Home Blog Page 12

Lấy vợ xong 2 vợ chồng Thắng chuyển ra sống ở một căn hộ chung cư rất rộng. Thương mẹ ở quê phải sống một mình, Thắng đón mẹ lên ở cùng nghe tin con dâu có bầu, bà cũng muốn lên đó để giúp đỡ con dâu.Dung không ưa mẹ chồng, nhưng cô chưa bao giờ thể hiện điều đó ra trước mặt Thắng. Dung ở nhà dưỡng thai, Thắng thì hay đi công tác nên nhà chỉ có hai mẹ con Dung. Buổi sáng, bà Nhung tất tả đi chợ, lọ mọ nấu ăn nhưng đến khi bưng mâm cơm lên, chỉ có bà đụng đũa. Cô con dâu tiểu thư bảo: “Mẹ cứ ăn trước đi” nhưng rồi khi bà Nhung vào phòng khác, Dung lại mang cả mâm cơm đổ vào bồn cầu. Cô gọi đồ ăn khác đến ăn. Cho đến ngày bà tận mắt cô con dâu một tay bưng đĩa thức ăn, một tay bịt mũi rồi đổ đĩa thức ăn vào bồn cầu thì bà mới vỡ lẽ. Lúc đầu, Dung còn giữ ý, đổ cơm sau lưng mẹ chồng, sau cô cứ thế mang vào bồn cầu đổ cái rụp. Bà Nhung cố nén nước mắt hỏi con dâu sao lại làm vậy thì Dung tỉnh bơ bảo: “Con thấy móng tay mẹ đầy gh::ét, đ:en thế thì nấu cơm kiểu gì cũng có vi khuẩn, con không ăn được”. Bà Nhung đ::iếng người, sau lần đó, bà chỉ nấu cơm cho mình bà ăn, nhưng hôm sau đã nghe cô con dâu gọi điện về mách mẹ: “Mẹ ơi, mẹ chồng con ghê lắm, bà ta chỉ biết sướng cái thân mình. Con đã nuôi báo cô rồi còn bị bỏ đói, bà ấy nấu cơm cho mình bà ta ăn thôi mẹ ạ”. Bà Nhung buồn bã trước thái độ của con dâu và con trai, bà một mực đòi về quê nhưng nhà dưới đó Thắng đã bán mất rồi còn đâu…Đọc tiếp tại bình luận..

0
Bà Nhung nén nước mắt hỏi con dâu sao lại làm vậy thì Dung tỉnh bơ bảo: “Con thấy móng tay mẹ đầy ghét, đen thế thì nấu cơm kiểu gì cũng có vi khuẩn, con không ăn được”.
Cái tin Thắng lấy vợ thành phố khiến bà Nhung thấp thỏm cả đêm không ngủ. Bà lo lắm vì gia cảnh nhà bà không được tốt như người ta. Trong khi cả xóm đều có nhà lầu, chí ít là nhà mái bằng thì mẹ con bà chỉ có căn nhà cấp 4 cũ kĩ, tài sản duy nhất của bà là bộ bàn ghế bằng gỗ đặt ở giữa nhà.
Đây cũng là món quà mà Thắng tặng cho mẹ sau mấy năm làm thêm ở Đại học. Bà Nhung thấy con về nhà bảo mẹ chuẩn bị cỗ cưới thì nắm lấy tay con bảo: “Thắng này, con lấy vợ là tiểu thư nhà giàu thế có ổn không? Nó có chịu được gia cảnh nhà mình không?”. Thắng nghe mẹ bảo thì cười rồi an ủi mẹ: “Mẹ yên tâm, Dung biết điều lắm, tụi con yêu nhau vì tình nghĩa chứ không phải vì gia cảnh giàu có đâu mẹ ạ”.

Thấy con trai nói thế, bà Nhung cũng đỡ lo. Nhưng ngày ăn hỏi, thấy cả gia đình nhà gái ăn mặc lịch sự, vàng đeo đầy người, ô tô đỗ đầy trước cổng, bà Nhung cứ thấy buồn buồn. Bà chỉ có Thắng là con trai duy nhất, chồng bà mất sớm nên một tay bà vất vả nuôi Thắng khôn lớn, nguyện vọng lớn nhất của bà Nhung là muốn con được sống hạnh phúc mà thôi.

Khoc rong con dau ngay nao cung do com me chong nau vao bon cau
 Bà Nhung lo lắng khi con trai lấy tiểu thư thành phố (Ảnh minh họa)

Thế rồi đám cưới cũng diễn ra suôn sẻ. Bà Nhung cũng mừng vì thấy bên nhà gái cũng biết điều, họ không tỏ vẻ gì là chê nhà bà nghèo cả. Những tưởng mọi chuyện đã êm đẹp nào ngờ.
Vợ chồng Thắng chuyển ra sống ở một căn hộ chung cư rất rộng. Thương mẹ ở quê phải sống một mình, Thắng đón mẹ lên ở cùng. Phải nói mãi bà Nhung mới chịu lên ở cùng vợ chồng con trai vì bà không muốn xa quê, nhưng rồi nghe tin con dâu có bầu, bà cũng muốn lên đó để giúp đỡ con dâu chút nào hay chút đó.
Dung không ưa mẹ chồng, nhưng cô chưa bao giờ thể hiện điều đó ra trước mặt Thắng. Cô yêu Thắng thật lòng, nhưng giá như không có sự xuất hiện của bà mẹ chồng nhà quê này thì có lẽ, cuộc sống của vợ chồng cô đã thoải mái hơn rất nhiều. Dung bảo thuê ô sin nhưng mẹ chồng cô cứ gạt đi, bảo bà còn khỏe, bà làm được tất cả.
Dung ở nhà dưỡng thai, Thắng thì hay đi công tác nên nhà chỉ có hai mẹ con Dung. Buổi sáng, bà Nhung tất tả đi chợ, lọ mọ nấu ăn nhưng đến khi bưng mâm cơm lên, chỉ có bà đụng đũa. Cô con dâu tiểu thư bảo: “Mẹ cứ ăn trước đi” nhưng rồi khi bà Nhung vào phòng khác, Dung lại mang cả mâm cơm đổ vào bồn cầu. Cô gọi đồ ăn khác đến ăn. Bà Nhung nhiều lần thấy con dâu ngồi ăn mỳ Ý, pizza thì lấy làm lạ, cho đến ngày bà tận mắt cô con dâu một tay bưng đĩa thức ăn, một tay bịt mũi rồi đổ đĩa thức ăn vào bồn cầu thì bà mới vỡ lẽ.
Lúc đầu, Dung còn giữ ý, đổ cơm sau lưng mẹ chồng, sau cô cứ thế mang vào bồn cầu đổ cái rụp. Bà Nhung cố nén nước mắt hỏi con dâu sao lại làm vậy thì Dung tỉnh bơ bảo: “Con thấy móng tay mẹ đầy ghét, đen thế thì nấu cơm kiểu gì cũng có vi khuẩn, con không ăn được”.

