Home Blog Page 3

Ngày vợ chồng em lấy nhau, ai cũng lắc đầu ngao ngán. Họ nói đàn ông mới 25 còn chưa chững chạc. Làm sao mà biết thương vợ, yêu con. Vậy mà chồng em lại khác, từ lúc yêu cho đến bây giờ, lúc nào anh cũng chu đáo và lo lắng cho vợ hết lòng. Ma;ng th;;a;;;i đến tháng thứ 5 thì em phải nghỉ ở nhà. Nguyên nhân là bởi sức khoẻ của em yếu, lại bị đ;ộ;n;g th;;a;i. Bác sĩ nói em phải nằm bất động trên giường, hạn chế tối đa đi lại nếu không sẽ dễ s;;in;;h n;;o;;n. Lúc đó em cũng lăn tăn lắm. Đi làm thì vợ chồng còn dư giả chút ít, nghỉ ở nhà, khoản gì cũng phải đến tay chồng em. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, em vẫn phải quyết định vì con mà chịu thiệt thòi một chút. Những ngày đó, chồng em cứ sáng đi làm, trưa tranh thủ về nấu cơm cho vợ. Anh cứ tất tưởi cơm nước, dọn dẹp chẳng khác gì một người phụ nữ thạo việc. Có bữa nhìn chồng làm, em bật khóc vì thương anh. Từ khi có con, chồng em cứ luôn tay luôn chân. Công việc ở công ty thì bận rộn, nhiều bữa tăng ca đến 10 giờ đêm mới về. Đêm qua em đang ngủ thì nghe tiếng xả nước trong nhà tắm. Bật điện thoại thì thấy đã là 2 giờ. Em uể oải nhấc lưng dậy thì thấy một cảnh tượng ki;n;h ho;à;ng trong nhà tắm…..Đọc tiếp dưới bình luận

0

Từ khi vợ sinh con, chồng em cứ luôn tay luôn chân. Anh nói giúp vợ bao nhiêu, anh vui bấy nhiêu.

Người ta cứ bảo phụ nữ hơn nhau tấm chồng. Em thấy đúng thật các chị ạ. Vợ chồng em kết hôn được một năm rồi. Em không biết rồi mai kia, cuộc sống bọn em sẽ như thế nào. Nhưng bây giờ, em đang hạnh phúc lắm, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Ngày vợ chồng em lấy nhau, ai cũng lắc đầu ngao ngán. Họ nói đàn ông mới 25 còn chưa chững chạc. Làm sao mà biết thương vợ, yêu con. Vậy mà chồng em lại khác, từ lúc yêu cho đến bây giờ, lúc nào anh cũng chu đáo và lo lắng cho vợ hết lòng.

Mang thai đến tháng thứ 5 thì em phải nghỉ ở nhà. Nguyên nhân là bởi sức khoẻ của em yếu, lại bị động thai. Bác sĩ nói em phải nằm bất động trên giường, hạn chế tối đa đi lại nếu không sẽ dễ sinh non. Lúc đó em cũng lăn tăn lắm. Đi làm thì vợ chồng còn dư giả chút ít, nghỉ ở nhà, khoản gì cũng phải đến tay chồng em. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, em vẫn phải quyết định vì con mà chịu thiệt thòi một chút.

2 giờ sáng nghe tiếng xả nước trong nhà tắm, em ê ẩm ngồi dậy rồi ôm mặt khóc tu tu khi thấy cảnh tượng trước mắt - Ảnh 1.

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, em vẫn phải quyết định vì con mà chịu thiệt thòi một chút. (Ảnh minh họa)

Những ngày đó, chồng em cứ sáng đi làm, trưa tranh thủ về nấu cơm cho vợ. Anh cứ tất tưởi cơm nước, dọn dẹp chẳng khác gì một người phụ nữ thạo việc. Có bữa nhìn chồng làm, em bật khóc vì thương anh. Thế mà chồng em còn trấn an vợ: “Anh là đàn ông, sức dài vai rộng, mấy việc cỏn con này có là gì đâu mà em phải xót”.

Cứ thế, em dưỡng thai và đến tuần thai thứ 38 thì con em chào đời. Vì lúc sinh có chút vấn đề nên em phải sinh mổ. Đến bây giờ, cũng là 20 ngày sau sinh mổ nhưng người em vẫn ê ẩm, lưng đau nhức mỗi khi ngồi dậy.

Khổ một điều là bố mẹ em đều đã mất, bố mẹ chồng lại ở xa và già cả rồi. Ông bà cũng có ý muốn đưa mẹ con em về quê. Nhưng chồng em không yên tâm nên giữ vợ con ở lại thành phố để anh tiện bề chăm sóc, vì thế mà chuyện ở cữ của em cũng đặc biệt lắm.

Từ khi có con, chồng em cứ luôn tay luôn chân. Công việc ở công ty thì bận rộn, nhiều bữa tăng ca đến 10 giờ đêm mới về. Vậy mà không hôm nào là anh để em ăn thiếu chất. Ngày nào chồng em cũng nấu ăn sẵn cho vợ rồi mới đi làm, đổi món theo từng ngày.

2 giờ sáng nghe tiếng xả nước trong nhà tắm, em ê ẩm ngồi dậy rồi ôm mặt khóc tu tu khi thấy cảnh tượng trước mắt - Ảnh 2.

Nghe chồng nói mà em ôm mặt khóc. (Ảnh minh họa)

Thương chồng nên sinh con được nửa tháng, em đã tranh thủ dậy làm việc nhà. Nấu cơm thì hâm lại đồ ăn, còn tã bẩn của con, em đeo bao tay vào để giặt. Chồng em thấy vợ đụng tay vào việc sớm, cứ bảo em kiêng để sau này đỡ khổ. Có điều em tranh thủ lúc con ngủ để làm, đỡ đần cho chồng chút nào hay chút đó.

