Home Blog Page 397

Vì sao xây nhà to hay nhỏ cũng phải nhớ có bậc tam cấp? Không làm theo vận khí đi xuống

0

Bậc tam cấp không chỉ tạo kết nối giữa không gian trong và ngoài nhà, mà còn tăng tính thẩm mỹ cho công trình cũng như mang đến vận khí phong thủy tốt cho gia chủ. Bởi thế mà từ xa xưa, thầy phong thủy đã đặc biệt chú ý nhắc nhở về xây bậc tam cấp cho ngôi nhà.

Người xưa quan niệm nhà không có bậc tam cấp ở trước cửa, để sân bằng với nền nhà là một đại kỵ. Chính vì thế cho tới ngày nay những ngôi nhà dù có kiến trúc hiện đại đến đâu vẫn được xây thêm bậc tam cấp.

Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp là bậc phân chia giữa khu vực bên trong và bên ngoài nhà, thường được đặt ở vị trí nối liền giữa sân và nhà. Sở dĩ gọi là bậc tam cấp vì người xưa sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra – vào, lên – xuống ngoài sân và trong nhà. Đôi khi, bậc tam cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang lên tầng, là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên trong gia đình.

xay-tam-cap

Xây bậc tam cấp có tác dụng gì?

Ngoài tính thẩm mỹ thì bậc tam cấp còn là nét phong thủy tài vận của ngôi nhà. Mặc dù không có bậc tam cấp thì chuyện lên xuống đi lại có thể dễ dàng hơn, đặc biệt khi mà cần đẩy xe vào trong nhà. Nhưng đó lại là điều đại kỵ trong phong thủy. Bởi theo quan niệm xưa, ma quỷ không đi được qua bậc này mà chỉ đi dạng lướt thẳng.

Thế nên nếu không xây bậc tam cấp mà để sân bằng với nhà là sẽ tạo thuận lợi cho ma quỷ tràn vào quấy phá môi trường sống làm giảm dương khí khiến gia chủ gặp bệnh tật, bị quấy phá khó ở, gia đình lục đục. Bậc tam cấp là ranh giới phân chia giữa phần ngoài sân và trong nhà. Không có bậc tam cấp tức không có ranh giới rõ ràng.

Tính bậc tam cấp theo phong thủy chính xác

Cách tính bậc tam cấp theo số bậc

Những công trình biệt thự, nhà phố thường xây 3 đến 5 bậc tam cấp. Cách tính bậc tam cấp theo khoảng cách bao nhiêu sẽ tỷ lệ với số lượng bậc thềm nhà bấy nhiêu.

Bên cạnh yếu tố thuận tiện di chuyển, có một vài ý nghĩa phong thủy khi thiết kế bậc tam cấp. Về cơ bản, “tam cấp” trong bậc tam cấp tuân theo 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng. Theo lẽ đó, mọi sự trên đời cần có sự bố trí hợp lý, cần phối hợp để tạo nên sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.

Tuy nhiên, bậc tam cấp không nhất thiết phải có 3 bậc, mà có thể là 1 bậc hoặc nhiều hơn 3 bậc, miễn là số lẻ (vì số lẻ đại diện cho phần dương theo thuyết âm dương), và khoảng cách giữa các bậc phải cân bằng với nhau.

Gia chủ cũng có thể xây 5 bậc đại diện cho đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành bao gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Và con số 5 sẽ rơi vào chữ “Sinh” theo quan điểm “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, giúp mang lại những điều may mắn, tốt lành cho chủ nhà.

xay-bac-tam-cap

Cách tính bậc tam cấp theo kích thước

Tùy thuộc vào độ rộng hẹp của nơi xây dựng công trình mà suy ra cách tính bậc tam cấp theo kích thước. Gia chủ có thể tham khảo kích thước bậc tam cấp phổ biến dưới đây:

– Chiều cao của bậc tam cấp thông thường là từ 15-18cm. Ở một số công trình công cộng, đặc biệt như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10-12cm để phù hợp với đặc thù công việc.

– Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thường dao động trong khoảng 20 đến 30cm.

– Chiều dài bậc tam cấp phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Điều này phụ thuộc vào thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình.

Kích thước bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, bậc tam cấp cần có đủ chiều dài để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây ở 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 đến 3 mặt của sảnh theo yêu cầu kiến trúc của ngôi nhà.

Người xưa thường làm nền cao hơn mặt sân, mặt đường nên nếu không có bậc tam cấp sẽ khó di chuyển vào nhà.

Do đó đến nay bậc tam cấp vẫn là nét phong thủy không thể thiếu trong việc xây dựng nhà cửa ở mặt đất. Gia chủ muốn sức khỏe, muốn tài lộc hanh thông phải chú ý xây bậc tam cấp cho đúng.

Người trồng mách 5 mẹo chọn xoài cực chuẩn, nhìn là biết quả nào ngọt ngon

0

 Cùng một loại nhưng không phải quả xoài nào cũng ngon, dày thịt, hạt lép,… Theo kinh nghiệm của những người trồng xoài thì muốn chọn được quả ngon bạn nên dựa vào những mẹo này.

Quan sát các đốm đen

Có những quả xoài nhìn bên ngoài có màu vàng tươi rất đẹp mắt nhưng cũng có quả xuất hiện đốm đen trên bề mặt vỏ. Theo người trồng cây, khi mua xoài tươi chín bạn nên chọn quả có một vài đốm đen nhỏ trên bề mặt vỏ. Chúng không hề ảnh hưởng đến chất lượng cùi bên trong, ăn lại ngon, ngọt, hương vị cũng thơm nhất.

