Home Blog Page 271

Chính thức: Dừng phát sóng phim “Đi giữa trời rực rỡ” từ hôm nay

0

Mới đây, trên VTV Giải trí và fanpage của nhà sản xuất SK Pictures đã giới thiệu trailer phim mới thế sóng Đi giữa trời rực rỡ từ 21/10.

Nhà sản xuất của phim có Chải (Long Vũ) và Pu (Thu Hà Ceri) cũng thông báo, tác phẩm sẽ kết thúc ở tập 58, phát sóng vào thứ 6 tuần này. Ê-kíp đang tuyển biên kịch phần 2 cho bộ phim.

Điều này khiến nhiều khán giả bất ngờ bởi bộ phim đi đến hồi kết một cách đột ngột, chóng vánh trong khi nhiều tình tiết, câu chuyện nhân vật còn bỏ ngỏ. Hơn nữa, trước đó, có thông tin cho rằng, Đi giữa trời rực rỡ dự kiến dài 100 tập.

 

Phim Đi giữa trời rực rỡ đột ngột dừng chiếu, đạo diễn nói gì? - 1

 

Pu (Thu Hà Ceri) và Chải (Long Vũ) trong phim “Đi giữa trời rực rỡ” (Ảnh: Nhà sản xuất).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, đạo diễn Đỗ Thanh Sơn cho biết, bộ phim Đi giữa trời rực rỡ kết thúc ở tập 58 là nằm trong kế hoạch ban đầu của nhà sản xuất.

Dự án rút ngắn số tập hoàn toàn không vì vấp phải sự chỉ trích của khán giả liên quan đến kịch bản và diễn xuất của dàn diễn viên. Nam đạo diễn phủ nhận Đi giữa trời rực rỡ dự kiến dài 100 tập, đồng thời khẳng định: “Phim không phải bị thế sóng”.

Ngay khi có thông tin phim Đi giữa trời rực rỡ dừng chiếu đột ngột, khán giả đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Số đông cho rằng, phim đã giảm sức hút, kịch bản dài dòng, thiếu hấp dẫn, vì vậy, nên kết thúc sớm. Nhiều khán giả còn đề nghị và mong muốn nhà đài chiếu nguyên tuần Độc đạo – phim hình sự đang gây sốt.

Tuy nhiên, cũng không ít người bày tỏ sự hụt hẫng, tiếc nuối khi phải sớm chia tay nhân vật Chải (Long Vũ) mà họ yêu mến.

Bộ phim Đi giữa trời rực rỡ lên sóng từ 31/7 và nhanh chóng trở thành hiện tượng của phim giờ vàng VTV khi đã cán mốc 1 tỷ lượt xem chỉ sau 8 tập. Thậm chí, một tập phim phát sóng trực tuyến cũng có hơn 23.000 lượt theo dõi cùng một lúc.

Tác phẩm gây chú ý vì kịch bản mới lạ, chuyện tình gà bông giữa Pu – Chải khiến người xem thích thú. Thậm chí, những lời thoại trên phim của Chải và Pu cũng gây sốt mạng xã hội – điều mà không nhiều bộ phim trong năm nay làm được.

 

Bên cạnh đó, cảnh quay hùng vĩ và nên thơ của thiên nhiên vùng cao kết hợp với những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Dao cũng nhận được nhiều lời khen.

Phim Đi giữa trời rực rỡ đột ngột dừng chiếu, đạo diễn nói gì? - 2

Diễn biến phim và thái độ của nhân vật Pu những tập gần đây bị khán giả phản ứng (Ảnh: Nhà sản xuất).

Tuy nhiên, từ khi phim chuyển bối cảnh lên thành phố, thời điểm này Pu học đại học và gặp gỡ nhiều bạn mới, phim đã không còn nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nhiều người nhận xét, phim càng về sau càng đuối, nhàm chán bởi những tình tiết dễ đoán, mô-típ cũ.

Mặt khác, nhân vật nữ chính do Thu Hà Ceri đảm nhận cũng trở thành chủ đề bàn tán của dư luận từ tạo hình đến diễn xuất. Thậm chí, Pu còn bị gắn mác là nhân vật “ghét nhất”, “dở nhất” phim giờ vàng.

Xuyên suốt nhiều tập phim, Pu dành thiện cảm cho nhân vật Thái (Vương Anh Ole). Tuy nhiên, trong diễn biến những tập gần đây, cô lập tức “quay xe”. Pu từ ghét Chải, luôn khước từ sự quan tâm của cậu bạn cùng bản đã chấp nhận tình cảm của anh một cách khó hiểu.

Đáng nói, phim không có một tình tiết nào tạo bước ngoặt khiến nữ chính thay đổi đột ngột như vậy. Vì vậy, việc Pu có tình cảm với Chải và nhanh chóng thay đổi cách xưng hô nhận về nhiều ý kiến tranh cãi.

Vị tiến sĩ lên tiếng về thí sinh Đường Lên Đỉnh Olympia

0

Thời gian gần đây, từ khóa “Đường lên đỉnh Olympia” bất ngờ trở thành đề tài được mọi người quan tâm. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện về nữ MC GenZ tài năng, mọi người còn nhắc vấn đề “chảy máu chất xám”. Vẫn là chuyện cũ nhưng ở trong bối cảnh khác, nhiều người còn băn khoăn, chưa tìm được câu trả lời riêng cho chính mình.

