Home Blog Page 122

Bạn tin không? Sau 5-6 năm l:y thân, gia đình 2 bên và cả bố mẹ tôi đều rất rất cố gắng để hàn gắn lại với nhau – tất cả chỉ vì chúng tôi. Vì mong muốn giữ lại cho các con một gia đình. Khi mẹ hỏi tôi rằng: – Con cảm thấy thế nào? Tôi khi ấy, lớp 8 – 14 tuổi, đã nói với bố mẹ của mình rằng: – Hay là bố mẹ chia tay đi, con thật lòng muốn bố mẹ sống vui vẻ hơn. Con biết là bố mẹ yêu con, con cũng rất yêu bố mẹ, nhưng bố mẹ đừng quay về với nhau có được không 🥲 *** Bạn biết vì sao tôi nói ra những điều ấy không??? Vì một đứa con như tôi, cảm nhận được sự lạnh nhạt ấy, khi trái tim của hai con người đã không còn thuộc về nhau, không còn hướng đến nhau, ngôi nhà ấy như một cái nhà tù, dù không hề có những cuộc cãi vã, và rồi ….

0
Con rất yêu bố mẹ, nhưng bố mẹ đừng quay về với nhau có được không..?
Bạn tin không?
Sau 5-6 năm ly thân, gia đình 2 bên và cả bố mẹ tôi đều rất rất cố gắng để hàn gắn lại với nhau – tất cả chỉ vì chúng tôi. Vì mong muốn giữ lại cho các con một gia đình.
Khi mẹ hỏi tôi rằng:
– Con cảm thấy thế nào?
Tôi khi ấy, lớp 8 – 14 tuổi, đã nói với bố mẹ của mình rằng:
– Hay là bố mẹ chia tay đi, con thật lòng muốn bố mẹ sống vui vẻ hơn. Con biết là bố mẹ yêu con, con cũng rất yêu bố mẹ, nhưng bố mẹ đừng quay về với nhau có được không
Bạn biết vì sao tôi nói ra những điều ấy không??? Vì một đứa con như tôi, cảm nhận được sự lạnh nhạt ấy, khi trái tim của hai con người đã không còn thuộc về nhau, không còn hướng đến nhau, ngôi nhà ấy như một cái nhà tù, dù không hề có những cuộc cãi vã…

“Vì một đứa con như tôi, cảm nhận được sự lạnh nhạt ấy, khi trái tim của hai con người đã không còn thuộc về nhau, không còn hướng đến nhau, ngôi nhà ấy như một cái nhà tù, dù không hề có những cuộc cãi vã, thì ngôi nhà ấy vẫn u ám như một cái nhà tù”.

Quan điểm ly hôn để hạnh phúc hơn của cô gái trẻ gây sốt

Nói về những e dè trong chuyện ly hôn, lý do được nhiều người nghĩ đến nhất để quyết định “gương vỡ lại lành” là hạnh phúc của những đứa trẻ. Dù đã nhạt nhòa tình yêu, đã phai mờ mối liên kết trong hôn nhân, nhiều cặp vợ chồng vẫn cố níu giữ gia đình, vì tin rằng, những đứa trẻ cần có đủ bố mẹ, cần sự chăm chút, yêu thương của hai phía, hơn là sống trong một gia đình khuyết.

Tuy nhiên, ở góc nhìn của một người con đã có bố mẹ ly hôn, nhà thiết kế thời trang Phạm Ngọc Anh lại có quan điểm hoàn toàn khác biệt. Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Ngọc Anh đã bật mí về câu chuyện ly hôn hạnh phúc của bố mẹ mình bằng một status thú vị và sâu sắc, đã hút hơn 31.000 lượt like và 8.000 lượt chia sẻ chỉ trong chưa đến 24 giờ đăng tải. Cô gái trẻ bắt đầu câu chuyện cuộc đời mình rất hồn nhiên:

“Bạn tin không? Sau 5 – 6 năm ly thân, gia đình hai bên và cả bố mẹ tôi đều rất rất cố gắng để hàn gắn lại với nhau – tất cả chỉ vì chúng tôi. Vì mong muốn giữ lại cho các con một gia đình.

Khi mẹ hỏi tôi rằng:

– Con cảm thấy thế nào?

Tôi khi ấy, lớp 8 – 14 tuổi, đã nói với bố mẹ của mình rằng:

– Con thật lòng muốn bố mẹ chia tay và tìm cho mình một hạnh phúc mới, bố mẹ có thương yêu bọn con không? Con biết là có, con rất yêu bố mẹ, nhưng bố mẹ đừng quay về với nhau có được không?”.

Con rất yêu bố mẹ, nhưng bố mẹ đừng quay về với nhau có được không - Ảnh 1.

Cô nàng xinh đẹp với quan điểm ly hôn để hạnh phúc gây sốt mạng.

Câu trả lời bình thản của một cô con gái ở tuổi 14 khi đó, hẳn đã gây choáng váng cho bố mẹ, và hẳn là cũng khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy bất ngờ. Theo “lẽ thường”, những đứa trẻ là rào cản lớn nhất cho những cuộc hôn nhân, bởi bố mẹ không muốn con chứng kiến sự tan vỡ, và những đứa trẻ cũng khó chấp nhận chuyện chia lìa. Nhưng với Ngọc Anh thì khác, bởi lẽ, như cô lý giải: “Vì một đứa con như tôi, cảm nhận được sự lạnh nhạt ấy, khi trái tim của hai con người đã không còn thuộc về nhau, không còn hướng đến nhau, ngôi nhà ấy như một cái nhà tù, dù không hề có những cuộc cãi vã, thì ngôi nhà ấy vẫn u ám như một cái nhà tù”.

Thế là, bố mẹ Ngọc Anh chia tay thật, và sau vài năm, bố cô tìm được hạnh phúc mới, và đến khi cô bước vào tuổi 23, mẹ cô cũng tìm được bến đỗ mới của cuộc đời. Ly hôn, trong mắt của Ngọc Anh không kinh khủng hay là sự tan vỡ, mà là hành trình sống tiếp và kiếm tìm hạnh phúc mới. Cô gái chia sẻ: “Hai gia đình lúc nào cũng vui cười hân hoan, rảnh thì tôi về thăm mẹ, vui thì tôi qua với bố, cuộc sống rất nhẹ nhàng, thoải mái. Không ai trách cứ ai, không ai giận hờn ai và cũng không ai phải gồng mình lên để sống vì ai. Thế là bỗng nhiên tôi có đến hai người bố, hai người mẹ và rất nhiều anh chị em họ hàng ruột thịt. Và bạn có tin không, tôi luôn nghĩ rằng đó là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời mình”.

Bởi lẽ: “Cho đến cuối cùng, cái đích mà con người ta hướng đến chẳng phải là được hạnh phúc bên cạnh người mình yêu thương sao? Không phải là hạnh phúc bên cạnh con cái, mà hạnh phúc nhất là khi được bên cạnh người mình yêu thương. Còn con cái bạn? Chúng sẽ hạnh phúc bên cạnh người chúng yêu thương và phụng dưỡng bạn, chứ lộ trình hạnh phúc của chúng cũng không thể là “tôi 35 và tôi đang sống với bố mẹ tôi rất hạnh phúc” được”.

Ngọc Anh quan niệm: “Hôn nhân không phải là bản án và cũng chẳng phải thủ tục của cuộc đời, nó phải là kết quả của hai tâm hồn không thể sống thiếu nhau! Vậy nên, hãy yêu thương hết mình, và buông bỏ khi khổ đau, vì chúng ta chỉ được sống có một cuộc đời, duy nhất một và chỉ một mà thôi!… Bởi vì hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực của cuộc đời mình vẫn luôn là hành trình thú vị nhất”.

Con rất yêu bố mẹ, nhưng bố mẹ đừng quay về với nhau có được không - Ảnh 2.

Bài viết của Ngọc Anh đã nhận được sự hưởng ứng từ cư dân mạng, nhất là những người trẻ.

Quan điểm hiện đại và thú vị cùng câu chuyện thực tế của Ngọc Anh đã truyền cảm hứng cho nhiều người khi chạm đến vấn đề nhạy cảm như ly hôn. Nhiều bạn trẻ có hoàn cảnh tương tự như Ngọc Anh cũng chia sẻ câu chuyện của mình, như nick Thuý Quỳnh: “Nể bạn . Hoàn cảnh này của bạn khi bạn đã ở tuổi 14, còn mình khi đó mình mới vừa tròn 10 tuổi, chưa thể nghĩ được gì . Khi lớn lên mình cũng chỉ biết khóc, đó là những giọt nước mắt muộn màng, chẳng thể níu kéo được gì. Nhưng đến thời điểm hiện tại, mình thương cả hai người. Biết là bây giờ cũng chả thay đổi được gì nhưng chỉ thầm chúc họ được hạnh phúc, khỏe mạnh, kể cả khi mình không ở bên cạnh. Mình nể bạn, cô gái ạ!”.

