Trẻ sơ sinh được cấp thẻ Căn cước và tài khoản định danh
Trẻ sơ sinh được cấp thẻ Căn cước và tài khoản định danh
Theo Điều 19 của Luật Căn cước, số 26/2023/QH15, những đối tượng sau sẽ được cấp thẻ Căn cước:
– Công dân Việt Nam được cấp thẻ Căn cước.
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.
– Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi có thể được cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu
Đối tượng dưới 14 tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh, có thể được làm thẻ Căn cước từ ngày 01/7/2024 nếu cha mẹ có nhu cầu. Trẻ sơ sinh không thuộc diện bắt buộc phải làm thẻ Căn cước, mà việc cấp thẻ là tùy thuộc vào yêu cầu của cha mẹ.
Trước đây, chỉ công dân từ đủ 14 tuổi trở lên mới được cấp thẻ Căn cước.
Tài khoản định danh
Theo Điều 7 của Nghị định 69/2024/NĐ-CP, việc phân loại và cấp tài khoản định danh điện tử được quy định như sau:
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, nếu đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực, sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 hoặc mức độ 02.
– Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã có thẻ căn cước có thể nhận được tài khoản định danh điện tử mức độ 01 và mức độ 02 nếu có nhu cầu
– Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã có thẻ căn cước sẽ được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
Như vậy, trẻ em dưới 6 tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh, nếu đã được cấp thẻ căn cước thì có thể nhận tài khoản định danh mức độ 01 theo yêu cầu của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Trước đây, quy định chỉ cho phép trẻ dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua tài khoản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Trước đây, quy định chỉ cho phép trẻ dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua tài khoản của cha mẹ hoặc người giám hộ
Thực hiện liên thông điện tử các thủ tục đăng ký khai sinh, hộ khẩu, cấp thẻ BHYT
Nghị định 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể tại các Điều 5, 6 và 7, quy định việc thực hiện liên thông điện tử các thủ tục hành chính bao gồm: đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
Để thực hiện các thủ tục này, người dân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị, hồ sơ có thể được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc ứng dụng VNeID. Người dùng sẽ chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” để tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí trực tuyến.
Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên thông này không quá 03 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp cần xác minh thêm, thời gian giải quyết sẽ không quá 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ được tiếp nhận sau 15 giờ, thời gian xử lý sẽ bắt đầu tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Nghị định 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể tại các Điều 5, 6 và 7, quy định việc thực hiện liên thông điện tử các thủ tục hành chính bao gồm: đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ Bảo hiểm y tế
Mẹ được hưởng trợ cấp thai sản một lần, tiền dưỡng sức cao hơn
Từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản trợ cấp và phụ cấp liên quan cũng sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng, bao gồm cả trợ cấp thai sản một lần và tiền dưỡng sức sau sinh.
Trợ cấp thai sản một lần
Theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc tháng nhận nuôi con nuôi.
– Nếu trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì người cha sẽ được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Công thức tính trợ cấp một lần khi sinh con là:
Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Do đó, với việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ thay đổi như sau:
– Trước ngày 01/7/2024: 2 x 1.800.000 = 3.600.000 đồng
– Từ ngày 01/7/2024: 2 x 2.340,000 = 4.680.000 đồng
Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng đáng kể, mang lại lợi ích cao hơn cho các bà mẹ và người lao động.
Kể từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng đáng kể, mang lại lợi ích cao hơn cho các bà mẹ và người lao động
Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản tang đáng kể từ 01/7/2024
Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sau khi kết thúc thời gian hưởng chế độ thai sản theo Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34, nếu trong 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi, sẽ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày.
Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản được tính như sau:
Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Với việc mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2024, mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản cũng sẽ có sự thay đổi tương ứng:
– Trước ngày 01/7/2024: 30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày
– Từ ngày 01/7/2024: 30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày
Như vậy, mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản sẽ tăng đáng kể từ ngày 01/7/2024, mang lại lợi ích lớn hơn cho các bà mẹ sinh con sau thời điểm này. Điều này đánh dấu một sự thay đổi tích cực, đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho lao động nữ trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau sinh