Home Blog Page 4

Năm 2025: Trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp bị tháo dỡ và phạt lên tới 500 triệu đồng?

0
Theo quy định việc xây nhà trên đất nông nghiệp là vị phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định.

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Khái niệm về đất nông nghiệp chính là tất cả các loại dất sử dụng với mục đích như trồng trột, chăn nuôi, trồng rừng, lâm nghiệp, phòng hộ đê điều, nuôi trồng thủy hải sản, trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây lâu năm… Như vậy, tất cả những loại đất dùng làm tư liệu sản xuất, không phải đất thổ cư – Đất ở đều là đất nông nghiệp.

Các loại đất này chỉ phục vụ cho sản xuất, và phục vụ cho những lợi ích nhất định của xã hội nên không được phép xây nhà để ở. Chính vì vậy, những trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp hoàn toàn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định đã ban hành.

Mực phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp?

Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta…

Việc xây nhà trên đất rừng phòng hộ bị phạt lên tới 500 triệu đồng

Việc xây nhà trên đất rừng phòng hộ bị phạt lên tới 500 triệu đồng

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Cách đổi giấy phép lái xe từ B2 sang C1 online mới nhất

0

Năm 2025 bằng lái  xe hạng B1 số tự động nếu có nhu cầu cấp đổi, cấp lại thì được cấp đổi sang bằng lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Xe ô tô

Đối với bằng lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg.

Cách đổi bằng lái xe B1, B2 sang B, C1 online mới nhất

Dưới đây là các bước đổi bằng lái xe B1, B2 sang C1 online mới nhất:

Bước 1: Truy cập vào trang web https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn, đăng nhập bằng tài khoản định danh. Tiếp theo vào phần đổi giấy phép lái xe, điền các thông tin cá nhân, giấy phép lái xe ở những ô yêu cầu.

Cách đổi giấy phép lái xe từ B2 sang C1 online mới nhất
Nay đổi từ B2 sang C1 cũng có thể thực hiện trên online. (Ảnh chụp màn hình)

Nếu các thông tin hợp lệ, và giấy phép lái xe cũ đủ điều kiện để thay đổi, ô “Thông tin chuyển hạng giấy phép lái xe mới” sẽ xuất hiện, có thể lựa chọn đổi qua B hoặc C1 tại tùy chọn này.

Bước 2: Điền số giấy khám sức khỏe điện tử, được cung cấp khi khám sức khỏe giấy phép lái xe.

Bấm vào nút “Tra cứu” ở kế bên ô điền số giấy khám sức khỏe, và ở dưới ô “Kết luận” sẽ hiện thêm thông tin.

Nếu phần thông tin này ghi “Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B2” hoặc “Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng B”, có thể đổi qua hạng B. Nếu phần kết luận là “Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng C1”, có thể đổi qua cả B và C1.

Bước 3: Đính kèm ảnh chân dung, bằng lái cũ, căn cước, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, sau đó tiến hành các bước nộp hồ sơ trực tuyến theo chỉ dẫn trên màn hình.

Nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ nhận thông báo đóng lệ phí qua email hoặc số điện thoại cung cấp trước đó. Bằng lái mới sẽ được gửi về nhà không quá 5 ngày làm việc.

Bằng lái  xe B1, B2 được cấp trước 112025 có còn được sử dụng không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì bằng lái xe hạng B1, B2 được cấp trước ngày 1-1-2025 nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định mới thì có hiệu lực sử dụng như sau:

Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;

Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

Như vậy, theo quy định nêu trên, giấy phép lái xe hạng B1, B2 được cấp trước ngày 1-1-2025 vẫn sẽ sử dụng theo thời hạn và loại xe ghi trên bằng lái xe mà không bắt buộc đổi theo phân hạng mới.

Xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh giao thông bị xử lý thế nào?

0

Xin hỏi, theo quy định hiện nay, trường hợp  xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bị xử phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Khắc Hội (Hải Dương).

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3, Điều 11, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:

– Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;

– Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;

– Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền?

