Home Blog Page 9

8 trường hợp dù mua BHXM bắt buộc loại 60 nghìn, cũng không được nhận tiền đền bù khi tai nạn, ai không nắm rõ là thiệt lớn…

0

Theo quy định những trường hợp này dù có tham gia BHXM bắt buộc những cũng không được nhận tiền đền bù.

Trường hợp mua BHXM bắt buộc không được bảo hiểm bồi thường?Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với 08 trường hợp sau:

– Chủ xe có hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Trường hợp tham gia BHXM bắt buộc không được đền bù khi tai nạn

Trường hợp tham gia BHXM bắt buộc không được đền bù khi tai nạn

–  Chủ x/người điều khiển xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

– Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.Ai tham gia BHXM bắt buộc cũng không được đền bù tiền khi tai nạn?

Ai tham gia BHXM bắt buộc cũng không được đền bù tiền khi tai nạn?

– Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

– Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

– Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

– Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.

Cách nhận biết vạch kẻ đường c:ấm đỗ xe, dừng xe. Nhiều người vẫn chưa hiểu vấn đề…

0

Làm thế nào để nhận biết được vạch kẻ đường cấm đỗ, dừng xe để chấp hành đúng Luật Giao thông là điều nhiều người quan tâm.

Cách nhận biết vạch kẻ đường cấm đỗ xe, dừng xe

Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT hiện đang quy định 2 loại vạch kẻ đường cấm đỗ xe, dừng xe gồm vạch 6.1: “Vạch cấm đỗ xe trên đường” và vạch 6.2: “Vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường”.

Vạch 6.1 – “Vạch cấm đỗ xe trên đường” là vạch đứt khúc màu vàng được sơn tại một trong 2 vị trí sau:

1. Trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm đỗ xe.

Bề rộng phần sơn vàng của vạch 6.1 được lấy bằng bề rộng viên đá vỉa hoặc tối thiểu 15 cm. Ngoài ra bề rộng phần sơn vàng được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc mặt đứng của viên đá vỉa phía tiếp giáp với mặt đường.

2. Trên mặt đường khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.

Vạch 6.1 được sơn trên mặt đường phía cấm đỗ xe, cách mép mặt đường 30 cm với bề rộng vạch là 15cm.

Vạch cấm đỗ xe trên đường, vi phạm luật giao thông

Vạch 6.1 – “Vạch cấm đỗ xe trên đường”. (Ảnh minh họa)

Vạch 6.2 – “Vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường” là vạch nét liền màu vàng được sơn tại các vị trí sau:

1. Trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe.

Khi vạch 6.2 được bố trí trên bó vỉa, bề rộng phần sơn vàng được lấy bằng bề rộng viên đá vỉa hè hoặc tối thiểu 15cm. Ngoài ra bề rộng phần sơn vàng được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc mặt đứng của viên đá vỉa phía tiếp giáp với mặt đường.

2. Trên mặt đường phía cấm dừng/đỗ xe khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.

Vạch 6.2 được sơn cách mép mặt đường 30cm với bề rộng là 15cm.

Vạch cấm đỗ xe trên đường, vi phạm luật giao thông

Vạch 6.2 – “Vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường”. (Ảnh minh họa)

Ý nghĩa vạch cấm đỗ xe, dừng xe trên đường

Vạch 6.1 có ý nghĩa báo hiệu không được phép đỗ xe bên đường. Vạch này được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với ký hiệu chữ “Cấm đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “Cấm đỗ xe”.

Ngoài ra, tùy vào nhu cầu về giao thông ở từng đoạn đường mà có thể đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm đỗ xe và phạm vi, đối tượng cấm đỗ xe.

Vạch 6.2 có ý nghĩa báo hiệu không được phép dừng xe, đỗ xe bên đường. Vạch này có thể sử dụng phối hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng, đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “Cấm dừng, đỗ xe”.

Ngoài ra, tùy vào nhu cầu về giao thông ở từng đoạn đường mà có thể đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng đỗ xe và phạm vi, đối tượng cấm dừng đỗ xe.

Mức phạt khi đỗ xe ô tô tại nơi có vạch kẻ cấm đỗ xe

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008, chủ phương tiện trong quá trình lưu thông phải chấp hành đúng quy định về báo hiệu đường bộ, bao gồm cả hiệu lệnh, tín hiệu đèn, vạch kẻ đường, biển báo tường rào hoặc cọc tiêu.

Trong trường hợp xuất hiện vạch kẻ cấm đỗ xe, chủ xe cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của từng loại vạch. Nếu vi phạm, cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành của pháp luật.

Căn cứ điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt do dừng, đỗ sai khu vực là 300.000 – 400.000 đồng, đồng thời tịch thu Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn.

Phân biệt với vạch 3.1

Theo quy chuẩn 41/2019 về báo hiệu đường bộ, loại vạch liền được gọi là vạch 3.1, khi kẻ sát vỉa hè, có tác dụng giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy.

