Mưa to, gió giật mạnh cấp 10, toàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh mất điện do ảnh hưởng của bão số 3.
Quảng Ninh đã có những thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Cô Tô đã xuất hiện mưa to, gió lớn, kèm gió giật mạnh cấp 10, gây biển động, mất điện toàn huyện. Đến 7h sáng nay, cơn bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến huyện Cô Tô.
Đêm 6-9, rạng sáng ngày 7-9, toàn huyện Cô Tô đã thực hiện di tản gần 800 người đến nơi tránh bão an toàn đảm bảo các điều kiện sinh hoạt. Huyện Cô Tô đã lên phương án đảm bảo an toàn cho người dân, bố trí các điểm trú bão an toàn.
Chính quyền các xã, thị trấn đã bố trí các điểm trú bão an toàn cho các hộ dân có nhà xuống cấp, mái tôn, mái ngói kinh tế mới (xây dựng từ năm 1997) có nguy cơ tốc mái, sập đổ tại các nhà nghỉ, khách sạn, nhà văn hóa, trường học; một số hộ di tản đến nhà người thân.
Thường trực Huyện ủy, UBND các xã, thị trấn đã phân công cán bộ trực, kiểm soát tại các điểm sơ tán, tránh trú bão tập trung; phân công cán bộ, các đơn vị lực lượng vũ trang phụ trách từng thôn, xóm.
Đồng thời, chỉ đạo các thôn, khu tiếp tục rà soát từng hộ dân, số nhân khẩu đang sinh sống tại căn nhà cấp 4 (mái ngói, mái tôn, Fibro xi măng,…); kiên quyết di dời 100% nhân khẩu tại những hộ dân này đến những căn nhà kiên cố, an toàn.
Quảng Ninh di dời người dân ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
Hiện, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức di dời 2.053 hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ ảnh hưởng.
Trong đó, huyện Tiên Yên 85 hộ, TX Đông Triều 366 hộ, TP Hạ Long 16 hộ, huyện Cô Tô 455 hộ, huyện Hải Hà 371 hộ, huyện Vân Đồn 760 hộ. Các hộ được di chuyển đến nơi tránh trú bão an toàn.
Các địa phương bố trí đầy đủ nhu yếu phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân trong những ngày bão về, đồng thời sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng trực để hỗ trợ, di dời người dân đến nơi an toàn khi có nguy cơ.
Liên quan đến việc bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TPHCM), cầm chiếc điện thoại xem lại những hình ảnh, clip kỷ niệm của các cháu, bà Mai Chi (36 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) không kìm được xúc động, bày tỏ sự xót xa.
Theo thông tin từ báo Dân trí, vào sáng 4/9, khoảng 30 cán bộ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, Công an quận 12 và VKSND quận 12 có mặt tại Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TPHCM) để xác minh, làm rõ về việc nhiều trẻ em bị bạo hành.
Các lực lượng đang tích cực làm việc, lấy lời khai những người liên quan cũng như xác minh giấy tờ, hồ sơ pháp lý của cơ sở này. Phía bên ngoài, nhiều người dân, nhà hảo tâm tìm đến trước cơ sở để theo dõi diễn biến điều tra.
Công an đến điều tra sai phạm tại cơ sở – Ảnh: Báo Dân trí
Cầm chiếc điện thoại xem lại những hình ảnh, clip kỷ niệm của các cháu tại Mái ấm Hoa Hồng, bà Mai Chi (36 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) không kìm được xúc động, bày tỏ sự xót xa. “Tôi thấy mấy bé bị bạo hành mà đau xót, không chịu nổi. Tôi không ngờ một mái ấm nuôi dưỡng trẻ mà lại có những bảo mẫu hành động như vậy”, bà Mai Chi (36 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) nghẹn giọng.
Theo bà Chi, sáng nay bà đọc thấy báo chí đăng tin các bé bị đánh đập tại cơ sở này, bà không tin những bảo mẫu lại hành động như vậy. Bà gửi con 5 tháng tuổi, rồi chạy xe máy đến cơ sở để xem lực lượng chức năng có động thái vào cuộc điều tra hay chưa, có biện pháp gì để bảo vệ các bé ở đây.
Bà Chi cho biết hàng tháng, bà cùng người thân chia phiên nhau mang tã, sữa đến cho các cháu. Khi đến cơ sở, quà bánh sẽ được tiếp nhận bên dưới, sau đó các nhà hảo tâm được lên trên phòng để thăm trẻ. “Những lúc đến, tôi thấy các bé quấn quýt thì nghĩ là chúng thiếu tình thương của cha mẹ, nên thấy ai cũng mừng. Không ngờ cuộc sống của các bé ở đây lại tệ bạc, bị đánh đập như vậy”, bà Chi nói.
Bà Chi xem lại hình ảnh, clip của các cháu bé tại mái ấm – Ảnh: Báo Dân trí
Bà Võ Thị Ngọc Hoa (68 tuổi) cho biết nhà bà cách cơ sở này khoảng 4km. Bà Hoa có thâm niên 30 năm làm công việc dạy trẻ mầm non. Chứng kiến những người ở đây đối xử với trẻ như vậy, bà Hoa cảm thấy rất đau lòng.
