Home Blog Page 4

Một hãng hàng không Việt Nam sẵn sàng cho đường bay thẳng tới Côn Đảo với máy bay nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc

0

Hãng hàng không Vietjet Air vừa đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo từ ngày 15/4, sử dụng máy bay Comac ARJ21 của hãng máy bay Trung Quốc Comac.

 - Ảnh 1.
Hãng hàng không Vietjet Air vừa có văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đề xuất kế hoạch khai thác các chuyến bay đến Côn Đảo từ tháng 4/2025 bằng tàu bay Comac ARJ21.

Hành trình dự kiến gồm các chặng khứ hồi từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến sân bay Côn Sơn (VCS), bắt đầu từ ngày 15/4. Vietjet cũng đề nghị ACV hỗ trợ công tác phục vụ mặt đất và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho loại tàu bay mới này.

 - Ảnh 2.

Máy bay Comac ARJ21 trong chuyến bay thử nghiệm tại sân bay côn đảo tháng 3/2024. Ảnh: Comac.

Tuy nhiên, ACV cho biết hiện vẫn còn một số thủ tục phải hoàn tất, ACV đang phối hợp với hãng để hoàn thiện hồ sơ, đồng thời khẳng định đã sẵn sàng về hạ tầng và an toàn.

Việc Vietjet gia nhập đường bay đến Côn Đảo được kỳ vọng sẽ giúp hành khách có thêm lựa chọn thuận tiện, đặc biệt sau khi Bamboo Airways ngừng khai thác tuyến bay này. Hiện hành khách từ miền Bắc muốn đến Côn Đảo thường phải nối chuyến qua Tân Sơn Nhất hoặc Cần Thơ, sau đó đi tiếp bằng máy bay ATR72 của Vietnam Airlines hoặc Vasco.

 - Ảnh 3.

Máy bay ATR72 của Vietnam Airlines. Ảnh: Vietnam Airlines.

Cục hàng không Việt Nam đã có ý kiến với máy bay Trung Quốc

Tháng 3/2025, Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) đã có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng về khảo sát tiêu chuẩn thiết kế chế tạo tàu bay COMAC C909.

Theo đó, từ ngày 15 – 24/1/2025, CAAV đã cử đoàn công tác làm việc trực tiếp với Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) và Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc tại Thượng Hải – Trung Quốc để khảo sát, tìm hiểu tổng quan về kỹ thuật, khai thác, bảo dưỡng và các tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và quy trình cấp giấy chứng nhận loại tàu bay ARJ21- 700 (C909).

Trong đó, hệ thống quy chế an toàn (CAAC Regulations) của Trung Quốc được thiết lập các phần (Parts) tương tự như cách tổ chức các parts của Cục Hàng không Mỹ (FAA).

Liên quan đến thiết kế, chế tạo tàu bay, các quy định của Trung Quốc bao gồm CCAR 25 Tiêu chuẩn thiết kế đủ điều kiện bay tàu bay vận tải hàng không, CCAR 33 Tiêu chuẩn thiết kế đủ điều kiện bay của động cơ tàu bay, CCAR 34 các yêu cầu về phát thải và lưu thông nhiên liệu đối với động cơ Tua bin, CCAR 36 các tiêu chuẩn về tiếng ồn đối với chứng nhận loại và đủ điều kiện bay của tàu bay tương đương với hệ thống quy định và tiêu chuẩn của FAA (FAR) 25, 33, 34, 36.

Thông qua IPA giữa Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) và Cục Hàng không Liên Bang Mỹ (FAA), thông tin về sự khác biệt đáng kể về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay giữa hai quốc gia liên quan đến thiết kế loại tàu bay sẽ được nhận dạng trên cơ sở đối chiếu quy định của hai quốc gia.

Qua báo cáo Khác biệt tiêu chuẩn đáng kể (Significant Standards Differences (SSD) giữa CAAC và FAA đối với thiết kế máy bay vận tải, các yếu tố chủ yếu liên quan đến việc các chỉ dẫn duy trì đủ điều kiện bay và nhãn, mác đối với cửa thoát hiểm phải chuẩn bị bằng tiếng Trung Quốc.

Qua dữ liệu báo cáo của COMAC, không có tai nạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra với tàu bay C909 kể từ khi tàu bay này đi vào hoạt động.