Ngoài ra, loại vạch này còn được sử dụng trong trường hợp khác như phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ, tuy vậy, khi ấy vạch sẽ được vẽ cách xa lề đường tối thiểu 1,5m.

Về quy cách vẽ, vạch được sơn trắng, rộng 15cm, mép ngoài cùng của vạch cách mép ngoài cùng phần xe chạy từ 15-30cm. Vạch này hay được vẽ sát vỉa hè trong đô thị, ở các tuyến quốc lộ, cao tốc, vạch này còn xuất hiện ở bên trái, sát dải phân cách.

Chỉ những đường có bề rộng phần xe chạy từ 7m trở lên hoặc trong trường hợp cần thiết mới kẻ vạch này.

Vạch cấm đỗ xe trên đường, vi phạm luật giao thông

(Ảnh minh họa).

Nhiều người cho rằng, vạch liền trắng như trong ảnh trên là để cấm dừng, đỗ, nhưng đây là ý kiến không chính xác. Không có văn bản luật nào tại Việt Nam quy định điều này. Vạch 3.1 không có tác dụng cấm dừng, đỗ.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Từ 2025 trở đi: Vợ chồng, anh em đi xe của nhau có thể bị CSGT tịch thu phương tiện và phạt lên tới 8 triệu, muốn không bị phạt thì phải làm sao?

0

Theo quy định lỗi đi xe không chính chủ bị xử phạt như thế nào hãy cùng tìm hiểu về xe không chính chủ nhé! 

Xe chính chủ là gì?

Xe chính chủ là người điều khiển phương tiện giao thông điều khiển phương tiện mà trên  giấy đăng ký xe chính là tên chủ chủ – tên họ của người đang điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, theo quy định không phải tất cả người dân đi xe mà giấy đăng ký xe tên người khác thì bị phạt. THeo quy định CSGT chỉ xử phạt những trường hợp mua bán, chuyển nhượng, cho tặng phương tiện giao thông nhưng không sang tên chính chủ mà thôi.

Từ 2025, người thân đi xe của nhau có bị xử phạt lỗi không chính chủ?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 thì sẽ không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ. Mà thực chất sẽ chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, những trường hợp người dân mua bán chuyển nhượng, cho tặng xe cho nhau nhưng không sang tên, nếu CSGT phát hiện ra thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Còn những người dân nếu như mượn xe của nhau và có mượn đủ các các loại giấy tờ theo đúng quy định như Giấy đăng ký, Giấy phép lái xe, đăng kiểm, bảo hiểm và giấy tờ cá nhân đầy đủ. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông người dân không vi phạm luật giao thông đường bộ thì sẽ không bị CSGT xử phạt.
Người thân đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Người thân đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Phạt xe không chính chủ, vi phạm giao thông

Khi mua xe, cho hoặc biếu tặng, người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe. (Ảnh minh họa)

Những giấy tờ cần có khi tham gia giao thông để không bị CSGT xử phạt

Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Phạt xe không chính chủ, vi phạm giao thông
Vợ chồng anh em đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Vợ chồng anh em đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Những mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2025

Nghị định 100 của Chính Phủ quy định mức xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô như sau:

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.

– Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.

Thông tin mới nhất về chấn thương của Xuân Son, tiên liệu cực x//ấ;u! Sẽ rất lâu mới gặp lại anh …

0

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son bị gãy ống đồng, dự báo phải nghỉ thi đấu dài hạn sau ASEAN Cup 2024.

 

Thông tin mới nhất về chấn thương của Xuân Son, tiên liệu cực xấu! - 1

 

“Xuân Son bị gãy ống đồng, cậu ấy đã được chuyển gấp vào bệnh viện để điều trị. Hy vọng tình hình sẽ biến chuyển tốt để Xuân Son có thể sớm thi đấu trở lại”-một đại diện Liên đoàn bóng đá Việt Nam thông báo.

Phút 31 trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, Việt Nam có tình huống tấn công nhanh bên cánh phải. Nguyễn Xuân Son thoát xuống đón đường chuyền của đồng đội và xâm nhập rất nhanh vào vòng cấm. Tuy nhiên do tác động sự truy cản của hậu vệ Thái Lan, anh ngã xuống và bị gập chân, chấn thương rất nặng.

Tiền đạo Nam Định ngay sau đó được HLV Kim Sang-sik rút khỏi sân, nhường vị trí cho Tiến Linh. Xuân Son được đưa rời sân bằng cáng cứu thương với khuôn mặt rất đau đớn. Anh được chuyển vào bệnh viện ở thủ đô Bangkok khẩn cấp.

Theo kết quả kiểm tra ban đầu, Xuân Son bị gãy ống đồng, dự báo sẽ phải nghỉ thi đấu dài hạn. Tại ASEAN Cup 2024, Nguyễn Xuân Son đang dẫn đầu danh sách ghi bàn với 7 bàn thắng, gồm 2 pha làm

Trong bệnh viện ở Thái Lan, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã cười tươi ăn mừng chức vô địch ASEAN Cup 2024 qua màn hình điện thoại.