Còn Như Phương, một người con khác thì nhiều băn khoăn hơn: “Mình cũng rất muốn nói với ba mẹ mình như vậy. Ba mẹ mình cũng không còn yêu thương nhau nữa, suốt ngày cãi vã nhau làm mình rất đau và buồn. Nhưng mình sợ nói ra thì em mình sẽ ở mỗi đứa một nơi, không còn ở gần nhau, tụi nó sẽ rất nhớ nhau và buồn…”.

Môi trường tốt nhất của con là khi người cha, người mẹ thật sự hạnh phúc, dù có nhau hay một mình

Phạm Ngọc Anh, ở tuổi 23 có vẻ “già” hơn tuổi của cô. Cô gái trẻ đã trải lòng về sự ảnh hưởng tâm lý của con cái trước chuyện ly hôn của bố mẹ, từ trải nghiệm cá nhân. Ngọc Anh tin rằng: “Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con cái. Nhưng theo mình, môi trường giáo dục tốt không có nghĩa là bắt buộc phải có mặt cả bố và mẹ. Trên thế giới có rất nhiều bậc vĩ nhân cũng trưởng thành và được nuôi nấng bởi bà mẹ đơn thân hay ông bố đơn thân, điển hình là Tổng Thống Obama. Mình tin, môi trường tốt nhất là khi người cha người mẹ thật sự hạnh phúc, dù là hạnh phúc bên nhau hay hạnh phúc một mình.

Tâm trạng của bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của con cái. Sống trong một gia đình không có tiếng cười, chứng kiến sự lạnh nhạt thờ ơ, thậm chí là những cuộc cãi vã của cha mẹ chúng với nhau, làm sao những đứa con có thể cảm thấy hạnh phúc nổi? Một gia đình hạnh phúc là gia đình mà tất cả các thành viên đều muốn trở về, bên nhau, thương yêu nhau. Vỏ bọc một gia đình hạnh phúc sẽ không bao giờ tạo nên một gia đình thật sự.

Nhiều người cho rằng cần gồng mình lên để giữ cho con một gia đình, vậy sao họ không chọn cách tốt hơn, đối diện với sự thật, giải thoát cho nhau, cùng nuôi nấng con cái, tìm kiếm hạnh phúc mới và mang lại cho con một gia đình thật sự đúng nghĩa? Những đứa con sẽ chỉ thật sự hạnh phúc khi được chứng kiến cha mẹ chúng hạnh phúc mỗi ngày, dù không phải là ở bên nhau”.

Cô chia sẻ thêm, ly hôn là chuyện riêng tư của bố mẹ, và có lẽ, không đứa trẻ nào cảm thấy tự hào về chuyện đó cả. Nhưng từng chứng kiến bố mẹ không hợp nhau từ khi 8 tuổi, nhìn thấy sự cố gắng hàn gắn vì các con, nếm trải những cung bậc khác nhau của một đứa trẻ ở vào hoàn cảnh tương tự, Ngọc Anh tin, việc mình có hạnh phúc như hôm nay là do bố mẹ cô đã ngừng cố gắng. Cô nói thêm, bố mẹ cô chưa từng nói không tốt về nhau trước mặt con cái. Cô và em gái sống với mẹ, khi nhớ bố thì qua chơi với bố, và cô cảm thấy ổn với chuyện đó, vì điều mà Ngọc Anh (cũng như bất cứ đứa trẻ nào) sợ nhất không phải là bố mẹ không xuất hiện cạnh nhau mà là nhìn thấy bố mẹ lạnh nhạt, cãi vã nhau.

Con rất yêu bố mẹ, nhưng bố mẹ đừng quay về với nhau có được không - Ảnh 3.

Cũng như bố mẹ cô, Ngọc Anh đang hạnh phúc với quyết định dừng lại hôn nhân của bố mẹ từ 10 năm trước, vì tất cả đều có cơ hội tìm hạnh phúc mới.

Với gia đình mới của bố mẹ, Ngọc Anh, vì thế cũng có cái nhìn rất bao dung. Cô cho rằng: “Mình nghĩ rằng, chúng ta sống nên học cách yêu thương người xung quanh nhiều hơn. Bố mẹ chia tay bởi họ không thể sống với nhau, thì người đến sau, dù là ai, cũng là sự lựa chọn tiếp theo của bố mẹ. Con cái cần tôn trọng họ, tôn trọng hạnh phúc mới của bố mẹ mình. Bố mẹ hạnh phúc thì con cũng sẽ hạnh phúc”.

Bày tỏ suy nghĩ về clip về gia đình hạnh phúc trong chiến dịch We Are Family, Ngọc Anh cho rằng: “Ly hôn hay không ly hôn là vấn đề sẽ gây tranh cãi và không có hồi kết, nhưng nó là vấn đề có thực trong cuộc sống và cần được lắng nghe. Clip phỏng vấn của WAF rất ý nghĩa, ý tưởng cũng rất sáng tạo. Việt Nam chưa có nhiều clip về gia đình, nên nếu làm nhiều clip dạng như thế này, đầu tư thêm ý tưởng để nội dung phong phú hơn nữa thì sẽ rất thu hút được sự quan tâm, chia sẻ và lên tiếng từ cộng đồng”.

Giá vàng hôm nay 9/12/2024: Vọt tăng…

0

Giá vàng hôm nay 9/12/2024 trên thị trường thế giới bất ngờ tăng trở lại. Trong nước, giá vàng nhẫn vọt tăng 200.000-300.000 đồng mỗi lượng, nhẫn trơn Doji mua vào đắt hơn vàng miếng SJC 600.000 đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh tăng theo giá vàng thế giới.

Trước đó, vào đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và đắt thêm 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua.

Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 300 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với mức chốt cuối tuần qua.

Mua vào (đồng/lượng) Tăng/giảm Bán ra (đồng/lượng) Tăng/giảm
SJC 82.700.000 + 100.000 84.200.000 + 200.000
Doji 83.300.000 + 300.000 84.300.000 + 300.000

Bảng giá vàng nhẫn SJC và Doji cập nhật sáng 9/12

Mở cửa phiên giao dịch 9/12, giá vàng 9999 của SJC không đổi so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua, ở mức 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết lúc 8h26′ và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết lúc 8h30′ như sau:

Mua vào (đồng/lượng) Tăng/giảm Bán ra (đồng/lượng) Tăng/giảm
SJC TP.HCM 82.700.000 0 85.200.000 0
Doji Hà Nội 82.700.000 0 85.200.000 0
Doji TP.HCM 82.700.000 0 85.200.000 0

Bảng giá vàng miếng SJC và Doji cập nhật sáng 9/12

Tỷ giá trung tâm ngày 9/12/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.248 đồng/USD, giảm 7 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (9/12) được niêm yết phổ biến ở mức 25.127 đồng/USD (mua vào) và 25.460 đồng/USD (bán ra).

Tới 8h43′ hôm nay (ngày 9/12, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.645 USD/ounce, tăng 13 USD/ounce so với kết tuần qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.667,8 USD/ounce.

Sáng 6/12, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức hơn 82 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 3,2 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Tuần qua, giá vàng trong nước đảo chiều liên tục. Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (2/12), giá vàng 9999 của SJC giảm 500 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều, về mức 85,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,4-84,1 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji công bố giá vàng nhẫn 9999 ở mức 82,9-83,9 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Các phiên sau đó, giá vàng trong nước điều chỉnh tăng. Phiên 4/12, SJC nâng giá mua vào vàng nhẫn loại 1-5 chỉ lên mức 82,9 triệu đồng/lượng. Doji niêm yết giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Phiên 6/12, giá vàng trong nước lại giảm, vàng SJC và nhẫn trơn đồng loạt lao dốc, giảm 500.000-700.000 đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 7/12: Giảm tiếp 300.000 đồng/lượng - DNTT online

Giá vàng trong nước giảm. Ảnh: Chí Hiếu

Ngày 7/12, SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,6-84 triệu đồng/lượng (mua – bán). Doji công bố giá vàng nhẫn 9999 ở mức 83-84 triệu đồng/lượng (mua – bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tính theo tuần, giá vàng trong nước tăng – giảm khoảng 100.000 đồng/lượng.

Riêng với vàng miếng SJC, đã “bốc hơi” 2,7 triệu đồng/lượng chiều mua vào, giảm gần 2 triệu đồng/lượng chiều bán trong hai tuần liên tiếp gần đây – mức thấp nhất trong vòng nửa tháng qua.