Khoc rong con dau ngay nao cung do com me chong nau vao bon cau-Hinh-2
 “Con thấy móng tay mẹ đầy ghét, đen thế thì nấu cơm kiểu gì cũng có vi khuẩn, con không ăn được”. (Ảnh minh họa)

Bà Nhung điếng người, sau lần đó, bà chỉ nấu cơm cho mình bà ăn, nhưng hôm sau đã nghe cô con dâu gọi điện về mách mẹ: “Mẹ ơi, mẹ chồng con ghê lắm, bà ta chỉ biết sướng cái thân mình. Con đã nuôi báo cô rồi còn bị bỏ đói, bà ấy nấu cơm cho mình bà ta ăn thôi mẹ ạ”. Bà Nhung choáng quá, không ngờ con dâu của bà lại đặt điều vậy. Thắng đi công tác về, thấy vợ gầy đi trông thấy lại mắng mẹ, bảo bà không chăm lo gì cho vợ anh, đằng nào vợ anh cũng đang bầu bí.
Bà Nhung buồn bã trước thái độ của con dâu và con trai, bà một mực đòi về quê nhưng nhà dưới đó Thắng đã bán mất rồi còn đâu, thế là bà cắn răng ở lại thành phố cùng con trai. Lúc này Dung đã mang thai ở tháng thứ 8, bụng khệ nệ lắm rồi, bà Nhung nghĩ, thôi thì trăm sự cũng vì cháu vì con, thân mình già rồi không tính làm gì.
Hôm đó bà nấu cơm như thường lệ nhưng lại có món canh rau ngót. Vừa nhìn thấy món đó, Dung đã nổi điên, cô chửi um nhà, bảo mẹ chồng muốn đầu độc cô, muốn cô sảy thai nên mới nấu món đó. Bà Nhung nói rằng, do cứ nghĩ Dung không ăn nên bà mới nấu, nào ngờ Nhung lôi xềnh xệch mẹ chồng vào trong nhà tắm, đổ cả tô canh vào bồn cầu rồi ấn đầu mẹ chồng xuống đó bảo: “Bà ăn đi, ăn đi xem có ăn được không mà bắt tôi ăn. Tôi chịu đựng suốt cả gần 1 năm trời rồi”.
Bà Nhung bị con dâu đập đầu xuống bồn cầu chảy máu be bét. Xong xuôi, Dung kéo mẹ chồng ra ngoài ấn bà vào cầu thang máy rồi bảo: “Bà đi đi, về quê hay đi đâu thì kệ, miễn là đừng xuất hiện trước mặt tôi nữa.
Sau đó Thắng về, Dung khóc bù lu bù loa bảo mẹ đi mất rồi, cô không giữ được. Thắng bảo sao không gọi cho anh ngay thì Dung nói sợ ảnh hưởng đến công việc của Thắng. Thắng cuống cuồng lục tung cả thành phố lên tìm mẹ, thậm chí về quê để tìm nhưng không thấy.
Những chuỗi ngày sau đó với Thắng như sống trong địa ngục. 1 năm, rồi 2 năm, trôi qua vẫn không thấy tin mẹ, Thắng đau đớn nghĩ đến trường hợp mẹ mình bị tai nạn rồi đủ thứ chuyện không may khác cho đến một ngày…
Dung lúc đó đã gần như quên chuyện mẹ chồng, hôm đó cô đi du lịch với công ty, đến lúc về, mở cửa thì thấy Thắng ngồi trong nhà, bên cạnh là bà mẹ chồng đã mất tích mấy năm trước. Dung bủn rủn chân tay. Thắng thấy vợ về thì thủng thẳng bảo: “Dung, vào lạy mẹ đi, mẹ từ cõi chết trở về đấy”.
Dung lúng túng, chạy vào định diễn kịch thì bà Nhung đã hất tay con dâu ra. Bà không còn nhẫn nhịn như trước nữa, bà đã kể hết chuyện cho con trai nghe. Thắng điên lắm, anh chìa ra cho vợ tờ đơn ly hôn rồi dắt mẹ ra khỏi nhà. Dung khóc nức nở, quỳ xuống xin lỗi chồng nhưng đã muộn.
Thắng thuê một căn nhà nhỏ rồi hai mẹ con sống với nhau. Những tưởng như thế đã xong chuyện, nào ngờ đến một ngày, khi bà Nhung đi chợ thì thấy Dung ôm con lếch thếch đi ngoài đường. Cũng đã tròn 5 năm từ ngày bà bị con dâu đuổi đi, giờ thấy cảnh đấy, bà khá tò mò. Bà về chỗ nhà cũ, hỏi han xung quanh mới biết không lâu sau đó, Dung lấy chồng mới nhưng gã này vũ phu, thường xuyên đánh đập vợ, không những thế, gã ta lại còn rất keo kiệt, mang tiếng là tiểu thư nhà giàu mà Dung chẳng có bữa cơm nào ra hồn.
Bà Dung nhìn cảnh hai mẹ con Dung dắt nhau vào cửa hàng bánh mỳ gần đó, hai người gọi hai ổ rồi ăn ngấu nghiến mà xót cả ruột. Nhưng âu đó cũng là cái giá mà một người không biết trọng tình nghĩa, trên dưới như Dung phải chịu.

Bố chồng tuổi cao sức yếu có dự cảm chẳng lành, một ngày nọ ông gọi tất cả chúng tôi gồm 6 người con về chia tài sản 42 triệu đồng. Vợ chồng anh cả b-ĩu môi bỏ đi ngay sau khi biết con số. Những người khác cố dò hỏi xem bố có chịu bán đất không. Riêng vợ chồng tôi lặng lẽ cầm cuốn sổ tiết kiệm nhưng lúc mở ra thì…

0

Người ta nói, khi người già cảm thấy thời gian của mình không còn dài, họ thường có những dự cảm rất lạ. Bố chồng tôi là một người trầm lặng, ít nói. Ông luôn yêu thương con cái, nhưng không hay thể hiện bằng lời. Hơn 80 tuổi, sức khỏe ông đã yếu đi nhiều. Những lần lên cơn ho kéo dài khiến ông phải vào viện nhiều hơn ở nhà. Mỗi lần nhìn ông ngồi thẫn thờ trên chiếc ghế gỗ trước sân, tôi lại thấy lòng trĩu nặng.

Một buổi sáng, ông gọi điện cho tất cả sáu người con, yêu cầu mỗi gia đình có mặt tại nhà vào ngày cuối tuần. Giọng ông vẫn trầm ấm như thường ngày, nhưng ẩn chứa một sự nghiêm trọng khiến tôi lo lắng.

Ngày hôm đó, các anh chị em trong gia đình đều đến đông đủ. Phòng khách nhỏ của ông đông kín người, nhưng không ai nói nhiều. Bố ngồi ở chiếc ghế gỗ cũ kỹ quen thuộc, tay cầm một cuốn sổ tiết kiệm nhỏ.

Ông cất giọng chậm rãi:

Bố không còn trẻ nữa. Sức khỏe bố cũng yếu rồi, chẳng biết còn sống được bao lâu. Bố gọi các con về để chia chút tài sản cuối cùng. Bố chỉ có 42 triệu đồng, không nhiều, nhưng bố muốn mỗi người nhận một chút để ghi nhớ bố mẹ.

Không khí trong phòng chùng xuống. 42 triệu đồng, chia cho sáu người, mỗi gia đình chưa được 7 triệu. Vợ chồng anh cả vừa nghe xong liền bĩu môi:

Bố làm tụi con mất công về đây chỉ để nhận chút tiền lẻ này sao?

Nói rồi, họ đứng dậy, kéo nhau ra về mà không chào một câu. Ông chỉ cúi đầu, không nói gì.

Chị hai và anh ba bắt đầu dò hỏi:

Bố, nhà đất này rộng thế, sao bố không bán đi rồi chia đều? Dù sao bố ở đây một mình cũng không tiện.

Ông khẽ thở dài:

Đây là nhà tổ tiên để lại, bố không muốn bán.

