Home Blog Page 165

Đến ngưỡng 50, muốn sống an yên đến cuối đời phải nhớ “Định luật chim sẻ”: Đó là gì?

0

Khi đã ngoài 50, bạn càng phải hiểu rõ ‘Định luật chim sẻ’ để có thể sống một cuộc sống an nhiên và hạnh phúc.

Khi đã ngoài 50, bạn càng phải hiểu rõ ‘Định luật chim sẻ’ để có thể sống một cuộc sống an nhiên và hạnh phúc.

Quản lý bản thân tốt, đừng quá gần gũi con cái khi con đã đến một độ tuổi nhất định

Con cái dù có gần gũi với bố mẹ đến mức độ nào đi chăng nữa thì vẫn phải gánh trên vai trách nhiệm gánh vác gia đình riêng và cần phải làm việc để mưu sinh cho gia đình. Với tư cách là cha mẹ, chúng ta cần hiểu rõ những khó khăn của con và không để cho mình trở thành gánh nặng cho hành trình ở phía trước của con.

Quản lý bản thân tốt, đừng quá gần gũi con cái khi con đã đến một độ tuổi nhất định

Đặc biệt, giữa bố mẹ và con cái còn có sự khác biệt rất lớn trong thói quen sinh hoạt cũng như quan niệm tư tưởng của hai thế hệ. Sẽ khôn ngoan hơn nếu như bạn giữ khoảng cách thích hợp với con cái. Cha mẹ thông thái sẽ chủ động từ chối sống cùng con cái, họ sẽ sống cuộc sống của riêng mình và không can thiệp lẫn nhau. Khi ngoài 50, hãy làm tốt ba điều này để quản lý tuổi già của một cách cẩn thận, để có thể có được may mắn và tự tin hơn trong cuộc sống tương lai:

+ Tiết kiệm cho mình một khoản tiền đủ để đảm bảo chất lượng cuộc sống trong những năm cuối đời. Bởi dựa vào chính mình là sự lựa chọn an toàn nhất.

+ Hãy chăm sóc cơ thể thật tốt, duy trì sức khoẻ ổn định và giảm bớt gánh nặng cho con cái. Hãy cố gắng ăn uống khoa học, đi ngủ sớm và dậy sớm, hãy tập thể dục thường xuyên.

+ Kết bạn với những người đáng tin cậy và mở rộng mối quan hệ xã hội. Sau khi nghỉ hưu và bước vào tuổi già, có thể bạn sẽ cảm thấy cô đơn. Thay vì việc phàn nàn với con cái, tốt hơn hết, bạn nên kết bạn, mở lòng với nhau để cuộc sống phong phú hơn.

Sống và học hỏi, đừng bao giờ dừng lại, trì hoãn bản thân

Nghỉ hưu không phải là điểm kết thúc một giai đoạn và cũng là điểm khởi đầu mới. Cuộc sống sẽ tốt hơn nếu bạn dành thời gian để đọc và học các kỹ năng mới.

+ Đọc sách sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cho trí não. Đọc sách nhiều thì mới giúp tâm hồn bạn mới được nuôi dưỡng. Khi bạn trải nghiệm hàng ngàn kiếp sống ở trong sách, bạn mới có thể đối mặt được với những thăng trầm của cuộc đời và tìm thấy con người thật của bạn.

+ Học hỏi kiến thức y khoa để hiểu được tình trạng thể chất của chính mình. Điều này rất hữu ích vào những thời điểm quan trọng.

+ Gắn bó với một môn thể thao: Hãy chọn một môn thể thao mà bạn yêu thích, chẳng hạn như Thái Cực Quyền, yoga, chạy bộ hoặc bơi lội. Khi gắn bó lâu dài với môn thể thao thì cuộc sống sẽ mang đến cho bạn những bất ngờ.

Giữ thái độ tốt, rèn luyện trái tim mạnh mẽ cho phép mọi việc xảy ra

Giữ thái độ tốt, rèn luyện trái tim mạnh mẽ cho phép mọi việc xảy ra

Ai rồi cũng sẽ già đi, vì vậy hãy bình tĩnh đối mặt với nó và đừng tưởng tượng ra những điều chưa xảy ra. Về hưu, chúng ta chỉ cần có tiền trong túi, chăm sóc thân thể thật tốt và giữ tinh thần bình tĩnh.

Với gia đình, hãy đối xử tử tế với bạn đời, hãy chăm sóc gia đình chu đáo và hạnh phúc như một gia đình. Đối với hiện tại, cuộc sống tốt nhất là khi không bị mắc kẹt trong cảm xúc, không hối tiếc và luôn có một tâm lý ổn định.

“Định luật chim sẻ” soi sáng cho chúng ta phải học cách thích nghi với những thay đổi của cuộc sống và sẵn sàng chấp nhận những thăng trầm của cuộc đời để cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn.

Nguồn : https://giaitri.thoibaovhnt.com.vn/den-nguong-50-muon-song-an-yen-den-cuoi-doi-phai-nho-dinh-luat-chim-se-do-la-gi-861172.html

3 kiểu người này là ‘ô uế’ nhất, bề ngoài rất tốt nhưng thực chất rất xấu tính

0

3 kiểu người này rất xấu tính, càng giấu càng lộ ra rõ nét.

Người hẹp hòi

Trong cuộc đời này thì bạn sẽ khó tránh khỏi việc gặp những kẻ hẹp hòi. Những người này sống rất ích kỷ, chỉ thấy mình mà chẳng thể bao dung cho người khác, càng không thấy người khác tốt một chút nào. Nếu bạn không biết tính cách rồi vô tình động chạm vào họ thì họ sẽ giữ những điều này ở trong đầu.

Bề ngoài họ vẫn lịch sự với bạn nhưng bên trong sẽ tìm cách hãm hại bạn.

Loại người này cực kỳ nham hiểm, hung ác, khiến người ta khó đề phòng. Bạn nên học cách cư xử thật khôn khéo với người khác.

ke xau

Người có lòng dạ hẹp hòi thì thường thể hiện qua một số chi tiết như họ chỉ bận tâm đến danh lợi, không thích người khác nổi bật hơn mình, rất thích làm tổn thương đến người khác.

Tốt nhất bạn đừng nên kết thân với những người có lòng dạ hẹp hòi dù ban đầu họ có tốt đến đâu.

Người chỉ biết đến lợi ích của bản thân

Chúng ta phải cảnh giác với kiểu người này. Họ sống không biết ơn và sẽ làm những việc không có điểm mấu chốt, thiếu nguyên tắc vì lợi ích của chính họ. Lợi ích của người khác, họ chẳng bao giờ để tâm, chỉ có điều bản thân mong muốn mới là quan trọng nhất. Thế nên đừng mong rằng những người này biết đặt mình vào vị trí của người khác mà suy nghĩ.

nguioi nham hiem

Khi xung quanh chỉ có những người biết đến lợi ích của bản thân thì hãy giữ khoảng cách với họ, không nên làm bạn, càng không nên kết thân.

Người hay ghen ăn tức ở

Sâu thẳm trong mỗi người chúng ta đều có sự cạnh tranh, so sánh nhất định. Nhưng khi bạn trở nên ghét ghét, độ kỵ với thành công của người khác thì nó sẽ thiêu đốt cả bạn. Việc ghen tị với người khác chẳng giúp bạn đi lên. Ngược lại còn khiến bạn tuột dốc.

ke song nham hiem

Ở bên cạnh người tài giỏi, hãy cố gắng học hỏi từ họ thì sẽ tốt hơn.

Kiểu người ghen ăn tức ở họ sẽ không thể hiện ra ngoài. Họ lúc nào tỏ ra thân thiện nhưng lại âm mưu, ngấm ngầm hãm hại người khác. Tốt nhất nên tránh xa bởi lòng người hết sức phức tạp.

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/3-kieu-nguoi-nay-la-o-ue-nhat-be-ngoai-rat-tot-nhung-thuc-chat-rat-xau-tinh-753628.html

Giá vàng còn tăng đến bao giờ?

0

Giá vàng nhẫn liên tục phá các mức đỉnh, giá vàng miếng SJC quay trở lại mức cao kỷ lục, còn kim loại quý trên thị trường thế giới không ngừng tăng lên. Chưa bao giờ thị trường vàng ghi nhận mức tăng giá lịch sử như thế, và đà tăng giá này liệu có tiếp tục duy trì trong thời gian tới là mối quan tâm hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Báo Thanh Niên ngày 01/11 đưa thông tin với tiêu đề: “Giá vàng còn tăng đến bao giờ?” cùng nội dung như sau: 

Giá vàng tăng kỷ lục

Ngày 31.10, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng thêm 50.000 – 200.000 đồng mỗi lượng, chính thức lập mốc lịch sử mới. Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý mua vào lên 88,6 triệu đồng, bán ra 89,8 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji mua vào 88,65 triệu đồng, bán ra 89,65 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC mua vào lên 87,6 triệu đồng, bán ra 89,3 triệu đồng/lượng… Giá vàng nhẫn bám sát vàng miếng SJC, chỉ còn thấp hơn từ 200.000 – 700.000 đồng mỗi lượng. Các đơn vị kinh doanh vàng miếng SJC đưa giá mua vào 88 triệu đồng, bán ra 90 triệu đồng/lượng. Trên thị trường tự do, giá vàng miếng SJC giao dịch quanh mức giá từ 91,3 – 91,5 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng trong nước tăng mạnh được cho là xuất phát từ đà tăng của kim loại quý trên thị trường thế giới, đã lên gần mức 2.800 USD/ounce. Giá vàng thế giới ngày 31.10 có lúc tăng lên 2.790 USD và giảm nhẹ về mức 2.780 USD/ounce vào buổi chiều. So với những ngày đầu tháng 10, giá vàng thế giới đã tăng 180 USD/ounce (tương đương 6,9%), nhưng nếu so với đầu năm, vàng đã tăng 720 USD, tức đi lên 34,7%. Đây là mức tăng chưa từng có trên thị trường vàng.

