Home Blog Page 542

Sau Cường Đô la, đến lượt cả showbiz Việt chia buồn cùng Minh Nhựa: Nhiều người bàng hoàng không dám tin

0

Con gái Minh Nhựa – Joyce Phạm mới đây đã thông báo tin tang sự trên trang cá nhân.

Mới đây, trên trang cá nhân, con gái đại gia Minh Nhựa là Joyce Phạm đã chia sẻ tin buồn. Theo đó, bà cố của cô đã qua đời trưa 2/8.

Điều này khiến Joyce Phạm vô cùng xót xa. Cô viết trên trang cá nhân: “Trọn đời thương nhớ bà cố”. Sau khi thông báo tin tang sự, nhiều nghệ sĩ Việt đã bày tỏ sự tiếc thương gửi đến Joyce Phạm cũng như gia đình. Con gái Minh Nhựa báo tin tang sự, Tiến Luật và nhiều nghệ sĩ gửi lời chia buồn Ảnh 1Con gái Minh Nhựa – Joyce Phạm thông báo tin tang sự trên trang cá nhân.
Diễn viên Tiến Luật viết: “Chia buồn cùng gia đình em”.

Diễn viên Huỳnh Quý nhắn nhủ: “Xin chia buồn cùng em và gia đình!”.

Diễn viên Phương Lan bình luận: “Chia buồn cùng em và gia đình nhé”. Con gái Minh Nhựa báo tin tang sự, Tiến Luật và nhiều nghệ sĩ gửi lời chia buồn Ảnh 2Nhiều nghệ sĩ gửi lời chia buồn đến gia đình Joyce Phạm.

Joyce Phạm (tên thật Phạm Trần Nguyễn Minh Anh, sinh năm 1999) được biết đến là con gái lớn của đại gia Minh Nhựa. Dù còn trẻ, thế nhưng cô nàng đã nổi tiếng với lối sống sang chảnh, thường xuyên mua đồ hiệu, không ngại chi tiền đi du lịch nước ngoài khiến nhiều người ngưỡng mộ. Con gái Minh Nhựa báo tin tang sự, Tiến Luật và nhiều nghệ sĩ gửi lời chia buồn Ảnh 3Con gái Minh Nhựa là rich-kid có tiếng, sở hữu cuộc sống “thậm thìa vàng” nhiều người mơ ước.Joyce Phạm cưới chồng vào năm 2019. Cả hai đã có 5 năm bên nhau trước khi chính thức về chung một nhà. Trên trang cá nhân của mình, vợ chồng Joyce Phạm thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc tình tứ và không ngại bày tỏ cảm xúc với đối phương. Ông xã Joyce Phạm không ngại chi tiền sắm đồ hiệu, xe sang tặng vợ. Ngoài ra, anh cũng thích tạo bất ngờ thú vị cho Joyce để hâm nóng tình cảm của cả hai. Con gái Minh Nhựa báo tin tang sự, Tiến Luật và nhiều nghệ sĩ gửi lời chia buồn Ảnh 4 Con gái Minh Nhựa báo tin tang sự, Tiến Luật và nhiều nghệ sĩ gửi lời chia buồn Ảnh 5Cách đây chưa lâu, vợ chồng Joyce Phạm đã chào đón nhóc tỳ thứ 3 trong vô vàn những lời chúc mừng từ cư dân mạng.

Con trai vừa giỏi giang lại còn có hiếu, mỗi tháng kiếm được 100 triệu thì chỉ giữ lại 5 triệu tiêu xài còn lại gửi về quê, đến khi lấy vợ rồi vẫn vậy: Nhưng 2 tháng nay không thấy gửi về đồng nào, hôm tôi lên thăm thì ch-ết đ-iếng vì…

0

Ban đầu thì anh bảo công ty chậm lương do tình hình dịch bệnh. Nhưng chậm gì mà chậm tới nửa năm. Mẹ hỏi có phải anh đưa cho vợ không thì anh kiên quyết phủ nhận.

Nhà tôi có 2 anh em trai. Anh tôi học hành giỏi giang, ra trường thì ở lại thành phố lập nghiệp. Anh là niềm tự hào của mẹ tôi.

Bố tôi mất sớm, một mình mẹ vất vả nuôi tôi và anh ăn học thành người. Bản thân tôi không có tài nên chỉ học hết cao đẳng ở quê, rồi đi làm một công việc bình thường. Anh tôi làm ở công ty nước ngoài lương rất cao, làng trên xóm ai cũng xuýt xoa ngưỡng mộ mẹ tôi có cậu con trai hết ý.

Từ khi ra trường đi làm kiếm được tiền, tháng nào cũng vậy, sau khi trừ đi tiền chi tiêu sinh hoạt thì anh đều gửi lương về cho mẹ giữ. Bà chỉ có mình anh, mai sau vẫn là của anh hết, đi đâu mà thiệt.

Anh rất tiết kiệm, lương 30 triệu mà tháng nào cũng gửi về cho mẹ ít nhất 25 triệu. Nhờ thế mẹ tôi sửa được nhà, mua sắm các vật dụng hiện đại, đắt tiền. Cuộc đời bà đã khó khăn khổ cực, may nhờ có con trai mới được đổi đời.

Mẹ biết chuyện, tức quá mới gọi con dâu về răn dạy. (Ảnh minh họa)

Nhưng cũng chỉ được vài năm thì anh cưới vợ. Sau khi kết hôn, anh chỉ gửi cho mẹ 20 triệu, còn lại giữ chi tiêu, giao lưu bạn bè và đưa cho chị dâu tiền sinh hoạt phí. Mẹ tôi già yếu, trên thành phố anh chị vẫn ở trọ chật chội nên mẹ không lên thăm con trai bao giờ. Được nghỉ làm thì anh đưa vợ con về chơi với mẹ mà thôi. Khi nào anh mua được nhà sẽ đón bà lên sống cùng.

Cũng có mấy lần anh tôi úp mở rằng chị dâu không hài lòng với việc chồng gửi tiền lương cho mẹ. Mẹ biết chuyện, tức quá mới gọi con dâu về răn dạy. Bà nói thẳng vợ chỉ như cái áo, hôm nay mặc mai có thể thay. Nhưng mẹ thì chỉ có một trên đời không ai thay thế được. Vợ có thể phản bội chồng nhưng mẹ thì không bao giờ. Từ ấy chị dâu mới không nhắc gì tới chuyện tiền lương của chồng nữa. Anh chị chia đôi chi phí sinh hoạt mỗi tháng, vậy là công bằng và rõ ràng.