1a-35d5611b-1697005283.jpgTiến sĩ khoa học Đoàn Hương – một trong những cố vấn quen thuộc của Đường lên đỉnh Olympia. (Ảnh: VTV)
Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nữ tiến sĩ Đoàn Hương nói về vấn đề này. Cụ thể, trong đoạn clip, bà chia sẻ: “Chương trình Olympia nói thật là rất thông minh. Có một khoảng thời gian, người ta cho rằng Việt Nam đào tạo tài năng cho Úc rồi sau đó quốc gia này cho mấy học bổng của trường đại học tư nhân, khoảng 30.000 đến 50.000 USD (682 triệu đồng đến 1,1 tỉ đồng), sang đi học và ở lại. Đây không phải là tài năng, những câu hỏi trong Olympia là đã có câu trả lời có đáp án sẵn. Tài năng là khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án”.

Trong bài phát biểu trước hàng trăm học sinh, nữ tiến sĩ cho rằng thí sinh bước ra từ chương trình Olympia sau đó du học tại Úc vốn chỉ là những người bình thường. Họ vào trường đại học tầm trung và chưa làm gì quá xuất sắc để được tôn vinh tại quốc gia này. Cũng như không quá nổi trội để chúng ta phải tiếc nuối nếu họ chọn ở lại nước ngoài. Như vậy, việc nói các thí sinh trong chương trình “leo núi” là tài năng xuất chúng thì khá vô lý.

 

Thông tin từ VTC News, tiến sĩ Đoàn Hương từng có nhiều năm gắn bó với các chương trình nổi tiếng của VTV như Đường lên đỉnh Olympia, Cafe sáng,… Bà từng giảng dạy tại Khoa Văn và Khoa Báo chí Truyền thông (nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nữ tiến sĩ cũng phát ngôn nhiều quan điểm gây tranh cãi về mạng xã hội, thay đổi tiếng Việt hay các bộ phim nổi bật đang được giới trẻ quan tâm. Dẫu có khá nhiều quan điểm trái chiều nhưng bà vẫn khiến mọi người nể phục vì học vấn cao và góc nhìn đa chiều của mình.

Quay lại với câu chuyện về “chảy máu chất xám”, từ quan điểm của tiến sĩ Đoàn Hương, nhiều bạn trẻ tiếp tục nổ ra các cuộc tranh cãi kịch liệt. Người đồng tình, kẻ phản đối để bảo vệ quan điểm riêng của chính mình. Thế nhưng, phải chăng những người đứng ngoài “đánh trống” đang quá áp đặt suy nghĩ cá nhân vào danh hiệu “nhân tài xuất chúng”?

Trên thực tế, các nhà leo núi tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia đều là học sinh giỏi, họ có tiềm năng để trở thành người tài. Họ tận dụng học bổng để có thể phát triển tiềm năng và tìm kiếm cơ hội để trở thành người tốt, giỏi giang hơn. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp và lựa chọn ở lại Úc, họ cũng chỉ là những công dân bình thường, phần lớn công tác trong chuyên ngành mà bản thân đã lựa chọn. Tại một số trường hợp, sinh viên tốt nghiệp trong nước còn tạo ra rất nhiều thành tích vẻ vang và mang tầm quốc tế hơn thế. Nếu vậy, không thể lấy vị trí “quán quân Đường lên đỉnh Olympia” để trở thành thước đo cho nhân tài.

Từng chia sẻ với Zing News, một thí sinh từng bước ra từ Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 5 khẳng định rằng bất kể ai đi du học cũng đều muốn quay về nước. Tuy nhiên, họ sẽ làm được gì cho đất nước sau khi trở về lại là một vấn đề nan giải. Theo người này cho biết, dù ở lại hay về nước thì bản thân anh ta đều phải đánh đổi.

Nam quán quân cho rằng nếu về mà không làm hay đóng góp cho đất nước những điều tốt hơn thì thà rằng ở lại tích lũy thêm kiến thức, tài chính và kỹ thuật. Có thể thấy, đến các “tài năng xuất chúng” được mọi người vinh danh cũng mang định hướng riêng cho mình.

Người Việt Nam dường như đang có tiêu chuẩn kép khi nhìn nhận chung về một vấn đề. Họ dễ dàng “vỗ ngực tự hào” khi nhiều người nước ngoài tài năng ở lại Việt Nam để làm việc vì yêu mến đất nước này. Thế nhưng, họ lại khắt khe hơn khi thấy người Việt Nam rời đất nước, sinh sống tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Mong rằng trong tương lai, dư luận sẽ có cái nhìn khách quan và bớt khắt khe với những bạn trẻ, bởi trong một chừng mực có thể chấp nhận được, họ vốn dĩ có quyền tự do lựa chọn cuộc sống của riêng mình.

ĐIỀU T;ỒI T;Ệ NHẤT CÓ THỂ SẼ TỚI VỚI MIỀN TRUNG VÀO CUỐI THÁNG NÀY, NGƯỜI DÂN CHUẨN BỊ SẴN TINH THẦN ĐỐI DIỆN

0

Mùa bão 2024 vẫn chưa có hồi kết bởi các nhà dự báo bão đã chỉ ra thời điểm cơn bão mới sẽ xuất hiện.