Theo bà Hoa, việc dạy trẻ nhỏ có nhiều niềm vui nhưng cũng rất cực nhọc nhất là những lúc trẻ quấy khóc. Khi đó, với kinh nghiệm của mình, bà Hoa cho rằng các bảo mẫu nên kìm chế cơn giận, nhờ bảo mẫu khác trông coi, hoặc bỏ đi 1-2 phút. Sau khi bình tĩnh, các bảo mẫu quay lại tiếp tục chăm sóc trẻ. Đừng để cảm xúc nóng giận nhất thời, chi phối suy nghĩ rồi gây ra hành động không chấp nhận được.
Nói thêm về Mái ấm Hoa Hồng, bà Hoa cho rằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng của các bảo mẫu cũng chưa đúng. Nhiều lần tới thăm cháu, bà Hoa chứng kiến bảo mẫu dùng một chiếc muỗng để đút thức ăn cho cả gần 10 bé. Việc làm này là mất vệ sinh cũng như dễ lây lan bệnh nếu một trong số các em bị ốm.
Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo mẫu tên T. có những hành động ngược đãi, đánh đập dã man đối với các trẻ – Ảnh: Báo Thanh Niên
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, mái ấm Hoa Hồng hiện có 86 trẻ, trong đó phòng 101 có 15 trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi), phòng 202 có 37 trẻ từ 1 – 3 tuổi. 31 trẻ đang đi học bên ngoài mầm non Sóc Bông, 3 trẻ đang nằm bệnh viện.
Hiện Công an Q.12 đã mời chủ cơ sở và người đánh trẻ về trụ sở làm việc. Q.12 đề xuất đưa tất cả 86 trẻ về Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình (TP.Thủ Đức) để có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Từ đó, kết hợp với các chương trình tư vấn của bác sĩ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các cháu.
Sau khi đưa các cháu vào trung tâm bảo trợ trẻ em sẽ tiến hành sàng lọc, xác minh gia đình, thân nhân.
Ở Việt Nam, quả tầm bóp còn được gọi là quả lồng đèn, lù đù, thù lù hay đồm độp…, biết được công dụng của nó ai cũng bất ngờ. Lợi ích quả tầm bóp, không phải ai cũng biết
Tầm bóp là loại cây mọc dại ở các vùng quê của Việt Nam. Tuy nhiên rất ít người biết được công dụng thật của nó. Một số địa phương nhận thấy giá trị của loại cây này nên trồng tầm bóp lấy rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả.
Nhiều nước trên thế giới ăn quả tầm bóp. Ảnh minh họa.
Làm thảo dược trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền sử dụng tầm bóp làm các bài thuốc chữa ho nhiều đàm, tiểu đường, mụn nhọt ở vú.
Cây tầm bóp vị đắng, quả tầm bóp có tính bình, vị chua nhẹ. Loại quả mọng màu vàng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả thường có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả có một lớp đài bao trùm bên ngoài giống như cái túi bảo vệ, khi bóp vỡ có tiếng kêu lốp bốp. Trong mỗi quả đều chứa nhiều hạt nhỏ li ti, hình thận
Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Quả tầm bóp có tính bình, vị chua nhẹ.
Giàu chất dinh dưỡng
Quả của cây tầm bóp có thành phần chính là chất xơ, chất béo, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất (lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,..). Trong thân cây chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid. Tầm bóp vị đắng, mát, quả chua nhẹ, có thể dùng để làm rau ăn. Trong đông y, các bộ phận của tầm bóp như thân, quả, lá, rễ đều có thể dùng làm thuốc. Cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được, theo Bệnh viện Đa khoa Medlatec.
Hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut
Quả tầm bóp giàu vitamin C ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Scorbut. Căn bệnh này có biểu hiện chính là chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc lâu lành tổn thương do cơ thể thiếu hụt vitamin C.
Giá cao ở nước ngoài
Quả tầm bóp được bày bán trong siêu thị Nhật.
Tại vùng quê ở Việt Nam, loại cây này mọc dại nhiều ven đường hoặc các bờ ruộng. Tầm bóp ở Việt Nam được xem như loại cây dại, ít được bày bán.
Thông tin trên báo Dân Trí, tại Nhật Bản, quả tầm bóp được đóng khay bán trong các siêu thị, cửa hàng với giá vào khoảng 700 nghìn đồng/kg. Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuốc hoặc dành cho những người ăn kiêng. Theo đó, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm… vì thế đây còn được dùng như một vị thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp để bảo vệ sức khỏe
Quả tầm bóp khi chín có màu vàng cam.
– Không nên sử dụng tầm bóp cho những người cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.
– Nếu sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa… cần dừng lại ngay.
– Tuyệt đối không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.
– Điều đáng chú ý là phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y.
Tác giả: ST
Nguồn:https://www.nguoiduatin.vn
https://xuanmai.chuongmy.hanoi.gov.vn/choi-gi-an-gi/loai-cay-moc-dai-o-viet-nam-ben-nhat-quy-nhu-than-duoc-gia-chat-.html
Trước sự việc bảo mẫu Mái ấm Hoa Hồng ngược đãi trẻ em, Duy Mạnh là nghệ sĩ hiếm hoi lên tiếng, đưa ra quan điểm ‘thô mà thật’, nhận được sự đồng tình lớn từ cư dân mạng.