Vậy nhưng cho đến hôm vừa rồi là nửa năm trời mà anh tôi chưa gửi tiền về cho mẹ. Ban đầu thì anh bảo công ty chậm lương do tình hình dịch bệnh. Nhưng chậm gì mà chậm tới nửa năm. Mẹ hỏi có phải anh đưa cho vợ không thì anh kiên quyết phủ nhận.

Hôm vừa rồi mẹ không kiên nhẫn nổi nữa, quyết định lên thành phố thăm con trai và hỏi han mọi việc cho ra nhẽ. Bà vừa xuất hiện ở cửa, chị dâu rất bất ngờ nhưng nhanh chóng buông một câu: “Cuối cùng thì bà cũng lên rồi, nếu không con đang định điện về thông báo cho bà đây”.

Nói rồi chị dẫn mẹ vào phòng của anh trai. Khi nhìn thấy anh tôi ngồi trên chiếc xe lăn thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ, mẹ tối sầm mặt ngất đi ngay lập tức. Ai biết được anh bị tai nạn nặng nhưng giấu không cho mẹ biết. Nửa năm qua, một mình chị dâu chăm sóc anh, làm theo yêu cầu của anh là không thông báo cho mẹ chồng. Giờ anh thành người tàn tật, đến tự vệ sinh cá nhân cũng không thể làm được, chuyện ra ngoài kiếm tiền lại càng đừng nhắc tới.

Mẹ tôi tức đến tím mặt, quát hỏi chị tình nghĩa vợ chồng mấy năm mà chị nói như vậy à? (Ảnh minh họa)

“Bà lên đón anh ấy về quê chăm sóc đi, con còn nuôi con nhỏ không thể nuôi thêm cả chồng ốm bệnh nữa đâu”, chị dâu lạnh nhạt bảo với mẹ chồng. Mẹ tôi tức đến tím mặt, quát hỏi chị tình nghĩa vợ chồng mấy năm mà chị nói như vậy à? Nhưng chị dâu cười nhạt nhắc lại cho mẹ tôi chính lời của bà khi xưa:

“Vợ chồng chỉ như manh áo thôi mẹ ạ, mặc được ngày nào hay ngày đó, không mặc nữa thì vứt đi. Chồng con trước đây như khách trọ trong nhà, mỗi tháng chia đôi tiền sinh hoạt, còn lại vợ con ra sao không quan tâm. Hết giờ làm là tụ tập bạn bè chơi bời, cũng chẳng quan tâm gì đến con nhỏ. Vậy tình nghĩa vợ chồng, tình cảm cha con có đâu mà bà hỏi?”. Chị dâu còn hùng hồn tuyên bố nửa năm qua chị chăm sóc chồng là hết tình vẹn nghĩa rồi. Giờ chị phải đi làm lấy tiền nuôi con, cũng là cháu mẹ tôi.

Nói rồi chị dọn đồ đưa con sang chỗ ở mới đã tìm thuê được. Mẹ tôi ôm anh trai khóc cạn nước mắt, chẳng còn cách nào bà đành đưa anh về quê. Giá kể khi trước anh đối xử với chị dâu tử tế hơn thì bây giờ hoạn nạn vẫn còn có vợ con bên cạnh…

Nhà có giỗ, 4h sáng mẹ chồng đã sang đ:á:nh thức rồi đưa cho 500k bảo làm 5 mâm đãi khách, tôi đáp lẹ ‘chỗ tiền này con nấu 10 mâm cũng đủ’: Đến khi dọn mâm lên cả nhà ch:oáng

0

Cuộc sống làm dâu có muôn hình vạn trạng, người may mắn được mẹ chồng yêu quý, kẻ không may lại bị soi mói khó chịu. Cô con dâu dưới đây kể về việc mình không được mẹ chồng quý và không đồng ý cho chồng lấy mình nên ngày về làm dâu đã bị mẹ chồng soi mói đủ điều. Cuộc sống của cô khá khó khăn.

Ngay cả khi cô cố gắng thì mẹ chồng vẫn không hài lòng, luôn thử thách con dâu. Và lần gần đây nhất chính là việc nhà có giỗ cụ, mẹ chồng chỉ đưa 500 nghìn mà yêu cầu con dâu phải nấu 3 mâm cỗ. Định bụng làm khó con dâu nhưng khi nhìn vào những mâm cơm tinh tươm, mẹ chồng ngã ngửa vì quá ngạc nhiên.Câu chuyện sau khi đăng tải được hội chị em hưởng ứng nhiệt tình:

Con dâu cứng nhất năm: Mẹ chồng chơi khó, đưa 500 nghìn bắt làm 3 mâm cỗ và cái kết-1

Chia sẻ của cô con dâu trẻ gây sốt cộng đồng mạng 

 “Khổ cái ngay từ lúc yêu em đã bị mẹ chồng phản đối rồi. Cũng chỉ vì bà đi xem bảo tuổi em với tuổi chồng không hợp. Mà chính xác thì bà thích lão nhà em cưới cô con gái bà bạn cùng hội người cao tuổi với bà cơ. Chẳng là cô gái đó làm ngân hàng, gia đình khá giả hơn hẳn nhà em nên bà thích hơn.

Lão nhà em khôn lắm, giấu tiệt chuyện đó không kể cho em nghe đâu. Lúc em về làm dâu rồi, nghe một cô em trong họ nhà chồng kể lại em mới biết. Nhưng đúng là từ ngày đầu tiên về làm dâu em đã bị mẹ chồng bắt bẻ, làm khó đến khổ.

Không phải dạng tự kiêu, chém gió gì nhưng em tự tin khẳng định tài nấu ăn của mình cũng không tới nỗi tệ. Thời sinh viên, mỗi lần lớp có tổ chức ăn nhậu gì, em đều được bạn bè tin tưởng giao cho chức ‘bếp trưởng’. Thế mà giờ nấu cơm cho mẹ chồng, 10 bữa tới 9 bữa bà chê mặn nhạt các kiểu.

Không có mô tả ảnh.

Ban đầu em cũng nghĩ lẽ nào tay nghề mình xuống hạng, nhưng rõ ràng chỉ mỗi mẹ chồng em chê còn những người khác ăn vẫn tấm tắc khen ngon. Ngẫm lại mới thấy các cụ nhà ta nói không sai, một khi đã không ưa thì đúng là dưa có giòi là thế mọi người ạ.

Đấy là còn chưa kể, động tí bà lại bóng gió so bì em với con dâu nhà người ta, thi thoảng trước mặt em bà lại thở dài bảo: ‘Cũng mất tiền cưới dâu, người ta thì nở mày nở mặt, đằng này…’.

