Home Blog Page 107

Cô dâu Thu Sao và chồng kém 40 t:.uổi vừa trải qua một chuyện k:.i:.nh thiên đ:.ộng địa, nói ra ai cũng ng::ã ng::ửa…..

0

Nhìn hình ảnh hiện tại của cô dâu Thu Sao sau nhiều lần “trùng tu nhan sắc”, chắc hẳn nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ.

6 năm trước, đám cưới của chị Lê Thị Thu Sao (SN 1956, tỉnh Cao Bằng) và chồng trẻ Triệu Hoa Cương (SN 1992, tỉnh Cao Bằng) từng khiến dư luận xôn xao bởi cuộc hôn nhân của mình. Ngay sau khi kết hôn cuộc sống của cặp đôi cũng vẫn nhận được nhiều sự chú ý va quan tâm của cộng đồng mạng.

Không chỉ chịu điều tiếng sau khi kết hôn với chồng trẻ kém tuổi, mà cuộc sống của hai vợ chồng còn liên tục vướng vào loạt ồn ào không đáng có. Tuy nhiên, bỏ ngoài tai những lời nói ác ý, sau 6 năm kết hôn, cặp vợ chồng vẫn luôn đồng hành, gắn bó bên nhau.

Bất ngờ nhan sắc của cô dâu Thu Sao sau nhiều lần "trùng tu", cuộc sống với chồng trẻ kém 36 tuổi hiện ra sao?- Ảnh 1.

Hình ảnh mới nhất của cô dâu Thu Sao sau hơn 1 năm thực hiện căng da mặt trùng tu nhan sắc (Ảnh cắt từ clip)

Bên cạnh đó, để níu giữ thanh xuân cũng như sánh vai với người chồng trẻ, chị Thu Sao không ngần ngại chi số tiền lớn để làm đẹp như làm răng, làm mũi, căng da mặt… Dù từng khiến nhiều người bất ngờ với những hình ảnh gương mặt sưng phù, chiếc miệng bị lệch sau phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm mỡ tự thân… Nhưng chị Thu Sao cho biết, chị chấp nhận chịu đau đớn và những nguy cơ về sức khỏe để mình có thể đẹp hơn.

Gần đây, hình ảnh mới nhất của chị Thu Sao cũng đã được một bác sĩ tại viện thẩm mỹ ở Hà Nội chia sẻ sau hơn 1 năm thực hiện căng da mặt đã khiến nhiều người bất ngờ.

Dù đã gần 70 tuổi nhưng chị Thu Sao vẫn khá hoạt bát, làn da dù đã có những vết tàn nhang nhưng khá căng bóng, không còn da thừa và bị chảy xệ

Bất ngờ nhan sắc của cô dâu Thu Sao sau nhiều lần "trùng tu", cuộc sống với chồng trẻ kém 36 tuổi hiện ra sao?- Ảnh 2.

 

Sau 6 năm kết hôn, vợ chồng chị Thu Sao và anh Hoa Cương vẫn đồng hành cùng nhau

Không ít người đã dành lời khen cho chị và cho rằng “Lấy chồng trẻ khiến Thu Sao lão hóa ngược ư”, “Không ai nghĩ đã sắp bước sáng tuổi U80 rồi đó”…

Không chỉ trẻ hóa về nhan sắc mà cuộc sống của chị Thu sao trong năm 2024 cũng đã có nhiều thay đổi khi hai vợ chồng đã quyết định rời Cao Bằng về Hà Nội để khởi nghiệp. Hai vợ chồng thuê nhà mở 1 tiệm spa nhỏ ở Hà Nội, chị Thu Sao và anh Hoa Cương còn chăm chỉ livestream mỗi ngày để bán đồ khô, đặc sản Cao Bằng và kết hợp với một số shop mĩ phẩm.

Cách đây không lâu, người chồng trẻ Hoa Cương cũng đã có những chia sẻ gay gắt, đòi “ký giấy ly hôn” sau 6 năm hôn nhân khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Tưởng rằng khoảng cách về tuổi tác và những mâu thuẫn trong cuộc sống sẽ khiến cặp đôi không thể vượt qua và dừng lại.

Tuy nhiên, sau đó mâu thuẫn đã được giải quyết và hai vợ chồng nhanh chóng làm lành cùng nhau, buôn bán kiếm sống hàng ngày.

Bất ngờ nhan sắc của cô dâu Thu Sao sau nhiều lần "trùng tu", cuộc sống với chồng trẻ kém 36 tuổi hiện ra sao?- Ảnh 3.