Giá vàng thế giới giao ngay chốt tuần ở mức 2.632 USD/ounce. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.659 USD/ounce.

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) mua vàng để dự trữ trong tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng. Lượng vàng dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên 72,96 triệu ounce vàng nguyên chất vào cuối tháng 11, tăng so với mức 72,8 triệu ounce tháng trước đó. Tháng 11, giá vàng giảm mạnh do đợt bán tháo sau kết quả cuộc bầu cử tại Mỹ.

WGC nhận định, nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương tiếp tục khả quan. Động lực chính mua vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, giảm phụ thuộc vào đồng USD.

Tại Mỹ, thị trường đang hướng tới đợt điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Theo MT Newswires, dữ liệu thị trường lao động mạnh mẽ làm giảm áp lực ngay lập tức với Fed trong việc đẩy nhanh việc cắt giảm lãi suất.

Nhà đầu tư dự báo khả năng Fed giảm lãi suất trong phiên họp ngày 17-18/12 là 85%, tăng so với 70% ngay trước khi báo cáo việc làm công bố. Nhiều quan chức Fed kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm, nhưng với tốc độ thận trọng hơn. Lãi suất thấp hơn làm tăng sức hấp dẫn của vàng.

Tình hình tại Hàn Quốc và Pháp khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng bất ổn chính trị vẫn là rủi ro không bao giờ kết thúc trên thị trường toàn cầu.

Dự báo giá vàng

Theo Ngân hàng HSBC, vàng như một công cụ phòng ngừa rủi ro địa chính trị. Khi căng thẳng và xung đột toàn cầu gia tăng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.

Về triển vọng của giá vàng, Kevin Grady, Chủ tịch của Phoenix Futures and Options bày tỏ lạc quan về khả năng lên mức 3.000 USD/ounce trong năm tới. Đợt tăng giá gần đây của Bitcoin, lần đầu tiên vượt qua mức 100.000 USD, là một tín hiệu tích cực cho vàng.

Capital Economics dự báo, giá vàng sẽ tăng nhẹ trong năm 2025, từ mức 2.650 USD lên khoảng 2.750 USD/ounce vào cuối năm tới.

Ngày cưới bố tiễn chân tôi về nhà chồng, ngay từ lúc đón dâu tôi đã nhận ra thái độ không hề vui mừng gì của mẹ chồng. Bố tôi không có tiền nhưng cũng cố gắng trao cho con gái cái dây chuyền 5 chỉ. Tôi biết đó là vốn liếng cả đời của ông. Nhìn thấy cảnh người bố mù đeo hồi môn cho con gái, ai cũng phải trào nước mắt nhưng mẹ chồng tôi. Áo cưới còn nguyên trên người, tôi tháo hết 100 cây vàng trả nhà chồng đại gia rồi dắt người bố m::ù về quê…

0

‘Đừng tưởng bà chấp nhận cho cưới mà sướng vội, tí nữa thì vào cởi hết vàng ra rồi làm ô sin cho nhà bà. Cái ngữ quê mùa bẩn thỉu vào nhà này chỉ có làm ô sin thôi’.

Ngày mọi người biết tin tôi sắp sửa trở thành con dâu nhà đại gia, ai ai cũng ngạc nhiên rồi trầm trồ thán phục. “Không ngờ con bé ấy giỏi vậy, bố nó vậy là cũng đến lúc được mở mày mở mặt rồi”. “Nhà nghèo mà ham học học giỏi, kiếm được công việc tử tế trên Hà Nội, giờ lại lấy được hẳn thằng chồng giàu ụ như thế, mẹ nó chết để cứu con như thế cũng đáng”…

Cả làng không ai không biết tôi là đứa mồ côi mẹ ngay từ lúc chào đời, mẹ sinh tôi khó nhưng giờ phút tỉnh táo cuối cùng bà vẫn nắm tay bác sĩ yêu ra dấu hiệu hãy cứu lấy đứa con trong bụng mình. Tôi sinh ra không biết mặt mẹ, sống bên cạnh người bố mù, nên từ bé đã thiệt thòi rất nhiều so với bạn bè. Tuy nhiên khó khăn khổ cực đến đâu bố cũng động viên tôi phải cố gắng học tập, trừ khi ốm đau còn lại chưa một ngày nào bố để tôi phải nghỉ học vì bất cứ lý do gì.

Ngày tôi đỗ đại học, hai bố con cứ ôm nhau khóc mừng mừng tủi tủi. Nhưng ngay ngày hôm sau ông đã ra khỏi nhà từ sáng sớm đến gần nửa đêm mới về. Lúc bố về đến nhà, người toàn bụi vôi vữa:

Tình yêu, Hạnh phúc gia đình, Lấy chồng giàu, Tâm sự

Hóa ra vì lo tiền cho tôi nhập học nên bố đã vất vả tới vậy. (Ảnh minh họa)

– Bố, bố đi đâu mà về muộn vậy? Bố làm con lo quá.

– Bố nhận đi đập phá khu nhà cấp 4 ở chợ để người ta xây mới, hi vọng tới lúc con nhập học sẽ có một khoản để con đi.

Hóa ra vì lo tiền cho tôi nhập học nên bố đã vất vả tới vậy. Lúc đó tôi chỉ ước mình có thể làm ra tiền ngay để đỡ đần cho bố. 4 năm đại học tôi đã cố gắng hết mình, vừa học vừa tranh thủ làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày bớt gánh nặng cho bố. Vậy nhưng mỗi lần tới đợt đóng học phí, tôi biết bố ở quê vẫn phải chạy đôn chạy đáo trước đó cả 2 tháng trời để gom tiền cho con. Căn nhà cũ của hai bố con ở ngói đã hỏng nhiều, tôi chỉ mong nhanh nhanh ra trường đi làm kiếm tiền về lợp lại cái mái ngói cho bố chứ không biết nó có thể trụ được mấy mùa mưa bão nữa.

May mắn làm sao, vừa ra trường với tấm bằng loại ưu, tôi đã được công ty tư nhân nhận vào làm ngay. Lĩnh lương tháng thứ 3, tôi đã gửi hết về cho bố, để bố thuê người ta lợp lại cái mái ngói mới. Bố lại gọi điện lên bảo rằng sao con không giữ tiền lại gửi về cho bố làm gì, 2 tháng nữa người ta trả tiền công thợ cho bố bố sẽ lợp lại. “Con đi làm có tiền rồi mà, bố ở nhà làm vườn quanh nhà thôi, bố đừng đi phụ hồ nữa, vất vả lắm bố à”. Bố ậm ừ trả lời bố không làm nữa đâu nhưng tôi biết bố vẫn giấu tôi đi làm, bố bảo làm để sau này cho con gái bố làm của hồi môn, chẳng biết đến bao giờ bố mới hết lo cho tôi.

Cũng thời gian này tôi được anh trưởng phòng làm cùng công ty để mắt tới. Cứ nghĩ gái quê lại chỉ là nhân viên quèn như mình thì ai thèm yêu, nhưng chẳng ngờ anh lại yêu thương tôi thật lòng. Nửa năm yêu nhau anh đưa tôi về nhà, tôi đã choáng ngợp hoàn toàn trước gia thế của anh, tôi đã tính tới chuyện chia tay ngay sau đó nhưng anh lại kiên quyết không chịu. Thậm chí tôi đã xin việc sang công ty khác nhưng anh vẫn ngày ngày chờ tôi ở dưới cổng công ty.

2 năm sau tôi mới dám đồng ý lời cầu hôn của anh. Bố mẹ anh tất nhiên không ưa gì tôi nhưng vì con trai nên ông bà cũng bằng mặt bên ngoài. Nhưng anh bảo sau khi cưới sẽ ra ở riêng nên em đừng có lo. Tôi cũng rất băn khoăn về bố mình, anh bảo nếu tôi muốn có thể đưa bố lên ở cùng nhưng tôi biết sẽ không bao giờ bố chịu, bản thân tôi cũng không muốn để xảy ra chuyện không hay.

Ngày cưới bố tiễn chân tôi về nhà chồng, ngay từ lúc đón dâu tôi đã nhận ra thái độ không hề vui mừng gì của mẹ chồng. Bố tôi không có tiền nhưng cũng cố gắng trao cho con gái cái dây chuyền 5 chỉ. Tôi biết đó là vốn liếng cả đời của ông. Nhìn thấy cảnh người bố mù đeo hồi môn cho con gái, ai cũng phải trào nước mắt nhưng mẹ chồng tôi lúc đó chỉ nhếch mép rồi ném cái nhìn khinh khỉnh.