Xuân Son bị gãy xương mác và xương chày, ăn mừng Cúp vô địch trong bệnh viện - Ảnh 1.

Nguyễn Xuân Son bên cạnh vợ và các nhân viên VFF ăn mừng chức vô địch ASEAN Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam – Ảnh: VFF

Phút 30 trận lượt về chung kết ASEAN Cup 2024 tối 5-1, tiền đạo Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng trong một pha đi bóng tốc độ và cố gắng tạt bóng vào trung lộ.

Sau nỗ lực hết mình này, Xuân Son không may dính chấn thương khi tiếp đất. Anh nằm sân đầy đau đớn và được đội ngũ y tế đưa lên xe cấp cứu đến ngay bệnh viện.

Đi cùng Xuân Son có các nhân viên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) theo sát hỗ trợ các quy trình, thủ tục y tế. Vợ của Nguyễn Xuân Son cũng đã có mặt tại bệnh viện, động viên tiền đạo này.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Xuân Son bị gãy xương mác và xương chày. VFF và đội ngũ y tế của ban tổ chức đang hội chẩn kỹ lưỡng phương án nên mổ ngay cho anh tại Thái Lan hay về Việt Nam thực hiện sau.

Sau thời gian cấp cứu, Xuân Son đã tỉnh táo và được vợ cập nhật trực tiếp tình hình trận chung kết ASEAN Cup 2024 thông qua màn hình điện thoại.

  • Nguyễn Xuân Son ăn mừng cúp vô địch ASEAN Cup 2024 trong bệnh viện - Ảnh 2.

Đội tuyển Việt Nam đã chính thức giành chiến thắng với tỉ số 3-2 trên “thánh địa” Rajamangala của Thái Lan, và thắng chung cuộc với tỉ số 5-3, qua đó giành chiếc cúp vô địch ASEAN Cup 2024.

Tại bệnh viện, Xuân Son bên cạnh vợ và các cán bộ VFF rạng rỡ ăn mừng chiến tích của đội tuyển Việt Nam.

Sau 5 trận ra sân tại ASEAN Cup 2024, Xuân Son ghi được 7 bàn thắng cùng 2 đường kiến tạo, và anh đã giành danh hiệu Vua phá lưới và Cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Đã 35 tuổi mà vẫn chưa lấy được vợ, tôi gần như tu:yệt v:ọng thì bỗng nhiên gặp được một cô gái. Cô ấy khá xinh đẹp kém tôi hai tuổi, bằng lòng về quê sống. Cô ấy rất hài lòng với sự sắp xếp của tôi và hứa sẽ sống với tôi đến đầu bạc răng long. Tôi cứ ngỡ cuộc sống hạnh phúc của mình bắt đầu từ đây, nhưng sau mười ngày kết hôn, tôi lại muốn l:y hô:n. Theo đó kể từ đêm tân h:ô:n, cô ấy cứ mặc nguyên quần áo dài tay. Tôi nghĩ có thể mới cưới, chúng tôi chưa thân thiết lắm, cô ấy hơi ngại nên tôi không nói gì. Nhưng đến ngày thứ năm, cô ấy vẫn không chịu thay đổi. Đêm thứ sáu, tôi đợi cô ấy ngủ say, nhẹ nhàng vén áo lên xem thì…

0

Cuộc hôn nhân kéo dài 10 ngày có nguy cơ tan vỡ vì lý do “vẻ bề ngoài”.

Hồi nhỏ nhà tôi rất nghèo, ba anh em tôi sống cùng mẹ. Năm tôi sáu tuổi, bố tôi đi làm, không may gặp tai nạn và qua đời. Mẹ tôi một mình nuôi nấng ba đứa con.

Hồi nhỏ, ba anh em tôi học hành rất chăm chỉ. Chúng tôi biết nhà nghèo nên phải nỗ lực hơn người khác mới mong thành công. Nhưng đến cấp ba, vì không có tiền nên chúng tôi đành bỏ học. Sau đó, tôi đến nơi khác làm thuê, rất ít khi về quê. Vì bận rộn, tôi cũng không có thời gian tìm hiểu những cô gái trong làng nên đều quen bạn gái ở xa.

Chưa kết hôn, tôi đã sống chung với bạn gái. Khi bàn bạc, cô ấy không muốn về quê tôi mà muốn tôi đến nhà cô ấy làm rể. Hai anh trai tôi cũng vì lý do này mà làm rể, một người ở Hồ Bắc, một người ở Hà Nam. Mẹ tôi biết chuyện thì khóc lóc nói rằng tôi bằng mọi giá phải về quê lấy vợ.