Những câu hỏi thúc ép dồn dập khiến ông trông như già thêm vài tuổi. Còn chúng tôi, vợ chồng tôi chỉ im lặng. Dù sao, số tiền ấy với chúng tôi không quan trọng, mà điều chúng tôi lo là sức khỏe của ông.

Sau khi anh chị em lần lượt nhận cuốn sổ tiết kiệm nhỏ bé và ra về, tôi và chồng vẫn nán lại. Bố nhìn chúng tôi, ánh mắt như muốn nói điều gì đó.

Bố, bố có cần gì không? Hay bố muốn chúng con làm gì?

Ông lắc đầu, đẩy cuốn sổ về phía chúng tôi:

Đây là phần của các con. Nhớ giữ gìn.

Chúng tôi cầm cuốn sổ, cảm thấy nặng trĩu trong tay. Chồng tôi mở ra, định xem số dư, nhưng rồi bất ngờ dừng lại, ánh mắt tròn xoe. Tôi liếc nhìn, tim chợt đập mạnh:

Trong cuốn sổ không chỉ có 7 triệu đồng, mà là 700 triệu đồng.

Bố… sao lại…?

Ông cười nhẹ, giọng vẫn điềm tĩnh:

Bố biết các con không cần tiền, nhưng bố muốn các con giữ món quà này. Đây là số tiền bố dành dụm cả đời. Các con sống tử tế, biết yêu thương bố, nên bố tin các con sẽ biết cách sử dụng.

Tôi và chồng nghẹn ngào không thốt lên lời. Tôi không ngờ bố lại dành cho chúng tôi một món quà lớn như vậy, không chỉ về giá trị vật chất, mà còn là niềm tin và tình yêu thương.

Sau khi về nhà, tôi và chồng suy nghĩ rất lâu về số tiền ấy. Cuối cùng, chúng tôi quyết định trở lại gặp bố, ngỏ ý sử dụng một phần tiền để sửa lại căn nhà cũ kỹ ông đang sống.

Khi nghe chúng tôi nói, ông mỉm cười:

Bố không cần gì nhiều. Chỉ cần các con sống vui vẻ, hạnh phúc là bố mãn nguyện rồi.

Những ngày sau đó, vợ chồng tôi thường xuyên ghé thăm ông hơn, mang theo những món ăn ông thích, chăm sóc ông như một cách trả lại phần nào tình yêu thương ông đã dành cho chúng tôi.

Còn với anh cả và những người khác, sau khi biết số tiền thật trong cuốn sổ, họ tìm đến trách móc ông, nhưng bố chỉ lắc đầu:

Tài sản là để chia cho những người biết trân trọng và yêu thương.

Lời nói của ông khiến họ im lặng, nhưng không ít người trong lòng vẫn còn hằn học.

Cuộc sống của chúng tôi tiếp tục trôi qua, nhưng sự hiện diện của bố trong những ngày còn lại đã trở thành điều quý giá hơn bất cứ tài sản nào. Và khi ông ra đi vào một buổi sáng bình yên, tôi nhận ra rằng, món quà ông để lại không chỉ là số tiền, mà còn là bài học sâu sắc về giá trị của tình thân.

Chúng tôi giữ lại căn nhà ấy, như một kỷ niệm thiêng liêng về người cha đáng kính của mình, để mỗi lần trở về, tôi lại thấy như ông vẫn còn đâu đây, mỉm cười nhìn chúng tôi sống hạnh phúc.

Câu chuyện kết thúc với bài học nhân văn: Tình yêu thương chân thành là tài sản quý giá nhất mà một người có thể để lại cho gia đình.

Chi tiết thủ tục cấp lại sổ đỏ với phần diện tích đất tăng thêm 10 Tháng mười một, 2024 Trường hợp diện tích thực tế khác với sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người dân được cấp lại sổ đỏ tương ứng với diện tích thực tế.

0

Cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất theo điều 24a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 20 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, nội dung quy định như sau:

– Trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất y và ranh giới thửa đất thực tế có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện như sau:

+ Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:

a) Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận cho thửa đất gốc (thửa đất chưa có diện tích đất tăng thêm) theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này nếu thửa đất gốc đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

 
Khi diện tích đất tăng thêm, người dân được cấp lại sổ đỏ theo quy định của pháp luật. Ảnh: LĐO

b) Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, Khoản 2 Điều 82 và thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

Về lệ phí cấp lại giấy chứng nhận

Theo quy định, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Đi làm về ,thấy con riêng của chồng đang nấu cơm mà tôi rơi nước mắt ! Tôi đi làm về sớm hơn chồng nên chứng kiến cảnh con trai vào bếp nấu ăn .Nhìn mâm cơm tuy đơn giản nhưng ấm áp ,tôi không khỏi cảm động …Khi tôi bước vào căn nhà nhỏ của mình hôm đó, ánh mắt tôi chợt dừng lại nơi căn bếp. Trước mắt tôi là một hình ảnh khiến tôi nghẹn ngào: thằng bé – con riêng của chồng tôi, đang loay hoay với đôi tay nhỏ bé nấu ăn. Dáng vẻ gầy guộc của cháu đứng bên bếp lửa, chăm chú lật miếng trứng trên chảo, khiến tôi như bị cuốn vào một cảm giác ấm áp lạ kỳ. Tôi nhớ rất rõ ngày đầu tiên tôi gặp thằng bé. Chồng tôi từng ly hôn, và cậu bé – con trai riêng của anh…Đọc tiếp tại bình luận

0

Khi tôi bước vào căn nhà nhỏ của mình hôm đó, ánh mắt tôi chợt dừng lại nơi căn bếp. Trước mắt tôi là một hình ảnh khiến tôi nghẹn ngào: thằng bé – con riêng của chồng tôi, đang loay hoay với đôi tay nhỏ bé nấu ăn. Dáng vẻ gầy guộc của cháu đứng bên bếp lửa, chăm chú lật miếng trứng trên chảo, khiến tôi như bị cuốn vào một cảm giác ấm áp lạ kỳ.

Tôi nhớ rất rõ ngày đầu tiên tôi gặp thằng bé. Chồng tôi từng ly hôn, và cậu bé – con trai riêng của anh, sống cùng mẹ ruột. Khi mẹ cháu chuẩn bị đi xuất khẩu lao động, chị ấy dẫn cháu đến gửi lại cho chúng tôi. Lúc đó, cháu đang học lớp 7. Ban đầu, tôi lo lắng, thậm chí trằn trọc mất ngủ nhiều đêm liền. Tôi không dám chắc mình có thể yêu thương một đứa trẻ không phải máu mủ ruột rà.

Đêm tái hôn, ngồi ngắm chồng mới và con trai riêng ôm nhau ngủ lăn lóc trên giường khiến mẹ đơn thân bật khóc

Nhưng từ giây phút đầu tiên thằng bé gọi tôi là “mẹ” thay vì “dì”, mọi bức tường trong lòng tôi dường như bị phá bỏ. Đó không phải là sự ràng buộc về danh xưng, mà là cách cháu nhìn tôi – ánh mắt chân thành, mong đợi, đầy hy vọng. Cháu nắm tay tôi, nói một cách rụt rè nhưng đầy quyết tâm:

Mẹ ơi, mẹ giúp con với nhé.

Tôi nghẹn ngào, không biết nói gì ngoài gật đầu.

Từ đó, cuộc sống của chúng tôi dần thay đổi. Cháu không chỉ gọi tôi là “mẹ” mà còn luôn cố gắng giúp tôi trong mọi việc. Cháu quét nhà, phơi quần áo, rửa bát – những công việc tôi nghĩ rằng một đứa trẻ ở tuổi cháu không cần làm. Mỗi khi tôi bảo cháu nghỉ ngơi, cháu lại cười và nói:

Con làm được mà mẹ, ở nhà con cũng giúp mẹ ruột như thế này.