Đêm qua em đang ngủ thì nghe tiếng xả nước trong nhà tắm. Bật điện thoại thì thấy đã là 2 giờ. Em uể oải nhấc lưng dậy, nghĩ mình quên không khóa vòi nên nước rỉ ra. Ai ngờ vừa mở cửa thì thấy chồng đang lúi húi giặt tã của con. Em bảo chồng đứng dậy đi ngủ, để mai em giặt. Chồng em gắt: “Anh không ngủ được nên dậy làm. Không mai em lại lọ mọ cả ngày, chẳng ngủ được lúc nào”.

Nghe chồng nói mà em ôm mặt khóc. Khóc vì hạnh phúc, vì chồng quá tốt với mình. Tự nhiên em lại nghĩ hay về quê nội cho chồng đỡ cực. Xa chồng một chút nhưng anh có thời gian nghỉ ngơi. Theo mọi người, em có nên nói chồng để về nhà chồng ở cữ không?

Hà Nội dự kiến tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông để đảm bảo an toàn

0

UBND TP Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168/2024 với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, áp dụng từ tháng 7/2025.

Theo dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội đang được lấy ý kiến, các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: Có tính chất phổ biến; là nguyên nhân gây tai nạn, ùn tắc; ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.

Đó là các hành vi không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng đỗ trái quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường vỉa hè, kinh doanh vận tải.

Thành phố Hà Nội đề xuất tăng mức phạt một số hành vi vi phạm giao thông nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Trong ảnh, cảnh ùn tắc trên đường Nguyễn Trãi trong giờ cao điểm. Ảnh: Phạm Chiểu

Cảnh ùn tắc trên đường Nguyễn Trãi trong giờ cao điểm tháng 1/2025. Ảnh: Phạm Chiểu

Trước đó ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.

Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.

Căn cứ pháp lý để tăng mức phạt là Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cho phép HĐND thành phố quy định mức tiền phạt cao hơn không quá hai lần mức phạt do Chính phủ quy định với một số vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.

Một số hành vi theo quy định hiện hành có mức phạt thấp, trong dự thảo nghị quyết thành phố đề xuất tăng 2 lần, những hành vi có mức phạt cao thì kiến nghị tăng 1,5 lần. Mức tiền phạt đề xuất cụ thể như sau.

Mức phạt dự kiến với ôtô:

Hành vi vi phạm Mức phạt quy định tại nghị định 168/2024 Mức phạt dự kiến theo nghị quyết của Hà Nội
Đỗ xe nơi có biển “cấm đỗ xe” hoặc biển “cấm dừng và đỗ xe” 600.000-800.000 đồng 1,2-1,6 triệu đồng
Dừng đỗ xe trên phần đường của người đi bộ qua đường 600.000-800.000 đồng 1,2-1,6 triệu đồng
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) 4-6 triệu đồng 8-12 triệu đồng
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h 4-6 triệu đồng 8-12 triệu đồng
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/h đến 35 km/h 6-8 triệu đồng 12-16 triệu đồng
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h 12-14 triệu đồng 24-28 triệu đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở 6-8 triệu đồng 9-12 triệu đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/lít khí thở 18-20 triệu đồng 27-30 triệu đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở 30-40 triệu đồng 45-60 triệu đồng
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ 30-40 triệu đồng 45-60 triệu đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng 30-40 triệu đồng 45-60 triệu đồng
Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển 4-6 triệu đồng 6-9 triệu đồng
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ 6-8 triệu đồng 12-16 triệu đồng
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường 400.000-600.000 đồng 0,8-1,2 triệu đồng

Mức phạt dự kiến với xe máy:

Hành vi vi phạm Mức phạt quy định tại nghị định Chính phủ Mức phạt dự kiến theo nghị quyết của Hà Nội
Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách 400.000 – 600.000 đồng 0,8-1,2 triệu đồng
Chở hành lý, hàng hoá vượt quá khổ giới hạn cho phép của xe 400.000-600.000 đồng 0,8-1,2 triệu đồng
Dừng xe, đỗ xe trên cầu 600.000-800.000 đồng 1,2-1,6 triệu đồng
Chở theo từ 3 người trở lên trên xe 600.000-800.000 đồng 1,2-1,6 triệu đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở 2-3 triệu đồng 3-4,5 triệu đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/lít khí thở 6-8 triệu đồng 9-12 triệu đồng
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở 8-10 triệu đồng 12-15 triệu đồng
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ 8-10 triệu đồng 12-15 triệu đồng

Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không quy định trong nghị quyết của TP Hà Nội thì áp dụng theo các quy định hiện hành. Sau khi lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết sẽ được trình HĐND thành phố, dự kiến có hiệu lực từ tháng 7/2025.

10 vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết và mức phạt

0

Dịp Tết là thời điểm gia tăng các hành vi vi phạm giao thông. Bài viết này tổng hợp 10 vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết và mức phạt để bạn đọc chú ý không mắc phải. 

1. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Lỗi vi phạm này chỉ đặt ra đối với người tham gia giao thông bằng  xe máy, xe máy điện và  xe đạp điện (bao gồm cả người điều khiển và người ngồi trên xe).

Lỗi

Mức phạt

Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm

400.000 – 600.000 đồng

Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm

400.000 – 600.000 đồng

Lưu ý: Việc đội mũ bảo hiểm phải đảm bảo cài quai theo đúng quy cách nếu không sẽ bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm.