Tuy nhiên, nếu quả xoài có nhiều đốm, đốm to và sần sùi màu đen thì không nên mua. Quả xoài như vậy thường đã bị thối ở các mức độ khác nhau và bị lên men. Tốt nhất là không nên ăn chúng.

Vậy nên khi mua xoài bạn nên chọn những quả có màu vàng sáng đẹp mắt hoặc cũng có thể chọn những quả có đốm đen nhỏ lấm tấm và ăn nó trong vòng 1-2 ngày. Xoài đã đạt độ chín vừa tới thì không nên để lâu.

Xem hình dạng quả xoài

Thường thì quả xoài sẽ có hai hình dáng cơ bản. Một là loại quả có phần đầu to hơn và căng tròn. Những quả như vậy phần má có nhiều thịt hơn. Hai là quả có phần thân thuôn dài hơn, mỏng vài dài, cũng ít thịt hơn. Vì vậy, khi mua xoài, bạn nên chọn những quả có thân hình tròn trịa, hai bên má căng lên, sẽ có nhiều thịt hơn.

Quan sát màu sắc

Phương pháp này có thể áp dụng nếu như bạn mua xoài chín. Thường thì khi mua xoài bạn có thể thấy một số xoài cùng loại có màu xanh, một số vàng, một số có màu xanh pha vàng. Điều này là do xoài là loại trái cây nhiệt đới, cần được hái và vận chuyển khi chưa chín hẳn.

Nếu phần có màu xanh hơn thì xoài này phải còn tương đối xanh. Nếu xoài có màu vàng xỉn chứng tỏ đã để lâu, tốt nhất không nên mua. Xoài vừa chín tới có màu vàng vàng, vỏ màu sáng, trông rất tinh tế và mượt mà.

Ngửi mùi

Xoài chín thường có mùi thơm ngon đặc trưng không lẫn vào đâu được. Khi cần quả xoài lên bạn sẽ ngử thấy mùi xoài thơm ngon ngào nhạt, đó là xoài đạt độ chín rất hấp dẫn.

Nếu như xoài có màu vàng ươm rực rỡ nhưng không có mùi gì thì chứng tỏ xoài chín ép, không ngon.

Thử độ đàn hồi

Bạn hãy dùng ngón tay ấn nhẹ vào xoài, sờ thấy hơi đàn hồi là xoài còn đủ ẩm, tươi ngon, ăn rất vừa miệng. Nhưng nếu ấn vào có cảm giác cứng tức là xoài chưa chín, khi ăn sẽ có vị chua. Quả xoài nếu đã để lâu ấn vào sẽ có vết lõm rất rõ, quả như vậy cũng không nên mua.

Khăn mặt, khăn tắm có mùi hôi, dính nhớt, đem ngâm với thứ này là sạch sẽ, thơm tho như mới

0

Sau một thời gian sử dụng, khăn mặt, khăn tắm sẽ có cảm giác dính nhớt và xuất hiện mùi khó chịu. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể làm theo cách dưới đây.

Khăn mặt, khăn tắm là vật dụng không thể thiếu trong gia đình. Chúng được sử dụng hàng ngày nên nếu không được vệ sinh thường xuyên thì khăn sẽ trở thành nơi cư trú của vi khuẩn, gây ra các vấn đề về da như viêm chân lông, nổi mụn, dị ứng…

Rất nhiều người gặp tình trạng khăn mặt, khăn tắm giặt thường xuyên mà vẫn bị nhớt dính, có mùi hôi khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy làm theo mẹo nhỏ dưới đây.

Nguyên nhân khiến khăn mặt, khăn tắm bị nhớt dính

Sau khi sử dụng, nhiều người treo khăn mặt, khăn tắm trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Đây là nơi có độ ẩm cao, rất thích hợp để các loại vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Nó là một trong những nguyên nhân khiến khăn có mùi và bị nhớt dính.

Ngoài ra, trên da của chúng ta luôn có những tế bào chết. Khi sử dụng khăn để lau, các tế bào chết đó rơi ra và bám lên khăn. Việc giặt thông thường không thể loại bỏ hoàn toàn các cặn bẩn này. Về lâu dài, nó trở thành “miếng mồi” lý tưởng cho vi khuẩn và khiến khăn có mùi hôi, bị nhớt.

Mẹo làm sạch khăn

Làm sạch bằng muối

meo-lam-sach-khan-01

Bạn hãy cho khăn vào chậu nước với một ít muối. Thêm xà phòng vào và vò nhẹ cho các chất hòa tan vào nước, ngấm vào khăn. Ngâm khăn trong đó khoảng 10 phút.

Sau đó, vò lại khăn để loại bỏ hết chất bẩn. Giặt khăn nhiều lần với nước sạch rồi đem phơi ở nơi khô thoáng.

Làm sạch khăn bằng giấm trắng

meo-lam-sach-khan-02

Pha loãng giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:10 rồi bỏ khăn vào ngâm trong đó khoảng 15 phút. Tiếp đến, dùng bột giặt để loại bỏ các vết bẩn bám trên khăn. Cuối cùng, giặt lại khăn bằng nước sạch rồi phơi dưới nắng cho khô.

Baking soda

meo-lam-sach-khan-03

Baking soda là nguyên liệu có khả năng khử khuẩn, tẩy sạch các vết ố bẩn. Bạn có thể sử dụng nó để làm sạch khăn.