Hạnh phúc ngắn ngủi và cú sốc đêm tân hôn

Tôi không đành lòng. Từ khi bố mất, mẹ tôi không đi bước nữa, bà chỉ trông cậy vào chúng tôi để được nhờ vả. Giờ ba đứa con trai đều đi ở rể, bà sao có thể chấp nhận được. Tôi đành ngậm ngùi chia tay bạn gái, bỏ việc về quê.

Hai anh trai tôi thấy áy náy nên gửi tiền về khá nhiều. Mẹ tôi dùng số tiền đó để sửa sang lại nhà, xây thành ba tầng. Lẽ ra, gia đình cũng không đến nỗi khó khăn, nhưng tôi vẫn chưa tìm được bạn gái. Mẹ tôi nhờ người khắp nơi mai mối, nhưng người ta chê tôi không cầu tiến.

Từ ngày cưới, vợ luôn mặc quần áo dài, không cho chạm vào: Biết được bí mật sau lớp áo, tôi muốn ly hôn - Ảnh 1.

 

Hình minh họa. Ảnh: Sina

Đã 35 tuổi mà vẫn chưa lấy được vợ, tôi gần như tuyệt vọng thì bỗng nhiên gặp được một cô gái. Cô ấy khá xinh đẹp, kém tôi hai tuổi, bằng lòng ở quê với tôi làm ruộng, nuôi gà. Tôi mừng rỡ, nhanh chóng bàn tính chuyện cưới xin.

Tôi đưa cô ấy đi mua vàng cưới, mua sắm rất nhiều đồ dùng cần thiết cho cuộc sống sau này. Tôi còn bỏ ra hơn  35 triệu đồng để chụp ảnh cưới. Tôi cũng chủ động đưa nhà gái  175 triệu đồng tiền sính lễ mà không đòi hỏi của hồi môn. Tôi biết gia cảnh nhà cô ấy khó khăn nên cố gắng giúp đỡ trong khả năng của mình.

Cô ấy rất hài lòng với sự sắp xếp của tôi và hứa sẽ sống với tôi đến đầu bạc răng long. Tôi cứ ngỡ cuộc sống hạnh phúc của mình bắt đầu từ đây, nhưng sau mười ngày kết hôn, tôi lại muốn ly hôn.

Kể từ đêm tân hôn, cô ấy cứ mặc nguyên quần áo dài tay. Tôi nghĩ có thể mới cưới, chúng tôi chưa thân thiết lắm, cô ấy hơi ngại nên tôi không nói gì. Nhưng đến ngày thứ năm, cô ấy vẫn không chịu thay đổi. Đêm thứ sáu, tôi đợi cô ấy ngủ say, nhẹ nhàng vén áo lên xem. Vừa động vào, cô ấy liền tỉnh giấc, vội vàng kéo áo che kín người và giận dữ nói tôi không tôn trọng.

Đến ngày thứ mười, đúng ngày sinh nhật vợ, tôi làm một bàn tiệc lớn, mua quà và một chiếc bánh. Tối hôm đó, cô ấy rất vui, kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện mà bản thân đã trải qua.

Sững sờ khi biết bí mật của vợ

Tối đó, tôi quyết tâm tìm ra điều mà vợ tôi đang giấu. Thấy cảnh tượng trước mắt, tôi chết lặng. Người cô ấy toàn sẹo, màu rất đậm và đen. Sáng hôm sau, khi cô ấy tỉnh, tôi hỏi tại sao người cô ấy lại có nhiều sẹo như vậy. Tôi không chịu nổi bộ dạng này của vợ, muốn ly hôn.

Từ ngày cưới, vợ luôn mặc quần áo dài, không cho chạm vào: Biết được bí mật sau lớp áo, tôi muốn ly hôn - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sina

Vợ tôi lúc này mới giải thích hồi nhỏ, cô ấy bị nổi rất nhiều mụn nhọt trên người, bố mẹ không đưa đi khám mà chỉ tìm người đắp thuốc nam. Không ngờ sau đó, bệnh không khỏi mà ngược lại còn nặng hơn. Thấy tình hình không ổn, bố mẹ mới đưa cô ấy vào viện. Vì vết thương lan rộng nên để lại rất nhiều sẹo. Sau đó, vết sẹo ngày càng đậm màu, ngày càng xấu xí.

Lớn lên, cô ấy mua rất nhiều sản phẩm trị sẹo nhưng không có tác dụng, nên không dám yêu ai. Đến 28 tuổi mới quen một người, buổi tối anh ta phát hiện ra rồi nói lời chia tay. 30 tuổi, cô ấy lại quen một người nữa, kết quả cũng như lần trước.

Cho đến khi gặp tôi, cô ấy sợ tôi cũng như họ nên mới mặc quần áo dài khi ngủ. Nghe cô ấy nói xong, tôi rất buồn. Nếu không nhìn thấy thì tôi có thể chấp nhận được, nhưng đã nhìn thấy rồi thì tôi cứ nghĩ đến mãi, không thể coi như không có chuyện gì xảy ra. Đến giờ, tôi vẫn chưa thể chấp nhận sự thật và vẫn còn phân vân không biết có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này hay không?

