Home Blog Page 5

Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở mới nhất

0

Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở

Quy định pháp luật hiện nay không giải thích thế nào là đất vườn. Tuy nhiên, tại Quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC có hướng dẫn: Đất vườn tạp: Là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.

Theo đó, có thể hiểu đất vườn là phần đất dùng để trồng cây hằng năm hoặc lâu năm trong một thửa đất riêng hoặc nằm trong cùng thửa đất với đất ở, đất vườn là loại đất có thể liền kề với đất ở hoặc có thể là thửa riêng.

Dưới đây là các chi phí khi chuyển đổi đất vườn sang đất ở:

(1) Tiền sử dụng đất

Căn cứ Điều 8 Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì tiền sử dụng đất tính như sau:

Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở = Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có)Trong đó:

– Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển tính như sau:

Tiền sử dụng đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất = Diện tích đất tính tiền sử dụng đất sau khi chuyển mục đích theo quy định tại Điều 4 Nghị định 103/2024/NĐ-CP x Giá đất tính tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2024/NĐ-CP

– Tiền sử dụng đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất được tính theo quy định sau:

+ Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc là đất nông nghiệp có nguồn gốc nhận chuyển nhượng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân khác đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:

Tiền sử dụng đất của đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất diện tích đất nhân (x) với giá đất của loại đất nông nghiệp tương ứng trong Bảng giá đất.

+ Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:

Tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất = [Diện tích đất có thu tiền thuê đất x giá đất tương ứng với thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích] / Thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích x Thời hạn sử dụng đất còn lại

Trong đó:

++ Giá đất tương ứng với thời hạn cho thuê đất của đất trước khi chuyển mục đích là giá đất tại Bảng giá đất để tính tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

++ Thời hạn sử dụng đất còn lại được xác định = Thời hạn giao đất, thuê đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất – Thời gian đã sử dụng đất trước khi chuyển mục đích.

Trường hợp thời gian sử dụng đất còn lại được xác định theo công thức quy định tại điểm này không tròn năm thì tính theo tháng; thời gian không tròn tháng thì thời gian không tròn tháng từ 15 ngày trở lên được tính tròn 01 tháng, dưới 15 ngày thì không tính tiền sử dụng đất đối với số ngày này.

++ Đối với đất trước khi chuyển mục đích là đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm thì tiền đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất bằng không (= 0).

– Trường hợp tiền sử dụng đất của đất ở khi chuyển mục đích sử dụng đất nhỏ hơn hoặc bằng tiền đất đất nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đất thì tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất bằng không (=0).

Tham khảo thêm: Tính tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 34 Nghị định 103/2024/NĐ-CP đối với trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 mà thuộc trường hợp thuê đất, giao đất.

(2) Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí cấp Giấy chứng nhận do HĐND cấp tỉnh quyết định nên mức thu từng tỉnh, thành có thể khác nhau. Ngoài ra, phải nộp thêm phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (từng địa phương sẽ quy định riêng).

(3) Lệ phí trước bạ

Theo Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định mức lệ phí này được tính bằng giá tính lệ phí trước bạ nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ %.

Trên cơ sở giá đất tại bảng giá đất được UBND cấp tỉnh ban hành và diện tích thực tế thửa đất ở đang đề nghị cấp sổ đỏ sẽ tính được lệ phí trước bạ khi làm sổ đỏ bằng 0,5% (Giá đất niêm yết tại bảng giá đất x diện tích thực tế mảnh đất ở đó).

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x diện tích) x 0,5%.

Người nộp lệ phí trước bạ: Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc đối tượng miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP.

(4) Phí thẩm định hồ sơ

Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC quy định phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.

Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở 2024 mới nhất?

Chi phí chuyển đổi đất vườn sang đất ở 2024 mới nhất? (Hình từ Internet)

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở 2024 có cần phải xin phép cơ quan nào?