1.jpg
Ảnh minh họa/ITN

Căn cứ tại điểm b, khoản 5, khoản 11, Điều 5, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 34, Điều 2, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển  xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

– Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i, khoản 5, Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng;

– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7, Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g, khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h, khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, khoản 5, Điều này;

Như vậy, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Ngoài ra, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng; nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Nguồn: Báo Đại biểu nhân dân

Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao? Và có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra giải quyết được không?

0

Tôi chuẩn bị xây một căn nhà trên mảnh đất vừa mua, hiện tại đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tuy nhiên theo tôi được biết thì phía trước căn nhà của tôi chuẩn bị xây tầm 100m thì cũng có một hộ dân khác cũng chuẩn bị sửa lại nhà nhưng nghe đâu là sẽ xây bít lại lối đi chung của nhà tôi và những hộ ở sâu bên trong. Hiện tại đây là con đường duy nhất dẫn từ lộ lớn vào tận nhà tôi và những hộ dân khác, nếu như họ xây bít lại thì chúng tôi không có đường nào khác để đi ra ngoài, việc này làm tôi rất hoang mang và cũng không biết pháp luật hiện tại quy định về vấn đề này như thế nào, mong anh chị hỗ trợ giúp tôi. – Câu hỏi của anh Tám (Long An).

Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?

Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?

Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo quy định trên thì có thể hiểu rằng đây là một quyền đặc biệt của người sử dụng, sở hữu bất động sản. Nếu như bất động sản của họ bị vây bọc bởi các bất động sản của những chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì họ có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Việc mở lối đi này sẽ trên nguyên tắc tại nơi được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến yếu tố lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi, và khi yêu cầu mở lối đi cho mình thì mình phải thực hiện việc đền bù cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi qua đó, trừ trường hợp nếu mình có thỏa thuận khác với nhau.

Về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng và chiều cao của lối đi do các bên tự thỏa thuận trên nguyên tắc bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cầu Tòa hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Cho nên trong trường hợp này nếu mình đang chuẩn bị xây nhà thì có thể liên hệ trao đổi trước với nhà hàng xóm của mình để trao đổi với họ về việc mở lối đi này tạo điều kiện cho mình ra đường công cộng để họ có sự chuẩn bị trước khi xây dựng. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân để được hỗ trợ thêm.

Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra giải quyết được không?

Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Nếu Ủy ban nhân dân xã vẫn không hòa giải được về việc hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì phải làm sao?

Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Nếu Ủy ban nhân dân xã vẫn không hòa giải được về việc hàng xóm xây nhà bít lối đi chung ra đường công cộng thì nộp đơn lên cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết cho phù hợp. Tùy vào trường hợp và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh để giải quyết.

Xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm?

0

Không phải mọi trường hợp quá tải đều bị phạt, nếu biết  xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm thì lái  xe cũng như chủ xe có thể tận dụng tối đa được công suất của xe, tiết kiệm chi phí mà không vi phạm.

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản, ngắn gọn thì xe quá tải là xe chở quá khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

Căn cứ quy định trên, xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa được phép chở hàng hóa quá tải từ 10% trở xuống còn riêng loại xe xi téc chở chất lỏng thì được phép chở hàng hóa quá tải từ 20% trở xuống.

Xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm (Ảnh minh họa)

Xe quá tải bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 100?

Đối với lái xe:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 800.000 đồng –  01 triệu đồng: Quá tải trên 10% đến 30%, trên 20% đến 30% đối với  xe xi téc chở chất lỏng;

– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng: Quá tải trên 30% đến 50%, tước Giấy phép lái  xe (GPLX) từ 01 đến 03 tháng;

– Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng: Quá tải trên 50% đến 100%, tước GPLX từ 01 đến 03 tháng;

– Phạt tiền từ 07 – 08 triệu đồng: Quá tải trên 100% đến 150, tước GPLX từ 02 đến 04 tháng;

– Phạt tiền từ 08 – 12 triệu đồng: Quá tải trên 150%, tước GPLX từ 03 đến 05 tháng.