Nói thật lúc nghe bà nói thế em thấy tủi thân hụt hẫng kinh khủng. Nhưng vì bà chỉ bóng gió vu vơ nên em cũng đành chịu không dám lên tiếng nói lại lời nào. Với lại nghĩ thôi cảnh làm dâu cố nhịn đi cho nhà cửa yên ấm. Miễn vợ chồng sống hạnh phúc, rồi có ngày bà sẽ hiểu ra

Hôm cưới người yêu cũ của chồng gửi phong bì cực dày, thấy thứ cộm cộm trong đó, tôi mở ra rồi sững người ngay đêm tân h:ô:n

0

Nhắc đến hội người yêu cũ là nhắc đến rất nhiều câu chuyện “trớ trêu”, rắc rối thậm chí có rất nhiều tình huống khó xử mà người cũ gây ra cho người mới. Chính vì vậy, rất nhiều người khi nghe đến cụm từ “người yêu cũ” đều cảm thấy rất “dè chừng”.

Và mới đây, trên một diễn đàng có hàng nghìn lượt theo dõi “dậy sóng” với một câu chuyện có tính “cà khịa” mạnh đến từ cô người yêu cũ của chồng:

“Hôm qua vợ chồng đứa bạn mình làm đầy tháng cho cậu con trai, mình bận quá không đến được, trưa nay mới mò sang nhà để thăm hai mẹ con nó.

Vừa sang đến nơi, con bạn kéo mình luôn lên trên phòng, nó ngồi than vãi khóc lóc trông xót xa lắm. Nó kể hôm qua làm đầy tháng cho con thì có ông bạn của chồng đưa cho một cái phong bì rồi bảo với nó là “người yêu cũ chồng mừng đầy tháng cháu”. Con bạn mình lúc đấy cũng bất ngờ, nhưng vì sau đó cỗ bàn mệt quá nên cũng chẳng để ý.

Sáng nay, nó ngồi kiểm lại phong bì thì chợt nhớ ra chuyện tối qua, nó lục bằng được cái phong bì mà ông bạn chồng bảo của người yêu cũ chồng gửi để mở ra xem. Và  bên trong cái phong bì ấy không hiểu sao lại có một cái que thử thai hai vạch ? Con bạn mình nó mới sinh xong nên suy nghĩ đủ thứ chuyện, nó đang nghi là chồng nó cặp với người yêu cũ và giờ cô ta đã có bầu.

Nói thật là mình cũng không biết phải nói gì với con bạn lúc này, nó vừa gọi điện cho chồng thì ông chồng chối đây đẩy, bảo để tối về nói chuyện. Nghĩ thương con bạn dã man, đang yên đang lành thì gặp quả “quà tặng” này từ người yêu cũ của chồng.”

Mở phong bì người cũ yêu của chồng gửi, vợ mới sinh bị sốc khi thấy thứ bên trong - Ảnh 1.

Mở phong bì người cũ yêu của chồng gửi, vợ mới sinh bị sốc khi thấy thứ bên trong - Ảnh 2.

Người vợ bị sốc sau khi nhận được phong bì có que thử thai từ người yêu cũ của chồng.

Câu chuyện trên được chia sẻ đã nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Ai nấy đều bức xúc với hành động trên của cô người yêu cũ.

Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng đó có thể là hành động trêu đùa của anh bạn chồng, nhưng dù vậy cũng không thể chấp nhận được. Mọi người đều thấy thương cảm với chị vợ khi ngay trong ngày vui của gia đình lại nhận được “món quà” gây sốc như vậy, đặc biệt là đang trong giai đoạn mới sinh và sức khỏe, tâm lí đều chưa ổn định.

Hành động gửi phong bì kèm theo chiếc que thử thai hai vạch như vậy là không thể chấp nhận được!

” Phụ nữ bình thường đã nhạy cảm, mới sinh xong lại càng nhạy cảm hơn rất nhiều.Có khi em ấy lại bị sốc tâm lí mất! Mong là em bình tĩnh giải quyết mọi chuyện”, thành viên Hà Trần bình luận.

” Thực sự hành động này rất quá đáng! Không biết sự thật về chiếc que thử thai đó là thế nào nhưng chị vợ gặp tình huống này thật đáng thương! Không người phụ nữ nào có thể nghĩ tích cực được trong hoàn cảnh này”, một thành viên khác bức xúc.

Đưa con đi 200 cây số về quê nghỉ hè, vừa về đến nhà thấy mâm cơm mẹ chồng bưng ra, tôi dắt con quay lại thành phố luôn, chồng bênh mẹ nói đó chỉ là trùng hợp nhưng tôi không tin

0

Đưa con đi 200 cây số về quê nghỉ hè, vừa về đến nhà thấy mâm cơm mẹ chồng bưng ra, tôi dắt con quay lại thành phố luôn, chồng bênh mẹ nói đó chỉ là trùng hợp nhưng tôi không tin.
Chồng tôi nói rằng đó chỉ là trùng hợp nhưng tôi tin mẹ chồng tôi có sự thiên vị giữa các cháu.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 này kéo dài 5 ngày nên tôi bàn bạc với chồng sẽ cho các con về quê nội thăm ông bà 3 ngày sau đó thì đi sang ngày ngoại cách đó hơn 100 cây số. Chồng tôi tỏ vẻ không hài lòng cho lắm vì như thế đi lại nhiều, tốn kém mà bà nội cũng không đồng ý. Theo anh thì nên để lễ sau sẽ về hẳn bên ngoại chứ không về qua bên nội nữa. Nghe anh nói thế tôi cũng định bụng sẽ làm vậy, thế nhưng qua cách cư xử của mẹ chồng dành cho mẹ con tôi, tôi đã phải xách con đi ngay chỉ sau 1 ngày về nhà nội.

Chẳng là chúng tôi làm việc trên thành phố, cách nhà nội gần 200 cây số nên việc di chuyển không hề dễ dàng chút nào. Vợ chồng tôi và hai đứa con phải thu xếp từ rất lâu, đặt xe ghép cho rẻ cùng với nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh nên di chuyển từ trưa đến gần chiều tối cả gia đình mới có mặt ở nhà.

Được về nhà bà sau nhiều tháng chưa về, hai đứa trẻ đều rất háo hức vì nhà bà nội rộng rãi, nhiều cây cối và có cả cây ăn trái. Thế nhưng khác xa với sự háo hức, vui vẻ của những đứa trẻ là sự tiếp đón không hề “thịnh soạn” mà ông bà dành cho chúng khiến chúng mặt mũi lúc nào cũng ủ rũ. Theo đó, thấy nhiều cây ăn trái, chúng ùa ra vườn định hái quả để ăn nhưng động vào quả gì bà cũng bảo còn non hoặc không ăn được vì bà mới phun thuốc.

Đứa trẻ phụng phịu:

– Biết con sắp về mà bà còn phun thuốc vào quả thì con ăn làm sao được.

