Home Blog Page 273

Người dân tiết lộ thêm góc khuất vụ Mái ấm Hoa Hồng

0

‘Người trong Mái ấm Hoa Hồng lấy những phần quà được mạnh thường quân hỗ trợ bán công khai cho mọi người xung quanh. Con trai tôi cũng mua bỉm, xe đẩy trẻ em tại nơi này’, chị Liễu cho hay.

Chiều 9/4, dù trời mưa tầm tã nhưng nhiều người dân ở quận 12, TPHCM vẫn đến khu vực xung quanh Mái ấm Hoa Hồng để xem xét tình hình, tìm cách hỗ trợ, động viên các trẻ em bị bạo hành nơi đây.

Bà Trịnh Thị Liễu (ngụ phường Tân Chánh Hiệp, quận 12), làm việc tại bãi xe gần Mái ấm Hoa Hồng cho biết: “Sáng nay tôi xem các clip bạo hành trẻ em tại mái ấm mà không khỏi nghẹn ngào. Các con còn quá nhỏ mà bị bảo mẫu lại đánh đập không nương tay. Con gái tôi làm ở trường mầm non, khi xem các clip đã bật khóc nức nở vì thương cho các bé bị bạo hành. Rất nhiều mạnh thường quân đến Mái ấm Hoa Hồng để hỗ trợ quà, tiền cho các bé, người trong mái ấm lấy những phần quà đó bán ra ngoài. Con trai tôi từng đến mái ấm mua bỉm, xe đẩy trẻ em cho cháu tôi”.

Mái ấm Hoa Hồng (phường Trung Mỹ Tây, quận 12) – nơi xảy ra sự việc bạo hành trẻ em. Ảnh: Xuân Dự

“Những bảo mẫu trong Mái ấm Hoa Hồng đã lớn tuổi, có người đã có cháu, không hiểu sao họ lại nhẫn tâm đánh đập những trẻ còn rất nhỏ? Tôi mong rằng cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm hành vi bạo hành của những người tại Mái ấm Hoa Hồng”, bà Liễu bức xúc nói.

Đang chăm sóc 2 con gái tuổi ăn tuổi lớn, khi xem clip trẻ bị bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng, chị Hai (ngụ phường Trung Mỹ Tây) vội lấy xe máy chạy đến mái ấm để xem tình hình của các cháu nhỏ.

“Tôi chỉ xem 1 đoạn clip chứ không dám xem hết bởi những hành động đánh đập kia quá tàn nhẫn đối với các cháu nhỏ. Các cháu đã chịu thiệt thòi vì bị bỏ rơi, không người thân chăm sóc mà nay còn bị hành hạ như vậy. Thật quá xót xa! Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các cháu sau này. Tôi mong rằng tất cả trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được chính quyền hỗ trợ, đưa đến nơi phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp các em có một tương lại tốt đẹp hơn”, chị Hai bày tỏ.

Lực lượng chức năng có mặt tại Mái ấm Hoa hồng để xử lý vụ việc. Ảnh: Xuân Dự

Hàng ngày đi làm ngang qua Mái ấm Hoa Hồng, bà Nguyễn Linh (phường Trung Mỹ Tây) đều ngoái nhìn vào bên trong bởi thương cảm cho các trẻ em thiệt thòi được nuôi dưỡng tại đây.

Sáng 4/9, đang làm việc, bà Linh bất ngờ được đồng nghiệp gửi cho các clip về vụ việc bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng. Sau giờ làm sáng, bà Linh vội vàng chạy đến đây để tìm cách hỗ trợ các cháu bé.

Bà Nguyễn Linh chia sẻ về vụ bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng. Ảnh: Xuân Dự

Không giấu nổi sự nghẹn ngào, bà Linh chia sẻ: “Mỗi khi đi ngang qua đây tôi đều cảm thấy thương xót các trẻ em cơ nhỡ. Thật không ngờ các cháu lại bị hành hạ như vậy. Mái ấm mà không ấm một chút nào. Tên hoa hồng mà không thấy hoa đâu, chỉ toàn là gai và sự độc ác. Những người hành hạ, bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng phải bị xử lý thật nghiêm để tránh xảy ra những sự việc tương tự”.

Xuân Dự

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-tiet-lo-them-goc-khuat-vu-mai-am-hoa-hong-169240904154440176.htm

Tiến sĩ Đoàn Hương: Không thể gọi thí sinh Olympia là tài năng

0

Thời gian gần đây, từ khóa “Đường lên đỉnh Olympia” bất ngờ trở thành đề tài được mọi người quan tâm. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện về nữ MC GenZ tài năng, mọi người còn nhắc vấn đề “chảy máu chất xám”. Vẫn là chuyện cũ nhưng ở trong bối cảnh khác, nhiều người còn băn khoăn, chưa tìm được câu trả lời riêng cho chính mình.

1a-35d5611b-1697005283.jpg
Tiến sĩ khoa học Đoàn Hương – một trong những cố vấn quen thuộc của Đường lên đỉnh Olympia. (Ảnh: VTV)Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nữ tiến sĩ Đoàn Hương nói về vấn đề này. Cụ thể, trong đoạn clip, bà chia sẻ: “Chương trình Olympia nói thật là rất thông minh. Có một khoảng thời gian, người ta cho rằng Việt Nam đào tạo tài năng cho Úc rồi sau đó quốc gia này cho mấy học bổng của trường đại học tư nhân, khoảng 30.000 đến 50.000 USD (682 triệu đồng đến 1,1 tỉ đồng), sang đi học và ở lại. Đây không phải là tài năng, những câu hỏi trong Olympia là đã có câu trả lời có đáp án sẵn. Tài năng là khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án”.