Dự báo thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển ĐôngMắt siêu bão Milton ngày 8.10.2024 chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ảnh: NASA
Trang Bão trên Tây Bắc Thái Bình Dương cho hay, nguy cơ về thiên tai tại các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam đang dần hiện hữu vào cuối tháng 10 này khi các mô hình dự báo thời tiết quốc tế (GFS của Mỹ, ECMWF AI của châu Âu) đang có những dự báo phức tạp về các hình thái thời tiết gây mưa lớn và khả năng có bão cùng lúc hoạt động.

 

Nhiễu động trong đới gió đông trên cao hoạt động với cường độ mạnh từ khoảng ngày 22-23.10 kết hợp với gió mùa đông bắc của một đợt không khí lạnh có khả năng gây ra đợt mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày đi kèm với khả năng xuất hiện đợt lũ diện rộng trên các lưu vực sông.

Khoảng từ ngày 25-26.10 trở đi, khu vực phía đông Philippines và Biển Đông có khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới.Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cũng dự báo, trong tuần từ ngày 14-20.10 dự kiến có một áp thấp hình thành ở khu vực phía đông vùng thông tin bão (TCID) của PAGASA. Áp thấp này dự kiến có khả năng mạnh lên thành bão nhiệt đới trong giai đoạn dự báo ở mức độ từ thấp tới trung bình.Trong tuần từ 21-27.10, dự kiến có 1 áp thấp hình thành trên Biển Tây Philippines (Biển Đông), với khả năng thấp mạnh lên thành bão, và một áp thấp ở bên trong PAR.
Áp thấp trên Biển Đông (3) dự kiến xuất hiện trong tuần từ 21-27.10.2024. Ảnh: PAGASAÁp thấp trên Biển Đông (3) dự kiến xuất hiện trong tuần từ 21-27.10.2024. Ảnh: PAGASA
Về mùa bão Đại Tây Dương, một nhà khí tượng học đã nói trong bài báo của AP về các cơn bão liên tiếp tấn công Bờ Đông nước Mỹ rằng, đây là một năm “bận rộn điên rồ” và cảnh báo có thể sẽ còn nhiều bão hơn nữa.

Mùa bão ở Đại Tây Dương kéo dài từ ngày 1.6 đến 30.11 và các nhà khí tượng học cho biết hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới vẫn tiếp tục cao hơn bình thường, một phần là do nhiệt độ đại dương cao kỷ lục.

“Tôi nghĩ có lẽ sẽ có thêm hai hoặc ba cơn bão được đặt tên vào tuần đầu tiên của tháng 11” – Jeff Masters, nhà khí tượng học của Yale Climate Connections, cho biết trong bài viết của AP.

Theo các chuyên gia thời tiết, việc chuẩn bị khi mùa bão đang dần kết thúc là điều cần thiết hơn bao giờ hết, vì biến đổi khí hậu khiến các đại dương ấm hơn và tạo điều kiện cho những cơn bão lớn hơn thường xuyên hơn và mùa bão kéo dài hơn mỗi năm.

Các cơn bão như siêu bão Beryl, Debby và siêu bão Helene đều chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói trên, cũng như siêu bão Milton và bão Francine, tất cả đều tạo ra gió mạnh tác động đến Mỹ.

 

Ngày 14.10, Trung tâm Bão quốc gia Mỹ (NHC) cho hay, một khu vực thời tiết nhiễu động ở phía đông Đại Tây Dương đang tiếp tục hành trình dài về phía tây, có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới khi di chuyển vào khu vực thuận lợi cho sự phát triển.
Vùng nhiễu động. Ảnh: GFSVùng nhiễu động Invest 94-L. Ảnh: GFS
Vùng nhiễu động, được NHC gọi là Invest 94-L, có khả năng phát triển thấp trong 2 ngày tới và khả năng phát triển trung bình trong tuần tới.

Xót xa quá miền Trung ơi…

0

1-2 trận bão có thể đổ bộ miền Trung sắp tới: Nguy cơ mưa, bão, lũ dồn dập, khốc liệt, cực đoan trong cuối năm 2024

Trong tuần từ 21-27/10, dự kiến có 1 áp thấp hình thành trên Biển Tây Philippines (Biển Đông), với khả năng thấp mạnh lên thành bão, và một áp thấp ở bên trong PAR.

Theo thông tin từ báo Lao Động, trang Bão trên Tây Bắc Thái Bình Dương cho hay, nguy cơ về thiên tai tại các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam đang dần hiện hữu vào cuối tháng 10 này khi các mô hình dự báo thời tiết quốc tế (GFS của Mỹ, ECMWF AI của châu Âu) đang có những dự báo phức tạp về các hình thái thời tiết gây mưa lớn và khả năng có bão cùng lúc hoạt động.

Nhiễu động trong đới gió đông trên cao hoạt động với cường độ mạnh từ khoảng ngày 22-23/10 kết hợp với gió mùa đông bắc của một đợt không khí lạnh có khả năng gây ra đợt mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày đi kèm với khả năng xuất hiện đợt lũ diện rộng trên các lưu vực sông.