Hiện tại hai vợ chồng đã xuống Hà Nội để lập nghiệp

Trên trang Facebook cá nhân, cặp đôi vẫn livestream đều đặn hàng ngày. Chị Thu Sao được anh Hoa Cương hỗ trợ trong công việc, vợ livestream thì chồng chốt đơn. Anh Hoa Cương cũng được vợ hướng dẫn kĩ năng bấm huyệt, gội đầu, chăm sóc da để làm cho khách hàng.

Công việc kinh doanh giúp vợ chồng chị Thu Sao có nguồn thu nhập ổn định. Thỉnh thoảng cả hai lại về Cao Bằng để thăm người thân. Cách đây vài tháng, bố của anh Hoa Cương qua đời vì bạo bệnh. Chị Thu Sao động viên chồng thường xuyên về thăm nhà để mẹ đỡ buồn sau khi bố qua đời.

Sau 6 năm, vượt qua nhiều lời dị nghị, những thông tin không hay, vợ chồng chị Thu Sao và anh Hoa Cương vẫn đang đồng hành cùng nhau trong cuộc sống lẫn công việc. Chuyện tình yêu bất chấp khoảng cách tuổi tác của cặp đôi này vẫn luôn thu hút sự chú ý và quan tâm của dư luận.

Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Bị chồng kh::i:nh vì ở nhà ăn b::á:m từ khi sinh con, tôi bí mật gửi con rồi đi xin việc. Ngày đầu tiên đi làm, tôi mặc áo sơ mi cách điệu và chân váy đen lịch sự, chồng cười nhạt: “Để xem có được nửa tháng không hay lại về ăn bám tôi?”. Đến khi tôi vừa bước vào phòng họp để ra mắt nhân sự mới, chồng run rẩy: “Cô… Cô là…”

0

Bị nhà chồng khinh thường vì chỉ ở nhà ăn bám, gặp anh ở công ty, tôi tuyên bố một điều khiến anh tái mặt

Tôi nghĩ có lẽ chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ chấn chỉnh lại thái độ của chồng. Bao lâu nay, anh khiến tôi phải đau lòng..

Sau 3 năm kết hôn, tôi nhận ra sai lầm lớn nhất của mình đó chính là ở nhà nội trợ. Đàn ông lúc nào cũng sẽ nói họ lo được cho vợ con. Nhưng khi vợ ở nhà làm việc nội trợ, họ sẽ xem vợ như một kẻ ăn bám vậy.

Tôi tốt nghiệp đại học loại ưu, năng lực cũng không hề yếu kém. Đáng lẽ tôi đã có thể kiếm được một công việc tốt sau khi ra trường. Nhưng lúc ấy tôi có thai, sức khỏe lại yếu nên buộc phải ở nhà dưỡng thai.

Thời điểm đó, chúng tôi vẫn đang là vợ chồng son nên cuộc sống chưa đến mức ngột ngạt. Nhưng sinh con xong, chồng tôi bắt đầu thay đổi một cách chóng mặt.

Con tôi sinh non, thành ra không được khỏe như những bạn khác. Con ốm liên miên, có tháng đi viện đến 3 lần. Thấy tiền viện phí tốn kém, chồng tôi ca cẩm:

“Nuôi có một đứa trẻ con mà cũng không biết, để nó suốt ngày ốm đau”.

Tôi không hiểu nổi tại sao chồng mình có thể thốt ra những lời đó. Con là con chung, vả lại tôi nuôi con hết lòng, kiến thức chăm con cũng học hỏi không thiếu thứ gì. Chẳng qua con sinh sớm, đề kháng kém hơn các bạn thì phải chấp nhận, làm sao có thể trách tôi?

Con được gần 2 tuổi thì tôi thuê giúp việc để đi làm.Thời gian đầu mọi chuyện khá thuận lợi. Cho đến một ngày chồng tôi vô tình mở camera và thấy cô giúp việc đánh con mình. Sau sự cố ấy, chồng tôi bắt vợ phải ở nhà chăm con. Khi nào con được 3 tuổi, có thể đi nhà trẻ, anh sẽ để tôi đi làm.

Lần này tôi đã có kinh nghiệm nên dù ở nhà chăm con, tôi vẫn nhận việc làm thêm tại nhà. Mặc dù đó không phải công việc ổn định nhưng tiền lương cũng đủ để chi trả sinh hoạt hàng ngày, thậm chí tôi còn dư ra một số tiền để gửi cho mẹ đẻ.
Bị nhà chồng khinh thường vì chỉ ở nhà ăn bám, gặp anh ở công ty, tôi tuyên bố một điều khiến anh tái mặt - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Chuyện sẽ không có gì nếu năm nay, chồng tôi không được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Từ khi có chút chức sắc, anh bắt đầu khinh thường vợ. Đợt vừa rồi biết tôi gửi cho mẹ đẻ 5 triệu, chồng tôi nổi cáu. Anh gọi về cho mẹ tôi rồi bóng gió:

“Mẹ đã khỏi ốm chưa? Hôm vừa rồi thấy nhà thiếu 5 triệu, con hỏi vợ thì cô ấy bảo gửi về hỏi thăm mẹ bị ốm”.