Tôi phải chặn họng con ngay không thì bà nghe thấy lại bảo vô lễ. Những tưởng mọi thứ như thế là tự nhiên cho đến bữa ăn cơm, tôi mới thực sự hiểu rằng đúng là bà nội thực sự rất keo kiệt, từ trước và đến nay vẫn vậy.

Theo đó các cháu đi xa từ Tết giờ mới về thăm mà ông bà không chuẩn bị được một bữa cơm thịnh soạn. Trong khi đó, nhà mẹ chồng tôi lại gần biển, chợ buôn bán   hải sản  rất nhiều và bà cũng biết thừa là các con tôi thích ăn hải sản. Thế nhưng ngay bữa cơm tối hôm đó tiếp đón các cháu chỉ có thịt lợn kho trứng, lạc rang muối và   rau  muống luộc. Bà còn không ngần ngại “khoe”:

– Về nhà bà chỉ có cơm canh đạm bạc như thế này thôi nhưng mà tốt cho sức khỏe lắm đấy nhá. Hai cái đứa này ở trên thành phố cứ ăn uống linh tinh rồi béo phì cả ra rồi đây này. Về đây bà “ép cân” cho.

Nhìn  mâm cơm không có chút gì tươi mới mà toàn là đồ ăn thừa từ các bữa trước ông bà ăn thì giờ cho cháu nội ăn tiếp tôi thực sự chán không buồn nói nhưng cũng không dám ý kiến gì. Thế nhưng thằng bé nhà tôi tính tình trẻ con có gì nói đó:

– Mẹ ơi không có hải sản như mẹ đã hứa, mẹ bảo về nhà ông bà nội tha hồ ăn hải sản với thịt gà luộc cơ mà, sao lại chỉ có thịt lợn kho thế này.

Ảnh minh họa

Mẹ chồng tôi mắng ngay:

– Bà làm gì có tiền mà đãi hải sản, bố mẹ con có tiền thôi. Có ăn là tốt lắm rồi nhé, đừng có than nhiều, mà béo rồi thì cần gì phải ăn nữa.

Bữa cơm hôm đó tôi ăn cố cho xong chứ thực sự không vui về cách tiếp đón cháu của bà nội chút nào. Trong khi đó chưa nói đến bố mẹ chồng tôi ở quê cũng không phải quá khó khăn mà không có tiền, thỉnh thoảng chồng tôi còn vẫn gửi tiền về biếu ông bà vậy mà ông bà không đãi cháu được nấy 1 bữa đầu cho ra hồn.

Vậy nhưng tôi cũng chép miệng cho qua rồi cho rằng các bữa sau sẽ bù đắp cho con. Ngay tối hôm đó tôi đã đưa cho mẹ chồng 2 triệu rồi nói:

– Nhà chúng con ở đây mấy ngày lễ chắc cũng tiêu tốn khá nhiều tiền ăn. Các cháu đang tuổi lớn nên cũng thích ăn đa dạng một chút, con không quen đi chợ ở đây nên con gửi mẹ chút tiền, mai mẹ đi chợ mua gì ngon cho các cháu ăn mẹ nhé.

Mẹ tôi cũng vui vẻ cầm lấy tiền.

Quả thực có tiền vào cũng khác hẳn, sáng sớm hôm sau tôi ngủ dậy đã không thấy bà đâu. Bố chồng tôi nói bà đi chợ hải sản từ sớm để mua cho rẻ mà tươi. Câu nói của ông nội khiến hai đứa nhà tôi vỗ tay mừng rỡ.

Buổi sáng hôm đó, vợ chồng tôi đưa hai con đi thăm các cô chú bác họ hàng xung quanh nhà, khi trở về đã thấy mẹ tôi chuẩn bị được kha khá đồ ăn. Tôi cũng vào bếp cùng bà. Trong lúc cơm nước tôi mới được bà thông báo rằng đến trưa, cô em chồng tôi ở cách đó tầm 200m cũng đưa 3 con sang ăn trưa cùng. Nhà cô em chồng cũng ở thành phố và mới về nhà nội hôm qua.

– Con tưởng phải mai kia cô mới đưa các con sang chơi chứ mẹ.

– Hôm nay có đồ ăn ngon nên mẹ gọi mẹ con nó sang sớm ăn cho con.

Nghe bà nói thế tôi khá bất ngờ vì nghĩ rằng vậy chẳng phải bà đã dùng tiền tôi đưa cho để chuẩn bị bữa cơm này nhưng là đãi con, cháu ngoại chứ không phải đãi vợ chồng con cái tôi hay sao. Tôi đã bực từ lúc đó, cho đến lúc vào bữa, cơm canh,   hải sản  thịnh soạn được dọn ra   mâm , cô em chồng cũng đưa 3 con sang là ngồi vào mâm luôn.

Xót lòng nhìn bữa cơm canh rau dại của người lao động nghèo mắc kẹt ở Đà  Nẵng

Ảnh minh họa

Đông cháu thì đương nhiên suất ăn của các con tôi cũng sẽ bị giảm đi, là người làm mẹ như tôi sẽ không vui chút nào. Đã thế mẹ chồng tôi còn buột miệng câu nói:

– Hai thằng (con của tôi) ăn nhanh rồi ra kia chơi cho các em (con nhà cô) ăn đi, mà thôi béo rồi cũng không cần phải ăn nhiều đâu. Hôm nay may mà có các em sang ăn cùng thì hai anh mới được ăn ké nhiều món ngon vậy đó chứ không có các em, bà là bà chỉ cho ăn đồ ăn thừa hôm qua cũng đủ chất rồi nhé.

Câu nói của mẹ chồng khiến tôi thực sự sôi máu. Đến lúc đó tôi không thể chịu được nữa đành lên tiếng:

– Sao mẹ lại nói vậy với các cháu. Cháu nào mà chả là cháu mà sao mẹ lại thiên vị như vậy, các cháu còn vừa vào mâm cơm, chưa ăn được miếng nào mẹ đã nói vậy thì sao các cháu ăn được. Đó là còn chưa kể đến việc tiền ăn bữa trưa nay là do con đưa cho mẹ đi chợ chứ có phải tiền của cô đâu.

Con đã định không nói nhưng con thấy mẹ thực sự quá thiên vị giữa các cháu và có nhiều câu nói xúc phạm tới ngoại hình của các cháu nhà con quá. Cháu béo thì không có quyền ăn ngon sao, con không đồng ý với mẹ một chút nào.