Căn cứ khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

2. Không có hoặc không mang theo giấy đăng ký xe

Nếu không có hoặc quên đem giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Lỗi

Phương tiện

Mức phạt

Không có giấy đăng ký xe

Ô tô

02 – 03 triệu đồng

Xe máy

800.000 – 01 triệu đồng

Không mang giấy đăng ký xe

Ô tô

200.000 – 400.000 đồng

Xe máy

100.000 – 200.000 đồng

Căn cứ Điều 16, 17, 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

3. Không có hoặc không đem giấy phép lái xe

Khi tham gia giao thông mà không có hoặc quên đem giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Lỗi

Phương tiện

Mức phạt

Không có giấy phép lái xe

Ô tô

10 – 12 triệu đồng

Xe máy

01 – 02 triệu đồng

Không mang giấy phép lái xe

Ô tô

200.000 – 400.000 đồng

Xe máy

100.000 – 200.000 đồng

Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

4. Không có hoặc không mang bảo hiểm xe

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải đem theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (hay còn gọi là bảo hiểm xe) còn hiệu lực. Nếu không tuân thủ, người này sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Ô tô

400.000 – 600.000 đồng

Xe máy

100.000 – 200.000 đồng

Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

5. Vi phạm quy định về nồng độ cồn

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Mức phạt

Xe máy

Xe ô tô

≤ 50 mg/100 ml máuHoặc

≤ 0,25 mg/1 lít khí thở

Phạt từ 02 – 03 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

Phạt từ 06 – 08 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng

> 50 – 80 mg/100 ml máuHoặc

> 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở

Phạt từ 04 – 05 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

Phạt từ 16 – 18 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng

> 80 mg/100 ml máuHoặc

> 0,4 mg/1 lít khí thở

Phạt từ 06 – 08 triệu đồng

Tước giấy phép lái  xe từ 22 – 24 tháng

Phạt từ 30 – 40 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng

Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

6. Lỗi chạy quá tốc độ cho phép

Phương tiện

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

 Xe máy

Từ 05 – dưới 10 km/h

Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng

Từ 10 – 20 km/h

Phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng

Từ trên 20 km/h

Phạt từ 04 – 05 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Ô tô

Từ 05 – dưới 10 km/h

Phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng

Từ 10 – 20 km/h

Phạt từ 03 – 05 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng

Từ trên 20 – 35 km/h

Phạt từ 06 – 08 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Từ trên 35 km/h

Phạt từ 10 – 12 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

7. Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng

Hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng đều được xếp vào nhóm hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Ô tô

04 – 06 triệu đồng

Xe máy

800.000 – 01 triệu đồng

Căn cứ Điều 6, 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

8. Đua xe trái phép

Sang năm 2022, hành vi đua xe trái phép sẽ bị phạt rất nặng, cụ thể:

Phương tiện

Mức phạt

Ô tô

20 – 25 triệu đồng

Xe máy

10 – 15 triệu đồng

Căn cứ Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết
Vi phạm giao thông phổ biến dịp Tết (Ảnh minh họa)

9. Đi xe máy “kẹp 3”, “kẹp 4” trên đường

Người đi xe máy, xe máy điện mà “kẹp 3”, “kẹp 4” có thể bị phạt vi phạm như sau:

Lỗi

Mức phạt

Kẹp 3

Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Kẹp 4

Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng

Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

10. Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe

Mức phạt với hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông cũng tăng mạnh. Cụ thể:

Phương tiện

Mức phạt

Ô tô

02 – 03 triệu đồng

Xe máy

800.000 – 01 triệu đồng

Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Người dân phải thi lại bằng lái trong những trường hợp nào?

0

Theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, đối với những trường hợp sau, người có giấy phép lái xe (GPLX) phải thi lại (sát hạch) khi muốn được cấp lại.

Những trường hợp nào bắt buộc phải thi lại giấy phép lái xe?
Trường hợp bắt buộc phải thi lại Giấy phép lái xe mà không được xin cấp lại

Trường hợp bắt buộc phải thi lại Giấy phép lái xe mà không được xin cấp lại

– Những trường hợp mà người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng thì cần phải thi lại

+ Những trường hợp giấy phép lái xe từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

+ Những trường hợp lấy giấy phép lái xe từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

– Những trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

+ Những trường hợp giấp phép lái xe quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;

+ Những người có giấy phép lái xe quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng và người có giấy phép lái xe bị mất, nhưng quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch thì phải thi lại giấy phép lái xe mà không được xin cấp lại.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe cần những gì?

Hồ sơ, thủ tục đổi bằng lái xe

– Giấy chứng nhận sức khỏe do Bệnh viện đa khoa hoặc Phòng khám đa khoa có đủ điều kiện cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 hoặc tách giấy phép lái xe thì không cần giấy này).

– Xuất trình giấy phép lái xe (nếu còn), căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CCCD (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

– Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu. (ghi thông tin và ký tại chỗ, không cần xác nhận).

– Hồ sơ thi giấy phép lái xe gốc (trong trường hợp bị mất bằng làm lại, nếu có thì cầm theo, không bắt buộc vì dữ liệu giấy phép lái xe đã có sẵn trên hệ thống của Bộ GTVT).

+ Sau khi nộp hồ sơ, người đổi bằng được chụp ảnh tại chỗ và thu lại giấy phép lái xe cũ (nếu có) (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp) để cắt góc và giao lại tự bảo quản.

+ Thời gian đổi giấy phép lái xe: không quá 05 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ nhật). (Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ).