Mẹ tôi hiểu ý, vội vã gửi lên 5 triệu trả con rể vì sợ gia đình tôi lục đục. Không muốn để chồng khinh thường mình, tôi đã bí mật đi xin việc. Với khả năng và kinh nghiệm, cộng với một số mối quan hệ có sẵn, tôi đã được làm giám đốc kế hoạch công ty mà chồng tôi làm việc.

Hôm nay là ngày đầu tôi đi làm. Sáng ra, tôi nói mình sẽ đưa con đi học để đến chỗ làm. Chồng tôi không biết tôi sẽ là cấp trên nên sẵng giọng:

“Cùng lắm thì được nửa tháng rồi lại về ăn bám tôi chứ gì”.

Tôi cười:

“Tôi vừa nhận chức giám đốc ở công ty anh. Nếu anh không làm tốt, anh sẽ bị sa thải đấy”.

Chồng tôi tái mặt, vội gọi điện cho sếp và nghe xác nhận thì bỏ đi. Tôi nghĩ có lẽ chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ chấn chỉnh lại thái độ của chồng. Từ nay, tôi sẽ làm việc thật tốt để chồng không bao giờ xem thường vợ nữa.

Luộc lòng lợn nhớ thêm thứ này, lòng trắng nõn, giòn sần sần, không hôi

0

Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn luộc lòng lợn thơm ngon như ngoài hàng.

Cách chọn và sơ chế lòng lợn

Để mua được đoạn lòng lợn ngon, đảm bảo chất lượng, bạn nên đi chợ sớm hoặc dặn người bán để phần từ hôm trước. Mua ở nơi có uy tín.

Nên chọn đoạn lòng đầu, cuống bé, ống ruột căng tròn, màu trắng hồng. Dịch bên trong lòng có màu trắng sữa.

Không nên chọn đoạn lòng cuối, kích thước lòng to nhưng thành mỏng, dịch bên trong có màu vàng. Đoạn lòng nhìn sẫm màu, có lẫn tia máu. Đây là loại lòng không ngon, dễ bị đắng.

Bạn có thể lộn trái đoạn lòng, loại bỏ bớt phần mỡ. Đổ bột ít bột mì và muối vào bóp kỹ để loại bỏ hết các chất bẩn bên trong. Rửa lại lòng dưới vòi nước sạch cho hết các chất bẩn. Lộn đoạn lòng trở lại như ban đầu. Dùng chanh chà vào lòng lợn để loại bỏ các chất bẩn còn sót lại. Cuối cùng rửa lại lòng với nước sạch. Với cách này, lòng lợn sẽ sạch sẽ, không bị dai.

Khi sơ chế lòng lợn, bạn có thể dùng bột mì, muối, chanh/giấm để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi.

Khi sơ chế lòng lợn, bạn có thể dùng bột mì, muối, chanh/giấm để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi.

Ngoài ra, sau khi làm sạch phần dịch bên trong lòng, bạn có thể ngâm lòng trong nước có pha nước cốt chanh và gừng đập dập trong khoảng 15 phút. Cách này cũng giúp lòng sạch và thơm hơn.

Để đảm bảo loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi của lòng lợn, bạn có thể nấu một ít nước sôi, cho lòng lợn vào chân sơ 15 giây rồi vớt ra, vuốt nhẹ để phần dịch trắng bên trong chảy ra ngoài. Xả nước để dịch trôi đi hết.

Một trong những sai lầm khiến lòng lợn luộc bị dai chính là tuốt quá kỹ.

Mẹo luộc lòng lợn

Khi luộc lòng lợn, bạn cần nắm được một số mẹo nhất định để lòng chín tới, không bị dai.

Khi luộc lòng lợn, bạn cần nắm được một số mẹo nhất định để lòng chín tới, không bị dai.

Để luộc lòng lợn, bạn cần chuẩn bị một số gia vị như gừng, sả. Đây sẽ là nguyên liệu làm cho lòng thơm ngon hơn.

Ngoài ra, bạn hãy chuẩn bị thêm một bát nước đá lạnh, vắt nước cốt chanh vào nước đá, thả cả vỏ chanh vào ngâm trong đó. Nước này sẽ dùng để ngâm lòng lợn sau khi luộc.

Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi. Thêm sả đập dập cắt khúc, gừng đập dập. Chờ nước sôi mới thả lòng vào luộc. Chú ý dùng đũa nhấn chìm lòng lợn xuống. Luộc khoảng 1 phút rưỡi đến 2 phút.

Sau đó, vớt lòng ra ngâm vào bát nước đá đã chuẩn bị từ trước trong khoảng 1 phút. Việc hãm nhiệt này giúp lòng lợn giòn hơn. Ngoài ra, chanh sẽ giúp lòng lợn trắng thơm.

Tiếp tục đun sôi nước và cho lòng lợn vào luộc thêm khoảng 1-2 phút nữa. Vớt lòng lợn ra và ngâm ngập trong âu nước đá.

Tùy theo lượng lòng lợn cần luộc, bạn có thể lặp lại việc luộc và ngâm lòng lợn trong nước đá thêm một lần nữa. Lưu ý, tổng thời gian từ lúc cho lòng lợn vào nồi nước sôi đến lúc vớt ra chỉ khoảng 6-10 phút (tùy lượng lòng cần luộc).

Cuối cùng, vướt lòng lợn ra để ráo bớt nước rồi cắt thành miếng vừa ăn.

Bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất không ??

0
Nhà đất là di sản thừa kế rất phổ biến và có giá trị lớn. Tuy nhiên, do nhiều người không hiểu quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp về thừa kế, mà chủ yếu là anh em, họ hàng. Vậy, khi bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất không?

Để có câu trả lời về việc cô, dì, chú, bác có quyền yêu cầu cháu chia một phần di sản thừa kế là nhà đất cho mình khi cha, mẹ của cháu mất hay không cần làm rõ theo từng trường hợp dưới đây.

Trường hợp 1: Có di chúc

Cô, dì, chú, bác hoặc cá nhân khác được hưởng thừa kế nếu có di chúc hợp pháp và được người lập di chúc đó cho hưởng di sản thừa kế.

Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp phải có các điều kiện sau:

(1) Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

(2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(3) Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Hình thức di chúc gồm 02 hình thức, đó là di chúc bằng văn bản (di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực) và di chúc miệng.

Lưu ý: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý quy định về người làm chứng khi lập di chúc, cụ thể:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất
Cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất khi bố mẹ mất? (Ảnh minh họa)

Trường hợp 2: Không có di chúc

Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế, đồng thời cũng không có quyền yêu cầu chia thừa kế.

Lý do không được hưởng thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng điều kiện thừa kế theo pháp luật.

Để được thừa kế theo pháp luật phải thuộc diện thừa kế và đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế, cụ thể:

* Thuộc diện thừa kế

Người thừa kế phải có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại) với người để lại di sản.

Theo đó, cô, chú, bác có quan hệ huyết thống với bố của người cháu; dì có quan hệ huyết thống với mẹ của cháu nhưng không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng được điều kiện về hàng thừa kế.

* Đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Mặc dù thuộc diện thừa kế và thuộc hàng thừa kế nhưng cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế vì vẫn còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (ở đây là người cháu). Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.
Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc của người cháu khi bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất hay không?

Theo đó, cô dì chú bác được chia thừa kế nếu bố, mẹ cháu lập di chúc cho hưởng di sản thừa kế; trường hợp không có di chúc thì không được hưởng vì vẫn còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đó là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Sau khi kết hôn tôi chuyển về sống nhà chồng cùng với mẹ chồng bởi bố chồng tôi đã mất từ lâu. Ở nhà chồng, tôi luôn sống biết điều, chăm chỉ làm việc nhà, chu đáo với mẹ chồng. Từ khi chúng tôi có thêm con thứ 2, phát sinh ra nhiều khoản chi tiêu, nhưng điều khiến cả nhà bận tâm đó là hiện nay ngôi nhà đang ở xây dựng đã lâu, chật và xuống cấp. Vậy nên chồng và mẹ chồng có ý định xây lại nhà. Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, chồng tôi đã nghĩ ra phương án tôi về xin nhà ngoại tiền. Chồng tôi còn nhớ hồi mà hai vợ chồng vừa cưới xong, bố mẹ đẻ tôi có hứa sau này sẽ cho vợ chồng mảnh vườn bên cạnh. Giờ đất đang lên giá, nếu chủ động xin đất và bán đi, chắc chắn sẽ đủ để xây lại nhà mới khang trang, hiện đại. Giữa lúc tôi phấn khởi, chờ đợi về ngôi nhà tương lại thì bỗng dưng nhận cú sốc. Tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng…

0

Chính tai tôi nghe được những lời chồng nói với mẹ chồng, lộ ra ý đồ xấu đối với nhà vợ.