Khoảng từ ngày 25-26/10 trở đi, khu vực phía đông Philippines và Biển Đông có khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới.

Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cũng dự báo, trong tuần từ ngày 14-20/10 dự kiến có một áp thấp hình thành ở khu vực phía đông vùng thông tin bão (TCID) của PAGASA. Áp thấp này dự kiến có khả năng mạnh lên thành bão nhiệt đới trong giai đoạn dự báo ở mức độ từ thấp tới trung bình.

Trong tuần từ 21-27/10, dự kiến có 1 áp thấp hình thành trên Biển Tây Philippines (Biển Đông), với khả năng thấp mạnh lên thành bão, và một áp thấp ở bên trong PAR.1-2 trận bão có thể đổ bộ miền Trung sắp tới: Nguy cơ mưa, bão, lũ dồn dập, khốc liệt, cực đoan trong cuối năm 2024 - Ảnh 1Áp thấp trên Biển Đông (3) dự kiến xuất hiện trong tuần từ 21-27/10/2024. Ảnh: PAGASA/Báo Lao Động
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, cũng trong thời kỳ này, trên phạm vi cả nước tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét và gió giật mạnh. Các đợt mưa lớn sẽ tiếp tục xuất hiện tại khu vực Trung và Nam Trung bộ trong tháng 11.

 

Mùa mưa ở khu vực Trung bộ, Tây nguyên, Nam bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng cuối tháng 11 tại Tây nguyên và Nam bộ, cuối tháng 12 tại khu vực Trung và Nam Trung bộ).

Về không khí lạnh và rét đậm, rét hại, cơ quan khí tượng cho hay, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 12/2024 – tháng 1/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Tại miền Bắc, rét đậm, rét hại có khả năng xuất hiện trên diện rộng từ nửa cuối tháng 12 (tương đương so với trung bình nhiều năm). Cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét kéo dài, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá trong thời gian này.

Hiện nay, vùng biển phía tây khu vực bắc Biển Đông, khu vực giữa và nam Biển Đông có mưa rào và giông rải rác.

Dự báo, đêm 15 và ngày 16/10, vùng biển phía tây khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông rải rác. Trong mưa giông, có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7 – cấp 8.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động ở các khu vực trên đều có nguy cơ chịu tác động của lốc xoáy và gió giật mạnh.

Câu trả lời cực s/ố/c của Quán quân Olympia khi bị cả nước nói “khôn l/ỏ/i, chơi x/ấ/u” đồng đội: Tiến sĩ Đoàn Hương sáng mắt ra chưa?

0

Võ Quang Phú Đức – quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024 – đã có những trải lòng sau khi giành được vòng nguyệt quế và chuyện bấm chuông ở câu trả lời cuối cùng đang ồn ào trên mạng xã hội.

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia: 'Em chơi đúng luật nên chẳng có gì phải áy náy cả' - Ảnh 1.

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024 Võ Quang Phú Đức nhận hoa từ Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương – Ảnh: NHẬT LINH

Nhắc về việc bấm chuông ấy, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024 nói rằng có đọc những lời chỉ trích mình trên mạng, nhưng chỉ đọc để giải trí chứ không để tâm quá nhiều.

Cú bấm chuông giành quyền trả lời

* Sau chương trình, có nhiều ồn ào trên mạng xã hội liên quan cú bấm chuông giành quyền trả lời câu hỏi cuối cùng của bạn. Bạn có đọc những thông tin đó không và cảm thấy thế nào?

– Em có đọc và hoàn toàn không cảm thấy buồn chút nào vì những lời chỉ trích đó. Bởi vì mình làm đúng luật, chơi đúng luật nên chẳng có gì phải áy náy cả. Có thể những người chỉ trích em sau cú bấm chuông đó chưa hiểu hoặc chưa xem toàn bộ chương trình.

Thú thật là em đọc những lời chỉ trích mình trên mạng như vậy chủ yếu để giải trí, bởi có nhiều nội dung khá hài hước và em xem đó là một cách để giảm stress.

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia: đối diện với những lời chỉ trích để… giải trí - Ảnh 2.

Võ Quang Phú Đức nhận bằng khen kèm tiền thưởng từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế – Ảnh: NGỌC HIẾU

“Trên mạng xã hội nói cú bấm chuông nhưng không trả lời đúng câu hỏi cuối cùng của em là hành động không tử tế, là tiểu xảo, chơi không đẹp. Em nghĩ nếu nói về sự tử tế hay tiểu xảo lúc đó thì không đúng lắm bởi vì cuộc thi mà, ai cũng muốn giành cho mình kết quả cao nhất và ai cũng có chiến thuật riêng” – Phú Đức nói.

* Sau cú bấm chuông đó, Đức đã có những động tác ăn mừng vô cùng cảm xúc dù câu trả lời sau đó không đúng như ý bạn. Đức có thể nói gì về điều này?

– Lúc đó cả em và bạn Nguyên Phú đều phải bấm chuông bởi đó là cơ hội cuối cùng để giành chiến thắng của cả hai, và em là người may mắn hơn Phú. Lúc đó thú thật là em cũng không để ý lắm đến Phú, mà chỉ nghĩ rằng mình phải bấm chuông thật nhanh để giành toàn vẹn chiến thắng.