Với vàng trong nước, so với mức giá đầu năm, vàng nhẫn hiện nay tăng 26,5 triệu đồng/lượng, tương đương tăng 42%; còn vàng miếng SJC tăng 19 triệu đồng/lượng, tương ứng 26,7%. Với mức tăng này, những người đang nắm giữ vàng có lời lớn. Hội đồng vàng thế giới vừa công bố báo cáo xu hướng nhu cầu vàng quý 3/2024, chỉ ra rằng giá vàng đạt mức cao nhất trong lịch sử, thúc đẩy nhu cầu đầu tư vàng nhưng làm giảm nhu cầu vàng trang sức tại nhiều thị trường ASEAN, bao gồm VN. Trong khi các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và Malaysia ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số về nhu cầu vàng theo từng năm, VN là trường hợp ngoại lệ với mức sụt giảm mạnh. Cụ thể, nhu cầu vàng miếng và vàng xu tại VN giảm 33% so với cùng kỳ năm trước và giảm 10% so với mức trung bình cả năm 2023. Nhu cầu vàng trang sức tại VN trong quý 3 giảm 15% so với quý trước và giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ giá vàng trong nước tăng cao, khiến người tiêu dùng e ngại mua mới.

Cẩn trọng đu đỉnh

Nhu cầu vàng của VN giảm, theo các chuyên gia, phần lớn đến từ cung không đáp ứng nhu cầu. Còn sự quan tâm đến vàng vẫn rất lớn. Vì vậy, sau khi lập đỉnh 2.790 USD/ounce, nhiều người đang tự hỏi giá vàng thế giới sẽ đi về đâu.

Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ cho rằng giá vàng thế giới giảm nhẹ trước mốc đỉnh khiến giới đầu tư phân vân, không rõ xu hướng tăng của kim loại quý này đã dừng lại hay chưa. Nên để có thể dự báo giá vàng trong thời gian tới, cần quan sát thêm một số sự kiện quan trọng trong tuần có thể tác động đến đường đi của kim loại quý. Trước tiên là bảng lương phi nông nghiệp tháng 10 của Mỹ, thông tin được công bố trong thứ sáu (1.11). Thông thường, bảng lương phi nông nghiệp là dữ liệu đáng chú ý.

Diễn biến tuần này càng được quan tâm hơn vì số liệu tháng 10 là thông số cuối cùng phản ánh thị trường lao động Mỹ trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào thứ ba (5.11) để chọn ra người lãnh đạo Nhà Trắng. Với hai sự kiện quan trọng liên tiếp, có thể dự báo giá vàng dao động theo biên độ rộng. Bảng lương phi nông nghiệp dự báo có 108.000 việc làm mới trong tháng 10, một con số khá khiêm tốn. Nếu thông tin công bố xấp xỉ dự báo, chứng tỏ kinh tế Mỹ đã hạ nhiệt, khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất sẽ rõ ràng hơn. Trong trường hợp này, giá vàng có điều kiện để bật tăng với mục tiêu 2.850 USD/ounce.

“Kết quả ai là tổng thống Mỹ chưa xác định sẽ tác động thế nào đến giá vàng. Tuy nhiên, cần lưu ý khi có kết quả bầu cử, giá vàng có khả năng dao động mạnh với ngưỡng kháng cự 2.865 USD/ounce. Nếu giá vàng không vượt mức giá này, nhiều khả năng sẽ giảm sâu sau đó. Đối với thị trường vàng trong nước, sau khi chạm mức 90 triệu đồng/lượng, tâm lý chờ đợi sẽ là trạng thái chủ yếu. Chỉ khi giá vàng thế giới vượt mức 2.865 USD/ounce, giá vàng trong nước mới có thể bứt xa mức 90 triệu đồng/lượng. Trường hợp giá vàng thế giới vượt mức 2.865 USD/ounce, mức giá kế tiếp sẽ là 2.920 USD/ounce. Khi đó, giá vàng trong nước sẽ chạm mức 94 triệu đồng/lượng”, chuyên gia Dương Anh Vũ dự báo.

Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, thừa nhận giá vàng thế giới chưa bao giờ tăng đều lên 35% như năm nay. Hiện giá vàng thế giới tiến gần mức 2.800 USD/ounce nhưng đây chưa phải mức cản lớn, mức tâm lý là 3.000 USD/ounce.

“Trước đây nhiều năm, khi nói đến giá vàng lên 100 triệu đồng/lượng, không ai tưởng tượng được, nhưng nay mức này có thể đạt được khi giá vàng thế giới tăng cao. Giá kim loại quý hiện nay đang có nhiều yếu tố hỗ trợ. Trước mắt là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khi càng đến gần ngày bầu cử nhưng thông tin tương phản giữa hai ứng cử viên càng nhiều hơn. Tuy nhiên ai lên làm tổng thống thì cũng phải có chính sách giải quyết bài toán về nợ công của nước này đang ở mức rất cao. Yếu tố thứ hai hỗ trợ giá vàng xuyên suốt những tháng qua là sự bất ổn chính trị từ các nước.

Thêm vào đó, nhu cầu mua vàng trên thị trường hiện vẫn ở mức cao. Ngoại trừ Trung Quốc không mua vàng 6 tháng qua, ngân hàng trung ương các nước liên tục mua vàng từ đầu năm đến nay, khối lượng tăng thêm 697 tấn vàng trong 3 quý năm 2024, bằng cả năm 2022. Dự đoán trong năm nay, số vàng các ngân hàng trung ương mua vào lên khoảng 1.000 tấn. Tuy nhiên, giá vàng lên cao thì cũng sẽ có bước điều chỉnh giảm nên những người mua vàng cần thận trọng ở mức giá cao kỷ lục này, tránh bị đu đỉnh”, ông Huỳnh Trung Khánh lưu ý.

Tương tự, chuyên gia vàng Phan Dũng Khánh cũng cho rằng mức giá vàng thế giới 3.000 USD/ounce có thể đạt được trong thời gian tới. Trong bối cảnh bất ổn, nhu cầu các kênh trú ẩn an toàn lên ngôi. Yếu tố tiếp theo tác động đến giá vàng là xu hướng giảm lãi suất từ ngân hàng trung ương các nước và đặc biệt mới đây là từ Fed. Đà tăng giá của vàng hiện nay có thể sẽ được điều chỉnh sau khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bởi các thông tin đã phản ánh vào giá vàng thời gian qua. Đó là điều cần lưu ý nếu chọn vàng để mua lúc này.

Trong chu kỳ giá vàng khoảng 10 năm thì có 1 – 2 năm giá tăng mạnh, 1 – 2 năm giá sụt giảm còn lại là đi ngang, tích lũy. Ở thời điểm hiện tại, đà tăng giá vàng đã đi được khoảng hơn một nửa chặng đường. Còn tính từ cuối năm ngoái, giá vàng hiện tăng tới 50%, mức tăng này hiếm khi xảy ra trong lịch sử. Do đó, rủi ro ở đây là thời điểm vàng tạo đỉnh cũng đến gần hơn, sớm thì cuối năm nay hoặc chậm thì nửa đầu năm sau. Các nhà đầu tư vàng tổ chức xem vàng là kênh phòng thủ và tham gia từ sớm, còn các nhà đầu tư vàng cá nhân thường tham gia thị trường vàng sau. Do đó khi giá vàng tạo đỉnh, các nhà đầu tư cá nhân cần xem xét thận trọng khi tham gia thị trường.

Tiếp đến, báo Dân trí ngày 01/11 cũng có bài đăng với thông tin: “Giá vàng liên tục “phá đỉnh”, vợ chồng trẻ tích cả hũ để… nghỉ hưu”. Nội dung được báo đưa như sau:

Chuẩn bị xong đồ đạc cho lễ cưới, chị Đ.H.T. (sống ở Hòa Bình) ra tiệm kim hoàn mua 2 chỉ vàng bổ sung vào số tài sản tích lũy. Đây là thói quen đã được cô gái này duy trì suốt 6 năm qua.

Lúc chị T. đến cửa hàng, giá vàng nhẫn trơn cán mốc 8,9 triệu đồng/chỉ. Trao xấp tiền toàn tờ 500.000 đồng cho nhân viên tiệm vàng, cô gái ký vào tờ giấy mua bán rồi nhận lại 2 chỉ còn nguyên vỏ nhựa.

Sau khi cất vàng vào túi xách, chị T. trở về nhà. Tối hôm đó, khối tài sản tích lũy 6 năm qua có thêm một chiếc nhẫn.

“Đó là số vàng mà tôi tích lũy để làm quỹ nghỉ hưu”, chị T. chia sẻ với Dân trí.

Mua vàng để có tài sản nghỉ hưu

Chị T., sinh năm 1997 trong một gia đình kinh doanh nhỏ. Nhìn thấy bố mẹ tích lũy vàng từ những đồng tiền nhỏ nhất, chị T. đã học được cách tiết kiệm từ rất sớm.

Lúc còn bé, mỗi dịp Tết, chị T. trích ra một phần tiền lì xì để dành dụm, mua đồ chơi và dụng cụ học tập. Năm 2015, khi vừa bước chân vào trường cao đẳng, cô gái quê Hòa Bình cố gắng dè sẻn hết mức, dành dụm mỗi tháng 500.000 đồng từ tiền bố mẹ chu cấp.

“Khi tôi mới lên Hà Nội học, bố mẹ khuyên phải có một khoản phòng thân. Tôi tính sẽ tích lũy vàng giống bố mẹ, mãi đến khi ra trường mới thực hiện được”, chị T. cho hay.

Biến cố ập xuống với gia đình hồi năm 2016, chị gái của T. không may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Nếu không có vàng của bố mẹ bán đi, khó có thể đủ kinh phí để chữa trị, bồi bổ, thuốc thang. Mỗi lần đến viện, nhìn nhiều người rơi vào cảnh khó khăn do bệnh tật, chị T. thấu hiểu hơn ai hết giá trị của tài sản tiết kiệm.

Năm 2018, sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị T. trở thành nhân viên của một cửa hàng bán đồ công nghệ. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 8 triệu đồng, trong đó có 6 triệu đồng là lương cứng.

Chị T. chia nhỏ các phần chi tiêu để tiện quản lý. Trong đó, 1,2 triệu đồng dành cho cho tiền thuê nhà và điện nước tại khu vực Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Khoản chi cho ăn uống là 3 triệu đồng, 2 triệu đồng là chi phí xăng xe và gặp gỡ bạn bè hoặc mua sắm, 1 triệu đồng để dự phòng ốm đau. Số tiền ít ỏi còn lại được T. dành dụm mua vàng.

Đầu năm 2018, giá vàng nhẫn ở mức 4 triệu đồng/chỉ. Sau 4 tháng miệt mài tiết kiệm từ khi bắt đầu đi làm, chị T. đủ tiền để mua chiếc nhẫn 5 phân với giá 2 triệu đồng.

Đó là bước khởi đầu, tiếp thêm động lực cho cô gái này giữ thói quen tích lũy vàng.