Tình yêu, Hạnh phúc gia đình, Lấy chồng giàu, Tâm sự

Nói rồi tôi xách váy, đi chân đất chạy theo sau bố về quê ngay lập tức mà không hề
hối tiếc bất cứ điều gì. (Ảnh minh họa
)

Đến khi xe dâu về tới nhà chú rể, họ hàng bạn bè nhà tôi ai cũng phải choáng váng khi thấy số hồi môn mà tôi được nhà chồng đại gia lên trao. Ai cũng bảo số tôi thế là sướng rồi, sau bố tôi cũng được nhờ. Tan tiệc, hai bố con cứ ôm nhau, tôi chẳng muốn rời xa bố chút nào nhưng phải để bố về thôi. Vì bịn rịn với con gái nên bố tôi là người ra xe cuối cùng của đoàn nhà gái và vì mắt không nhìn thấy nên ông đã không tìm được lối ra cổng ngay mà cứ đi đi lại lại trong sân nhà chồng tôi, vì cái sân cũng khá rộng.

Tôi định chạy lại dắt bố thì nghe tiếng mẹ chồng bảo chị giúp việc: “Dắt cái ông mù kia ra nhanh hộ cái, hay là định đòi ở lại đây với con gái. Không có đâu, đừng tưởng nhìn thấy nhà bà thế này mà ham đòi dắt díu nhau lên đây cả nhé. Đừng tưởng bà chấp nhận cho cưới mà sướng vội, tí nữa thì vào cởi hết 100 cây vàng trên người ra rồi làm ô sin cho nhà bà. Cái ngữ quê mùa bẩn thỉu vào nhà này chỉ có làm ô sin thôi, đừng có mơ làm bà chủ”.

Tôi choáng váng vô cùng trước những gì mẹ chồng nói. Không chần chừ, váy cưới còn nguyên trên người, tôi bình tĩnh đến trước mặt bà tháo toàn bộ 100 cây vàng trên người gửi lại rồi bảo: “Con gửi lại cho mẹ luôn đây chứ mẹ không phải đợi thêm đâu. Nhà con nghèo thật, nhưng bố con dạy con sống có lòng tự trọng, nghèo nhưng không để người ta khinh mình”.

Nói rồi tôi xách váy, đi chân đất chạy theo sau bố về quê ngay lập tức mà không hề hối tiếc bất cứ điều gì.

Chồng tôi có một người anh trai nhưng hai gia đình hiếm khi gặp gỡ, liên lạc với nhau. Thậm chí khi thấy anh trai chồng hoặc chị dâu gọi điện tới, chúng tôi còn tắt máy luôn, không thèm nghe. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện trước khi cưới, anh ấy vin vào cớ sau này phải lo chuyện hương hỏa nên không có lý do gì phải san sẻ ngôi nhà trên thành phố của bố mẹ với vợ chồng tôi. Hôm trước, mẹ chồng tôi nhận được khoản lớn tiền đền bù đất liền gọi 2 anh em về chia mỗi nhà một phần. Lần này, ông anh trai yêu quý tiếp tục có ý kiến khiến tôi và chồng đều ngã ngửa..

0

Khi con cái đã về đủ, mẹ chồng liền đưa tiền đền bù đất ra, chia cho tôi và vợ chồng anh trai mỗi nhà một phần.

Năm nay tôi 30 tuổi, đã lấy chồng được gần 6 năm. Mặc dù trên chồng tôi có một người anh trai nhưng hai gia đình chúng tôi hiếm khi gặp gỡ, liên lạc với nhau. Thậm chí, khi thấy anh trai chồng hoặc chị dâu gọi điện tới, chúng tôi còn tắt máy luôn, không thèm nghe.

Tất cả cũng vì chuyện xảy ra khi vợ chồng tôi chuẩn bị kết hôn. Khi đó, hai bên gia đình đã gặp gỡ và ấn định ngày cưới. Mẹ chồng ban đầu đồng ý bán căn nhà đang ở, mua một căn nhà nhỏ khác để hai ông bà sống.

Số tiền dư ra thì giúp vợ chồng tôi mua nhà ở thành phố. Bởi ngoài căn nhà, mảnh đất sau nhà rất rộng, nếu bán đi chắc sẽ có một khoản tiền không nhỏ. Thế nhưng, anh trai chồng đã phản đối.

Anh cho rằng, anh là anh cả, sau này phải lo chuyện hương hỏa nên không có lý do gì để chia sẻ tài sản với vợ chồng tôi cả. Cũng vì chuyện này mà sau đó, vợ chồng tôi đã đứt liên lạc với anh chị.

Khi bố mẹ muốn bán nhà lấy tiền giúp chúng tôi mua nhà ở thành phố, anh trai chồng đã phản đối. (Ảnh minh họa)

Khi bố mẹ muốn bán nhà lấy tiền giúp chúng tôi mua nhà ở thành phố, anh trai chồng đã phản đối. (Ảnh minh họa)

Trong hững năm qua, chúng tôi đã nỗ lực làm việc và cuối cùng cũng mua được nhà và xe, có một cuộc sống ổn định. Hai vợ chồng tôi không nhận bất kỳ khoản tiền nào từ gia đình chồng, nhưng cũng không quên chăm sóc, báo hiếu bố mẹ chồng.

Mỗi năm, chúng tôi đều gửi tiền về quê cho bố mẹ chồng và thỉnh thoảng mời họ đến ở chơi, tất nhiên là khi anh chị không có mặt.

Gần đây, mẹ chồng thông báo rằng ở quê đang được giải tỏa để làm đường. Một mảnh đất của gia đình chồng nằm trong dự án đó nên được đền bù một khoản tiền. Vì thế, mẹ chồng đã gọi chúng tôi về quê để chia số tiền này. Vì chồng đang đi công tác nước ngoài, cả tháng nữa mới về nên tôi đành về một mình.

Cuối tuần vừa rồi, tôi trở về quê. Anh trai chồng và chị dâu cũng có mặt ở đó. Vì còn bực chuyện cũ nên khi chạm mặt, tôi đã phớt lờ họ, nửa câu cũng không muốn nói với họ.

Khi mẹ gọi về quê, thấy vợ chồng anh trai chồng, tôi đã phớt lờ họ. (Ảnh minh họa)

Khi mẹ gọi về quê, thấy vợ chồng anh trai chồng, tôi đã phớt lờ họ. (Ảnh minh họa)

Khi con cái đã về đủ, mẹ chồng liền đưa tiền đền bù đất ra, chia cho tôi và vợ chồng anh trai mỗi nhà một phần. Thật không ngờ, lúc này anh trai chồng lại đẩy số tiền đó về phía tôi. Sau đó, anh ôn tồn giải thích:

– Thực ra, trước đây khi hai em kết hôn và muốn bán căn nhà cũ, vợ chồng anh không đồng ý không phải là tính toán với các em mà vì lo lắng cho tương lai của cả gia đình. Bố mẹ sống ở đây hơn nửa đời người rồi, chuyển sang nhà khác nhỏ hơn anh chị sợ bố mẹ không quen. Hơn nữa, đất năm ấy không được giá lắm, sợ tiền dư ra không đủ cho các em mua nhà trong thành phố.

Một phần là lúc đó các em còn trẻ. Tính cái Đăng (tên chồng tôi) khi ấy anh thấy nó vẫn còn trẻ con, ỷ lại bố mẹ. Vì thế, anh sợ có nhà rồi nó sẽ không chịu cố gắng làm việc kiếm tiền. Cho nên, ngày ấy anh cố tình nói những lời ấy là để khích lệ nó.

Hiện hai đứa mới sinh con thứ 2, có nhiều khoản cần chi, chi phí sinh hoạt ở thành phố cũng đắt đỏ. Các em đi làm không dễ dàng gì, vì thế em hãy nhận lấy số tiền này đi. Giờ thấy các em trưởng thành, chín chắn như vậy, anh chị cũng yên tâm đưa tiền.

Tôi thực sự không ngờ anh trai và chị dâu lại có suy nghĩ như vậy. Hóa ra tôi và chồng đã hiểu lầm anh chị. Hóa ra, người nhỏ nhen mới là vợ chồng tôi. Nghĩ đến thái độ lạnh nhạt của mình đối với vợ chồng anh trai chồng trong 6 năm qua, tôi bật khóc và quỳ xuống trước mặt anh chị nói lời xin lỗi.

Thật may, mọi lỗi lầm trong quá khứ đều có thể sửa chữa. Hiện tại, mối quan hệ giữa chúng tôi đã trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết, hai gia đình thường xuyên gặp gỡ, chuyện trò rất vui vẻ.