Còn về hành động ăn mừng, em nghĩ đó sẽ là biểu cảm chung của bất kỳ ai đứng trên sân khấu lúc ấy, không thể kiềm chế được.

Nể phục đối thủ

* Phú Đức nhận xét gì về phần thi của bạn Nguyên Phú, khi từng có thời điểm Đức vượt rất xa về mặt điểm số so với 3 bạn còn lại, nhưng đến câu hỏi cuối cùng Phú lại vươn lên và cạnh tranh sòng phẳng chức vô địch với bạn?

– Đó là sự phi thường. Thường trước áp lực tâm lý lớn như vậy thì bản thân em cũng như Phú hay các bạn khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn để vượt qua. Vậy mà Phú đã rất bản lĩnh, tự tin, không bỏ cuộc và giành lấy những điểm số quan trọng.

Đến câu hỏi cuối cùng, bạn ấy đã trực tiếp cạnh tranh chức vô địch với em. Đó là một nỗ lực rất tuyệt vời của bạn và em rất trân trọng, nể phục bạn ấy.

* Còn với Nhật Minh, tại chương trình các bạn ấy có chia sẻ rằng chọn gói câu hỏi 70 điểm với câu cuối là 30 điểm để tạo cơ hội cho cả Đức và Phú cạnh tranh nhau vị trí quán quân. Đức nghĩ gì về điều này?– Em thấy đây là hành động rất cao thượng. Ở chương trình em và Minh chơi khá thân nhau và tụi em hiểu rõ mình đang chiến đấu về điều gì.

 

Hành động của Nhật Minh tương tự như hành động nhường câu trả lời cuối cùng ở phần thi về đích của anh Nguyễn Minh Triết (chung kết Đường lên đỉnh Olympia vào năm 2023). Em nghĩ hành động ấy đáng được tôn trọng.

* Về dự định tương lai, Đức sẽ làm gì sau khi trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia?

– Trước mắt em sẽ cố gắng hoàn thành chương trình học 12 thật tốt ở trường. Về tương lai, em sẽ nỗ lực để hoàn thành giấc mơ trở thành một lập trình viên máy tính – giấc mơ em ấp ủ từ năm em học lớp 5 đến nay.

Nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia: 'Em chơi đúng luật nên chẳng có gì phải áy náy cả' - Ảnh 3.

Nhắc về những người bạn cũng như là đối thủ của mình trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024, Đức nói rằng rất nể phục và tôn trọng cả 3 bạn – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Còn về quyết định đi du học nước ngoài hay không và nếu đi thi sẽ chọn trường nào, hiện nay tạm thời em chưa nghĩ tới và có thể sẽ đưa ra quyết định vào tháng 11 tới.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế: Phú Đức là minh chứng cho việc học chuyên nhưng phải giỏi toàn diện

Sáng 16-10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ khen thưởng cho bạn Võ Quang Phú Đức, sau khi em xuất sắc giành chức vô địch Đường lên đỉnh Olympia.

Tại đây Phú Đức được tỉnh trao tặng bằng khen kèm khoản tiền thưởng 40 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nói rằng Phú Đức là tấm gương về trường hợp học sinh khối chuyên nhưng giỏi toàn diện các môn học khác.

Ông Phương nói rằng dù Đức là học sinh chuyên toán của Trường THPT chuyên Quốc học Huế, nhưng từng có thời gian em tham gia đội học sinh giỏi môn sử học.

“Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia với khối kiến thức sâu rộng về lịch sử, văn hóa, địa lý… chứ không chỉ riêng môn toán và khối tự nhiên. Điều này đáng để học sinh toàn tỉnh học hỏi và noi theo”, ông Phương nói.

Nước đi sai lầm khi vừa ra t/ù của bà Nguyễn Phương Hằng: Ngựa quen đường cũ, nhiều người quay xe anti vì nói thì hay nhưng không làm được

0

Thay vì livestream, giờ đây bà Nguyễn Phương Hằng lại có cách khác để trò chuyện với mọi người. Thế nhưng không còn mong chờ như trước, giờ đây nhiều người đã bắt đầu thấy mệt mỏi.

Hôm 2/10, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin, đại diện Công ty CP Đại Nam xác nhận thông tin bà Nguyễn Phương Hằng sẽ không livestream trên tất cả các phương tiện truyền thông từ đây về sau vì “lý do sức khỏe và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình”.

Bà Nguyễn Phương Hằng vừa ra tù đã ‘quen đường cũ’, CĐM ngán ngẩm vì nói thì hay nhưng không làm được

Dư luận tỏ ra đồng tình với quyết định này của nữ CEO. Bởi trước đó bà phải ngồi tù cũng vì không kiểm soát được lời nói trong những buổi phát sóng trực tiếp. Tuy nhiên, có vẻ như đó chỉ là một chiêu “đánh lạc hướng” hoặc lời nói vui của bà Nguyễn Phương Hằng. Tuy không livestream nhưng bà chủ Đại Nam vẫn có những phát ngôn gây bão đều đều, mới đây nhất còn thông báo tổ chức luôn talkshow.

nguyen-phuong-hang-4

Cụ thể, fanpage “Trường đua Đại Nam” và “Khu du lịch Đại Nam” vừa qua lần lượt thông báo bà Nguyễn Phương Hằng sẽ tổ chức talkshow để chào mừng ngày 20/10, với chủ đề “Thông cảm hay vô cảm”. Theo chia sẻ của phía Đại Nam, buổi trò chuyện này chia sẻ góc nhìn về vai trò phụ nữ trong xã hội hện đại, suy ngẫm về giá trị cốt lõi trong giao tiếp, ứng xử của con người, đặc biệt là phái nữ.

“Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là buổi talkshow sẽ chỉ diễn ra trực tiếp, CEO Nguyễn Phương Hằng sẽ giao lưu và trả lời trực tiếp các câu hỏi của khán giả có mặt tại sự kiện, mang đến không khí gần gũi và tương tác chân thật nhất”, phía Đại Nam cho biết.

nguyen-phuong-hang-1

Không như trước đây, dưới phần bình luận của những bài đăng này lại tràn ngập sự ngán ngẩm, cho rằng bà Nguyễn Phương Hằng đang “ngựa quen đường cũ”. Một số người bình luận việc nữ CEO nói không livestream nhưng thay vào đó lại tổ chức talkshow phát sóng trực tiếp chẳng khác gì “nói 1 đường làm 1 nẻo”. Những phát ngôn nhạy cảm, động chạm gần đây của bà Hằng cũng được nhắc đến như một lời “cảnh báo” mong nữ CEO không phạm phải sai lầm cũ.

 

“Nghỉ ngơi thêm đi cô. Khoan đã mở các talkshow, thời điểm này rất nhạy cảm”.

“Thôi chị ơi, ngưng được rồi, nói nhiều hay bị lỡ lời. Ếch chết tại miệng. Hãy để mọi người yêu mến chị với tư cách là 1 mạnh thường quân vĩ đại, 1 người phụ nữ tài sắc vẹn toàn”.

“Bớt bớt lại chị ơi, vui vẻ ca hát thôi”.

“Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại kẻ mừng kẻ lo”.

“Doanh nhân bây giờ không cần làm việc mà thích đi nói chuyện thế nhỉ?”.

Trước những ý kiến trái chiều từ cư dân mạng, phía bà Nguyễn Phương Hằng và Đại Nam vẫn chưa có phản hồi thêm.

Chỉ mới vài ngày trước, vợ ông Dũng Lò Vôi còn xuất hiện trong một livestream ngắn nói về chuyện vi phạm bản quyền ca khúc “Đoạn buồn đêm mưa” của tác giả Tú Nhi (danh ca Chế Linh) và Vinh Sử. Bà Hằng cho biết rất hoang mang khi biết mình đã chế lời bài hát trên thành bài “T30 và tôi”, “Mưa An Phước”. Dù vậy nữ CEO vẫn tin tưởng danh ca Chế Linh sẽ không kiện mình. Bà Hằng hứa sẽ công khai cảm ơn nam Chế Linh và mời ông về Việt Nam biểu diễn trong thời gian tới.

Miền Trung chính thức đón nhận tin buồn: Cuối năm nay sẽ…, vô cùng xót xa

0

La Nina dự báo sẽ xuất hiện vào cuối năm 2024, kéo theo nguy cơ bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung với tần suất cao hơn trung bình

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO sẽ chuyển sang trạng thái La Nina từ tháng 11.2024 với xác suất 60-70%. La Nina được cho là sẽ xuất hiện muộn hơn so với dự đoán trước đây, nhưng tác động của nó có thể mạnh mẽ hơn, đặc biệt với khu vực Biển Đông và đất liền miền Trung.

Bão mới xuất hiện đổ bộ miền Trung vào cuối năm: Cường độ mạnh, mưa giông kéo dài Ảnh 1La Nina dự báo sẽ đến muộn, bão nguy cơ đổ bộ mạnh miền Trung cuối năm – Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong giai đoạn từ tháng 11.2024 đến tháng 1.2025, dự báo sẽ có nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới hình thành, ảnh hưởng trực tiếp đến miền Trung và các tỉnh phía nam. Số lượng bão có thể tương đương hoặc cao hơn trung bình hàng năm. Trung bình, biển Đông đón 2,8 cơn bão mỗi năm, trong đó 1,1 cơn đổ bộ vào đất liền.

Cũng trong thời kỳ này, thời tiết nguy hiểm như giông lốc, sét và gió giật mạnh sẽ diễn ra tại nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt, miền Trung và Nam Trung bộ có thể hứng chịu các đợt mưa lớn kéo dài đến cuối tháng 11, trong khi mùa mưa ở Nam bộ và Tây nguyên cũng kết thúc muộn hơn dự kiến.

Về tình hình rét đậm, rét hại, dự báo không khí lạnh sẽ mạnh mẽ hơn trong tháng 12.2024 đến tháng 1.2025, với khả năng xuất hiện băng giá và sương muối tại vùng núi phía Bắc.