Những lúc rảnh rỗi, cháu thường hỏi han tôi về em bé mà tôi đang mang trong bụng. Cháu hào hứng lên kế hoạch:

Khi em bé ra đời, con sẽ giúp mẹ chăm sóc em. Con sẽ chơi với em để mẹ không mệt nhé!

Câu nói của cháu khiến tôi vừa buồn cười vừa xúc động. Một đứa trẻ còn chưa đủ lớn đã sẵn lòng san sẻ gánh nặng với tôi, một người mẹ kế.

Tôi còn nhớ một buổi tối, khi cả nhà ngồi xem tivi, cháu đột nhiên hỏi:

Mẹ ơi, mẹ có buồn không khi phải chăm sóc con?

Tôi bất ngờ, đặt tay lên vai cháu và đáp:

Mẹ không buồn, vì mẹ yêu con.

Ánh mắt cháu sáng lên, nhưng tôi cũng nhận ra chút u buồn ẩn giấu trong đó.

Ngày hôm đó, khi tôi thấy cháu loay hoay trong bếp, tôi đã thực sự rơi nước mắt. Cháu không chỉ nấu ăn mà còn pha nước cam cho tôi, bảo tôi ngồi nghỉ. Mâm cơm đơn giản với cá kho, rau luộc và đĩa trứng chiên, nhưng sao tôi lại cảm thấy nó quý giá hơn bất kỳ mâm cỗ nào.

Trong bữa cơm, cháu kể rằng ở trường có bạn bè hỏi về mẹ kế. Cháu chỉ cười và nói:

Mẹ mình rất tốt.

Những lời nói ấy khiến tôi xúc động mãnh liệt.

Từ một người mẹ kế đầy hoài nghi và lo lắng, tôi đã dần trở thành người mẹ thực thụ của cháu. Tôi không biết liệu tình yêu thương tôi dành cho cháu có đủ để bù đắp cho những thiệt thòi mà cháu đã trải qua hay không, nhưng tôi tin rằng chỉ cần tôi hết lòng yêu thương, cháu sẽ cảm nhận được.

Đôi khi, tôi nghĩ về tương lai, khi cháu lớn lên và bước ra khỏi vòng tay của tôi. Dù thế nào đi nữa, tôi luôn biết rằng mình đã may mắn khi có cháu trong đời.

Câu chuyện của chúng tôi là minh chứng rằng tình yêu không chỉ tồn tại giữa những người có cùng dòng máu, mà còn có thể được xây dựng qua sự chân thành, lòng tin và những hành động nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa.

Vì lấy chồng xa, nhà bố mẹ chồng neo người nên 9 năm qua, tôi mới chỉ về ngoại ăn Tết được 2 lần. Trong 2 lần đó thì có một lần chồng tôi vắng mặt vì lý do sức khỏe. Thật ra, chồng tôi chỉ hắt hơi sổ mũi bình thường chứ không bệnh tật nặng nề gì, có điều, thấy anh không nhiệt tình, tôi cũng không nài ép. Năm nay, nhà chồng em gái có việc nên mùng 4 Tết mới được về ngoại. Thương bố mẹ, con cũng đã lớn nên tôi đề xuất với chồng về ngoại ăn Tết từ ngày 29 đến mùng 3. Tôi tưởng, chồng sẽ thấu hiểu tâm tư của vợ mà đồng ý, nào ngờ, anh ngúng nguẩy đưa ra lý do hết h:ồ:n, đến bố mẹ anh còn lắc đầu ng:án ngẩm, đọc thêm dưới bình luận

0

Tôi không ngờ, bố mẹ chồng lại phản ứng như vậy khi tôi xin phép đưa con về ngoại đón Tết.

Tôi là người Hà Tĩnh, lấy chồng Hà Nội. Chúng tôi cưới nhau năm 2015, hiện tại đã có 2 đứa con.

Bố mẹ chồng tôi có hai người con: một gái, một trai. Chị chồng tôi lấy chồng Thái Bình, năm nào cũng về quê nội ăn Tết đến sáng mùng 2 mới ra Hà Nội đón Tết ngoại. Dù chỉ có một mình chồng tôi là con trai nhưng ông bà vẫn rất thoải mái khi chúng tôi đề xuất ra ở riêng. Vợ chồng tôi mua một căn nhà nhỏ, cách ông bà nội chừng 1 cây số, vẫn thường xuyên đi lại giữa hai nhà.

Tôi thất vọng khi chồng không chịu về ngoại ăn Tết (ảnh minh họa)

Tôi thất vọng khi chồng không chịu về ngoại ăn Tết (ảnh minh họa)

9 năm làm dâu, mối quan hệ giữa tôi và bố mẹ chồng khá tốt. Tuy không tránh được những lúc “cơm không lành, canh không ngọt” nhưng nhìn chung, đôi bên cùng biết lựa nhau. Bố mẹ chồng vẫn thường tự hào với bạn bè, chưa bao giờ để xảy ra xích mích lớn với con dâu. Và tôi cũng vậy.

Vì lấy chồng xa, nhà bố mẹ chồng neo người nên 9 năm qua, tôi mới chỉ về ngoại ăn Tết được 2 lần. Trong 2 lần đó thì có một lần chồng tôi vắng mặt vì lý do sức khỏe. Thật ra, chồng tôi chỉ hắt hơi sổ mũi bình thường chứ không bệnh tật nặng nề gì, có điều, thấy anh không nhiệt tình, tôi cũng không nài ép.

Tính từ lần gất nhất về ngoại đón Tết đến giờ cũng đã 4 năm. 4 năm qua, tôi hết bận con nhỏ đến bận việc nhà chồng nên lỡ hẹn Tết quê ngoại. Bố mẹ tôi có hai cô con gái, cả hai đều lấy chồng xa. May thay, vợ chồng em gái tôi năm nào cũng về ăn Tết cùng bố mẹ.

Năm nay, nhà chồng em gái có việc nên mùng 4 Tết mới được về ngoại. Thương bố mẹ, con cũng đã lớn nên tôi đề xuất với chồng về ngoại ăn Tết từ ngày 29 đến mùng 3. Tôi tưởng, chồng sẽ thấu hiểu tâm tư của vợ mà đồng ý, nào ngờ, anh ngúng nguẩy viện đủ lý do để từ chối.

Ban đầu, anh bảo ngại đường xa, sau đó lại nói thương bố mẹ ở Hà Nội ăn Tết trong cô đơn, cuối cùng lại bảo không muốn về ngoại vì không biết uống rượu. Tôi nói: “Anh không uống thì không ai ép, không phải lăn tăn”. Chồng tôi đến cuối cùng vẫn từ chối theo tôi về quê ngoại. Anh còn đưa ra phương án chia đôi hai đứa con, đứa nhỏ theo tôi về Hà Tĩnh, đứa lớn ở lại Hà Nội ăn Tết cùng anh. Tôi không còn gì để nói với người chồng vô tâm như vậy.

Khi xin phép bố mẹ chồng về quê ngoại đón Tết, tôi cũng trình bày luôn lý do chồng không về cùng. Tưởng bố mẹ chồng tôi chỉ “nhắm mắt làm ngơ”, không ngờ ông bà nổi giận đùng đùng, mắng chồng tôi là người ích kỷ, lấy vợ chỉ biết đến vợ mà không quan tâm nhà vợ.

