Home Blog Page 953

Hà Nội: Gia chủ đóng đinh trên lề đường quanh nhà để ngăn ô tô đỗ và cái kết

0

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một chủ nhà tại ngõ 23 phố Đỗ Quang (Trung Hòa, Hà Nội) trồng đinh trên vỉa hè không cho xe lạ đỗ trước nhà. Vụ việc đã được Công an phường Trung Hòa xử lý.

Hà Nội: Đóng đinh trên lề đường quanh nhà để ngăn ô tô đỗ

Trên mạng xã hội vừa xuất hiện hình ảnh một hàng đinh sắt dài khoảng 7-10cm mọc trên vỉa hè ngõ 23 Đỗ Quang (P. Trung Hòa, Hà Nội) gây nguy hiểm cho người dân đi bộ trên vỉa hè.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, lực lượng chức năng phường Trung Hòa đã tháo dỡ hàng đinh sắt. Phó Trưởng Công an phường Trung Hòa Chu Đình Cường cho biết, sau khi nhận tin, ông Cường đã báo cáo UBND phường Trung Hòa. Lực lượng dân phòng được điều động để nhổ đinh sắt và tịch thu. Chủ nhà cũng đã viết cam kết không tái phạm.
Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 1

Chủ nhà cắm đinh sắt trên vỉa hè để hạn chế ô tô lạ đỗ (Ảnh: Thế Hưng).

“Chủ nhà vừa cắm đinh tối hôm trước thì hôm sau đã bị phường xử lý”, Phó Trưởng Công an phường Trung Hòa khẳng định.

Cũng theo ông Cường, ngôi nhà đó hiện đang sửa, chủ nhà không sống tại đó nên thường xuyên bị xe đỗ trước nhà. Không riêng chủ nhà tại ngõ 23 Đỗ Quang, đây là nỗi bức xúc của không ít người dân. Vì tình trạng chung các ngõ ở Hà Nội không có biển cấm đỗ.

“Ngoài đường có biển cấm đỗ công an có thể xử lý được nhưng trong ngõ thì chưa có cơ chế. Do đó, xe đỗ chui hết vào trong các ngõ dẫn đến tình trạng cứ chỗ vắng không có người là bị xe đỗ”, Ông Cường nêu thực trạng.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 2

Lỗ đinh còn sót lại trên vỉa hè (Ảnh: Thế Hưng).

Đại diện Công an phường Trung Hòa cho biết, lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra kiểm soát, nhắc nhở. Tuy nhiên, đường nhỏ không cấm đỗ cũng không thể xử phạt.

Ngoài ra, quy chuẩn 41 cũng chưa rõ ràng dẫn tới khó xử phạt, trong khi phần lớn các khu đô thị của Quận đều dính tình trạng trên.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 3

Lực lượng chức năng tháo dỡ dải đinh sắt.

Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 4

Phần vỉa hè chủ nhà cắm đinh nhưng đã bị UBND phường Trung Hòa tháo dỡ (Ảnh: Thế Hưng).

Sự việc trên không thường xuyên xảy ra trên địa bàn phường Trung Hòa. Tuy nhiên, ngày 5/8 vừa qua, sự việc tương tự đã xảy ra tại ngõ 102 Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội). Phần lòng đường trước cửa nhà số 16A bị rào bằng dây thừng và hệ thống khóa bẫy và cọc cấm đỗ xe. Phía trước có treo thông báo: “Vui lòng không đỗ xe trước cửa phòng khám. Xin cảm ơn!”. Mục đích của việc làm này theo như chia sẻ là để không cho xe ô tô lạ đỗ trước cửa nhà.
Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 5

Hệ thống khóa và rào chắn cấm ô tô (Ảnh: FB Anh Thinh).

Nhiều người đã tỏ ra bức xúc với cách làm của chủ nhà và cho rằng đây là hành vi chiếm dụng lòng đường. Tuy nhiên, theo một số hộ sinh sống tại khu vực này cho biết, nhiều xe ô tô lạ thường đến đây đỗ cả ngày, từ sáng tới chiều tối. Ngõ ngắn mà xe đậu kín hai bên đường, còn duy nhất lối nhỏ cho xe máy đi được ở giữa.

Chiếm dụng lòng đường có thể đối mặt khung hình sự?

Trao đổi với Dân trí về sự việc trên, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật Pháp trị cho biết, theo các quy định pháp luật Dân sự, Luật giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì người có nhà ở mặt đường chỉ có quyền sở hữu, sử dụng, quản lý bất động sản theo ranh giới ghi nhận tại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sử dụng.

Đối với phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người dân là tài sản công cộng, do nhà nước quản lý. Đã là tài sản công cộng thì mọi người đều bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng. Bởi vậy người dân có bất động sản cạnh đường giao thông cũng chỉ có quyền sử dụng phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình như các cá nhân khác trong xã hội.

Hiện nay không có một quy định nào trao cho chủ nhà có quyền ưu tiên khai thác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình hơn các chủ thể khác. Họ cũng không có quyền ngăn chủ thể khác khai thác sử dụng phần tài sản công này và càng không có quyền chiếm lấy làm tài sản sử dụng riêng, ngăn cản các chủ thể khác trong xã hội khai thác sử dụng.

Hà Nội: Đóng đinh trên lề đường quanh nhà để ngăn ô tô đỗ

Hành vi tự ý đặt vật cản, lắp đặt các thiết bị trên đường giao thông còn có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 10, điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 6- 8.000.000 đồng đối với cá nhân. Nặng hơn, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo điều 261 Bộ luật hình sự nếu hành vi đặt, để chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ ; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy mà gây hậu quả chết người hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đáng chú ý, theo luật sư Lực thì dù pháp luật không có quy định chủ nhà ở ven đường có quyền sử dụng, khai thác riêng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình để làm nơi đậu, đỗ xe nhưng về thực tiễn sử dụng, thói quen thì hành động này đều được cả xã hội thừa nhận. Điều này đã trở thành tập quán trong xã hội, phù hợp với quy định tại điều 5 Bộ luật dân sự năm 2015.
Hà Nội: Chủ nhà trồng đinh lên vỉa hè không cho ô tô đỗ trước cửa - 6

Chủ nhà có thể bị xử phạt hành chính với hành vi trên (Ảnh: Thế Hưng).

Theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.