Theo điểm đ khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:

[…]

b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

[…]

Căn cứ theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

Điều 9. Phân loại đất

[…]

2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

[…]

3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

[…]

Theo đó, người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở bắt buộc phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo khoản 2 Điều 123 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 123. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

[…]

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp cho cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

[…]

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Mẫu đơn xin chuyển đổi đất vườn sang đất ở 2024 mới nhất?

Mẫu đơn xin chuyển đổi đất vườn sang đất ở 2024 mới nhất là mẫu số 02c được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP

Tải mẫu đơn xin chuyển đổi đất vườn sang đất ở 2024 mới nhất:

“Nằm lòng” các bí quyết xuống dốc, đổ đèo để lái xe an toàn cho mọi chuyến đi

0

Những cung đường đèo dốc luôn là thử thách ngay cả với những lái  xe có kinh nghiệm và việc nắm vững những yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp bạn điều khiển phương tiện một cách an toàn.

Tết là dịp các gia đình về quê sum họp hay tới những điểm du lịch cho kỳ nghỉ dài ngày. Lựa chọn di chuyển bằng  ô tô cá nhân giúp bạn và gia đình chủ động trong lịch trình, hạn chế tiếp xúc nhưng cũng đòi hỏi “tài cứng” để sẵn sàng vượt qua các cung đường khó.

Dưới đây là các quy tắc giúp lái xe an toàn khi xuống dốc, đổ đèo.Tuân thủ luật giao thông

Nằm lòng các bí quyết xuống dốc, đổ đèo để lái xe an toàn trong dịp Tết - 1Quan sát và tuân thủ biển báo giao thông (Ảnh: VH).

Việc tuân thủ luật giao thông cần thực hiện mọi lúc, mọi nơi và nó càng có ý nghĩa hơn tại các cung đường phức tạp. Đi đúng tốc độ cho phép, tuân thủ biển báo và biển chỉ dẫn, lái xe một cách thận trọng và luôn giữ cho mình một tâm lý ổn định. Cũng đừng vì một chút vui mà sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích.Ở những đoạn đường đèo dốc thường được trang bị hàng loạt biển báo.

Ngoài ra còn có gương cầu lồi tại các khúc cua để tăng tầm quan sát. Giữ khoảng cách an toàn và chỉ vượt khi thực sự cảm thấy đủ khoảng trống. Xi nhan thậm chí cần bấm còi để xin vượt xe.

Không rà phanh liên tục

Nằm lòng các bí quyết xuống dốc, đổ đèo để lái xe an toàn trong dịp Tết - 2Hạn chế việc rà phanh liên tục mà nên nhấp nhả phù hợp, cộng với phanh động cơ (Ảnh: LĐ).

Di chuyển trên các cung đường dốc cao, dài, quanh co, gấp khúc, yếu tố đảm bảo an toàn là phải quen cung đường và thành thạo các thao tác phanh, ga, côn, số…  Trong đó, việc sử dụng phanh đúng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng.

Không rà phanh liên tục vì sẽ tăng ma sát cho má phanh, khiến hệ thống phanh nóng lên làm dầu phanh sôi, thậm chí khiến hệ thống này giảm hoặc mất tác dụng. Thay vào đó, hãy chủ động kiểm soát tốc độ và di chuyển bằng số thấp.

Kết hợp phanh động cơ

Nằm lòng các bí quyết xuống dốc, đổ đèo để lái xe an toàn trong dịp Tết - 3Nên điều khiển xe ở số thấp, sử dụng chế độ đổ đèo (nếu có) để “giảm tải” cho phanh (Ảnh: LĐ).

Nên cho xe vận hành với số thấp, không phanh gấp. Đối với xe số sàn, tùy vào tình hình thời tiết và đường đi để lựa chọn cấp số thích hợp. Cắt côn thật nhanh khi chuyển số để không bị ngắt quãng quá lâu.Nếu xe số tự động có hiện tượng trôi, cần nhanh chóng đệm phanh, chuyển sang chế độ số thủ công (bán tự động) và đưa về số thấp.

Không trả về “mo” (số 0, số N) khi xuống dốc bởi xe lúc này hoàn toàn trôi, không được hãm bởi động cơ, rất dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát.