+ Đúng ngày hẹn, đến xuất trình CCCD, giấy hẹn và lấy giấy phép lái xe mới.

+ Nếu đăng ký đổi giấy phép lái xe trực tuyến mang mạng internet (cấp độ 3 hoặc cấp độ 4) thì làm các thủ tục đổi theo hướng dẫn. Sau đó theo ngày hẹn, địa điểm đã đăng ký, đến trực tiếp để chụp hình, đóng lệ phí và nhận bằng.
 Người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, rút ngắn thời gian cấp lại giấy phép lái xe bị mất so với hiện hành.

Người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, rút ngắn thời gian cấp lại giấy phép lái xe bị mất so với hiện hành.

Lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe năm 2024

– Đối với hình thức cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe trực tiếp:

Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Biểu mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định cụ thể mức lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe là: 135.000 đồng/lần.

– Đối với hình thức cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe online:

 

Điều 8 Thông tư 63 năm 2023 của Bộ Tài Chính, sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 37 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định về mức lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) online như sau:

– Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) theo hình thức trực tuyến:

Kể từ ngày 1/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025 áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp.

Kể từ ngày 1/1/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí theo quy định.

Thuê xe ô tô tự lái về quê, người dân cần lưu ý những điều sau để tránh bị ph;;;ạt tiền lên đến 40 triệu đồng

0

Những điều cần lưu ý khi thuê xe ô tô tự lái về quê vào dịp nghỉ Lễ.

Thuê xe ô tô tự lái về quê, người dân cần lưu ý những điều sau để tránh bị phạt tiền lên đến 40 triệu đồng - Ảnh 1.

Mang theo vật cảnh báo khi đi đường dài

Cao tốc là khu vực có nhiều phương tiện di chuyển qua lại với tốc độ cao. Trong trường hợp xe hỏng hóc, bắt buộc phải dừng đỗ xe, việc đầu tiên tài xế cần làm là phải bật đèn khẩn cấp (đèn hazard) để cảnh báo cho các phương tiện khác đang tham gia lưu thông trên đường. Sau đó tài xế cần cố gắng di chuyển xe dần vào làn dừng khẩn cấp hoặc bên phải đường.

Khi đã vào được làn khẩn cấp, tài xế vẫn buộc phải bật đèn khẩn cấp để tránh những sự cố ảnh hưởng đến lưu thông của phương tiện khác, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu.

Bên cạnh việc bắt buộc phải bật đèn cảnh báo nguy hiểm để đưa tín hiệu cho các phương tiện khác đang lưu thông trên đường, tài xế nên mặc đồ phản quang (cả ban ngày cũng nên mặc để tăng khả năng nhận biết) và để vật cảnh báo cách xe ít nhất 100 – 150m trước và sau xe.

Nói tóm lại, trước khi bắt đầu hành trình, các tài xế nên trang bị sẵn các vật dụng cảnh báo nguy hiểm, bao gồm tam giác phản quang, cọc tiêu hình nón, đèn nháy cỡ lớn… Nếu đi đêm, người lái nên chuẩn bị những loại đèn dựng đứng phát sáng nhấp nháy dạng cột để cảnh báo cho các phương tiện qua lại.

Các tài xế nên mang theo những vật cảnh báo lớn và có độ nhận diện cao, tránh những vật cảnh báo quá sơ sài khiến các tài xế khác không thể kịp nhận diện, quan sát và xử lý tình huống khẩn cấp.

Mang đầy đủ giấy tờ khi lái xe

Khi tham gia giao thông, tài xế buộc phải mang đầy đủ các loại giấy tờ xe. Theo khoản 1 Điều 56 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người lái xe khi điều khiển ô tô phải mang theo những giấy tờ sau:
– Đăng ký xe.

– Giấy phép lái xe ô tô (hay còn gọi là bằng lái xe) còn thời hạn.

– Bảo hiểm xe.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Các mức phạt khi không mang theo các loại giấy tờ xe bắt buộc phải mang từ 1/1/2025 được quy định tại như sau:

Lỗi vi phạm
Mức phạt

Không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe) còn hiệu lực
Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng
(Điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe) còn hiệu lực
Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng
(Điểm c khoản 4 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Không mang theo chứng nhận đăng ký xe
Phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng
(Điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Không có chứng nhận đăng ký xe
– Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng
– Tịch thu phương tiện
– Trừ 02 điểm GPLX
(Điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Không mang theo giấy phép lái xe
Phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng
(Điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng GPLX đã bị trừ hết điểm điều khiển xe ô tô
Phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng
(Điểm b khoản 9 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển
Phạt tiền từ 08 – 10 triệu đồng
(Điểm b khoản 8 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Không mang chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng
(Điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Không có chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
– Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng
– Trừ 02 điểm GPLX
(Điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Giữ gìn sức khỏe trước khi lái xe

Người lái xe cần phải đảm bảo được điều kiện về sức khỏe để duy trì sự tập trung và phản ứng nhanh nhạy trong quá trình lái xe. Đặc biệt, trước khi lái xe, người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được uống rượu, bia hay chất có cồn.

Theo Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nồng độ cồn chính thức từ năm 2025 của ô tô được quy định như sau:

Mức nồng độ cồn
Phạt hành chính
Trừ điểm GPLX
Hình phạt bổ sung

Mức 1: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
6 – 8 triệu đồng
Trừ 4-6 điểm

Mức 2: Vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở
18 – 20 triệu đồng
Trừ 10 điểm

Mức 3: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
30 – 40 triệu đồng

Tước bằng 22 – 24 tháng

Thuê xe gây tai nạn làm hư hỏng xe, người thuê bồi thường thế nào?