Tôi năm nay 32 tuổi, kết hôn cách đây 7 năm. Sau khi kết hôn tôi chuyển về sống nhà chồng cùng với mẹ chồng bởi bố chồng tôi đã mất từ lâu. Ở nhà chồng, tôi luôn sống biết điều, chăm chỉ làm việc nhà, chu đáo với mẹ chồng. Nhà ít người nên có tôi là thêm người, vui vẻ hơn và cuộc sống được nâng lên so với trước đây.

Bức xúc vì nghĩ vợ lén cho đằng ngoại tiền xây nhà, cô ấy lấy ra một thứ  khiến tôi hạnh phúc

Hàng ngày tôi đi làm ở công ty nhưng vẫn không quên nhiệm vụ làm việc nhà của mình, lúc nào nhà cửa cũng gọn gàng, sạch sẽ, nấu ăn ngon… Mẹ chồng tôi mới đầu khó gần, nhưng rồi bà cũng hài lòng và chấp nhận tôi như một thành viên trong gia đình. Nhất là kể từ khi có con, tôi được mẹ chồng tỏ ra thân thiện, bà rất quan tâm tới cháu nội.

Chồng tôi là người hiền lành, kín tiếng, ít biểu lộ cảm xúc. Tuy không sống sôi nổi nhưng bù lại chồng rất trách nhiệm với gia đình. Hết việc là về nhà với gia đình, ít khi đi ăn nhậu bên ngoài. Tôi hài lòng với cuộc sống của mình, toàn tâm giúp sức để gia đình hạnh phúc, phát triển.

Từ khi chúng tôi có thêm con thứ 2, phát sinh ra nhiều khoản chi tiêu, nhưng điều khiến cả nhà bận tâm đó là hiện nay ngôi nhà đang ở xây dựng đã lâu, chật và xuống cấp. Vậy nên chồng và mẹ chồng có ý định xây lại nhà. Tuy nhiên, vợ chồng tôi tiết kiệm tiền không được là bao. Còn mẹ chồng cũng không có thu nhập nào đáng kể.

Vậy nên, chúng tôi muốn xây nhà mà cũng rất đau đầu vì không có đủ tiền; mà vay ngân hàng thì số nợ nhiều, riêng trả lãi cũng đã vất vả rồi huống chi trả cả gốc nữa. Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, chồng tôi đã nghĩ ra phương án tôi về xin nhà ngoại tiền. Chồng tôi còn nhớ hồi mà hai vợ chồng vừa cưới xong, bố mẹ đẻ tôi có hứa sau này sẽ cho vợ chồng mảnh vườn bên cạnh. Giờ đất đang lên giá, nếu chủ động xin đất và bán đi, chắc chắn sẽ đủ để xây lại nhà mới khang trang, hiện đại.

Tôi nghe chồng nói xong cũng thấy rất hợp lý, đằng nào bố mẹ tôi trước sau cũng cho mảnh vườn đấy, nên giờ có việc xin trước. Cũng có chút ngại ngùng, nhưng sau mấy hôm được chồng động viên, thúc giục nên tôi đã thấy tự tin hẳn lên. Tôi liền gọi điện thoại cho bố đẻ, trình bày qua tình hình và nguyện vọng. Thật may, bố tôi không suy nghĩ gì nhiều mà đồng ý ngay, nhưng mà phải có thêm thời gian để tìm khách mua, tiến hành thủ tục mua bán…

Mảnh đất mà bố mẹ cho tôi, hiện cũng có giá trị khoảng vài tỷ đồng. Từ hôm đó đến nay tôi lâng lâng cảm giác vui sướng, nghĩ đến ngôi nhà mới rộng lớn, đủ tiện nghi hiện đại. Hai con của tôi sẽ có phòng riêng, có giường ngủ rộng và nơi học tập thuận lợi… Nhìn cảnh nhà ở hiện nay, tôi thấy quá chật và thiếu thốn nhiều thứ, lọt thỏm giữa những hộ bên cạnh đã được xây to đẹp.

Gữa lúc tôi phấn khởi, chờ đợi về ngôi nhà tương lại thì bỗng dưng nhận cú sốc. Tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng. Mẹ chồng trách con trai: “Sao con lại để nó góp tiền xây nhà thế? Nhỡ đâu sau này hai đứa không ở được với nhau, nó đòi chia nhà thì sao. Tiền đất chắc chắn là sẽ nhiều hơn tiền nhà rồi, mình thiệt à?“.