Trong bài phát biểu trước hàng trăm học sinh, nữ tiến sĩ cho rằng thí sinh bước ra từ chương trình Olympia sau đó du học tại Úc vốn chỉ là những người bình thường. Họ vào trường đại học tầm trung và chưa làm gì quá xuất sắc để được tôn vinh tại quốc gia này. Cũng như không quá nổi trội để chúng ta phải tiếc nuối nếu họ chọn ở lại nước ngoài. Như vậy, việc nói các thí sinh trong chương trình “leo núi” là tài năng xuất chúng thì khá vô lý.

Thông tin từ VTC News, tiến sĩ Đoàn Hương từng có nhiều năm gắn bó với các chương trình nổi tiếng của VTV như Đường lên đỉnh Olympia, Cafe sáng,… Bà từng giảng dạy tại Khoa Văn và Khoa Báo chí Truyền thông (nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nữ tiến sĩ cũng phát ngôn nhiều quan điểm gây tranh cãi về mạng xã hội, thay đổi tiếng Việt hay các bộ phim nổi bật đang được giới trẻ quan tâm. Dẫu có khá nhiều quan điểm trái chiều nhưng bà vẫn khiến mọi người nể phục vì học vấn cao và góc nhìn đa chiều của mình.

Quay lại với câu chuyện về “chảy máu chất xám”, từ quan điểm của tiến sĩ Đoàn Hương, nhiều bạn trẻ tiếp tục nổ ra các cuộc tranh cãi kịch liệt. Người đồng tình, kẻ phản đối để bảo vệ quan điểm riêng của chính mình. Thế nhưng, phải chăng những người đứng ngoài “đánh trống” đang quá áp đặt suy nghĩ cá nhân vào danh hiệu “nhân tài xuất chúng”?

Trên thực tế, các nhà leo núi tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia đều là học sinh giỏi, họ có tiềm năng để trở thành người tài. Họ tận dụng học bổng để có thể phát triển tiềm năng và tìm kiếm cơ hội để trở thành người tốt, giỏi giang hơn. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp và lựa chọn ở lại Úc, họ cũng chỉ là những công dân bình thường, phần lớn công tác trong chuyên ngành mà bản thân đã lựa chọn. Tại một số trường hợp, sinh viên tốt nghiệp trong nước còn tạo ra rất nhiều thành tích vẻ vang và mang tầm quốc tế hơn thế. Nếu vậy, không thể lấy vị trí “quán quân Đường lên đỉnh Olympia” để trở thành thước đo cho nhân tài.

Từng chia sẻ với Zing News, một thí sinh từng bước ra từ Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 5 khẳng định rằng bất kể ai đi du học cũng đều muốn quay về nước. Tuy nhiên, họ sẽ làm được gì cho đất nước sau khi trở về lại là một vấn đề nan giải. Theo người này cho biết, dù ở lại hay về nước thì bản thân anh ta đều phải đánh đổi.Nam quán quân cho rằng nếu về mà không làm hay đóng góp cho đất nước những điều tốt hơn thì thà rằng ở lại tích lũy thêm kiến thức, tài chính và kỹ thuật. Có thể thấy, đến các “tài năng xuất chúng” được mọi người vinh danh cũng mang định hướng riêng cho mình.

Người Việt Nam dường như đang có tiêu chuẩn kép khi nhìn nhận chung về một vấn đề. Họ dễ dàng “vỗ ngực tự hào” khi nhiều người nước ngoài tài năng ở lại Việt Nam để làm việc vì yêu mến đất nước này. Thế nhưng, họ lại khắt khe hơn khi thấy người Việt Nam rời đất nước, sinh sống tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Mong rằng trong tương lai, dư luận sẽ có cái nhìn khách quan và bớt khắt khe với những bạn trẻ, bởi trong một chừng mực có thể chấp nhận được, họ vốn dĩ có quyền tự do lựa chọn cuộc sống của riêng mình.

Không ngờ người đã chụp lại và l:.an tr:.uyền bài viết của Chu Ngọc Quang Vinh lại chính là…

0

Mạng xã hội không khỏi xôn xao trước thông tin bài đăng có nội dung vô ơn với đất nước của Chu Ngọc Quang Vinh chỉ giới hạn cho 16 người xem. Vậy ai trong số đó là người chụp lại và lan truyền?

Những ngày qua, Chu Ngọc Quang Vinh là cái tên gây tranh cãi trên mọi nền tảng mạng xã hội. Chàng trai sinh năm 2008, học lớp 12 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái từng là thí sinh chiến thắng cuộc thi tháng 1, quý I, năm thứ 24 của Đường Lên Đỉnh Olympia – chương trình trò chơi truyền hình về kiến thức dành cho học sinh Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Đài Truyền hình Việt Nam đồng tổ chức từ năm 1999 cho đến nay.

Chu Ngọc Quang Vinh
Chu Ngọc Quang Vinh dù có nền tảng kiến thức tốt nhưng lại gây phẫn nộ khi đăng tải story trách móc trường lớp, thể hiện khao khát được sống ở nước ngoài và coi việc ôn thi Olympia chỉ để thỏa mãn khao khát đó của bản thân. Những phát ngôn lệch chuẩn của nam sinh về Đảng và nhà nước khiến cho dư luận càng thêm bức xúc.