Tính đến 05/01/2025, 160 tàu bay C909 đã được cung cấp đến tổng cộng 12 hãng hàng không trong đó có 11 của Trung Quốc và 01 của Indonesia, đã chuyên chở tổng cộng hơn 19,16 triệu hành khách trên tổng cộng 633 đường bay tới 158 thành phố, 181 sân bay với giới bay tích lũy tổng là hơn 550,000 giờ bay và hơn 330,000 lượt cất hạ cánh.

Qua quá trình tìm hiểu hệ thống cấp chứng nhận tàu bay của CAAC và qua các hệ thống tài liệu thu thập được, CAAV đánh giá các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của Trung Quốc chỉ có một số khác biệt nhỏ (minor) liên quan đến việc sử dụng tiếng Trung Quốc trong các nhãn mác trên tàu bay.

Việc đề xuất công nhận tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo của Trung Quốc là cơ sở cho việc tạo thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay, khó khăn trong việc mở rộng đội bay, đường bay và tạo một dư địa, động lực phát triển mới cho ngành hàng không Việt Nam, theo CAAV.

Có phải đền bù hoa màu khi lấy lại đất?

0

Mới đây trên một diễn đàn về nhà đất đã đăng tải thông tin “Đất để không, hàng xóm trồng cây, giờ tôi làm nhà yêu cầu họ dọn thì họ yêu cầu bồi thường 10 triệu đồng”, vậy có đúng không?

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) – cho biết, theo quy định của Bộ luật Dân sự, người sở hữu, sử dụng đất có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình

Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của người dân, thế nên bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sở hữu, sử dụng hoặc thực hiện các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp đều là hành vi trái pháp luậtHàng xóm tự ý trồng hoa màu trên đất chưa xây dựng. Ảnh: Minh Hạnh

Theo đó, chủ sử dụng đất có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luậtThực tế, chủ đất không hề có văn bản, ý chí nào về việc cho thuê, mượn đất để canh tác, trồng rau màu, trồng cây trái. Do đó, về mặt khách quan, người dân tự ý trông cây cối, rau màu trên đất người khác là hành vi sai phạm, tự ý quản lý, sử dụng đất của người khác.

Trong trường hợp này, về mặt pháp lý người hàng xóm đã trồng rau, cây ăn quả… vào phần đất của bạn là bất hợp pháp nên bạn có quyền yêu cầu họ dỡ bỏ tài sản bị trồng trái phép và không phải bồi thường bất kỳ khoản chi phí nào. Hoặc tùy theo ý chí, theo thỏa thuận hai bên có tìm đến giải pháp thương lượng, hòa giải giảm bớt thiệt hại cho người trồng bằng việc cho họ chủ động thu hoạch rau màu, hoàn trả lại đất cho chủ đất trong một thời gian nhất định

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận về việc giải quyết số cây trồng nói trên hoặc giá trị bạn thanh toán lại cho người hàng xóm, bạn có thể yêu cầu ủy ban nhân dân xã, phường nơi bạn cư trú giải quyết hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu người hàng xóm trả lại hiện trạng đất ban đầu.

Trường hợp bạn tự ý chặt cây gây thiệt hại cho người khác sẽ bị coi là hành vi tự ý hủy hoại tài sản của người khác và có thể bị xử phạt. Vì thế, không nên tự ý cưỡng chế, thu hồi tài sản, dù đây là đất của bạn, bị người thứ ba lấn chiếm.

Quá trình giải quyết, cưỡng chế, thu hồi tài sản cần phải tuân thủ quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý, cho phép thực hiện.

Thói quen ngắt côn khi đi xe số sàn để tiết kiệm xăng: Lợi ít, hại nhiều

0

Nhiều tài xế lâu năm có thói quen ngắt ly hợp (côn) khi xe đang chạy với tốc độ cao để lợi dụng lực quán tính, giúp chiếc xe tiết kiệm xăng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về kỹ thuật  ô tô, việc ngắt côn thường xuyên là hoàn toàn không nên, có thể hại phanh và côn, thậm chí gây mất an toàn trên đường.

lai xe cat con ve N.jpeg
Động tác ngắt côn – vào số chính là điểm khác biệt nhất giữa lái xe số sàn và số tự động. Ảnh minh họa

Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, kỹ sư ô tô Dương Trung Kiên – Giám đốc Gara ô tô Kiên Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, lái xe số sàn phức tạp hơn so với lái xe số tự động vì tài xế cần phải thao tác nhiều hơn. Trong đó, động tác ngắt côn – vào số chính là điểm khác biệt nhất giữa lái xe số sàn và số tự động.