Từ 1/1/2025 giấy phép lái xe ôtô quá hạn 1 ngày cũng phải thi lại lý thuyết

0

Đó là một trong những điểm đáng chú ý trong Thông tư số 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) vừa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

GPLX bị mất được cấp lại ngay

Điểm mới đáng chú ý của Thông tư này là có nhiều thay đổi so với quy định hiện hành liên quan đến người có GPLX quá thời hạn sử dụng. Theo đó, người có GPLX các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết theo quy định. GPLX quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường trường.

Thông tư mới của Bộ GTVT cũng quy định: Người có GPLX thuộc các hạng nêu trên bị mất nhưng quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm, phải dự sát hạch lý thuyết; quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch cả lý thuyết và thực hành. GPLX thuộc trường hợp này phải có tên trong hồ sơ của sở GTVT, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý.

Lý giải về vấn đề này, chiều 8/12, trao đổi với PV Báo CAND, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý Vận tải Phương tiện và Người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tại Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua quy định: Người có GPLX được đổi, cấp lại trước thời hạn ghi trên GPLX. Điều này có nghĩa là người có GPLX quá hạn dù chỉ 1 ngày khi muốn đổi sang GPLX mới sẽ phải sát hạch lại.

Vì vậy, tại Thông tư 35/2024 của Bộ GTVT hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ GTVT quy định: Người có GPLX quá hạn dưới 1 năm sẽ phải thi lại lý thuyết, quá hạn trên 1 năm sẽ phải thi lại thực hành. Lấy minh chứng cụ thể hơn, vị này cho hay, ví như anh Nguyễn Văn A có GPLX hết hạn vào 29/1/2025 thì theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, trước ngày 29/1, anh A được đổi, cấp lại GPLX. Nhưng nếu đến ngày 30/1 anh A mới đi đổi thì sẽ phải thi lại lý thuyết.

 

Từ 1/1/2025, có nhiều quy định mới về cấp đổi giấy phép lái xe.

 

Từ 1/1/2025, có nhiều quy định mới về cấp đổi giấy phép lái xe.

Liên quan đến cấp lại GPLX, tại thông tư mới, Bộ GTVT cho phép người có GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng được xét cấp lại ngay mà không phải chờ xác minh. Việc cấp lại GPLX bị mất thực hiện theo quy định của Thông tư này. Thêm vào đó, Bộ GTVT quy định không cấp lại GPLX đối với các trường hợp: GPLX không có trong hệ thống thông tin GPLX tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp GPLX (sổ quản lý); chưa cấp lại GPLX đối với người vi phạm trật tự ATGT chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.

Để làm được điều này theo đại diện của Cục Đường bộ Việt Nam là do ở thời điểm hiện tại công nghệ đã phát triển, lực lượng CSGT có thể cập nhật ngay vào dữ liệu xử lý vi phạm đối với các trường hợp bị tạm giữ hay bị tước GPLX. Cơ quan cấp đổi sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu để kiểm tra và cấp lại GPLX.

Từ tháng 1/2025, có 15 loại giấy phép lái xe

Ngoài các quy định trên, từ ngày 1/1/2025, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực với nhiều điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe. Luật quy định 15 hạng gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E, tăng 2 hạng so với luật hiện hành. Trong đó hạng A1 cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125cm3 hoặc công suất động cơ điện đến 11kW. Hạng A cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125cm3 hoặc công suất động cơ trên 11kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng B1 cấp cho người lái môtô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Với ôtô, giấy phép hạng B dành cho người lái xe đến 8 chỗ (không kể chỗ lái xe); ôtô tải và chuyên dùng đến 3,5 tấn.

So với Luật giao thông đường bộ 2008, hạng B đã được gộp giữa bằng B1 (cấp cho không hành nghề lái xe đi ôtô đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3,5 tấn) và bằng B2 (cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe đến 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải dưới 3,5 tấn). Giấy phép lái xe hạng C trước đây dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn trở lên được tách thành C1 (dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn). Hạng D trước đây cấp cho lái xe chở người từ 10 đến 30 chỗ được tách thành các hạng D1 (từ 8 đến 16 chỗ, không kể chỗ của lái xe) và D2 (từ 16 đến 29 chỗ), hạng D (trên 29 chỗ). Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ôtô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg. Tương tự, các hạng C1E, CE, D1E, D2E, DE được cấp cho người lái các loại xe ôtô hạng C1, C, D1, D2, D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750kg.

Luật mới kế thừa Luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn quy định giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn; giấy phép hạng B và hạng C1 thời hạn 10 năm; giấy phép hạng C, D1, D2, D và các giấy phép lái xe rơ moóc chỉ 5 năm. Về độ tuổi được lái xe, Luật mới quy định người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (dung tích dưới 50cm3; động cơ điện không lớn hơn 4 kW); người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1. Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE; người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE; người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.

Khi người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực có nhu cầu đổi, cấp lại sẽ được áp dụng theo nguyên tắc sau: Người có giấy phép hạng A1 (theo Luật Giao thông đường bộ 2008) được chuyển sang hạng A, song chỉ được điều khiển xe môtô đến 175cm3 hoặc động cơ điện đến 14 kW. Hạng A2 được đổi sang hạng A; hạng A3 được đổi sang hạng B1.

Người có giấy phép hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang hạng B, song chỉ được điều khiển ôtô số tự động; hạng B1, B2 được đổi sang hạng B và C1; hạng C được đổi cùng loại; hạng D được đổi, cấp lại sang hạng D2; hạng E được đổi, cấp lại sang hạng D; hạng FB2 được đổi, cấp lại sang C1E…

Nguồn: https://cand.com.vn/Giao-thong/giay-phep-lai-xe-oto-qua-han-1-ngay-cung-phai-thi-lai-ly-thuyet-i…

Vợ chồng tôi lấy nhau được 12 năm, có với nhau hai mặt con, nhưng nhường như số lần anh về thăm gia đình tôi có thể đếm trên đầu ngón tay. Lúc thì anh đưa là lý do này, lý do kia, có khi anh nói thẳng vào mặt vợ: “Về đó làm gì hả em, vừa lạc hậu lại không sạch sẽ, động tới cái gì cũng không có, thế thì sống làm sao được”…Năm ngoái, bố tôi mất vì b::ị b:ệnh, lúc này anh mới chịu về thì…

0

Lấy nhau về, ngày lễ Tết anh luôn lấy lý do để không về nhà vợ, lúc thì việc cơ quan, công tác rồi ốm, mệt thế này, thế khác.

Lấy nhau về, ngày lễ Tết anh luôn lấy lý do để không về nhà vợ, lúc thì việc cơ quan, công tác rồi ốm, mệt thế này, thế khác.

Vợ chồng tôi lấy nhau được 12 năm, có với nhau hai mặt con, nhưng nhường như số lần anh về thăm gia đình tôi có thể đếm trên đầu ngón tay. Lúc thì anh đưa là lý do này, lý do kia, có khi anh nói thẳng vào mặt vợ: “Về đó làm gì hả em, vừa lạc hậu lại không sạch sẽ, động tới cái gì cũng không có, thế thì sống làm sao được”. Bất đắc dĩ lắm anh mới chịu về thăm gia đình bố mẹ vợ một lần, tôi buồn và thất vọng về chồng mình vô cùng.

Tôi sinh ra ở vùng núi, quê tôi còn rất nghèo, cuộc sống vẫn còn hết sức khó khăn và lạc hậu. Bố mẹ tôi dù nghèo nhưng vẫn luôn cố gắng chăm lo cho con học đến nơi đến chốn. Tôi đỗ đại học, đó vừa là niềm tự hào và cũng là gánh nặng đè lên vai bố mẹ tôi gấp bội, hai đứa em sau cũng chỉ học đến cấp 3 rồi nghỉ học để cho tôi học tiếp, vì chúng không muốn bố mẹ phải oằn lưng ra để nuôi chúng tôi ăn học.

Xuống đây học thì tôi gặp và yêu chồng mình bây giờ, chồng tôi là người thành phố, vốn rất sạch sẽ. Trong thời gian yêu cho đến khi cưới anh chỉ về nhà tôi đúng ba lần, lần đầu ra mắt và sau đó là cưới hỏi. Lúc đầu tôi cũng không trách chồng, vì quê tôi nghèo, nhà lại không có điều kiện nên việc ăn uống và sinh hoạt cũng có nhiều hạn chế, mà anh vốn quen những vật chất có sẵn ở gia đình. Anh không chịu được khổ.