Đầu tiên, hãy rắc baking soda lên bề mặt khăn rồi ủ khăn trong khoảng 20-30 phút. Sau đó, đem khăn đi giặt lại với xà phòng và nước sạch. Baking soda sẽ giúp làm sạch khuẩn, loại bỏ các vết bẩn và làm sạch nhớt, giúp khăn trở lại trạng thái ban đầu.

Lưu ý để khăn không bị nhớt

Khử trùng thường xuyên

Để khăn luôn sạch sẽ, không bị hôi và nhớt, bạn nên thường xuyên khử trùng khăn. Có thể dùng nước nóng để ngâm khăn mỗi tuần một lần giúp tẩy sạch chất bẩn trong khăn.

Thay khăn định kỳ

Đối với khăn mặt, bạn có thể thay mới sau mỗi 3 tháng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

Phơi ngoài trời nắng

Nhà tắm là nơi ẩm ướt nên vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Do đó, mỗi lần dùng xong, bạn nên giặt sạch khăn rồi đem phơi ở nơi khô ráo, tốt nhất là có ánh nắng mặt trời để khử khuẩn, giúp khăn sạch sẽ và bền hơn.

Không dùng chung khăn với người khác

Mỗi người trong nhà đều cần có khăn riêng. Không nên sử dụng khăn chung với nhau để tránh làm vi khuẩn lây lan chéo, gây ra tình trạng nổi mụn, mẩn đỏ.

Cách bảo quản tỏi không bị mọc mầm hay thối, mốc

0

Trộn muối, baking soda và lá trà bọc trong khăn giấy kín cho vào túi tỏi. Để tỏi ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để tránh làm tỏi bị nóng, thoát nước khiến túi bị ẩm từ bên trong…

Ảnh minh họa.

Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp người Việt, giúp tạo nên hương vị thơm ngon hơn cho nhiều món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, lọc độc tố trong máu, làm chắc khỏe xương, phòng chống ung thư và điều trị mụn trứng cá, làm đẹp da…

Vì cần sử dụng thường xuyên nên chúng ta thường mua nhiều tỏi về để dùng dần. Thế nhưng do đặc điểm khí hậu nóng ẩm nhiều nên tỏi để lâu dễ bị mốc, ẩm làm mọc mầm, thối hoặc teo khô lại không thể sử dụng được nữa. Dưới đây là bí quyết từ những đầu bếp lâu năm mách nhỏ cách để bảo quản tỏi tới 1-2 năm mà không lo mọc mầm, mốc hay thối.

1. Dùng muối rang làm chất hút ẩm

Đây là cách vừa nhanh gọn, dễ dàng mà lại rất hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà cho túi tỏi của mình. Chỉ cần khoảng 50-60 gr muối hạt to cho vào chảo rang lên tới khi vàng thì đổ ra, đổ vào một miếng gạc sạch và buộc lại thành nắm. Bỏ tỏi vào túi bóng và cho nắm muối này vào cùng, bóp hết không khí ra ngoài và buộc chặt lại đặt ở nơi thoáng mát, túi tỏi này có thể được bảo quản tới cả năm mà không lo bị biến chất.

Đó là do muối rang vừa có tác dụng hút ẩm trong túi vừa giúp diệt khuẩn để tỏi không bị hư thối, việc bóp hết không khí ra ngoài trước khi buộc chặt cũng rất cần thiết để bảo quản được lâu hơn.

2. Dùng baking soda + gừng

2 thìa baking soda + 1 củ gừng nhỏ cho vào trong túi zip cùng với tỏi và ép hết không khí ra ngoài trước khi đóng chặt túi sẽ là cách hữu hiệu giúp tỏi không bị hư hỏng. Baking soda và gừng hoạt động như những chất hút ẩm tự nhiên và an toàn, đồng thời chúng còn có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn nhất định. Lưu ý, nên để tỏi ở nơi có thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để tránh làm tỏi bị nóng, thoát nước khiến túi bị ẩm từ bên trong.

3. Dùng muối + baking soda + trà

Tỏi mới mua về nên đem phơi nắng hoặc nơi thoáng mát trong 1-2 ngày nữa để tỏi thoát hết hơi ẩm và khô hẳn. Trộn muối + baking soda và lá trà thành một hỗn hợp khoảng 40-50 gr, bọc trong khăn giấy thật kín sau đó cho vào túi tỏi, bóp hết không khí trong túi ra trước khi buộc chặt. Để túi tỏi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Khoảng 7-10 ngày lại mở túi cho thoáng khí, loại bỏ những củ tỏi có dấu hiệu bị hỏng để chúng không “lây bệnh” cho củ khác, chú ý thay túi “hút ẩm” khác nếu miếng giấy ăn có cảm giác mềm ướt. Hỗn hợp trà, baking soda và muối có tác dụng hút các ion nước trong túi, giữ cho tỏi luôn được khô ráo. Trà và muối còn có tác dụng diệt khuẩn, ngăn mùi để tỏi không bị mọc mầm, hư thối.

Đó là những cách tự chế túi hút ẩm đơn giản giúp bảo quản tỏi trong 1-2 năm mà không bị hỏng, ngoài ra bạn cũng có thể dùng những cách khác như bảo quản lạnh hoặc ngâm chua để bảo quản tỏi:

1. Bỏ tỏi vào tủ lạnh

Nếu bạn không muốn mất công bóc tỏi mỗi lần cần dùng thì có thể dùng cách bóc tỏi sẵn và bỏ vào lọ kín đặt trên ngăn đá, hoặc băm sẵn bỏ vào từng ngăn của khay đá để tạo thành những viên tỏi rồi bỏ vào hộp kín, cũng bảo quản trên ngăn đá, mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy 1 viên ra là được.