Như đã nêu ở trên do pháp luật không có quy định nên để phân định việc ai có quyền khai thác, quản lý sử dụng phần vỉa hè cần phải áp dụng tập quán. Vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người có bất động sản cần ưu tiên cho chủ nhà khai thác sử dụng tuân theo quy định tại khoản 2, điều 5, Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

“Trong một xã hội văn minh, mọi ứng xử của người dân trong các quan hệ dân sự dựa trên các quy định pháp luật, trường hợp pháp luật chưa điều chỉnh thì áp dụng tập quán, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là lẽ công bằng. Mong rằng chủ nhà, người dân nắm bắt được các nội dung nêu trên để từ đó có hiểu biết và đưa ra các ứng xử hài hòa, phù hợp đảm bảo quyền lợi cá nhân, an ninh trật tự xã hội”, luật sư Lực chia sẻ.

Sau 15 năm đề xuất bỏ TẾT Ta G.S Võ Tòng Xuân vẫn giữ nguyên quan điểm : “Còn ăn TẾT ta đất nước còn Nghèo nữa”

0

Quanh câu chuyện bàn luận về việc bỏ Tết cổ truyền ở Việt Nam, GS Võ Tòng Xuân – người cách đây 11 năm đưa ra đề xuất gộp Tết âm và dương lịch ở Việt Nam đến nay vẫn giữ vững quan điểm. Ông cũng chia sẻ về kế hoạch ăn Tết năm nay của mình.

GS Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta: 'Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa'

Cứ mỗi năm Tết đến, dư luận lại bắt đầu nóng lên về những vấn đề nghỉ Tết truyền thống như thế nào cho phù hợp. Trong đó, GS Võ Tòng Xuân, người đầu tiên có đề xuất về việc gộp Tết âm và Tết dương lịch, sau 12 năm vẫn giữ vững quan điểm bỏ Tết cổ truyền tại Việt Nam.

Theo ông, trước những sự biến đổi tích cực và sự phát triển của xã hội như hiện nay, Việt Nam rồi cũng sẽ thực hiện vấn đề này vì để thúc đẩy kinh tế.

Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với GS Võ Tòng Xuân tại nhà riêng tại TP.HCM để tìm hiểu thêm về quan điểm này.

“Mấy đứa con tôi nói: Ba muốn làm gì ba làm!”

Chào GS Võ Tòng Xuân, gần 12 năm trước, Giáo sư đã từng có đề xuất về việc gộp Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán, Tết Ta) vào Tết Dương lịch (Tết Tây) và Việt Nam chỉ đón Tết Dương lịch như các nước trên thế giới. Vậy hiện nay, Giáo sư có thay đổi quan điểm này không?

– Không! Đó mãi là ý nghĩ xuyên suốt cuộc đời tôi. Hiện tôi đã thấy được những tín hiệu tích cực báo hiệu cho sự thay đổi này. Đó là những hoạt động trong ngày Tết Dương lịch ở các tỉnh, thành phố lớn như đếm ngược đồng hồ đợi khoảnh khắc giáp canh, hay việc lãnh đạo Nhà nước có thông điệp đầu năm mới… được tổ chức không thua kém nước ngoài. Tức là, mình đã tổ chức đón mừng năm mới như các nước trên thế giới.

Tôi nghĩ, từ từ rồi chúng ta cũng sẽ chuyển sang ăn Tết cùng ngày với thế giới mà thôi. Đó là khi kinh tế và nhu cầu việc làm tăng cao, mọi người cùng bận rộn thì sẽ thấy được việc ăn 2 cái Tết như hiện nay là quá lãng phí thời gian và tốn kém tiền của. Như Nhật Bản và Singapore chỉ ăn 3 ngày Tết Dương lịch là 3 ngày Tết chính, ngoài ra cũng chỉ nghỉ thêm 3 ngày Tết Âm lịch chứ không kéo dài 2-3 tuần như ở nước ta.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 1.

Từ đâu mà ông lại có mong muốn lấy Tết Tây làm ngày Tết chính thức của nước ta?

– Xuất phát từ những trải nghiệm của chính bản thân tôi.

Vào năm 2003, cũng vào dịp Tết Nguyên Đán, tôi lại đang làm việc ở Lào và Ý. Trong khi cả thế giới đều bận bịu làm việc thì nước ta lại có kỳ nghỉ dài để đón Tết cổ truyền. Việc nghỉ quá dài sẽ làm người Việt tự đánh mất đi rất nhiều cơ hội cho mình. Vì có nhiều việc quan trọng trúng ngay ngày Tết Âm lịch, nhất là các hoạt động quốc tế.

Kèm theo đó, tôi thấy người Việt ta còn hay tư tưởng Tết dư âm. Trước Tết thì nôn nao chuẩn bị từ hơn một tháng. Trong Tết, nhất là những người ăn nhậu, chỉ muốn nghỉ nhiều cho khỏe. Sau Tết lại thiếu năng lượng và làm việc tương đối uể oải. Ở vùng thôn quê, nhiều hộ gia đình đều là dân làm thuê, không giàu có gì, thế mà kiếm được mớ tiền về Tết là phải sắm sửa.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 2.

Bạn bè và người thân, gia đình của GS có đồng tình với đề xuất này không?

– Cũng có nhiều người tuy không nói ra nhưng biểu hiện thì tôi cũng biết là không đồng ý, nhất là bà con ở quê, người lớn tuổi. Còn riêng gia đình tôi, nhất là mấy đứa con thì không quan tâm lắm, “ba muốn làm gì ba làm”. Những người thân còn lại cũng không ý kiến gì. Hiện tại, gia đình tôi vẫn ăn Tết một cách bình thường. Dù đưa ra đề xuất dồn 2 cái Tết lại thì gọn hơn nhưng chưa ai làm thì mình vẫn phải ăn Tết theo kiểu cũ thôi.

Vậy không biết gia đình GS đã tổ chức đón Tết năm nay như thế nào?

– Hiện tại, tôi vẫn làm việc bình thường. Đến 28 tháng Chạp này tôi vẫn đang công tác tại Lào. Nhà tôi chỉ dành đúng 3 ngày để ăn Tết. Trong đó, mồng một tôi dự tính sẽ đi chúc các lãnh đạo ở Cần Thơ, chiều trực ở trường. Mồng 2 ở nhà chờ con cháu về thăm. Mồng 3 thì có thể sẽ về quê ở An Giang để tham dự cúng giỗ sinh thần của các bác.

Mùng 4 tôi sẽ quay lại làm việc bình thường thôi.