Đối với chủ xe:

Đồng thời, khi xe vượt quá trọng tải cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt với mức phạt tương ứng như sau:

– Phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng đối với cá nhân, từ 04 – 08 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 10% đến 30%, trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

– Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 – 16 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% đến 50%.

Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 đến 03 tháng.

– Phạt tiền từ 14 – 16 triệu đồng đối với cá nhân, từ 28 – 32 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 50% đến 100%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 đến 03 tháng.

– Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng đối với cá nhân, từ 32 – 36 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 100% đến 150%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển  xe máy chuyên dùng) từ 02 đến 04 tháng.

– Phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 36 – 40 triệu đồng đối với tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển  xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 đến 05 tháng.

Ngoài ra, nếu phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 đến 03 tháng.

Đồng thời buộc phải điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông.

‘5 năm nữa, xe xăng không thể cản nổi xe điện’

0

ấn đề lớn nhất với xe điện là pin và phạm vi hoạt động. Phạm vi hoạt động trung bình hiện tại chưa đủ thỏa mãn. Nhưng khi mở rộng lên đến 1.600km, thì những chiếc xe chạy bằng bình xăng sẽ trở nên lỗi thời.

'Đến năm 2029, xe xăng không thể cản trở xe điện nữa' - Ảnh 1.

 Xe điện sắp cạnh tranh hơn  xe xăng dầu? – Ảnh: Live Science

Rob Enderle là nhà phân tích chuyên về pin và công nghệ  ô tô, từng là cố vấn cho nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu như Microsoft, Dell, IBM, Intel, Lenovo, HP… Trong bài viết trên trang chuyên về ô tô Torque News, ông đã có đánh giá hết sức đáng chú ý về cục diện giữa xe xăng và xe điện sẽ thay đổi vào năm 2029.

Thực tế, xe điện đã xuất hiện từ rất lâu bên cạnh xe xăng và xe hơi nước. Trải qua thời gian, xe hơi nước bị loại bỏ vì sự nguy hiểm của những nồi hơi và khó sử dụng. Pin cho phạm vi hoạt động rất ngắn và thời gian sạc rất lâu. Cuối cùng khiến xe xăng thắng thế.

Ngày nay, xe điện đang có những bước tiến đáng kể. Chúng có thể vượt trội hơn xe chạy xăng về khả năng tăng tốc, chi phí sử dụng (nếu sạc ở nhà) và ít phải bảo dưỡng. Nhưng nhiều người cho rằng phạm vi hoạt động chính là điểm yếu của xe điện.

Tuy nhiên, Rob Enderle có cái nhìn khác.

'Đến năm 2029, xe xăng không thể cản trở xe điện nữa' - Ảnh 2.

Phạm vi hoạt động sẽ “giết chết” xe xăng

Theo Enderle, hiện tại phạm vi hoạt động trung bình của xe điện còn khiêm tốn, khoảng 200 dặm (320km). Trung bình một người lái xe đi 1.200 dặm/tháng (1.900km). Điều này nghĩa là chủ xe cần sạc ít nhất 6 lần/tháng. Nhưng nỗi lo “không đầy pin”, nhiều người lại không có gara riêng, dẫn đến việc họ sạc xe hằng ngày.

'Đến năm 2029, xe xăng không thể cản trở xe điện nữa' - Ảnh 3.

Hyundai Ioniq 5 2025 trở thành mẫu xe ngoài đầu tiên có thể sạc ở trạm của Tesla – Ảnh: Hyundai

Nếu không đi xa, việc này hoàn toàn ổn. Mọi người có thể cắm sạc mỗi đêm trong khi ngủ. Nhưng với nhiều người phải đi làm xa hay thích đi du lịch, xe điện là bất tiện. Với bộ sạc tại gia ChargePoint Flex, trung bình mất khoảng 10 tiếng để sạc đầy pin. Sử dụng trạm công cộng thì nhanh hơn, 15-30 phút nếu có chức năng sạc nhanh. Nhưng hầu hết cảm thấy không thoải mái, vì những tụ sạc này rất dễ bị trục trặc.