Mới đây nhất, trên mạng xã hội xôn xao thông tin bài viết lệch chuẩn của Chu Ngọc Quang Vinh ban đầu chỉ giới hạn cho 16 người xem. Không rõ ai là người đã chụp và lan truyền bài đăng này trên mọi nền tảng, tuy nhiên hành động của người này nhận được nhiều lời khen ngợi vì dám vạch trần cái sai, cái xấu của một cá nhân dù cho có thân thiết đến đâu. Một khán giả còn liên tưởng hành động này với câu nói “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ theo giặc (Truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân).
Bài đăng xin lỗi của Chu Ngọc Quang Vinh
Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, Chu Ngọc Quang Vinh đã nhận sai và bày tỏ sự hối hận của bản thân khi làm tổn thương đến những người yêu thương và tin tưởng mình. Nam sinh sinh năm 2008 thừa nhận những phát ngôn nông cạn gây xôn xao những ngày qua xuất phát từ những quan sát và trải nghiệm ít ỏi của mình, khẳng định không bao giờ có ý định cực đoan trong việc liên hệ với các tổ chức nước ngoài để làm hại lợi ích của dân tộc. “Là một người trẻ lớn lên ở Việt Nam, mình là người rất thích đọc lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và mong muốn tìm hiểu về nguồn cội của bản thân. Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu, mình đã bị ảnh hưởng bởi những tư liệu không đúng sự thật và mang tính ác ý với Tổ Quốc”, Vinh viết trong bài đăng xin lỗi.

Sự việc lần này cũng là bài học sâu sắc đối với Chu Ngọc Quang Vinh. Với thái độ nhận lỗi tích cực của nam sinh Yên Bái, hi vọng công chúng sẽ có cái nhìn rộng mở và bao dung hơn để Vinh có cơ hội sửa sai và phát triển bản thân, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Không ngờ người đã chụp lại và l:.an tr:.uyền bài viết của Chu Ngọc Quang Vinh lại chính là…

0

Mạng xã hội không khỏi xôn xao trước thông tin bài đăng có nội dung vô ơn với đất nước của Chu Ngọc Quang Vinh chỉ giới hạn cho 16 người xem. Vậy ai trong số đó là người chụp lại và lan truyền?

Những ngày qua, Chu Ngọc Quang Vinh là cái tên gây tranh cãi trên mọi nền tảng mạng xã hội. Chàng trai sinh năm 2008, học lớp 12 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái từng là thí sinh chiến thắng cuộc thi tháng 1, quý I, năm thứ 24 của Đường Lên Đỉnh Olympia – chương trình trò chơi truyền hình về kiến thức dành cho học sinh Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Đài Truyền hình Việt Nam đồng tổ chức từ năm 1999 cho đến nay.

Chu Ngọc Quang Vinh
Chu Ngọc Quang Vinh dù có nền tảng kiến thức tốt nhưng lại gây phẫn nộ khi đăng tải story trách móc trường lớp, thể hiện khao khát được sống ở nước ngoài và coi việc ôn thi Olympia chỉ để thỏa mãn khao khát đó của bản thân. Những phát ngôn lệch chuẩn của nam sinh về Đảng và nhà nước khiến cho dư luận càng thêm bức xúc.

Mới đây nhất, trên mạng xã hội xôn xao thông tin bài viết lệch chuẩn của Chu Ngọc Quang Vinh ban đầu chỉ giới hạn cho 16 người xem. Không rõ ai là người đã chụp và lan truyền bài đăng này trên mọi nền tảng, tuy nhiên hành động của người này nhận được nhiều lời khen ngợi vì dám vạch trần cái sai, cái xấu của một cá nhân dù cho có thân thiết đến đâu. Một khán giả còn liên tưởng hành động này với câu nói  “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”  của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ theo giặc (Truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân).
Bài đăng xin lỗi của Chu Ngọc Quang Vinh
Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, Chu Ngọc Quang Vinh đã nhận sai và bày tỏ sự hối hận của bản thân khi làm tổn thương đến những người yêu thương và tin tưởng mình. Nam sinh sinh năm 2008 thừa nhận những phát ngôn nông cạn gây xôn xao những ngày qua xuất phát từ những quan sát và trải nghiệm ít ỏi của mình, khẳng định không bao giờ có ý định cực đoan trong việc liên hệ với các tổ chức nước ngoài để làm hại lợi ích của dân tộc.  “Là một người trẻ lớn lên ở Việt Nam, mình là người rất thích đọc lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và mong muốn tìm hiểu về nguồn cội của bản thân. Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu, mình đã bị ảnh hưởng bởi những tư liệu không đúng sự thật và mang tính ác ý với Tổ Quốc”,  Vinh viết trong bài đăng xin lỗi.

Sự việc lần này cũng là bài học sâu sắc đối với Chu Ngọc Quang Vinh. Với thái độ nhận lỗi tích cực của nam sinh Yên Bái, hi vọng công chúng sẽ có cái nhìn rộng mở và bao dung hơn để Vinh có cơ hội sửa sai và phát triển bản thân, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Sau l:ùm x:ùm ‘lá cờ lạ’, O Sen và Quốc Nghiệp mua nhà thành công tại Mỹ, thậm chí xin được thẻ thường trú, thực hư thế nào

0

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho biết đã nắm thông tin về đoạn video clip có hình ảnh cờ ba sọc đỏ treo đầu giường gia đình Quốc Nghiệp – O Sen Ngọc Mai tại Mỹ.

Vụ cờ ba sọc treo đầu giường ở Mỹ của ca sĩ O Sen Ngọc Mai: Bộ VH-TT-DL vào cuộc- Ảnh 1.

O Sen Ngọc Mai với video clip gây xôn xao cộng đồng mạng

Trao đổi với truyền thông, ông Lê Thanh Liêm, Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho biết đã nắm thông tin về đoạn clip đang lan truyền trên mạng có liên quan đến gia đình ca sĩ O Sen Ngọc Mai và “hoàng tử xiếc” Quốc Nghiệp.