Với những tài xế giàu kinh nghiệm, xe số sàn được cho là giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn so với xe số tự động vì có thể hoàn toàn chủ động ngắt côn để đưa về số phù hợp với tốc độ và điều kiện đường sá. Trong đó không ít người thường xuyên ngắt ly hợp để xe trôi theo quán tính khi tốc độ đủ lớn.

Theo kỹ sư Kiên, thói quen này được hình thành trong quá trình học lái xe số sàn, khi đi với tốc độ thấp, số thấp mà không đỡ côn sẽ rất dễ chết máy. Thế nên các thầy dạy lái luôn có câu “côn, phanh, dừng lại”. Từ đó khi lái xe, nhiều người có thói quen ngắt côn.

“Khi ngắt côn, vòng tua máy chỉ duy trì ở mức không tải, vào khoảng 700-800 vòng/phút, trên lý thuyết sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn so với giữ vòng tua cao, thường rơi vào khoảng trên dưới 2.000 vòng/phút. Động tác này phù hợp khi di chuyển đường dài, thoáng hoặc khi cần giảm tốc độ từ từ,… Tuy vậy, nếu quá lạm dụng việc ngắt côn sẽ gây hại cho động cơ, hộp số và thiếu an toàn”, ông Kiên nói.

cau_tao_va_nhiem_vu_bo_ly_hop_o_to.jpg
Cấu tạo chung của bộ ly hợp ô tô. Ảnh: Otohui

Phân tích sâu về mặt kỹ thuật, vị kỹ sư này cho rằng, cấu tạo của ly hợp ô tô số sàn gồm 3 khối chính là phần chủ động (gồm bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép và giá đỡ lên vỏ ly hợp); phần bị động (gồm đĩa ma sát và trục bị động) và cơ cấu ngắt ly hợp (gồm bàn đạp, thanh nối, khớp trượt, các cần bẩy và các lò xo ép,…).

Khi đạp côn, đĩa ly hợp (lá côn) sẽ tách ra khỏi bánh đà, ngắt mô-men từ động cơ đến  bánh xe. Ngược lại, khi nhả côn, bộ phận này ép sát vào bánh đà nhờ lực ma sát giúp truyền lực từ động cơ thông qua hộp số đến bánh xe, giúp xe chuyển động.

Tuy nhiên, giữa lúc đạp – nhả liên tục, do tốc độ của trục khuỷu và đĩa ly hợp khác nhau nên lá côn này liên tục bị “xoa” gây mài mòn nhanh và sinh nhiệt. Hậu quả có thể gây ra “cháy” lá côn hoặc hỏng hệ thống lò xo ép, một số trường hợp khiến côn mất tác dụng,…

Ngoài vấn đề nhanh mòn lá côn, kỹ sư Kiên cho rằng, khi ngắt côn để xe trôi, chiếc xe sẽ không còn lực hãm của động cơ, gây áp lực lớn hơn cho hệ thống  phanh xe, khiến phanh bị hao mòn và nhanh hỏng. Điều này cũng có thể dẫn đến mất phanh, gây nguy hiểm và khó kiểm soát xe trong các tình huống khẩn cấp.

“Tôi cho rằng, việc ngắt côn có thể tiết kiệm được đôi chút chi phí nhiên liệu nhưng không đáng kể nếu so với việc phải thay mới cả bộ côn hoặc má phanh. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm, việc ngắt côn khi đi đường cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn do mất phanh. Thế nên thói quen ngắt côn để xe trôi là lợi ít, hại nhiều”, ông Kiên nhận định.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, chỉ áp dụng đạp chân côn khi chuyển số hoặc khi xe sắp dừng hẳn để tránh chết máy. Nguyên tắc khi muốn giảm tốc độ là “phanh trước, côn sau”. Nếu ai vẫn quen đạp côn rồi mới phanh, cần tập làm quen lại để giúp việc lái xe được an toàn hơn.

Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những điều cấm kỵ khi lái xe trên cao tốc, lái mới nên biết

Những điều cấm kỵ khi lái xe trên cao tốc, lái mới nên biết

Dù được đánh giá là “nhàn chân” so với đường trường hay đường phố, nhưng lái xe trên đường cao tốc lại tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Dưới đây là những kinh nghiệm mà các tài xế cần “nằm lòng” khi lái xe trên cao tốc.

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam: Hãng nào sẽ khai thác phi cơ này?

0

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2025 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12d Nghị định số 92/2016 quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Theo đó, Nghị định 89/2025 quy định các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được một trong các tổ chức sau: Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA), nhà chức trách hàng không Brazil, nhà chức trách hàng không Canada, nhà chức trách hàng không Nga, nhà chức trách hàng không Anh, nhà chức trách hàng không Trung Quốc (CAAC) cấp hay Bộ Xây dựng cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận loại.

Như vậy, từ nay máy bay Trung Quốc sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam.

 - Ảnh 1.

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: COMAC.

Trước đó, Bộ Xây dựng cho biết do các quy định pháp lý chưa cho phép các máy bay của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam nên từ năm 2006 đến trước thời điểm ban hành Nghị định 89/2025, ngành hàng không Việt Nam khai thác các loại máy bay được 6 nhà chức trách hàng không cấp giấy chứng nhận.

Theo đó giấy chứng nhận do FAA cấp đối với các máy bay Boeing 737, 767, 777, 787; Gulf stream G450, G650; Cesna C206. Giấy chứng nhận do EASA cấp đối với máy bay Airbus A319, 320, 321, 330, 350; ATR 72; Helicopter EC 155, EC 225, AS332L2, Capri G2; AW 189; Falcon 7x, Falcon 2000. Giấy chứng nhận do Cục Hàng không Brazil cấp đối với máy bay Embraer 145, 190. Giấy chứng nhận do Bộ Giao thông Vận tải Canada cấp đối với máy bay Bell 505; Bombadier CRJ 900 và giấy chứng nhận do nhà chức trách hàng không Nga cấp đối với các trực thăng Mi 17/172.

Tuy nhiên, thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19, tình hình chiến sự xảy ra trên một số khu vực trên thế giới ảnh hưởng đến dây chuyền cung cấp vật tư, khả năng cung cấp máy bay đầy đủ từ các nhà sản xuất máy bay truyền thống như Airbus, Boeing và Embraer đúng hạn và đầy đủ.

 - Ảnh 2.

Máy bay COMAC C909 của Trung Quốc. Ảnh: COMAC.

Ngoài ra, lệnh triệu hồi đối với động cơ Pratt Witney cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động khai thác máy bay của Việt Nam trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường hàng không nói riêng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Hãng hàng không Vietjet đề xuất đưa 2 máy bay ARJ21- 700 (COMAC C909) do Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất vào khai thác tại Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng về loại máy bay này.

Từ ngày 15 – 24/1 Cục HKVN đã cử đoàn công tác làm việc trực tiếp với COMAC và Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) để tìm hiểu về máy bay C909.

Cục HKVN cho biết, C909 là loại máy bay phản lực chở khách tầm ngắn đến trung bình, có sức chứa từ 78 – 95 hành khách với tốc độ hành trình khoảng 825km/h. Chiều dài thân máy bay là 33,46m, sải cánh đạt 27,29m, chiều cao 8,4m và có trọng lượng cất cánh tối đa 40,5 tấn. Đặc biệt, hệ thống quy chế an toàn của Trung Quốc đối với C909 được thiết lập các phần tương tự như các tổ chức của FAA.

Tính đến ngày 5/1 năm nay, 160 máy bay C909 đã được cung cấp cho tổng cộng 12 hãng hàng không bao gồm 11 của Trung Quốc và 1 của Indonesia.

C909 đã chuyên chở tổng cộng hơn 19,16 triệu hành khách trên tổng cộng 633 đường bay tới 158 thành phố, 181 sân bay với giới bay tích lũy tổng là hơn 550.000 giờ bay và hơn 330.000 lượt cất hạ cánh.

Qua dữ liệu báo cáo của COMAC, không có tai nạn hay sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với máy bay C909 kể từ khi đi vào hoạt động. Giờ bay trung bình khai thác của C909 hàng ngày trong năm ngoái vào khoảng 5,2 giờ với độ tin cậy đạt khoảng hơn 99%

Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi như thế nào? Có cao không?