Những năm tiếp theo, mỗi khi có tiền để dành, chị T. lại mua 3 phân, 5 phân, 1 chỉ. Sau một năm, cô gái này gom toàn bộ số vàng đổi thành một chiếc nhẫn 4-5 chỉ.

Nhờ năng lực làm việc tốt, T. được tăng lương và khoản hoa hồng bán hàng ngày càng cao hơn. Sau 2 năm, thu nhập hàng tháng của cô gái này lên 12 triệu đồng/tháng. Khoản tiền dư dả tăng lên, chị T. có cơ hội mua vàng nhiều hơn.

“Tôi không đặt chỉ tiêu phải mua hàng tháng, có thể 2-3 tháng mới mua vài chỉ, tùy theo khoản tiền nhàn rỗi mà mình có.

Nhiều người có suy nghĩ phải tích lũy được hàng trăm triệu đồng mới mua vàng, đó là sai lầm. Trên thị trường, có nhiều mặt hàng vàng 1 phân, 2 phân, 5 phân… Vì sao phải đợi đủ 1 chỉ mà không mua 2 nhẫn 5 phân rồi đổi thành 1 chỉ. Nếu bản thân mang tâm lý chờ đợi, không biết đến bao giờ mới có tài sản tích lũy”, chị T. khuyên.

Khoảng 3 năm trở lại đây, tổng thu nhập hàng tháng của chị T. trên 20 triệu đồng/tháng nên tần suất mua vàng thường xuyên hơn – 2 tháng một lần.

Với mức thu nhập hơn 20 triệu đồng, chị T. chi 2 triệu đồng cho tiền thuê trọ, 4 triệu tiền ăn, 2,5 triệu đồng cho các khoản tụ tập và mua sắm đồ đạc, 3 triệu đồng tiêu lặt vặt, 3 triệu đồng để gửi tiết kiệm và 4 triệu đồng dành dụm mua vàng, 1 triệu đồng biếu bố mẹ.

“Có những tháng Tết, vừa được nhận lương và thưởng, tôi mua 2 chỉ vàng cất vào tài sản tích lũy.  Đến nay, tôi có hơn 2 cây vàng. Số vàng này không nhiều như người khác nhưng cảm thấy đã làm được việc có ý nghĩa cho bản thân.

Quá trình tích lũy vàng sẽ lâu dài, chưa biết bao giờ dừng lại. Tôi xác định không bao giờ bán số vàng đó, để dành phòng thân hoặc dùng dưỡng già, không làm phiền con cháu”, chị T. nói.

Tình cờ mua vàng rồi có khoản tích lũy

Nhìn giá vàng nhẫn tăng lên gần 9 triệu đồng/chỉ, vợ chồng anh Sơn (Hà Nội) ước tính tiền lãi xấp xỉ cả trăm triệu đồng.

Anh Sơn cho biết, cách đây 5 năm, khi tổ chức đám cưới, hai vợ chồng dẫn nhau đi mua nhẫn. Lúc đó, công việc làm ăn thuận lợi, tiền nhàn rỗi khá nhiều. Nghe lời vợ khuyên nên có nhiều kênh để tiết kiệm, một phần giữ vàng làm vốn, người đàn ông này mua “vui vui” 1 cây trị giá 50 triệu đồng.

Sau khi cưới, anh Sơn và bà xã có thêm 3 cây vàng được bố mẹ và họ hàng tặng. Chưa tính khoản tiền tiết kiệm từ trước đó, cặp vợ chồng son có trong tay 4 cây vàng làm vốn liếng với tổng trị giá gần 200 triệu đồng.

Thời điểm Covid-19 xảy ra, kinh tế khó khăn chồng chất, việc kinh doanh của anh Sơn bị đình trệ, phải gánh trên vai số tiền vay mượn để làm ăn. Sau đại dịch, vợ chồng bàn bạc tiếp tục làm công ăn lương, chờ thời cơ sẽ khởi nghiệp lại.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, anh Sơn và vợ đắn đo giữa việc nên giữ hay bán vàng. Sau khi bàn bạc, cặp đôi tin tưởng mức giá còn tăng, quyết định tích lũy thêm để phòng thân hoặc cho con về sau.

Năm 2021, nghe đồng nghiệp xôn xao về giá vàng, bàn chuyện tích trữ, anh Sơn và vợ thống nhất sẽ mua một chỉ hàng tháng, tránh để tiền trong túi dẫn đến mua sắm quá đà.

Từ năm 2021 đến năm 2023, hai vợ chồng thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Do không mất tiền thuê trọ, cặp đôi này vẫn để dư ra một khoản nhỏ hàng tháng.

Anh Sơn nhẩm tính, chi phí cho ăn uống khoảng 6 triệu đồng; dịch vụ chung cư và điện nước khoảng 1,5 triệu đồng; tiền học của con khoảng 5 triệu đồng; tiền sữa cho con 3 triệu đồng, 3 triệu đồng cho ma chay, cưới hỏi và đối nội, đối ngoại hai bên; 4 triệu đồng được tiết kiệm để mua vàng; số còn lại gửi tiết kiệm online và dự phòng phát sinh.

“Vợ chồng tôi có thu nhập khá nên mỗi tháng sẽ mua một chỉ. Đến nay, chúng tôi đã có 7 cây vàng, con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Khoảng 5-7 năm nữa, nếu công việc quá vất vả, hai vợ chồng tính sẽ bán vàng và chung cư, về quê sống thoải mái. Nếu không chịu khó tích lũy hàng tháng, làm sao chúng tôi có số vàng như hiện tại”, anh Sơn nói.

Thời gian gần đây, kinh tế khó khăn, thu nhập giảm, cứ 3-4 tháng, hai vợ chồng anh Sơn mới dám mua 1-2 chỉ. Tuy nhiên, người đàn ông này khẳng định, việc tích lũy sẽ được duy trì, vì giá vàng vẫn chưa dừng đà tăng.

“Với những người có mức thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng, phải chi một khoản thuê trọ vẫn có thể cân nhắc tích lũy tài sản hay tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm mỗi tháng có thể chiếm 5-10%, ban đầu nhìn ít ỏi, nhưng về lâu dài sẽ là khối tài sản lớn nhờ sự kiên trì, kỷ luật”, anh Sơn đúc kết.

Lấy nhau 4 tháng, mỗi tháng tôi đều gửi tiền cho bố mẹ chồng. Khi tôi không gửi tiền nữa, anh đòi ly hôn. Chồng tránh mặt, đẩy chị gái ra giải quyết. Chị chồng qua đòi tiền, bảo rằng hai đứa mượn tiền mẹ chị, muốn ra khỏi nhà này phải trả lại hết rồi đi. Chị khóa hết cửa phòng, không cho dọn đồ, khóa cửa chính không cho ra khỏi nhà, đòi tôi phải trả 200 triệu. Trong khi hồi đầu chị chuyển tiền giùm mẹ chồng, ghi nội dung “tiền mừng cưới”, giờ lại vu cho tôi mượn tiền nhà chồng để lấy chồng.. Lập tức tôi đưa ra 1 tờ giấy….

0

Giờ tôi mới hiểu vì sao anh một đời vợ, vợ trước ở được sáu tháng, còn tôi ở được bốn tháng.

Vợ chồng tôi lấy nhau được bốn tháng. Trước cưới, chồng bảo đưa hết lương cho vợ, ba mẹ chồng thương anh nên cho tiền làm đám cưới (ba mẹ chồng cho 200 triệu đồng thì mua trang sức hết 155 triệu, còn lại lo đám cưới), thiếu anh tự mượn tiền của chị lo thêm. Tiền nạp tài 50 triệu đồng, bố mẹ tôi cho lại hai đứa, chồng lấy hết toàn bộ để trả nợ chị.

Sau cưới, tiền mừng bên nhà trai, chồng lấy trả hết cho chị là sạch nợ, không dư đồng nào. Lúc lấy, tôi biết chồng không có tiền cưới vợ nhưng thương anh nên mới chịu lấy anh. Mấy năm trước, anh mua được căn nhà nhỏ nên hai vợ chồng đỡ lo nhà cửa. Tôi cũng có nhà nhưng anh không chịu ở rể. Mẹ tôi kêu xây nhà kia lên, hai đứa về ở, nhà chồng dư ra thì cho thuê nhưng anh không chịu

Tiền mừng nhà gái, bố mẹ cho riêng tôi và của hồi môn nhà gái cho tôi tự giữ. Tiền mừng mẹ cho, tôi gửi tiết kiệm hết, chỉ để trong tủ 20 triệu đồng phòng khi sinh nở, đi bệnh viện hoặc chuyện cấp bách. Làm đám cưới, bên nhà tôi phụ hơn phân nửa.

Lúc cưới, chồng nói cưới vợ hết tiền, ba mẹ cũng lấy tiền dưỡng già ra lo cho anh, có gì tháng này kẹt quá, tôi giúp anh gửi tiền cho ba mẹ hai triệu đồng, tháng sau anh gửi. Trước cưới anh tự lo, giờ kêu kẹt bảo tôi giúp. Tôi vui vẻ giúp, đám cưới còn phụ giúp được thì từng này có là gì. Nghĩ đơn giản là vợ chồng, mai mốt lương chồng cũng đưa mình lo quán xuyến gia đình nội ngoại. Nhưng không, cưới xong anh nói tiền ai nấy xài. Tôi cảm thấy như bị lừa vào lồng vậy.

Anh có nhà riêng, lương tháng 10 triệu đồng, tôi cũng 10 triệu. Tôi khuyên vợ chồng cùng tiết kiệm, có quỹ chung, hàng tháng mỗi người bỏ ra 3-4 triệu để lo cho tương lai có con cái sau này. Nhưng anh không chịu, cứ nói tiền ai nấy xài, anh lo gia đình cho, tôi cứ sống thoải mái đi, anh dễ tính mà, tôi có dư thì tiết kiệm, không thì thôi. Anh nói thì hay nhưng không làm được. Lấy chồng mà như ở với bạn vậy, tôi không thích khi không có gì chung.

Cưới xong anh đâu còn tiền, vợ chồng không đi tuần trăng mật. Tôi hỏi anh có muốn đi Thái không, tôi trích một phần tiền mừng cưới mẹ cho dẫn anh đi nhưng anh nói Thái có gì đâu, có đi thì đi Nhật. Tôi nghe xong im lặng, không nói gì, ừ cho qua chuyện. Tôi đã không đòi hỏi gì, đi trong nước còn không dẫn vợ đi được, anh còn đòi hỏi cao xa quá.