Phạm vi 1.600km sẽ là bước ngoặt thay đổi cuộc chơi

Theo tính toán của Global Journeys & Markets, khoảng cách giữa điểm xuất phát và đích đến của một chiếc ô tô trung bình là khoảng 15km. Như vậy, khi đi xa, khoảng cách di chuyển trung bình là 284 dặm (460km).

Do đó, người dùng cần một chiếc ô tô có phạm vi hoạt động 600 dặm (965km) để vừa đi vừa về mà không cần lo lắng sạc.

Tất nhiên, giữa hai chiều đi và về, người dùng sẽ dành vài ngày vi vu ở điểm đến. Do đó, Enderle đã làm tròn quãng đường mà một người di chuyển khi đi xa là 1.000 dặm (1.600km).

'Đến năm 2029, xe xăng không thể cản trở xe điện nữa' - Ảnh 4.

Những chiếc xe điện tầm hoạt động 1.000km sẽ chấm dứt thời đại xe xăng dầu, theo chuyên gia – Ảnh: Aptera

Nếu một chiếc xe có phạm vi hoạt động 1.000 dặm, chủ xe chỉ cần sạc 1 lần/tháng. Ngay cả khi quên sạc, họ vẫn có thể ung dung. Nỗi lo lắng về phạm vi không còn nữa.

Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có Aptera thực sự có được phạm vi di chuyển 1.000 dặm. Làm được điều này, Aptera phải hy sinh nhiều thứ. Chiếc xe rất nhẹ, rất nhỏ và hầu hết mọi người sẽ không thấy thoải mái.

  • Samsung làm pin  xe điện sạc 9 phút đi được gần 1.000km, chuyên gia cảnh báo giá bạc tăng chóng mặt

Điều này sẽ sớm thay đổi, khi các hãng đang lao vào cuộc đua “pin tầm xa”. Một tên tuổi mới đây là Samsung đã nghiên cứu pin có thể sạc 9 phút cho quãng đường 1.000km.

Những bộ pin này chưa xuất hiện trên  xe thương mại, nhưng dự kiến ngày đó không còn xa. Theo Enderle, chỉ cần khoảng 5 năm, tức là đến năm 2029, là người ta có thể ứng dụng loại pin này trên xe bán ra thị trường dân sinh.

Đến lúc đó, “xe xăng sẽ trở nên lỗi thời”, Enderle bình luận.

Tuy nhiên, “điều đó không có nghĩa xe xăng sẽ biến mất sau một đêm, có thể mất thêm một thập kỷ hoặc lâu hơn. Nhưng rõ ràng ở mốc đó, xe xăng dầu đã mất khả năng cạnh tranh và quá trình chuyển đổi sang xe điện sẽ thực sự bắt đầu”, ông đi đến kết luận.

Nguồn: https://tuoitre.vn/5-nam-nua-xe-xang-khong-the-can-noi-xe-dien-20240905000223577.htm

Từ hôm nay: Muốn xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp chỉ cần đáp ứng một thủ tục sau ai không biết quá phí

0

Được biết đến là cái nôi của nền văn minh lúa nước – Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và chiếm nhiều nhất so với các loại đất khác. Tài nguyên đất ruộng ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội.

Đất nông nghiệp được dùng với mục đích gì?

Đất nông nghiệp được dùng với mục đích gì?

Theo luật pháp quy định thuật ngữ đất nông nghiệp được hiểu là: Tổng thể các loại đất được xác định là tư liệu để sản xuất, chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt hay nghiên cứu các giống mới, bảo vệ môi trường sinh thái và cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ không bị ngắt quãng.

Đất nông nghiệp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 là chưa đủ điều kiện. Căn cứ vào Điều 10 Luật Đất đai 2013 đã chia đất nông nghiệp thành các nhóm khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng của chúng gồm: Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp dùng để chăn nuôi, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất rừng phòng hộ và các loại đất nông nghiệp khác.