Xin lỗi bố chồng. Sau khi cưới được 3 năm, tôi và chồng phát sinh quá nhiều mâu thuẫn nên quyết định ly thân. Tôi dẫn theo 2 con gái về nhà ngoại ở. Trong thời gian đó, có vài lần bố mẹ chồng đến nhà ngoại thăm cháu. Vài năm trở lại đây, ông bà chỉ gọi điện vì đường xa xôi, sức khỏe yếu, không đi lại được nhiều. Tôi thì bận công việc, lại không muốn gặp mặt chồng nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được. Suốt 7 năm đó, bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu, lần đầu gửi thì ông bảo tiền ông bà cho các cháu ăn học. Dù tôi từ chối, ông vẫn chuyển khoản, tháng nào tôi cũng nhận được đúng vào mùng 5. Lâu dần, tôi nghĩ thôi thì ông bà đã cho cháu, tôi dùng tiền đó lo cho 2 con cũng đỡ vất vả. Cho đến 2 tháng trước, bố chồng tôi qua đời vì độ:t qu:ỵ. Tôi đưa 2 con về viếng ông nội. Nhưng điều kỳ lạ là sau khi bố chồng mất, tôi vẫn nhận được 6 triệu. Cho nên, vào dịp 49 ngày của ông, tôi lại đưa các con về nhà nội để hỏi cho ra sự thật….

0

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động.

Sau khi cưới được 3 năm, tôi và chồng phát sinh quá nhiều mâu thuẫn nên quyết định ly thân. Tôi dẫn theo 2 con gái về nhà ngoại ở. Chúng tôi chưa ra tòa ly hôn vì còn liên quan tới quyền lợi của các con và cũng vì bố mẹ chồng tha thiết muốn chúng tôi suy nghĩ lại. Ông bà bảo chúng tôi cứ tách nhau ra một thời gian, suy nghĩ chín chắn cẩn thận, nếu cảm thấy tha thứ được cho nhau thì quay về. Trước sự mong mỏi của bố mẹ chồng, tôi đành gật đầu đồng ý mình sẽ suy nghĩ kỹ việc này. Nhưng thật không ngờ, chúng tôi ly thân một mạch 7 năm liền.

Trong thời gian đó, có vài lần bố mẹ chồng đến nhà ngoại thăm cháu, hỏi tôi khi nào quay về. Nhưng tôi thì không muốn quay lại với chồng nữa nên luôn tìm đủ lý do từ chối. Vài năm trở lại đây, ông bà chỉ gọi điện vì đường xa xôi, sức khỏe yếu, không đi lại được nhiều. Tôi thì bận công việc, lại không muốn gặp mặt chồng nên cũng không đưa các con về thăm ông bà được.

Suốt 7 năm đó, bố chồng tháng nào cũng gửi cho tôi 6 triệu, lần đầu gửi thì ông bảo tiền ông bà cho các cháu ăn học. Tôi bảo ông bà cứ để tiền đó dưỡng già. Tôi biết tổng lương hưu của ông bà được khoảng 14-15 triệu/tháng, đủ cho ông bà chi tiêu, nhưng trích ra mỗi tháng 6 triệu cho 2 cháu thì cũng khá nhiều. Dù tôi từ chối, ông vẫn chuyển khoản qua app, tháng nào tôi cũng nhận được, đúng vào mùng 5. Lâu dần, tôi nghĩ thôi thì ông bà đã cho cháu, tôi dùng tiền đó lo cho 2 con cũng đỡ vất vả.

Bố chồng gửi cho tôi 6 triệu mỗi tháng đều đặn trong 7 năm, tới khi ông mất, tôi ngỡ ngàng phát hiện ra sự thật ẩn giấu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cho đến 2 tháng trước, bố chồng tôi qua đời vì đột quỵ. Tôi đưa 2 con về viếng ông nội. Thật lòng tôi rất thương bố mẹ chồng, ông bà rất tốt với tôi, sự ra đi của ông khiến cả tôi và 2 con vô cùng đau xót và hụt hẫng.

Nhưng điều kỳ lạ là sau khi bố chồng mất, tôi vẫn nhận được 6 triệu. Cho nên, vào dịp 49 ngày của ông, tôi lại đưa các con về nhà nội để hỏi cho ra sự thật. Và tôi ngỡ ngàng khi biết, thì ra 7 năm qua, người chuyển tiền cho tôi chính là chồng tôi, anh dùng danh nghĩa của bố mẹ để chuyển trợ cấp cho các con, để tôi và các con sẽ ghi nhớ ơn nghĩa của nhà nội. Bởi anh biết, nếu là anh chuyển thì tôi sẽ cho đó là chuyện đương nhiên, là trách nhiệm của anh. Thế nên anh chuyển dưới tên bố chồng tôi.