Mẹ chồng tôi nói: “Vợ anh bao năm phục vụ Tết cho nhà anh, 4 năm ròng mới rủ anh về ngoại đón Tết mà anh từ chối. Anh còn muốn chia cách 2 đứa trẻ. Anh làm chồng, làm rể thế à?”.

Câu nói của mẹ chồng khiến tôi xúc động rơi nước mắt, còn chồng tôi không dám cãi một lời. Riêng bố chồng không chỉ ủng hộ mà còn cho tôi tiền vé và mua sắm để con về ngoại ăn Tết.

Sự bao dung, độ lượng của bố mẹ chồng khiến tôi trân trọng. Có sự thấu hiểu của họ, chồng tôi dù đồng ý về ngoại ăn Tết hay không cũng không còn quan trọng nữa.

Nhà sư 81 tuổi nói: ‘Trước Phật nói thầm ba câu này, điều xấu sẽ tan biến, điều tốt lành sẽ đến’

0

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người đi thắp hương lễ Phật với mong muốn được Thần Phật phù hộ, cầu mong mọi việc suôn sẻ, nhanh chóng thoát khỏi những điều không vừa ý.

Một người bạn của tôi tin vào đạo Phật. Anh kể rằng có một thời gian anh gặp khó khăn ở mọi nơi trong cuộc sống nhưng những điều này đã thay đổi sau khi anh ấy thắp hương và lễ Phật. Vận may của anh ấy chuyển từ xấu thành tốt, và việc xử lý những vấn đề trong cuộc sống của anh ấy trở nên suôn sẻ hơn.

nhà sư, bí quyết nhà sư, nhà sư dạy, người xưa, cổ nhân dạy, đạo Phật,

Có lần tôi tò mò hỏi anh: “Niềm tin vào đạo Phật có thực sự hữu ích không?” Anh ấy trả lời tôi, tất nhiên. Trước khi thắp hương, anh không tin, sau khi lễ Phật, anh tràn đầy khát vọng về cuộc sống tương lai. Sau khi nói chuyện, anh ấy kể cho tôi nghe về kinh nghiệm thờ Phật của mình và tôi hiểu tại sao anh ấy tin điều đó.

Thì ra trong một lần đi thắp hương lễ Phật, anh đã gặp một vị cao tăng, một nhà sư đã 81 tuổi. Nhà sư đã dạy cho anh ấy rằng khi đi lễ Phật hãy ngồi thiền và nói thầm ba câu trước Phật. Khi đó, trong cuộc sống hàng này phước lành của bạn có thể loại bỏ xui xẻo và gặp may mắn.

Câu đầu tiên là: “Tin thì sẽ có, không tin thì chẳng thấy gì cả”

Nhiều người khi đi chùa lễ Phật thực ra họ không tin vào Phật mà chỉ thử vận may và có tâm lý ăn may. Nếu bạn không thực sự có niềm tin vào chư Phật và Bồ tát, bạn sẽ không thể đạt được mục tiêu là tâm an lạc.

nhà sư, bí quyết nhà sư, nhà sư dạy, người xưa, cổ nhân dạy, đạo Phật,

Những suy nghĩ trong lòng chúng ta có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về ngoại cảnh. Bạn có tâm thế nào, ngoại cảnh sẽ như thế nào trong mắt bạn. Những cảm giác trực tiếp và trực giác về sự vật không phải là tất cả sự thật, mà chỉ là những suy nghĩ.

Vậy khi chúng ta đi thắp hương lễ Phật, quý vị có tin rằng Bồ tát là hai tâm niệm khác nhau thì tất nhiên sẽ sinh ra hai kết quả khác nhau. Nếu bạn tin, thì bạn sẽ hướng tâm về Phật, lúc nào cũng nghĩ về ước nguyện của mình, hướng tới ước nguyện của mình mỗi ngày, và từng bước nhỏ hướng tới ước nguyện của mình, để bạn có thể tự nhiên thực hiện được.

Câu thứ hai là: “Lễ Phật thành tâm, Phật tự nhiên cảm ứng”

Có rất nhiều người có tâm lý may rủi trong cuộc sống hàng ngày. Đến chùa lễ Phật, họ không có tâm chí thành. Họ thường không nghiêm túc và mất tập trung. Người như vậy sẽ không đặt lòng mong cầu vào Phật, cũng không nỗ lực vì mong muốn của chính mình, tất nhiên không thể thực hiện được mong muốn của chính mình.

Khi lễ Phật phải có chánh niệm, không được nửa vời. Lễ Phật thực chất là đặt tâm niệm của mình vào Đức Phật, để không quên nỗ lực vì nó. Làm sao những kẻ bất lương có thể đặt ước nguyện nơi Đức Phật? Thờ Phật chú trọng sự thành tâm, còn hình thức bên ngoài chỉ là thứ yếu.

nhà sư, bí quyết nhà sư, nhà sư dạy, người xưa, cổ nhân dạy, đạo Phật,

Tất cả mọi thứ được sinh ra từ trái tim. Chỉ cần bạn đủ chân thành, đủ niềm tin sẽ cho bạn đủ động lực để thực hiện ước nguyện, để bạn nhìn thế giới bằng sự lạc quan và hy vọng vào tương lai. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trí của bạn. Nếu bạn không tin, khẩu hiệu của bạn có kêu to đến đâu cũng không có tác dụng gì. Thực ra, dù bạn đi thắp hương lễ Phật hay tụng kinh tại nhà, điều quan trọng nhất là tâm của bạn.

Câu thứ ba: “Biết ơn tất cả chúng sinh”

Đến chùa lễ Phật nhất định phải có tâm biết ơn. Bạn phải biết ơn sự chở che của Đức Phật, biết ơn công ơn giáo dục của thầy cô, biết ơn công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, và biết ơn những chúng sinh có ân với mình, trong đó có Đức Phật. Mọi thứ sẽ ban phước lành cho bạn. Những người biết ơn là những người sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống nhiều nhất và là những người may mắn nhất trên thế giới.

nhà sư, bí quyết nhà sư, nhà sư dạy, người xưa, cổ nhân dạy, đạo Phật,

Nếu không biết đền ơn, sao Phật đến giúp cho mình thành tựu tâm nguyện? Khi bạn học cách trả ơn, tự nhiên bạn sẽ nhìn thế giới một cách lạc quan, cảm nhận được vẻ đẹp trong cuộc sống, tự nhiên cảm thấy mình là người may mắn và vận may sẽ tự nhiên đến. Trên đời này, cha mẹ là những người tốt nhất đối với chúng ta và là người mà chúng ta nên biết ơn nhất. Trước hết phải biết báo ơn công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sau đó mới hướng đến Phật, biết ơn Phật, sau mới biết báo ân ân đức đối với mình.

Nguồn : https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/nha-su-81-tuoi-noi-truoc-phat-noi-tham-ba-cau-nay-dieu-xau-se-tan-bien-dieu-tot-lanh-se-den-396509.htm

Trừ điểm bằng lái: Tài xế vi ph:ạm nồng độ cồn bị trừ bao nhiêu điểm, ph;ạt ra sao?

0

Theo quy định mới, một số lỗi vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm bằng lái tối thiểu là 2 điểm và tối đa 10 điểm. Với các lỗi vi phạm có tính chất nguy hiểm, tài xế sẽ bị tước bằng lái.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 30-12, đại tá Nguyễn Quang Nhật (trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục Cảnh sát giao thông) cho biết để đảm bảo triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nghị định số 168/2024, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, sẽ có hiệu lực từ 1-1-2025.