Nhưng hiện nay có nhiều người sử dụng quỹ đất nông nghiệp không đúng theo quy định của pháp luật. Mà muốn chuyển đổi sang các thức kinh doanh hay mục đích khác, nhất là dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4. Vậy sử dụng đất nông nghiệp để xây nhà có đúng quy định không, cùng tìm hiểu ở mục tiếp theo của bài viết.

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 có được không?

Chắc chắn câu trả lời là không, vì theo Luật Đất đai quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 năm 2013 có nêu rõ: Người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất theo đúng mục đích sử dụng đất, đúng quy hoạch, đúng quy định về độ sâu trong lòng đất, chuẩn độ cao trên không, đúng kế hoạch sử dụng đất, đúng ranh giới đất và phải bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nên việc dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 là trái pháp luật, vi phạm quy định của nhà nước và phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi này. Áp dụng theo Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền, sẽ phải nộp phạt hành chính tùy theo diện tích và khu vực để xác định số tiền.

Nếu ở các khu đô thị và thành phố sẽ có mức phạt cao gấp 2 lần so với nông thôn và miền núi. Ví dụ như: Cùng là diện tích 100m2 ở nông thôn sẽ có bị phạt từ 3.000.000 đồng – 10.000.000 đồng. Còn đối với các thành thị sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Người vi phạm có thể nhận mức phạt cao nhất đến 1.000.000.000 đồng với diện tích 3000m2. Vậy làm thế nào để vừa có thể dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 như mong muốn mà không vi phạm pháp luật?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Quy trình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?

Để có thể dùng đất ruộng, đất nông nghiệp xây nhà cấp 4, thì chỉ có 1 giải pháp duy nhất chính là chuyển đổi quyền sử dụng đất. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất gồm những bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như mẫu sau

Một tờ đơn với mục đích chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như mẫu 01. Điền đầy đủ thông tin như mẫu. Kèm theo đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đóng dấu và xác nhận

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi hoàn thành hồ sơ như mẫu trên bạn hãy đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Ở đây các nhân viên sẽ thực hiện thẩm tra hồ sơ, thẩm định về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, xác minh thực địa và hướng dẫn bạn chi tiết các giấy tờ khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để quyết định và cấp phép cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo đúng Luật Đất đai năm 2013, do pháp luật quy định, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Người thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4, cần tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quyền, đúng quy định và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nguyên tắc này nhằm áp dụng cho các loại đất ở khác nhau sau khi đã hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Bước 3: Nộp thuế theo quy định của pháp luật

Việc nộp thuế này sẽ được thực hiện tại bưu cục thuế trên địa phương. Trong vòng 30 ngày đầu người sử dụng đất phải nộp 50% mức phí theo đúng thông báo. Và 50% còn lại sẽ phải hoàn thiện trong 60 ngày tiếp theo.

Bước 4: Nhận kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi thông báo phê duyệt dự án cấp phép chuyển đổi khi mảnh đất của bạn đã đủ thủ tục cần thiết và hợp pháp. Thời gian nhận quyết định đối với khu vực thành thị là không quá 15 ngày, còn với khu vực nông thôn là tối đa 25 ngày. Sau khi nhận kết quả bạn sẽ biết được đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 được không?

Bước 4: Nhận kết quả

Bước 4: Nhận kết quả

Áp dụng Luật Đất đai tại Khoản D Điều 57, về luật chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định. Ngay khi nhận được thông báo cấp phép, cho chuyển đổi thì người sử dụng đất có thể tiến hành sử dụng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Cùng tôi khám phá những tiềm năng kinh tế sau khi chuyển đổi là gì?

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhiều người đã nhìn thấy được tương lai tiềm lực đằng sau những thửa đất ruộng. Nên đã mua đất ruộng rồi chuyển đổi sang đất thổ cư rồi bán với giá cao hơn để kiếm lời. Có thể nói đây là hình thức kinh doanh dự án nhà đất an toàn và nhiều lợi nhuận.