Cụ thể, trong đoạn clip ghi lại hình ảnh vợ chồng nghệ sĩ xiếc Quốc Nghiệp và ca sĩ O Sen Ngọc Mai vui đùa với các con trong một căn phòng, khán giả phát hiện trên đầu giường có treo cờ ba sọc đỏ. Đây là lá cờ biểu tượng của chế độ cũ Sài Gòn (trước năm 1975).

Hình ảnh này gây xôn xao mạng xã hội vì cả hai vợ chồng nghệ sĩ Quốc Nghiệp và ca sĩ O Sen Ngọc Mai đều là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đến nhiều khán giả Việt.

Trước lời giải thích của Quốc Nghiệp cho rằng gia đình anh có chuyến nghỉ hè ở Mỹ và trong thời điểm này, O Sen Ngọc Mai góp mặt biểu diễn trong chương trình từ thiện gây quỹ cho Trường Khuyết Tật và Mồ Côi Hướng Dương, trong chuỗi chương trình “Góp lá mùa xuân” tại Mỹ.

“Để tiết kiệm ngân quỹ cho các em nhỏ Hướng Dương, cả đoàn luôn được các tình nguyện viên chuyên chở và cho ở nhờ. Sau hơn 2 tuần xa cách, cả gia đình vui mừng gặp lại trong ngôi nhà của một cô chú tình nguyện viên để chờ vô ngôi nhà ở chính.

Chồng vợ, cha con hạnh phúc vui đùa nên không để ý chung quanh, không kiểm soát chi tiết những gì lọt vào camera. Qua việc này Quốc Nghiệp va O Sen Ngọc Mai đã rút kinh nghiệm sâu sắc và sẽ không để những việc tương tự xảy ra”.

Vụ cờ ba sọc treo đầu giường ở Mỹ của ca sĩ O Sen Ngọc Mai: Bộ VH-TT-DL vào cuộc- Ảnh 3.

Vợ chồng nghệ sĩ Quốc Nghiệp và ca sĩ O Sen Ngọc Mai

Những lời giải thích của Quốc Nghiệp càng khiến cho làn sóng phẫn nộ của khán giả dâng cao. Nhiều ý kiến cho rằng vợ chồng Quốc Nghiệp quá hồn nhiên và cẩu thả khi không xem xét kỹ thực địa xung quanh.

Điều mà cư dân mạng vẫn tiếp tục bàn tán là dù đã lên tiếng về vụ việc nhưng cả Quốc Nghiệp lẫn O Sen Ngọc Mai vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi về vụ việc.

Ca sĩ Ngọc Mai tên thật là Lê Như Ngọc Mai, sinh năm 1987, từng là giảng viên thanh nhạc tại Nhạc viện TP HCM. Hiện chị đã dừng công tác và nổi tiếng từ khi giành giải quán quân chương trình “The Masked Singer Vietnam” mùa đầu tiên. Cô còn từng có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT.

Còn Quốc Nghiệp sinh năm 1989, là một trong những NSƯT trẻ nhất Việt Nam khi được phong tặng danh hiệu này ở thời điểm mới 26 tuổi. Anh cũng từng cùng anh trai Quốc Cơ có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NSND.

Tin cực vui dành cho Chu Ngọc Quang Vinh – Thí sinh Đường Lên Đỉnh Olympia…

0

Công an tỉnh Yên Bái đánh giá, nam sinh Đường lên đỉnh Olympia do hiểu biết còn hạn chế dẫn đến có những phát ngôn chưa chuẩn mực trên mạng xã hội.

Công an Yên Bái nói gì về phát ngôn của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia?

Chu Ngọc Quang Vinh giành vòng nguyệt quế tuần tại Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Ảnh: ĐVCC

Ngày 3.9, Công an tỉnh Yên Bái thông tin: Qua công tác nắm tình hình trên mạng Internet, các phòng ban nghiệp vụ phát hiện vào khoảng 22h ngày 1.9, tài khoản cá nhân Facebook “Chu Vinh” đăng tải Story có nội dung thông tin: Bản thân không tin vào các nội dung được giảng dạy trong nhà trường; chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích viển vông ở xứ “thiên đường” là các nước phương Tây xa xôi…

Đến khoảng 23h cùng ngày, tài khoản “Chu Vinh” đã gỡ bỏ bài viết trên.

Qua xác minh, chủ tài khoản này là Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Yên Bái).

Thí sinh này từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi tuần 3, tháng 1, quý I của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 với 300 điểm. Đến cuộc thi tháng, Quang Vinh tiếp tục giành giải nhất với 250 điểm.

Bên cạnh đó, Chu Ngọc Quang Vinh cũng từng giành vòng nguyệt quế trong phần thi Chinh phục vũ môn ở Trại hè Hùng Vương khối các trường THPT chuyên khu vực Trung du và miền núi phía Bắc diễn ra tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Xác định đây là bài viết có tính chất nhạy cảm diễn ra vào dịp Quốc khánh 2.9, Công an tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ tiến hành mời Chu Ngọc Quang Vinh đến trụ sở Công an phường Yên Thịnh, TP Yên Bái để làm việc với sự chứng kiến của mẹ và cô giáo chủ nhiệm.

Tại buổi làm việc, Công an tỉnh Yên Bái cùng giáo viên chủ nhiệm, gia đình đã giải thích rõ để em nhận thức về Đảng, Nhà nước, lịch sử dân tộc, thuyết phục Chu Ngọc Quang Vinh nêu rõ vấn đề và nhận thức lại về các nội dung trên.

Sau khi làm việc với lực lượng Công an, nam sinh nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định pháp luật, tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế dẫn đến thực hiện hành vi trên.