Tôi vừa kinh ngạc khi biết chuyện, vừa cảm thấy hóa ra anh có lòng như vậy, vẫn biết đường mà chu cấp cho các con, có trách nhiệm của một người cha.

Mẹ chồng nhân cơ hội này khuyên tôi quay về, bà bảo 7 năm là quá dài rồi, chồng tôi trong thời gian đó vẫn không muốn ly hôn, vẫn quyết định chờ tôi và các con về. Bà nói tôi nên cho chồng một cơ hội.

Nhìn người đàn ông rắn rỏi trưởng thành hơn trước kia, tôi cũng có chút xúc động. Tôi không biết có nên tái hợp không nữa! Tôi rất sợ tình cảnh cãi vã suốt ngày trước kia lại tái diễn. Nhưng nếu không mở lòng thì cuộc sống của chúng tôi cứ bế tắc thế này cũng không ổn. Mong nhận được lời khuyên từ mọi người.

Từ 15/1/2025, người dân mua bảo hiểm xe máy 10 nghìn thay bảo hiểm xe máy bắt buộc 60 nghìn có bị CSGT phạt?

0

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm phải có khi tham gia giao thông.

Bảo hiểm xe máy 10 nghìn vào bảo hiểm bắt buộc khác gì nhau?

Bảo hiểm xe máy hiện nay có 2 loại là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe và bảo hiểm tự nguyện.

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có giá từ khoảng 55-65.000 đồng tùy theo dung tích xe. Loại bảo hiểm này nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị tai nạn và bảo đảm trách nhiệm của chủ xe với người bị gặp nạn.

Còn bảo hiểm 10-20 nghìn đồng thường là dạng bảo hiểm tự nguyện không phải bảo hiểm bắt buộc như luật pháp quy định.  Loại bảo hiểm này dành bảo hiểm cho xe, chủ xe, người ngồi sau xe khi tai nạn, hư hỏng, mất mát.

Chính vì thế khi mua bảo hiểm xe máy người dân phải chú ý tránh nhầm lẫn hai loại bảo hiểm này với nhau.

Bảo hiểm xe máy có 2 loại người dân cần chú ý

Bảo hiểm xe máy có 2 loại người dân cần chú ý

Luật pháp quy định bảo hiểm xe máy bắt buộc thế nào?

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/ QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định bảo hiểm bắt buộc là giấy tờ phải có khi tham gia giao thông. Khoản 1 Điều 56 của Luật này quy định về điều kiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Do đó người dân có bảo hiểm bắt buộc mà không có bảo hiểm tự nguyện sẽ không bị CSGT xử phạt nhưng nếu mua bảo hiểm tự nguyện mà không mua bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc hoặc quên mang vẫn bị xử phạt.

Không có bảo hiểm bắt buộc hoặc không mang theo sẽ bị xử phạt

Không có bảo hiểm bắt buộc hoặc không mang theo sẽ bị xử phạt

Xử phạt khi thiếu bảo hiểm xe máy bắt buộc

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã chính thức có hiệu lực quy định xử phạt liên quan tới bảo hiểm xe máy bắt buộc như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Do đó người dân đi xe máy mà mua bảo hiểm tự nguyện loại 10-20 nghìn đồng mà không mua bảo hiểm bắt buộc thì sẽ bị CSGT xử phạt. Bảo hiểm tự nguyện không thể thay thế cho bảo hiểm bắt buộc.

Hiện nay vẫn nhiều người mua bảo hiểm chỉ để đối phó CSGT, có hiện tượng nhiều người giao bán bảo hiểm xe máy giá rẻ. Người dân cần chú ý khi mua loại giá rẻ có thể chỉ là loại bảo hiểm tự nguyện sẽ không đáp ứng nhu cầu của luật.

Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Tránh mất 6 triệu đồng ….

0

Thế nào là đi sai làn đường?

Theo QCVN 41:2019/BGTVT, làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

Cách phân biệt lỗi sai làn và không tuân thủ vạch kẻ đường

Từ những quy định trên, có thể hiểu, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Lỗi này thường mắc phải trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h).

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

Để có cái nhìn chính xác về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, cần nắm rõ biển số R.411.

Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”. Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).

Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

Điểm đáng lưu ý, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì biển mới có hiệu lực (nếu chỉ có vạch kẻ đường thì vẫn phải tuân theo).

Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.

Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe (chẳng hạn: rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…) khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường).

Lưu ý:

– Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.

– Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.