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhận thấy tiềm lực của việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Nhờ đó thị trường bất động sản đất ruộng hay đất nông nghiệp trở nên sôi động và nóng hơn bao giờ hết. Nhu cầu dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 hay các loại nhà khác được ưa chuộng. Nhiều nhà đầu tư đã ưu tiên đầu tư vào dự án chung cư được xây dựng trên các khu đất nông nghiệp bởi tiềm năng sinh lời rất cao, mức phí đầu tư nhỏ.

Ta có thể nhận thấy rõ sự phát triển và sức hấp dẫn của loại hình này khi mà so sánh giá đất ở nhiều địa phương. Giá đất ruộng cho 1m2 đất dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nhưng khi chuyển đổi sang đất thổ cư mức giá đã được nâng lên gấp 2 đến 3 lần thành 300.000 đồng đến 400.000 đồng cho 1m2 đất. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào vào giá đất của từng địa phương và vị trí đất nông nghiệp để tính chính xác số tiền.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể nắm rõ thủ tục và quy trình chuyển đổi đất để có thể dùng đất nông nghiệp xây nhà cấp 4 mà không lo vi phạm quy định của pháp luật.

Đất không giấy tờ trước tháng 7/2014 được cấp Sổ đỏ

0

Luật Đất đai sửa đổi đã thông qua cho phép loại đất không giấy tờ trước 1/7/2014 mà không có tranh chấp, được cấp sổ đỏ.

Luật sư Nguyễn Văn Nam – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, Luật sửa đổi chia các trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ trước tháng 7/2014 thành 3 nhóm thời gian để cấp sổ đỏ.

Đầu tiên là những trường hợp sử dụng đất trước ngày 18/12/1980. Thứ hai là từ 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993. Cuối cùng là từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2014.

Cả 3 nhóm trên đều phải được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là ổn định, không phát sinh tranh chấp, không vi phạm pháp luật về đất đai, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Tuy nhiên, tùy vào từng nhóm đất cụ thể, sẽ có những quy định cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng biệt.Đất không giấy tờ trước tháng 7/2014 được cấp sổ đỏ- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Các loại đất được xét cấp sổ đỏ gồm: đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống, đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp trước 1/7/2014 mà không giấy tờ, có đăng ký thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đã được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp cũng sẽ được cấp sổ và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trước đây, Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất không có giấy tờ chỉ được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất trong 2 trường hợp. Một là các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 không có giấy tờ nhưng có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Hai là các đối tượng đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 1/7/2004 không có các giấy tờ theo quy định của Luật và không vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy, thời điểm để công nhận quyền sử dụng đất tại Luật Đất đai sửa đổi được nới 10 năm so với quy định cũ.

0

Trời mưa dầm suốt ba ngày liền. Nước ngấm vào lòng đất, mưa rả rích không ngớt. Người dân quanh làng bắt đầu xôn xao khi từ khu nghĩa trang phía Đông – nơi vừa có vài ngôi mộ mới đắp – phát ra tiếng chó sủa vang rền, kéo dài suốt cả đêm.

Tiếng chó không phải bình thường – nó đầy giận dữ, bất an, như cố gắng báo hiệu điều gì đó.

Thu – người con dâu mới về sống với gia đình chồng trong căn nhà ba gian truyền thống – là người đầu tiên để ý tới điều khác thường ấy.

Từ khi mẹ chồng cô – bà Tám – qua đời đột ngột vì bạo bệnh hơn hai tháng trước, không khí trong nhà trầm lặng hơn. Bà Tám là người phụ nữ nghiêm nghị, sống nguyên tắc, được nhiều người trong làng kính nể.

Thu không dám than phiền. Cô là người điềm đạm, chăm chỉ, luôn giữ đúng mực với gia đình chồng. Nhưng từ ngày bà Tám mất, chú chó Đen trong nhà – giống chó ta, trung thành và thông minh – lại thay đổi hoàn toàn.