Bão mới xuất hiện đổ bộ miền Trung vào cuối năm: Cường độ mạnh, mưa giông kéo dài Ảnh 2

La Nina khả năng xuất hiện từ tháng 11, cảnh báo bão đổ bộ miền Trung – Ảnh: Thanh niên

Cùng với đó, vùng biển Biển Đông, đặc biệt là khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ chịu ảnh hưởng của gió giật mạnh cấp 7-8, cùng nguy cơ cao về lốc xoáy và sóng lớn. Các tàu thuyền hoạt động tại các khu vực này cần đặc biệt chú ý và thực hiện các biện pháp phòng tránh. 

La Nina đến trễ nhưng đây là một mùa bão khó lường, yêu cầu các cơ quan và người dân cần chuẩn bị tinh thần đối phó với các tình huống thời tiết khắc nghiệt

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia: Em đọc những lời chỉ trích nói em “khôn lỏi” trên mạng chủ yếu để giải trí

0

Rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là chỉ trích có phần nặng nề dành cho Võ Quang Phú Đức xung quanh câu chuyện bấm chuông để giành quyền trả lời câu hỏi cuối cùng.

Võ Quang Phú Đức (THPT Chuyên Quốc học Huế) đang là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội thời gian gần đây. Ngoài là nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, nam sinh này đã tạo ra một cuộc tranh luận xung quanh màn bấm chuông “chiến thuật” ở câu hỏi cuối cuộc thi.

Khi đó Đức đang hơn người đứng sau Nguyên Phú là 20 điểm, điều đó đồng nghĩa với việc nếu giành được quyền trả lời thì dù đúng hay sai, nam sinh này cũng sẽ kết thúc ở vị trí dẫn đầu.

Phú Đức đã nhanh tay hơn Nguyên Phú. Nam sinh đã có màn ăn mừng trước khi đưa ra câu trả lời sai và giành quán quân. Chính điều đó khiến Đức nhận được khá nhiều những lời chỉ trích trên mạng xã hội.

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia: “Em đọc những lời chỉ trích trên mạng chủ yếu để giải trí”- Ảnh 1.

Phú Đức: “Em làm đúng luật, chơi đúng luật nên chẳng có gì phải áy náy cả”.

“Em làm đúng luật, chơi đúng luật nên chẳng có gì phải áy náy cả”, Võ Quang Phú Đức chia sẻ trên Tuổi trẻ. “Thú thật là em đọc những lời chỉ trích mình trên mạng như vậy chủ yếu để giải trí, bởi có nhiều nội dung khá hài hước và em xem đó là một cách để giảm stress”.

Nam sinh đến từ THPT Chuyên Quốc học Huế nhấn mạnh không thể nói về sự tử tế hay tiểu xảo ở thời điểm đó bởi đây là chính cuộc thi. “Ai cũng muốn giành cho mình kết quả cao nhất và ai cũng có chiến thuật riêng”.

Nói về hành động ăn mừng vô cùng cảm xúc dù sau đó trả lời sai, Đức cho rằng đó là biểu cảm chung của bất kỳ ai nếu đứng trên sân khấu thời điểm đó, không thể kiềm chế được. Nam sinh cũng gửi lời “xin lỗi cộng đồng chuyên toán” vì đã tính ra câu trả lời sai là 34,12%.

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia: “Em đọc những lời chỉ trích trên mạng chủ yếu để giải trí”- Ảnh 2.

Đức trở về trong sự chào đón của bạn bè, người thân.

Trước mắt, Phú Đức sẽ dành ra một khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Về việc có đi du học hay không thì nam sinh này sẽ “để năm sau quyết định”.

Nếu ở lại Việt Nam, Đức sẽ theo học ngành Trí tuệ nhân tạo của Trường đại học VinUni. Giấc mơ của nam sinh này là trở thành một lập trình viên máy tính.

Một củ khoai bằng 2 bát cơm!!! Chuyên gia chỉ ra tác dụng khi ăn khoai lang

0

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình. Dưới đây là những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe.

Củ khoai lang là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất, riboflavin, thiamine, niacin và carotenoid. Chính nhờ những thành phần dinh dưỡng này mà củ khoai lang có thể hỗ trợ bạn phòng và chữa nhiều bệnh mãn tính, tăng cường giảm cân, cải thiện làn da và mái tóc.

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Tác dụng của khoai lang phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của nó. Trong 100g củ khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin sau:

  • Canxi: 38mg
  • Chất xơ: 3,3g
  • Năng lượng: 90kcal
  • Chất béo: 0,15g
  • Folate (Vitamin B9): 6 μg
  • Sắt: 0,69mg
  • Magie: 27mg
  • Mangan: 0,5mg
  • Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
  • Phốt pho: 54mg
  • Kali: 475mg
  • Đạm: 2g
  • Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
  • Natri: 36mg
  • Kẽm: 0,32mg
  • Tinh bột: 7,05g
  • Đường: 6,5g
  • Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
  • Vitamin A: 961 μg
  • Vitamin B6: 0,29mg
  • Vitamin C: 19,6mg
  • Vitamin E: 0,71mg

7 tác dụng của khoai lang với sức khỏe

Giữ cho trái tim khỏe mạnh

Hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang có thể làm giảm mức cholesterol có hại, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Khoai lang cũng chứa nhiều kali, tác dụng cân bằng với natri trong cơ thể để ổn định huyết áp.