Những ngày qua, vụ việc bảo mẫu Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em, không trung thực trong vấn đề từ thiện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Giữa lúc dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước những hành vi vô nhân tính của bảo mẫu tại cơ sở này thì nam ca sĩ Duy Mạnh cũng lên tiếng thẳng thắn bóc trần sự thật về việc chủ mái ấm công khai số tài khoản cá nhân, lấy danh nghĩa giúp đỡ những đứa trẻ trong mái ấm để kêu gọi từ thiện.
Bài đăng của Duy Mạnh nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng
Cụ thể, giọng ca Kiếp Đỏ Đen viết: “Từ thiện. Từ thiện mà cứ đưa số tài khoản cá nhân lên mà hô hào quyên góp. Chuyển tiền cho cá nhân là người xa lạ giữ hộ là điều ng* nhất. Đến anh em họ hàng trong nhà còn chả tin mà cho đứng tên sổ đỏ. Chuyển tiền cho 1 cá nhân cả vài tỷ đến vài trăm tỷ. Không đ*p mới là lạ!”.
Dưới phần bình luận, Duy Mạnh nhấn mạnh thêm: “Đã là từ thiện là phải có 1 tổ chức hoặc hội nhóm và có cả kiểm toán kế toán, nhiều người giám sát chéo nhau. Đôi khi vẫn còn bị 1 vài cá nhân làm sai và bị thất thoát chứ gửi cho 1 cá nhân giữ tiền, nó muốn làm gì thì chỉ 1 mình nó biết. Nó muốn đ*p bao nhiêu đó là quyền của nó! 1 khi đã chuyển tiền cho 1 cá nhân giữ hộ thì các bạn chả có quyền gì mà bắt cá nhân đó sao kê minh bạch được”. Quan điểm của Duy Mạnh tuy “thô mà thật”. Nhiều netizen Việt cũng bày tỏ sự đồng tình với nam ca sĩ gốc Hải Phòng.
Công an đang tích cực điều tra về Mái ấm Hoa Hồng
Được biết, sáng 5/9, chủ Mái ấm Hoa Hồng là bà Giáp Thị Sông Hương (50 tuổi, quê Bắc Giang, ngụ quận Gò Vấp) cùng một số bảo mẫu của cơ sở này đã bị tạm giữ để điều tra. Bên cạnh đó, công an cũng đang thu thập chứng cứ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vì nghi vấn có hoạt động lừa đảo, trục lợi từ thiện.
Nạn nhân tử vong là chị L.T.T (SN 1983), hiện đang nuôi 3 con nhỏ. Người đàn ông bị thương nặng là anh H.S.L (SN 1992, em chồng chị L.T.T), cả hai chị em ra Hà Nội xin visa chuẩn bị sang Hàn Quốc thì bị nạn.
Theo thông tin từ báo Công Lý, vào khoảng 15 giờ 40 phút chiều 6/9, trong trận mưa lớn, một cây phượng trên đường Nguyễn Hữu Thọ đã bất ngờ bật gốc, đổ ra đường, đè trúng 2 người đang đi trên cùng 1 xe máy.Theo thông tin từ báo Công Lý, vào khoảng 15 giờ 40 phút chiều 6/9, trong trận mưa lớn, một cây phượng trên đường Nguyễn Hữu Thọ đã bất ngờ bật gốc, đổ ra đường, đè trúng 2 người đang đi trên cùng 1 xe máy.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, người dân nhanh chóng gọi xe cứu thương đến hiện trường sơ cứu, đưa nạn nhân là một người đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng chấn thương rất nặng vùng đầu, còn người phụ nữ đã tử vong.
Cây phượng bật gốc, đè 2 người đi đường, một người tử vong tại đường Nguyễn Hữu Thọ. Ảnh: Hanoi Online
Nạn nhân tử vong là chị L.T.T (SN 1983), hiện đang nuôi 3 con nhỏ. Người đàn ông bị thương nặng là anh H.S.L (SN 1992, em chồng chị L.T.T).
Chỗ ở hiện tại của các nạn nhân tại CT12 Kim Văn Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Anh H.S.L đang được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, còn thi thể chị L.T.T đã được gia đình đưa về quê lo hậu sự. Theo người nhà nạn nhân, cả hai chị em ra Hà Nội xin visa chuẩn bị sang Hàn Quốc thì bị nạn.
Theo người nhà nạn nhân, cả hai chị em ra Hà Nội xin visa chuẩn bị sang Hàn Quốc thì bị nạn. Ảnh: Công Lý
Trước đó theo thông tin từ Hanoi Online, trong chiều 6/9, đại diện UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thông tin, lúc 15h40, tại đường Nguyễn Hữu Thọ, gần đường sắt (hướng Giải Phóng), phường Hoàng Liệt một cây phượng bật gốc, đổ trúng một người đàn ông điều khiển xe máy chở theo một phụ nữ khiến một người tử vong, một người bị thương.