Cảnh giác với thời tiết xấu

Nằm lòng các bí quyết xuống dốc, đổ đèo để lái xe an toàn trong dịp Tết - 4Hãy chuẩn bị tâm lý việc trời tối, sương mù, gặp mưa khi xuống những đoạn dốc dài, phức tạp (Ảnh: LĐ).

Xuống dốc, đổ đèo đã là một thử thách với các lái  xe mới và sẽ còn khó hơn khi gặp thời tiết xấu. Những cơn mưa có thể khiến đường trơn trượt, làm mờ kính lái và gương chiếu hậu. Sương mù sẽ làm giảm tầm nhìn, tiềm ẩn những nguy hiểm bất ngờ.Lúc này hãy điều khiển  xe chậm hơn nữa, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù.

Giảm âm lượng của hệ thống giải trí trong xe thậm chí là mở hé kính để cảm nhận môi trường tốt hơn. Trong trường hợp nguy hiểm, hãy chủ động bật đèn cảnh báo, giảm tốc độ từ từ và thậm chí là dừng lại một cách an toàn trước khi quyết định di chuyển tiếp.

Nguồn: https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/nam-long-cac-bi-quyet-xuong-doc-do-deo-de-lai-xe-an-toan-trong-dip-tet-20220131103108150.htm

Xây nhà ở nhiều năm trên đất khai hoang có được cấp sổ đỏ hay không? Ai không nắm rõ là thiệt lớn

0

Thửa đất do ông bà tự khai phá năm 1980 để làm vườn. Năm 2007, ông bà cho con cháu để làm nhà và gia đình đã quản lý ổn định từ đó đến nay. Đất phù hợp quy hoạch nhưng chưa được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.

Gia đình có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không?

Trả lời vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Tại khoản 2 Điều 13 Luật Đất đai quy định, Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua các hình thức như giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Do đó, đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất mà tự ý chuyển mục đích sử dụng trước ngày 1/7/2014 thì vẫn có thể được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai.

Trường hợp thửa đất chưa được cấp sổ đỏ, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định, sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo các quy định tại Điều 137, 138, 139 và 140 của Luật Đất đai. W-dat dai so do vietnamnet.jpgẢnh minh họa: Hồng Khanh
Thời hiệu xử phạt hành chính về đất đai quy định tại Điều 3 Nghị định số 123 năm 2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, thời hiệu xử phạt là 2 năm, tính từ thời điểm hành vi vi phạm xảy ra. Cụ thể:

Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc (theo khoản 3 Điều này), thời điểm tính thời hiệu xử phạt được xác định là thời điểm hành vi chấm dứt.

Đối với hành vi vi phạm hành chính đang tiếp diễn (không thuộc khoản 3), thời điểm tính thời hiệu là thời điểm người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm khi thi hành công vụ.

Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15/10/1993, nếu chưa bị xử lý vi phạm trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực, thì không bị xử lý theo quy định của Nghị định này.

Từ nay trở đi: Luật Đất đai mới cho phép đất nông nghiệp được tách thửa, cụ thể thế nào?

0

Người sử dụng đất nông nghiệp có quyền tách thửa đất nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung và các điều kiện riêng của từng địa phương.

Người sử dụng đất nông nghiệp được phép tách thửa để bán, tặng cho một phần thửa đất. Ảnh minh họa: Phan Anh
Tách thửa đất là gì?

Để tìm hiểu về tách thửa đất thì trước tiên cần hiểu thế nào là thửa đất. Tại khoản 42 Điều 3 Luật Đất đai 2024 giải thích:

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới mô tả trên hồ sơ địa chính hoặc được xác định trên thực địa.

Căn cứ theo quy định nêu trên, có thể hiểu tách thửa đất là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.

Theo đó, tách thửa đất được thực hiện trong các trường hợp như: tách một phần thửa đất để tặng cho; tách một phần thửa đất để bán, chuyển nhượng, góp vốn… Quy trình tách thửa đất phải đáp ứng đủ điều kiện và đúng trình tự theo quy định pháp luật.