Chúng cũng chứa nhiều đồng – cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nồng độ đồng thấp làm tăng mức homocysteine, huyết áp và cholesterol xấu.

Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời, trong  khoai lang có chất chống oxy hóa được gọi là carotenoid, giúp gan của bạn sẽ chuyển đổi beta-carotene tiêu thụ thành các loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe.

Lượng beta-carotene vừa đủ để tạo ra các rào cản niêm mạc ngăn vi khuẩn và chất độc trong môi trường xâm nhập vào cơ thể bạn, giúp cơ thể bạn ngăn ngừa và chống lại nhiễm trùng, giúp bạn khỏe mạnh và có hệ thống miễn dịch hoàn thiện hơn.

 

Giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng

Một củ khoai lang chứa từ 30 đến 35mg magiê. Magiê giúp rất nhiều vào việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh giúp giữ cho bạn bình tĩnh. Ngoài ra, magiê cũng tham gia sản xuất cortisol, đây là loại hormone được sản sinh ra để giúp cơ thể bạn thích nghi trong thời gian căng thẳng.

Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Khoai lang là nguồn chất xơ tuyệt vời, đặc biệt là nếu ăn cả vỏ. Chất xơ rất cần cho việc tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các bệnh nghiêm trọng, như ung thư ruột kết.

Một củ khoai lang trung bình có 6 gram chất xơ. Chúng cũng chứa tinh bột kháng, một loại tinh bột đóng vai trò cung cấp vi khuẩn “tốt” cho cơ thể bạn.

Cyanidin có trong khoai lang cũng giúp giảm viêm, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Hỗ trợ thị lực

Khoai lang chứa carotenoid, lutein và zeaxanthin – rất tốt cho mắt.

Ngoài ra, anthocyanins, có nguồn gốc từ khoai lang tím, cũng có thể có lợi cho mắt.

Duy trì lượng đường trong máu

Cuối cùng, lợi ích dinh dưỡng cuối cùng của khoai lang là khả năng chống lại bệnh tiểu đường bằng cách duy trì lượng đường trong máu ở mức kiểm soát. Khoai lang có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.

Chống ung thư

Khoai lang là nguồn giàu chất chống ô xy hóa, chống ung thư, đặc biệt là ở vỏ.Có tới 80% protein trong khoai lang là sporamin.

Nghiên cứu cho thấy sporamin có tiềm năng ức chế ung thư lưỡi, túi mật và đại trực tràng.

Nó cũng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm sự di chuyển và xâm lấn của tế bào trong ung thư di căn.

Đặc biệt, vỏ khoai lang, có thể có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn ngừa ung thư.Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nutrition and Cancer năm 2016, đã cho thấy chiết xuất từ vỏ khoai lang có hoạt động chống ung thư đầy hứa hẹn đối với các bệnh ung thư vú, ruột kết, buồng trứng, phổi và đầu, cổ.

Kết luận

Rất nhiều lợi ích dinh dưỡng của khoai lang, khiến nó trở thành một trong những món ăn yêu thích của nhiều người.

Một số lợi ích sức khỏe hàng đầu bao gồm: Tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại căng thẳng và lo lắng, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ sức khỏe của mắt, chống viêm và hỗ trợ lượng đường trong máu khỏe mạnh.

Bạn có thể ăn  khoai lang nướng, rang, nghiền hoặc làm nguyên liệu trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau để có thể cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Trên đây là tác dụng của khoai lang với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung khoai lang trong chế độ ăn uống của mình nhé.

Những người này dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối đừng ăn THỊT VỊT

0

Thịt vịt là món ăn ngon, bổ được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên một số người dưới đây tuyệt đối đừng ăn thịt vịt nhé!

Những người không nên ăn thịt vịt

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

2-vit-quay-skxd-1434940605745-26-0-266-470-crop-1434940986405

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…

Những người không nên ăn thịt vịt

1. Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

2. Thịt vịt có độ đạm cao, người dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng

Một số người ăn vịt sẽ gây ra dị ứng, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Tức là có những người, ăn một bữa ăn quá giàu đạm thì sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa.

Sau khi kết thúc một bữa ăn quá nhiều đạm từ thịt vịt hoặc những món ăn quá giàu đạm, nhóm người này ngay lập tức có dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.

3. Những người đang bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng

Khi đang bị cảm lạnh, sốt, tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Mặc dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút. Nếu tiếp tục ăn thịt vịt, có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa. Càng ăn nhiều, cơ thể càng trở nên tồi tệ hơn.

Người bị cảm lạnh, tốt nhất nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bị cảm lạnh cơ thể đã bị hư hàn ở mức tổn thưởng, nếu ăn thêm thịt vịt có tính lạnh, giống như động tác làm cho bệnh trở nên nặng.

4 nhóm người dù thèm đấy mấy cũng nên tránh xa thịt vịt kẻo tai họa khôn lường

Người bị cảm do nhiệt, nóng bốc hỏa, thì ăn thịt vịt không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này.

4. Người bị bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch

Nhóm người bệnh cuối cùng nên tránh thịt vịt, đó là người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính. Theo Đông y, thịt vịt có tính ngọt vị mặn, ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.

Những người đang mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.

Lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt

– Theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.

– Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.