Cô vợ cao tay. Sau khi kết hôn tôi chuyển về sống nhà chồng cùng với mẹ chồng bởi bố chồng tôi đã mất từ lâu. Ở nhà chồng, tôi luôn sống biết điều, chăm chỉ làm việc nhà, chu đáo với mẹ chồng. Từ khi chúng tôi có thêm con thứ 2, phát sinh ra nhiều khoản chi tiêu, nhưng điều khiến cả nhà bận tâm đó là hiện nay ngôi nhà đang ở xây dựng đã lâu, chật và xuống cấp. Vậy nên chồng và mẹ chồng có ý định xây lại nhà. Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, chồng tôi đã nghĩ ra phương án tôi về xin nhà ngoại tiền. Chồng tôi còn nhớ hồi mà hai vợ chồng vừa cưới xong, bố mẹ đẻ tôi có hứa sau này sẽ cho vợ chồng mảnh vườn bên cạnh. Giờ đất đang lên giá, nếu chủ động xin đất và bán đi, chắc chắn sẽ đủ để xây lại nhà mới khang trang, hiện đại. Giữa lúc tôi phấn khởi, chờ đợi về ngôi nhà tương lại thì bỗng dưng nhận cú sốc. Tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng… 👇 ĐỌC TIẾP DƯỚI BÌNH LUẬN

0

Tôi năm nay 32 tuổi, kết hôn cách đây 7 năm. Sau khi kết hôn tôi chuyển về sống nhà chồng cùng với mẹ chồng bởi bố chồng tôi đã mất từ lâu. Ở nhà chồng, tôi luôn sống biết điều, chăm chỉ làm việc nhà, chu đáo với mẹ chồng. Nhà ít người nên có tôi là thêm người, vui vẻ hơn và cuộc sống được nâng lên so với trước đây.

Bức xúc vì nghĩ vợ lén cho đằng ngoại tiền xây nhà, cô ấy lấy ra một thứ  khiến tôi hạnh phúc

Hàng ngày tôi đi làm ở công ty nhưng vẫn không quên nhiệm vụ làm việc nhà của mình, lúc nào nhà cửa cũng gọn gàng, sạch sẽ, nấu ăn ngon… Mẹ chồng tôi mới đầu khó gần, nhưng rồi bà cũng hài lòng và chấp nhận tôi như một thành viên trong gia đình. Nhất là kể từ khi có con, tôi được mẹ chồng tỏ ra thân thiện, bà rất quan tâm tới cháu nội.

Chồng tôi là người hiền lành, kín tiếng, ít biểu lộ cảm xúc. Tuy không sống sôi nổi nhưng bù lại chồng rất trách nhiệm với gia đình. Hết việc là về nhà với gia đình, ít khi đi ăn nhậu bên ngoài. Tôi hài lòng với cuộc sống của mình, toàn tâm giúp sức để gia đình hạnh phúc, phát triển.

Từ khi chúng tôi có thêm con thứ 2, phát sinh ra nhiều khoản chi tiêu, nhưng điều khiến cả nhà bận tâm đó là hiện nay ngôi nhà đang ở xây dựng đã lâu, chật và xuống cấp. Vậy nên chồng và mẹ chồng có ý định xây lại nhà. Tuy nhiên, vợ chồng tôi tiết kiệm tiền không được là bao. Còn mẹ chồng cũng không có thu nhập nào đáng kể.

Vậy nên, chúng tôi muốn xây nhà mà cũng rất đau đầu vì không có đủ tiền; mà vay ngân hàng thì số nợ nhiều, riêng trả lãi cũng đã vất vả rồi huống chi trả cả gốc nữa. Trong lúc tưởng chừng như bế tắc, chồng tôi đã nghĩ ra phương án tôi về xin nhà ngoại tiền. Chồng tôi còn nhớ hồi mà hai vợ chồng vừa cưới xong, bố mẹ đẻ tôi có hứa sau này sẽ cho vợ chồng mảnh vườn bên cạnh. Giờ đất đang lên giá, nếu chủ động xin đất và bán đi, chắc chắn sẽ đủ để xây lại nhà mới khang trang, hiện đại.

Tôi nghe chồng nói xong cũng thấy rất hợp lý, đằng nào bố mẹ tôi trước sau cũng cho mảnh vườn đấy, nên giờ có việc xin trước. Cũng có chút ngại ngùng, nhưng sau mấy hôm được chồng động viên, thúc giục nên tôi đã thấy tự tin hẳn lên. Tôi liền gọi điện thoại cho bố đẻ, trình bày qua tình hình và nguyện vọng. Thật may, bố tôi không suy nghĩ gì nhiều mà đồng ý ngay, nhưng mà phải có thêm thời gian để tìm khách mua, tiến hành thủ tục mua bán…

Mảnh đất mà bố mẹ cho tôi, hiện cũng có giá trị khoảng vài tỷ đồng. Từ hôm đó đến nay tôi lâng lâng cảm giác vui sướng, nghĩ đến ngôi nhà mới rộng lớn, đủ tiện nghi hiện đại. Hai con của tôi sẽ có phòng riêng, có giường ngủ rộng và nơi học tập thuận lợi… Nhìn cảnh nhà ở hiện nay, tôi thấy quá chật và thiếu thốn nhiều thứ, lọt thỏm giữa những hộ bên cạnh đã được xây to đẹp.