Qua tháng sau đến kỳ gửi tiền cho ba mẹ chồng ở quê, tôi nhắc anh đưa tôi một triệu, tôi góp thêm vào cho đủ 2 triệu mỗi tháng gửi ba mẹ, anh nhắc lại chuyện cũ rằng vì lấy tôi mà anh tiêu hết tiền dưỡng già của ba mẹ, tôi phải có trách nhiệm lo phần đó. Tôi không chịu, anh giận rồi nói móc, lôi chuyện cũ ra nói miết. Tôi thương mới cưới, không muốn tranh cãi nữa, giờ anh khó khăn nên thôi, phụ giúp được gì thì phụ. Suy nghĩ đơn giản rằng mình gửi tiền như vậy, anh sẽ có tiền dư ra lo cho cuộc sống vợ chồng tốt hơn. Ba mẹ chồng, tôi lo, ba mẹ mình tôi cũng tự lo, quà hai bên tôi mua.

Sau đó tôi phát hiện chồng lấy 10 triệu đồng mà tôi cất trong tủ để dành đề phòng chuyện cấp bách, không thèm nói một tiếng. Cả tháng trời đến khi tôi phát hiện thì kêu quên chưa kịp nói. Thử không phải vợ chồng, tự ý lấy tiền của người khác xem có phải là ăn trộm không. Anh giải thích rằng lo nhà cửa, lo về quê chồng. Nhưng có phải lấy tiền của tôi lo cho tôi đâu. Không có tiền thì đừng làm mái hiên, làm xong mưa vẫn tạt ướt nhà như thường. Không có tiền thì đừng về quê cho tốn kém, gửi tiền cho ba mẹ hay các chị ngoài quê lo đám giỗ cũng được vậy. Ba người chị chồng ở thành phố, có chị nào về quê đâu mà anh bày vẻ tốn kém trong khi đang khó khăn. Mấy năm trước, anh đâu có về giỗ này.

Lúc phát hiện chồng trộm tiền, tôi giận quá không nói gì, gom tiền vàng của mẹ đẻ cho mang hết về nhà mẹ luôn. Bởi lúc này tôi đã mất hết lòng tin, cảm thấy không được tôn trọng và bị lừa dối. Tôi bỏ đi, chồng không cản, còn nói móc, cà khịa. Thế là chồng có cớ đòi ly hôn sau hai tháng cưới. Một tuần sau, chồng qua nhà vợ xin lỗi, bảo đòi ly hôn là nói đùa thôi. Bố mẹ khuyên tôi tha thứ cho chồng lần này.

Nhưng anh chỉ xin lỗi cho có. Anh nói lấy lương anh để lại, nhưng anh không khắc phục hậu quả, lấy tiền đã một, hai tháng nhưng không để lại được một hai triệu vào tủ. Tôi nhắc thì nói tôi suốt ngày chỉ có tiền rồi giận. Nhưng đó là tiền riêng của tôi mà, nói trả phải trả chứ, nhắc lại tự ái. Vậy tự giác đi cho người ta khỏi nhắc.

Dù tôi giúp chồng gửi tiền về cho ba mẹ, mua thuốc bổ, đồ ăn ngon hay dẫn chồng đi ăn nhà hàng, mua đồ dùng trong nhà, anh vẫn coi đó hiển nhiên và để tôi tự gánh hết. Kêu tiền ai nấy xài nhưng lại bảo tôi mua này mua kia, có bao giờ trả lại tiền cho tôi đâu. Còn tiền chồng dư ra, anh mua túi hiệu, giày hiệu, tiêu xài hoang phí, còn không thì đi ăn nhậu, hút thuốc, chơi bi-a, mua vé số, cây cảnh. Tôi cảm thấy mệt mỏi, tủi thân và bất công quá.

Đến tháng tám âm lịch, tôi có việc riêng cần xài tiền (tôi nguyện phát 200 suất cơm từ thiện mùa trung thu), tháng đó đã lo phần gia đình hai bên xong rồi mới làm việc xã hội, gửi cho ba mẹ ngoài quê 2 triệu rồi quà cáp nội ngoại hết 3 triệu nữa. Nhiều khi tôi hết tiền, không nói ai, nhiều khi nhịn ăn một hai bữa để tiết kiệm. Vậy mà chồng lãnh lương vào ngày 10 và ngày 20, hôm 21 tôi hết tiền, chồng kêu tôi đi chợ mua tim thịt. Tôi nói chồng đưa tiền để mua, anh không đưa một đồng đi chợ, còn quay qua trách giận. Tôi tức quá nói tháng sau không gửi tiền về quê nữa, anh tự lo đi. Anh nói tôi ích kỷ, sống chỉ biết bản thân và bảo tôi ăn ở đâu ngủ ở đâu thời gian qua. Vì thương, tôi mới lấy anh để chịu khổ cùng anh, chứ tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng mà, có phải không nhà, ăn bám anh đâu.

Gia đình tôi khá giả còn bị đối xử vậy, nếu nghèo chắc anh khinh ra mặt. Lấy vợ nuôi không nổi vợ còn trách móc. Không tháng nào chồng không kiếm chuyện giận tôi, không chiều ý là giận như trẻ con trong khi đó anh 45 tuổi, hơn tôi 11 tuổi. Chồng cứ nhai đi nhai lại chuyện cũ, nhiều khi chẳng liên quan gì với mâu thuẫn hiện tại, chiến tranh lạnh mỗi tháng. Anh bảo muốn có con nhưng một tháng giận vợ gần nửa tháng, gần gũi được 4-5 lần mỗi tháng mà cứ đòi có con. Đã vậy còn nói vợ lấy tiền tiết kiệm và vàng ra làm IUI và IVF, trong khi khám tiền hôn nhân sức khỏe cả hai bình thường, tôi thuộc dạng tốt. Tôi không chịu. Gia đình tôi cũng khuyên một năm sau không có hãy làm. Chồng giận, bỏ đói vợ cả nghĩa đen lẫn bóng.

Tôi mua thuốc bổ cho uống cũng lười uống rồi nói vợ không quan tâm, chăm sóc, làm chồng giận nên chồng lười yêu. Gì cũng đổ thừa cho vợ, tôi lúc nào cũng sai. Đã vậy còn so sánh vợ mình với vợ hàng xóm, kêu không hiểu chuyện, biết điều, chiều chồng như họ, sống không ra gì, rồi so luôn cả việc đau tới tháng của vợ với mấy chị trong nhà. Lấy vợ không lo được cho vợ đã đành, gia đình tôi hỏi thế đẻ con ra ai lo? Anh nói mẹ lo. Còn mẹ nào lo thì chồng không nói rõ, mẹ chồng, mẹ vợ hay mẹ đứa trẻ? Con tôi tự lo, vậy tôi cần chồng làm gì?

Khi tôi không gửi tiền cho ba mẹ anh nữa, anh đòi ly hôn. Chồng tránh mặt, đẩy chị gái ra giải quyết. Chị chồng qua đòi tiền, bảo rằng hai đứa mượn tiền mẹ chị, muốn ra khỏi nhà này phải trả lại hết rồi đi. Chị khóa hết cửa phòng, không cho dọn đồ, khóa cửa chính không cho ra khỏi nhà, đòi tôi phải trả 200 triệu. Trong khi hồi đầu chị chuyển tiền giùm mẹ chồng, ghi nội dung “tiền mừng cưới”, giờ lại vu cho tôi mượn tiền nhà chồng để lấy chồng. Tôi trả lại trang sức cưới trị giá 155 triệu, ra đi tay trắng cho yên ổn.

Chẳng lẽ do tôi sống tệ quá nên chồng bỏ? Giờ tôi mới hiểu vì sao anh một đời vợ, vợ trước ở được sáu tháng, còn tôi ở được bốn tháng. Tôi và gia đình mình tin người quá, tin lời họ nói, thương yêu giúp đỡ họ để nhận lại tổn thương, mang tiếng một đời chồng. Nhà tôi thấy cách sống của họ như vậy, lần này không hàn gắn nữa. Họ đòi ly hôn, tôi đồng ý luôn. Tôi quá mệt mỏi và nhiều tổn thương, không tháng nào không nước mắt, dù tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng họ không bao giờ trân trọng.

Thủy Nguyên

Cách đây 12 năm, tôi có gặp và quen anh, mối tình đẹp nhưng ngặt nỗi cách xa địa lý, chính vì thế, em trai anh tuy:ệt th:ực đến mức qua đời để phản đối cuộc h:ô:n nhân này. Còn tôi cũng đành chia tay vì anh phải lấy em dâu hụt. Khi đó tôi trách anh nhu nhược, muốn anh đừng sống cuộc đời tủi nhục như vậy nhưng bất thành. Mối hận ấy ghim mãi trong tim cho đến hôm nọ, tôi nhận được lời kết bạn từ số điện thoại của anh… Để rồi…

0

Tôi mệt mỏi với buồn đau, tự trách mình liên lạc lại với tình cũ làm gì để bị ám ảnh trở lại, ước mình có thể quên tất cả.

Tôi 36 tuổi, kết hôn năm 30 tuổi, có hai con, cuộc sống bình yên bên chồng con, hiện sống ở thành phố lớn nhất Việt Nam. Tôi viết tâm sự này để giải tỏa nỗi lòng mình cũng như muốn các em gái chưa chồng đọc và rút kinh nghiệm khi lựa chọn người yêu. Mong đừng ai phải gặp nỗi đau buồn giống tôi đã trải qua.

Ngày đó tôi vừa tròn 24 tuổi, mới đi làm một năm. Một hôm trong lúc làm việc, có em gái cùng công ty vào nói chị sắp có người yêu rồi nhé, em thấy anh đó siêng năng, đẹp trai, chị mà có được anh ấy là may mắn đó. Tôi cười và nói mình xấu thế ai mà thèm yêu, trong khi công ty mình nhiều em trẻ, xinh hơn tôi nhiều. Sau đó tôi không bận tâm câu chuyện ấy vì chỉ nghĩ em ấy đùa tôi cho vui. Rồi một buổi tối, tôi nhận được tin nhắn làm quen của anh, anh hỏi tôi về gia đình, cuộc sống. Tôi cũng hỏi lại anh là ai, anh nói là đồng nghiệp cùng công ty với tôi. Anh hẹn tôi cuối tuần gặp nhau đi cà phê. Tôi thấy tò mò nên cũng đồng ý gặp, Qua cách nói chuyện về mọi người trong công ty, anh đúng là đồng nghiệp tôi thật mới biết rõ ràng như vậy.