2. Ngâm tỏi

Không chỉ bảo quản tỏi được lâu hơn và việc ngâm tỏi còn tạo ra món tỏi ngon hơn, tăng tác dụng của tỏi lên tới 4 lần. Chỉ cần bóc vỏ, rửa sạch tỏi, để ráo và bỏ vào lọ thủy tinh, đổ ngập tỏi với hỗn hợp giấm táo, đường, ớt, muối hòa tan. Để khoảng 10 ngày bạn sẽ có món tỏi ngâm cực ngon, thích hợp ăn cùng các món bún phở. Có thể để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Cách chọn mua tỏi

Tích trữ hành, tỏi khô trong nhà bếp là thói quen của nhiều gia đình. Muốn tỏi để lâu không bị hỏng, bạn chọn củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt, các nhánh tỏi đều đặn, không bị khô hay nhăn. Củ tỏi phải trắng. Những nhánh tỏi có màu xám hoặc vàng sẽ không có mùi thơm.

Khi bảo quản tỏi phải chọn nơi thật khô thoáng ở trong bếp. Điều này giúp hương vị của tỏi không bị thay đổi sau thời gian bảo quản. Trong quá trình lưu trữ, phải đảm bảo sự lưu thông không khí để tỏi không bị ẩm mốc hoặc vi khuẩn tấn công.

Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ: Hành, tỏi khô mua về, để ra chiếc rổ và đặt ở sát với bếp đun nấu. Nếu là bếp gas thì có thể đặt trong các ngăn tủ bếp bên cạnh bếp gas. Nếu là bếp điện thì đặt rổ hành, tỏi phía dưới tủ bếp, nơi có nhiệt độ luôn cao mỗi khi nấu nướng.

Nhiệt độ cao từ bếp sẽ khiến hành, tỏi khô giữ được tươi ngon, không bị thối, nhũn, đặc biệt là không bị mọc mầm. Nếu đun nấu bằng bếp củi, rơm rạ thì nên treo hành, tỏi khô lên các giỏ ở gần khu vực nấu ăn. Không nên tích trữ quá nhiều hành tỏi mà chỉ nên mua lượng vừa phải. Không để hành, tỏi ở những nơi ẩm ướt, thoáng gió.

Đặc biệt vào những tháng cuối năm thì không nên tích trữ nhiều hành, tỏi khô vì lúc này thời tiết rất ẩm ướt, hành tỏi dễ mọc mầm. Khi hành, tỏi mọc mầm thì nên bỏ đi, hoặc có thể tận dụng đem vùi xuống đất, trồng thành cây lấy lá.

Nắp chai bia có 1 điểm nhỏ: Chạm nhẹ là bật nắp dễ dàng không cần dụng cụ

0

Nếu bạn đang muốn mở nắp chai bia mà không tìm thấy dụng cụ chuyên dụng thì hãy áp dụng mẹo nhỏ sau đây.

Nếu bạn đang muốn mở nắp chai bia mà không tìm thấy dụng cụ chuyên dụng thì hãy áp dụng mẹo nhỏ sau đây. Hãy tác động vào điểm nhỏ quan trọng này, không cần tốn sức nắp cũng bật ra dễ dàng.

Điểm nhỏ quan trọng giúp mở bia nhanh chóng

Để đảm bảo chất lượng của bia sau khi sản xuất, chai bia phải được đậy kín để không khí không thể lọt vào trong. Chính vì vậy dẫn đến chênh lệch áp suất trong và ngoài chai, khiến chai bia khó mở.

Để đạt được độ kín cao, xung quanh nắp chai có một lớp vòng nhựa mềm, kín. Vì vậy, bạn chỉ cần dùng bật lửa để hơ miệng chai trong vài giây, lúc này sẽ có một lượng không khí lọt vào trong chai, vặn nhẹ miệng chai là sẽ mở ra.

diem-nho-tren-chai-bia-giup-bat-nap-chai-2

Một số cách mở nắp chai nhanh, gọn, không cần dụng cụ

+ Dùng một chai bia khác

Mở bia người ta có thể lợi dụng tác dụng của lực tương hỗ, có thể cho miệng của hai chai bia “chạm” trực tiếp vào nhau. Phương pháp này rất đơn giản, đó là đặt cạnh của nắp chai này lên trên nắp chai kia để tạo thành trạng thái lên xuống, sau đó chạm nhẹ xuống đột ngột, phương pháp này tương đối tốn nhiều công sức và cũng tương đối an toàn. Tuy nhiên, mọi người phải chú ý cầm chắc hai chai trong quá trình mở.

+ Đập miệng chai trực tiếp vào góc bàn

Một số người có thể chọn cách đập miệng chai trực tiếp vào góc bàn. Tác dụng của phương pháp này tương tự như việc sử dụng chai bia khác nhưng miệng chai có thể bị vỡ, bàn có thể bị gãy và hư hỏng, vì vậy tốt hơn là hạn chế sử dụng phương pháp này.