Cũng trong chiều cùng ngày, trên phố Hàng Cá (quận Hoàn Kiếm), một cây cổ thụ đổ chắn ngang đường. Chỉ huy Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Hoàn Kiếm cho biết sự cố làm 1 người bị thương nhẹ do cây đổ trúng. Lực lượng chức năng đã giải tỏa hiện trường để sớm cho xe cộ đi lại qua khu vực.
Thấy cô bạn thích thùng rau mẹ chồng gửi lên như vậy nên tôi không ngần ngại cho luôn, nhưng đến chiều tối cô ấy lại tất tả chạy sang.
Ngay từ lần gặp chồng trong câu lạc bộ ở trường đại học, tôi đã bị vẻ ngoài điển trai, sự năng nổ và tràn đầy năng lượng của anh thu hút. Vậy là từ đó tôi bắt đầu lên kế hoạch “cưa” anh, nhưng dù chủ động thế nào anh vẫn không chịu nhận lời yêu tôi.
Tôi xinh đẹp, là gái thành phố, gia đình có điều kiện, có điểm nào không xứng với anh chứ? Tức tối, tôi hỏi thẳng anh thì mới biết hóa ra anh mặc cảm về hoàn cảnh gia đình, cảm thấy yêu tôi là trèo cao nên không dám với. Bởi anh xuất thân từ nông thôn, điều kiện gia đình không tốt lắm, nhà lại đông anh em. Mãi tới khi tôi nói không quan tâm đến những chuyện bên lề đó anh mới đồng ý yêu tôi.
Sau khi tốt nghiệp đại học hai năm, hai đứa tính đến chuyện kết hôn nên anh đưa tôi về nhà ra mắt. Tuy biết nhà anh nghèo, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng khi đến nơi vẫn tôi không khỏi sửng sốt. Căn nhà nhỏ đơn sơ đúng kiểu ngày xưa, thứ đáng giá nhất trong nhà có lẽ là chiếc tivi cũ kỹ và nhà anh vẫn đang nấu bếp củi thay vì bếp gas, bếp điện.
Vì nhà chồng nghèo nên bố mẹ tôi hết sức thông cảm, không yêu cầu sính lễ quá cầu kỳ, chỉ cần một khoản tiền lễ đen nho nhỏ và 5 tráp xin dâu cho đúng lệ là được. Sau khi cưới, bố mẹ mua cho hai vợ chồng tôi một căn hộ trên thành phố để ổn định cuộc sống, vì hai đứa đều làm việc ở đây cả. Cho nên vợ chồng tôi ít khi về quê chồng, chỉ khi lễ lạt hay có việc gì ở nhà mới về thôi. Cũng vì vậy mà tôi ít có cơ hội tiếp xúc với mẹ chồng.
Tuy ít tiếp xúc với mẹ chồng nhưng tôi vẫn thường xuyên gọi điện hỏi thăm bà. (Ảnh minh họa)
Song, tôi vẫn thường xuyên gọi điện về hỏi thăm mẹ chồng, mẹ cũng hay gửi đồ ăn thức uống lên cho vợ chồng tôi, khi thì con gà, khi thì túi rau. Bà nói đồ ở quê đều tươi sạch, không lo phun thuốc, với lại gửi như vậy sẽ giúp vợ chồng tôi tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.
Nói thật tôi không thích chút nào vì tôi quen mua rau sạch, đồ đã qua sơ chế ở siêu thị rồi. Còn rau củ mẹ gửi lên thường có sâu hoặc bùn đất bám vào, mỗi lần bà gửi lên là tôi phải nhặt lại rồi bùn đất rơi ra khiến nhà bẩn vô cùng. Nhiều lần tôi nói mẹ rửa sạch rồi gửi, nhưng mẹ nói rửa như vậy thì rau củ dễ hỏng. Tuy không thích nhưng tôi không dám nói thẳng vì sợ mẹ chồng buồn, phật lòng nên đành nhận.
Sáng thứ 7 vừa rồi mẹ chồng lại đóng thùng gửi rau lên, tôi phải chạy ra bến xe lấy. Trùng hợp lúc vừa về đến nhà thì đứa bạn sống cùng khu nhà sang chơi. Thấy tôi mở thùng rau, cô bạn xuýt xoa khen. Thấy cô ấy thích như vậy nên tôi không ngần ngại cho luôn, phần vì tôi ngại bẩn, phần vì vợ chồng tôi mới đi siêu thị mua biết bao đồ ăn gồm cả thịt cá, rau củ chất đầy tủ lạnh, giờ không có chỗ chứa nữa.
Thấy cô bạn thích như vậy nên tôi không ngần ngại cho luôn thùng rau mẹ chồng mới gửi. (Ảnh minh họa)
Đến chiều tối, cô bạn lại tất tả chạy sang đưa cho tôi một túi thuốc lá khiến tôi bẽ bàng, khó hiểu.
– Ôi, tao thấy trong thùng rau có túi thuốc này, trong có tờ giấy ghi thuốc ngâm chân cho con dâu nên tao mang sang trả. Nhất mày đấy, được mẹ chồng lo cho từng tí một, gửi rau sạch rồi còn cẩn thận, quan tâm gửi cả thuốc ngâm chân cho nữa. Ước gì mẹ chồng tao cũng như vậy.