Có thể là hình ảnh về 2 người

Cuối cùng anh chạy từ dự án cách nhà tôi khoảng 30 km về gần nhà tôi, tôi đi bộ ra hẻm gặp anh. Lần đầu tiên gặp tôi thoáng chút bất ngờ vì anh rất đẹp trai, hiền anh, nụ cười ấm áp. Tôi thấy anh thật thân quen, cảm giác yêu thương hạnh phúc từ lần đầu tiên gặp anh. Chúng tôi hẹn nhau đi cà phê, đi dạo công viên, cuối buổi hẹn anh lấy hết can đảm rụt rè nắm tay tôi. Tôi thấy lạ vì anh nhát gái như thế. Tôi hỏi anh trước giờ chưa có bạn gái à? Anh nói chưa có bạn gái bao giờ, có người thích anh nhưng không hợp tuổi nên gia đình không đồng ý. Có người anh thích là cô giáo, gia đình cô ấy không thích anh. Nói chung anh chưa bao giờ cầm tay bạn gái, chưa có mối tình nào đúng nghĩa. Còn tôi cũng lần đầu tiên cầm tay người khác giới nhưng cảm giác hạnh phúc chứ không đến mức hồi hộp như anh. Tôi hỏi thăm mới biết anh hơn mình ba tuổi, quê miền Bắc, nhà có cha mẹ và một em trai. Anh mới vào Sài Gòn làm việc gần một năm, thích cuộc sống và công việc ở trong này.

Chúng tôi chính thức hẹn hò, mỗi sáng khi thức dậy anh nhắn tin hỏi thăm tôi ăn sáng chưa, buổi trưa lại nhắn tiếp, buổi tối anh gọi điện thoại cả tiếng nói chuyện với tôi, sau đó nhắn tin trò chuyện đến 12h đêm. Chúng tôi hợp nhau nên trò chuyện mãi không chán. Thời đó chỉ có điện thoại bấm mỏi cả tay. Hàng tháng tôi và anh tốn khá nhiều tiền cho thẻ nạp điện thoại để nhắn tin. Cuối tuần được nghỉ anh từ dự án chạy về thăm tôi. Anh ghé nhà gặp mẹ tôi, thể hiện sự nghiêm túc trong mối quan hệ. Anh nói tôi thích gì cứ bảo để anh mua vì không biết phụ nữ thích gì. Tôi nói thích anh thôi không thích cái gì nữa. Tính tôi đơn giản lắm. Tình yêu diễn ra êm đềm, hạnh phúc, anh siêng năng, chăm chỉ, không biết uống rượu bia, hút thuốc, chỉ có công việc và tôi. Vì không biết nhậu nên anh ít bạn bè. Hẹn hò nhau được vài tháng, anh nói sắp tới về quê đám cưới em trai rồi xin cha mẹ vào Sài Gòn cưới tôi luôn. Ngày cưới em trai anh đến, tiễn anh ra sân bay về quê, anh ôm tôi thật chặt, nói lần này sẽ thưa chuyện với cha mẹ vào cưới tôi. Anh muốn cưới tôi lắm rồi. Còn tôi rất yêu thương anh, hồi hộp mong chờ ngày đó sẽ đến.

Một tuần sau đó anh trở lại Sài Gòn, gặp tôi anh buồn bã nói cha mẹ anh không cho lấy vợ xa, gia đình chỉ có hai anh em, cha mẹ muốn anh về quê lấy vợ, sau này tiện nhờ bên ngoại khi có con cái. Nghe anh nói vậy tôi hiểu tình yêu này sẽ kết thúc, anh hiền lành như vậy sẽ chẳng thể nào thuyết phục cha mẹ anh khi họ đã có những tư tưởng như vậy rồi. Anh cũng nói rằng anh buồn vì em trai anh không chịu lấy vợ, ngày cưới mà em nằm một chỗ, không chịu ăn uống gì cả. Tôi hỏi anh tại sao vậy, anh nói em trai bảo cô gái đó hung dữ, em muốn chia tay, không muốn kết hôn với cô gái đó, mong cả gia đình đừng ép buộc em nữa. Lúc đó tôi lờ mờ nhận ra gia đình anh thật kỳ lạ, một người muốn lấy vợ thì họ không cho vì lý do này nọ, một người không muốn cưới họ lại ép phải lấy cho bằng được.

Sau đó một tháng, tôi nghe chị công ty gọi điện nói em trai ấy mất. Chạy ra sân bay gặp anh, nhìn anh đau khổ, khóc nức nở, tôi thật sự xót xa, hỏi lý do em mất. Anh không trả lời nhưng tôi biết em trai anh đã tuyệt thực để phản đối cuộc hôn nhân đó để rồi sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Anh chỉ có duy nhất em trai nên rất khổ đau. Thương anh vô cùng nhưng tôi không biết làm sao, chỉ động viên, chia sẻ với anh.

Do người đội trưởng dự án muốn giữ anh lại, ông ấy xin sếp tôi chuyển tôi xuống dự án làm chung với anh. Họ tạo điều kiện để tôi với anh bên nhau nên chuyển xuống dự án làm, lúc trước tôi làm văn phòng công ty gần nhà mình. Tôi xuống do sếp muốn chứ thật lòng thích làm văn phòng hơn. Với anh, tôi nghĩ sẽ chia tay khi hết năm đó, cũng muốn đổi công việc mới và rời xa anh, thế nhưng mọi việc chưa đúng ý mình thì tôi phải chứng kiến nỗi buồn ập đến.

Sau khi em trai anh mất được hai tháng, một buổi chiều chủ nhật, khi đang ngủ trưa, thức dậy tôi nhận được một tin nhắn thật dài, anh nhắn tin mong tôi tha thứ, cho anh nợ tôi kiếp này, anh không còn sự lựa chọn nào khác phải đi hỏi cưới người con gái ấy làm vợ. Tôi đọc mà tưởng mình đang mơ, vì biết anh không hề có ai bao giờ ngoài tôi. Cả ngày cùng làm việc cùng dự án với nhau, tối về nhà anh trò chuyện cùng tôi suốt đêm, cuối tuần chúng tôi gặp nhau hẹn hò. Tôi kiểm tra điện thoại anh thoải mái, làm sao anh có người con gái khác ngoài tôi được.

9 câu nói về tình yêu của Châu Tấn, nghe có vẻ ngốc nghếch nhưng lại tự do và dũng cảm - Hạt giống tâm hồn

Anh trở lại Sài Gòn, gặp nhau anh xin tôi tha thứ lần nữa. Anh nói cuộc đời anh như đã hết, chỉ tồn tại cho hết kiếp này mà thôi, tôi hỏi anh hỏi cưới ai vậy, anh nói rằng đó là cô gái gần nhà, hay qua chăm sóc cha mẹ anh. Rồi anh nói rằng mẹ anh khóc suốt, anh sợ bà ấy sẽ bị bệnh, anh chỉ còn cha mẹ là người thân. Anh kể về những ký ức mẹ một mình tần tảo nuôi hai anh em, cha đi bộ đội xa nhà, mẹ anh đã quá nhiều cực khổ, nhìn bà đau khổ vậy anh quá thương mẹ. Anh ít bạn bè, từ nhỏ đến lớn chỉ có mẹ và em trai bên cạnh, giờ em trai anh mất rồi, anh còn lại mẹ thôi. Anh chấp nhận hy sinh cuộc đời mình vì mẹ, để mẹ được hạnh phúc trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Anh mong tôi hãy hiểu và tha thứ cho anh.

Khi nghe anh giải thích như vậy, tôi chợt hiểu rằng dù anh nói yêu tôi nhưng người anh yêu nhất trong cuộc đời này vẫn mãi là mẹ. Tôi thấy buồn nhưng không đau khổ gì hết, vì nghĩ anh và tôi khó thành đôi khi cha mẹ anh cần anh hơn tôi. Tôi còn trẻ, còn nhiều cơ hội tìm kiếm người phù hợp. Tôi động viên anh trở về ngoài kia, vì cha mẹ và người vợ đang cần anh. Tôi tha thứ, không trách gì anh cả. Tình yêu tôi kết thúc như vậy.

Vào buổi chiều sau đó tầm một tháng, khi tôi làm việc, chị đồng nghiệp thân thiết tới dự án chơi. Chị gặp tôi và hỏi có biết anh cưới ai không. Tôi nói không biết, nghe anh nói cô gái gần nhà. Chị nói đó chính là cô em dâu hụt của anh. Anh đã kể với người đội trưởng là họ van xin anh hãy cứu giúp cô gái đó, cô ấy đó bị mang tiếng khi em trai anh chọn lìa xa cuộc đời mà không chịu cưới, sẽ không ai chịu lấy cô ấy nữa, họ mong anh cưới người con gái ấy, cứu cuộc đời cô ấy. Họ nói rằng hôn nhân không cần yêu nhau vẫn sống với nhau được cả đời như họ.

Tôi nghe xong không tin vào tai mình, đau đớn đến mức gục ngã khi biết sự thật ấy. Giờ tôi đã hiểu lý do vì sao anh nói cuộc đời anh coi như đã hết. Tôi cứ nghĩ anh lấy cô gái nào đó yêu thầm anh gần nhà, thương yêu chăm sóc anh thay tôi cũng được. Những ngày sau đó tôi nửa tỉnh nửa mê, đau đớn đến mức mỗi lần ngủ dậy toát mồ hôi như gặp ác mộng. Tôi đã rơi vào trạng thái đau khổ, trầm cảm đến tận cùng. Tôi nhắn tin nói với anh những lời tổn thương nặng nề nhất, xát vào lòng anh những vết thương lớn nhất, muốn anh đừng sống cuộc đời tủi nhục như vậy. Anh ngỡ ngàng khi thấy tôi trở nên như vậy, van xin tôi đừng dày vò anh nữa, anh đã quá mệt mỏi và khổ đau rồi.

Sau đó tôi nghỉ công ty và bắt đầu cuộc sống mới, nghe đâu anh cũng về quê. Từ đó trở đi tôi cắt đứt liên lạc, không gặp lại anh. Mười hai năm trôi qua trái tim tôi chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi đau này. Mỗi khi ngồi một mình tôi lại nhớ câu chuyện của anh và gia đình anh. Tại sao anh yếu kém, nhu nhược đến như vậy? Tôi sống tiếp cuộc đời mình, sắp xếp nỗi đau đó vào một góc, vẫn đi làm việc bình thường, quen người yêu sau, rồi lấy chồng sinh con như bao người phụ nữ khác. Phải thừa nhận quen những người sau tôi chỉ thương họ chứ nói yêu say đắm thì không còn cảm giác đó nữa.