Nghị định này sẽ thay thế cho nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/NĐ-CP).

Trừ tối đa 10 điểm giấy phép lái xe cho mỗi vi phạm

Để kế thừa những kết quả đạt được của nghị định 100/2019 và quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm…, kết hợp với tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, ban soạn thảo nghị định nhận thấy rằng cần thiết phải tăng mức xử phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm.

“Các lỗi được tăng mạnh mức xử lý là các hành vi có tính cố ý, là nguồn nguy hiểm cao độ và là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn”, đại tá Nhật nói. Ông cho biết việc cần thiết phải tăng mức xử phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa.

Bên cạnh việc tăng mức xử phạt, cơ quan chức năng còn quy định hình thức xử phạt mới so với hiện hành, đó là trừ điểm giấy phép lái xe.

Theo đó, tùy theo tính chất vi phạm, lái xe sẽ bị trừ tối thiểu 2 điểm và tối đa 10 điểm đối với mỗi hành vi vi phạm. Đối với các hành vi có tính chất nguy hiểm, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng sẽ áp dụng hình thức tước ngay bằng lái, không quy định việc trừ tối đa 12 điểm như dự thảo trước đây.

Sẵn sàng áp dụng trừ điểm bằng lái từ 1-1-2025, tài xế vi phạm nồng độ sẽ bị phạt ra sao? - Ảnh 2.

Các vi phạm có tính chất nguy hiểm sẽ áp dụng tước bằng lái thay vì trừ điểm – Ảnh: HỒNG QUANG

Đại tá Nhật lấy ví dụ đối với vi phạm nồng độ cồn.

Theo nghị định 168, tài xế có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe (quy định hiện hành là bị tước bằng lái 10-12 tháng).

Tài xế có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4mg/l khí thở sẽ bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe (quy định hiện nay là bị tước bằng lái 16-18 tháng).

Đáng chú ý, với mức vi phạm nồng độ cồn cao nhất là: vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe bị tước ngay bằng lái 22-24 tháng. Không quy định trừ điểm.

Quy định về việc áp dụng hình thức trừ điểm bằng lái, được quy định xuyên suốt trong nghị định. Một số vi phạm khác bị trừ điểm như không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu (trừ 4 điểm), chạy quá tốc độ trên 35km/h (trừ 6 điểm)…

“Cơ quan soạn thảo quy định điều này dựa trên việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi”, ông Nhật cho biết thêm.

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ không được lái xe. Bằng lái sẽ được phục hồi đủ 12 điểm, nếu tài xế không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.

Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, tài xế được thi sát hạch để được phục hồi số điểm này.

Còn cơ quan thực thi là Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nội dung kiểm tra gồm: Lý thuyết kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ căn cứ theo câu hỏi sát hạch lý thuyết để cấp bằng lái và các bài mô phỏng những tình huống giao thông trên máy tính do Bộ Giao thông vận tải quy định.

Lực lượng thực thi phải chấp hành nghiêm

Để các quy định có hiệu lực từ 1-1-2025, đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết Cục Cảnh sát giao thông và lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã hoàn thành việc tập huấn, xây dựng phương án, rà soát bố trí lực lượng, phương tiện để tuyên truyền tới người dân và sẵn sàng xử lý nghiêm các vi phạm.

Lực lượng chức năng sẽ ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của cán bộ chiến sĩ để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông, góp phần dần hình thành thói quen tốt khi tham gia giao thông.

Đối với việc trừ điểm bằng lái xe, Cục Cảnh sát giao thông đã sẵn sàng tương thích các phần mềm xử lý vi phạm, cập nhật các quy định tại nghị định mới.

Đồng thời, các cơ sở dữ liệu cũng đã được liên thông, kết nối trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. “Trước đó, việc tước bằng lái qua VNeID đã được thực thi từ ngày 15-8, nên cơ sở dữ liệu trừ điểm cũng hoàn toàn sẵn sàng từ 1-1-2025”, vị đại diện Cục Cảnh sát giao thông nói.

Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân có bằng lái xe được cấp trước 1-7-2012 nên đổi sang bằng lái mới. Đồng thời, nên cập nhật kết nối bằng lái xe với ứng dụng VNeID để có thể theo dõi số điểm và tình trạng của bằng lái dễ dàng.

Bên cạnh việc xử lý nghiêm vi phạm đối với tài xế, lãnh đạo Bộ Công an và Cục Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo lực lượng thực thi phải thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

“Cán bộ, chiến sĩ thực thi nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và ngành công an”, đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết.

Nguồn: https://tuoitre.vn/san-sang-ap-dung-tru-diem-bang-lai-tu-1-1-2025-tai-xe-vi-pham-nong-do-se-bi-phat-ra-sao-20241230121834572.htm

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, vận may tài lộc sẽ bật tăng, 3 con giáp sẽ nhận được của cải chất chồng

0

Theo sách cổ, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa con giáp và sự giàu có. Các con giáp khác nhau sẽ có sự thăng trầm về tài lộc trong những năm khác nhau. Và ngày 1 tháng 1 năm nay là thời điểm tuyệt vời để một số con giáp đảo ngược vận may và nhân đôi sự giàu có của họ.

Trong xu hướng mọi người chú ý đến sự giàu có như hiện nay, không khó để nhận thấy rằng việc theo đuổi sự giàu có của mọi người chưa bao giờ dừng lại. Cho dù đó là thăng chức và tăng lương ở nơi làm việc hay tăng thu nhập từ đầu tư và quản lý tài chính, chúng đều trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi của mọi người sau bữa tối. Giữa cơn sốt này, vận may của 3 con giáp đặc biệt đáng chú ý. Họ không chỉ có những hiểu biết sâu sắc mà còn có khả năng nắm bắt cơ hội vào những thời điểm quan trọng, biến sự giàu có của họ trở thành quả cầu tuyết.

Những người bạn sinh năm Tý

Trong năm mới, những người sinh năm Tý sẽ có sự bùng nổ về tài lộc. Họ dựa vào trí thông minh và sự chăm chỉ của mình để đạt được thành công lớn ở nơi làm việc, đồng thời việc thăng chức và tăng lương sắp đến gần. Đồng thời, về mặt đầu tư và quản lý tài chính, họ cũng có thể dựa vào trực giác nhạy bén và tầm nhìn độc đáo của mình để nắm bắt các cơ hội thị trường và thu được lợi nhuận cao. Như người xưa đã nói: “Trời thưởng siêng năng”, người tuổi Tý diễn giải ý nghĩa thực sự của câu nói này bằng hành động thực tế của chính mình.

Những người bạn Tỵ

Những người sinh năm Tỵ cũng sẽ gặp nhiều may mắn về tài lộc trong năm mới. Họ không chỉ có thể đạt được những bước tiến đột phá trong sự nghiệp mà còn có thể đạt được bước nhảy vọt về chất trong tích lũy tài sản. Người tuổi Tỵ có tư duy tốt, có thể nhận biết những thay đổi của thị trường và điều chỉnh chiến lược đầu tư kịp thời. Đồng thời, họ cũng có nguồn lực mạng lưới mạnh mẽ, có thể mang lại cho họ nhiều cơ hội kinh doanh và giàu có hơn. Dân gian có câu: “Rắn không có chân, người không có tham vọng thì không đứng vững được”.