+ Sử dụng 1 chiếc chìa khóa

Sử dụng 1 chiếc chìa khóa là một ý tưởng tuyệt vời để mở bia mà không có dụng cụ. Tuy nhiên, bạn nhớ chọn loại chìa nào cứng cáp một chút nhé. Nếu chọn chìa mỏng manh quá thì có thể làm hỏng cả chìa khóa đấy.

diem-nho-tren-chai-bia-giup-bat-nap-chai-1

+ Sử dụng một đồng xu

Sử dụng một đồng xu kê bên dưới nắp chai và dùng lực bật lên cũng giúp mở nắp chai nhanh chóng. Khi áp dụng cách này bạn nên chú ý để không làm xước tay.

+ Dùng một chai nước ngọt có nắp tương tự chai bia

Nếu xung quanh bạn không có những vật dụng trên thì dùng ngay 1 chai nước ngọt khác và kê 2 nắp chai vào nhau rồi bật lên cũng hiệu quả vô cùng.

+ Sử dụng lỗ khoá trong khung cửa

Cách mở nắp chai không cần dụng cụ này nghe có vẻ hơi “dị” và chỉ nên áp dụng nếu liên hoan tại nhà. Bạn biến chiếc lỗ khóa trong khung cửa thành một cái mở nắp chai, sau đó đưa chai bia vào, đầu răng của nắp chai tì vào một cạnh của khung cửa và nghiêng chai bia để nắp bật ra.

+ Dùng thìa

Cách này rất đơn giản, bạn đưa đầu thìa vào bên dưới các răng của nắp chai, bật từng cạnh một cho tới khi toàn bộ nắp chai có thể bật lên. Khi đó, phần bị lõm ở dưới thìa chính là điểm tựa để chúng ta mở được nắp chai bia ra.

+ Dùng bật lửa

Đây cũng là một cách mà dân nhậu hay áp dụng, nhìn rất “ngầu” nhưng không phải ai cũng làm được. Bạn đưa đuôi của bật lửa vào bên dưới các răng của nắp chai bia, tay không thuận giữ thật chắc chai bia, ngón tay cái là đòn bẩy và dùng tay thuận bật nắp chai lên.

Người bán xôi lâu năm mách nhỏ: Chỉ cần làm thêm bước này, xôi mềm dẻo bóng hạt, để cả ngày không cứng

0

Dưới đây là mẹo nấu xôi ngon.

Chọn loại gạo nếp ngon

Gạo nếp ngon sẽ là yếu tố quyết định đến 70% độ ngon của xôi. Do đó chọn gạo là khâu rất quan trọng.

lua-chon-gao-nep-nau-xoi

Các loại gạo nếp như tú lệ, nếp cái hoa vàng hay nếp trứng ngỗng đều là những loại nếp ngon thường được nhiều người chọn để nấu vì có hương vị tự nhiên, thơm nhẹ. Khi chín thì nở vừa, dẻo nhiều, mềm và thơm hạt. Và đặc biệt, xôi vẫn dẻo ngon sau khi nguội.

Khi mua gạo nếp bạn nên chọn loại đều hạt, có màu trắng đục, căng bóng, không bị gãy và có mùi thơm tự nhiên của lúa mới. Tuyệt đối không nên chọn loại gạo có màu quá trắng vì đó chính là gạo đã được xay xát quá kỹ làm mất đi lớp cám chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Ngâm gạo đúng cách trước khi cho vào chõ xôi

Tùy vào từng loại gạo nếp mà sẽ có thời gian ngâm khác nhau, tuy nhiên bạn nên ngâm trong vòng từ 6 – 8 tiếng là vừa đủ và giúp xôi khi nấu sẽ dẻo thơm hơn.

Bạn không nên ngâm gạo nếp trong thời gian quá lâu vì khi đó gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bở nát làm món xôi không còn ngon khi thưởng thức.

Ngoài ra, khi ngâm gạo nếp thì bạn nên cho thêm 1 chút muối để giúp khử mùi và tạo hương vị đậm đà khi xôi chín.

xoi

Cho gạo vào nồi bằng tay

Thông thường, khi nấu xôi thì chúng ta thường dễ gặp các lỗi cơ bản như: nhão lớp giữa, khô lớp trên và khê phần đáy. Điều đó xảy ra thường là do bạn để lửa chưa đều và không tạo được độ thông thoáng cho các hạt nếp khi nấu xôi.

Để khắc phục tình trạng này thì bạn nên dùng tay bốc từng nắm gạo cho vào nồi thay vì đổ cả thau gạo vào như cách thông thường. Điều này sẽ giúp cho các hạt gạo được rải đều, không bị chèn vào nhau và không khí được lưu thông khắp nồi và giúp xôi được chín đều.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn ẩm ủ bên ngoài nắp nồi, khăn ẩm sẽ giúp bịt kín miệng nồi và ngăn không cho hơi nước thoát ra khiến xôi bị khô và chín không đều.

Bạn cũng có thể để xôi vào giữa chỏ và để hở xung quanh hoặc dàn đều xôi ra khắp mặt chõ rồi lấy đũa chọc 3 – 4 lỗ to để không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Canh lượng nước

Lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi, cách này giúp cho lượng nước vừa đủ làm mềm xôi nhưng cũng không quá nhão hay quá nát làm mất thẩm mỹ món xôi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm theo cách là khi cho nước vào nồi bạn nên đặt lên mặt nước một chiếc đĩa bằng sứ, khi nồi nước có tiếng kêu lạch cạch thì đó là do cạn nước. Lúc này, nếu xôi chưa chín, bạn cần cho thêm một ít nước.

nau-xoi-ngon

Canh nhiệt độ khi nấu

Bạn nên cho lượng nước vừa đủ vào nồi hấp trước, sau đó khi thấy nước đã sôi thì mới đặt chõ lên và tiến hành hấp xôi. Bạn hãy giữ nhiệt độ ở mức ổn định trong lúc nấu.