Thời gian trước, tôi vô tình kết bạn qua mạng xã hội với anh, nhắn hỏi có phải anh không vì tôi chỉ nhớ mang máng số điện thoại của anh, bất ngờ anh trả lời lại tôi, anh hỏi tôi có khỏe không, cuộc sống gia đình chồng con, tôi cũng trả lời anh bình thường về cuộc sống hiện tại của mình, tôi hỏi lại anh sống thế nào nhưng anh chỉ im lặng. Vậy mà sau đó tôi trở lại giống 12 năm trước, nỗi ám ảnh hãi hùng đó vẫn trở về làm trái tim tôi đau đớn, có lẽ sẽ không bao giờ quên được.

Về đến nhà đã là 7 giờ tối, bước vào nhà tôi thấy chồng cùng bố mẹ chồng đang ngồi cắn hạt dưa, xem phim ở phòng khách. Cả nhà 3 người cô em chồng sống gần đó cũng tới. Vừa thấy tôi về nhà, mẹ chồng khó chịu hỏi: – Sao giờ này con mới về? Không biết cả nhà đang đợi con nấu cơm tối sao? Nếu con về muộn, không nấu được thì cũng phải gọi đồ ăn về chứ, ai lại để cả nhà ngồi chờ như thế này?….Để rồi..

0
về đến nhà đã là 7 giờ tối, bước vào nhà tôi thấy chồng cùng bố mẹ chồng đang ngồi cắn hạt dưa, xem phim ở phòng khách. Cả nhà 3 người cô em chồng sống gần đó cũng tới.
Đi làm về thấy cả nhà 6 người đang ngồi chờ, chồng hỏi một câu tôi bỏ về nhà mẹ đẻ
 Nấu cơm cho cả nhà chồng không dễ như tôi tưởng vì mỗi người một sở thích và kiêng kỵ khác nhau. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ chồng tôi là công nhân bình thường đã nghỉ hưu, lương hưu cũng không cao. Chồng tôi không muốn thuê nhà nên tôi chỉ có thể chiều theo ý anh, sống chung nhà với bố mẹ chồng.

Ngày thứ 2 sau đám cưới, chồng liền giao luôn nhiệm vụ đi chợ, nấu cơm ngày 3 bữa cho tôi với lý do sức khỏe của mẹ kém, không thể lo được cho cả nhà. Nghĩ sáng dậy nấu cơm để tiện mang cơm trưa đi làm, nấu luôn bữa trưa cho bố mẹ chồng, chiều về đi chợ nấu cơm cũng không quá khó khăn nên tôi đồng ý. Hơn nữa, vì thích nấu ăn từ nhỏ nên việc cơm nước với tôi không phải là chuyện gì to tát.

Tuy nhiên, nấu cơm cho cả nhà chồng không dễ như tôi tưởng vì mỗi người một sở thích và kiêng kỵ khác nhau. Ví dụ như bố chồng thích ăn cay nhưng mẹ chồng lại không ăn được cay vì đau dạ dày. Bố chồng thích ăn mặn, nhưng mẹ chồng lại ăn nhạt vì bà bị cao huyết áp. Tôi phải chiều theo khẩu vị của cả nhà nên khá rắc rối.

Đáng nói, công việc của tôi khá căng thẳng. Cứ sắp đến giờ tan làm là sếp lại “dí” việc và đòi kết quả ngay khiến chúng tôi thường phải làm thêm 1 tiếng hoặc tiếng rưỡi, một tuần khoảng 1-2 lần như thế. Chiều qua, tôi lại phải tăng ca. Vì bận quá nên tôi quên gọi điện về nhà, đến khi tan làm mới nhớ ra.

Về đến nhà đã là 7 giờ tối, bước vào nhà tôi thấy chồng cùng bố mẹ chồng đang ngồi cắn hạt dưa, xem phim ở phòng khách. Cả nhà 3 người cô em chồng sống gần đó cũng tới.

Vừa thấy tôi về nhà, mẹ chồng khó chịu hỏi:

– Sao giờ này con mới về? Không biết cả nhà đang đợi con nấu cơm tối sao? Nếu con về muộn, không nấu được thì cũng phải gọi đồ ăn về chứ, ai lại để cả nhà ngồi chờ như thế này?

Cô em chồng cũng bảo, nếu sau này sếp yêu cầu tôi làm thêm giờ thì hãy nói thẳng là không thể làm được vì cả nhà đang đợi tôi về nấu cơm tối. Nếu bắt nhân viên làm thêm giờ, sếp phải trả lương ngoài giờ.

Tôi im lặng không nói gì, đi thẳng vào bếp, chồng cũng đi theo. Nhưng không phải anh vào giúp vợ nấu cơm mà là đi theo để trách móc thêm:

– Phụ nữ phải đặt gia đình lên hàng đầu, dù sự nghiệp có thành công đến đâu thì sau này cũng phải trở về với gia đình. Nấu ăn cho gia đình là điều quan trọng nhất.

Tôi không vui liền “bật” lại chồng:

– Gia đình quan trọng như vậy, tại sao em gái anh không nấu ăn? Khi em chưa lấy anh, nhà anh “uống gió Tây Bắc” à?

– Lấy vợ về chẳng phải để phục vụ nhà chồng sao? Nếu không, người vợ có giá trị gì trong nhà?

Thật không ngờ lời này lại do chính miệng chồng thốt ra. Bức xúc, tôi liền cởi tạp dề ném xuống sàn, đi tìm giấy đăng ký kết hôn và giấy tờ cá nhân trong ngăn kéo phòng ngủ rồi nói với chồng:

– Ngày mai chúng ta đi làm thủ tục ly hôn, anh nhớ mang theo giấy tờ đầy đủ.

Bị chồng trách móc, tôi tức giận muốn ly hôn. (Ảnh minh họa)

Nói xong, tôi lao ra khỏi cửa. Lúc đang đứng ở cửa mang giày thì nghe thấy bố chồng liền giục con trai đuổi theo con dâu. Mẹ chồng vẫn ngồi thờ ơ, cho rằng sẽ chẳng đời nào tôi dám ly hôn. Tuy nhiên, khi xuống đến tầng 1 rồi vẫn không thấy bóng dáng chồng đâu. Cứ như thế, tôi bắt taxi về nhà bố mẹ đẻ.

Thấy tôi về nhà với sắc mặt khó coi, mẹ liền đoán ra tôi bị nhà chồng đối xử tệ. Biết tôi có ý định ly hôn, mẹ khuyên nên suy nghĩ kỹ càng. Mẹ ôn tồn nói:

– Mẹ nghĩ hai đứa nên ra ở riêng, bố mẹ sẽ mua nhà cho. Nếu đến lúc đó con rể vẫn không đối xử tốt với con thì ly hôn cũng chưa muộn, dù sao hai đứa chưa có con chung nên mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Sáng sớm hôm sau, tôi đang phân vân không biết có nên đi làm đơn ly hôn hay không thì chồng và bố mẹ chồng đã đến nhà. Chồng xin lỗi, nói rằng hai vợ chồng sẽ ra ngoài thuê nhà ở riêng. Mẹ chồng cũng nắm tay tôi nhận sai và xin lỗi, hứa sau này sẽ đối xử tốt với tôi hơn, mong tôi cho chồng một cơ hội sửa sai.

Suy nghĩ một lúc, tôi chấp nhận lời xin lỗi và theo họ về nhà.

Chẳng bao lâu, mẹ mua cho tôi một căn hộ đầy đủ tiện nghi, giấy tờ chỉ đứng tên tôi. Sau khi chuyển đến đây ở, chồng tôi cũng vào bếp nấu ăn. Hóa ra anh ấy cũng có thể nấu ăn cơ đấy.

Sau khi tan sở, hai vợ chồng cùng nhau vào bếp nếu cơm. Nếu hôm nào vợ về muộn thì chồng nấu. Sau khi ăn xong, chúng tôi cùng nhau đi dạo. Cuối tuần, hai vợ chồng cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, đi ăn nhà hàng hoặc đi du lịch. Chỉ khi đó tôi mới thực sự cảm nhận được rằng hôn nhân mang lại cho tôi rất nhiều hạnh phúc và ngọt ngào!

Dự báo giá vàng tuần tới, đảm bảo khiến nhiều người khóc th:.é:.t

0

Dù giá vàng bị chặt đứt đà tăng vào cuối tuần này, đa số chuyên gia vẫn nhận định tích cực về tương lai ngắn hạn đối với kim loại quý.

Chuyên gia dự báo về giá vàng tuần tớiGiá vàng nhận dự báo tích cực từ giới chuyên gia. Ảnh minh họa: Phan Anh
Diễn biến giá vàng tuần qua

Sau khi tăng lên mức cao kỷ lục mới, một đợt bán tháo mạnh đã diễn ra vào phiên giao dịch ngày thứ Năm. Dù có một đợt tăng khiêm tốn nhờ dữ liệu yếu kém của Mỹ, nhưng cuối cùng giá vàng tuần qua vẫn đóng cửa gần như ở mức khởi đầu.

Vàng giao ngay bắt đầu tuần giao dịch ở mức trên 2.733 USD/ounce. Sau khi tăng lên 2.757 USD/ounce vào tối thứ Hai và nhiều lần kiểm tra lại mức 2.750 USD/ounce, các nhà giao dịch một lần nữa đẩy giá vàng lên một loạt mức cao mới vào thứ Ba.
sGhi nhận lúc 0h00 ngày 3.11.2024, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.736,4 USD/ounce.
Đáng chú ý giá vàng đã tăng lên tới 2.788 USD/ounce trước khi quay trở lại mức giữa 2.770 USD/ounce vào lúc mở cửa phiên giao dịch thứ Tư. Sau nhiều nỗ lực, vượt qua ngưỡng kháng cự 2.788 USD/ounce đều vô ích, giá vàng bắt đầu trượt dần trở lại mức 2.775 USD/ounce vào tối thứ Tư.

Sự ngạc nhiên thực sự đã đến vào sáng thứ Năm, khi dữ liệu PCE cốt lõi của Mỹ đã kích hoạt một đợt bán tháo, đẩy giá kim loại quý này từ 2.781 USD/ounce xuống còn 2.734 USD/ounce chỉ trong chưa đầy 3 giờ.

Sau đó, giá vàng đã nhiều lần cố gắng chinh phục ngưỡng kháng cự 2.755 USD/ounce nhưng không thành công.