Hiện nay, đối với hợp đồng thuê xe, pháp luật không quy định bắt buộc phải thực hiện công chứng. Thông thường, bên thuê và bên cho thuê sẽ lập một hợp đồng theo mẫu của bên cho thuê, sau đó có chữ ký xác nhận của hai bên.

Tuy nhiên, hai bên vẫn có thể thỏa thuận với nhau việc công chứng hay không đối với hợp đồng ký kết để đảm bảo tính an toàn.

Đây là cơ sở nhằm xác thực giao dịch dân sự đã được xác lập một cách rõ ràng nhất và là căn cứ để giải quyết trên Tòa.

Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê xe ghi mức bồi thường phải chịu khi làm hư hại xe thuê, người thuê sẽ phải bồi thường theo điều khoản của hợp đồng.

Trường hợp trong hợp đồng không ghi mức bồi thường, người thuê cũng sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 như sau:

– Người có hành vi xâm phạm tới tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định.

– Trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại (xe thuê có vấn đề từ trước khi thuê), người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại buộc phải thực hiện bồi thường kịp thời và đầy đủ cho người bị thiệt hại. Mức bồi thường có thể được thỏa thuận bằng tiền, hiện vật và bồi thường một lần hay nhiều lần… tùy theo ý chí giữa các bên theo khoản 1 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.

Bên cạnh đó, nếu thuê xe gây tai nạn, người lái sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 số 100/2015/QH13 quy định, nếu lái xe gây tai nạn chết người do vi phạm luật giao thông đường bộ có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng và phạt tù lên đến 15 năm.

Ngoài ra, trường hợp chưa gây tai nạn nhưng để lại hậu quả, thiệt hại lớn như gây thiệt hại trên 1,5 tỷ đồng,… cũng bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 1 năm

‘Độ’ ô tô, chủ phương tiện có thể bị p;;hạt tới 150 triệu đồng

0

Các hành vi tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy, hệ thống phanh, hệ thống truyền động, hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe có thể bị phạt tới 150 triệu đồng.

 - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô đăng kiểm.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 168) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX), thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/NĐ-CP), chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Trong đó đáng chú ý tại Điều 32 Nghị định 168 quy định mức xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Cụ thể, phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng với tổ chức là chủ xe ô tô có hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong chứng nhận đăng ký xe; lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; cố ý can thiệp làm sai lệch chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường đã chạy của ô tô…

Mức phạt tiền trên tương tự với hành vi khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số xe, chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi thuê, mượn linh kiện, phụ kiện của xe ô tô khi kiểm định bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức.

“Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với cá nhân, từ 32-36 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô có hành vi lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định tham gia giao thông; đi xe ô tô không gắn biển số…” – Nghị định 168 nêu rõ.

Bên cạnh đó, hành vi không gắn biển số đúng với chứng nhận đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông bị phạt từ 20-26 triệu đồng đối với cá nhân, từ 40-52 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Đối với các hành vi tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh , hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ container trên xe bị phạt từ 65-75 triệu đồng đối với cá nhân, từ 130-150 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.

Đối với xe máy hành vi lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt 800 nghìn đồng – 1 triệu đồng đối với cá nhân và từ 1,6-2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe.

 

Các hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với chứng nhận đăng ký xe máy thì chủ xe bị phạt từ 200-300 nghìn đồng đối với cá nhân và 400-600 nghìn đồng đối với tổ chức.

 

Theo Nghị định 168, phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô có hành vi tẩy, xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định; đi xe không gắn biển số theo quy định hoặc không đúng với chứng nhận đăng ký xe…

Ngoài ra, chủ xe có hành vi cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy); đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ tham gia giao thông; cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người; đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông sẽ bị tịch thu phương tiện.

Cùng với việc bị xử phạt, tài xế còn bị trừ điểm giấy phép lái xe từ 2 điểm trở lên tùy vào các hành vi vi phạm.

3 hành vi vi ph;;ạm giao thông lần đầu tiên có mức ph;;ạt lên tới 70 triệu đồng từ 1/1/2025, đó là 3 hành vi nào?

0

Người điều khiển ô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn giao thông sẽ phải chịu mức phạt cao nhất theo quy định mới.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực. Trong đó, có những hành vi vi phạm giao thông bị phạt rất nặng với số tiền lên tới 70 triệu đồng.

Mức phạt hành chính cao nhất được áp dụng với những hành vi sau: Người điều khiển ô tô lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau; dùng chân điều khiển vô lăng khi xe đang chạy trên đường bộ sẽ bị phạt từ 40-50 triệu đồng (mức cũ 10-12 triệu đồng). Nếu hành vi này dẫn đến tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị phạt từ 50-70 triệu đồng.

Người tái phạm hành vi lạng lách, đánh võng sẽ bị tịch thu phương tiện.

Với các vi phạm như trên, ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước bằng 10-12 tháng, 22-24 tháng hoặc trừ điểm giấy phép lái xe từ 2 đến 10 điểm.

Đây là mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định giao thông đường bộ theo Nghị định mới.

Theo quy định cũ tại nghị định Nghị định 100/2019 được sửa bởi Nghị định 123/2021 thì mức phạt cao nhất với người điều khiển ô ô vi phạm nguyên tắc giao thông đường bộ là từ 30-40 triệu đồng.

3 hành vi vi phạm giao thông nào lần đầu tiên có mức phạt lên tới 70 triệu đồng từ 1/1/2025? - Ảnh 1.