Ban đêm, nó không nằm yên như trước, mà cứ hướng ra phía nghĩa trang, sủa vang trời. Có đêm, nó tru dài, rồi gầm gừ như đang nhìn thấy điều gì đó mà con người không thể cảm nhận được.

Ông Quang – chồng bà Tám – thở dài:
– Có khi bà ấy có điều chưa tròn ý…

Thu nghe mà lòng bất an. Cô không phải người mê tín, nhưng linh cảm mách bảo rằng… có điều gì đó chưa đúng.

Thu về làm dâu được ba năm. Bề ngoài nhìn vào, ai cũng khen cô tốt số – chồng hiền, gia đình ổn định. Nhưng cuộc sống trong căn nhà này chưa bao giờ dễ dàng.

Bà Tám là người phụ nữ từng trải, góa bụa từ sớm, tự mình nuôi con khôn lớn. Bà nghiêm khắc, ít khi mềm mỏng với con dâu. Có lần chỉ vì Thu nấu canh thiếu mắm, bà đã lườm nguýt suốt cả buổi.

Vậy mà đêm hôm ấy, khi bà bất ngờ lịm đi trong bếp, chính Thu là người phát hiện đầu tiên. Cô đưa bà đi bệnh viện, nhưng không cứu kịp.

Cô không rõ bà có điều gì chưa kịp dặn dò hay không. Cảm giác ấy cứ theo cô từng ngày…

Vào một đêm mưa, chú Đen lại tru dài, sủa không dứt. Thu mở cửa nhìn ra ngoài, thấy nó đang cào cào mặt đất – đúng hướng ngôi mộ của bà Tám. Lần đầu tiên, cô cảm thấy lạnh sống lưng.

Sáng hôm sau, cô mang nhang và hoa ra thăm mộ. Nhưng vừa đến nơi, cô khựng lại.

Mặt đất trên mộ bị lún, chỗ cao chỗ thấp. Nhìn kỹ thì thấy rõ chỗ đó từng bị xới lên rồi lấp lại vội vàng. Thu sững sờ.

Cô quay về nhà, nói với chồng – anh Hoàng – về điều bất thường. Nhưng anh gạt đi:
– Em nghĩ linh tinh quá rồi… người mất rồi, đừng đào bới chuyện gì nữa.

Thu không yên tâm. Cô đề nghị mời thêm thầy địa lý đến kiểm tra, đồng thời trình báo chính quyền để mọi việc minh bạch.

Buổi khai quật diễn ra lặng lẽ. Người dân đứng từ xa theo dõi, không ai nói nên lời. Khi lớp đất được đào dần, mặt ai cũng biến sắc.

Và rồi… khi nắp quan tài được mở, mọi người chết lặng.

Bên trong không phải là bà Tám. Mà là một người khác – hoàn toàn xa lạ.

Ngay lập tức, cơ quan chức năng vào cuộc. Giấy tờ chứng thực, hồ sơ bệnh viện, số giấy tờ tùy thân… tất cả đều không khớp.

Thi thể trong mộ là một phụ nữ lớn tuổi, không có thương tích rõ ràng, nhưng danh tính chưa xác định.

Thu nhớ lại – sau đám tang, từng có một bà cụ lang thang đến xin nước, trông rất giống mẹ chồng mình. Nhưng mọi người nghĩ… chỉ là người giống người.

Thu lục lại đồ đạc của bà Tám, phát hiện một chiếc hộp gỗ khóa kín trong tủ. Bên trong là vài tấm ảnh cũ, vài giấy tờ cũ kỹ và một mẩu giấy:
“Nếu tôi xảy ra chuyện gì, xin đừng tin vào những gì mọi người kể.”

Camera từ một trạm xăng ngoài thị trấn ghi lại hình ảnh một phụ nữ lớn tuổi, dáng giống hệt bà Tám, đi bộ thất thểu về phía rừng núi.