Đất nông nghiệp có được tách thửa đất không?

Luật Đất đai hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan hiện nay chỉ quy định về điều kiện chung để tách thửa đất mà không có quy định về việc không cho phép tách thửa đất nông nghiệp.

Do đó có thể hiểu rằng, người sử dụng đất nông nghiệp hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục tách thửa đất. Tuy nhiên, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung và các điều kiện riêng của từng địa phương.

Căn cứ Điều 222 Luật Đất đai 2024, để được tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho… cần có đủ các điều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (một số địa phương không bắt buộc phải có sổ hồng, sổ đỏ mà chỉ cần có đủ điều kiện để cấp sổ đỏ, sổ hồng).

– Thửa đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Đất đang trong thời hạn sử dụng.

– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của UBND các tỉnh, thành.

Về diện tích tối thiểu để tách thửa, khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Trường hợp tách thửa đất thì ngoài các nguyên tắc, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

– Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề.

Người sử dụng đất nông nghiệp được phép tách thửa để bán, tặng cho một phần thửa đất. Tuy nhiên, phải đáp ứng các điều kiện chung n

Từ 2025: Nhà ở ven quốc lộ bị thu hồi làm đường được bồi thường thế nào? Ai không nắm rõ là mất hết tài sản

0

Luật Đất đai năm 2024 quy định, cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã thu hồi (trách nhiệm của chính quyền địa phương).

Theo phản ánh của công dân có nhà ở ven quốc lộ, thuộc khu vực thu hồi để làm đường, trong cuộc họp đầu tiên, đất của gia đình được chia làm đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm để tính giá bồi thường.

Tuy nhiên, tại cuộc họp sau đó, gia đình lại được thông báo, đất ở chia thành đất ở loại 1 và đất ở loại 2 (giá bồi thường đất ở loại 2 bằng một nửa giá đất ở loại 1) và đất trồng cây lâu năm cũng chia thành loại 1, loại 2 (giá bồi thường đất loại 1 gấp đôi loại 2).

Công dân thắc mắc: Quy định nào của Nhà nước phân loại đất ở và đất nông nghiệp như nêu trên? thu hoi dat vietnamnet.jpegẢnh minh hoạ: Hoàng Anh
Trả lời vấn đề trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, việc phân loại đất được quy định tại Điều 9 Luật Đất đai năm 2024, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định số 102 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Tại Điều 86 Luật Đất đai năm 2024 đã quy định, cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã thu hồi (trách nhiệm của chính quyền địa phương).

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, do không có hồ sơ, tài liệu cụ thể nên Bộ không có cơ sở để trả lời cụ thể câu hỏi của bà.

Cơ quan này đề nghị công dân liên hệ với UBND cấp huyện nơi có đất để được trả lời cụ thể về cách xác định loại đất khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Theo Điều 9 Luật Đất đai năm 2024, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Điều 4 Nghị định số 102 năm 2024 quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

Theo Điều 5 Nghị định này, đất ở là đất làm nhà ở và các mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất.

Trong đó, đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã, trừ đất ở đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn nhưng vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính xã.

Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính phường, thị trấn và đất ở nằm trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã mà đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn.

Trên 60 tuổi có được thi bằng lái xe ôtô không?

0

Dưới đây là thông tin chi viết về giới hạn độ tuổi cao nhất khi thi bằng lái xe ôtô tại Việt Nam.