Nói một tràng xong tôi kéo hai đứa con đứng lên quyết không nghe thêm một câu nào, một lời nói nào nữa. Tôi đưa các con ra đầu ngõ bắt taxi một mạch sang nhà ngoại. Chồng tôi đi theo và gọi điện theo nói rằng tôi quá nóng tính, nói hỗn với mẹ chồng, yêu cầu tôi đưa các con quay lại xin lỗi mẹ nhưng tôi thấy mình chẳng làm gì sai cả.

Ngược lại tôi lại còn thương các con mình hơn, suốt từ hôm qua về đã phải nghe bao nhiêu lời nói không hay từ miệng bà nội. Những đứa trẻ tuy ngây thơ nhưng cũng có suy nghĩ riêng của nó chứ. Mẹ chồng mà cứ có quan điểm thiên vị giữa các cháu như thế này, tôi cũng sẽ không bao giờ cho các con về quê nội nữa.

Về quê, em chồng hào hứng mời vào ăn cơm, nhưng ngay khi nhìn thấy 2 đĩa gà luộc với bát nước chấm trên mâm, tôi gọi ngay chồng về đòi ly hôn ngay lập tức, không thể chấp nhận vì sau đĩa thịt gà chính là….

0

Đi làm về, thấy em chồng rủ bạn bè về nhậu nhẹt, tôi đã bực mình rồi. Nhưng khi nhìn thấy con gà luộc nằm trên bàn nhậu, tôi càng tức sôi gan hơn.

Vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ chồng và một người em trai chồng tên Vỹ. Năm nay Vỹ đã gần 30 tuổi nhưng vẫn chưa có vợ con, công việc cũng bấp bênh. Vỹ làm thợ sơn, khi nào có công trình thì làm liên tục, khi nào không có việc thì nghỉ suốt cả tháng trời. Đã thế, cậu ấy còn có nhiều bạn bè và hay rủ rê bạn về nhậu nhẹt.

Mỗi lần nhậu xong, Vỹ đều bỏ mặc chén bát để chị dâu rửa; còn mình thì đi chơi tiếp hoặc đi ngủ. Cứ như việc dọn dẹp, rửa bát là của tôi, còn cậu ấy không liên quan đến. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở vài lần vẫn không ăn thua mà còn bị mang tiếng là chị dâu mà không bao dung em chồng.

Mà tính Vỹ cũng kì lắm, cứ thấy gì ngon trong tủ lạnh là lại lấy ăn nhậu, không hề hỏi qua ai. Có lần, tôi mua kí tôm về, định chiều hấp cho cả nhà ăn nhưng đến khi cần thì lại không thể tìm ra. Tôi hỏi, mẹ chồng mới bảo em chồng đã lấy đi nhậu với bạn rồi.

Hôm trước con tôi bị bệnh nên tôi mua một con gà về, định hầm cho con ăn tẩm bổ. Nào ngờ chiều đi làm về, tôi đã thấy con gà luộc nằm trên bàn nhậu của em chồng. Cả nhóm 4 người vừa ăn vừa cười nói rôm rả, chẳng hề quan tâm đến sắc mặt của tôi.

Quá tức, tôi nói thẳng luôn, bảo em chồng trả lại cho mình 300 nghìn tiền con gà ấy để tôi mua con gà khác về nấu cho cả nhà ăn. Bạn bè của Vỹ thấy tôi giận đỏ mặt thì kéo nhau bỏ về. Cứ nghĩ em chồng sẽ biết sai nhưng không ngờ, Vỹ vung tay đòi đánh tôi vì tội làm mất mặt cậu ấy trước bạn bè.

Bố mẹ chồng nghe chị em to tiếng cãi vã nên ra can ngăn. Chồng còn trách tôi chuyện bé xé ra to, có mỗi một con gà mà cũng làm ầm ĩ nhà cửa lên. Tức quá, tôi nói luôn những điều mình ấm ức trong lòng. Ví dụ em chồng chưa bao giờ cho cháu được một đồng nào để ăn bánh kẹo nhưng luôn đòi hỏi tôi phải có trách nhiệm với cậu ấy. Hay 5 năm nay, chưa bao giờ em chồng đưa cho tôi một đồng tiền ăn nào nhưng luôn đòi ăn ngon và tự tiện lấy thức ăn chị dâu mua để nhậu nhẹt. Tôi cũng tuyên bố thẳng nếu như chồng tôi vẫn còn bênh em trai thì tôi sẵn sàng ly hôn, chứ tôi không chịu được cảnh sống này nữa.

Tôi cho con bú xong, nhìn mâm cơm nhà chỉ còn lại thức ăn thừa mà “sôi máu”, cho đến khi chồng mang ra thứ này

0

Mâm cơm chẳng còn gì để ăn, lại chỏng chơ bát đũa bẩn khiến nhiều người xót xa cho phận làm dâu.

Mâm cơm chẳng còn gì để ăn, lại chỏng chơ bát đũa bẩn khiến nhiều người xót xa cho phận làm dâu.

Chuyện làm dâu dường như là một đề tài không bao giờ hết hot đối với chị em phụ nữ. Những mâu thuẫn nho nhỏ xung quanh cuộc sống chung với gia đình chồng chỉ những ai đã, đang trong hoàn cảnh ấy mới hiểu. Vậy nên, khi bà mẹ bỉm sữa có nickname N.N đăng tải dòng tâm sự buồn cùng mâm cơm thừa trên mạng xã hội, không ít người đã bày tỏ sự đồng cảm, xót xa.

{keywords}

Mâm cơm chỉ còn ít đậu đũa xào khiến bà mẹ trẻ uất nghẹn. Ảnh chụp màn hình

Theo như lời kể, N.N vừa dọn cơm ra cho cả nhà ăn thì đúng lúc con quấy khóc buồn ngủ. Chưa kịp ăn miếng nào, cô vội vã ru con ngủ để cả nhà ăn trước, mình sẽ ăn cơm sau. Đây cũng là chuyện thường thấy trong nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Ấy vậy nhưng, khi con đã ngủ say, cả nhà đã ăn xong bữa, N.N quay ra chứng kiến nguyên một “bãi chiến trường” nồi xoong, bát đũa bẩn vứt la liệt. Thức ăn chẳng có gì ngoài ít cơm cháy khô khốc và ít đậu xào. “Nhìn mâm cơm mà không nuốt nổi”, người mẹ trẻ viết.

Ngay khi đăng tải, mâm cơm thừa của nàng dâu đã nhận được sự đồng cảm, quan tâm của hội chị em. Đặc biệt, rất nhiều người cho rằng đây là “chuyện thường tình” ở nhà chồng. Bởi hầu như lúc nào các nàng dâu cũng chịu chút thiệt thòi, tủi hổ.

