cuộc sống mới dễ chịu và không phụ thuộc vào đàn ông. Bố còn bảo, ông sống chết có số, tôi ở lại cũng chẳng giúp được gì vì ở nhà có mẹ chăm sóc bố rồi, tôi hãy cứ ở lại thành phố mà tiếp tục công việc, học tập, cố gắng từng chút cho tương lai của mình.

Sau khi tốt nghiệp, tôi xin được việc trong một công ty chứng khoán, công việc mới mẻ nên tôi càng bận rộn hơn. Bẵng đi đến hè năm nay, tôi mới lại có thời gian về nhà vào đúng ngày giỗ bố và ở lại nghỉ ngơi một tuần.

Cũng chính dịp này khiến tôi phát hiện ra một chuyện liên quan tới quyền thừa kế của mình.

Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Thời gian làm sổ là hè năm ngoái, trước khi bố tôi mất 1 tuần. Điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian bố ốm, anh tôi đã kịp làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

Điều này khiến tôi rất bất ngờ. Bố tôi còn sống thì chuyện sang tên sẽ dễ dàng, vì giấy tờ đứng tên bố. Nhưng nếu ông mất, thì ngoài mẹ và anh trai ra, tôi cũng có phần thừa kế. Vậy nhưng, anh trai lại lợi dụng lúc bố còn sống để vội vã thừa kế hết đất đai tài sản trong nhà mà không chia cho tôi một mét vuông. Tôi cũng không hề biết chuyện này.

Giỗ đầu của bố, tôi về quê thì phát hiện ra mình bị mất quyền thừa kế, mọi việc đã được anh tôi tính toán cặn kẽ từ 1 năm trước - Hình 1

Ảnh minh họa

Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống. Huống chi tôi có công việc tốt, không muốn sống cùng bố mẹ chồng thì tự mua nhà mà ở. Trong khi tôi chưa hề có bạn trai, mẹ đã tính toán để tôi sống ở nhà chồng!!!

Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác.

Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản?

Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi không về chăm bố được không có nghĩa tôi từ bỏ gia đình. Tôi là con của bố mẹ, dù là con gái thì cũng có quyền được phân chia tài sản, không bằng anh trai thì cũng phải một phần đủ để xây căn nhà ở tạm. Thời buổi bây giờ, tôi có làm cả chục năm cũng khó mà mua được nhà ở thành phố, nếu có sẵn nhà ở quê thì cuộc sống cũng đỡ áp lực, khi cần, tôi vẫn có thể bán đi để mua nhà nơi khác.

Vậy mà bố mẹ, anh trai chị dâu lại gạt tôi ra khỏi quyền thừa kế, để lén lút sang tên sổ đỏ. Tôi có thể kiện để đòi lại quyền lợi cho mình không?

 

Vợ mất đã lâu tôi nghe theo bố mẹ, đi bước nữa để có người chăm sóc con cũng là để sinh con nối dõi cho gia đình dù tình cảm cho vợ cũ vẫn còn, thỉnh thoảng đ:au đ:áu trong tim. Vợ mới của anh là giáo viên mầm non nên bố mẹ nói cô rất yêu trẻ, hơn nữa với anh, giờ chỉ cần mọi thứ phù hợp, con gái lớn lên khỏe mạnh là an tâm rồi, cũng chỉ cần có thế. Nhưng một lần về sớm thì ch:ứng ki:ến cảnh tượng kh::ông ng::ờ …  Bố xin lỗi con gái ….

0

“Nhìn vợ đang nằm bất động trên giường phủ khăn trắng, còn mẹ anh thì đang khóc trong góc phòng mà anh không dám tin bà đang lừa anh nữa rồi. Chuyện này… là thật sao… Sao ông trời lại có thể tàn nhẫn với vợ chồng anh như vậy…”

Anh là dân công trình, nay đây mai đó sớm hôm, cũng may là tính tình khéo léo nên ngay từ khi đi học đại học đã cưa cẩm được 1 em cùng trường rồi yêu nhau đến bây giờ.