Đừng nên tăng nhiệt độ cao lên thì xôi sẽ dễ bị cháy khét hoặc nếu nhiệt độ quá thấp xôi sẽ dễ bị nhão đấy.

Thời gian hấp xôi

Tùy theo từng loại gạo nếp mà thời gian nấu sẽ dao động từ 30 – 40 phút. Để có được món xôi ngon và dẻo thơm thì cứ 10 phút bạn nên mở nắp nồi và dùng khăn sạch lau đi phần nước đọng trên nắp và dùng đũa đảo đều để xôi được chín tới.

Rưới dầu mỡ lên xôi

Món xôi sau khi được nấu chín, bạn nên rưới lên bề mặt xôi một ít dầu ăn hoặc mỡ gà để giúp xôi có độ căng bóng, mềm mượt và đảo đều chõ xôi trước khi lấy ra.

Đồ xôi 2 lửa

Để giúp món xôi của bạn dù để lâu nhưng vẫn giữ được độ ngon và độ mềm, dẻo thì bạn nên thực hiện đồ xôi 2 lửa. Khi xôi vừa chín tới, bạn xới xôi ra 1 chiếc mâm to, dàn đều và để dưới quạt để xôi được nguội bớt.

Sau đó, cho xôi vào đồ (hấp) thêm 1 lần nữa. Bằng cách này thì xôi vẫn giữ được nguyên vẹn độ ngon vốn có của nó.

Trộn bột giặt với nước bia thừa, công dụng bất ngờ, tiết kiệm tiền và nhà ai cũng cần

0

Có bia thừa hay bia hết hạn bạn mang trộn với bột giặt và làm theo cách này công dụng cực bất ngờ

Bia ngoài công dụng là đồ uống thì chúng được dùng trong rất nhiều sinh hoạt hàng ngày từ tưới cây chăm sóc cây, mang đi gội đầu rửa mặt… Bia thừa mà trộn với bột giặt thì khiến bạn bất ngờ nhất là bây giờ khi mà muỗi đang nhiều.

Diệt muỗi là một vấn đề quan trọng trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh và sự phát triển của muỗi hơn bình thường.

bia-thua-bot-giat-diet-muoi

Trộn bia với bột giặt, diệt muỗi

Bạn chỉ cần có các liệu có sẵn trong nhà bếp, gồm: 1 chai bia thừa, 2 muỗng bột giặt, 2 chai nhựa bỏ đi, 1 con dao nhỏ, đường và nước

Bạn cho bia và bột giặt hoặc xà phòng trộn với nhau để tan bột giặt. Khuấy đều cho hỗn hợp đều.

Dùng dao cắt chai nhựa thành 2 phần theo tỷ lệ 2/3 – phần phễu ở miệng chai 1 phần và phần đáy 2 phần.

Đổ dung dịch đã hoà tan vào đáy chai và đặt phễu (phần miệng chai) xuống gần sát dung dịch.

Để yên hỗn hợp trong vài ngày.

Mùi bia sẽ hấp dẫn muỗi tới và bậu vào hỗn hợp này và chúng không còn vo ve bên cạnh bạn nữa.

Bạn có thể áp dụng cách đuổi muỗi bằng bia này 1-2 lần/tuần và không còn phải lo sợ muỗi luôn rình rập và gây hại cho gia đình nữa.

Bia có mùi hấp dẫn, hương thơm của nó khiến muỗi dễ sa đà, mắc bẫy. Khi muỗi bị mùi bia hấp dẫn thì chúng sà vào dung dịch rồi bị tiêu diệt bởi ngộ độc xà phòng.  Bạn chỉ cần thực hiện các bước trên một lần và dùng lâu dài.

Với cách diệt muỗi này bạn sẽ tránh phải dùng thuốc xịt hóa chất gây mùi khó chịu và thậm chí có thể khiến bạn ngột ngạt khó thở.

bia-thua-bot-giat-quan-ao

Trộn bia và bột giặt để làm sạch quần áo

Bia và bột giặt giúp làm sạch quần áo, đặc biệt là quần áo bằng vải lụa, vải linen. Những loại quần áo này nếu giặt bằng nguyên bột giặt có thể gây bạc màu nhanh hơn. Do đó bạn pha loãng bột giặt với nước bia rồi ngâm quần áo, sẽ giúp chúng sạch và bia còn giúp giữ màu quần áo tốt hơn.

Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp này để giặt quần áo dễ phai màu như đồ jean. Bia giúp giữ màu quần áo tốt hơn đảm bảo thẩm mỹ cho quần áo

Bia trộn với bột giặt để làm sạch vết bẩn mỡ 

Nếu bếp bị bám dầu mỡ nhiều, hãy dùng hỗn hợp bia và bột giặt sẽ giúp bạn lau sạch hơn. Bột giặt có tính tẩy rửa còn bia có chất làm sạch giúp khử bẩn tốt hơn và còn giúp bạn tạo mùi dễ chịu khử mùi hôi tốt hơn.

Do đó nếu có bia thừa, bia hết hạn đừng vội đổ đi nhé. Bạn có thể trộn cùng bột giặt để làm sạch và bắt muỗi, bắt ruồi. Bia dùng riêng còn có thể làm đẹp da, đẹp tóc, rất hữu ích.

Có quý nhân phù trợ, 3 con giáp vươn lên thoát nghèo, tình duyên rực rỡ, chuẩn bị sức khỏe để ‘gánh’ tiền về

0

Đây là thời điểm vượng vận của 3 con giáp này cả về tình duyên lẫn tiền bạc. Được quý nhân phù trợ nên làm gì cũng gặp nhiều may mắn.

Tuổi Ngọ

Những người tuổi Ngọ bẩm sinh thông minh, không ngoan và can đảm. Họ có tố chất của một nhà lãnh đạo, biết sử dụng, tận dụng những tài nguyên xung quanh mình. Hơn nữa họ lại có tầm nhìn dài hạn nên là một trong những người giỏi phát triển sự nghiệp.

Thời gian gần đây, Ngọ gặp được khá nhiều may mắn trong cuộc sống. Con đường hoan lộ hanh thông nên tài lộc cũng có phần rủng rỉnh. Kể từ năm 2024 trở đi, vận khí của Ngọ được cải thiện hơn nữa. Vậy nên tài vận sẽ vô cùng dồi dào.

Ngọ giống như một ngôi sao may mắn khi mà xung quanh luôn có vô số quý nhân giúp đỡ. Nếu có điều gì đó khiến cho Ngọ khó chịu thì sớm muộn cũng giải thuyết ổn thỏa cả. Vì kiếm được nhiều tiền nên cuộc sống của Ngọ sung túc, hạnh phúc.

Tuổi Mão

Mão là những người trời sinh ra đã mang phúc phí. Họ có mệnh cách phú quý hơn người, được Thần Tài ưu ái. Cuộc đời của họ vì vậy được hưởng nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn hẳn so với những con giáp khác.

Theo dự đoán của tử vi trong năm nay tuổi Mão sẽ còn gặp nhiều điều may mắn hơn nữa. Đối với những người tuổi Mão làm kinh doanh, lộc lá sẽ đến tới tấp. Còn với những người tuổi Mão làm công ăn lương thì khả năng lớn là sẽ được thăng quan, tiến chức. Dự báo lương sẽ còn tăng gấp đôi, gấp ba.

Không chỉ được quý nhân phù trợ, Mão còn được thần tài chiếu cố. Chính vì vậy mà của cải ập đến, làm việc gì cũng hanh thông, tài lộc như ý.

Tuổi Tý

Những người tuổi Tý được biết đến với sự giỏi giang, thông minh, nhanh nhẹn. Trong tất cả mọi việc, Tý đều thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao. Chính vì điều này mà trong công việc Tý luôn được cấp trên quý mến.

Trong tnăm nay, người tuổi Tý có vận trình tươi sáng nhơ có cát tinh xuất hiện. Nhờ vậy mà tài lộc khởi sắc rực rỡ. Không chỉ vậy, người tuổi Tý còn có quý nhân phù trợ, lúc nào cũng sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Tình hình tài chính cũng vô cùng khả quan.

Không chỉ giúp đỡ Tý trong công việc, quý nhân cũng đến giúp đỡ Tý trong cuộc sống. Có những chuyện tưởng như phức tạp thì lại được giải quyết nhanh chóng và đơn giản đến bất ngờ. Tháng này đào hoa khá vượng nên nếu Tý còn độc thân thì cũng có thể tìm kiếm thấy nửa kia của mình.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Bảo quản giò chả bằng ngăn mát tủ lạnh chưa đủ: Làm thêm 1 bước, để bao lâu vẫn tươi nguyên, không mốc hỏng

0

Mách bạn cách bảo quản giò lụa đúng cách, để được lâu vẫn giữ nguyên vị.

Cách bảo quản giò lụa

Để bảo quàn giò lụa, bạn nên dùng túi zip hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín giò lụa lại, còn nếu chưa dùng đến thì bạn giữ nguyên trạng bao bì, cho vào ngăn mát ở nhiệt độ 5 – 8 độ C.

Với cách bảo quản này bạn có thể dùng giò lụa đang cắt dở trong vòng 1 – 3 ngày. Giò lụa còn nguyên bao bì thì có thể giữ ở ngăn mát trong vòng 6 ngày. Tuy nhiên bạn vẫn nên xem kỹ các thông tin về hạn dùng và cách bảo quản cụ thể được nhà sản xuất in trên bao bì nhé.

Nếu các gia đình cần dùng ngay, có thể rã đông nhanh bằng cách bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ. Lưu ý không để nước ngấm vào giò.

Muốn bảo quản giò chả được lâu hơn, bạn có thể luộc lại.

Riêng giò tai, giò xào không luộc lại được do vậy cần biết cách làm lại giò. Cho giò và 1 ít nước vào nồi đun lại, để nguội, đổ vào khuôn và ép chặt lại. Đợi giò cứng chắc, tháo ra là dùng được, bảo quản tiếp trong tủ lạnh.

Theo nguyên tắc, giò, chả sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp mua quá nhiều, có thể bảo quản ngăn đá khoảng 10 ngày.

Giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ.

Để ngăn ngừa các loại vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống xâm nhập làm giò lụa nhanh hư thì bạn nên cho giò lụa vào một ngăn riêng, để xa đồ ăn tươi sống và nặng mùi.

Không để giò lụa tại các vị trí gần sát cửa tủ lạnh, vì nơi này thường có mức nhiệt độ không ổn định dễ làm giò lụa bị hư.

Bảo quản khi không có tủ lạnh

Trong trường hợp không có tủ lạnh và thời tiết tương đối mát mẻ bạn có thể để giò lụa ở điều kiện thường, nơi khô ráo, thoáng mát và tránh bọc quá kín giò lụa. Nếu trời nắng oi thì bạn nên trang bị một thùng nước đá, bọc kỹ giò lụa và cho vào thùng đá để bảo quản.

Hoặc bạn có thể chuẩn bị 1 cái nồi hoặc thau inox rồi xếp giò lụa vào đậy vung lại, đặt trong chậu nước lạnh, độ mát của nước sẽ giúp duy trì hương vị và bảo quản giò trong khoảng 2 – 3 ngày (loại chưa bị cắt dở).

Tuy nhiên bảo quản giò lụa không có tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ không lâu. Giò lụa sau khi hấp chín, rửa sạch lớp vỏ bên ngoài rồi ép hết nước trong vỏ lá ra thì treo nơi khô thoáng dùng được trong 3 – 5 ngày. Còn nếu bạn đã cắt ra thì tốt nhất vẫn nên dùng trong ngày.

Lưu ý

Các gia đình chỉ nên mua số lượng vừa đủ ăn, tránh giò chả dư thừa nhiều, bảo quản không đúng cách dẫn đến ôi thiu rất lãng phí.

Không nên có tâm lý “tiếc của”. Khi giò đã có hiện tượng lạ (có mùi, nhớt, nấm mốc) phải vứt đi ngay. Vì khi ăn giò chả đã bị ôi, thiu hoặc mốc gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Bất ngờ vì người Nhật Bản không bao giờ ăn trái cây tự trồng, càng không đem cho

0

Nếu có dịp đi du lịch hoặc xem nhiều video trên YouTube ghi lại cuộc sống diễn ra ở đất nước mặt trời mọc, để ý thì chúng ta sẽ thấy rằng tại nhiều vùng ngoại ô, người dân sống rất bình yên trong những ngôi nhà có thiết kế tối giản và một khoảng sân vườn rộng lớn.

Tuy nhiên, đến khi những loại cây mà họ trồng bắt đầu vào mùa đơm hoa kết trái, một điều thật kỳ lạ xảy ra là không gia đình nào có ý định thu hoạch để ăn dù chúng thơm ngon đến mấy. Tất cả quả cứ thế treo lủng lẳng trên cành cho đến khi chín nẫu, tự rụng xuống thì thôi. Hoặc nếu không sẽ do chim chóc, côn trùng khắp bốn phương tự kéo đến “đánh chén” hộ.

Việc làm nghe qua tưởng chừng rất khó hiểu này của người Nhật Bản thực tế đều có lý do của nó.

Vì sao người Nhật Bản không ăn trái cây tự trồng?

Vì sao người dân Nhật Bản không bao giờ ăn trái cây do chính tay họ trồng trong vườn nhà? - Ảnh 3.

Người Nhật thích trồng cây nhưng lại không ăn thành phẩm mình tạo ra. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Trở lại lịch sử, toàn nhân loại chắc hẳn vẫn chưa quên cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Vào tháng 8 năm 1945, Mỹ từng thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, phá hủy hoàn toàn 2 thành phố này.

Sau đó đến 2011, thảm họa kép gồm trận động đất lớn nhất trong lịch sử và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Fukushima liên tiếp xảy ra khiến toàn bộ Nhật Bản ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Vì vậy, cho đến tận ngày nay, nhiều gia đình vẫn sợ đất đai còn bị nhiễm phóng xạ và không dám ăn luôn cả những thực phẩm được nuôi trồng trên đó. Cây cối chỉ có tác dụng để làm cảnh vào tạo bóng mát.

Mặt khác, nếu gia đình nào mua đất xây nhà nhưng lại để thừa quá nhiều diện tích trống sẽ bị đánh thuế rất cao. Và để giảm bớt một khoản phí phải nộp cho Chính phủ, họ quyết định canh tác thành vườn và trồng các loại cây ăn quả.

Tiếp đến, người Nhật vốn rất coi trọng vấn đề sức khỏe lên hàng đầu, họ gần như không bao giờ ăn những thực phẩm chưa qua kiểm định và chỉ mua ở siêu thị dù là loại quả chính tay họ trồng. Trong khi đó, việc kiểm định cây trái theo đúng quy định ở đất nước này lại vô cùng gắt gao, phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tránh được nhiều phiền toái thì họ không bao giờ ăn loại quả mình trồng.

Nhiều người ắt hẳn cũng sẽ thắc mắc nếu vậy thì tại sao họ không thu hoạch rồi đem đi kinh doanh, bán lấy lời? Tuy nhiên, muốn làm việc đó ở Nhật không hề dễ chút nào. Bởi tại đất nước này nếu có ý định buôn bán bất cứ mặt hàng nào đều phải xin giấy phép từ chính phủ chứ không được tự ý đem ra chợ hay treo biển, bày một sạp nhỏ ngay trước cửa nhà như tại Việt Nam.

Ngoài ra, vì bản thân các gia đình trồng cây còn chẳng dám ăn chính loại quả do mình trồng họ cũng rất e ngại và không có ý định biếu, tặng chúng cho hàng xóm. Ngay cả khi bạn chủ động đến xin, khả năng cao là sẽ bị chủ nhà từ chối. Tuy nhiên, nếu dại dột mà nảy ra ý tưởng tự ý lấy hoa quả của họ thì sẽ bị cảnh sát bắt và quy vào tội trộm cắp.

Dù trên thế giới, Nhật Bản là một trong những quốc nổi tiếng là tiết kiệm, hạn chế sự lãng phí nhưng thực tế họ cũng có những sự lãng phí “có nguyên nhân” như thế.