Chồng tôi đáp lại lời của mẹ: “Ôi dào, con tính toán cả rồi, tạm thời mẹ cứ để nhà đứng tên riêng của mẹ. Nhà cứ xây trên đất của mẹ, mẹ toàn quyền quyết định. Ít nữa mẹ làm thừa kế cho riêng con. Nếu ly hôn, cô ta chỉ có nước ra đường chứ làm sao mà đòi tiền hay đòi chia nhà được. Mẹ yên tâm, nhà bên đó còn nhiều đất, sau này con sẽ nịnh vợ để xin thêm“.

Tôi nghe xong mà rụng rời, quá sốc đến mức suýt ngất ra nhà, quá bất ngờ trước sự tính toán của chồng và mẹ chồng. Thì ra họ đang cố tình nghĩ ra cách để tôi về xin tiền bố mẹ để mang về xây lại nhà chồng. Nếu tôi ngoan ngoãn, chấp nhận thì cứ ở đó, còn không sẽ bị hất ra ngoài bất cứ lúc nào.

Từ hôm đó đến nay tôi rất buồn, không biết mình phải nên làm thế nào. Tôi có nên bóc mẽ chồng và mẹ chồng rồi dừng lại chuyện tin bố đẻ tiền xây nhà? Hãy cho tôi lời khuyên!

Hướng dẫn chuyển đất vườn, ao sang đất thổ cư: Không tốn 1 đồng…

0

Chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư cần thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai.

Do lỗi kỹ thuật đánh máy nên dự án thành phần của tuyến đường ven biển tăng thành 195 tỉ đồng, trong khi thực tế chỉ có 95 tỉ….

0

 Do lỗi kỹ thuật đánh máy nên dự án thành phần của tuyến đường ven biển tăng thành 195 tỉ đồng, trong khi thực tế chỉ có 95 tỉ.

2 trường hợp di chúc không có hiệu lực thực hiện, ai cũng cần biết…

0

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong những trường hợp sau.

Thế nào là di chúc hợp pháp?

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp hợp pháp như sau:

– Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Trong khi lập di chúc, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt; người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

– Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2025.

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng. Đồng thời, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Di chúc bằng miệng phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.

Theo quy định, di chúc cần đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau để được coi là hợp pháp.

Theo quy định, di chúc cần đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau để được coi là hợp pháp.

Trường hợp di chúc không có hiệu lực

Theo khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:

– Người thừa kế theo di chúc qua đời trước hoặc qua đời cùng thời điểm với người lập di chúc;

– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người qua đời trước hoặc qua đời cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Lấy chồng 7 năm không có con, tôi bị chồng tặng cho c;;ặp s;;ừng cùng tờ đơn l;;y h;;ôn. Sau đó, tôi trở về sống cùng bố mẹ, quyết ở vậy chăm sóc bố mẹ thay 2 anh trai. 10 năm trôi qua, bố tôi tuổi cao sức yếu nên qua đời, tôi chỉ còn mẹ. Giữa lúc đó, anh trai đưa cả gia đình trở về, đòi hết các phòng trong nhà và bắt tôi sang ngủ với mẹ. Anh còn ‘đ;;uổi khéo’ tôi ra khỏi nhà bằng cách é;;p tôi đi lấy chồng khác. Tôi t;;ừ ch;;ối thì anh s;;ưng mặt, l;;ộ rõ bản chất thật. Hóa ra anh muốn ch;;;iếm luôn căn nhà này, thế nhưng anh tính không bằng bố tôi tính, trước khi m;;ất ông đã có nước cực đi cao tay…

0

Đầu năm nay, vợ chồng anh cả làm ăn gặp nhiều khó khăn, nghe nói nợ rất nhiều, phải bán nhà trên phố để trả nợ. Sau đó ra ngoài ở trọ một thời gian.

Những năm đầu của cuộc hôn nhân, tôi sống rất hạnh phúc bên người chồng giỏi kiếm tiền. Nhưng cưới nhau 7 năm không có con, chúng tôi tốn khá nhiều tiền chữa trị mà chưa bao giờ có được niềm vui.

Chồng không còn đủ kiên nhẫn đợi tôi chữa vô sinh nữa, anh lén qua lại với một người đồng nghiệp. Khi cô ấy có thai thì anh nói lời xin lỗi và mong tôi ký vào đơn ly hôn. Mỗi lần nhớ về ngày đó mà tim tôi vẫn còn nhức nhối, người đàn ông mà tôi yêu thương nhất lại làm đau lòng nhất.

Sau khi bị chồng bỏ, tôi không còn chỗ nương tựa nên về nhà ngoại sống. Bố mẹ rất thương tôi, họ đã động viên an ủi giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Những năm sau đó, các anh chị giới thiệu cho tôi vài mối tốt nhưng tôi đều từ chối. Bởi tôi thấy bản thân không có con, đi bước nữa cũng chỉ làm giúp việc cho nhà chồng. Thế thì tôi ở nhà phụng dưỡng bố mẹ đẻ để họ an tâm sống tuổi già còn tốt hơn.