 

Ngôi nhà giữa dự án đường 164 tỉ đồng Nhà nước bồi thường 1,9 tỉ, chủ nhà muốn 5 tỉ mới đi

0

Phú Thọ  – Ông Ngô Văn Xạ – chủ ngôi nhà nằm giữa quy hoạch của tuyến đường trị giá 164 tỉ đồng đang thi công qua địa bàn xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã bác bỏ thông tin gia đình muốn số tiền  bồi thường  để giải phóng mặt bằng (GPMB) là 5 tỉ đồng, đồng thời cho rằng nguồn cơn từ con số 5 tỉ này đến từ chủ đầu tư của tuyến đường.Chủ ngôi nhà giữa dự án đường 164 tỉ đồng nêu 2 lý do chưa nhận bồi thườngNgôi nhà của ông Xạ nằm chính giữa quy hoạch của tuyến đường 164 tỉ. Ảnh: Trần Lâm.
Liên quan đến việc ngôi nhà của ông Ngô Văn Xạ tại xóm Lở, xã Lương Nha nằm giữa tuyến đường dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình chưa được giải tỏa mà Báo Lao Động phản ánh, chủ nhà đã có những chia sẻ với phóng viên.

Cụ thể, chiều 26.11, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Ngô Văn Xạ cho biết, có 2 lý do khiến ông chưa đồng ý nhận kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB cho dự án nêu trên.
Ngôi nhà của ông Xạ được xây dựng cách đây 8 năm, tổng kinh phí khoảng 2 tỉ đồng. Ảnh: Trần Lâm.

Ngôi nhà của ông Xạ được xây dựng cách đây 8 năm, tổng kinh phí khoảng 2 tỉ đồng. Ảnh: Trần Lâm.
Cụ thể, lý do thứ nhất là bồi thường ngôi nhà và tài sản trên đất. Theo ông Xạ, ngôi nhà của gia đình ông đã được xây dựng cách đây 8 năm, với tổng kinh phí khoảng 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, qua những lần làm việc với huyện Thanh Sơn, ông Xạ nhận được những con số khác nhau về số tiền bồi thường, tăng dần từ 900 triệu đồng đến hơn 1,8 tỉ đồng, gần nhất là cộng thêm 100 triệu đồng thành hơn 1,9 tỉ đồng.

Theo ông Xạ, việc thay đổi về số tiền bồi thường khiến ông cảm thấy có sự mập mờ: “Tôi nghĩ nếu như đã áp dụng theo giá Nhà nước, thì sẽ kê khai đủ và xác định chuẩn con số đền bù từ đầu, chứ không thể thay đổi, trả giá như mua bán ở chợ như vậy được”.

Còn về số tiền 5 tỉ đồng, ông Xạ khẳng định bản thân và gia đình chưa từng yêu cầu cụ thể về tiền bồi thường: “Con số 5 tỉ đồng là tôi được nghe từ một số người đến nhà tôi, giới thiệu là chủ đầu tư của tuyến đường, họ nói rằng đã kê khai đền bù cho gia đình tôi số tiền là 5 tỉ đồng, khác với con số mà huyện Thanh Sơn đưa ra. Có thể, xã nghe được con số đó nghĩ rằng gia đình tôi muốn như vậy và đã chia sẻ với báo chí”.
Ngôi nhà của Xạ tiếp giáp đường bêtông của khu dân cư. Ảnh: Trần Lâm.

Ngôi nhà của ông Xạ tiếp giáp đường bêtông của khu dân cư. Ảnh: Trần Lâm.
Lý do thứ hai là về việc bồi thường đất ở. Theo ông Xạ, khi tuyến đường được xây dựng và xác định đi qua chính giữa mảnh đất của gia đình, số đất còn lại ở hai bên đường đã rất xấu (mảnh đất thành hình tam giác). Sau đó, gia đình ông Xạ được đề nghị nhận bồi thường 1 mảnh đất có chiều dài 10m mặt đường, nhưng ông đã không đồng ý vì cho rằng quá gần nghĩa địa.

“Thông tin mới nhất mà tôi nhận được, có báo cáo ở huyện Thanh Sơn chỉ ra rằng, tôi được giao 1 mảnh đất có chiều dài 20m mặt đường chứ không phải là 10m” – ông Xạ chia sẻ.

Với các nội dung phản ánh nêu trên của chủ ngôi nhà đang nằm chính giữa tuyến đường dự án, thiết nghĩ chủ đầu tư dự án là UBND huyện Thanh Thủy và địa phương phụ trách GPMB dự án là huyện Thanh Sơn cần xác minh, sớm có câu trả lời thích đáng cho người dân và dư luận.
Tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn cũng còn 1 ngôi nhà nằm giữa tuyến đường chưa được giải tỏa. Ảnh: Trần Lâm.

Tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn cũng còn 1 ngôi nhà nằm giữa tuyến đường chưa được giải tỏa. Ảnh: Trần Lâm.
Trước đó, ngày 22.11, Báo Lao Động đã có bài viết phản ánh về việc nằm giữa tuyến đường dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình đoạn qua xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn còn ngôi nhà của ông Ngô Văn Xạ chưa được giải tỏa.

Theo ông Đinh Công Hường – Chủ tịch UBND xã Lương Nha, về việc bồi thường gia đình ông Xạ, Hội đồng bồi thường của huyện Thanh Sơn xác định tổng số tiền bồi thường là hơn 1,9 tỉ đồng.

“Tuy nhiên, mức bồi thường mà ông Xạ mong muốn là 5 tỉ đồng, bao gồm cả đất tái định cư thì mới đồng ý giải tỏa” – ông Hường nói với phóng viên.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án Cải tạo, nâng cấp đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B của tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Hòa Bình mặc dù do UBND huyện Thanh Thủy làm chủ đầu tư nhưng được thi công trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

Dự án này có tổng mức đầu tư là hơn 164 tỉ đồng, được khởi công từ giữa năm 2021, thời hạn thực hiện hợp đồng đến hết 31.12.2024

Năm 2025: 4 trường hợp sau sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT, ai không nắm rõ là mất tiền luôn

0

Theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định, người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 4 trường hợp sau

(1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008)

– Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.

– Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng.

(2) Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT

– Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.

– Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực.

(3) Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng

– Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.

– Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng.

(4) Do đóng trùng

– Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.

– Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ: Tính từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng.

(Trường hợp đóng trùng được hoàn trả tiền đóng BHYT theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 20 và Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 20 Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017)

Thủ tục hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế năm 2025

(Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021)

Thủ tục hoàn tiền do đóng trùng hoặc đóng theo đối tượng mới

(1) Trường hợp thực hiện thông qua đại lý thu/nhà trường

– Cơ quan thực hiện: BHXH tỉnh/huyện.

– Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

– Trường hợp được áp dụng: Người chỉ tham gia BHYT đóng trùng BHYT với đối tượng thuộc nhóm có thứ tự cao hơn.

– Trình tự thực hiện:

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ gửi Đại lý thu/Nhà trường

Người tham gia lập Tờ khai TK1-TS, nộp cho Đại lý thu/Nhà trường.

Bước 2: Đại lý thu/Nhà trường tiếp nhận hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH.

Sau khi nhận hồ sơ, các đơn vị này nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo 1 trong các hình thức sau:

– Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

– Qua Bưu chính;

– Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 3: Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

– Thời hạn thực hiện: Không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Kết quả giải quyết: Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHYT do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại nhà trường hoặc đại lý thu hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).

(2) Trường hợp cá nhân người có thẻ trực tiếp thực hiện

– Cơ quan thực hiện: BHXH tỉnh/huyện.

– Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

– Trường hợp được áp dụng: Người chỉ tham gia BHYT đóng trùng BHYT với đối tượng thuộc nhóm có thứ tự cao hơn.

– Trình tự thực hiện:

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ gửi Cơ quan BHXH

Người tham gia BHYT lập Tờ khai TK1-TS và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo 01 trong các hình thức sau:

– Qua giao dịch điện tử: Người tham gia đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.

– Qua Bưu chính.

– Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

– Thời hạn thực hiện: Không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Kết quả giải quyết: Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHYT do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký (nhận tại cơ quan BHXH, tại nhà trường hoặc đại lý thu hoặc thông qua tài khoản ngân hàng, hệ thống tiện ích thông minh).