 

Nghị định 168/2024 nêu rõ các hành vi có thể bị phạt tới 70 triệu đồng và tịch thu xe.

Ngoài ra, từ ngày 1/1/2025, một hành vi vi phạm cũng bị tăng mức phạt rất cao là mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn, gây tai nạn giao thông, gấp 36-50 lần so với trước đây.

Cụ thể, theo Nghị định 168, người mở cửa xe hoặc để cửa xe mở không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng.

Nếu hành vi này dẫn đến tai nạn giao thông, người vi phạm sẽ bị phạt 20-22 triệu đồng, tăng gấp 36-50 lần so với trước đây khi Nghị định 100/2019 (đã hết hiệu lực) là phạt 400-600 nghìn đồng đồng và không chia 2 trường hợp như trên.

Nghị định 168 cũng quy định về một số hành vi dẫn đến gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt 20-22 triệu đồng, gồm: điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; dừng, đỗ, quay đầu, lùi, vượt, chuyển làn đường không đúng quy định; không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe; không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau hoặc khi trời sương mù, mưa, khói; dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi lái xe

Vạch xương cá là gì? Mức phạt đối với lỗi đè vạch xương cá từ 1/2025

0

Vạch xương cá là gì? Hiện nay, theo quy định pháp luật thì lỗi đè vạch xương cá bị xử phạt như thế nào? – Ngọc Trí (Bình Thuận)

1. Vạch xương cá là gì?

Trong các quy định pháp luật hiện nay thì không có vạch kẻ đường nào được gọi là vạch xương  cá. Tuy nhiên, trong thực tế, thuật ngữ vạch xương cá thường được dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.

Theo đó, quy cách của vạch xương cá được quy định như sau:

– Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

– Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20 cm.

2. Ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá

– Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (thường được gọi là vạch xương cá) được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

– Khi vạch xương cá được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.

– Vạch xương cá thường được sử dụng để kênh hóa các dòng xe như dẫn hướng xe ở trạm thu phí, kênh hóa các dòng xe trong phạm vi các nút giao cùng mức ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

(Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT)

3. Lỗi đè vạch xương cá bị xử phạt thế nào?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Như đã đề cập ở trên, vạch xương cá là vạch kẻ đường được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

Như vậy, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đè lên vạch xương cá được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức xử phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường như sau:

Phương tiện Mức phạt tiền Phạt bổ sung
Ô tô Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.(Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.(Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Xe máy Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.(Điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.(Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

(Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.(Điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Xe đạp Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.(Điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

‘Trùm luadao” Phạm Thị Huyền Trang tiếp tục bị phanh phui góc khuất đời tư, ở nhà là con ngoan nhưng ra ngoài là.., xuất hiện n:.ạn nh:.ân miêu tả chi tiết cách Trang hà::nh h::ạ cấp dưới khi không đạt doanh thu 

0

Trong mắt gia đình, Phạm Thị Huyền Trang là “công chúa” tài giỏi, tự lập. Nhưng trên thực tế, số tiền mà Trang kiếm được đều nhờ làm quản lý cấp cao cho một đường dây lừa đảo hàng nghìn tỷ, lấy tiền của chính đồng bào Việt Nam.

Theo báo Sở hữu trí tuệ ngày 26/1 có bài Phạm Thị Huyền Trang bị phanh phui góc khuất đời tư, nạn nhân đứng ra hé lộ thông tin gây ám ảnh. Nội dung như sau:

Phạm Thị Huyền Trang (25 tuổi, quê Hải Phòng) đang là cái tên gây sốt trên MXH. Tuy nhiên, Trang lại nổi tiếng theo cách gia đình không bao giờ ngờ đến: Lừa đảo. Cô gái này tuy còn trẻ nhưng là quản lý cấp cao trong đường dây lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng vừa bị cơ quan công an tóm gọn. Ngay khi đặt chân về sân bay Nội Bài cùng với khoảng 60 đồng nghiệp, Trang đã bị bắt.

Nhiệm vụ chính của Trang là phiên dịch cho đối tượng cầm đầu người nước ngoài và tinh chỉnh kịch bản sao cho phù hợp với tâm lý và hoàn cảnh thực tế của các nạn nhân. Trong lời khai, Trang thừa nhận: “Sau khi vào công ty, ông chủ thấy cách diễn đạt của tôi tốt nên giao nhiệm vụ chỉnh sửa kịch bản. Ông chủ viết lại văn bản theo ý của mình, sau đó tôi dịch lại sao cho sát ý hơn. Kịch bản có nhiều chi tiết được điều chỉnh để phù hợp với tâm lý của người dân”.

Phạm Thị Huyền Trang ở cơ quan công an. Ảnh: Công an Bắc Ninh

Sau khi Phạm Thị Huyền Trang bị bắt, cư dân mạng đã nhanh chóng tìm được tài khoản Facebook của cô nàng và người thân. Thêm những góc khuất đời tư về nữ quản lý lừa đảo 25 tuổi này đã dần lộ ra ánh sáng.

Theo đó, dựa trên những bài đăng của Trang và người thân, có thể thấy cô nàng trong mắt gia đình, bạn bè là một người trẻ thành đạt, thu nhập cao, thường xuyên đi nước ngoài. Trang không chỉ chuyên dùng đồ hiệu, mua nhà, sống sang chảnh mà còn được ví như “công chúa” trong mắt mẹ. Khi một người quen hỏi Trang đi làm ở nước nào, Trang chỉ trả lời qua loa: “Cháu đi loanh quanh thôi”.