Tôi không có thì giờ để tranh luận với những người có ý định muốn nghỉ Tết nhiều

Theo những tâm niệm trên của Giáo sư thì việc bỏ Tết cổ truyền sẽ mang lại những lợi ích gì cho xã hội?

– Tất nhiên là nếu một người nghỉ ngơi ít hơn, làm việc nhiều hơn thì năng suất lao động cũng sẽ tăng lên, kéo theo đó là sự phát triển. Ví dụ như những người làm nghề buôn bán. Với họ, dịp Tết là một dịp để tăng thêm thu nhập bản thân.

Ngoài ra, tránh nghỉ ngơi quá đà còn có thể tránh được nhiều “vấn nạn” xảy ra trong dịp Tết như là tai nạn xe cộ, rượu chè, cờ bạc quá độ. Cái gì nó quá độ cũng không tốt, không nên, tạo ra tiền lệ xấu.

Chúng ta còn không đánh mất cơ hội đến ngay trong khi chúng ta đang nghỉ Tết, vì hầu hết các nước trên thế giới vẫn làm việc vào dịp Tết Âm lịch.

Lần đầu tiên Giáo sư đưa ra quan điểm “Ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch” thì vấp phải rất nhiều ý kiến, luồng dư luận trái chiều. Trải qua 12 năm, ông nhận thấy con số phản đối tăng lên hay giảm xuống?

– Năm 2005, lần đầu tiên tôi trình bày quan điểm trong bài viết “Tết “hội nhập”, tại sao không?” trên báo, đã có khoảng 70% số người chống đối và 30% là đồng tình, chủ yếu là những người trí thức, những nhà khoa học. Họ cho rằng không nên bỏ Tết cổ truyền vì sẽ làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi cũng có trả lời rằng nhiều nước trên thế giới không ăn Tết Âm lịch nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc đó thôi. Đơn cử là Nhật Bản, Singapore dù đã chuyển sang ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ được những bản sắc cổ truyền. Sau khi cử hành làm lễ họ lại tiếp tục làm việc, chứ không phải như tục lệ nghỉ Tết cổ truyển ở Việt Nam cứ dây dưa kéo dài mãi.

Hiện nay, số người phản đối đã giảm xuống nhiều lắm, hoặc có nhưng cũng không gay gắt như thời kỳ đầu. Cũng phải thôi, khi người ta thấy việc nghỉ Tết cổ truyền là việc rất tự nhiên. Nếu bỏ đi sẽ là một cú sốc cho những người đã quen với việc nghỉ Tết Âm lịch. Những người chưa có công ăn việc làm chưa thấy được tiêu tốn thời gian cho Tết cổ truyền làm ảnh hưởng tới công việc hàng ngày của họ. Nhưng chắc chắn tới một ngày, con cháu của họ lớn lên có công ăn việc làm ổn định, rồi cũng tới lúc người ta sẽ hiểu, nhu cầu về thời gian về công việc nó sẽ lấn át nhu cầu về ăn chơi.

Tóm lại, chỉ có những người rảnh rỗi, không có việc làm mới mong nghỉ Tết dài lê thê.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 3.

Nhiều ý kiến cho rằng bỏ tết cổ truyền là bỏ đi những lễ nghi, những sinh hoạt văn hóa dịp tết, đồng nghĩa với bỏ đi quá trình lịch sử văn hóa lâu dài của ông cha, Giáo sư nghĩ sao về quan điểm này?

– Đối với những nét văn hóa tốt đẹp, mang bản sắc dân tộc và văn minh thì mình nên giữ; còn những hủ tục như là chém trâu, giết lợn, cờ bạc… thì nên bỏ được rồi. Trong 3 ngày Tết Âm lịch, nên gói gọn lại những tập tục cần thiết, không thay thế được như cúng ông Công ông Táo. Còn những hoạt động như bắn pháo hoa, chúc Tết,… thì làm vào Tết Tây thôi, không nên lặp lại vào Tết cổ truyền nữa để tiết kiệm.

Chúng ta đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc. Tôi nhớ có đọc câu thơ của Tố Hữu: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta”. Thực tế, thay vì Mùng Một Tết Ta mình làm Mùng Một Tết Tây. Tết cổ truyền theo lịch Dương lịch đơn giản chỉ là thay đổi thời điểm, thói quen chứ bản chất sự việc đâu có gì khác nhau.

Tôi nghĩ là vẫn nên nghỉ 3 ngày Tết Dương lịch và 3 ngày Tết Âm lịch. Lễ hội thì nên gói gọn, không rườm rà, không ảnh hưởng đến kinh tế và bản sắc văn hóa là được.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 4.

Giáo sư có những đề xuất gì để thay đổi thói quen cố hữu trong tâm thức người Việt vấn đề này không?

Vì người Việt mình những vấn đề mới mà đem ra tranh cãi thì người ta không tin. Phải để cho họ có kinh nghiệm thì mới thay đổi.

Tôi cũng không có thì giờ để tranh luận với những người đó, mà dù có tranh luận thì cũng vô ích, vừa tốn thì giờ mà vừa không thể nào lay chuyển được ý định muốn nghỉ nhiều của họ. Nếu nói cho cặn kẽ, thì việc nghỉ Tết kéo dài lê thê như hiện nay thì cũng có sức thuyết phục, nhưng tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình. Có thể ý kiến mình đưa ra thời điểm đó người ta chưa chấp nhận thì mình cũng không cãi để làm gì.

Vị giáo sư suốt 12 năm giữ quan điểm gộp Tết tây Tết ta: Đề xuất nhưng chưa ai làm nên gia đình tôi vẫn ăn Tết kiểu cũ thôi! - Ảnh 5.

Tôi hy vọng những thế hệ mới nối tiếp sau này sẽ thay đổi được quan niệm cũ của thế hệ trước, và việc gộp Tết sẽ được nhìn nhận thoáng hơn.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Giáo sư – Tiến sĩ , Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Ông được học bổng của trường đại học Nông nghiệp tại Los Banos (Philippines), về lại Việt Nam 1971 sau khi lấy bằng thạc sĩ. Sau đó ông lấy bằng tiến sĩ tại Nhật Bản 1975.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng đất này.

Ông là đại biểu Quốc hội liền 3 Khóa: II, III, IV. Từng là Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Hiệu Trưởng Trường Đại học An Giang, Ủy viên Hội đồng Chức Danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam, Hiệu Trưởng Trường Đại học Tân Tạo. Hiện ông là Hội đồng Sáng lập và Quyền Hiệu Trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Ông có một đề xuất là ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch. Đề xuất này đã gây nên những luồng dư luận trái chiều.