Lấy nhau về, ngày lễ, ngày tết anh luôn lấy lý do để không về nhà vợ, lúc thì việc cơ quan, công tác rồi ốm, mệt thế này, thế khác, chồng không muốn về tôi cũng chẳng ép được. Nhiều lúc tôi có ý trách móc thì anh bảo bận công việc chứ có phải rảnh rang gì đâu. Mấy lần ngày nghỉ lễ tôi tính đưa con về nhà bà ngoài chơi vài ngày, bảo chồng thì anh nhất quyết từ chối: “Về nhà em chán lắm, mở mắt ra là thấy rừng với núi, nhà cửa thì chật chội, có tiền cũng chả có gì mà mua để ăn, anh không về đâu, em muốn về thì về đi”. Mỗi lần về quê mà có cỗ, là chồng lại mặt nhăn mày nhõ, rồi chê bai việc cỗ bàn, ăn uống. Tôi góp ý với anh, ở quê nghèo chỉ làm thế thôi, anh chịu khó ngồi với mọi người, thế nhưng sau mỗi lần đó là anh lại “đâu vào đấy”, lại chê bai…

  • girl66-8178-1405940584.jpg

Tôi khổ tâm nhất là lần nào về quê một mình là bố mẹ cũng hỏi thăm lý do chồng tôi không đi cùng, nhưng rồi sau hỏi nhiều quá, tôi đánh trống lảng sang chuyện khác, ông bà chắc cũng hiểu nên không hỏi tôi nữa. Tuy không nói, nhưng tôi biết bố mẹ mình cũng chạnh lòng lắm, nhiều lúc tôi thấy rất buồn và xấu hổ với bố mẹ đẻ mà không biết phải nói sao.

Năm ngoái, bố tôi mất vì bị bệnh, lúc đầu anh tính chỉ để mẹ con tôi về, nhưng sau đó vì bố mẹ chồng cũng nói nên bất đắc dĩ anh mới về chịu về. Ba ngày bố tôi xong anh đòi xuống Hà Nội ngay với lý do phải đi làm và bảo tôi ở lại đó thêm một tuần.

Đến ngày giỗ đầu của bố tôi, anh nhất quyết không chịu về, rồi bảo mỗi mình tôi về là đủ, anh ở nhà chăm con. Tôi bước lên xe mà rơi nước mắt, chồng tôi quá đáng đến thế là cùng, tôi đi làm dâu mười mấy năm trời, gia đình chồng chưa bao giờ phàn nàn một lời về tôi, mọi thứ bên gia đình chồng tôi đều quan tâm và làm một cách chu đáo, còn anh, ngay cả ngày giỗ đầu của bố vợ anh cũng không chịu về chỉ vì sợ bẩn, sợ khổ. Càng ngày tôi càng thất vọng và chán nản về chồng mình quê tôi nghèo nhưng ai cũng sống rất tình cảm và thân thiện, mỗi lần vợ chồng tôi về ai cũng quý mến qua chào hỏi, vậy mà tôi không hiểu sao chồng không cảm nhận được những cái đó mà chỉ nhìn vào cái vẻ bên ngoài.

Con gái lấy chồng như bát nước hắt đi, dù không nhiều nhưng chí ít là con rể anh cũng nên làm tròn trách nhiệm của mình với nhà vợ, nhưng đường này… Nhìn thấy ánh mắt thất vọng của mẹ những câu hỏi thăm của họ hàng khi biết anh không về, khiến lòng tôi nặng trìu, tôi thấy có lỗi với bố mẹ nhưng thực lòng tôi không biết phải làm như thế nào để thay đổi anh nhưng trong lòng tôi tình cảm dành cho anh cứ vơi dần đi.

Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”. Tôi và chồng kết hôn được 2 năm thì đón nhận tin vui. Đứa con đầu lòng là niềm hạnh phúc lớn nhất của cả 2. Nhưng niềm vui ấy cũng đi kèm với không ít thử thách. Chồng tôi là kỹ sư dự án, công việc thường xuyên yêu cầu đi công tác dài ngày. Những tháng cuối thai kỳ, tôi hầu như phải ở nhà một mình, với cơ thể ngày càng nặng nề và tâm trạng lúc nào cũng dễ xúc động. Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”. Ban đầu, tôi không để ý, chỉ nghĩ rằng anh hỏi vu vơ như một cách bắt chuyện. Nhưng rồi …

0

Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”.

Tôi và chồng kết hôn được 2 năm thì đón nhận tin vui. Đứa con đầu lòng là niềm hạnh phúc lớn nhất của cả 2. Nhưng niềm vui ấy cũng đi kèm với không ít thử thách. Chồng tôi là kỹ sư dự án, công việc thường xuyên yêu cầu đi công tác dài ngày. Những tháng cuối thai kỳ, tôi hầu như phải ở nhà một mình, với cơ thể ngày càng nặng nề và tâm trạng lúc nào cũng dễ xúc động.

Cách đây vài tháng, tôi bắt đầu chú ý đến một điều lạ lùng. Mỗi lần gặp anh hàng xóm, anh luôn hỏi 1 câu y hệt: “Tuần này chồng em có đi công tác không?”. Ban đầu, tôi không để ý, chỉ nghĩ rằng anh hỏi vu vơ như một cách bắt chuyện. Nhưng câu hỏi ấy lặp đi lặp lại gần như mỗi tuần, khiến tôi không khỏi băn khoăn.

Câu hỏi của anh hàng xóm khiến tôi mơ hồ. (Ảnh minh họa)

Câu hỏi của anh hàng xóm khiến tôi mơ hồ. (Ảnh minh họa)

Anh hàng xóm là một người đàn ông ngoài 30, sống một mình, ít giao thiệp với ai trong khu. Anh không có vẻ gì là thân thiết với vợ chồng tôi, ngoài những lần chào hỏi xã giao. Vì vậy, việc anh liên tục quan tâm đến lịch trình của chồng tôi khiến tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu, thậm chí có chút cảnh giác. Một lần, không nhịn được, tôi hỏi thẳng: “Sao anh hay hỏi chồng em đi công tác thế? Có chuyện gì không?”.

Anh cười, lảng tránh: “À… không có gì, chỉ hỏi thôi mà”. Câu trả lời mơ hồ ấy càng khiến tôi khó hiểu hơn.

Rồi những hành động của anh khiến tôi càng thêm nghi ngờ. Những ngày chồng tôi vắng nhà, anh thường mang hoa quả, đồ ăn qua gửi. Có hôm, tôi thấy anh lảng vảng trước nhà, nhìn như đang dò xét. Tối muộn, tôi còn nghe tiếng bước chân ngoài hành lang, nhưng khi mở cửa ra thì không thấy ai. Lòng tôi đầy rẫy những suy đoán tiêu cực. Liệu anh ta có ý đồ gì? Anh ta có đang lợi dụng việc tôi mang bầu, chồng lại hay vắng nhà để làm điều gì mờ ám không?

Tối hôm ấy, chồng tôi lại chuẩn bị đi công tác, lần này đến tận một tỉnh miền núi xa xôi, phải mất cả ngày đường. Trước khi đi, anh dặn dò tôi đủ thứ từ việc ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi đầy đủ, đến việc gọi ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào. Tôi chỉ cười trấn an anh, nhưng trong lòng lại dấy lên nỗi lo lắng mơ hồ, không hiểu vì sao.

Vài ngày sau, sự lo lắng ấy đã trở thành hiện thực. Đêm hôm đó, bụng tôi bỗng đau dữ dội, cơn đau quặn từng cơn như muốn xé toạc cơ thể. Tôi hoảng hốt nhận ra mình có dấu hiệu chuyển dạ sớm, nhưng chồng thì đang ở nơi xa, còn tôi thì không biết phải xoay xở thế nào. Trong cơn đau và hoảng loạn, tôi cố gắng nhấc điện thoại gọi cấp cứu nhưng tay run đến mức không bấm nổi số.

Đúng lúc ấy, có tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi cố lê bước ra, và đứng hình khi thấy anh hàng xóm đứng đó, khuôn mặt đầy lo lắng. “Em sao rồi? Anh nghe thấy tiếng động lạ, có cần đi viện không?”. Tôi không kịp nói gì, chỉ biết gật đầu.

Không chút do dự, anh bế tôi ra xe, lái thẳng đến bệnh viện trong đêm. Suốt quãng đường, anh không ngừng trấn an tôi, thậm chí còn lấy áo khoác che cho tôi khi thấy tôi run vì lạnh. Vào đến bệnh viện, anh lo thủ tục nhập viện, gọi bác sĩ, thậm chí còn gọi điện báo tin cho chồng tôi. Trong phút giây ấy, tôi nhận ra mình đã quá oan uổng anh.

Sau khi mọi chuyện ổn thỏa, bác sĩ nói rằng may mắn tôi đến kịp thời, nếu chậm chút nữa có thể cả tôi và con đều gặp nguy hiểm. Lúc ấy, anh hàng xóm mới thở phào nhẹ nhõm và cười: “Tôi biết chồng em hay đi công tác, em lại sắp đến ngày sinh nên tôi muốn để ý xem em có cần gì thì giúp. Sợ em không thoải mái nên không dám nói thẳng”.