Ông bố gửi đơn tới Chính phủ đề nghị giải tán hội phụ huynh

0

Nhiều năm sau lần công khai lên tiếng, đến nay anh Võ Quốc Bình, phụ huynh ở TPHCM vẫn thiết tha mong dẹp bỏ hội phụ huynh.

Những ngày qua, dư luận bức xúc quanh vấn đề lạm thu dịp đầu năm học. Trong đó nhiều khoản tiền nhà trường mượn danh nghĩa  Ban đại diện cha mẹ học sinh  (BĐD CMHS, thường gọi là hội phụ huynh) để thu trên tinh thần tự nguyện. Nổi cộm nhất phải kể đến sự việc  quỹ phụ huynh 310 triệu đồng  tại lớp Một 2, Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Trước hiện tượng này, nhiều ý kiến độc giả  Dân trí  cho rằng nên giải tán BĐD CMHS – vấn đề đã được nhắc đến nhiều năm qua.

Hoạt động không đúng chức năng, nên giải tán

Năm 2017, khi con đang học tại Trường tiểu học Hòa Bình, quận 1, TPHCM anh Võ Quốc Bình đã công khai lên tiếng về việc nên giải tán hội phụ huynh.

Khi đó, BĐD CMHS lớp con anh đề xuất  đóng tiền lát sàn gỗ cho lớp , anh Bình ghi thẳng vào đơn lấy ý kiến là không đồng ý, kèm đánh giá: “Hội  phụ huynh  học sinh chứ không phải hội phụ thu học sinh hay hội họa sỹ. Tiền cơ sở vật chất hàng năm đâu?”.
Ông bố nhiều năm tha thiết đề nghị dẹp hội phụ huynh - 1 “Hội phụ huynh học sinh chứ không phải hội phụ thu học sinh”, ý kiến của anh Võ Quốc Bình trong phiếu lấy ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ảnh: NVCC).

Theo anh Bình, nhiệm vụ của BĐD CMHS là quan tâm, chăm lo cho vấn đề của học sinh, kết nối cùng nhau để phối hợp với trường trong quản lý,  giáo dục  con em. Vậy nhưng trên thực tế, hội này biến tướng hoạt động thành “hội phụ thu” để thực hiện việc mà anh Bình cho là “BOT học đường”.

Thời điểm đó, anh Võ Quốc Bình gửi đơn lên Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải tán Ban đại diện Cha mẹ học sinh. Anh cũng trực tiếp nhắn tin nêu lên đề xuất này đến hàng loạt lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục.

Hiện con học cấp 2, anh Bình cho biết anh vẫn mong muốn “dẹp” BĐD CMHS, bởi: “Ban này hoạt động nhưng thực chất không quan tâm đến những vấn đề thiết thực của học sinh. Chức năng chính không làm, chỉ tập trung vào việc “đẻ” ra các khoản quyên góp, chỉ lo phụ thu thì không cần thiết phải tồn tại”.

Theo ông bố này, chỉ nên giữ hội phụ huynh khi làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là chăm lo cho con em, lên tiếng về các vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến con em như an toàn thực phẩm, an toàn trường học, bạo lực học đường…

Khi phát hiện sai phạm của trường, BĐD CMHS nên đại điện cho toàn thể phụ huynh lên tiếng góp phần chấn chỉnh chứ không phải đại diện cho trường như hiện nay.
Ông bố nhiều năm tha thiết đề nghị dẹp hội phụ huynh - 2 Phụ huynh Võ Quốc Bình giữ quan điểm nên “dẹp” Ban đại diện cha mẹ học sinh trong trường học như hiện nay vì hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ (Ảnh: Hoa Kim Cương).

Anh Võ Quốc Bình thẳng thắn góp ý, trường cần sửa cái gì, muốn phụ huynh đóng góp cái gì thì trực tiếp vận động với phụ huynh, có văn bản rõ ràng, minh bạch. Khi đó, anh sẽ xem xét đóng góp theo khả năng. Còn “mượn” BĐD CMHS đứng ra kêu gọi này nọ là anh nói thẳng “không”.

Đồng tình với quan điểm này, chị Đậu Hồng Hạnh, có hai con học ở TPHCM cho rằng, BĐD CMHS hiện nay là “cánh tay nối dài” của trường, họp hành, hoạt động quanh năm toàn chỉ bàn chuyện… thu tiền.

Theo chị Hạnh, nhiều trường “núp bóng” qua hội phụ huynh để triển khai nhiều khoản thu không đúng quy định bằng  hai chữ “tự nguyện” , rồi chính những người trong BĐD cũng thường chủ động đề xuất ra nhiều khoản để làm “mát lòng” nhà trường.

Cả hai đầu như vậy gây áp lực rất lớn với phụ huynh khi con đi học  trong môi trường công lập , chưa kể giáo viên đứng giữa cũng mang tiếng.

Ban đại diện có phải “cánh tay nối dài” cho trường?

Suốt thời gian con đi học phổ thông, luật sư, công chứng viên Nguyễn Thị Cúc đều làm Trưởng BĐD CMHS và cả Chủ tịch hội phụ huynh trường.

Công chứng viên này cho hay, khi làm công việc ở hội phụ huynh, những người trong hội xác định rõ cơ sở vật chất trường lớp là do trường lớp, hỗ trợ giáo viên cũng không thể có vì giáo viên đã có lương Nhà nước lo.