Trồng cây ớt ở vị trí này: Cầu tài đắc tài, cầu lộc được lộc gia chủ giàu lên trông thấy

0

Trong phong thủy nếu như bạn trồng ớt ở đúng vị trí này kích hoạt lộc khí tiền bạc chảy vào nhà sớm giàu có.

Với những người dân Việt Nam chúng ta thì cây ớt là một loại cây vô cùng quen thuộc. Cây ớt có vị cay là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp giúp kích thích vị giác trong các món ăn.  Những ai là tín đồ của việc ăn cay thì chắc chắn sẽ không thể nào sống mà thiếu ớt trong các bữa ăn của mình.

Không chỉ là một loại gia vị quên thuộc trong nhà bếp và trái ớt còn là một vị thuốc có ích trong việc điều trị bệnh tật phòng ngừa tim mạch. Trong Đông y lá ớt hơi ngọt, có chút đắng, mùi thơm nồng kiểu vị cay nhưng lại không hề cay. Nhiều người dùng lá ớt để nấu canh với tôm, thịt giúp bồi bổ cơ thể, ngoài ra món ăn này còn có lợi cho những bệnh nhân đái tháo đường. Canh nấu từ lá ớt có vị cay nhẹ, hơi đắng.

trong ot cho nay giau nut vach

Hiện nay chúng ta có rất nhiều loại ớt khác nhau đáp ứng cho từng món ăn hoặc từng mục đích, ớt chuông ngọt dùng xào nấu với món ăn, ớt chỉ thiên, ớt sừng cay làm gia vị tăng kích thích cho vị giác…

Ngày nay, ớt còn trở thành một trong những loại cây cảnh khá phổ biến giúp tô điểm cho ngôi nhà thêm phần sinh động. Ớt được trồng thường là ớt cảnh. Ớt cảnh cũng có nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau.

Theo quan niệm phong thủy, mặc dù ớt có vị cay nhưng nó không hề hàm chứa sự cay đắng trong cuộc sống như nhiều người vẫn lầm tưởng. Ngược lại, hình ảnh những quả ớt căng mọng còn tượng trưng cho tài lộc, sự may mắn và năng lượng khỏe khoắn.

Ngoài ra, theo dân gian, ớt còn có ý nghĩa trừ tà ma mang đến bình an và phát tài phát lộc cho gia chủ.

Với những ý nghĩa tích cực mà cây ớt trong phong thủy mang lại thì trong nhà hay trước nhà cũng đều là lựa chọn lý tưởng để trồng, trưng bày một cây ớt cảnh. Chúng vừa có thể cải thiện cảnh quan, tính thẩm mỹ vừa thanh lọc không khí đồng thời mang tới nguồn năng lượng tươi mới hơn.

trong ot

Cây ớt thích hợp phát triển và sinh trưởng trong môi trường có ánh nắng mặt trời. Do vậy nó sẽ phù hợp hơn nếu trồng trước nhà, ngoài sân vườn, ban công, sân thượng.

Trong trường hợp muốn trồng trong nhà, bạn có thể trồng ớt trong chậu nhỏ, đặt cạnh khu vực cửa sổ hoặc mỗi ngày cho cây ra phơi nắng vài tiếng để cây ớt phát triển bình thường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể trồng một cây ớt nhỏ trước nhà mà không ảnh hưởng tới phong thủy của nhà mình mà nó còn mang lại nhiều may mắn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng ớt ở ban công cũng sẽ có ý nghĩa nhất định bởi khu vực ban công nếu có một trái ớt nhỏ sẽ giúp cho vận khí trong nhà may mắn hơn.

* Thông tin mang tính tham khảo

Cho 2 chai nhựa vào máy giặt cùng quần áo, lợi ích không ngờ, không phải ai cũng biết

0

Đây là một trong những mẹo giúp làm sạch quần áo mà bạn nên lưu lại ngay.

Lợi ích của việc cho chai nhựa vào máy giặt cùng quần áo

Trong cuộc sống thường ngày, bạn sẽ dùng khá nhiều sản phẩm đựng trong chai nhựa như nước khoáng, nước ngọt… Những vỏ chai nhựa sau khi sử dụng nếu bỏ đi luôn sẽ rất lãng phí. Bạn có thể tận dụng chúng để làm nhiều việc khác trong gia đình, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường.

Trong việc giặt giũ hàng ngày, bạn có thể sử dụng vỏ chai nhựa để giúp việc làm sạch quần áo được hiệu quả hơn, tránh tình trạng quần áo bị xoắn và nhăn nhúm.

Quần áo giặt bằng máy thường bị nhăn, nhàu và không phải ai cũng có thời gian để là phẳng chúng. Ngay cả việc là quần áo cũng sẽ mất rất nhiều thời gian. Để quần áo tránh được tình trạng nhăn nhúm, tiết kiệm thời gian là ủi, bạn có thể sử dụng 2 vỏ chai nước.

bo-2-chai-nuoc-vao-may-giat-01

Sau khi cho quần áo vào lồng giặt, bạn chỉ cần bỏ 2 chai nhựa rỗng vào cùng. Lưu ý nhớ vặn chặt nắp chai.

Khi máy giặt hoạt động, chai nhựa sẽ xoay theo quần áo. Như vậy, quần áo sẽ không bị mắc vào nhau, thắt nút lại. Bạn sẽ dễ dàng lấy quần áo ra ngoài để phơi. Quần áo không bị xoắn vào nhau thì tình trạng nhăn cũng giảm.

bo-2-chai-nuoc-vao-may-giat-02

Ngoài ra, khi bỏ chai nhựa vào thì lưu lượng nước phía trên sẽ thay đổi còn lưu lượng nước phía dưới không đổi. Điều này làm tăng lực khuấy của dòng nước, quần áo được đảo qua lại theo dòng nước thì hiệu quả làm sạch cũng tăng lên.

Các mẹo khác giúp quần áo giặt máy không bị nhàu

– Dùng túi giặt

Bạn có thể cho quần áo vào trong túi giặt. Như vậy hạn chế được tình trạng quần áo cọ xát vào nhau và không bị xoắn, quấn chặt với nhau. Khi quần áo không bị xoắn, chúng sẽ bớt nhăn.