Đúng lúc đó thì chồng về, vừa hay nghe hết câu chuyện giữa tôi và cô bạn. Biết hành động của tôi, anh giận lắm vì cảm thấy vợ coi thường mẹ mình, tôi phải xin lỗi, giải thích mãi anh mới nguôi ngoai. Tối hôm đó tôi gọi điện cho mẹ chồng rồi cay mắt khi nghe mẹ nói:
– Mấy hôm trước mẹ nghe con kêu bị nhức chân nên mẹ gói thêm cho túi thuốc lá. Thuốc này hiệu nghiệm lắm, mẹ ngâm mấy hôm mà đỡ đau chân hẳn, con nhớ dùng nhé. Đợt này gà đẻ được chục quả trứng, biết con thích ăn nên mẹ gói tất gửi cho con đấy, con ăn tẩm bổ nhé, lúc nào có nữamẹ sẽ gửi tiếp.
Nghe mẹ nói tôi cảm thấy hối lỗi tột cùng. Tôi không dám nói với mẹ chuyện đã cho hết thùng rau mẹ gửi mà không thèm nhìn xem bên trong có gì, nếu biết mẹ sẽ buồn lắm. Tôi chưa lo cho mẹ được ngày nào, còn mẹ lo cho tôi từng chút một vậy mà tôi lại chê bai, tôi đúng là nàng dâu tệ mà. Nhưng cũng may tôi vẫn còn cơ hội sửa sai đúng không?
Một người có số phận may mắn, chắc chắn có phần do Trời đã định. 4 kiểu người sau đây được quý nhân phù trợ trong cuộc đời, dù có xuống dốc thế nào cũng sẽ lên dốc.
Người có tâm phúc ở đời luôn được quý nhân song hành
Một người nếu sống sót sau thảm họa, chắc chắn họ sẽ có phước lành lớn trong tương lai.
Ở đời làm việc thiện chính là chiếc chìa khóa để dẫn đến hạnh phúc của một con người. Nó sẽ giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.
Quý nhân không tự nhiên sinh ra, cũng chẳng tự nhiên mất đi. Một người sống với lòng dạ ích kỷ, nhỏ nhen thì chắc chắn ai cũng phải xa lánh. Nhưng ngược lại người sống có tâm thì phúc đức kề cạnh, quý nhân hiện rõ.
Người điềm đạm, không lo sợ sẽ được quý nhân phù trợ
Trong cuộc sống, điều quan trọng nhất phải làm là “vô tư”. Dù có chuyện gì xảy ra cũng không cần quá nóng vội, bình tĩnh được thì cuối cùng sẽ có kết quả tốt.
Một số phước lành, một số sự nghiệp, một số thành tựu không phải chỉ có ích khi khẩn cấp. Chỉ từng bước kiên trì, tự rèn luyện bản thân để sống tốt có ngày thì mới gặp được quý nhân, gặp vận may của chính mình.
Của cải không vào cửa khẩn, vận may không quan tâm đến kẻ gian. Giữ tâm lý bình tĩnh, đừng nóng vội, đây mới là con đường lâu dài.
Những người có nhận thức về bản thân sẽ được đồng hành với quý tộc
Khi chúng ta còn nhỏ, các ông bà vẫn thường dặn dò, muốn làm người ngoài việc rèn luyện những kỹ năng nhất định thì chúng ta cần phải hiểu rõ bản thân mình. Hãy đội chiếc mũ lớn như bạn có, đừng quá tham vọng.
Thực tế, chân thành và không kiêu ngạo, đây là phúc của con người.
Lý do vì sao khoảng cách giữa cái trước và cái sau lại lớn như vậy? Bởi vì người đi trước không có kiến thức về bản thân, người đi sau biết cách bắt đầu từ thấp. Lúc này, khoảng cách giữa con người với nhau mới được phản ánh. Có thể khoảng cách là nhỏ trong hai năm đầu, nhưng sau năm hoặc mười năm, khoảng cách là rất lớn.
Người có bản lĩnh vững vàng sẽ được quý nhân đồng hành
Con người chỉ có thể hiểu được ánh sáng khi họ nhìn thấy bóng tối, người ta chỉ có thể hiểu giá trị của những thứ bình thường khi họ gặp bất hạnh. Người ta chỉ có thể thấu hiểu được vẻ đẹp của nỗi đau khi họ đã trải qua sự tra tấn.
Dù gặp phải chuyện gì, bạn phải có dũng khí, cho dù thập tử nhất sinh cũng phải có lòng kiên trì kiên trì đến cùng, không từ bỏ hy vọng. Con người một khi đã chôn vào cõi vĩnh hằng thì không bao giờ có thể thoát ra được. Chỉ có kiên trì đến cùng, con người mới có thể đạt được những thành tựu phi thường.
Ai là người có tâm hồn vững vàng đã đạt được những điều tuyệt vời qua các thời đại?
ᴛhời xα xưα, phụ nữ vốn không có đồ lóᴛ. Vì vậy, họ giữ sự riêng ᴛư chσ bản ᴛhân ᴛheσ cách rấᴛ đặc biệᴛ.
Vì sασ phụ nữ cổ đại không mặc nội y?