Tôi nghẹn ngào, không thốt nên lời. Sự quan tâm âm thầm của anh khiến tôi vừa áy náy, vừa xúc động. Nhờ có anh hàng xóm tốt bụng kịp thời giúp đỡ trong lúc chồng tôi đang công tác xa, tôi mới có thể đến bệnh viện đúng lúc và chứng kiến con chào đời khỏe mạnh. Nhìn thiên thần nhỏ nằm ngoan trong vòng tay, tôi thầm biết ơn người hàng xóm ấy hơn bao giờ hết.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: tuanh…[email protected]

Những điều mẹ bầu cần lưu ý và chuẩn bị trong tháng cuối thai kỳ khi chồng thường xuyên đi công tác xa

Khi bước vào tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến việc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, đặc biệt trong trường hợp chồng thường xuyên đi công tác xa. Dưới đây là những gợi ý chi tiết giúp các mẹ bầu an tâm vượt qua giai đoạn này:

1. Chuẩn bị đồ dùng đi sinh đầy đủ từ sớm

– Túi đồ đi sinh: Chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết như quần áo cho mẹ và bé, bỉm, tã, khăn, giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD, sổ khám thai, bảo hiểm y tế). Đặt túi ở nơi dễ lấy trong nhà để khi cần có thể sử dụng ngay.

– Danh sách liên hệ khẩn cấp: Bao gồm số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ, người thân gần gũi hoặc hàng xóm đáng tin cậy.

2. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe với chồng

Dù chồng ở xa, hãy đảm bảo anh ấy được thông báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe và lịch khám thai định kỳ.

Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, hoặc cơn co thắt mạnh, hãy liên lạc ngay với chồng để cùng tìm giải pháp hoặc báo người thân hỗ trợ.

3. Nhờ sự hỗ trợ từ người thân hoặc hàng xóm

Khi chồng đi công tác, mẹ bầu nên nhờ bố mẹ, anh chị em hoặc hàng xóm đáng tin cậy đến ở cùng hoặc ghé thăm thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn trong các tình huống khẩn cấp.

Nếu không có ai bên cạnh, hãy mở lời nhờ sự giúp đỡ từ một người hàng xóm thân thiện. Đôi khi, sự hỗ trợ kịp thời của họ có thể cứu nguy trong những tình huống bất ngờ.

4. Tự trang bị kiến thức xử lý tình huống

Tìm hiểu kỹ các dấu hiệu chuyển dạ như vỡ ối, cơn đau co thắt đều đặn, hoặc ra máu âm đạo. Biết rõ khi nào cần đến bệnh viện sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn.

Học cách thở và giữ bình tĩnh khi cơn co thắt đến.

5. Luôn giữ điện thoại ở bên cạnh

Điện thoại cần luôn được sạc đầy pin và đặt gần người. Đăng ký các ứng dụng hỗ trợ khẩn cấp hoặc đặt sẵn số gọi nhanh cho xe cấp cứu, bệnh viện, hoặc bác sĩ.

6. Thảo luận kế hoạch dự phòng với chồng

Hai vợ chồng nên thống nhất trước các phương án xử lý trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như người thân nào sẽ đưa mẹ bầu đi sinh hoặc cách sắp xếp công việc để chồng có thể về kịp.

7. Sắp xếp phương tiện di chuyển

Nếu nhà không có xe riêng, hãy tìm hiểu trước các dịch vụ taxi, xe công nghệ gần khu vực. Đặt số liên hệ của các dịch vụ này ở nơi dễ nhìn để tiện sử dụng khi cần.

8. Kiểm tra tuyến đường và bệnh viện gần nhất

– Xác định trước tuyến đường ngắn nhất đến bệnh viện để tránh lãng phí thời gian trong tình huống khẩn cấp.

– Tìm hiểu dịch vụ cấp cứu hoặc các cơ sở y tế hỗ trợ sản khoa gần nhà.

9. Dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi

Mẹ bầu tháng cuối thường dễ mệt mỏi, lo âu, đặc biệt khi không có chồng bên cạnh. Hãy tự chăm sóc bản thân bằng cách nghỉ ngơi, nghe nhạc thư giãn, hoặc tập các bài yoga nhẹ nhàng để giữ tinh thần thoải mái.

10. Tin tưởng vào bản thân

Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thử thách, nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng và giữ tinh thần tích cực, mẹ bầu hoàn toàn có thể vượt qua mọi khó khăn. Hãy nhớ, bé yêu đang chờ đón bạn với tất cả yêu thương và niềm hạnh phúc.

B::ầ:u to tháng thứ 8, ăn cơm xong tôi nhờ chồng bê bát ra bồn để rửa thì mẹ chồng đang ngồi duỗi chân trên sập m::ắ:ng tơi tả: “Loại vợ này chỉ có v::ứ:t đi, chiều vợ lắm vào để nó cưỡi lên đầu lên cổ”. Tôi ôm bụng chạy vào phòng lấy tờ giấy, nói đúng 1 câu khiến mà x::á:m mặt vội xin lỗi con dâu rối rít …

0

Bầu bí tháng thứ 8 bụng đã vượt mặt nên đi lại rất khó khăn, ăn cơm xong tôi nhờ chồng bê giúp mâm bát ra bồn để rửa thì mẹ chồng nhìn thấy mắng con dâu vuốt mặt không kịp.

Sau kết hôn tôi sống với nhà chồng trên cùng một mảnh đất, nhưng không chung nhà. Bố mẹ chồng xây cho vợ chồng tôi 1 căn nhà nhỏ ngay cạnh nhà ông bà, chỉ cách nhau cái sân. Bố chồng tôi bảo mẹ chồng tôi khá kỹ tính cho nên ở riêng để tránh va chạm, mẹ chồng nàng dâu đỡ xích mích vì những điều nhỏ nhặt.

Cuộc sống làm dâu của tôi cũng dễ thở vì ở gần bố mẹ chồng nhưng vẫn có sự riêng tư, vợ chồng tôi lại ăn riêng nên rất thoải mái. Sau cưới nửa năm tôi cấn bầu. Chuyện không có gì đáng nói khi tôi mang thai đến tháng thứ 8. Càng về cuối thai kỳ, tôi càng cảm thấy nặng nề, khó chịu. Em bé phát triển tốt, tôi cũng tăng tới tận 20kg nên rất ì ạch. Không những thế lại còn thường xuyên bị chuột rút.

 

Bụng bầu vượt mặt nhưng tôi vẫn thường đảm nhiệm việc rửa bát sau mỗi bữa cơm. (Ảnh minh họa)

Bụng bầu vượt mặt nhưng tôi vẫn thường đảm nhiệm việc rửa bát sau mỗi bữa cơm. (Ảnh minh họa)

Tối hôm ấy hai vợ chồng ăn cơm xong, tôi vẫn nhận rửa bát như mọi khi dù đang bầu bí. Nhưng vì ngồi ăn cơm lâu, lúc đứng lên chân bị tê bì, bụng lại khệ nệ nên tôi nhờ chồng bê mâm bát xuống bếp để lát tôi rửa. Ai ngờ đúng lúc đấy mẹ chồng sang chơi chứng kiến cảnh đó, chưa hiểu đâu đuôi ra sao bà chạy vội đến giành mâm bát trên tay con trai, quay sang con dâu mắng té tát:

– Ăn xong cứ ngồi đấy để cho chồng phải đi rửa bát. Loại vợ như này chỉ có vứt đi. Rửa mấy cái bát thì có gì đâu mà làm mình làm mẩy cậy mình bầu bí. Đúng là sướng quen cái thân rồi!

Mẹ chồng tôi còn nói một tràng giang đại hải những câu khó nghe nữa mà tôi không thể nhớ được, tai tôi lùng bùng và bỗng cảm thấy hoang mang không biết mình đã sai ở đâu. Tôi đang bầu bí mệt mỏi nhờ chồng hỗ trợ việc nhà là sai sao? Trong khi đó chồng tôi đứng im, cũng không kịp phản ứng gì hay bênh vợ câu nào.

Mắng tôi chán chê, bà quay sang mắng chồng tôi chiều hư vợ. Đàn ông con trai đi rửa bát khác nào mặc váy.

Bất ngờ bị mẹ chồng mắng té tát, tôi hoang mang không biết mình sai ở đâu? (Ảnh minh họa)

Bất ngờ bị mẹ chồng mắng té tát, tôi hoang mang không biết mình sai ở đâu? (Ảnh minh họa)

Sau phút bất ngờ, tôi trấn tĩnh đi lại trước mặt mẹ chồng, nhìn thẳng vào mắt bà hỏi một câu:

– Mẹ cũng từng mang bầu, sao mẹ cay nghiệt với con vậy?