2 người tính ra cũng phải yêu nhau đến 7 năm có lẻ rồi, bạn gái cũng hiểu cái nỗi khổ của cái nghề này nên chấp nhận và đồng ý lấy anh. Đám cưới diễn ra trong sự chúc mừng của bạn bè họ hàng. Ai cũng cầu chúc cho vợ chồng anh chị có 1 cuộc sống hạnh phúc.

Anh không ở gần vợ nhiều được nên lúc nào có thời gian nghỉ cũng cố gắng tận dụng mọi khoảng khắc để “sản xuất em bé”. 1 là để giữ gìn hạnh phúc gia đình, có con cái thì cô ấy sẽ không còn quá buồn bã mỗi khi anh đi xa nhà nữa. 2 là anh cũng muốn cho mẹ đứa cháu bồng bế, chứ không bà cũng giục giã mãi, vợ anh ở nhà phải nghe 1 mình thấy tội cô lắm.

Cuối cùng mong ước đó của anh cũng thành hiện thực khi 1 năm sau khi kết hôn thì vợ anh đã có tin vui. Vợ mang thai được 3 tháng thì anh nhận lệnh lên giám sát công trình ngoài Nam, nghe tin đó mẹ anh tức tốc khăn gói lên thành phố ngay trong đêm

Cưới vợ lần 2, có nên tổ chức hoành tráng? - Báo VnExpress Đời sống

Thời gian trôi qua, cái thai trong bụng vợ cứ lớn lên hàng ngày và vô cùng khỏe mạnh, vợ chồng anh mong ngóng từng ngày để được gặp con. Nhưng chẳng ai có thể ngờ, khi chỉ còn nửa tháng nữa là tới ngày sinh thì vợ anh bất ngờ gặp tai nạn khi đang trên đường từ công ty về.

Anh khi đó còn không kịp về nhìn em lần cuối, là mẹ đã báo tin cho anh…

– Con ơi… về nhà đi. Vợ con… nó bị tai nạn… qua đời rồi.

– Mẹ… mẹ nói cái gì. Vợ con bị làm sao? Mẹ đừng lừa con, hôm qua con còn gọi điện cho cô ấy nói chuyện mà. Chỉ 2 tuần nữa là con được về rồi, con có thể cùng cô ấy đón đứa bé ra đời rồi. Đứa bé đâu? Con gái con thế nào rồi.

– Cũng may là nó cố gượng sinh ra con bé rồi mới qua đời. Mày về đi, về làm tang cho vợ mày đi con.

Chẳng cần mẹ phải nhắc, anh khi đó còn chẳng kịp xin phép sếp mà 1 mình đặt vé về ngay trong đêm. Nhìn vợ đang nằm bất động trên giường phủ khăn trắng, còn mẹ anh thì đang khóc trong góc phòng mà anh không dám tin bà đang lừa anh nữa rồi. Chuyện này… là thật sao… Sao ông trời lại có thể tàn nhẫn với vợ chồng anh như vậy.

Anh tiếc nuối khoảng thời gian đã qua, đáng nhẽ ra anh nên ở bên cạnh vợ nhiều hơn mới phải. Nhìn đứa con đỏ hỏn đang khóc oe oe trong lòng, anh tự nhủ nhất định sẽ nuôi con khôn lớn trưởng thành. Ngày nào anh cũng ôm con trong tay, nói chuyện với con rồi giơ tấm ảnh mẹ ra cho con xem.

Con bé có rất nhiều nét giống với mẹ nên nhiều lúc ngắm con mà anh lại trào nước mắt. Anh dồn tình thương vào cho con gái 2 năm nay nên từ chối tất cả các chuyến công tác của công ty, giờ con cũng lớn nên anh cũng phải cống hiến cho công việc, không mọi người lại bàn tán.

Nghe theo bố mẹ, anh đi bước nữa để có người chăm sóc con cũng là để sinh con nối dõi cho gia đình dù tình cảm cho vợ cũ vẫn còn thỉnh thoảng đau đáu trong tim. Vợ mới của anh là giáo viên mầm non nên bố mẹ nói cô rất yêu trẻ, hơn nữa với anh, giờ chỉ cần mọi thứ phù hợp, con gái lớn lên khỏe mạnh là an tâm rồi, cũng chỉ cần có thế.