Họ chỉ đưa ra đề nghị một số phụ huynh có điều kiện đóng góp một số tiền nhỏ để tặng quà học sinh khi các em có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện.
Ông bố nhiều năm tha thiết đề nghị dẹp hội phụ huynh - 3 Theo công chứng viên Nguyễn Thị Cúc cần phải có Ban đại diện cha mẹ học sinh vì học sinh chưa đủ 18 tuổi (Ảnh: NVCC).

Khi chiếc bàn chiếc ghế hay chiếc quạt bị hư mà trường chưa kịp sửa thì nhờ phụ huynh nào đó có khả năng làm giúp. Hay trong thời gian học, nếu biết được học sinh nào có  hoàn cảnh khó khăn  thì sẽ vận động phụ huynh cùng giúp đỡ, hỗ trợ.

Chị Nguyễn Thu Cúc cho hay, học sinh chưa đủ 18 tuổi, phải có BĐD CMHS, thông qua đó gia đình đồng hành với trẻ và chịu chung trách nhiệm cùng các em về mọi hành vi. Đặc biệt hiện nay, vấn đề của học sinh rất phức tạp, bạo lực học đường gia tăng, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường càng cần thiết.

Chị Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh, BĐD CMHS lập ra là để kết hợp với nhà trường theo dõi tình hình của học sinh, kịp thời giáo dục, uốn nắn các em khi cần thiết, hỗ trợ những em rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo bằng sự tự nguyện… Chứ không phải lập hội phụ huynh để nhăm nhe chuyện thu tiền.

Trước thực tế BĐD CMHS hoạt động chưa đúng nhiệm vụ, thậm chí trở thành “cánh tay nối dài” của trường, bà Cúc nói: “Người trưởng ban phải thật sự bản lĩnh”.

Ông bố nhiều năm tha thiết đề nghị dẹp hội phụ huynh - 4 Đoàn giám sát UBMTTQ Việt Nam TPHCM trong đợt kiểm tra sổ sách tài chính tại trường tiểu học (Ảnh: Hoài Nam).

Hiệu trưởng một trường THPT ở TPHCM cho biết, gọi BĐD CMHS là “cánh tay nối dài” của trường là sự ác cảm tồn tại lâu nay trong dư luận. Khi gọi như vậy, theo ông cần phải xác định mục đích của việc họ làm là làm lợi cho ai? Việc đó có làm lợi cho học sinh không hay cho cá nhân nào, cho ông hiệu trưởng hay cho trưởng ban đại diện?

“Những người làm trong BĐD CMHS, họ là những người ” ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng “. Họ mất thời gian, họ mất công sức, mất tiền của nhưng họ vẫn làm vì trước nhất vì lợi ích của ai?”, ông nói.

Theo vị hiệu trưởng, để tránh những điều tiếng không đáng có, các hoạt động của nhà trường và BĐD CMHS cần được thông tin một cách rõ ràng, minh bạch, tạo được sự đồng thuận. Với các khoản đóng góp phải thật sự trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc, hay cào bằng.

Đoàn Di Băng ăn trứng vịt lộn 50 triệu, trứng ngoài vỉa hè Băng ăn không có nổi…

0

Đồng hành cùng bà xã doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ chính là nhà thiết kế Thái Công.g

Đoàn Di Băng  lắm của nhiều tiền thì ai cũng biết rồi. Nhưng mỗi lần nữ đại gia quận 7 tiết lộ về cuộc sống xa hoa đều làm cho dân tình tròn mắt mãi không thôi.

Điển hình mới đây trên trang cá nhân, hot mom Sài thành khoe ăn món hột vịt lộn đắt đỏ. Và trị giá không nằm ở món ăn mà đến từ bộ bắt đĩa dùng để đựng trứng.
Đoàn Di Băng chơi sang, khoe ăn hột vịt lộn trị giá 50 triệu-1
Theo đó, Di Băng đã được mời tới nhà Thái Công để thưởng thức món ăn này. Cụ thể, vợ doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ ăn trứng trong chiếc bát trị giá 4 triệu đồng. Ngoài ra còn có đĩa, đồ đựng gia vị, bình rượu,… có tổng trị giá lên tới 52,5 triệu đồng.

Đặc biệt, khi tới thăm nhà Thái Công, Di Băng mặc đồ khá thoải mái, cười đùa vui vẻ. Cô còn nằm lên ghế để tạo dáng check-in.
Đoàn Di Băng chơi sang, khoe ăn hột vịt lộn trị giá 50 triệu-2
Không chỉ có mối quan hệ bạn bè thân thiết, Đoàn Di Băng còn là khách quý của  Thái Công . Trước đó, vợ chồng nữ đại gia đã chi 7,5 tỷ đồng, thuê người này thiết kế cho biệt thự 400 tỷ.

Chính vì màn chơi lớn nói trên nên dân mạng đang rất hóng chờ ngày bất động sản của vợ chồng Di Băng hoàn thiện. Hiện vợ chồng cô đang ở trong một biệt thự khác trị giá 22 tỷ.
Đoàn Di Băng chơi sang, khoe ăn hột vịt lộn trị giá 50 triệu-3
Đoàn Di Băng chơi sang, khoe ăn hột vịt lộn trị giá 50 triệu-4
Những hình ảnh nhá hàng về nhà mới của Di Băng do Thái Công tiết lộ trước đó.
Được biết, căn nhà đang xây có tổng diện tích 640m2. Theo loạt ảnh chủ nhân chia sẻ trước đó, tòa nhà với 3 tầng bề thế tựa như lâu đài, được thiết kế theo phong cách cổ điển. Chưa rõ nội thất bên trong ra sao nhưng chỉ với bản thiết kế này đủ cho thấy sự xa hoa.

“Băng chưa bao giờ dám tưởng tượng mình được sống trong một ‘ngôi nhà’ thế này. Nhà Băng đẹp đúng không mọi người?”, tâm sự  Đoàn Di Băng trước khi nhà mới được hoàn thiện.