0

Nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân nếu thu hồi thì sẽ phải đền bù. Vậy việc đền bù đất nông nghiệp sẽ được tiến hành như thế nào?

Đất nông nghiệp bao gồm những loại đất nào?

Đất nông nghiệp là một loại đất được Nhà nước giao cho người dân để có thể phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,..Đây là tư liệu sản xuất chủ yếu, tài liệu lao động và cũng là đối tượng lao động đặc biệt và không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp. Đất nông nghiệp gồm những loại sau:

Đất nông nghiệp là một loại đất được Nhà nước giao cho người dân để có thể phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là một loại đất được Nhà nước giao cho người dân để có thể phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp

– Đất trồng cây hàng năm bao gồm trồng lúa và trồng các loại cây khác

– Đất trồng rừng sản xuất,

– Đất làm muối;

– Đất trồng rừng đặc dụng;

– Đất trồng rừng phòng hộ,

– Đất trồng cây lâu năm

– Đất để nuôi trồng thủy sản;

– Đất dùng để chăn nuôi, chuồng trại gia súc, gia cầm

– Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ cho mục đích học tập hoặc nghiên cứu thí nghiệm

– Đất xây dựng nhà kính hoặc trồng trọt những cây không trên đất

– Đất trồng hoa, ươm cây giống, con giống

Những chính sách của Nhà nước về đền bù đất nông nghiệp 2024

– Hình thức đền bù

Căn cứ theo Điều 74 thuộc Luật Đất Đai 2013, nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi theo hai hình thức sau:

+ Đền bù bằng đất: Thực hiện bằng cách giao đất nông nghiệp có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi bằng diện tích đất tương đương. Nếu có chênh lệch về giá trị thì phải sẽ thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

+ Đền bù đất nông nghiệp bằng tiền: Trường hợp nếu Nhà nước không có đất tương tự để có thể đền bù theo phương án trên, người dân sẽ được bồi thường bằng một khoản tiền tương đương giá trị quyền sử dụng đất được tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi.

– Chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất

Ngoài các khoản đền bù trên, chủ sở hữu đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ có thể được xem xét nhận các hỗ trợ khác được quy định tại khoản 2, Điều 83 thuộc Luật Đất đai 2013 như sau:

+ Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Mục đích là để giúp họ có thể tiếp tục lao động sản xuất nông nghiệp trên phần đất được đền bù nếu như họ được bồi thường bằng đất.

+ Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:

Với những trường hợp không được tiếp tục sản xuất thì có thể được xem xét hỗ trợ việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ trên các điều kiện thực tế của địa phương. Trong quá trình lập các phương án chuyển đổi nghề hoặc tìm kiếm việc làm, chính quyền địa phương cần phải lấy ý kiến của cả người thu hồi đất.

+ Hỗ trợ khác:

Đối với các trường hợp là hộ gia đình, cá nhân hiện đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi đất trong khi chưa đủ các điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ cho phù hợp với các điều kiện của địa phương.

Các khoản hỗ trợ khác này sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên các tình hình thực tế của địa phương. Việc hỗ trợ này nhằm bảo đảm công bằng với những người có đất bị thu hồi. Đảm bảo cho họ đều có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất.

Cách tính giá đền bù khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Giá đền bù khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Giá đền bù khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

+ Tính giá bồi thường với đất thu hồi

Tiền đền bù đất = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2)

Trong đó giá đền bù = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp theo các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

+ Mức giá hỗ trợ đối với đất nông nghiệp

– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Mức hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống được quy định cụ thể tại Điều 19 thuộc Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu sẽ được tính bằng số tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng tính theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

– Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất:

Hỗ trợ ổn định sản xuất = 30% một năm thu nhập sau thuế tính theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

– Tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm đối với cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp.

Tiền hỗ trợ = Diện tích đất được bồi thường (m2) x Giá đất nông nghiệp x Hệ số bồi thường do địa phương quy đinh.

Địa phương sẽ quy định giá đất nông nghiệp. Hệ số bồi thường sẽ do địa phương quy định nhưng mức tối đa sẽ là không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại ở trong bảng giá đất đối với các diện tích đất nông nghiệp thu hồi và nằm trong hạn mức giao đất ở địa phương.

Từ nay đến 31/12/2025: Người dân đổi Sổ đỏ theo mẫu mới được hưởng lợi gì?