Sáng thứ Sáu, thị trường tiếp tục đón nhận thông tin kinh tế Mỹ. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 10 cho thấy chỉ có 12.000 việc làm mới được tạo ra vào tháng 9, thấp hơn nhiều so với mức 100.000 dự kiến.

Điều này ngay lập tức đẩy giá vàng xuống 2.761 USD/ounce. Sau đó giá vàng giảm dần và chốt lại tuần giao dịch ở ngưỡng 2.736,4 USD/ounce.

Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy tâm lý lạc quan yếu từ cả các chuyên gia trong ngành và các nhà giao dịch bán lẻ, với sự thoái lui gần đây và bất ổn về bầu cử rõ ràng đang gây áp lực lên thị trường kim loại.

Tuần này, 17 nhà phân tích đã tham gia khảo sát vàng của Kitco News. 9 chuyên gia dự báo ​​giá vàng sẽ tăng trong tuần tới. Trong khi đó có 6 nhà phân tích dự đoán giá kim loại quý sẽ giảm. 2 nhà phân tích còn lại dự báo vàng đi ngang và cho biết đang chờ thông tin cuộc bầu cử Mỹ và quyết định mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ mang lại điều gì.
Chuyên gia và nhà đầu tư dự báo giá vàng tuần tới. Nguồn: Kitco Chuyên gia và nhà đầu tư dự báo giá vàng tuần tới. Nguồn: KitcoTrong khi đó, 139 phiếu bầu của nhà đầu tư đã được bỏ trong cuộc thăm dò trực tuyến của Kitco. Phần lớn các nhà đầu tư nhận định giá vàng sẽ có xu hướng tăng giá trong tuần tới, mặc dù nhiều phiếu bầu đã được bỏ trước đợt bán tháo ngày 31.10.

 

85 nhà giao dịch trông đợi giá vàng sẽ tăng vào tuần tới. 31 người khác kỳ vọng kim loại quý sẽ giảm. 23 nhà đầu tư còn lại cho rằng giá vàng tuần tới sẽ đi ngang.

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động mạnh đến giá vàng tuần tới. Bên cạnh đó các ngân hàng trung ương cũng trở thành tâm điểm với quyết định về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Australia được lên lịch vào tối thứ Hai; các quyết định về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) được đưa ra vào thứ Năm.

Thị trường cũng sẽ chú ý đến số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ vào thứ Năm và báo cáo sơ bộ về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan vào sáng thứ Sáu.

Bố chồng tôi 88 tuổi góa vợ được 1 năm thì đòi đi bước nữa với cô hàng xóm đáng tuổi cháu. Ngày tổ chức hôn lễ, bố vội vàng dắt vợ lên phòng tân hôn. Đột nhiên cả nhà nghe tiếng hét thất thanh mở cửa thì thấy…

0

Bố chồng tôi 88 tuổi góa vợ được 1 năm thì đòi đi bước nữa với cô hàng xóm đáng tuổi cháu. Ngày tổ chức hôn lễ, bố vội vàng dắt vợ lên phòng tân hôn. Đột nhiên cả nhà nghe tiếng hét thất thanh mở cửa thì thấy…

Các anh chị em trong nhà ngăn cản thì bố chồng tôi đòi đuổi hết mọi người. Giờ thì bà ta đòi danh phận nên ông muốn vợ chồng tôi làm buổi lễ để đón bà ta về.

Năm nay tôi 37 tuổi, hiện tôi là giáo viên mầm non. Tôi đã lập gia đình hơn mười năm, và có một cháu trai đang học lớp bảy. Chồng tôi là nhân viên kĩ thuật của một công ty vật liệu xây dựng. Anh là con trai cả trong một gia đình có 6 anh chị em, ba trai ba gái. Những ngày đầu khi chúng tôi mới kết hôn, bố mẹ chồng cũng đã nói rất rõ ràng là ngôi nhà cổ hiện cả gia đình đang ở (quê tôi gọi là nhà từ đường) là của cậu con trai út.

Anh em trong nhà không ai có ý kiến gì. Sau một năm ở cùng bố mẹ anh, vợ chồng chúng tôi ra riêng. Anh em trong nhà cũng lần lượt lập gia đình và ổn định cuộc sống.

Ba năm trước, đúng vào ngày quốc tế lao động, cậu em chồng tôi mất vì tai nạn giao thông. Khi đó cậu ấy vừa mới tốt nghiệp và đi làm được hơn hai tháng. Mẹ chồng tôi vì quá thương con nên bà suy sụp rất nhanh, bệnh nặng rồi qua đời một năm sau đó. Ngôi nhà từ đường giờ chỉ còn lại bố chồng tuổi đã ngoài 75. Ông sống thui thủi một mình không ai chăm sóc, ai cũng bận rộn với công việc và gia đình riêng. Anh em nhiều lần họp gia đình, nhưng không ai chịu về sống với bố. Ông cũng nhất quyết không đến ở với ai.

Bàn tới bàn lui, tranh cãi giận dỗi cuối cùng mọi người thống nhất chồng tôi là con trai cả phải có trách nhiệm nhiều nhất. Chồng tôi vì thương bố nên anh không có nhiều ý kiến. Tôi với anh cũng mâu thuẫn vì thật lòng tôi không muốn chuyển nhà, tôi cảm thấy thật nặng nề với trách nhiệm mới.

bố chồng

Tôi về sống trong nhà của bố chồng, chỉ nói đến việc giỗ chạp cũng làm tôi chóng cả mặt. (Ảnh minh họa)

Anh cứ năn nỉ tôi mãi, anh nói anh không thể nào chịu đựng được khi mỗi lần về thăm nhà là thấy bố sống lặng lẽ, bệnh đau không ai bên cạnh. Anh cứ than thở ngày đêm, thương chồng nên tôi về nhà từ đường cùng anh. Căn nhà riêng của hai vợ chồng đành cho đứa em họ ở tạm. Cuộc sống mới thêm khó khăn khi chúng tôi chuyển trường cho con, cả tôi và anh đều đi làm xa hơn. Chúng tôi còn phải tự bỏ tiền tu sửa lại nhà mới vì không ai quan tâm nên hỏng nhiều chỗ.

Tôi về sống trong nhà của bố chồng, chỉ nói đến việc giỗ chạp cũng làm tôi chóng cả mặt. Họ hàng đông nên giỗ nào cũng làm rất to. Mọi người về chỉ mang theo gói bánh hay ít trái cây cho có lòng, còn tất cả mọi chi phí vợ chồng tôi đành bấm bụng chịu. Nhiều lúc vợ chồng tôi nói với bố làm đơn sơ thôi, nhưng ông không đồng ý, ông nói làm vậy ông cảm giác xấu hổ với họ hàng. Đã vậy sau mỗi lần giỗ, tôi còn phải dọn dẹp đến ngày hôm sau mới có thể đưa mọi thứ về đúng vị trí. Việc nhà việc trường căng thẳng, làm tôi mệt muốn đứt hơi.

Khoảng tám tháng trước, trong một lần giao lưu thơ văn người cao tuổi, ông gặp cô M, tuổi cũng ngoài 65. Cô M tuy đã lớn tuổi nhưng vẫn còn rất ăn diện, mặt lúc nào cũng trang điểm, tóc tai nhuộm màu. Qua vài lần ông dắt về nhà chơi, vợ chồng tôi thấy cô không được đứng đắn. Nhưng bố chồng tôi chết mê chết mệt, ông bắt đầu thay đổi.

Ông vắng nhà thường xuyên, cứ mỗi chiều khoảng 4 giờ là ông đi cho đến 5 giờ sáng hôm sau mới về. Dù trời lạnh đến cắt da, hay mưa rất to ông vẫn không ở nhà. Tôi lo lắng cho sức khỏe của ông cũng như sợ ông già cả mắt mũi nhìn không rõ, bị chuyện này chuyện nọ. Vợ chồng tôi khuyên ông hết lời, nhưng ông không hề lay chuyển.

Trong buổi họp gia đình hồi tháng trước, ông đứng lên tuyên bố: “Tao cũng có quyền tự do của mình, tao cô đơn cần người chia sẻ, mấy đứa mày có quyền gì mà cấm đoán tao”. Chúng tôi nào có cấm đoán gì ông. Chỉ vì chúng tôi biết được ông đang bị cô M lừa gạt. Khi bao nhiêu tiền tiêu vặt mà anh em trong nhà dành cho ông đều không còn, lương hưu của ông cũng không đưa cho chúng tôi. Chúng tôi còn giận điên người khi phát hiện ra sổ tiết kiệm ông cũng đã đưa cho cô M. Vì vậy chúng tôi ra sức phản đối.

bố chồng

Tôi cảm thấy bức xúc vô cùng, tôi không thể hình dung được ông cụ tuổi gần 80 mà vẫn đòi cưới vợ. (Ảnh minh họa)

Tưởng đâu con cái nói như vậy ông sẽ nghĩ lại, nào ngờ cuối tuần vừa rồi ông nói chuyện với vợ chồng tôi. Ông nói cô M yêu cầu ông cho cô ấy một danh phận. Ông muốn chúng tôi làm một buổi lễ để đón cô M và rước cô về nhà cho ông. Ông còn nói thêm ông sẽ cùng cô M đi đăng kí kết hôn cho đúng pháp luật.

Chồng tôi vô cùng tức giận, anh kiên quyết không đồng ý. Anh nói sẽ kêu anh em cùng ngăn cản. Bố chồng tôi quyết liệt: “Nếu tụi mày không đồng ý thì đi ra khỏi nhà, tao sẽ sửa lại di chúc”. Tôi không ngờ bố chồng mình như vậy, nghe ông nói mà cứ ngỡ bố là thanh niên tuổi đôi mươi bị tình yêu làm mờ lí trí.

Tôi cảm thấy bức xúc vô cùng, tôi không thể hình dung được ông cụ tuổi gần 80 mà vẫn đòi cưới vợ. Ông không thấy được vì thương ông mà vợ chồng tôi đã vất vả thế nào sao? Ông không nhận thấy người đàn bà mà ông quen chỉ đang lợi dụng ông hay sao? Ông không nghĩ cho sĩ diện của con cháu hay sao mà lại làm như vậy?

Nếu vợ chồng tôi đồng ý, chúng tôi phải chăm sóc cho cả hai người già. Rồi bà ta ngọt nhạt lời ra tiếng vào, ông có xiêu lòng mà giao hết nhà cửa cho bà hay không? Vợ chồng tôi rất đau đầu với biết bao nghĩ suy và lo lắng. Có nên cương quyết ngăn cản bố chồng hay để mặc cho ông thích làm gì thì làm?