Lúc này thì đến lượt mẹ chồng tôi bất ngờ. Từ ngày về làm dâu tôi chưa bao giờ phản ứng với bố mẹ chồng, luôn gọi dạ bảo vâng. Nay thấy tôi phản ứng, có lẽ bà cũng chưa chuẩn bị tinh thần cho tình huống này. Có chút bối rối, bà quay ra mắng chồng tôi thêm vài câu rồi đi về bên nhà phàn nàn với bố chồng, tôi ở bên này cũng vẫn nghe thấy tiếng bà.

Thừa thắng xông lên, tôi quyết định từ giờ sẽ đào tạo chồng một số việc giúp vợ bầu để cho mẹ chồng quen mắt với hình ảnh con trai làm việc nhà. Nếu không đến lúc tôi ở cữ sẽ chỉ khổ thêm mà thôi. Chị em gợi ý giúp tôi 1 số việc chồng có thể làm giúp vợ bầu để tôi bắt đầu “sự nghiệp dạy chồng” nhé!

Những việc chồng có thể làm để hỗ trợ vợ trong thời kỳ mang thai

– Giúp vợ việc nhà

Những công việc nhà trước đây có thể là phần việc độc quyền của vợ nhưng khi vợ có bầu các anh chồng nên có ý thức biết giúp đỡ vợ. Mỗi ngày bụng bầu càng trở nên khệ nệ nên không thể đảm nhiệm được tất cả công việc đó.

– Tham gia lớp học tiền sản cùng vợ

Việc chăm sóc con sau này không chỉ của một mình vợ, bạn hãy là người cùng cô ấy chăm sóc, nuôi dưỡng đứa con yêu. Tham gia lớp học tiền sản sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về thai kỳ, về việc chăm sóc con,… Nhất là những ngày đầu khi vợ mới sinh, bạn sẽ chủ động trong chăm sóc cả vợ và con.

– Sắp xếp thời gian cùng vợ đi khám sức khỏe thai kỳ

Việc giành thời gian đi thăm khám cùng vợ trước tiên và quan trọng nhất là cho vợ thấy rằng bạn đang ở với cô ấy, cùng cô ấy trải qua tất cả các cung bậc cảm xúc, cả hạnh phúc và khó khăn trong thời kỳ mang thai.

– Cùng chuẩn bị đồ cho con yêu

Công việc chuẩn bị đồ cho bé con cũng thật gian nan vì có quá nhiều đồ cần mua. Nhưng hãy cảm thấy vui vẻ và thật ý nghĩa vô cùng khi cùng vợ sắm sửa đồ dùng, đón con chào đời. Các chồng sẽ trở thành một vệ sĩ “xịn” để tháp tùng vợ và con đi mọi nơi, đến mọi chỗ.

– Xoa bóp, massage toàn thân cho vợ

Trong suốt quá trình mang thai, vợ bạn sẽ không chỉ gặp các vấn đề về tâm sinh lý, mà còn thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức mỏi toàn thân, chuột rút,… nhất là những tháng cuối thai kỳ. Các anh chồng hãy thường xuyên xoa bóp, massage cho vợ để vợ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn.

Bứa sáng đừng ăn xôi phở, mì tôm nữa: Chuyên gia chỉ 1 món rất ngon, bổ rẻ mà toàn bị quên

0

Bữa sáng là bữa ăn cực kỳ quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên bạn có biết bữa sáng ăn gì là tốt nhất không?

Bữa sáng có vai trò cực kỳ quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Bữa ăn này cung cấp năng lượng cho cơ thể sau cả một đêm dài, nếu bỏ bữa ăn này, bạn sẽ mệt mỏi và uể oải, chưa kể rất hại cho dạ dày.

Tuy nhiên, rất nhiều người Việt chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của bữa sáng mà chỉ ăn cho no bụng, qua loa, thường là ăn mì tôm, cơm rang, hoặc bún phở. Tất nhiên những món ăn này cũng ngon nhưng ăn mãi thì không thực sự tốt cho sức khỏe.

Mì tôm là món nhiều người lựa chọn ăn bữa sáng

Mì tôm là món nhiều người lựa chọn ăn bữa sáng

Bữa sáng ăn xôi, bún, phở có tốt cho sức khỏe không?

TS. BS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam) chia sẻ vấn đề này như sau: Khi chúng ta đã gọi là bữa ăn sáng thì điều quan trọng nhất là ăn khoa học và hợp lý. Đó phải là bữa ăn cân đối giữa các món. Song, bữa sáng của hầu hết người Việt hiện nay lại chưa có sự cân đối đó.

Với bún và xôi, TS. Từ Ngữ phân thích: Dù lựa chọn món nào thì bữa sáng vẫn không có sự cân đối về các chất. Chẳng hạn, xôi xéo là món mọi người ăn ăn, có protein, lipit từ đậu xanh, mỡ và hành phi nhưng số lượng rất ít. Thành phần chính của món này là gluxit. Còn các loại bún như bún chả, bún cá… thì có nhiều chất hơn, giàu protein hơn xôi nhưng hàm lượng chất xơ, vitamin lại hạn chế.

Phở cũng là món ăn được nhiều người rất yêu thích

Phở cũng là món ăn được nhiều người rất yêu thích

Do đó, ông kết luận: Nếu so sánh về mặt chất lượng thì một bát bún sẽ cân đối hơn 1 gói xôi. Song, nếu đảm bảo tiêu chí no bụng thì bún không bằng xôi.

Ông cũng khuyên mọi người: Bữa sáng phải có tinh bột (gluxit) và nên bổ sung thêm nhiều rau xanh. Vì tinh bột nạp vào cơ thể chiếm tới 50% thành phần bữa ăn, nó rất quan trọng với sức khỏe. Chỉ có điều, hiện nay nhiều người lại giảm lượng tinh bột để giảm cân, nhất là vào bữa sáng. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm.

Nói tóm lại, bữa sáng cần bổ sung thêm nhiều rau. Đây là thực phẩm giá rẻ nhưng lại vô cùng cần thiết dù bạn ăn sáng bằng xôi, bún hay là phở.

Chuyên gia nói rau xanh là thực phẩm cực tốt cho bữa sáng

Chuyên gia nói rau xanh là thực phẩm cực tốt cho bữa sáng

Ngoài ra, những thực phẩm sau đây cũng rất tốt cho bữa sáng

Trứng

Trứng là lựa chọn bữa sáng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Trứng chứa hàm lượng protein cao lại rất dễ chế biến và giúp tạo cảm giác no, do đó thúc đẩy việc ăn uống có kiểm soát và quản lý cân nặng.

Quả mọng

Các loại quả mọng, bao gồm dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất đều là những lựa chọn ngon miệng vào bữa sáng và tốt cho sức khỏe. Chúng có lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật.

Quả mọng có màu xanh tím và đỏ đặc trưng nhờ chất chống oxy hóa gọi là anthocyanin có trong chúng. Các nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ thường xuyên các loại quả mọng có chứa anthocyanin hỗ trợ chống lại chứng viêm, bệnh tim, ung thư và đái tháo đường.

Ngô

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay: 1 bắp ngô luộc nặng khoảng 164gr sẽ chứa 177 calo và rất nhiều omega 6 cũng như chất xơ. Những điều này mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột. Nhờ vậy, có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ở ruột, trong đó có cả ung thư.

Khoai lang

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Sử dụng khoai lang vào buổi sáng vô cùng có ích cho sức khỏe. Nó giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như dinh dưỡng đầy đủ để bắt đầu ngày mới.

Khoai lang cũng rất giàu dinh dưỡng như đạm, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người.

Chuối

Bắt đầu ngày mới với chuối cũng là sự lựa chọn thích hợp. Loại quả này rất giàu chất xơ, ít calo. Do đó, nó có thể là sự lựa chọn thay thế thích hợp cho bún, phở nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ.

Trong 1 quả chuối lớn có chứa 100kcal, nhưng có tới 4-5g chất xơ (chiếm khoảng 15% lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày). Nhờ đó, có thể kiểm soát lượng thực phẩm mà bạn nạp vào.

Mặt khác, ăn chuối buổi sáng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và tăng tốc độ trao đổi chất. Chuối cũng giúp cân bằng mức natri trong cơ thể, kiểm soát hiệu quả.

Người đã mất không để lại di chúc, sang tên sổ đỏ thế nào. Không chỉ riêng có con cái được thừa kế ….

0

Bạn đọc đặt câu hỏi về việc chủ đất qua đời không để lại di chúc, việc sang tên sổ đỏ thực hiện như thế nào?