0

Theo đó, từ ngày 01/01/2026, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng một Bảng giá đất mới và thực hiện điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hàng năm thay vì định kì điều chỉnh 05 năm/lần như hiện nay.

Từ nay đến 31/12/2025: Người dân đổi Sổ đỏ theo mẫu mới được hưởng lợi gì?
Từ nay đến 31/12/2025: Người dân đổi Sổ đỏ theo mẫu mới được hưởng lợi gì?

Điều này sẽ khiến Bảng giá đất mới tiệm cận hơn so với với giá thị trường, dẫn đến khả năng giá đất từ 01/01/2026 có thể sẽ tăng so với Bảng giá đất hiện hành.

Trong khi đó, hiện nay, các khoản tiền phải nộp khi đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu có các khoản tiền được tính theo giá đất trên Bảng giá đất gồm: Tiền sử dụng đất; Tiền thuê đất (nếu có); Lệ phí trước bạ.

Trong đó, tiền sử dụng đất là một trong những khoản chi phí chiếm phần lớn và quan trọng khi làm sổ đỏ, thường lên đến hàng vài trăm triệu đồng.

Do vậy, với việc đưa ra các phương pháp định giá một cách cụ thể, đồng thời ban hành Bảng giá đất hằng năm để điều chỉnh giá tiệm cận với giá thị trường chắc chắn phần nào sẽ khiến tiền sử dụng đất tăng trong thời gian tới. Thậm chí, có trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ chuyển đổi từ đất vườn sang đất thổ cư tương đương với giá đất trên thị trường tại khu vực đó.

Do tiền sử dụng đất tăng chắc chắn cũng sẽ khiến chi phí làm sổ lần đầu đội lên đáng kể từ 01/01/2026.

Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi đã ban hành bảng giá đất mới tiệm cận với thị trường. Ví dụ như tại TP.HCM, bảng giá đất mới đã tăng trung bình 50% – 100% khiến số tiền sử dụng đất phải nộp gần như tăng gấp đôi.

Vì vậy, nếu ở một số tỉnh chưa ban hành bảng giá đất mới thì người dân nếu có nhu cầu chuyển đổi đất từ đất vườn, đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm…sang đất thổ cư hay cần làm sổ đỏ lần đầu nên có quyết định sớm có thể tiết kiệm được chi phí.

Những thay đổi liên quan tới thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu theo Luật đất đai 2024:

Thay đổi về thời gian giải quyết cấp sổ lần đầu: Trước đây, theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết đối với trường hợp cấp sổ đỏ lần đầu là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Người dân làm sổ đỏ trong năm 2025 được hưởng nhiều ưu đãi từ bảng giá đất mới
Người dân làm sổ đỏ trong năm 2025 được hưởng nhiều ưu đãi từ bảng giá đất mới

Các khoản phí phải nộp khi làm sổ đỏ

Để được cấp sổ đỏ, người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền sau:

– Lệ phí trước bạ.

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận.

– Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (một số tỉnh, thành khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu không thu loại phí này).

– Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (đây là khoản tiền lớn nhất nhưng không phải trường hợp nào hộ gia đình, cá nhân cũng phải nộp)

Năm 2025: Chỉ 2 trường hợp này mua bán đất giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ mẫu mới, đó trường hợp nào?

0

Mua bán đất giấy tờ viết tay là gì?

Mua bán đất giấy tờ viết tay là hình thức chuyển nhượng nhưng không có văn phòng công chứng, không có cơ quan có thẩm quyền xác thực. Đây là hình thức mua bán thỏa thuận dân sự nên dễ nảy sinh rủi ro, nhất là khi có tránh chấp kiện tụng. Ngoài ra, khi mua bán giấy tờ viết tay thường sẽ không được cấp Sổ Đỏ – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, có 2 trường hợp này dù mua bán giấy tờ viết tay cũng được cấp sổ đỏ. Đó là trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

2 trường hợp mua bán đất giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ

Theo đó, có 2 trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay sẽ được cấp sổ đỏ.

+ Trường hợp 1: Sử dụng đất do việc chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước thời điểm ngày 1/1/2008.

+ Trường hợp 2: Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ thời điểm ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất tại quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 thuộc Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Như vậy, trường hợp người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay mà thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì sẽ vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ năm 2025
Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp Sổ Đỏ năm 2025

Thủ tục cấp sổ đỏ khi đã mua đất bằng giấy viết tay

Bước 1: Các hộ gia đình hoặc các cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong trường hợp khi mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay.