Ảnh: MXH

Ít ai biết, cuộc sống xa hoa mà Phạm Thị Huyền Trang có được là nhờ lừa đảo trên chính đồng tiền mồ hôi xương máu của đồng bào. Thông tin từ cơ quan chức năng, cô gái này là người lên kịch bản lừa đảo hơn 1.000 tỷ đồng của 13.000 bị hại tại Việt Nam trong nửa năm qua.

Cũng dựa trên bình luận của cư dân mạng, có một số “nạn nhân” của Phạm Thị Huyền Trang và đồng bọn đã lên tiếng. Có người cho biết từng bị Trang cùng các cấp dưới của cô ép KPI lừa đảo, nếu không hoàn thành sẽ bị hành hạ đau đớn theo kiểu chích điện, đánh đập, bỏ đói…

Ảnh: MXH

Ảnh: MXH

Với số tiền chiếm đoạt lên tới 1.000 tỷ đồng, đây là một trong những vụ lừa đảo công nghệ cao lớn nhất được triệt phá tại Việt Nam. Công an tỉnh Bắc Ninh kêu gọi người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn lạ, hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng để làm rõ các tình tiết và truy bắt các đối tượng còn lại.

Theo Người đưa tin, ngày 26/1 có bài Vụ triệt xóa đường dây lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng ở Campuchia: Lời khai của các đối tượng người Việt chủ chốt. Nội dung như sau:

Liên quan đến vụ bắt giữ gần 60 đối tượng chiếm đoạt gần 1000 tỉ đồng của hơn 13.000 bị hại trên cả nước, bước đầu, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh đã làm rõ, xác định có 42 đối tượng đủ căn cứ để khởi tố bị can, trong đó ra quyết định tạm giữ hình sự 38 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tiếp tục điều tra mở rộng vụ án về các hành vi có dấu hiệu của tội: Rửa tiền và Tổ chức cho người khác trốn, ở lại nước ngoài trái phép và truy bắt các đối tượng liên quan.

Nhóm đối tượng này hoạt động tại khu vực Tam Thái Tử, thành phố Bà Vẹt, tỉnh Svay Riêng, Campuchia với thủ đoạn giả danh Công an cấp phường, Công an cấp huyện, cán bộ ngành thuế, ngành điện, ngành giáo dục gọi điện thoại yêu cầu bị hại cập nhật thông tin căn cước công dân, nộp hồ sơ nhập học trực tuyến, khám sức khỏe, kê khai thuế,… sau đó chiếm quyền sử dụng điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bị hại.

Thủ đoạn chuyên nghiệp khép kín

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Mạnh, 36 tuổi, ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, khai vai trò sang Campuchia, hàng ngày chấm công, sửa chữa máy móc cho các nhân viên, tính theo doanh thu, hưởng 1%.

Đối tượng Nguyễn Văn Mạnh (ảnh CA Bắc Ninh)

Một trong những đối tượng quan trọng là Đỗ Văn Nghĩa, 25 tuổi, ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang khai nhận, anh ta đóng giả công an phường, các cấp. Sau đó, đối tượng phối hợp với đồng bọn yêu cầu người dân cung cấp thông tin. Bước tiếp theo, các đối tượng hướng dẫn người dân cài đặt vào đường link có mã độc.

Theo Nghĩa, khi người dân ấn vào link mã độc thì chúng đã chiếm toàn quyền sử dụng. Tiếp theo đó các đối tượng xâm nhập vào điện thoại của bị hại, kierm soát được tài khoản ngân hàng và chuyển tiền sang tài khoản của chúng.

Đối tượng Đỗ Văn Nghĩa (ảnh CA Bắc Ninh)

Đối với Phạm Thị Huyền Trang, 26 tuổi, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Là quản lý cấp cao, không chỉ thông thạo ngoại ngữ, cô gái trẻ này còn ăn nói lưu loát và rất thông minh.Trang khai nhận, khi vào công ty, ông chủ thấy Trang ổn nên yêu cầu cô dịch và diễn đạt lại văn của ông chủ cập nhật các kịch bản lừa đảo phù hợp với tình hình thực tế.

Phạm Thị Huyền Trang tại cơ quan công an (ảnh CA Bắc Ninh)

Kêu gọi các bị hại cung cấp thông tin

Theo cơ quan công an, để tạo thành vòng tròn khép kín, lừa đảo trót lọt, các đối tượng quản lý chia làm 3 nhóm gồm: Cào 1, Cào 2, Cào 3 và phân công nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, có 5 đối tượng chính gồm: Nguyễn Văn Mạnh, Đỗ Văn Nghĩa; Phạm Thị Huyền Trang; Đinh Như Quỳnh, 23 tuổi, ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ; Nguyễn Đức Toàn, 32 tuổi ở quận An Dương, TP Hải Phòng.

Một trong những nguyên nhân khiến người dân sập bẫy chính là những kịch bản lừa đảo hoàn hảo, bài bản được các đối tượng xây dựng rất chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Trong đó Phạm Thị Huyền Trang là đối tượng quản lý cấp cao, có nhiệm vụ xây dựng kịch bản lừa đảo, đào tạo, huấn luyện các Cào 1, Cào 2, Cào 3.

Theo các đối tượng cho biết thì những kịch bản này đều rất phù hợp với tình hình thực tế, những khó khăn trong giải quyết bất cập mà người dân đang gặp phải.