Quả nhiên, từ ngày cô về làm vợ, con gái anh cũng yêu quý và thân thiết với mẹ kế lắm, chẳng ngại ngùng hay xa cách gì cả, lắm lúc nó còn quấn mẹ kế hơn quấn bố. Nhìn cảnh tượng ấy mà anh cũng thấy an ủi phần nào, có lẽ quyết định lấy vợ mới của anh là chính xác.

Có lẽ, anh vẫn cứ giữ suy nghĩ của mình cho đến khi chứng kiến sự việc đó. Ngày hôm ấy, công ty có buổi đấu thầu mà anh lại để quên tập tài liệu quan trọng ở nhà. Xin phép sếp cho về sớm rồi tạt qua chỗ họp sau, anh về nhà lấy đồ. Lúc đó là tầm 4 giờ chiều, à anh quên nói từ sau khi cưới nhau, cô đã nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con bé con hẳn luôn rồi.

Lương 30 triệu/tháng, vợ vẫn bị chồng nhiếc móc, muốn ly hôn

Vừa mở cửa anh đã nghe thấy tiếng vợ thủ thỉ với con, chắc cô đang cho con bé ăn sữa như mọi ngày. Đang định cất tiếng chào em thì anh chết sững khi thấy cô đang đặt con gái nằm chỏng chơ trên mặt bàn còn mình thì oang oang nói chuyện với ai đó trong điện thoại:

“Anh yêu, em pha thuốc ngủ cho con bé con uống rồi. Tối nay lão chồng em đi đấu thầu nên về muộn, anh sang đây với em đi. Người ta nhớ anh muốn chết này, yên tâm đi, em tăng liều rồi, lần này nó ngủ sâu lắm, đảm bảo không dậy phá đám chúng ta được….”

Anh… lúc đó thật sự không dám tin những gì mình đang nghe là sự thật, hóa ra, cô ta đối xử với con gái anh khi không có mặt chồng ở nhà là như thế này sao? Đã vậy, còn cho con bé uống thuốc ngủ, nó mới chỉ có 2 tuổi… Lửa giận trong lòng anh bốc lên ngùn ngụt, xông vào giật lấy cái điện thoại iphone 7+ mà anh mới tậu cho vợ tháng trước để bù đắp việc cô phải nghỉ làm ra khỏi tay cô.

Vợ nhìn thấy anh như gặp ma, ấp a ấp úng không nói được lời nào, anh cũng chẳng thèm nghe cô ta nói, cũng chẳng muốn đánh cô ta làm gì cho bẩn tay. 1 chữ “CÚT!” vang lên, cô vợ sợ hãi không dám hé răng nửa lời chỉ biết cun cút đi ra khỏi nhà. Ôm con vào lòng anh ứa nước mắt, con ơi, bố xin lỗi con nhiều lắm.

Theo Thể Thao Xã Hội.

Mức phạt mới nhất được đề xuất đối với xe máy thiếu còi, đèn, gương … Ai cũng phải bất ngờ …

0

Theo đề xuất của Bộ Công an, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nếu thiếu các thiết bị quan trọng như còi, đèn hoặc gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt, trừ điểm điểm giấy phép lái xe.

Bộ Công an đang gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo (lần 3) Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (thay thế Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Mức phạt mới nhất được đề xuất đối với xe máy thiếu còi, đèn, gương - 1
Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền và trừ điểm với xe máy vi phạm Chứng nhận đăng ký xe (Ảnh minh họa: DT).

Theo đó, Điều 14 dự thảo quy định xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (xe máy) vi phạm quy định về điều kiện phương tiện khi tham gia giao thông.

Cụ thể, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;

Các hành vi sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe; Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe cũng chịu mức phạt này.

Phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Điều khiển xe không có Chứng nhận đăng ký xe theo quy định (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

Hoặc sử dụng Chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đã hết hạn sử dụng, hết hiệu lực;

Sử dụng Chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đã bị tẩy xóa;

Sử dụng Chứng nhận đăng ký xe (hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp làm thay đổi chữ, số, màu sắc, hình dạng, kích thước của biển số xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép; Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

Khoản 3 Điều 14 dự thảo cũng quy định, tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu Chứng nhận đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; tịch thu phương tiện; thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; bị trừ điểm giấy phép lái xe 2 điểm.