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất sẽ thực hiện nộp đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết

Bước 3: Cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định và sau đó xác minh thực địa. Trong trường hợp hồ sơ của người sử dụng đất hợp lệ thì cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành các công việc sau:

+ Thông báo về các nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu thực hiện (nếu có);

+ Lập hồ sơ, tờ trình kèm theo dự thảo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi đến UBND có đủ thẩm quyền để tiến hành ký quyết định.

+ Sau khi tờ trình đã được ký duyệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ nhận lại hồ sơ và thực hiện bổ sung, cập nhập các thông vào hồ sơ địa chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp sổ đỏ
Trường hợp nào mua bán giấy viết tay được cấp sổ đỏ

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các loại văn bản giấy tờ còn thiếu. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ trả lại người nộp hồ sơ kèm văn bản sẽ giải thích các lý do hồ sơ không đủ điều kiện để cấp sổ đỏ.

Thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu trong 02 rường hợp nêu trên sẽ không quá 30 ngày, riêng đối với các xã huyện thuộc vùng cao, hải đảo, các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện sẽ không quá 40 ngày (thời gian được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính cả các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật).

Cấp sổ đỏ lần đầu không quá 3 ngày làm việc

0

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101 có hiệu lực từ ngày 1/8, quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Theo đó, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 20 ngày làm việc. Riêng thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) tối đa 3 ngày làm việc.

Riêng khi xin cấp lại sổ đỏ, sổ hồng, thời gian để cơ quan quản lý xem xét tối đa 5 ngày làm việc. Mức này giảm 2 ngày so với quy định trước đây.

Như vậy, cả quá trình thực hiện đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và cấp sổ đỏ, sổ hồng lần đầu không quá 23 ngày làm việc. Mức thời gian này giảm 7 ngày so với quy định cũ (riêng vùng sâu, vùng xa giảm 17 ngày).

Nghị định 101 cũng quy định thời gian chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng, sở hữu tài sản gắn liền với đất tối đa là 10 ngày làm việc.

Trường hợp bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê từ Nhà nước, việc xem xét thủ tục tối đa 10 ngày (không gồm thời gian xác định giá đất và ký hợp đồng thuê đất).

Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng không quá 5 ngày làm việc. Thời gian xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng không quá 3 ngày làm việc.

Theo Nghị định 101, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả gồm bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh; văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Người dân có thể nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu điện hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia/Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.

Đất chưa có Sổ đỏ có được xây nhà không, thủ tục xin cấp phép xây dựng như thế nào?

0
Đối với đất không có giấy tờ có được phép xây nhà không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo đó, về điều kiện cấp giấy phép xây dựng. Điều 41 Nghị định 15 năm 2021 nêu rõ:

– Với khu vực chưa có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn thì quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về vị trí và tổng mặt bằng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.

xay-dung

Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhà chung cư thì nhỏ hơn O2 héc ta) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng.Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng có yêu cầu thẩm tra, báo cáo kết quả thẩm tra ngoài các yêu cầu riêng của chủ đầu tư, phải có kết luận đáp ứng yêu cầu an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế xây dựng…

Đất không có giấy tờ có được phép xây nhà không?

* Nhà ở phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công

– 4 trường hợp nhà ở phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp sau đây chủ đầu tư xây dựng nhà ở phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:

(1) Nhà ở riêng lẻ tại đô thị (nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn), trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

(4) Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

Nếu thuộc một trong những trường hợp trên đây thì chủ đầu tư (gồm cả hộ gia đình, cá nhân) phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công mới được phép xây dựng nhà ở.

– Có thể vẫn được cấp giấy phép xây dựng dù đất không có giấy tờ như không có Sổ đỏ, Sổ hồng, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất.

Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng gồm:

“1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.

5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 … hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”.

Theo đó, để được cấp giấy phép xây dựng cần phải có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp thì được phép sử dụng giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận để đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Tóm lại, đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp thì được phép sử dụng giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và giấy tờ này phải được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận để đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Nghĩa là không phải 100% trường hợp đều được xã, phường, thị trấn cấp cho giấy xác nhận này mà phải đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) mới được cấp.