{keywords}

Mâm cơm được để phần chỉ còn ít trứng rán. Ảnh chụp màn hình

Thành viên có nickname Hải An chia sẻ câu chuyện của mình: “Mình sinh bé thứ 2 cũng về nhà chồng ở một thời gian. Thực ra thì mình cảm thấy rất căng thẳng vì mẹ chồng mình bận rộn việc đồng áng, mình không giúp được nhiều thì cũng nên phụ việc nhà. Suốt 2 tháng liền bữa nào mình cũng nấu cơm cho cả nhà chồng, có bố mẹ và 2 em chồng ăn, lúc đó mình mới sinh được 2 tuần, chẳng kiêng cữ gì cả, việc gì cũng làm hết. Khi cả nhà ăn xong thì mới tới lượt mình ăn, ăn xong còn dọn dẹp luôn thể. Nhiều hôm chỉ còn lại ít đậu phụ và canh, mình cũng cố ăn cho qua bữa. Suốt 2 tháng đó, mình sút cả 4kg liền”.

Dù N.N không nhắc tới việc ở nhà chồng hay nhà đẻ, nhưng nhìn mâm cơm thành viên có nick Mẹ Bông khẳng định chắc nịch đây chỉ có thể là mâm cơm ở nhà chồng. “Nếu như bạn ở với nhà đẻ, chắc chắn sẽ không khi nào phải nghẹn đắng nhìn mâm cơm thừa như thế này. Mình trải qua rồi nên hiểu, chăm con đã vất vả, lúc được miếng cơm cũng chẳng ngon lành gì. Cố gắng một thời gian nhé, khi nào con lớn cũng đỡ cực hơn”.

{keywords}

Mâm cơm sau khi mổ đẻ. Ảnh chụp màn hình

Bên cạnh đó, không ít bình luận tỏ ra bức xúc trước việc nhà chồng N.N không tâm lý khi để mâm cơm thừa cho con dâu ăn. “Không hiểu mọi người nghĩ gì mà để các mẹ bỉm sữa ăn uống như thế này. Đáng ra lúc ở cữ phải được chăm ăn cho đủ chất thì đây ngược lại… Nhìn mâm cơm không muốn nuốt, chẳng khác gì đồ bỏ đi. Không biết chồng bạn có ở nhà hay đi làm xa, chứ chồng ở cạnh mà để vợ ăn uống thế này thì thật đáng trách”.

Ngược lại, một số bình luận cũng cho hay, nhìn mâm cơm của thành viên N.N mới thấy mình là nàng dâu may mắn khi được gia đình chồng quan tâm hết mực. “Đẻ xong một tay mẹ chăm, cơm nước đầy đủ, đổi món liên tục, thậm chí mẹ đẻ mình còn chẳng bằng. Đúng là lấy chồng như canh bạc, may mắn không chỉ lấy được chồng tốt mà còn cả nhà chồng thương. Nếu không thì cuộc sống sẽ vô vàn mệt mỏi”, thành viên có nick Hoàng Anh viết.

Đây không phải là lần đầu tiên trên mạng xã hội xuất hiện mâm cơm đạm bạc được gia đình phần lại cho các nàng dâu. Nhìn những hình ảnh này quả thật ai cũng phải thở dài ngao ngán. Còn bạn, nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tôi bán đất ở quê được 14 tỷ chia đều cho các con nhưng không ai chịu nhận tiền dù chỉ một đồng, đúng 2 hôm sau đang uống trà thì thấy một tờ A4 để trên bàn: Dở ra đọc tôi chao đảo khi biết…

0

Tôi bán đất được 12 tỷ chia đều cho các con nhưng không ai chịu nhận tiền dù chỉ một đồng, đúng 2 hôm sau đang uống trà thì thấy một tờ A4 để trên bàn: Dở ra đọc tôi chao đảo khi biết…

Ngay cả con trai nuôi đang sống cùng tôi cũng không chịu nhận tiền.

Vợ chồng tôi đều làm nông nên rất cơ cực, vất vả. 30 năm trước, lúc đi làm buổi sáng sớm, vợ tôi nghe tiếng trẻ con khóc ở bờ ruộng nên đến xem thử. Thấy một đứa bé mới chỉ hơn 2 tháng tuổi nằm khóc trong cái thúng, trên người chỉ có cái chăn nhỏ đã cũ cùng hộp sữa mà chúng tôi đau lòng. Lúc đó, chúng tôi đã có 2 con, con trai lớn 3 tuổi và con gái nhỏ được 9 tháng tuổi. Vợ chồng tôi nhìn nhau và quyết định nhận đứa nhỏ về nuôi, dù rau cháo cũng ráng nuôi con thành người.

Nuôi 3 con cùng lúc, công việc lại không ổn định nên kinh tế trong nhà tôi luôn khó khăn. Có hôm, vợ chồng tôi chỉ ăn cháo loãng, còn ít gạo để dành nấu cơm cho 3 đứa con ăn. Trời thương, 3 đứa trẻ lớn lên yêu thương nhau, yêu thương cha mẹ và đỡ đần chúng tôi việc nhà cửa.

Khi con trai út, cũng là con nuôi của chúng tôi, đã tốt nghiệp đại học, tôi quyết định nói rõ về thân thế của con. Chúng tôi không muốn giấu giếm con, lỡ đâu một ngày cha mẹ ruột con tìm đến, tôi cũng không bị khó xử. Con sốc lắm nhưng vợ tôi nắm tay, bảo rằng dù con không phải là con ruột thì ba mẹ vẫn thương con, đối xử với con công bằng như 2 anh chị còn lại. Chúng tôi chưa bao giờ xem con là con nuôi cả, nhưng sự thật là sự thật và chúng tôi vẫn phải cho con biết về thân thế của mình. Con hiểu được nỗi lòng của cha mẹ nên ôm lấy chúng tôi mà cảm ơn.

Bán đất được 3 tỷ, tôi tổ chức họp gia đình để phân chia tài sản nhưng không đứa con nào chịu nhận dù chỉ một đồng - Ảnh 1.

Hiện giờ, 3 đứa con tôi đều đã thành đạt. Con trai lớn làm phó giám đốc công ty, có nhà riêng, có xe ô tô. Con gái thứ 2 thì làm giảng viên đại học, lấy chồng khá giả, cuộc sống sung sướng. Con trai thứ 3 thì mở tiệm sửa xe ô tô, công việc cũng ổn định và đang sống cùng vợ chồng tôi. Hàng xóm đều nói vợ chồng tôi đã đến lúc hưởng phúc khi không phải lo lắng điều gì; nhà cửa, đồ đạc, tiền bạc, chúng tôi không thiếu gì nữa cả.

Vợ chồng tôi mới bán được mảnh đất hơn 14 tỷ đồng. Chúng tôi cũng đã bàn bạc việc phân chia tài sản cho các con. Hôm chủ nhật, tôi gọi các con về họp gia đình.