Ngoài ra, các loại quần áo có chất liệu mỏng manh hoặc có nhưng chi tiết như khóa kéo, khuy móc… sẽ cần bỏ vào túi giặt trước khi cho vào máy để đảm bảo độ bền.

– Chọn chế độ phù hợp với loại vải

Không phải tất cả các loại quần áo đều dùng chung một chế độ giặt. Tùy theo chất liệu vải và độ bẩn mà bạn cần chọn chế độ giặt khác nhau. Ví dụ, với đồ len, bạn chỉ nên chọn tốc độ vắt vừa phải. Với các loại vải dễ nhăn như lụa, lanh thì tốc độ quay thấp cũng giúp quần áo bền hơn, không bị rách.

– Phơi quần áo ngay sau khi giặt

Nhiều người có thói quen giặt quần áo xong sẽ để trong máy giặt và rất lâu sau mới đem phơi. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến quần áo bị nhăn nhiều hơn. Không những thế, môi trường ẩm ướt còn làm vi khuẩn, nấm mốc phát triển khiến quần áo có mùi hôi khó chịu.

Do đó, sau khi giặt xong, bạn nên đem quần áo đi phơi. Khi phơi, hãy giũ thật mạnh để quần áo được phẳng phiu.

Tại sao các cụ dặn: Nuôi chó không quá 8 năm, gà không nuôi quá 6 năm?

0

 Người ta cho rằng gia cầm và động vật là linh vật, sống với con người lâu ngày sẽ từ từ phát triển trí tuệ, trở thành thần thánh nên không được phép tồn tại một thời gian dài.

Tại sao Chó không nuôi quá 8 năm | Gà không chăn qua 6 tuổi - YouTube

 Vì sao không nuôi chó quá 8 năm?

Chó sống lâu hơn 8 năm tuổi là những chú chó già. Vì tuổi tác, chó già cũng gặp những căn bệnh mãn tính, thậm chí nan y làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chủ nhân.

 

Khi chó quá 8 tuổi, con người phải phục vụ lại chó từ miếng ăn, giấc ngủ đến bệnh tật; thay vì chó canh gác và bảo vệ con người như trước đây.

nuoi-cho-8-nam

Tuy nhiên, do trong truyền thuyết thường lưu truyền những câu chuyện về chó hóa tinh. Những con chó khi sống quá lâu thì sẽ không còn đi lại bằng bốn chân nữa mà chúng sẽ đi lại bằng hai chân và dần dần biến thành con người. Những chú chó này sẽ có những tính khí kỳ quái khác người và có thể gây nên những chuyện thị phi, hoang đường không tốt cho chủ nhà. Chính vì vậy, người xưa mới khuyến cáo không nên nuôi chó quá lâu, quá già trong nhà bởi chúng sẽ trở nên tai quái.

Ngoài ra, nếu nuôi chó quá già bạn sẽ gặp nhiều rắc rối như:

  • Chế độ dinh dưỡng riêng biệt tuỳ bệnh lý
  • Di chuyển, vận động
  • Suy giảm chức năng của giác quan: thính giác, thị giác
  • Biếng ăn
  • Thần kinh bất thường
  • Bệnh
  • Đổi lại, chó thâm niên hiểu thấu từng cử chỉ, hành động, tính cách, suy nghĩ, thói quen sinh hoạt, thái độ và tâm lý của chủ nhân.

Nuôi gà 6 năm thì sao?

Gà là một con vật quen thuộc, gà trống thì để gáy sáng cho co người, còn gà mái thì giúp đẻ trứng. Nhưng nếu nuôi quá lâu thì gà sẽ già khi ăn không còn ngon nữa. Đồng thời, một con gà sống quá lâu cũng trái với quy luật trường tồn của thời gian trở thành chuyện kỳ quái khác lạ giữa trời đất. Chính vì vậy, nuôi gà cũng không nên nuôi quá lâu sẽ không tốt cho phong thủy và quy luật tự nhiên trong cuộc sống.

nuoi-ga-6-nam

Chưa kể, hầu hết người ta nuôi gà không phải để đẻ trứng, ăn. Mặc dù gà đẻ thường từ ba đến bốn năm tuổi nhưng chúng thường bị giết và ăn thịt không vì mục đích gì khác. Vì vậy, tự nhiên gà khó tồn tại được sáu năm!

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Sân vườn trồng 3 cây cảnh này chẳng khác nào “chôn vàng” trong nhà, dễ gặp quý nhân, tiền tài nở rộ

0

Đây là 3 loại cây cảnh vừa có tác dụng tô điểm cho không gian sống quanh nhà vừa có ý nghĩa phong thuỷ tốt lành, người thông minh thường trồng ngoài sân nhà.

Sân vườn trồng 3 cây cảnh này chẳng khác nào “chôn vàng trong nhà, dễ gặp quý nhân, tiền tài nở rộ

Cây Phật thủ

Cây phật thủ, còn gọi cam phật thủ là một loại cây thân gỗ có thể cao từ 2 đến 2.5m khi trưởng thành. Hoa phật thủ thường mọc thành từng chùm, 5 cánh. Khi kết trái, quả của chúng có màu xanh hoặc vàng (khi chín) và toả ra hương thơm dịu nhẹ, đặc trưng.

Vì quả của cây có dáng vẻ tựa một bàn tay Phật nên người ta mới gọi chúng là Phật thủ. Loại quả này thường được dùng để đặt lên bàn thờ trong ngày mùng 1, Rằm hoặc lễ Tết… với mong muốn thể hiện được tấm lòng tôn kính của con cái với người đã khuất. Đồng thời cũng cầu mong cả nhà có một cuộc sống bình yên, thuận buồm xuôi gió.

Empty

Nếu trồng cây Phật thủ trong sân nhà, chúng vừa để làm cảnh vừa giúp gia chủ xua đuổi tà khí, mang theo sự bình yên và may mắn. Vì Phật thủ là cây ưa nắng nên bạn cần trồng chúng ở sân thượng hướng Nam hoặc trong sân vườn. Tuy nhiên cần tránh ánh nắng trực tiếp và thường xuyên tưới nước vì Phật thủ ưa ẩm ướt.