ᴛrσng xã hội ngày nαy, đồ lóᴛ được cσi là mộᴛ phần quαn ᴛrọng củα ᴛrαng phục, không chỉ để che giấu sự xấu hổ mà còn là mộᴛ nhu cầu ᴛhiếᴛ yếu không ᴛhể ᴛhiếu. ᴛuy nhiên, ᴛrσng ᴛhời kỳ cổ đại, khi chưα có sự pháᴛ minh củα đồ lóᴛ, ᴛổ ᴛiên củα chúng ᴛα đã phải ᴛìm cách giải quyếᴛ vấn đề này. Khi xem các bộ phim cổ ᴛrαng, nhiều người ᴛhường nói rằng phụ nữ cổ đại sử dụng nịᴛ bụng, liệu đó có phải là mộᴛ lσại đồ lóᴛ không? Điều này là đúng.
ᴛheσ ᴛruyền ᴛhuyếᴛ, nịᴛ bụng đã xuấᴛ hiện ᴛừ ᴛhời cổ đại và được sử dụng để che giấu phần kín đáσ củα phụ nữ. ᴛuy nhiên, vấn đề là phần ᴛrên đã được che giấu, vậy làm ᴛhế nàσ để che giấu phần dưới? Dù là ᴛrσng câu chuyện ᴛhần ᴛhσại hαy ghi chép lịch sử, ᴛhực ᴛế là có rấᴛ íᴛ cách để giải quyếᴛ việc che giấu phần dưới củα cơ ᴛhể phụ nữ.
ᴛhực ᴛế, ᴛrσng ᴛhời kỳ cổ đại, phụ nữ ᴛhường không rời khỏi nhà, họ dành cả ngày ở ᴛrσng nhà để ᴛhêu ᴛhùα và học lễ nghĩα. Họ cẩn ᴛrọng ᴛrσng lời nói và hành động, không dám rα ngσài vì lσ sợ bị lộ vùng kín, điều này được cσi là vi phạm đạσ đức củα phụ nữ.
ᴛrσng ᴛhời kỳ Đường, các cô gái mặc váy và áσ chσàng, ᴛuy nhiên, phần quần áσ phíα dưới vẫn không đủ ᴛhσải mái. Dù có mặc áσ bông để che người vàσ mùα đông, phần dưới vẫn không ᴛhσáng máᴛ đủ, điều này chắc chắn không đảm bảσ sự ᴛhσải mái đặc biệᴛ.
Đồ lóᴛ hiện đại
Phụ nữ ᴛhời cổ đại chưα có khái niệm về quần lóᴛ, dσ đó, họ phải chịu đựng sự máᴛ mẻ ᴛừ đũng quần và sinh hσạᴛ hàng ngày ᴛrσng chân không. Quần lóᴛ ᴛheσ nghĩα hiện đại củα chúng ᴛα ᴛrở nên phổ biến ᴛừ mộᴛ ᴛhời điểm sαu ᴛhời cổ đại.
Mặc dù không có nguồn ᴛhông ᴛin chính xác về ᴛhời giαn cụ ᴛhể, nhưng có những dấu hiệu chσ ᴛhấy sự xuấᴛ hiện củα quần lóᴛ ᴛrσng lịch sử. ᴛrσng các nền văn minh cổ đại như αi Cập, Hy Lạp và Lα Mã, người ᴛα đã sử dụng các dạng đệm vải hσặc dα để che phần kín đáσ dưới cơ ᴛhể.
ᴛuy nhiên, việc sử dụng quần lóᴛ như chúng ᴛα biếᴛ ngày nαy ᴛrở nên phổ biến hơn vàσ ᴛhời ᴛrung Cổ và sαu đó. ᴛừ đó, quần lóᴛ đã ᴛrở ᴛhành mộᴛ phần quαn ᴛrọng ᴛrσng ᴛrαng phục hàng ngày củα phụ nữ và nαm giới.
Hình ảnh nghệ sĩ hài Tấn Beo gầy rộc, tay run rẩy khi xúc cơm trong trung tâm trị liệu phục hồi khiến khán giả ngỡ ngàng.
Mới đây, video ghi lại cảnh nghệ sĩ hài Tấn Beo đang ngồi ăn cơm tại một cơ sở điều trị bệnh, chuyên châm cứu tai biến, thoát vị đĩa đệm thu hút sự quan tâm. Trong video, nam nghệ sĩ gầy rộc, tay run rẩy.
Hình ảnh nghệ sĩ hài Tấn Beo được chia sẻ trên mạng xã hội.
Theo cuộc trò chuyện giữa người quay phim và nghệ sĩ hài Tấn Beo, anh được châm cứu và phục vụ cơm miễn phí tại đây. Người này nhắc nhở nam nghệ sĩ tập luyện sau giờ cơm trưa.
Khi Tiền Phong liên hệ với một số nghệ sĩ, họ bất ngờ trước thông tin bệnh tật của Tấn Beo. Tài khoản Facebook, kênh TikTok nghệ sĩ hài Tấn Beo không cập nhật hoạt động mới từ cuối năm 2023.
Một số nguồn tin từ khán giả cho rằng nghệ sĩ hài Tấn Beo bị tai biến. Anh đang được trị liệu phục hồi chức năng.