Công an lần theo dấu vết, và vài ngày sau, tìm thấy bà Tám trong một căn lều nhỏ ở lưng chừng núi. Bà còn sống, nhưng rất yếu.

Sau khi được chăm sóc, bà kể:
– Tôi không hề mất như mọi người nghĩ. Tôi chỉ muốn đi xa… vì biết chuyện Hoàng và người phụ nữ kia.

Chuyện dần hé lộ: Trước đây, Hoàng từng có tình cảm riêng tư với một cô gái làm thuê trong làng. Khi cô ấy báo tin vui, Hoàng lại hoảng sợ. Trong một lần tranh cãi, sự cố xảy ra. Hoàng vội vàng nhờ mẹ che giấu, rồi tạo ra “tang lễ giả”.

Không ngờ bà Tám sau đó đổi ý, muốn tố giác. Hoàng sợ bị liên lụy nên tính đến chuyện tráo đổi.

Bà Tám giả bệnh, bị đánh thuốc mê nhẹ và tỉnh lại giữa rừng. Từ đó, bà không dám quay về nhà.

Sau khi sự việc sáng tỏ, Hoàng bị đưa đi xử lý theo quy định. Ông Quang gần như suy sụp. Thu vừa đau lòng, vừa cảm thấy mình đã đúng khi lắng nghe linh cảm.

Chú chó Đen – người duy nhất “cảm nhận” được điều kỳ lạ – nay đã thôi sủa. Nó nằm yên bên hiên nhà, như đã hoàn thành một sứ mệnh.

Ngôi mộ được cải táng, khắc tên thật của người phụ nữ xấu số – người đã bị nhầm lẫn dưới tấm bia mộ.

Bà Tám sống trong viện dưỡng lão. Thu thường xuyên tới thăm, lần đầu tiên họ trò chuyện nhẹ nhàng, không còn rào cản mẹ chồng – nàng dâu.

Câu chuyện về “ngôi mộ bị sủa” lan khắp làng. Người thì bàn ra tán vào, người thì thương cho người mẹ già, cho người con dâu tốt bụng, và cả chú chó trung thành.

Nhưng trên hết, đó là một câu chuyện khiến ai cũng phải suy ngẫm: về lương tâm, về tình thân, và cả sự thức tỉnh sau những điều tưởng như đã được chôn sâu trong quá khứ.

Kể từ nay: Sang tên sổ đỏ nhà đất thừa kế nên nắm rõ những bước này

0

Người thừa kế cần phải nắm rõ các loại giấy tờ, thủ tục để thực hiện việc sang tên sổ đỏ thuận tiện, nhanh nhất.

Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất

Hai hình thức thừa kế quyền sử dụng đất gồm, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

+ Thừa kế theo di chúc sẽ gồm di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.

+ Thừa kế theo pháp luật khi người đứng tên trên sổ đỏ để lại di chúc; di chúc không hợp lệ; những người được nhận thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; người được nhận thừa kế nhưng từ chối nhận di sản…

Thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất thừa kế

Bước 1: Thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng.

Giấy tờ chuẩn bị gồm, giấy tờ tuỳ thân, giấy xác nhận cư trú, giấy chứng tử của người đã mất, di chúc, giấy tờ chứng minh quan hệ với người đã mất và người được nhận thừa kế, sổ đỏ.

Bước 2: Lập hồ sơ đăng kí biến động.

Trong kỳ hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì người nhận thừa kế phải thực hiện đăng ký biến động, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Bước 3: Nộp hồ sơ.

Người nhận thừa kế có thể thực hiện nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh nơi có đất nếu có nhu cầu. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển qua Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 4: Văn phòng đất đai tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ.

Khi nhận được thông báo, người thừa kế có nghĩa vụ nộp các khoản như: lệ phí cấp sổ đỏ, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ…

Bước 5. Trả kết quả.

Thời gian trả kết quả sang tên sổ đỏ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Nguồn: https://laodong.vn/bat-dong-san/sang-ten-so-do-nha-dat-thua-ke-nen-nam-ro-nhung-buoc-nay-1429906.ldo