Cây lựu

Lựu không chỉ là loại cây ăn quả được nhiều người yêu thích mà chúng còn mang ý nghĩa tốt lành trong phong thuỷ, đặc biệt khi trồng một cây trong sân vườn. Cây lựu là biểu tượng của sự vững chãi và kiên định. Bên cạnh đó, những quả lựu chín đỏ, căng mọng được quan niệm sẽ mang đến sự may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Không những vậy, hoa của loại cây cảnh còn giúp gia chủ xua tan những điều xui xẻo, xấu xa khỏi nhà và mang may mắn, tài lộc đến cửa. Đồng thời, cây lựu còn giúp các thành viên trong nhà có một cuộc sống bình an, thịnh vượng và ấm no đến cuối đời. Quả lựu tròn, căng mọng và nhiều hạt nên trở thành biểu tượng cho tình cảm vợ chồng hoà thuận, gắn bó, đông con nhiều cháu và lúc nào cũng viên mãn.

Empty

Ngoài khu vực sân vườn, bạn cũng có thể trồng cây lựu ở trong chậu nhưng cần đảm bảo nhiều ánh sáng vì đây là loại cây ưa nắng. Bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa, chăm sóc cũng như tưới nước, bón phân thường xuyên để cây lựu ra hoa, trái sum suê.

Cây mộc hương

Ngoài tên gọi mộc hương, loại cây này còn được nhiều người gọi bằng cái tên quế hoa. Đây là loại cây lâu năm nên càng trồng trong thời gian dài càng có giá trị. Nếu nhìn thoáng qua, bạn sẽ thấy vẻ ngoài của cây mộc hương khá mộc mạc nhưng loại cây này có “khí chất” riêng và tỏa ra hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Ngoài ra, cây mộc hương cũng được ví như hình ảnh người dân Việt Nam vừa cần cù, mộc mạc lại không hề bóng bẩy.

Trong phong thuỷ, trồng một cây mộc hương trong sân sẽ giúp gia chủ xua đuổi vận đen đủi, mang đến những điều may mắn và sự bình an. Đặc biệt, loại cây này phù hợp với cả 5 mệnh nhưng hợp nhất vẫn là mệnh Kim.

Empty

Bên cạnh đó, cây mộc hương còn có tác dụng điều hoà và thanh lọc không khí, giúp không gian sống luôn trong lành, tươi mới. Cây mộc hương ra hoa quanh năm nên hương thơm toả ra giúp bạn và các thành viên trong nhà ngủ ngon và thư giãn tinh thần.

Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Trứng gà cực kỳ kỵ với 5 món: Mẹ biết rồi nhớ đừng kết hợp chung

0

Từ lâu, trứng gà là món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình vì vừa rẻ tiền lại vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm các loại vitamin nhóm A, B, D và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.

Tuy nhiên, theo trang Sức khỏe Đời sống em đọc được, trứng gà cực kỳ kỵ với 5 món dưới đây, nếu kết hợp chung sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí là tính mạng của chúng ta đấy các mẹ ạ.

1. Ăn trứng gà kết hợp với thịt xông khói

Rất dễ thấy món này xuất hiện trong bữa ăn sáng của nhiều gia đình bởi vì tính tiện lợi. Song sự kết hợp này khiến chúng ta dễ bị thừa chất do cả 2 đều chứa hàm lượng protein và chất béo rất cao, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, lượng chất béo chứa trong thịt xông khói là loại không lành mạnh nên càng khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Thanh Niên và Người Lao Động. 

2. Ăn trứng gà với đường

Khi kết hợp trứng gà với đường sẽ tạo thành chất có tên là fructosyl lysine, chất này khó hấp thu vào cơ thể và dễ bị đào thải ra ngoài. Cho nên việc dùng món kết hợp này chẳng khác nào chúng ta không ăn gì cả. Không chỉ vậy, sự kết hợp này còn tạo ra một loại chất khác gây hại cho cơ thể và nếu ăn nhiều sẽ tạo thành cục máu đông.

3. Ăn trứng gà rồi uống sữa đậu nành

Nhiều người có thói quen ăn trứng gà rồi kết hợp với việc uống sữa đậu nành vì nghĩ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Song suy nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm vì protein trong lòng trắng trứng gà và enzyme tiêu hóa kết hợp với nhau sẽ làm giảm tác dụng cũng như giá trị dinh dưỡng của trứng gà. Vì thế tốt nhất là sau khi ăn trứng gà được một thời gian ngắn rồi hãy uống sữa đậu nành, hoặc mẹ cũng có thể kết hợp cùng lúc nhưng hãy loại bỏ lòng trắng trứng gà ra nhé.

4. Ăn trứng gà rồi uống trà

Thông thường chúng ta có thói quen ăn trứng gà xong rồi uống trà cho sạch miệng với tráng ruột. Nhưng thực tế cách làm này lại phản tác dụng hay thậm chí gây hại cho cơ thể. Lý giải điều này là vì trà có chứa nhiều chất axit tannic khi kết hợp với protein sẽ làm chậm quá trình hoạt động của ruột, đồng thời kéo dài thời gian lưu trữ phân ở trong ruột nên có thể khiến chúng ta bị táo bón. Chất thải lâu ngày tích tụ trong cơ thể không được cho ra ngoài sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh ung thư và nguy hiểm đến tính mạng.

5. Ăn trứng gà cùng với quả hồng

Sự kết hợp giữa 2 món này có thể khiến chúng ta bị nôn mửa, ngộ độc hoặc viêm dạ dày cấp tính. Thông thường phản ứng sẽ không xuất hiện ngay mà sau 1 – 2 giờ kể từ lúc ăn nên mẹ phải chú ý đến các biểu hiện này.

Trong tình huống lỡ xảy ra ngộ độc thì uống 20g muối với nước sôi hoặc dùng nước ép gừng tươi cùng với nước ấm để cơ thể nôn ra hết các chất độc hại. Nếu không thể nôn được thì phải uống rất nhiều lần cho đến khi đẩy hết chất độc ra ngoài. Thậm chí trong một số trường hợp còn phải áp dụng các phương pháp nhuận tràng nữa.

Tuy trứng gà là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt đâu ạ. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, tùy vào độ tuổi sẽ có mức sử dụng khác nhau:

– Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: ½ lòng trắng trứng gà và chỉ được ăn 1 – 2 lần/tuần.

– Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Ăn 2 quả/tuần.

– Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Ăn 3 quả/tuần.

– Đối với người lớn: Ăn 3 – 4 quả/tuần. Nếu ăn quá nhiều thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng, nguy cơ đào thải ra ngoài là rất cao.