Ngày trước, các anh tôi còn sống ở quê, bố mẹ đã chia cho mỗi anh một mảnh đất. Nhưng từ ngày 2 anh chuyển ra phố sống thì bán luôn đất và mua nhà trên phố. Một lần có đông đủ các thành viên trong gia đình, bố tôi nói:

“Bố có 3 đứa con, 2 trai thì có gia đình yên ấm hạnh phúc, chỉ có mỗi cô con gái thì chịu nhiều thiệt thòi. Các con trai bố đã cho đất rồi, ngôi nhà mọi người đang đứng đây, bố mẹ sẽ cho em út. Sau này ngôi nhà này sẽ là nơi thờ cúng và đi về của các con, con út nhất định không được bán mảnh đất này”.

Bố mẹ rất thương tôi, họ đã động viên an ủi giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. (Ảnh minh họa)

Các anh chị đồng tình với quyết định của bố nên tôi cảm thấy rất yên lòng ở lại ngôi nhà đó.

Suốt 14 năm qua, mỗi lần bố mẹ ốm đau đi viện thì chỉ có tôi ở bên chăm sóc, còn các anh chị bận công việc, không ai đoái hoài đến ông bà.

Ngày bố tôi bị bệnh khá nặng, ông gọi tôi đến bên giường mà nói:

“Tuổi già của bố mẹ không có con ở bên thì cũng chẳng có ai chăm sóc nữa. Số con thật là vất vả, bố không muốn cuối đời con lận đận nữa. Vì thế, con ra xã hỏi thủ tục sang tên sổ đỏ, bố mẹ sẽ quyết định sang tên nhà cho con.

Bố sợ sau khi khuất, các anh con sẽ về tranh giành đất với con. Khi đất thuộc về con rồi thì không ai đuổi được con ra khỏi nhà này nữa”.

Bố tôi lúc nào cũng thương con gái, cơ thể đau nhức mà vẫn còn lo lắng cho tương lai của tôi.

Đầu năm nay, vợ chồng anh cả làm ăn gặp nhiều khó khăn, nghe nói nợ rất nhiều, phải bán nhà trên phố để trả nợ. Sau đó ra ngoài ở trọ một thời gian.

Suốt 14 năm qua, mỗi lần bố mẹ ốm đau đi viện thì chỉ có tôi ở bên chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Tuần vừa rồi, anh ấy về quê nói với mẹ:

“Tháng sau, chúng con sẽ về quê ăn Tết Nguyên Đán rồi ở lại nhà luôn. Em và mẹ sẽ ở một phòng, những phòng còn lại để gia đình anh chuyển vào sống. Cuối đời, em út không phải vất vả chăm sóc mẹ nữa, đã có chị dâu rồi. Em ly hôn đã lâu, anh nghĩ nên tìm một người đàn ông để về già có người bầu bạn”.

Tôi đáp ngay:

“Em không muốn lấy chồng nữa, ở vậy chăm sóc mẹ già thôi. Ngôi nhà này bố mẹ đã cho em, chưa được sự đồng ý của em sao anh chị chuyển vào sống được?”.

Anh cả trơ trẽn nói:

“Bố mất rồi, bây giờ anh là trưởng to nhất trong nhà này, lời anh nói mọi người phải nghe theo. Ngày đó bố cho em nhà chỉ là cho miệng, nếu ra tòa thì nhà này sẽ chia thành nhiều phần, em chỉ được phần thôi”.

Thấy anh cả vẫn muốn giành bằng được ngôi nhà, tôi đưa cho anh xem cuốn sổ đỏ đứng tên tôi. Đến lúc này thì anh tức giận và đẩy đổ chiếc bàn ngay trước mặt cả nhà. Còn tôi thầm cảm ơn bố đã sớm sang tên nhà cho con gái, nếu không tôi chỉ còn nước ra đường sống.