Mua bán đất không có sở đỏ bị phạt tới 100 triệu đồng: Rất nhiều người không biết vẫn làm

0

Theo quy định, hiện nay, nếu muốn thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì đất đó phải có sổ đỏ. Nhiều người thắc mắc, hành vi mua bán, chuyển nhượng đất không sổ đỏ có phải sẽ bị xử phạt rất nặng, thậm chí lên tới 100 triệu đồng, điều này đúng không?

Điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất

Theo Điều 188 thuộc Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, hoặc cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho hay thế chấp quyền sử dụng đất; hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 thuộc Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 thuộc Điều 168 Luật Đất đai 2013;

+ Đất hiện không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm việc thi hành án;

+ Đất trong thời hạn sử dụng đất.

huong_dan_thu_tuc_chuyen_nhuong_quyen_su_dung_dat_nam_0304091040

Phạt nặng về hành vi mua bán đất không sổ đỏ năm 2025

Có sổ đỏ là một trong những điều kiện bắt buộc khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc nếu có các giấy tờ khác tương đương.

Theo đó, hành vi cố tình mua bán đất mà không có sổ đỏ là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ phải chịu các chế tài xử phạt theo các quy định của pháp luật.

Cụ thể, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Đất đai quy định mức phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi chuyển nhượng đất mà không có giấy tờ hợp pháp. Căn cứ vào các tính chất và đối tượng vi phạm, mức phạt sẽ được phân chia như sau:

– Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 30.000.000 cho đến 50.000.000 đồng.

– Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 60.000.000 cho đến 100.000.000 đồng.

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 91/2019/NĐ-CP trước đó. Quy định này nhằm mục đích tăng cường tính răn đe, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người dân và đảm bảo trật tự trong vấn đề quản lý đất đai.

Việc giao dịch đất mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua, bao gồm cả nguy cơ mất trắng tài sản, dính vào các tranh chấp pháp lý hoặc không được pháp luật công nhận về quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, người dân cần phải cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ thực hiện giao dịch đất đai khi đã có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.

Để tránh vi phạm, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải kiểm tra kỹ tính pháp lý của mảnh đất, liên hệ với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin, và thực hiện các giao dịch tại các văn phòng công chứng hoặc các cơ quan thẩm quyền.

Quyen-Su-Dung-Dat

Nghị định số 123/2024/NĐ-CP không chỉ đưa ra mức phạt nặng mà còn thể hiện quyết tâm rất lớn của Nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân về đất đai. Các hành vi vi phạm, bao gồm việc phân lô bán nền trái phép, lấn chiếm đất công hoặc vấn đề chuyển nhượng đất không hợp pháp thì đều sẽ bị xử lý nghiêm.

Người dân cần phải chủ động tìm hiểu quy định pháp luật, đảm bảo được các giao dịch đất đai được thực hiện đúng quy trình và hợp pháp. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình và góp phần xây dựng nên một thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh.

Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online, chuẩn từng xăng-ti-mét

0

Trước sự phát triển của công nghệ, hiện nay người dân có thể thực hiện tra cứu thửa đất tại nhà một cách thuận tiện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online.

1. Có thể tra cứu thửa đất online được không? Có mấy cách?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 45/2013/QH13, thửa đất là diện tích đất được giới hạn bởi các ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ.

Tuy nhiên, đến Luật Đất đai số 31/2024/QH15, định nghĩa này đã không còn được quy định.

Tra cứu thửa đất online được không?
Tra cứu thửa đất online được không? (Ảnh minh họa)

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu thửa đất online một cách nhanh chóng và tiện lợi. Có nhiều công cụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tra cứu thửa đất online, chẳng hạn:

  • Tra cứu thông qua trang web của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố;

  • Tra cứu thông qua ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố;

  • Tra cứu thông qua trang web của các công ty lập nên.

2. Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online

Trước đây, khi muốn tra cứu thông tin về thửa đất thì người dân đều phải đến Ủy ban nhân dân hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường để người có thẩm quyền giải đáp. Dĩ nhiên điều này khá bất tiện và thủ tục cũng phức tạp.

Hiện nay người dân đã có thể tra cứu thửa đất online trên điện thoại một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh và mạng Internet là có thể tra cứu thông tin online về thửa đất của mình.

Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online
Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online (Ảnh minh họa)

 

Tại nội dung này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tra cứu thửa đất online bằng trang web và ứng dụng điện thoại của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố.

2.1. Tra cứu thông qua trang web của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố

Bước 1: Truy cập vào trang web tra cứu thửa đất online của của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố chẳng hạn:

  • Hà Nội: https://quyhoach.hanoi.vn/ hoặc http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/;

  • Thành phố Hồ Chí Minh: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/;…

Bước 2: Điền thông tin liên quan để thực hiện tra cứu

  • Nhấp chọn vào biểu tượng kính lúp bên góc trái của màn hình để thực hiện tra cứu;

  • Chọn mục “Số thửa đất”;

  • Điền các thông tin như quận/huyện, phường/xã, số thửa đất và số thửa bản đồ;

  • Nhấn chọn “Tìm kiếm” ở bên dưới sau đó chờ kết quả.

Bên cạnh đó có thể tra cứu thủ công bằng cách nhấp chọn vị trí địa lý thủ công trên bản đồ.

Bước 3: Nhận kết quả

Kết quả sau khi tra cứu sẽ bao gồm những nội dung như sau:

  • Thông tin thửa đất: Tỉnh/Thành, Quận/Huyện, Phường/Xã;

  • Diện tích lô đất;

  • Thông tin quy hoạch sử dụng đất;

  • Đồ án;

  • Lộ giới.

2.2. Tra cứu thông qua ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố

Bước 1: Tải ứng dụng ứng dụng của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại các tỉnh, thành phố chẳng hạn:

  • Ứng dụng ILand của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

  • Ứng dụng DNAILIS của tỉnh Đồng Nai

Bước 2: Đăng ký thành viên và Điền thông tin theo yêu cầu

Các thông tin cần nhập bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu;…

Người dùng cần nhập đầy đủ và chính xác thông tin. Đồng thời ghi nhớ mật khẩu để có thể đăng nhập vào tài khoản cho những lần tra cứu sau.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, người dùng nhấn chọn đồng ý và tiếp tục để thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Nạp tiền để xem chi tiết thông tin về thửa đất

Nếu không nạp tiền, người dùng có thể xem ở chế độ khách nhưng ứng dụng sẽ không hiển thị thông tin một cách cụ thể về thửa đất mà người dùng tra cứu.

Bước 4: Trên màn hình sẽ có các ký hiệu tương ứng với từng chức năng như chế độ xem bản đồ, khu vực địa lý, tên ký hiệu,… Người dùng cần thực hiện theo hướng dẫn để đi tới mục thông tin chi tiết;

Bước 5: Chọn thửa đất cần tra cứu

Người dùng nhập số tờ, số thửa đất bạn cần tra cứu trên thanh tìm kiếm hoặc nhấn chọn trực tiếp thửa đất hiển thị trên bản đồ.

Bước 6: Xem kết quả

Bấm chọn mũi tên để xem chi tiết thông tin về thửa đất bao gồm: Số tờ, số thửa, diện tích thửa đất, tình trạng cấp giấy, ngày cấp, mục đích sử dụng đất,…

3. Những điều cần lưu ý khi tra cứu thửa đất online

Khi thực hiện tra cứu thửa đất online, người dùng cần lưu ý một số thông tin sau đây:

Một số lưu ý khi tra cứu thửa đất online
Một số lưu ý khi tra cứu thửa đất online (ảnh minh họa)
  • Sử dụng các ứng dụng tra cứu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường hoặc các trang web do các công ty cung cấp có thể mất phí;

  • Người dùng cần cân nhắc lựa chọn tra cứu tại những trang web và ứng dụng uy tín để trách tra cứu được những thông tin sai lệch.

  • Trường hợp nếu sau khi tra cứu mà thông tin tra cứu không phù hợp với thực tế thì người dùng có thể liên hệ với phòng địa chính địa phương hoặc Sở Tài Nguyên và Môi Trường để được giải đáp.