– Đối với phụ nữ mang thai: Cũng chỉ nên ăn với lượng như người lớn hoặc ít hơn tùy vào thể trạng thai ở từng thời điểm. Việc ăn quá nhiều mức cho phép có thể sẽ khiến đường ruột gặp các vấn đề rắc rối.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: VinID. 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình, ngoài việc lưu ý tránh kết hợp với những món đại kỵ và mức sử dụng phù hợp với từng độ tuổi, mẹ cũng cần chú ý đến việc chọn trứng tươi mới thông qua các phương pháp nhận diện như rọi đèn hoặc bỏ trong ly nước…

Khi đập trứng ra, lòng đỏ trứng có màu vàng nhạt hoặc cam đậm đều có hàm lượng protein và chất béo như nhau, song lượng vitamin trong lòng đỏ đậm sẽ nhiều hơn đấy.

Có 3 loại cá tự nhiên không thể nuôi nhân tạo, đi chợ thấy hãy mua ngay

0

Những loại cá này đều được đánh bắt tự nhiên, cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Cá cơm

ca1

 

Cá cơm là một loài cá nhỏ sống ở vùng nước mặn. Tại Việt Nam, khu vực sinh sống của cá cơm trải dài ở hầu hết các vùng biển từ Bắc vào Nam.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết cá cơm có hàm lượng axit béo omega-3, protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng còn chứa các chất béo, cholesterol tốt cho tim mạch.

Vào tháng 7/2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp cá cơm vào danh sách những loại cá tốt nhất.

Một lý do khiến cá cơm được xếp vào nhóm “cá sạch” là do vòng đời của chúng ngắn nên khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể thấp hơn hơn so với các loài cá khác.

Cá rô phi đồng

ca

Cá rô phi là loài cá nước ngọt lớn nhanh, chịu nhiệt độ cao và dễ thích nghi, được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, cá rô phi cũng phải đối mặt với thách thức là không thể nuôi nhân tạo. Trước hết, cá rô phi là loài cá lớn ăn cỏ, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh và phiêu sinh vật. Tuy nhiên, rất khó để cung cấp đủ nguồn cung cấp thực vật thủy sinh trong môi trường sinh sản nhân tạo, điều này gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề thức ăn của cá rô phi trong sinh sản nhân tạo.

Thứ hai, cá rô phi có phương pháp sinh sản độc đáo và cần có những điều kiện môi trường tự nhiên nhất định để sinh sản thành công. Trong quá trình sinh sản nhân tạo, khó mô phỏng được môi trường đáp ứng nhu cầu sinh sản của cá rô phi nên khó sinh sản.

Mặc dù cá rô phi khó nuôi nhân tạo nhưng rất giàu protein chất lượng cao, axit béo không no và các loại khoáng chất, là loại cá bổ dưỡng. Cá rô phi mềm và giàu protein chất lượng cao, giúp thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và duy trì sửa chữa mô. Ngoài ra, cá rô phi còn giàu axit béo Omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não.

Cá đối

ca3

Môi trường sống của cá đối là ở vùng nước mặn miền duyên hải và nước lợ ở các cửa sông lớn. Đây là loại các tương đối quen thuộc đối với người Việt.

Theo y học cổ truyền, cá đối có tác dụng ích khí, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính. Người lớn tuổi, người ốm yếu, người mới khỏi bệnh có thể ăn loại cá này để bồi bổ sức khỏe.

Cá đối sinh sôi khá nhiều và vòng đời ngắn nên chúng ít bị nhiễm các độc tố từ môi trường. Bà nội trợ có thể chọn loại cá này để ăn thường xuyên vì giá của chúng khá “mềm”.

Một số lưu ý khi ăn cá

Hạn chế ăn cá rán

Một trong những cách chế biến cá làm mất đi chất dinh dưỡng đó là rán, đặc biệt là rán kỹ. Ăn nhiều thực phẩm rán đối mặt với nguy cơ tăng cao bị bệnh tim và đột quỵ. Theo một nghiên cứu đối với phụ nữ lớn tuổi, một bữa cá rán mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ suy tim tăng thêm 48%. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên chế biến cá bằng cách nướng bỏ lò hoặc luộc để giữ nguyên được chất dinh dưỡng trong cá.

Không ăn cá khi đói

Một lưu ý khi ăn cá nữa là không nên ăn cá khi cơ thể đang đói. Bởi vì ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.  Đây là việc làm có hại cho cơ thể mà mỗi chúng ta cần loại bỏ.

Đang dùng thuốc ho thì không nên ăn cá

Theo các chuyên gia khuyến cáo, những người ho lâu ngày và đang sử dụng thuốc ho điều trị thì tuyệt đối không nên ăn cá, nhất là cá biển, vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và có thể bị dị ứng.

Ngoài ra, khi bạn đang sử dụng một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc hạ huyết áp… thì cũng không nên căn cá, để giúp cho quá trình điều trị bệnh mau khỏi, đảm bảo cho sức khỏe của mình.

Không ăn gỏi, cá sống

Đa số các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường sống.

Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng và nang sán cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.

Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm và gây ra những cơn đau quằn quại, sút cân và bệnh thiếu máu.

Ăn mật cá

Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Vì thế cho nên, dù mật cá có đắng thế nào mà nghe nói là “giã” được tật thì không ít người vẫn cứ cố “nuốt” để phòng bệnh theo phong trào.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học cho thấy, mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Ăn mật cá cũng có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Vì thế, lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.

Gọt vỏ mướp đừng vội đổ ngay vào thùng rác, đây là cách hưởng lợi quý giá, ai không biết quá phí

0

Mướp có nhiều chất dinh dưỡng, có vị thơm ngon hấp dẫn, nhưng đa phần chúng ta chỉ biết đến tác dụng của quả mướp mà quên mất phần vỏ cũng có nhiều lợi ích quý giá.

Vỏ mướp có tác dụng gì?

Phòng ngừa bệnh về mắ

Thoái hóa điểm vàng là một vấn đề về mắt có thể dẫn đến mù lòa. Hàm lượng vitamin A dồi dào trong mướp rất hữu ích để ngăn ngừa các vấn đề về mắt và loại quả này cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời nhất trong số các loại rau củ.

Empty

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Mướp cũng góp phần vào việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Mangan có trong mướp là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất các enzym tiêu hóa có ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Nghiên cứu cho thấy, mangan có thể thúc đẩy bài tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Có lợi cho tim mạch

Lợi ích sức khỏe của mướp đối với tim có thể được nhận thấy thông qua hàm lượng vitamin A dồi dào. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ 900mg vitamin A có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Ngăn ngừa đau cơ

Công dụng tiếp theo của mướp là ngăn ngừa chuột rút, cơn đau và co thắt ở các cơ. Hàm lượng kali trong mướp góp phần ổn định chất lỏng và thư giãn các cơ.