Gữa lúc tôi phấn khởi, chờ đợi về ngôi nhà tương lại thì bỗng dưng nhận cú sốc. Tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng. Mẹ chồng trách con trai: “Sao con lại để nó góp tiền xây nhà thế? Nhỡ đâu sau này hai đứa không ở được với nhau, nó đòi chia nhà thì sao. Tiền đất chắc chắn là sẽ nhiều hơn tiền nhà rồi, mình thiệt à?“.

Chồng tôi đáp lại lời của mẹ: “Ôi dào, con tính toán cả rồi, tạm thời mẹ cứ để nhà đứng tên riêng của mẹ. Nhà cứ xây trên đất của mẹ, mẹ toàn quyền quyết định. Ít nữa mẹ làm thừa kế cho riêng con. Nếu ly hôn, cô ta chỉ có nước ra đường chứ làm sao mà đòi tiền hay đòi chia nhà được. Mẹ yên tâm, nhà bên đó còn nhiều đất, sau này con sẽ nịnh vợ để xin thêm

Tôi nghe xong mà rụng rời, quá sốc đến mức suýt ngất ra nhà, quá bất ngờ trước sự tính toán của chồng và mẹ chồng. Thì ra họ đang cố tình nghĩ ra cách để tôi về xin tiền bố mẹ để mang về xây lại nhà chồng. Nếu tôi ngoan ngoãn, chấp nhận thì cứ ở đó, còn không sẽ bị hất ra ngoài bất cứ lúc nào.

Từ hôm đó đến nay tôi rất buồn, không biết mình phải nên làm thế nào. Tôi có nên bóc mẽ chồng và mẹ chồng rồi dừng lại chuyện tin bố đẻ tiền xây nhà? Hãy cho tôi lời khuyên!

Dừng ôtô trên cao tốc không bật đèn khẩn cấp bị phạt 12-14 triệu đồng, quay đầu xe còn phạt nặng hơn … Chi tiết tại bình luận

0

Người lái ôtô trên cao tốc khi dừng, đỗ xe ở làn khẩn cấp mà không bật đèn khẩn cấp; không đúng nơi quy định… sẽ bị phạt 12-14 triệu đồng.

Cùng mức phạt này là các hành vi khác như không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, không đặt biển cảnh báo “chú ý xe đỗ” (hoặc đèn cảnh báo) về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 m khi dừng, đỗ xe trên một phần làn đường xe chạy trên đường cao tốc.

Thông tin được nêu trong Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1.

Quy định này cụ thể hơn với trước đây khi tại Nghị định 100 chỉ quy định “phải báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe” trên cao tốc. Mức phạt cũng tăng gấp đôi so với trước kia.

Mức phạt tăng lên 30-40 triệu đồng khi điều khiển xe đi ngược chiều hoặc lùi xe, quay đầu trên đường cao tốc (cao gấp khoảng 3 lần so với trước đây).

Ngoài ra, tài xế ôtô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định khi chạy trên đường cao tốc bị phạt 4-6 triệu đồng. Theo hướng dẫn, mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề.

Cảnh sát giao thông phân luồng phương tiện vào cao tốc ở TP HCM. Ảnh: Đình Văn

Cảnh sát giao thông phân luồng phương tiện vào cao tốc ở TP HCM. Ảnh: Đình Văn

Đỗ ôtô trên miệng cống thoát nước bị phạt 800.000-1.000.000 đồng

Theo Nghị định 168, tài xế ôtô sẽ bị phạt 800.000-1.000.000 đồng nếu vi phạm các lỗi về đỗ xe như: không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; đỗ trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ ở vỉa hè hoặc nơi có biển cấm đỗ xe. Mức phạt về các hành vi này bằng với quy định cũ.

Tài xế dừng, đỗ ôtô tại nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau; điểm đón, trả khách; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới; che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông… cũng bị phạt 800.000-1.000.000 đồng.

Mức phạt 2-3 triệu sẽ áp dụng cho trường hợp lùi, quay đầu, đỗ xe trong hầm đường bộ; không có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp, khi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng, đỗ xe; dừng, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt.

Mức phạt là 4-6 triệu đồng nếu tài xế ôtô dừng, đỗ, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông (quy định cũ bị phạt 2-3 triệu đồng).

Quay đầu ôtô trên cầu bị phạt 2-3 triệu đồng

Người điều khiển ôtô quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường một chiều… sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng (mức cũ là 400.000-600.000 đồng).

Cùng mức phạt 2-3 triệu đồng sẽ áp dụng cho các hành vi như quay đầu xe tại nơi có biển báo cấm quay đầu; rẽ trái tại nơi cấm rẽ trái; rẽ phải tại nơi cấm rẽ phải.

Với lỗi đè vạch, Nghị định 168 quy định, người điều khiển ôtô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, sẽ bị phạt 400.000-600.000 đồng.