Vào tháng 3/2023, nghệ sĩ hài Tấn Beo từng bị ngã cầu thang, rơi tự do hơn 10 bậc thang, bất tỉnh. Nguyên nhân là thợ sửa nước bất cẩn làm dính nước ở bậc thang khiến nam nghệ sĩ trượt chân. Cú ngã gây chấn thương phần mềm, khiến Tấn Beo bị đau nhức phần lưng và hông, ngồi và nằm khó khăn.
Thời điểm đó, nam nghệ sĩ cho biết không vào viện kiểm tra vì thấy chưa cần thiết.
Hình ảnh nghệ sĩ hài Tấn Beo được anh chia sẻ tháng 11/2023 trên trang cá nhân.
Tấn Beo chia sẻ anh không sợ bị nói hết thời chỉ sợ khán giả quay lưng. Ở tuổi gần 60, Tấn Beo vẫn nhận lời mời lưu diễn các tỉnh miền Tây, miền Trung.
“Dù cho đi vào rừng tôi cũng đi. Tâm niệm của tôi là được phục vụ bà con lâu dài. Người nghệ sĩ không bao giờ kén khán giả, huống chi tôi được bà con các tỉnh thương nhiều. Chỉ cần bà con cần là tôi luôn có mặt. Tôi chỉ sợ nhất là khán giả quay lưng. Khi người ta không muốn xem tôi diễn nữa, tôi mới suy sụp. Tình yêu thương là liều thuốc tinh thần lớn nhất cho tôi“, Tấn Beo nói.
Nghệ sĩ hài Tấn Beo sinh năm 1965, là con trai của hoàng đế đĩa nhựa Tấn Tài. Từ nhỏ, anh được cùng cha lưu diễn khắp các sân khấu cải lương lớn nhỏ trên cả nước.
Tấn Beo nổi lên từ hình thức nhóm hài Tấn Beo – Tấn Bo hay Tấn Beo – Mỹ Chi. Anh gây ấn tượng với hình ảnh “lên chùa bán nhang” trên sân khấu Gala Cười. Ngoài đóng hài, kịch, Tấn Beo còn tham gia nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình như Khi đàn ông có bầu, Hello cô Ba, Cưới ngay kẻo lỡ, Mùi ngò gai…
Câu nói ‘Năm Thìn bão lụt’ xuất phát từ một sự kiện có thật trong lịch sử. Một trận bão lớn ập vào khu vực Nam Bộ gây ra thiệt hại nặng nề về người và của.
Vì sao người xưa có câu “Năm Thìn bão lụt”?
Từ xưa đến nay, vùng đất Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng vẫn được xem là nơi có khí hậu ôn hòa, ấm áp quan năm, ít khi xuất hiện bão. Do đó, người dân ở khu vực này thường không có nhiều kinh nghiệm chống bão bằng người dân ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc.
Nhắc đến “Năm Thìn bão lụt”, nhiều người sẽ nhắc tới con bão lớn diễn ra vào năm Giáp Thìn 1904 ở Nam Bộ, đặc biệt là xứ Gò Công và nhiều vùng phụ cận như Định Tường, Cần Giờ…
Cơn bão năm 1904 lớn đến mức được đưa vào những câu thơ dân gian truyền miệng của người dân Nam Bộ.
Người ta nói rằng: “Bến Thành nóc chợ cũng bay/ Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường…” hay “Gặp em đây mới biết em còn/ Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi”…
Tư liệu ghi chép về trận bão lớn này không nhiều, chủ yếu được nhắc đến trong văn học dân gian. Duy nhất chỉ có cuốn “Gò Công cảnh cũ người xưa” của cụ Việt Cúc xuất bản thập niên 1970, sau đó được NXB Trẻ tái bản vào năm 1993 có nhắc đến sự kiện này.
Theo đó, cụ Việt Cúc thuật lại cơn bão ập đến vào ngày rằm tháng 3 năm Giáp Thìn, lúc đó đang mùa khô hạn, đồng ruộng nứt nẻ. Bỗng nhiên trời nổi cơn cuồng phong. Từ 10 giờ sáng mây đen đã bao phủ khắp bầu trời. Tới hơn 5 giờ chiều: “Bỗng xoay chiều gió từ phương Đông ào ào xô gãy cây và trốc gốc, vách nhà đổ xiêu. Lá cây, lá lợp nhà tốc bay tứ tung, cây cối nằm la liệt”.
Không chỉ vậy, trận cuồn phong cần được mô tả là nhấn chìm nhiều tàu thuyền trên biển, trên sông, thiệt hại về người và của là vô cùng lớn.
Một số ghi chép cũ cho thấy, cơn bão năm Giáp Thìn 1904 ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh ở khu vực Nam Bộ. Trong đó, chịu thiệt hại nặng nề nhất là Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang); Tân An (Long An); Chợ Lớn, Gia Định (TP HCM) và dọc theo vùng duyên hải.
Một hải lưu cao đến 3,5 mét đã cuốn đi mất nhiều làng ở gần bờ biển.