Giảm viêm khớp

Hàm lượng đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu ích để làm dịu tình trạng cứng và đau do viêm khớp. Đó là lý do nhiều người bị viêm khớp thường sử dụng vòng tay bằng đồng vì họ tin rằng, vòng tay bằng đồng có thể hỗ trợ giảm đau.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Vitamin B6 có trong mướp chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu, giúp vận chuyển oxy đến tất cả tế bào và máu. Vì vậy, hãy thêm mướp vào thực đơn hàng ngày để bổ sung vitamin B6, giúp giảm các triệu chứng thiếu máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Da khỏe mạnh

Các nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ vitamin C với lượng vừa đủ rất có lợi cho sức khỏe làn da. Vitamin C có thể làm giảm khô da, nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa sớm.

Vitamin C chứa trong mướp còn đóng vai trò chính trong việc sản xuất protein để xây dựng cơ, da, mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.

Hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu

Mướp còn có một khả năng thần kỳ là giải quyết các cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu. Bởi trong mướp có một lượng magiê hữu ích, giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.

Những bài thuốc trị bệnh từ mướp

Rất nhiều bộ phận của cây mướp được dùng làm thuốc, chẳng hạn như lá, hoa, dây, quả, rễ, xơ… Trong bài viết trên Báo Sức khỏe và Đời sống, BS Hoàng Xuân Đại nêu một số bài thuốc từ mướp như sau:

– Chữa nứt nẻ đầu vú: Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính (không để cháy thành than), tán bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào đầu vú. Cách này còn chữa chảy máu chân răng rất tốt.

Empty

– Chữa lở ngứa: Rễ mướp sắc lấy nước để ngâm, rửa những vùng bị lở ngứa.

– Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20gr, hạt đậu xanh để cả vỏ 100gr, ninh nhừ lấy 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.

– Chữa mề đay: Lá mướp tươi một nắm nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết mề đay.

– Chữa tắc tia sữa: Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc hành khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 2 – 3 ngày, kết hợp xoa nắn ngực cho thông tia sữa.

– Làm thông sữa: Mướp nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3 – 6gr với chút rượu. Sau khi uống, cần đắp chăn cho ra mồ hôi.

– Chữa băng huyết: Mướp hương 1 – 2 quả, huyết dụ 2 – 3 lá, rễ cỏ tranh 20gr, rễ cỏ giày 20gr, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống ngày 2 lần.

– Điều hòa kinh nguyệt: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10gr vào sáng sớm lúc đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.

– Chữa phù thũng: lá mướp hương 15gr, cây cứt lợn 10gr thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.

– Chữa nước ăn chân: Lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước hoặc đem nướng lá, rồi giã đem xát vào chỗ tổn thương.

– Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống một lần.

– Chữa ho kéo dài: Lá mướp hương 15gr nấu nước uống.

(*) Lưu ý: Các bài thuốc được đăng tải trong bài chỉ để tham khảo, việc dùng thuốc nhất thiết phải theo sự chỉ định của bác sỹ.

Rán trứng chỉ bỏ hành và dầu ăn là chưa đủ: Bỏ thêm thứ này 2 quả mà nhiều như 3 – 4 quả

0

 Với công thức rán trứng dưới đây bạn sẽ thấy món ăn của mình hoàn toàn khác lạ, thơm ngon và nhiều hơn bình thường.

Rán trứng chỉ bỏ hành và dầu ăn là chưa đủ: Bỏ thêm thứ này 2 quả mà nhiều như 3 - 4 quả

Nguyên liệu của món trứng rán lá lốt

– 4 quả trứng gà

– 1 bó lá lốt

– 150 g thịt heo xay

– Gia vị: Mắm, bột canh (muối), hạt nêm, hạt tiêu, hành khô., đầu ăn

Cách rán trứng lá lốt ngon

Bước 1: Bạn hãy lấy phần lá lốt nhặt bỏ lá già, cuống cứng, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô thái nhỏ.

Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy cho trứng, thịt băm, lá lốt, hành khô vào tô, thêm 2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng canh nước lọc rồi đánh đều để gia vị tan, hỗn hợp hòa quyện, không bị vón cục.

trung ran la lot

Bước 3: Rán trứng, bạn hãy cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng hạ lửa nhỏ vừa và cho hỗn hợp trứng, thịt và lá lốt vào lắc và dàn đều mặt chảo. Chiên một mặt cho tới khi trứng chín vàng thì dùng muôi lật mặt trứng còn lại và rán vàng mặt dưới. Trứng chín, chuyển qua đĩa và thưởng thức với cơm nóng rất ngon.

Bước 4: Thành phẩm, khi trứng chín bạn hãy nhìn vào bề mặt trứng chiên vàng ươm xen kẽ màu xanh của lá lốt, chút hồng sậm của thịt xay, đặc biệt dậy mùi thơm mộc mạc của lá lốt rất đưa cơm dù bất cứ mùa nào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể rán trứng với những loại này cực kỳ thơm ngon 

Rán trứng với bơ: Đây chính là cách rán trứng thơm ngon tạo nên mùi thơm vô cùng hấp dẫn đồng thời nó sẽ cho ra một món trứng cực kỳ khác lạ cho với món trứng thông thường bạn thường thấy. Món trứng này vừa thơm ngon béo ngậy ngửi mùi thôi bạn đã muốn ăn ngay rồi.

trung ran

Rán trứng với chanh, giấm: Với công thức rán trứng này bạn sẽ thấy món trứng của mình vừa có mùi thơm đặc trưng không bị ngấy. Đồng thời, món trứng sau khi rán xong sẽ vô cùng hấp dẫn bạn đừng bỏ qua cách rán trứng này bởi chúng sẽ cho bạn một món trứng cực kỳ khác vị so với món trứng rán với hành thông thường này.

Trứng rán với bột nở: Một trong những cách rán trứng từ 2 quả thành 4 quả là bạn có thêm một chút nước hoặc một chút bột nở khiến cho món trứng của bạn nhiều hơn bất thường. Đồng thời, nó sẽ cho bạn một món ăn thơm ngon hấp dẫn khiến cho bạn có một vị giác mới lạ hơn rất nhiều so với cách rán trứng thông thường với hành thường gặp.