Cơ quan Công an đề nghị những ai là bị hại từ những thủ đoạn trên thì liên hệ ngay Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh để phối hợp điều tra, giải quyết; đồng thời yêu cầu các đối tượng liên quan ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Hôm qua, mẹ chồng ra xe về quê ăn Tết, chồng tôi dấm dúi cho bà 1 triệu đi đường. Cả năm qua bà ở với gia đình tôi chăm cháu và giúp việc nhà vô cùng chu đáo. Ai ngờ bố đ/ẻ tôi nhìn thấy cảnh đó vội giật lại ngay. Tôi quá bất ngờ với hành động của bố, đang định chạy ra can ngăn bố thì ông nói 1 câu sững người, mẹ chồng nghe thấy thì cười tươi ra về

0

Ngày hôm kia, mẹ chồng về chuẩn bị ăn Tết, chồng tôi dấm dúi cho bà 1 triệu và vô tình bố tôi nhìn thấy.

Tôi là con gái duy nhất nên bố mẹ luôn muốn tôi tìm được anh chàng nào chịu ở rể mới đồng ý cưới, còn không thì từ chối hết. Lúc đầu tôi không đồng tình với quan điểm đó của bố mẹ, bởi quá khó, biết tìm đâu ra người chịu ở rể.

Thế nên tôi chỉ biết vâng dạ và tìm người đàng hoàng để yêu, đến đâu hay đến đó. Nhưng thật may mắn, khi tôi gặp Huấn, người hiền khô và chăm chỉ lại rất hợp gu với bố tôi.

Mỗi khi 2 người gặp nhau, ngồi nói cả giờ không hết chuyện. Anh và bố tôi có sở thích xem bóng đá và bình luận, từ những điểm chung đơn giản đó giúp Huấn nhanh chóng lấy được thiện cảm của gia đình tôi.

Cũng chính lối sống đơn giản và quý người của bố mẹ tôi đã khiến Huấn cảm thấy thật hạnh phúc mỗi khi đến nhà tôi chơi. Vì thế khi bố tôi đề nghị Huấn ở rể sau khi cưới thì anh không do dự mà đồng ý ngay.

Vậy là mong ước bao lâu nay của bố mẹ tôi đã thực hiện được. Nhưng để không khí gia đình luôn vui vẻ ấm áp là sự cố gắng từ cả 2 bên. Cả bố và chồng tôi đều là những người có gì nói ngay, không để bụng và sau khi trút hết bức xúc trong người thì cười vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Huấn hiền khô và chăm chỉ. (Ảnh minh họa)

Có lần chồng tôi uống rượu với bạn mà 1h đêm mới về, tôi giận lắm, chồng gọi không thèm ra mở cổng. Thế là anh đành phải gọi điện nhờ bố vợ mở cửa. Bố tôi lúc đó đã ngủ say nhưng vẫn phải dậy mở cổng cho con rể vào.

Nhìn thấy con rể uống say mà con gái không chịu chăm sóc, bố đành phải thay quần áo cho con rể và pha cho cốc nước cam giải rượu. Anh uống vào không hợp nên đã cho ra hết, thế là bố tôi lại phải dọn bãi chiến trường. Tôi đã ghi lại cảnh bố âm thầm làm với con rể trong đêm.

Sáng hôm sau, chồng tôi tỉnh dậy, bố tôi qua hỏi thăm và lớn giọng nhắc con rể lần sau đừng uống quá chén và nhớ về trước 12h đêm. Nếu còn tái phạm, ông để mặc không quan tâm chăm sóc nữa.

Nói xong rồi ông bỏ đi, còn chồng tôi ngơ ngác không hiểu ông đã làm những gì trong đêm mà kể công. Sau đó, tôi đưa cho anh ấy xem đoạn video đã quay trong đêm. Khi hiểu ra mọi chuyện, chồng tôi đã qua xin lỗi và cảm ơn bố vợ, hứa sẽ không tái phạm. 6 năm nay, anh đã thực hiện được lời hứa đó với bố vợ.

Chồng tôi tỉnh dậy, bố tôi qua hỏi thăm và lớn giọng nhắc con rể lần sau đừng uống quá chén và nhớ về trước 12h đêm. (Ảnh minh họa)

Từ ngày sinh con thứ 2, tôi muốn thuê người giúp việc chăm sóc bé vì bố mẹ tôi vẫn còn đi làm, nhưng chồng lại nói:

“Bà nội ở quê quanh năm đi làm thuê kiếm tiền, mỗi ngày dậy sớm làm đến tối muộn mới về mà chỉ kiếm được 200 nghìn. Anh muốn bà ra chăm sóc cháu và chúng ta sẽ trả lương tháng để bà đỡ vất vả”.

Nghe chồng nói hợp lý nên tôi đồng ý ngay, bố mẹ tôi cũng không ý kiến gì, thậm chí mừng và an tâm. Vậy là mẹ chồng đã sống ở nhà tôi gần 1 năm nay. Bà vốn là người chăm chỉ, ngồi chơi không chịu được. Tôi chỉ nhờ bà nội trông mỗi cháu, còn việc khác tôi và bà ngoại sẽ sắp xếp thời gian để hoàn thành.

Vậy mà ngày nào mọi người đi làm về nhà cửa đều gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đâu vào đấy, cả nhà chỉ việc ngồi vào bàn ăn. Mẹ chồng thường nói là cháu ngoan nên cứ rảnh là làm, ngồi chơi nhiều cũng chán.

Ngày hôm kia, mẹ chồng về chuẩn bị ăn Tết, chồng tôi dấm dúi cho bà 1 triệu và vô tình bố tôi nhìn thấy. Ông bực lắm, trách vợ chồng tôi hà tiện, bà làm cả năm mà biếu được 1 triệu. Thế là ông rút trong ví ra 10 triệu biếu bà thông gia.

Sự hào phóng của bố khiến chồng tôi rất vui và hạnh phúc, anh đã cảm ơn bố vợ đối xử tốt với bà nội.