* Đối với nhà ở được miễn giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng trước khi khởi công:

(1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Theo đó, nếu thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) được phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện xây dựng nhà ở riêng lẻ khi đất không có giấy tờ

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, Điều 107 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, mặc dù đất không có giấy tờ và thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng vẫn được phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nhưng phải đáp ứng được một số điều kiện sau đây:

(1) Phù hợp với mục đích sử dụng đất (chỉ được xây dựng nhà ở đất trên đất ở, hay còn gọi là đất thổ cư).

(2) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

(3) Phù hợp với quy hoạch xây dựng.

(4) Không vi phạm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng (bảo đảm khoảng lùi).

(5) Bảo đảm về mật độ xây dựng.

Thủ tục xin cấp phép xây dựng trên đất không có sổ đỏ

Điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ, cụ thể hồ sơ gồm có:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

Bản vẽ thiết kế xây dựng;

Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Như vậy, với việc quy định như trên, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà người đề nghị cấp giấy phép xây dựng chỉ cần cung cấp “bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”

Tuy nhiên, hiện nay trong Luật xây dựng 2014, Luật đất đai 2013 cũng như các Nghị định hướng dẫn đều chưa có quy định cụ thể giấy tờ nào được coi là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất để làm căn cứ xem xét cấp giấy phép xây dựng.

Do vậy, khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất chưa có sổ đỏ, cần liên hệ trước tới cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Hoặc trong trường hợp thửa đất đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở.

Nhà ở xã hội 2025: Một người được mua cùng lúc mấy căn nhà? Ai không nắm rõ là thiệt lớn

0

Nhà ở xã hội thường có giá thấp hơn so với các loại nhà ở khác nên được nhiều người dân quan tâm. Điều khiến nhiều người thắc mắc là nếu đủ hết điều kiện theo yêu cầu thì được phép mua tối đa bao nhiêu căn nhà ở xã hội?

Mỗi người được mua nhà ở xã hội mấy lần?

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 đã quy định về nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội như sau:

Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

6. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân

Như vậy, người dân chỉ được mua tối đa 01 căn nhà ở xã hội. Đối với việc thuê mua nhà ở xã hội thì không quy định số lần thuê, tuy nhiên tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn.
Nhà ở xã hội 2025: Một người được mua cùng lúc mấy căn nhà?Nhà ở xã hội 2025: Một người được mua cùng lúc mấy căn nhà?

Một người được mua mấy căn nhà ở xã hội?

Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 quy định:

Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

6. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

7. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 và 11 Điều 76 của Luật này tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Như vậy, theo quy định trên, một người chỉ được mua 01 căn nhà ở xã hội.

Năm 2025, phụ nữ được ưu tiên mua nhà ở xã hội đúng không?

Theo quy định mới tại Điều 79 Luật Nhà ở 2023, phụ nữ được ưu tiên mua nhà ở xã hội. Theo đó, phụ nữ là 01 trong 05 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, bao gồm:

– Người có công với cách mạng;

– Thân nhân liệt sĩ;

– Người khuyết tật;

– Người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội;

– Nữ giới.

Theo đó, số lượng căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên trên sẽ được xác định theo tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của nhóm ưu tiên và tổng số căn hộ của dự án. Trường hợp có nhiều đối tượng cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện mua nhà ở xã hội thì chủ đầu tư sẽ xét duyệt theo thứ tự ưu tiên nêu trên.

Như vậy, bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội, nữ giới thuộc nhóm 05 đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội không thông qua hình thức bốc thăm cho đến khi hết số, gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới.
Chủ đầu tư sẽ xét duyệt đối tượng được ưu tiên theo thời gian nộp hồ sơ trước, sau đó mới xét tới hồ sơ của những người thuộc 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội theo hình thức bốc thăm.    Chủ đầu tư sẽ xét duyệt đối tượng được ưu tiên theo thời gian nộp hồ sơ trước, sau đó mới xét tới hồ sơ của những người thuộc 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội theo hình thức bốc thăm.
Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án.

Có thể thấy việc bình đẳng giới đã được quan tâm hơn khi đã có quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người sử dụng nhà, đất, đặc biệt là từ 01/8/2024 – thời điểm mà hàng loạt văn bản mới liên quan đến đất đai bắt đầu có hiệu lực.