Nguồn: https://afamily.vn/soc-vi-bo-chong-gan-80-tuoi-van-doi-lay-vo-moi-7271.chn

20 tuổi lên thành phố làm phụ hồ, tôi chấp nhận lấy con gái ông chủ 45 tuổi nhưng “ế ch:ồng” vì n-ặng 140kg. Đêm tân hôn khiến tôi á-m ả-nh khi lật tấm chăn lên thì…

0

20 tuổi lên thành phố làm phụ hồ, tôi chấp nhận lấy con gái ông chủ 45 tuổi nhưng “ế ch:ồng” vì n-ặng 140kg. Đêm tân hôn khiến tôi á-m ả-nh khi lật tấm chăn lên thì…

Ngoại hình lẫn tuổi tác chênh lệch của cặp cô dâu chú rể Trung Quốc này đang là chủ đề bàn tán cực rôm rả trên MXH.

Cô dâu 140kg cưới được chồng trẻ ít hơn 20 tuổi - 1

Trong lễ cưới tại Quảng Tây (Trung Quốc), cô dâu chú rể có ngoại hình trái ngược nhau đã thu hút sự quan tâm của dân mạng. Qua những hình ảnh này có thể thấy, cô dâu có ngoại hình tương đối ‘đô con’, còn chú rể lại rất cao gầy.

Cô dâu 140kg cưới được chồng trẻ ít hơn 20 tuổi - 2

Theo người trong gia đình chú rể tiết lộ, cô dâu năm nay 43 tuổi, nặng140kg, còn chú rể chỉ mới 23 tuổi, nặng vọn vẹn 55kg. Chính sự chênh lệch lớn như vậy giữa cả hai khiến cư dân mạng thắc mắc tại sao họ có thể tiến tới với nhau. Hơn thế nữa, nhiều người cho rằng, vẻ mặt chú rể không được mấy vui vẻ và như bị ép cưới.

Cô dâu 140kg cưới được chồng trẻ ít hơn 20 tuổi - 3

 

Người đăng tải loạt ảnh này cũng tiết lộ thêm, chú rể cưới không tốn một khoản phí nào vì tất cả đều do cô dâu chi trả. Thậm chí, chú rể còn được tặng một phần quà có giá trị 100.000 nhân dân tệ (khoảng 334 triệu đồng) thì mới đồng ý kết hôn.

Do gia cảnh chú rể nghèo khó, bên nhà gái lại giàu có, khi cưới vợ anh ta sẽ không phải lo lắng tới ‘cơm áo gạo tiền’ nên đã gật đầu chấp thuận. Tuy nhiên, vì không có tình cảm với cô dâu cho nên trong ngày cưới chú rể không được mấy vui vẻ.

Cô dâu 140kg cưới được chồng trẻ ít hơn 20 tuổi - 4

Ở phía dưới bài đăng có nhiều cư dân mạng để lại bình luận về sự chênh lệch này: “Với dáng người như cô dâu thì chú rể không chịu nổi”, “Lại một cuộc hôn nhân vì tiền à”, “Tưởng tượng thôi đã thấy thương cho chú rể”, “Vẻ mặt chú rể không được tình nguyện cho lắm”, “Chú rể bị ép cưới à? Sao mà không thấy cười vậy?”.

CҺáп cảпҺ vḕ пҺà cҺỉ tҺấү toàп coп gáι, cҺồпg пҺất quүết lүҺȏп ƌể cướι пgườιtìпҺ пҺưпg пào пgờ ƌóп пҺậп cáι kết ƌắпg caү

0

CҺáп cảпҺ vḕ пҺà cҺỉ tҺấү toàп coп gáι, cҺồпg пҺất quүết lүҺȏп ƌể cướι пgườι tìпҺ пҺưпg пào пgờ ƌóп пҺậп cáι kết ƌắпg caү

 

AпҺ là coп trưởпg cũпg là cҺáu ƌícҺ tȏп troпg dòпg Һọ, vì tҺế áp lực sιпҺ coп пṓι dõι ƌè пặпg lȇп vaι và kҺȏпg tҺể tҺoáι tҺác. Tuү пҺιȇп, kҺι ƌã là vợ cҺồпg tҺì pҺảι cҺuпg tҺủү пȇп kҺι lấү aпҺ, cҺị ƌã пóι trước một kҺι aпҺ пgoạι tìпҺ dù lý do là gì cũпg sẽ làm ảпҺ Һưởпg ƌếп ҺạпҺ pҺúc gιa ƌìпҺ và có tҺể dẫп ƌếп lү Һȏп. Bởι kҺι aпҺ pҺảп Ьộι có пgҺĩa là aпҺ ƌã kҺȏпg xem cҺị là vợ, tự mìпҺ vứt Ьỏ ƌι tìпҺ пgҺĩa pҺu tҺȇ và ƌáпҺ mất sự tιп tưởпg của cҺị.

10 пăm cҺuпg sṓпg Ьȇп пҺau là пҺữпg tҺáпg пgàү ҺạпҺ pҺúc, aпҺ Һết mực үȇu tҺươпg cҺị và 2 cȏ coп gáι. NҺưпg troпg lòпg aпҺ vẫп tҺèm kҺát có một пgườι coп traι ƌể пṓι dõι, muṓп có một tҺằпg cҺṓпg gậү kҺι mìпҺ пҺắm mắt xuȏι taү. Cộпg tҺȇm vớι sức ép từ ȏпg Ьà và dòпg Һọ пȇп aпҺ ƌã “lầm ƌườпg lạc lṓι”. Đȃү cҺíпҺ là “пguồп cộι” sιпҺ ra Ьι kịcҺ cҺo gιa ƌìпҺ aпҺ.

Đι пҺậu vớι ƌám Ьạп, tҺằпg пào cũпg có coп traι, cҺỉ có aпҺ là sιпҺ ra 2 пàпg cȏпg cҺúa. Mấү tҺằпg Ьạп пóι kҺícҺ: “Màү có gιàu có tҺì cũпg ƌể cҺo tҺằпg coп rể Һưởпg, cҺết cũпg kҺȏпg aι cҺṓпg gậү cҺo ƌȃu”; “TҺờι пaү, ra пgoàι kιếm một ƌứa coп traι ƌȃu có kҺó, ƌàп ȏпg пgoạι tìпҺ là ЬìпҺ tҺườпg, mιễп kҺȏпg Ьỏ vợ là ƌược”; “Màү sợ vợ cҺứ gì, tao ƌȃү пgoạι tìпҺ пăm, Ьảү cȏ, vợ có pҺát Һιệп ra ƌȃu, ăп vụпg, cҺùι sạcҺ mép tý là kҺȏпg sao ƌȃu”; “Màү cҺỉ ƌι kιếm tҺằпg coп traι, sau ƌó Ьảo là coп rơι пҺặt vḕ пuȏι có sao ƌȃu”.

Taп cuộc пҺậu, aпҺ vḕ пҺà suү пgҺĩ, tҺấү mấү tҺằпg Ьạп пóι cũпg có lý. Vậү пȇп ở cȏпg tү có một em sιпҺ vιȇп vào tҺực tập ƌể mắt ƌếп aпҺ. Sao Ьao lầп từ cҺṓι áпҺ mắt ƌóпg ƌưa ƌó tҺì Ьȃү gιờ aпҺ ƌáp lạι. Rồι cҺuүệп gì ƌếп cũпg ƌã ƌếп, aпҺ пgoạι tìпҺ. Sau 3 tҺáпg, пgườι tìпҺ пóι có tҺaι. AпҺ càпg vuι mừпg Һơп kҺι Ьιết cáι tҺaι ƌó lạι là coп traι.

Vì có tҺaι và Ьιết aпҺ rất tҺícҺ coп traι пȇп пgườι tìпҺ ép aпҺ Ьỏ vợ ƌể cướι mìпҺ. AпҺ kҺȏпg Ьιết làm sao пȇп vḕ kể cҺo mẹ пgҺe. Mẹ ủпg Һộ aпҺ Ьỏ vợ vì cҺỉ sιпҺ toàп coп gáι, sau cҺúпg пó cũпg ƌι lấү cҺồпg mất, toàп lũ vịt trờι.

Troпg lòпg aпҺ vẫп tҺươпg vợ vì tҺế còп rất pҺȃп vȃп. NҺưпg aпҺ cũпg cҺáп cảпҺ vḕ пҺà cҺỉ tҺấү toàп coп gáι, kҺȏпg có coп traι. Hơп пữa, vợ aпҺ ở пҺà cũпg luộm tҺuộm, ƌȃu có пóпg Ьỏпg пҺư пgườι tìпҺ пȇп aпҺ càпg cҺáп Һơп. Cuṓι cùпg aпҺ cũпg quүết ƌịпҺ Ьỏ vợ, lү Һȏп ƌể cướι пgườι tìпҺ. Vợ vaп xιп, kҺóc lóc moпg aпҺ пgҺĩ lạι пҺưпg aпҺ ƌã tuүệt tìпҺ từ cҺṓι. Bởι troпg lòпg aпҺ lúc пàү cҺỉ có пgườι tìпҺ và ƌứa coп traι troпg Ьụпg cȏ ta.

Lү Һȏп xoпg aпҺ ƌóп пgườι tìпҺ vḕ пҺà ƌể tιệп cҺăm sóc. Đếп пgàү sιпҺ, aпҺ vuι mừпg cҺào ƌóп ƌứa coп traι, vậү là từ пaү ƌã có tҺằпg cҺṓпg gậү. Tuү пҺιȇп, càпg пҺìп tҺì tҺằпg Ьé càпg kҺȏпg gιṓпg aпҺ. Ba mẹ và пgườι tҺȃп cũпg tҺấү пҺư vậү пȇп aпҺ ȃm tҺầm lấү tóc của coп ƌι xét пgҺιệm. Kết quả cҺo tҺấү aпҺ và ƌứa coп kҺȏпg cùпg Һuүết tҺṓпg. AпҺ ƌau kҺổ, Һṓι Һậп vḕ vιệc mìпҺ ruồпg Ьỏ vợ coп. Cứ tưởпg rằпg ra пgoàι sẽ kιếm ƌược tҺằпg coп cҺṓпg gậү, aι пgờ ƌȃu lạι pҺảι пuȏι coп tu Һú. Có lẽ gιờ aпҺ mớι пҺậп ra cҺồпg pҺảп Ьộι vợ ắt sẽ gặp ác gιả ác Ьáo, luật пҺȃп quả ƌếп vớι aпҺ quá sớm.