Tôi dự định chia đều cho các con, mỗi đứa 4 tỷ, số tiền còn lại thì vợ chồng tôi để dành dưỡng già. Nhưng điều chúng tôi không ngờ tới là không đứa nào chịu nhận hết. 2 con ruột của tôi đều nói mình đã có cuộc sống ổn định rồi, số tiền đó cứ để cho em út nhận, bởi vợ chồng tôi sống với em út. Sau này chúng tôi đau bệnh, em út cũng là người chăm sóc nhiều nhất, rồi còn cúng kính tổ tiên,ông bà nữa

Con nuôi ngỡ ngàng nhìn anh chị rồi cũng quyết liệt không chịu nhận tài sản. Con nói đã mang ơn vợ chồng tôi cả đời thì việc chăm sóc, phụng dưỡng chúng tôi là điều nên làm, con sẽ không nhận đồng tiền nào cả. Nhường qua nhường lại, cuối cùng các con thống nhất là sẽ gửi tiết kiệm một phần, một phần thì sắm vàng và một phần để dành cho vợ chồng tôi đi du lịch hàng năm. Thấy các con đoàn kết, thương yêu nhau, không tranh giành tài sản mà tôi mãn nguyện quá.

Phụ nữ Việt thích lấy chồng Tây: H/am “của lạ” hay đàn ông ta quá k/ém?

0

Có người ca ngợi trai Tây biết chiều phụ nữ, biết chia sẻ việc nhà lại sạch sẽ thơm tho, vui tính hài hước và nhất là tuyệt vời trong chốn phòng the. Vì họ không ích kỷ chỉ nhằm thỏa mãn bản thân mà luôn quan tâm đến hứng thú của đối tác.

Mấy năm gần đây hiện tượng này xảy ra khá nhiều, đến nỗi có người coi nó như một thứ “mốt thời thượng”. Không chỉ những cô gái nghèo tìm cơ hội đổi đời mà cả những phụ nữ có nghề nghiệp vững vàng, có cuộc sống dư dả, cả người đẹp, người tài, người nổi tiếng.

Có phải trai Tây hơn đứt trai Việt?

Hiện tượng này làm dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều. Có người ca ngợi trai Tây biết chiều phụ nữ, biết chia sẻ việc nhà lại sạch sẽ thơm tho, vui tính hài hước và nhất là tuyệt vời trong chốn phòng the. Vì họ không ích kỷ chỉ nhằm thỏa mãn bản thân mà luôn quan tâm đến hứng thú của đối tác, rồi người đó tuyên bố thẳng thừng: “Tôi không bao giờ lấy chồng Việt”.

Phụ nữ Việt thích lấy chồng Tây: Ham “của lạ” hay đàn ông ta quá kém? - 1
Có người cho rằng chồng Tây hơn đứt chồng Việt chuyện phòng the. Ảnh minh họa

Nhiều người trong số họ đã từng trải qua hôn nhân với người Việt không hạnh phúc, phải khốn khổ mới ly hôn được và bây giờ đang vô cùng hài lòng trong cuộc sống viên mãn với chồng Tây.

Bên cạnh đó là một luồng ý kiến bênh vực đàn ông Việt cần cù chịu khó, yêu vợ thương con, thông minh, có chí tiến thủ và đặc biệt là chung thủy sắt son ngay cả khi vợ ốm nằm liệt giường.

Có người trong số này đã trải qua hôn nhân với chồng Tây và họ hồi tưởng lại những ngày đó như một cơn ác mộng. Nào là chồng Tây “kẹt xỉn” đi ăn nhà hàng bắt vợ trả nửa tiền. Quản lý tài sản bo bo, của ai nấy giữ.

Thậm chí không muốn có con, sợ ly hôn rắc rối. Đã thế lại quá khỏe, nhu cầu tình dục quá cao, mỗi lần chồng muốn là vợ sợ hết hồn, vì kiệt sức không chịu nổi. Đành chịu ngồi nhìn anh ta đi  du lịch  với đám bạn cả trai lẫn gái mà không muốn vợ đi cùng.

Tôi đọc cả hai luồng ý kiến đó và cảm thấy cả hai bên đều nói thật, chứ không phải họ bịa ra để khen ngợi người này, nói xấu người kia. Bởi vì trên thế gian này ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Nếu chỉ căn cứ vào một vài người mà mình đã chung sống để khẳng định trai Tây tuyệt vời, trai Việt kém cỏi, hay ngược lại, là không khoa học một chút nào. Chẳng khác gì mấy anh thày bói mù xem voi.

Trai Việt phải học trai Tây những gì?

Trong quan hệ vợ chồng, không ít đàn ông Việt luôn nghĩ mình là bề trên của vợ. Lắm anh lúc nào cũng nhăm nhăm “dạy vợ”. Nhiều bà mẹ cũng mắng con là không biết dạy vợ. Thực ra muốn dạy ai phải hơn người đó mới dạy được.

Không phải hơn một tí mà phải hơn hẳn một cái đầu. Nhưng trong thực tế bây giờ chưa chắc vợ chồng, ai đã hơn ai. Vì phụ nữ cũng được đào tạo và làm việc ngoài xã hội chẳng kém gì nam giới. Hóa ra anh dạy người khác không phải anh hơn về kiến thức mà vì anh nghĩ là mình hơn về vai vế, mình là chồng thì có quyền dạy vợ. Nếu dạy sai mà bị vợ phản bác là quắc mắt lên:”Cô còn cãi à?”.

Phụ nữ Việt thích lấy chồng Tây: Ham “của lạ” hay đàn ông ta quá kém? - 2
Chuyện “nịnh đầm” vợ thì đàn ông Việt nên học Tây. Ảnh minh họa

Tôi tin là trai Tây nói chung không thế. Bởi vì văn hóa của họ có truyền thống tôn trọng phụ nữ từ nhiều đời ông cha để lại rồi. Họ giỏi chiều vợ, giỏi “nịnh đầm” hơn mình là dễ hiểu. Phụ nữ lại hay “yêu bằng tai” nên làm vợ Tây thấy sướng hơn.

Trai Việt do truyền thống Á Đông kín đáo, yêu nhau thì để trong lòng, ngại thể hiện  tình yêu  bằng cử chỉ, ngôn ngữ. Hiếm có anh nào hôn vợ trước khi đi làm. Càng hiếm có anh nào hàng ngày nói câu: “Anh yêu em”.

Hiếm đến nỗi có anh tự nhiên nổi hứng nhắn tin cho vợ “I love you”, vợ lại nghi là chồng nhắn cho con nào nhầm vào mình? Ngày 8/3 có anh lần đầu mua hoa về tặng vợ, vợ bảo: “Chắc định tặng em nào không gặp, đem về chứ gì?”.