Anh trai tôi hơn 40 tuổi rồi nhưng không hề đáng mặt đàn ông. Là trụ cột trong nhà nhưng lười làm ỉ lại vào vợ, lúc nào cũng chỉ nhăm nhe chỗ đất ông bà để lại. Năm ngoái bố tôi bất ngờ qua đời sau 1 trận ốm, thời điểm đó tôi đang kẹt công việc ở nước ngoài nên không thể về làm trọn chữ hiếu, tiễn bố chặng đường cuối cùng. Lần này giỗ bố cũng là lúc tôi về nước hẳn, nào ngờ chờ đón tôi tôi là một chuyện động trời rằng anh trai đã mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng, thậm chí toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi, và tôi bị gạch tên khỏi quyền thừa kế từ lúc nào không hay, không chia cho tôi một mét vuông. Đáng giận hơn, khi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống…

0

Bố tôi mất hè năm ngoái, trước đó, ông bị ốm khoảng nửa tháng. Lúc đầu ai cũng nghĩ ông ốm bình thường thôi, vài hôm sẽ khỏe lại. Nhưng không ngờ chỉ 1 tuần sau, bệnh đến như núi lở, ông sút cân nhanh, các cơ quan trong cơ thể yếu đi rõ rệt. Khi anh trai tôi đưa bố đến bệnh viện thì bác sĩ nói không thể cứu được nữa rồi.

Cả nhà đưa bố về, chăm sóc bố những ngày cuối đời một cách tốt nhất có thể. Tôi do đang theo đuổi chương trình nghiên cứu để tốt nghiệp thạc sĩ nên rất bận, khoảng thời gian bố bệnh và sau khi ông qua đời, tôi chỉ về nhà được vài lần. Tôi biết mình có lỗi nhiều lắm vì đã không ở bên bố nhưng ông luôn động viên tôi là con gái thì cần phấn đấu nhiều hơn. Bản thân có địa vị xã hội, có thu nhập cao thì cuộc sống mới dễ chịu và không phụ thuộc vào đàn ông. Bố còn bảo, ông sống chết có số, tôi ở lại cũng chẳng giúp được gì vì ở nhà có mẹ chăm sóc bố rồi, tôi hãy cứ ở lại thành phố mà tiếp tục công việc, học tập, cố gắng từng chút cho tương lai của mình.
Sau khi tốt nghiệp, tôi xin được việc trong một công ty chứng khoán, công việc mới mẻ nên tôi càng bận rộn hơn. Bẵng đi đến hè năm nay, tôi mới lại có thời gian về nhà vào đúng ngày giỗ bố và ở lại nghỉ ngơi một tuần.
Cũng chính dịp này khiến tôi phát hiện ra một chuyện liên quan tới quyền thừa kế của mình.
Trong thời gian ở nhà, tôi thấy anh trai mang sổ đỏ nhà đất đi làm thủ tục vay ngân hàng. Tôi lấy xem thì phát hiện sổ đỏ toàn bộ mảnh đất đứng tên mình anh tôi. Thời gian làm sổ là hè năm ngoái, trước khi bố tôi mất 1 tuần. Điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian bố ốm, anh tôi đã kịp làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Điều này khiến tôi rất bất ngờ. Bố tôi còn sống thì chuyện sang tên sẽ dễ dàng, vì giấy tờ đứng tên bố. Nhưng nếu ông mất, thì ngoài mẹ và anh trai ra, tôi cũng có phần thừa kế. Vậy nhưng, anh trai lại lợi dụng lúc bố còn sống để vội vã thừa kế hết đất đai tài sản trong nhà mà không chia cho tôi một mét vuông. Tôi cũng không hề biết chuyện này.

Ảnh minh họa
Tôi thắc mắc hỏi mẹ và anh trai thì mẹ nói tôi là con gái, sau này lấy chồng rồi thì cần gì đất đai? Tôi sang nhà chồng mà sống. Huống chi tôi có công việc tốt, không muốn sống cùng bố mẹ chồng thì tự mua nhà mà ở. Trong khi tôi chưa hề có bạn trai, mẹ đã tính toán để tôi sống ở nhà chồng!!!
Anh trai thì bảo anh là con trưởng, anh thừa kế để lo hương hỏa cho tổ tiên, đó là chính đáng, tôi không có quyền đòi chia chác.

Chị dâu lại nói thời gian bố ốm, chỉ có anh chị chăm sóc, tôi về thăm được 3 lần thì lấy quyền gì để đòi hỏi tài sản?
Tôi không chấp nhận được chuyện này. Tôi không về chăm bố được không có nghĩa tôi từ bỏ gia đình. Tôi là con của bố mẹ, dù là con gái thì cũng có quyền được phân chia tài sản, không bằng anh trai thì cũng phải một phần đủ để xây căn nhà ở tạm. Thời buổi bây giờ, tôi có làm cả chục năm cũng khó mà mua được nhà ở thành phố, nếu có sẵn nhà ở quê thì cuộc sống cũng đỡ áp lực, khi cần, tôi vẫn có thể bán đi để mua nhà nơi khác.
Vậy mà bố mẹ, anh trai chị dâu lại gạt tôi ra khỏi quyền thừa kế, để lén lút sang tên sổ đỏ. Tôi có thể kiện để đòi lại quyền lợi cho mình không?