40 năm sau trận thiên tai, bài Trận bão năm Thìn của Mỹ Xuân được đăng trên Nam Kỳ tuần báo (do Hồ Văn Trung – tức nhà văn Hồ Biểu Chánh làm chủ nhiệm) số 85, ra ngày 8/6/1944, có mô tả chi tiết về cơn bảo diễn ra vào Chủ nhật ngày 1/5/1904 trên đất Sài Gòn xưa.
Tác giả của bài báo kể rằng hôm ấy đúng ngày bầu cử hội đồng thành phố; chiều hôm trước là ngày khánh thành tuyến xe lửa Sài Gòn – Gò Vấp. Một quan chức Sài Gòn thời bấy giờ còn tuyên bố dõng dạc trong bài diễn văn của mình rằng: “Nam Kỳ vốn là Phật địa, không bao giờ có bão lụt tàn phá như các xứ thuộc địa khác. Ấy là sự bảo đảm thịnh vượng chung cho xứ sở, cho mọi người, mà cũng là một hạnh phúc riêng cho các công ty xe lửa…”.
Suốt từ buổi sáng đến trưa, Sài Gòn có mưa lâm râm. Đầu giờ chiều, gió bắt đầu thổi mạnh. Đến 15h, gió càng dữ dội. Tuy nhiên, người dân lúc đó chỉ nghĩ rằng trời nổi cơn dông chứ không ai nghĩ đến sẽ có bão lụt. Lúc này, đường xá vắng tanh vì xe ngựa, xe kéo, khách bộ hành đều cố gắng kiếm nơi trú ẩn hoặc về nhà.
Chỉ mới 16h mà trời đã tối sầm. Khi đó, điện cũng bị cắt. Các nhà hàng, quán cơm phải đốt đèn dầu hoặc đèn cầy. Tuy nhiên, gió lớn thổi không ngừng làm đèn cũng liên tục bị tắt.
Theo bài báo này, đến 17h, trận mưa dông mới “thật kịch liệt cực điểm”. Nó đốn ngã cây cối; làm tốc mái nhà; đứt dây điện, dây thép; làm cột điện và cột đèn liêu xiêu, đổ ngã; nhấn chìm tàu ghe. Mưa gió lớn cũng làm ngựa kéo xe hoảng sợ bứt dây cương để tháo chạy.
Đến 19h, các tàu lớn cũng bị sóng đẩy lên bờ nằm nghiêng ngả. Nhiều tàu thuyền bị phá hủy do sóng lớn, mưa bão.
Đến 22h, trời bớt dông nhưng mưa vẫn trút xuống không ngừng.
Sáng hôm sau, người ta thống kê được hơn 900 gốc cây lớn nằm ngôn ngang trên các con đường của Sài Gòn. Nhà lá bay tứ tung khắp nơi.
Báo L’Opinion và Le Courrier de Saigon thời đó cũng miêu tả về trận bão này như sau: “Dọc theo đường xe lửa chạy dựa theo mé sông từ Sài Gòn vô Chợ Lớn (tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho), có một cái vòi rồng trên trời thò xuống làm đổ ngã một toa xe, giật đứt mái nhà ở đềpô xe lửa và đè nhẹp cả một cái nhà lá khác. Cách đó mươi thước, cái vòi rồng ấy hốt một người nam đem tuốt lên không trung rồi khiêng đại xuống mặt đất. Khi thiên hạ chạy đến toan cứu kẻ vô phước thì người ta thấy thân hình anh ta đã dẹp đép…”.
Lúc bấy giờ, người ta thống kê được rằng thiệt hại về của thời điểm bây giờ là khoảng 40 triệu đồng (tương đương 1000 tỷ đồng ngày nay). Trận bão lớn cũng cướp đi sinh mạng của hơn 3000 người chỉ tính riêng tại Sài Gòn.
Trận bão cũng ảnh hưởng lớn đến các tỉnh khác ở khu vực Nam Bộ. Thiệt hại nặng nề nhất phải kể đến Gò Công và khu vực lân cận. Bão khiến 60% nhà sập đổ, 5000 người thiệt mạng, 80% gia súc bị tiệt hại.
“Năm Thìn bão lụt” mang ý nghĩa khác
Trận bão năm Giáp Thìn 1904 là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất ở Sài Gòn từng được ghi nhận. Tuy nhiên, việc khẳng định chính xác đây có phải cơn bão mạnh nhất từng đánh vào Sài Gòn hay không cần phải có các đánh giá kỹ hơn dưa trên việc phân tích hoàn lưu, tốc độ gió… Thời đó, các phương tiện dự báo còn lạc hậu nên sức tàn phá của cơn bão mới khủng khiếp như vậy.
Câu nói “Năm Thìn bão lụt” dùng để chỉ một sự kiện cụ thể, nói về trận bão diễn ra ở khu vực Nam Bộ năm 1904, không mang tính quy luật.
120 năm đã trôi qua, câu chuyện về “Năm Thìn bão lụt” đó chỉ còn trên vài tư liệu sách báo và trong văn học dân gian. Nó không chỉ còn là câu nói chỉ một sự kiện trong lực sử mà đã được hiểu theo nghĩa khác. Thành ngữ này hiện nay được dùng để chỉ những sự việc đã diễn ra qua lâu, quá xưa cũ: “Ôi, chuyện hồi năm Thìn bão lụt tới giờ…!”.