Những người bạn tuổi Thân

Người tuổi Thân không nên đánh giá thấp vận may tài chính của mình trong năm mới. Họ tháo vát, linh hoạt và luôn có thể tìm ra bước đột phá trong những tình huống khó khăn. Trong sự nghiệp, họ có thể giành được sự công nhận và đánh giá cao của sếp và đồng nghiệp bằng tài năng và sự siêng năng của mình. Về mặt tích lũy tài sản, họ cũng có thể dựa vào ý thức kinh doanh nhạy bén và tầm nhìn đầu tư độc đáo của mình để không ngừng gia tăng giá trị tài sản của mình. Như một bài thơ cổ có nói: “Khỉ câu trăng vô ích, trí thông minh của chúng bị trí thông minh đánh lừa”. Nhưng người tuổi Khỉ có thể dựa vào trí tuệ và sự chăm chỉ của mình để biến “bắt trăng” thành hiện thực, làm cho sự giàu có của họ hoàn hảo như trăng rằm.

Tất nhiên, ngoài ba con giáp này, vận may tài lộc của các cung hoàng đạo khác cũng có thể được cải thiện. Nhưng trong mọi trường hợp, tất cả chúng ta nên hiểu một sự thật: sự giàu có không tự nhiên mà có mà đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu để đạt được nó bằng sự chăm chỉ và trí tuệ. Như người xưa đã nói: “Mọi thứ trên đời đều hối hả vì lợi nhuận; mọi thứ trên đời đều hối hả vì lợi nhuận”. Trong quá trình theo đuổi sự giàu có, chúng ta nên giữ tâm lý bình thường và có dũng khí để theo đuổi ước mơ của mình, nhưng cũng phải kiên trì. thực tế và ổn định.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm).

Nguồn : https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/doi-song-so/bat-dau-tu-ngay-1-thang-1-van-may-tai-loc-se-bat-tang-3-con-giap-se-nhan-duoc-cua-cai-chat-chong-442561.htm

Quy định mới bắt buộc từ 1/1/2025 khiến hàng triệu xe máy phải xếp hàng: Cơ sở nào được phép kiểm định?

0

Cơ sở đăng kiểm phải đạt tiêu chuẩn như thế nào để được kiểm định khí thải xe máy?

Theo báo Đời sống pháp luật có bài Quy định mới bắt buộc từ 1/1/2025 khiến hàng triệu xe máy phải xếp hàng: Cơ sở nào được phép kiểm định? Nội dung như sau:

Điều kiện cấp phép cho các cơ sở kiểm định khí thải xe máy

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới. Trong đó, cơ quan soạn thảo đưa vào quy định điều kiện mở các cơ sở kiểm định khí thải xe máy.

Một trong những quy định được đề cập là khu vực kiểm định khí thải xe mô tô, xe máy cố định cần có diện tích ít nhất 15 mét vuông cho mỗi thiết bị đo khí thải.

Nếu khu vực này được sử dụng chung với các hoạt động bảo dưỡng hoặc sửa chữa xe máy, thì việc bảo dưỡng không được làm cản trở việc di chuyển của xe máy đang kiểm định hoặc công việc của đăng kiểm viên.

Nhân viên lắp đặt hệ thống đo kiểm khí thải xe máy. Ảnh: Đại Đoàn Kết

Đối với các cơ sở kiểm định khí thải di động, không cần phải tuân theo quy định về diện tích nêu trên. Tuy nhiên, các thiết bị và phương tiện đo khí thải phục vụ kiểm định phải được lắp đặt cố định trên những xe chuyên dụng.

Về yêu cầu nhân lực, mỗi cơ sở kiểm định khí thải xe máy cần có ít nhất một đăng kiểm viên hạng 1 hoặc hạng 2, với đăng kiểm viên hạng 1 cần có ít nhất năm năm kinh nghiệm và giấy chứng nhận đăng kiểm viên.

Đăng kiểm viên hạng 2 cần có bằng cử nhân hoặc kỹ sư trong lĩnh vực kỹ thuật xe máy, xe cơ giới. Đăng kiểm viên hạng 3 cần có bằng trung cấp chuyên ngành kỹ thuật xe máy, xe cơ giới và phải có chứng chỉ đăng kiểm viên hạng 3 theo quy định pháp luật.

Cuối cùng, Bộ Giao thông Vận tải cũng dự kiến quy định rằng Sở Giao thông Vận tải sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm cấp, tái cấp, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới và giấy chứng nhận hoạt động kiểm định khí thải đối với xe mô tô, xe máy.

Cả nước có 3.000 cơ sở đảm bảo cho việc kiểm định khí thải xe máy

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trên cả nước có khoảng gần 3.000 cơ sở bảo dưỡng xe đảm bảo cho việc triển khai thực hiện kiểm định khí thải xe máy, giúp người dân dễ dàng tiếp cận khi cần kiểm tra xe.

Nhờ việc tận dụng trang thiết bị sẵn có, các cơ sở này có thể tiết kiệm chi phí đầu tư, từ đó đưa ra mức giá dịch vụ kiểm định cạnh tranh.

Người dân sẽ có thêm tiện ích khi bảo dưỡng xe kết hợp kiểm định khí thải định kỳ, và nhận giấy chứng nhận đảm bảo xe đạt chuẩn khí thải.

Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, tính đến hết năm 2023, trên cả nước hiện có khoảng hơn 70 triệu xe máy, số xe đã sử dụng 5 năm trở lên thuộc diện phải kiểm định là 80% (tương đương gần 56 triệu xe cần xếp hàng kiểm định) nên nếu có 3.000 cơ sở bảo dưỡng thực hiện kiểm định xe máy thì sẽ tránh được tình trạng ùn tắc.

Trên cả nước hiện có khoảng hơn 70 triệu xe máy, số xe đã sử dụng 5 năm trở lên thuộc diện phải kiểm định là 80%. Ảnh minh họa: Báo NLĐ

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức ban hành Thông tư số 47, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nội dung các xe mô tô và xe gắn máy sản xuất đến 5 năm sẽ có chu kỳ kiểm định khí thải 60 tháng kể từ ngày xuất xưởng. Xe có thời gian sản xuất từ trên 5 năm đến 12 năm sẽ có chu kỳ kiểm định 24 tháng, và xe trên 12 năm sẽ có chu kỳ 12 tháng.

Thông tư này dù có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, nhưng theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, thời gian thực hiện kiểm định khí thải xe máy tại các cơ sở đăng kiểm không bắt đầu từ ngày này, hiện chưa có thời gian cụ thể.

Ngày 1/12/2024 Đời sống Pháp luật đưa tin “Từ ngày 25/12/2024, người dùng Facebook cần lưu ý loạt quy định mới

Với việc Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024, người sử dụng Facebook cũng cần lưu ý các quy định sau.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã có những quy định mới ràng buộc đối với người sử dụng mạng xã hội.

Theo Công dân & Khuyến học, Facebook là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam, do đó mạng xã hội này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP áp dụng từ ngày 25/12/2024.

Với quy định trên, người sử dụng Facebook cũng cần lưu ý các việc sau:

1. Người dùng phải đăng ký tài khoản bằng số điện thoại/số định danh

Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 23, Facebook thuộc trường hợp phải lưu trữ thông tin của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân).

Từ 25/12, tài khoản mạng xã hội ở Việt Nam sẽ phải xác thực bằng số điện thoại di động hoặc bằng mã số định danh cá nhân. (Ảnh minh hoạ)

Các thông tin của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam được cung cấp cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ công tác quản lý nhà nước, công tác điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Đồng thời, bảo đảm người sử dụng dịch vụ có quyền quyết định cho phép hoặc không cho phép tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam được sử dụng thông tin của mình cho mục đích quảng bá, truyền thông hoặc cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

Thực hiện xóa thông tin của người sử dụng dịch vụ sau khi hết hạn thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật.

2. Tài khoản chỉ được đăng bài, bình luận, livestream khi đã xác thực bằng số điện thoại/số định danh

Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 23, Facebook có trách nhiệm thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.

Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

Trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

3. Đăng tải nội dung vi phạm pháp luật có thể bị khóa tài khoản vĩnh viễn

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Các bộ, ngành, địa phương sẽ kiểm tra, xử lý, yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm quy định của pháp luật theo, ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý được phân công trên Facebook.

Từ ngày 25/12/2024, người dùng sẽ bị khóa tài khoản mạng xã hội vĩnh viễn nếu đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia. (Ảnh minh hoạ)

Trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có quy định thì Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an là cơ quan tiếp nhận thông báo, hỗ trợ xử lý các nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật từ các bộ, ngành, địa phương và liên hệ, gửi yêu cầu xử lý cho Facebook.

Đồng thời, Facebook có trách nhiệm xử lý nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật như sau:

– Gỡ bỏ nội dung vi phạm:

Việc ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật thực hiện chậm nhất là 24 giờ kể từ khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Sau khi vợ hết cữ, không thể nghỉ việc được nên chúng tôi đã quyết định thuê một người giúp việc để chăm sóc con. Thời điểm đó, tôi đang đi công tác xa nhà nên mọi việc đều do vợ toàn quyền quyết định. Sau một thời gian dài công tác, tôi háo hức trở về nhà. Khi vừa bước vào, tôi đã thấy một bàn đầy món ngon, nhưng khi nhìn thấy người giúp việc đang bế con, tôi bỗng thay đổi sắc mặt, lập tức yêu cầu vợ bế con và đưa con lại gần mình với ánh mắt đề phòng người đối diện….

0

Sau một thời gian dài công tác, tôi háo hức trở về nhà. Khi vừa bước vào, tôi đã thấy một bàn đầy món ngon. Nhưng khi nhìn thấy người giúp việc đang bế con, tôi bỗng thay đổi sắc mặt.

Tôi và vợ đã gặp nhau tại một buổi tiệc của bạn bè. Ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, tôi đã bị thu hút bởi vẻ đẹp và tính cách của cô ấy.

Tuy nhiên khi đó tôi khá tự ti, cảm thấy mình không xứng với cô ấy. Bởi tôi sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn khi bố mẹ ly hôn lúc tôi còn rất nhỏ, tôi sống cùng bố và điều kiện kinh tế của gia đình không mấy khá giả. Nhưng thật bất ngờ, chính cô ấy đã chủ động làm quen với tôi.

Sau buổi tiệc đấy, chúng tôi trao đổi thông tin liên lạc với nhau. Sau một thời gian chuyện trò, nhận ra cô ấy cũng có tình cảm với mình nên tôi quyết định tỏ tình và nhanh chóng nhận được cái gật đầu của cô ấy.

Về phía gia đình bạn gái, bố mẹ cô ấy không hề chê bai hoàn cảnh của tôi. Thậm chí, họ còn tặng chúng tôi một căn nhà khi cưới. Có một người vợ xinh đẹp, bố mẹ vợ tốt như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi cưới được vợ. (Ảnh minh họa)

 

Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi cưới được vợ. (Ảnh minh họa)

Năm thứ hai sau khi kết hôn, chúng tôi chào đón con đầu lòng. Mẹ vợ đã đến giúp đỡ trong thời gian vợ tôi sinh nở và ở cữ. Nhưng khi vợ tôi hết kỳ nghỉ thai sản và vừa đi làm lại được một tháng thì mẹ vợ đổ bệnh, không thể chăm cháu được nữa.

Hai vợ chồng đều phải đi làm, không thể nghỉ việc được nên chúng tôi đã quyết định thuê một người giúp việc để chăm sóc con. Thời điểm đó, tôi đang đi công tác xa nhà nên mọi việc đều do vợ toàn quyền quyết định.

Tuy nhiên, tôi vẫn không khỏi lo lắng cho tình hình ở nhà, liệu cô giúp việc kia có chăm sóc tốt cho con mình hay không. Vì thế dù bận rộn tới đâu, mỗi ngày tôi đều gọi điện về nhà để hỏi thăm vợ con và tình trạng của người giúp việc. Mỗi lần như thế, vợ đều trấn an tôi:

– Anh yên tâm đi, cô ấy là người thật thà, yêu trẻ con. Mỗi ngày đi làm về, em đều thấy con chơi rất vui vẻ với cô ấy, nhà cửa cũng gọn gàng ngăn nắp đâu ra đấy. Mới tới ở chưa lâu mà cô ấy cũng biết mẹ con em thích ăn gì để nấu rồi.

Nghe vợ nói vậy, tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn về người giúp việc.

 

Lo lắng cho tình hình ở nhà, nên dù bận rộn tới đâu tôi cũng luôn gọi điện về nhà hỏi thăm mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

 

Lo lắng cho tình hình ở nhà, nên dù bận rộn tới đâu tôi cũng luôn gọi điện về nhà hỏi thăm mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Sau một thời gian dài công tác, tôi háo hức trở về nhà. Khi vừa bước vào, tôi đã thấy một bàn đầy món ngon. Nhưng khi nhìn thấy người giúp việc đang bế con, tôi bỗng thay đổi sắc mặt. Tôi lập tức yêu cầu vợ bế con và đưa con lại gần mình.

Phản ứng của tôi khiến vợ không khỏi thắc mắc. Hít một hơi thật sâu, tôi giải thích với vợ:

Người giúp việc mà em thuê chính là mẹ anh, người đã ly hôn với bố anh khi anh còn nhỏ, người đã không thèm đoái hoài, liên lạc với anh trong suốt nhiều năm qua.

Nghe những lời tôi nói, vợ tôi ngạc nhiên lắm, còn bà ấy thì nước mắt lưng tròng, lắp bắp giải thích:

– Ngày trước là mẹ sai khi đã bỏ hai bố con con đi theo người đàn ông khác. Nhưng không phải mẹ không muốn thăm con mà bố con và bà nội luôn cấm mẹ không được gặp con. Sau này khi con lớn, biết con luôn ghét mẹ nên mẹ không dám lại gần, chỉ biết đứng từ xa dõi theo con. Biết con đang gặp khó khăn trong chuyện chăm sóc con cái nên mẹ mới giả làm người giúp việc để tới đây. Nếu con vẫn không thể tha thứ cho mẹ, mẹ sẽ đi ngay.

Tôi vẫn không thể kìm nén lửa giận trong lòng, chỉ muốn đuổi bà ấy ra khỏi nhà ngay lập tức. Tuy nhiên vợ đã thuyết phục tôi, kể những điều tốt đẹp của mẹ cho tôi nghe, nhấn mạnh những gì bà ấy đã làm cho gia đình tôi.

– Dù ngày trước mẹ có sai đến đâu thì đó cũng là mẹ ruột của anh. Mẹ đã biết lỗi rồi, anh cho bà ấy một cơ hội sửa sai được không? Mẹ anh vốn có công việc nhưng bà ấy lại xin nghỉ để tới đây giúp chúng ta trông con, chăm nom nhà cửa, điều đó chứng tỏ mẹ rất chân thành.

Sau khi suy nghĩ, tôi đã đồng ý để mẹ ở lại, coi như cho tôi và bà ấy một cơ hội. Về những rào cản giữa chúng tôi, có lẽ sẽ được xóa bỏ dần trong quá trình sống chung. Thời gian sẽ cho chúng tôi câu trả lời.