Có lẽ ta nên học trai Tây cái kỹ năng thể hiện tình yêu. Có thể sâu thẳm trong tim chưa biết anh nào yêu vợ hơn anh nào nhưng kỹ năng thể hiện tình yêu thì Tây hơn hẳn ta, mà khốn nỗi phụ nữ lại rất thích cái đó. Có chị hỏi chồng: “Anh có yêu em không?”.

Chồng lại nghĩ hay là cô ấy nghi mình có “bồ”? Đâu biết vợ chỉ muốn được nghe chồng nói ba tiếng: “Anh yêu em” cho sướng cái tai! Một hôm tôi khuyên đàn ông hàng ngày nên nói với vợ “Anh yêu em”. Nào ngờ có anh lẩm bẩm: “Có mà thần kinh”!

Một điều nữa có lẽ nên học trai Tây là họ không quá coi trọng chuyện trinh tiết. Một cô gái Việt lấy chồng Tây, đêm tân hôn trải cái khăn trắng nuốt ở dưới để chứng tỏ là mình vẫn con trinh nguyên. Nào ngờ anh chồng Tây nhìn cô vợ gần 30 tuổi bằng con mắt kinh ngạc như cô ta có dấu hiệu không bình thường.

Là vì trong văn hóa Việt từ xưa coi chuyện “thất thân” là chuyện tày đình. Người con gái để mất cái màng trinh coi như “mất hết không còn gì”. Trong khi một nghiên cứu ở nước ta mới đây cho biết trung bình tuổi quan hệ tình dục lần đầu là 19,6 tuổi, mà nếu anh vẫn đòi hỏi người con gái 30 còn trinh nguyên là không thực tế, lạc hậu với thời đại.

Nhân đây nói đến chuyện ghen có lẽ ta cũng nên học trai Tây. Ghen tuông quá đáng ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, nó làm khổ rất nhiều phụ nữ Việt. Thời buổi mỗi người đều có điện thoại di động mà kiểm soát nhau từng tin nhắn, trong khi bản thân mình cũng nhắn tin nhoay nhoáy trêu ghẹo hết em này đến em nọ.

Do cái truyền thống “trai anh hùng năm thê bảy thiếp” có từ xưa, cũng một tội  ngoại tình  nhưng người này được tha thứ còn người kia phải trừng trị hay loại bỏ chỉ vì người đó là đàn ông hay đàn bà, còn gì là bình đẳng? Chồng Việt ghen tuông dẫn đến bạo lực thể chất hay tinh thần không phải hiếm.

Theo  Trịnh Trung Hòa
Dân Việt

Mẹ chồng ngày nào cũng hầm chân giò cho con dâu ăn nhưng con dâu lại lén đổ đi, lúc con trai về nhìn thấy bát chân giò lập tức bắt xe cho mẹ về quê

0

Sau khi sinh, phụ nữ đều cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Trong thời gian này, một số người sẽ được mẹ chồng hoặc mẹ đẻ giúp đỡ, cũng có người phải tự lực cánh sinh. Tuy nhiên, khi nhờ mẹ chồng hoặc mẹ đẻ giúp đỡ, họ sẽ có một số ý kiến ​​cổ hủ, thiếu   khoa học  nên có thể xảy ra một số việc không mong muốn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ và sự hòa thuận trong gia đình.

Con dâu ở cữ, mẹ chồng ngày nào cũng mang canh gà hầm cho ăn, một hôm con trai vô tình ăn thử một miếng, anh liền đuổi khéo bà về quê ngay-1

Một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc kể về câu chuyện ở cữ của mình như sau: “ Tôi vừa mới sinh con được 3 hôm và đang ở nhà nghỉ ngơi. Vì chồng bận đi làm không có thời gian lo cho vợ con nên anh đã đón mẹ ở quê lên chăm tôi. Đáng lẽ tôi sẽ rất vui mừng vì được mẹ chăm sóc cẩn thận nhưng có một việc ngoài ý muốn đã xảy ra nên chưa đầy một tuần sau, chồng tôi đã phải nói khéo để mẹ chồng về quê.

Từ khi lên ở với chúng tôi, mẹ chồng tẩm bổ cho tôi rất nhiều món ngon, trong đó có món gà hầm bà nấu cho tôi ăn trước bữa cơm hàng ngày. Món ăn này rất bổ dưỡng, nhưng cách bà chế biến thì không khoa học chút nào. Thay vì mỗi ngày hầm một con gà ăn cho tươi ngon thì mẹ chồng tôi lại hầm 3 con gà một lúc cho tôi ăn dần. Do có quá nhiều thứ trong tủ lạnh không có chỗ để nên món canh gà không được cho vào tủ lạnh ngay cộng thêm nhiệt độ trong nhà khá cao, món súp gà để ở ngoài trong thời gian dài nên rất nhanh hỏng. Mẹ chồng không để ý nên cứ mang món súp gà này cho tôi ăn hàng ngày. Vì lo ảnh hưởng đến hòa khí gia đình và làm phật ý mẹ chồng nên tôi coi như không biết gì và lén đổ canh gà đi. Mãi cho đến một hôm, chồng tôi đi làm về sớm, nhìn thấy bát súp gà nóng hổi, anh ấy thấy hấp dẫn nên mới ăn một miếng, và phát hiện ra nó đã bị hỏng.

Con dâu ở cữ, mẹ chồng ngày nào cũng mang canh gà hầm cho ăn, một hôm con trai vô tình ăn thử một miếng, anh liền đuổi khéo bà về quê ngay-2

Dù biết mẹ chồng không cố ý nhưng chồng tôi cũng lo chuyện tương tự sẽ tiếp diễn sau này nên anh ấy đã nói chuyện với tôi. Sau đó chúng tôi đã thảo luận và quyết định để chồng tôi xin nghỉ việc 20 ngày ở công ty để chăm sóc tôi, và nói khéo để mẹ chồng về quê trong chiều hôm đó” .

Xét cho cùng thì mẹ chồng của sản phụ này có ý tốt, muốn bồi bổ cho con dâu, nhưng cách bà làm không   khoa học  nên đã xảy ra một vài mâu thuẫn khiến cô và chồng cảm thấy e ngại và muốn bà về quê. Việc kiêng khem rất quan trọng đối với sản phụ sau sinh, nhất là chế độ ăn uống lại càng phải chú ý hơn. Không được ăn thức ăn hư hỏng, nếu không sẽ gây ra những khó chịu về đường tiêu hóa, tiêu chảy và ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ thể người mẹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả em bé.