Chính thức: Tạm biệt thí sinh Olympia Chu Ngọc Quang Vinh em mới chỉ 17 tuổi, Công An đã ra quyết định cực n;óng 👇👇👇

0

Liên quan đến việc phát ngôn của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia có nội dung tiêu cực trên mạng xã hội, công an tỉnh Yên Bái đã có thông tin về sự việc.

Trên Báo Lao động, Công an tỉnh Yên Bái cho biết, sau khi tài khoản “Chu Vinh” đăng tải Story có nội dung khiến nhiều người phẫn nộ, công an đã mời người này lên làm việc.

Theo Công an tỉnh Yên Bái, qua xác minh, chủ tài khoản này là Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Yên Bái).

Cơ quan chức năng xác định đây là bài viết có tính chất nhạy cảm diễn ra vào dịp Quốc khánh 2/9 nên đã chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ tiến hành mời Chu Ngọc Quang Vinh đến trụ sở Công an phường Yên Thịnh, TP Yên Bái để làm việc với sự chứng kiến của mẹ và cô giáo chủ nhiệm.

Công an Yên Bái thông tin sau phát ngôn tiêu cực của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia - Ảnh 1.

Chu Ngọc Quang Vinh từng giành vòng nguyệt quế tại Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Ảnh: TL

Tại buổi làm việc, Công an tỉnh Yên Bái cùng giáo viên chủ nhiệm, gia đình đã giải thích rõ để em nhận thức về Đảng, Nhà nước, lịch sử dân tộc, thuyết phục Chu Ngọc Quang Vinh nêu rõ vấn đề và nhận thức lại về các nội dung trên.

Nam sinh này nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định pháp luật, tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế dẫn đến thực hiện hành vi trên.

Trước đó, khoảng 22h ngày 1/9, tài khoản cá nhân Facebook “Chu Vinh” đăng tải Story có nội dung có dòng trạng thái với nhiều nội dung tiêu cực, thể hiện sự vô ơn với đất nước, với Đảng và với chính quê hương nơi mình sinh ra, khiến nhiều người đọc không khỏi bức xúc, phẫn nộ.

Đến khoảng 23h cùng ngày, tài khoản “Chu Vinh” đã gỡ bỏ bài viết trên.

Qua xác minh, chủ tài khoản này là Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Yên Bái).

Thí sinh này từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi tuần 3, tháng 1, quý I của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 với 300 điểm. Đến cuộc thi tháng, Quang Vinh tiếp tục giành giải nhất với 250 điểm.

Nam sinh Olympia phát ngôn gây phẫn nộ: Bài học đắt giá cho giới trẻ

 

Dù đã xoá bài viết và đăng đàn xin lỗi trước phát ngôn có nội dung chưa phù hợp, nhưng nam sinh này vẫn gây bức xúc cho nhiều cư dân mạng.

Sau phát ngôn gây phẫn nộ trên mạng xã hội, nam sinh Đường lên đỉnh Olympia – Chu Ngọc Quang Vinh thừa nhận những suy nghĩ của bản thân là nông cạn, xuất phát từ quan sát và trải nghiệm ít ỏi. Thông qua sự việc, Vinh cũng hiểu được thêm về tình cảm, lòng biết ơn của người Việt với lịch sử và với những người đã ngã xuống vì lý tưởng của dân tộc. Nam sinh xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về những phát ngôn không đúng, đồng thời mong nhận được sự tha thứ của mọi người.

Dù đã lên tiếng xin lỗi, song sự việc vẫn chưa thể làm dịu đi phản ứng mạnh mẽ từ dư luận mạng xã hội, các nội dung, hình ảnh liên tục được lan truyền trên các diễn đàn.

Dư luận bức xúc lên án

Dư luận không chấp nhận lời xin lỗi của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia.

Dư luận không chấp nhận lời xin lỗi của nam sinh Đường lên đỉnh Olympia.

“Khi nhân dân cả nước đang tự hào hướng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phát ngôn, tư duy của Chu Ngọc Quang Vinh bị lên án là điều dễ hiểu và lời xin lỗi chưa được nhiều người chấp nhận cũng không có gì phải ngạc nhiên”, tài khoản Lê Đăng Dương nêu quan điểm.

Một số tài khoản khác bày tỏ sự bức xúc: “Lời xin lỗi ấy liệu có đến từ tâm, hay do áp lực từ cộng đồng mạng ép buộc phải nói ra?”; “Không phải ai học hành tử tế cũng ”thành người”, không phải cứ xin lỗi là đổi thành “không có gì”.

Thậm chí có người yêu cầu Vinh phải có hành động cụ thể hơn để chứng minh sự hối lỗi, như tham gia vào các hoạt động xã hội, cống hiến cho cộng đồng.

“Dẫu biết rằng đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại, biết sai, nhận lỗi để sửa là tốt, đặc biệt là những người trẻ như Chu Ngọc Quang Vinh. Thế nhưng đằng sau lời xin lỗi đó thì họ sẽ hành động như thế nào, hay đó cũng chỉ là cách để họ làm xoá bớt sự bức xúc, lên án của dư luận, cộng đồng mạng?”, tài khoản Trần Thu Hà bình luận.

Bài học đắt giá cho giới trẻ

Lên án những phát ngôn của nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh, thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên trường THPT Bình Hưng Hòa (TP.HCM) nhận định, dù là người trẻ, còn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng những lời nói này rất đáng chê trách, bởi Tổ quốc, dân tộc, quê hương là thiêng liêng, không ai được quyền chối bỏ, “nếu các em muốn làm người chân chính trước tiên phải học cách sống có đạo lý, sống biết ơn”.

“Sự việc này nên dừng lại ở đây, nam sinh đã có lời xin lỗi, chúng ta hãy bao dung và tạo cơ hội cho em sửa sai. Tôi nghĩ, nếu biết ăn năn hối cải, em sẽ sống có ích và làm được nhiều điều tốt đẹp cho bản thân và xã hội”, thầy Hoài nói.

Cô Phạm Thị Thuý, giáo viên dạy Ngữ văn tại Hà Nội đặt câu hỏi, để xảy ra sự việc đáng tiếc trên, trách nhiệm của gia đình và nhà trường nằm ở đâu, khi ở lứa tuổi vị thành niên, tư tưởng, nhận thức và tâm lý của các em chưa được ổn định.

“Sơ suất trong phát ngôn là điều dễ thông cảm, nhưng lệch chuẩn trong nhận thức là rất đáng cảnh báo. Với em Chu Ngọc Quang Vinh, cần có thời gian tìm hiểu kỹ hơn về gia đình, môi trường học tập, bạn bè xung quanh… để tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp giải quyết sự việc tích cực, giúp em ổn định tinh thần, có suy nghĩ đúng mực”, cô Thuý nói.

Nữ giáo viên đánh giá, sự việc không chỉ là bài học riêng cho Quang Vinh mà còn là lời nhắc nhở cho toàn xã hội, về việc định hướng, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn, trách nhiệm và sự tôn trọng đối với quê hương, đất nước, cũng như sử dụng các phương tiện truyền thông.

“Với những người trẻ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng nhất định như Vinh khi đã từng giành vòng nguyệt quế tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, việc suy nghĩ chín chắn trước khi phát ngôn, tránh gây tổn thương cho người khác và không làm ảnh hưởng đến cộng đồng là điều rất quan trọng”, cô Thuý nhấn mạnh.

Trước đó, đêm ngày 1/9, tài khoản Chu Vinh đăng tải bài viết với nội dung chưa phù hợp, gây xôn xao, bức xúc trong dư luận. Ngay sau đó, trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) báo cáo xác nhận tài khoản Chu Vinh là của học sinh Chu Ngọc Quang Vinh, lớp 12 Anh của nhà trường.

Đáng chú ý, nam sinh này từng giành vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24.

Sau khi nhận được thông tin về sự việc, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái phối hợp với công an tỉnh nắm tình hình, xác minh sự việc; chỉ đạo trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành trực tiếp đến gia đình học sinh Vinh để nắm thêm tình hình. Nhà trường kịp thời định hướng phát ngôn học sinh đảm bảo đúng quy định, phối hợp chặt chẽ với gia đình, địa phương tiếp tục theo dõi, nắm tình hình và diễn biến tư tưởng, tâm lý của học sinh Vinh.

Năm học 2024-2025: Những khoản tiền ‘cấm’ không được thu của cha mẹ học sinh

0

Nhà trường, cô giáo và đặc biệt là ban đại diện cha mẹ học sinh không phải cứ muốn ‘thu’ tiền gì là thu đâu nha mọi người. Quy định mới năm nay đã rất rõ ràng, đặc biệt nhấn mạnh có 7 khoản tiền cấm ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu của phụ huynh.

Thông tin này đã được đăng tải trên báo chính thống, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé.

Cụ thể, nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi, Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, đối với kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhà trường thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT.

Đặc biệt, ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, không được thu 7 khoản sau:

– Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường

– Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh

– Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường

– Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường

– Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng học tập cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường

– Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

– Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Lưu ý: Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường; không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Mức thu đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo

(Ban đại diện cha mẹ phụ huynh là một tổ chức được thành lập tại các trường học để tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục và chăm sóc học sinh. Ban đại diện cha mẹ phụ huynh có nhiệm vụ hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và môi trường học tập của học sinh).

hình ảnh

Ban đại diện cha mẹ học sinh là cầu nối giữa giáo viên và cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái, ảnh minh họa, nguồn: dSD

Sở GD&ĐT Tp.HCM đã ban hành hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu từ năm học 2024-2025 đối với các trường công lập.

Theo đó, mức học phí chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở Tp.Thủ Đức và các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định trên làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đảm bảo trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024 – 2025 (được hưởng từ ngày 1/9/2024).

Ngoài học phí, HĐND TpHCM đã thông qua Nghị quyết 13 quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập.

Thành phố cũng lưu ý, các mức thu quy định tại Nghị quyết số 13 là mức thu tối đa. Căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục tổ chức thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể nhưng không vượt quá mức thu quy định tại Nghị quyết này và không được cao hơn 15% so với mức thu đã thực hiện trong năm học 2023 – 2024.

Sở GD&ĐT Tp.HCM lưu ý, các nội dung và mức thu đảm bảo có tính kế thừa đã tổ chức hướng dẫn thực hiện theo quy định từ năm học 2023 – 2024.

Từ đầu năm học, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của học sinh để chủ động xây dựng dự toán thu – chi cho từng nội dung thu làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể, đảm bảo nguyên tắc thu đủ chi đủ và sử dụng các khoản thu đúng mục đích.

Thực hiện công khai kế hoạch thu – chi của từng khoản thu đến phụ huynh học sinh trước khi thực hiện. Mức thu đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Đề nghị các cơ sở giáo dục công lập không được thay đổi tên và phát sinh bất kỳ nội dung thu nào ngoài các danh mục được quy định.

Khi thu cần giãn thời gian thực hiện các khoản thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với trẻ em, học sinh thuộc diện chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn.