Home Blog Page 289

Vĩnh biệt bà Sểnh

0

Đất đá sạt lở vùi xuống suối khiến bà Sểnh Vlog bị cuốn trôi tử vong.

 

Bà Sểnh Vlog tử vong do đuối nướcBà Sểnh Vlog bị nước lũ cuốn tử vong. Ảnh: Người dân cung cấp

Ngày 30.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Triệu Văn Tuấn – Chủ tịch UBND Thị trấn Lăng Can (Lâm Bình) xác nhận, bà Sểnh Vlog (tên thật là Triệu Thị Lai) đã tử vong do đuối nước.

 

“Sáng nay bà Lai đi xem nước lũ thì không may đất đá sạt lở xuống suối rồi cuốn trôi. Sau đó, cơ quan chức năng cùng người dân đã triển khai tìm kiếm, hiện đã bàn giao thi thể cho gia đình.

Bà Sểnh nghề nghiệp chính ở địa phương vẫn là làm nông nghiệp. Gia đình cũng thuộc diện hộ cận nghèo. Bên cạnh đó bà cùng các con cháu thường làm các video vui nhộn, giải trí nên được nhiều người yêu thích”, vị lãnh đạo thông tin thêm.

Bà Triệu Thị Lai (Bà Sểnh Vlog) được biết đến là 1 nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, TikTok. Các video đăng tải là những hoạt động giải trí, đời thường gắn với cuộc sống làng quê. Các video thu hút hàng triệu lượt xem.

Kênh TikTok Bà Sểnh Vlog có gần 800 nghìn lượt theo dõi, kênh Facebook cùng tên có hơn 400 nghìn lượt theo dõi

Mẹ chồng qua đời, đám tang to nhất xóm, dàn con dâu bà khóc thê thảm, chỉ mình vợ tôi trơ mắt không rơi giọt nước mắt nào

0

‘Anh bị ốm anh muốn được vợ con hay người giúp việc chăm sóc? Mỗi khi em đến nhìn mẹ vui hẳn lên, bà ăn được cả một bát cháo còn con bé giúp việc thì cứ quát bà ầm ầm’.

Bố mẹ tôi sinh được 6 người con trai, anh em tôi đều làm ăn phát đạt, ở riêng không ai sống cùng với bố mẹ cả. Vợ chồng tôi ở cách bố mẹ có 1 cây số nên ngày nào vợ cũng qua chăm sóc bố mẹ, dạo này mẹ tôi ốm liệt giường nên vợ thường xuyên phải nghỉ công việc để ở nhà thay quần áo, tắm rửa, phục vụ ăn uống cho mẹ tôi hàng ngày. Các anh chị thì bận rộn công việc hơn nên chẳng mấy khi có thời gian qua thăm được bà, chắc một tháng họ ghé qua một lần rồi nhanh chân mà về, bởi họ không ngửi được mùi khai và hôi ở căn nhà của bố mẹ tôi.Nhiều lần thấy vợ vất vả tôi bảo:

– Thôi em cứ để cho con bé giúp việc nó làm chứ nhìn em lo cho mẹ, ốm cả người rồi đấy.– Chẳng may anh bị ốm, anh muốn được vợ con hay người giúp việc chăm sóc? Mỗi khi em đến nhìn mẹ vui hẳn lên, bà ăn được cả một bát cháo đấy, còn con bé giúp việc thì cứ quát bà ầm ầm khiến em khó chịu lắm, nhiều lúc muốn cho nó nghỉ nhưng mà lấy ai bóp chân tay cho mẹ hàng ngày nên đành nín nhịn nó. Còn bố thì cũng yếu lắm rồi, chỉ lo được cho bản thân thôi chứ chẳng dám nhờ ông việc gì không kẻo hai cụ ốm thì lại khổ.– Mà cũng lạ, tại sao mấy chị dâu chẳng bao giờ đút cho mẹ một thìa cơm nhỉ?– Thôi mặc kệ họ, mình cứ có hiếu với bố mẹ là sau này con cái nhìn vào mà học tập, chứ mình là phận em làm sao mà chỉ đạo được các anh chị ấy.

đàn ông yêu,tâm sự nam giới,mẹ chồng mất,mẹ chồng nàng dâu

Mẹ tôi ốm liệt giường nên vợ thường xuyên phải nghỉ công việc để ở nhà
thay quần áo, tắm rửa, phục vụ ăn uống cho mẹ tôi hàng ngày
(Ảnh minh họa)
– Chị em mình đang rối bời cả lên mà con dâu út cứ ngồi trong nhà canh mẹ chồng, làm như có hiếu lắm ấy.Nghe những lời nói đó tôi bắt đầu nóng mặt nhưng cố nhẫn nhịn vợ, vì dù gì cô ấy cũng có tình cảm với mẹ chồng hơn mấy bà chị lắm chuyện kia. Đến khi khách đến rất đông thì vợ tôi lại ra tiếp nước, cười nói với mọi người như nhà có tiệc vui vậy. Trong khi các chị thì khóc vật khóc vã, khóc ngất cả đi, còn có chị phải truyền 2 chai nước để lấy lại sức. Nhìn thấy cách cư xử ngược đời của vợ, những người khách bắt đầu bàn tán, dị nghị, chê trách vợ tôi là cô con dâu chẳng ra gì:

– Các chị thì đau khổ khóc lóc còn chẳng hiểu cô dâu út dù không có tình cảm với mẹ chồng cũng phải thể hiện một tí chứ, đằng này lại cứ chạy hết chỗ này đến chỗ khác như thể bận lắm vậy, lại còn cười tươi nữa chứ, thật chẳng có tí hiếu nào cả.

Mỗi lần nhìn thấy vợ nở nụ cười hay nói chuyện vô tư với khách tôi đều đến lườm nguýt hay véo vợ một cái để cảnh báo là em quá vô duyên rồi đấy. Vậy mà chỉ được ít phút rồi đâu vẫn vào đó khiến tôi phát mệt với tính cách kỳ lạ của vợ mình.

Lúc đưa tiễn mẹ ra nghĩa trang, mấy chị ngất như ngả rạ khiến chị nào cũng 2 người đỡ 2 bên, chỉ có vợ tôi vẫn hăm hở đi như kiểu mẹ chết đỡ đi gánh nặng nên mừng quá thì phải. Đến lúc này tôi không chịu nổi nữa quát ầm lên chửi vợ:

– Em có tình người không vậy, nhìn các chị bày tỏ tình cảm với mẹ như vậy mà em chẳng thấy nhỏ một giọt nước mắt nào, em vô cảm quá đấy.

Vợ tôi vẫn không nói gì, không biết bố tôi từ đâu chống gậy bước đến bên tôi và tát cho tôi một cái đau điếng rồi ông quát:

– Đứa nào ngất thì đem chôn hết đi không phải tốn tiền để thuê người dìu đỡ làm gì, khi mẹ chúng mày còn sống thì chẳng bao giờ thấy chúng mày chăm sóc vậy mà khi chết sao khóc to thế, tao không cần nước mắt cá sấu của mấy cô con dâu để mua vui cho thiên hạ, tao chỉ cần có một người con dâu như con út là được rồi. Nó chăm sóc hết lòng khi mẹ mày còn sống thế là đủ rồi, chứ lúc chết rồi thì còn cần gì nữa mà khóc với lóc, chỉ là giả tạo hết. Đứa nào mà khóc hay ngất nữa tao đem chôn cùng với mẹ chúng mày ngay.đàn ông yêu,tâm sự nam giới,mẹ chồng mất,mẹ chồng nàng dâu

 

Lời bố tôi vừa dứt, vợ tôi bật khóc (Ảnh minh họa)

Lời bố tôi vừa dứt mấy chị đang ngất cũng tỉnh như sáo, cúi đầu xuống như để thể hiện sự hối hận trước bố tôi. Lúc này thì vợ tôi lại bật khóc khiến tôi khó hiểu, cô ấy bắt đầu nói:

– Con cảm ơn những lời nói của bố đã giải tỏa được những nghi ngờ mà mọi người dành cho con, nếu không, chắc họ nghĩ con là kẻ đã gây ra cái chết của mẹ nhanh hơn đó. Thực lòng con coi mẹ chồng như mẹ của mình mà có ai hiểu cho nỗi lòng của con đâu, thật may có bố đã chứng kiến cho lòng thành của con.

Từ sau ngày mẹ tôi mất, mấy chị luôn nhìn vợ tôi với ánh mắt nể phục và thường xuyên đến thăm chăm bố tôi hơn. Đúng là khi chết thì ai còn cần gì mâm cao cỗ đầy hay người đến tấp nập phúng viếng, quan trọng khi sống phải đối xử tốt thì mới đáng mặt làm con.

Mẹ chồng đuổi tôi đi khi thấy tôi có bầu dù con trai bà đã qua đời nửa năm

0

Nếu so với những người bạn cùng trang lứa, tôi là một người phụ nữ thất bại. Tôi kết hôn cách đây 4 năm. Ngày ấy, vợ chồng tôi còn mải lo cho sự nghiệp nên chưa muốn có con vội vàng. Kết hôn đến năm thứ 2, chồng tôi về nhà nói: “Có khi mình đi đông lạnh trứng với tinh trùng đi. Sau này có vấn đề gì, còn có thể sinh đẻ được”.

Tôi rất lạ với quyết định này của chồng. Hỏi ra mới biết, một người bạn của anh vừa mới qua đời khi chưa kịp có con với vợ. Chồng tôi rất băn khoăn về điều này. Thú thật lúc ấy, tôi cho rằng chồng mình đang nghĩ quá. Chẳng ai mong muốn điều đó xảy ra. Nhưng vì chồng cứ buồn rầu cả tháng, tôi đã chấp nhận cùng anh đến bệnh viện để đông lạnh trứng và tinh trùng.

Tất nhiên, chuyện này chỉ có hai vợ chồng tôi biết. Còn bên nhà chồng, mấy năm nay vẫn luôn trách móc vì tôi không chịu sinh con. Thậm chí mỗi lần tôi về quê, mẹ chồng còn chán đến mức không muốn tiếp chuyện.
Chồng mới mất nửa năm, tôi đã chữa 'ễnh' bụng khiến mẹ chồng điên máu đuổi đi rồi sau đó bà hối hận muộn màng  - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet

Thế rồi chuyện không ngờ cũng xảy ra. Nửa năm trước, chồng tôi lên cơn đột quỵ và qua đời. Đối với tôi, đây là cú sốc vô cùng lớn. Nếu trước đây tôi chịu nghe lời mẹ chồng, bất chấp sinh con thì chuyện đã chẳng đến nông nỗi này.

Nghĩ vậy, chồng mất được 3 tháng thì tôi đi thụ tinh với tinh trùng của chồng để lại. Tôi cũng đã nói rõ với mẹ chồng, rằng đó là con cháu của bà. Vậy mà mẹ chồng tôi không tin, cho rằng tôi dan díu với người khác nên tối ngày chì chiết và mạt sát tôi. Cực chẳng đã, tôi đành rút 3 chân hương để thờ chồng rồi lên thành phố tiếp tục cuộc sống.

Khi sinh con được một tháng. Điều đầu tiên mà tôi làm đó là nhờ mẹ đẻ đến xin mẹ chồng vài sợi tóc. Hôm qua có kết quả, tôi gửi ngay về cho mẹ chồng. Cuối cùng nỗi oan này của tôi cũng được rửa sạch. Sáng nay mẹ chồng tôi đứng trước cửa, vừa trông thấy tôi, bà òa khóc xin lỗi. Còn tôi cũng chẳng biết làm thế nào. Giận thì rất giận, nhưng mẹ chồng tôi cũng đáng thương lắm. Bà là góa phụ, có mỗi người con trai, bây giờ lại lìa đời sớm như vậy. Mọi người cho tôi lời khuyên với, tôi có nên cho bà nhận cháu hay không?

Đi qua đường ray, ô tô bị tàu hỏa tông và đẩy đi hơn 200m

0

Ôtô chạy đến thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, va chạm với tàu hỏa, bị đẩy đi quãng đường hơn 200 m, tài xế bị thương, chiều 30/8.Thông tin từ một thành viên Ban ATGT huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) cho biết, các cơ quan chức năng đang làm rõ vụ tai nạn đường sắt xảy ra vào khoảng 13h30 cùng ngày trên địa bàn thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc.

00:00
01:47

Video: Cận cảnh lực lượng chức năng và người dân giải cứu tài xế ô tô bị tàu hỏa tông khi băng qua đường ray. Nguồn video: OFFB

Hiện trường tai nạn. Ảnh: Người dân cung cấp

Vào thời điểm nói trên, đoàn tàu HH5 do ông Tô Anh Hải điều khiển chạy hướng từ bắc vào nam. Khi đến lý trình km1534, thì xảy ra va chạm với xe ôtô biển số 86C – 151.85 do ông Hồ Quốc Văn cầm lái, chạy qua đường ray.

Sau va chạm, tàu hỏa đã đẩy xe ôtô này một đoạn hơn 200 mét mới dừng lại. Tại hiện trường, phần bên lái của ôtô bị tông bẹp dúm, dính với đầu tàu lửa. Tài xế bị thương nặng được người dân phá cửa đưa bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận cấp cứu.

Theo người dân, lúc xảy ra tai nạn trong ôtô chỉ có tài xế. Do đường sắt nằm gần và chạy song song đường bộ, khu vực xảy ra tai nạn ùn tắc cục bộ.

Đến 15h, hiện trường đã được xử lý xong sau khi di dời ôtô. Đường sắt bắc nam thông suốt trở lại.

HL (SHTT)

https://sohuutritue.net.vn/di-qua-duong-ray-o-to-bi-tau-hoa-tong-va-day-di-hon-200m-d236211.html

Cắn răng lấy chồng U50, đêm tân hôn vợ chồng tôi đỏ mặt cúi đầu khi bố mẹ chồng phải đập cửa liên tục vì sự cố khó tin…

0

Tôi 30 tuổi vẫn chưa tìm được người ưng ý. Tôi không quá xinh đẹp, chỉ trung bình ưa nhìn, cũng không tài giỏi hơn người. Trước đó tôi cũng có yêu đương nhưng chẳng đi tới đi, đều kết thúc giữa chừng. Tới tuổi này, tôi mơ màng không biết mình có thể lập gia đình được không. Vậy là tôi nghe theo lời người quen giới thiệu, tôi biết chồng mình.

Chồng tôi 48 tuổi, anh cũng chậm trễ chuyện lập gia đình như tôi. Anh từng yêu đương nhưng chẳng tới đâu, chán chường nên cứ ở một mình. Đến tuổi 48, anh gặp tôi, cả hai cùng muốn có một gia đình để nương tựa vào nhau. Quả thật tôi không nghĩ sẽ lấy chồng lớn tuổi như vậy. Nhưng quen biết dần, tôi thấy mình và chồng khá hợp nhau nên nghĩ đến chuyện kết hôn. Bố mẹ tôi cũng chẳng để ý, chắc ông bà chỉ mong có người rước tôi.Cắn răng lấy chồng U50, đêm tân hôn vợ chồng tôi đỏ mặt cúi đầu khi bố mẹ chồng phải đập cửa liên tục vì sự cố cực sốc này  - Ảnh 1Ảnh minh họa: Internet
Đến đêm tân hôn, tôi cũng có chút mong đợi. Dù sao cũng là đêm đầu tiên thành vợ chồng, cả hai từng có kinh nghiệm thì vẫn có chút vừa xa lạ vừa gần gũi. Trước đó, tôi từng nghe bạn kể đàn ông U50 thì chắc không nồng nhiệt như đàn ông cỡ tuổi tôi. Tôi nghe thế cũng có chút băn khoăn. Nhưng nghĩ lại tôi chỉ cần chồng thương mình thật lòng, đủ sức sinh con cái là mừng rồi.Đêm tân hôn của chồng chắc sẽ vẫn suôn sẻ và trơn tru nếu không phải giữa chừng bỗng vang lên một tiếng động thật lớn, khiến bố mẹ chồng phải chạy sang đập cửa phòng chúng tôi. Khi ông bà nhìn thấy cảnh tượng bên trong thì hoảng hồn không nói nên lời. Chiếc giường ngủ bị sập rớt từng mảnh giữa phòng, trông rất thảm thương. Tôi cúi gằm mặt không dám nhìn bố mẹ chồng.Sau đó, tôi gặng hỏi chồng một hồi mới biết anh mua lại chiếc giường cũ này của người khác, vì ngại tốn tiền mua giường mới. Tôi nghe mà giận lắm, chồng keo kiệt đến mức không mua được cái giường tân hôn cho vợ hay sao? Chồng tôi sau đó cũng chẳng nói một lời xin lỗi, ậm ừ dắt tôi đi mua giường mới. Ôi tôi mất mặt quá, lại tức cái tính keo kiệt quá đáng này của chồng!

Cổ nhân dạy: ‘Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ’, vế sau giá trị thế nào mà ai cũng phải gật gù

0

Người xưa có câu nói truyền lại rằng: Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ, bạn có hiểu thâm ý thực sự là gì không?

Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ

Theo câu nói này, khi một con ngựa vừa bước ra khỏi chuồng và đi đến một thảo nguyên rộng lớn, nó sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi đám cỏ xanh tươi trước mắt. Thực tế, một con ngựa tốt sẽ chỉ thuận theo con đường đã chọn, men theo con đường này mà ăn cỏ, không cần quan tâm những đám cỏ xung quanh có xanh non, tươi tốt hay không.

Một khi đã đi qua rồi, dù có nhìn thấy hai bên đường hoặc phía sau có nhiều đám cỏ ngon hơn, con ngựa cũng sẽ không quay đầu lại. Đây chính là nguồn gốc của câu nói “Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ”.

Hiểu rộng hơn, câu nói này muốn nhắn nhủ về một đạo lý ở đời. Con người dù làm gì cũng phải làm cho đến nơi đến chốn, từng bước thận trọng từ đầu cho đến cuối. Một khi bắt tay vào làm đừng “Đứng núi này trông núi nọ” hay một dạ hai lòng, cũng không nên chần chừ, do dự.

Thay vào đó, mỗi người cần học cách luôn nhìn và tiến về phía trước. Dù trên đường có gặp gian nan, khó khăn thế nào, hãy kiên định tới bước cuối cùng, không quay đầu lại hay từ bỏ.

Thời xưa, câu nói này ám chỉ sự kiên trì trong làm việc. Tuy nhiên, thời thế thay đổi khiến ý nghĩa của nó cũng có một phần thay đổi theo. Ngày nay, câu nói “Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ” còn muốn nói đến sự quyết tâm của các cặp vợ chồng, một khi đã đổ vỡ thì sẽ không bao giờ quay lại.

Con hư biết nghĩ quý hơn vàng

Nửa sau của câu tục ngữ có ít người biết tới nhưng lại ẩn chứa trí huệ thâm sâu của cổ nhân. Đó chính là “Con hư biết nghĩ quý hơn vàng”. Nguyên văn của vế này là “Lãng tử hồi đầu kim bất hoán”. Kim Bất Hoán ở trong câu này thực chất là tên của một người.

Chuyện xưa kể rằng, có một gia đình giàu có họ Kim hiếm muộn, mãi tới hơn 50 tuổi mới có được một mụn con để nối dõi tông đường. Vì thế, cả gia đình đều hết mực yêu chiều cậu bé, thậm chí người cha còn mời người đặt tên con là Kim Bất Hoán (tức là quý hơn vàng).

Cha mẹ luôn nâng niu cưng chiều, muốn gì là được nấy nên cậu bé vô cùng ngang ngược, bướng bỉnh. Cậu không thích đọc sách, cũng không muốn học tập và cả ngày chỉ giao du với những tên côn đồ xấu xa. Tiền bạc tiêu xài hoang phí, cậu cuối cùng trở thành kẻ phá gia chi tử.

“Miệng ăn núi lở”, dù có giàu có đến đâu gia đình cũng không đủ để Kim Bất Hoán tiêu xài. Chẳng mấy chốc, tiền bạc của cải trong nhà cứ đội nón ra đi, bạn bè của cậu ngày xưa cũng bỏ đi nốt. Cũng may, người mẹ không hề ghét bỏ hay mặc kệ con. Bà luôn ân cần chia sẻ, chỉ bảo và giúp con trai nhận ra được sai lầm của mình. Vì thế, Kim Bất Hoán đã cải tà quy chính, làm lại cuộc đời, tự mình gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện này chính là nguồn gốc của câu nói “Con hư biết nghĩ quý hơn vàng”.

Câu tục ngữ này chính là lời khuyên răn của người xưa, một người mắc lỗi không quá đáng sợ, quan trọng là họ nhận ra được lỗi lầm của mình, biết sai mà sửa, biết đứng dậy sau vấp ngã, làm lại từ đầu thì chưa bao giờ là quá muộn.

Nói tóm lại, câu tục ngữ “Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ, con hư biết nghĩ quý hơn vàng” truyền tải cho mọi người về những đạo lý sống cơ bản. Đầu tiên, con người cần phải kiên định vào con đường mà mình đã chọn. Dù bên ngoài có nhiều cám dỗ, mỗi người cần phải kiên định, không được đánh mất chính mình; một khi đã xác định được mục tiêu thì hãy mạnh mẽ tiến về phía trước, đừng nghĩ đến việc bỏ cuộc hay quay đầu lại. Thứ hai, con người chắc chắn không tránh khỏi giây phút mắc sai lầm. Dù là sai lầm gì đi chăng nữa, chỉ cần biết sai và nhìn nhận lại bản thân để thay đổi thì vẫn chưa muộn.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những câu nói của cổ nhân dường như vẫn còn nguyên giá trị. Những câu tục ngữ của người xưa không chỉ là tinh hoa văn hóa mà còn răn dạy nhiều bài học đạo lý làm người. Ẩn chứa trong sự đơn sơ, mộc mạc chính là những đạo lý uyên thâm.

Nguồn : https://phunutoday.vn/co-nhan-day-ngua-tot-khong-quay-dau-an-co-cu-ve-sau-gia-tri-the-nao-ma-ai-cung-phai-gat-gu-d328749.html

Nghe đồn 1 nhà “hiền triết” người Bình Dương sắp về sau hơn 1 năm dài nghỉ dưỡng ở Củ Chi.

0

Bà Nguyễn Phương Hằng đang chấp hành án phạt tù tại trại giam thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) – Bộ Công an

Ngày 30-8, mạng xã hội xôn xao thông tin bà Nguyễn Phương Hằng (53 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) sẽ được ra tù trước dịp Lễ Quốc khánh 2-9.

Một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết bà Nguyễn Phương Hằng hiện đang chấp hành án phạt tù tại trại giam An Phước thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) – Bộ Công an, trú đóng trên địa bàn xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Nguồn tin khẳng định bà Nguyễn Phương Hằng không có trong danh sách được giảm án dịp Lễ Quốc khánh 2-9 như mạng xã hội lan truyền. “Trong số danh sách được giảm án đợt này, trại giam An Phước không có tù nhân nào là Nguyễn Phương Hằng”- nguồn tin cho hay.

Thực hư thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù- Ảnh 1.

Thông tin bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù dịp Lễ Quốc khánh 2-9 được lan truyền trên mạng (Đồ hoạ: Ý Linh)

Trước đó, TAND cấp cao tại TP HCM đã tuyên án phúc thẩm đối với vụ án Nguyễn Phương Hằng. Tòa tuyên phạt Nguyễn Phương Hằng 2 năm 9 tháng tù, các bị cáo còn lại bị tuyên từ 1 đến 2 năm tù, cùng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Được biết, chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, đặc xá cũng là sự ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định của phạm nhân, là kết quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân…

Được giảm 3 tháng tù, bà Phương Hằng còn phải thụ án bao lâu nữa?

Mới đây, TAND cấp cao tại TP.HCM vừa tuyên  giảm án  3 tháng tù cho bà  Nguyễn Phương Hằng . Nhiều người thắc mắc bà Hằng còn phải chấp hành án bao lâu và khả năng được giảm án như thế nào?

Được giảm 3 tháng tù, bà Phương Hằng còn phải thụ án bao lâu nữa? - Hình 1

Bà Nguyễn Phương Hằng tại phiên tòa  phúc thẩm  – Ảnh: HỮU HẠNH

Theo luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM), bà Phương Hằng được giảm 3 tháng tù, tức là mức án bà Hằng phải thi hành là 2 năm 9 tháng tù.

Bà Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24-3-2022. Tính từ ngày bị bắt tạm giam đến nay (5-4-2024) thì bà Hằng đã chấp hành được 2 năm 11 ngày.

Như vậy, bà Hằng còn phải chấp hành  bản án  trên đến ngày 24-12-2024, tức còn 8 tháng 19 ngày nữa là hết thời gian phạt tù.

Bà Nguyễn Phương Hằng còn 8 tháng 19 ngày nữa là hết thời gian phạt tù

Tuy nhiên, theo quy định của  pháp luật  về  thi hành án , người thi hành án còn có thể được giảm án theo quy định. Vậy nên có thể bà Hằng còn được giảm án vào các đợt giảm án nữa.

Việc được giảm án này còn tùy thuộc vào thành tích và việc thi hành án của bà Hằng. Do đó, nếu bà Hằng chấp hành án tốt thì có thể được giảm án và không phải thi hành hết bản án tòa tuyên.

Cụ thể, theo Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013 của  Bộ Công an  –  Bộ Quốc phòng  –  Tòa án nhân dân Tối cao  – Viện kiểm s.át n.hân dân Tối cao, hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.

Theo đó, Phạm nhân có đủ các điều kiện sau đây thì được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù:

– Đã chấp hành được ít nhất một phần ba thời hạn đối với hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với tù chung thân;

– Có nhiều tiến bộ thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên. Đối với phạm nhân bị phạt tù ba năm trở xuống phải có ít nhất một quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.

Mức giảm có thể từ 1 tháng đến 3 năm đối phạm nhân bị phạt tù từ ba mươi năm trở xuống và việc xét giảm chỉ được tính từ thời điểm chấp hành án phạt tù.

Đối với thời gian tạm giam không được tính để xem xét giảm án. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm.

Như vậy, đối với trường hợp của bà Phương Hằng có thể được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Giảm án cho tất cả các bị cáo

Tòa đã giảm án cho bà Nguyễn Phương Hằng xuống còn 2 năm 9 tháng tù. Giảm 3 tháng tù so với mức án sơ thẩm.

Ngoài ra, hội đồng xét xử phúc thẩm đã xem xét giảm án cho ông Đặng Anh Quân còn 2 năm tù; giảm án cho bà Nguyễn Thị Mai Nhi, bà Lê Thị Thu Hà, ông Huỳnh Công Tân còn 1 năm tù.

Trước đó, xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng – tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam – 3 năm tù, ông Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật) 2 năm 6 tháng tù. Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam) cùng nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.

Chồng lấy vợ lẽ, mẹ chồng mỉa mai: “Con tôi không thiếu vợ”, người phụ nữ đau đớn ôm hai con gái bỏ đi rồi lập nên “đế chế” ẩm thực lẫy lừng

0

Chồng về quê để tang bố nhưng “mất tích”, vợ mang hai con đi tìm thì phát hiện một sự thật tàn nhẫn được che giấu phía sau.

Trong cuộc sống, đôi khi một nỗi đau sẽ là điểm tựa để người ta dựa vào đó vực dậy cả cuộc đời. Có không ít dẫn chứng một tỷ phú thành công từ hiện thực cuộc sống đau khổ. Như câu chuyện của doanh nhân Tang Kiện Hòa cũng thế.

Sau 1 năm gặp lại mới biết chồng đã có thêm vợ con

Tang Kiện Hòa sinh năm 1945 ở Sơn Đông (Trung Quốc). Năm 15 tuổi, vì gia cảnh khó khăn bà bỏ học, bắt đầu công việc điều dưỡng ở một bệnh viện tại Thanh Đảo. Bà làm việc rất chăm chỉ, tận tình giúp đỡ người bệnh. Thời điểm ấy, vẻ xinh đẹp của Kiện Hòa khiến nhiều nhân viên bệnh viện để ý và tỏ tình. Tuy nhiên, bà chẳng đồng ý ai.

Phần vì bà chưa gặp được người ưng ý, phần vì muốn mẹ cũng em gái ổn định đã. Năm 22 tuổi, bà gặp và yêu một bác sĩ người Thái Lan đang công tác trong bệnh viện. 2 năm sau, đám cưới giữa cả hai đã diễn ra với sự chúc phúc của gia đình họ Tang cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Tang Kiện Hòa hồi còn trẻ.

Vị bác sĩ nói rằng mình sinh ra trong một gia đình Thái Lan làm nông dân. Ông sẽ ở Thanh Đảo cả đời cùng bà. Những năm tiếp theo, hai cô con gái của họ ra đời. Một gia đình hạnh phúc, trọn vẹn khiến Tang Kiện Hòa thỏa mãn.

Năm 1976, chồng bà nhận được tin bố đẻ qua đời. Mẹ ông yêu cầu con trai nhanh chóng quay về Thái Lan chịu tang.

Khi đó, chồng đã để lại cho Tang Kiện Hòa địa chỉ nhà tại Thái cùng lời hẹn gia đình đoàn tụ. Ông là con trai cả, bố qua đời, mẹ già lắm rồi, làm con chữ hiếu đặt lên đầu, nếu cố chấp ở lại Trung Quốc thì không phải đạo.

Ông ra đi rồi biệt tin từ đó. Một năm sau, không thể chờ đợi được nữa, Kiện Hòa cùng hai cô con gái dốc hết tiền bạc đi sang Thái tìm chồng. Khi đó, bà chỉ lo sợ điều gì bất trắc đến với ông thôi.

Đến nhà chồng, bà ngỡ ngàng với những gì nhìn thấy. Hóa ra, chồng bà sinh ra trong một gia tộc giàu có nổi tiếng ở Thái. Tuy nhiên, vợ chồng con cái trùng phùng hạnh phúc được một khắc thì mẹ chồng cùng một cô gái trẻ bế con trên tay xuất hiện. Đứa bé đó gọi chồng của Kiện Hòa là bố.

Hóa ra, chồng bà về Thái Lan cưới thêm một người vợ khác rồi. Luật pháp Thái cho phép đa thê nhưng Kiện Hòa thấy lòng chết lặng.

Bà đau đớn nói: “Chúng ta đã kết hôn ở Trung Quốc rồi mà”.

Người chồng im lặng quay đi, mẹ chồng đáp lời: “Cô có hai cô con gái, gia đình chúng tôi chỉ cần cháu trai thôi”.

“Chọn em hay chọn cô ấy?”, bà quay sang hỏi chồng.

Người chồng im lặng, nhìn vợ hai mỉm cười rồi xoa đầu con trai.

Đến lúc này, mẹ chồng bắt đầu tức giận: “Sao cô cứng đầu vậy? Con trai tôi không thiếu vợ. Nếu cô muốn thì cứ ở lại đây, ba mẹ con cô sẽ không bao giờ thiếu ăn thiếu mặc”.

Tan nát cõi lòng, đau đớn cùng cực, nhưng lòng tự trọng không cho phép Tang Kiện Hòa nghe theo lời gia đình này sắp đặt. Mẹ chồng vừa dứt lời, bà đã xách hành lí, đưa hai con đi luôn. Trước khi bước chân khỏi nhà này, bà còn quay sang nói thẳng vào mặt ba người họ: “Cái tôi cần là tình yêu và phẩm giá chứ chẳng phải tiền bạc”.

Mất chồng, mất niềm tin vào tình yêu, Tang Kiện Hòa muốn ôm hai con để khóc. Nhưng bà nghĩ đến sự phụ bạc của chồng, câu nói về việc không lo cái ăn cái mặc của mẹ chồng và muốn tìm con đường khác để làm kinh tế.

Ba mẹ con Tang Kiện Hòa.

Từ người vợ tay trắng đến chủ nhân đế chế ẩm thực lẫy lừng

Quá cảnh ở Hong Kong, Tang Kiện Hòa bắt đầu nghĩ ngợi. Bà chẳng còn mặt mũi nào để quay về Thanh Đảo cả. Bởi vậy, bà quyết định cùng hai con ở lại đây lập nghiệp. Bà dùng những số tiền còn lại thuê một ngôi nhà gỗ rộng 4m2 có cửa sổ để 3 mẹ con tá túc. Vì không giỏi tiếng Hong Kong, bà chỉ có thể làm việc tay chân.

Sáng sớm, bà đến quán trà rửa chén và cọ nhà vệ sinh. Chiều về, bà dọn dẹp ở nhà máy xe điện đến 8 giờ tối. Thời gian tiếp theo, bà làm công việc y tá tại một bệnh viện.

Mỗi ngày, bà chỉ ngủ 2 hoặc 3 tiếng nhưng vẫn hạnh phúc vì hai cô con gái ngoan, thương mẹ. Con đầu biết nấu ăn, con thứ 2 mát xa để mẹ đỡ mỏi. Quần áo ba mẹ con mặc được nhặt từ bãi rác.

Tuy vậy, trong một lần sơ suất, bà bị chủ quán trà sa thải. Đó là nơi trả lương chính. Bà mẹ hai con lại nghĩ cách mưu sinh. Một người bạn đến thăm bà. Bà làm món bánh bao truyền thống của quê hương để mời. Vị khách đã khen ngợi và gợi ý chuyện bán bánh. Tang Kiện Hòa không coi đó là lời nói đùa. Ngày hôm sau, bà làm một cái xe đẩy rồi cùng hai con gái làm bánh bao, bán ở bến tàu Wan Chai.

Bà cúi đầu làm bánh bao. Hai cô con gái chẳng rõ ai dạy đứng xung quanh hò hét: “Bánh bao, bánh bao ngon nhất Hong Kong đây”.

Ngay lúc đó, 5 sinh viên đến mua. Họ ăn xong rồi lại mua thêm nữa. “Ngon quá”, một trong 5 người khen ngợi và lần đầu tiên, Tang Kiện Hòa hiểu tiếng Quảng Đông.

Nhưng mẹ con bà vẫn nơm nớp lo chuyện cảnh sát bắt vì bán hàng rong. Bà cắt cử cô con gái nhỏ trông cảnh sát. Nhưng có một lần cô bé mải nghịch với con chó nhỏ, Tang Kiện Hòa bị bắt.

Thấy xe đẩy bị thu giữ cô con gái đã ôm lấy chân cảnh sát và khóc lớn: “Chú chú đừng bắt mẹ cháu đi. Đó không phải lỗi của mẹ, là lỗi của cháu không trông để báo chú đến”. Cảnh sát sững sờ và Tang Kiện Hòa bật khóc nức nở.

Cuối cùng, chính vị cảnh sát đó đã “mắt nhắm mắt mở” cho mẹ con bà được làm ăn.

Tang Kiện Hòa làm bánh bao to với nguyên liệu tươi ngon nên nhanh chóng được biết đến. Hàng ngày có nguyên dãy dài những người xếp hàng mua bánh. Hai đứa trẻ được đi học. Bà bắt đầu có tiền tiết kiệm rồi dựng gian hàng ở bến tàu. Một phóng viên sau khi thưởng thức đã viết bài ca ngợi gian hàng này. Những chủ cửa hàng thịt và rau đã chủ động giao hàng đến.

Năm 1982, bước ngoặt cuộc đời đến với Tang Kiện Hòa. Chủ sở hữu của Daimaru – nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản tìm đến bà và muốn được thăm “nhà máy bánh bao”.

Bà ngập ngừng: “Mặt tiền cửa hàng không có. Tôi làm gì có nhà máy”.

Ông chủ muốn thảo luận hợp tác với bà vì lý do cô con gái 12 tuổi của ông mê mẩn bánh bao ở đây. Cô đã một lúc ăn hết 20 cái khiến bố phải chú ý. Ông đã nhìn thấy tiềm năng kinh doanh của mặt hàng này và muốn đưa bánh bao vào chuỗi siêu thị có đến hàng chục chi nhánh của mình.

Cuối cùng, ông chủ đã tài trợ tiền để bà xây dựng nhà máy. Bà kiên quyết đấu tranh để tên sản phẩm là “Bánh bao bến tàu Wan Chai” và thành công.

Hình ảnh doanh nhân thành đạt khi về già.

Thương hiệu đồ đông lạnh số 1 Hong Kong được xây dựng nên như thế. Kể từ đó, “Bánh bao bến tàu Wan Chai” đã viết nên câu chuyện huyền thoại của chính mình. Thương hiệu này chiếm 10% thị trường bánh bao tươi và 30% thị trường đồ đông lạnh ở Hong Kong hiện tại.

Nó được xuất khẩu đi khắp nơi, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Bắc Âu. Các mặt hàng cũng trở nên đa dạng hơn. Ngoài bánh bao còn có sủi cảo, tiểu long bao, há cảo, dimsum… Bà cũng hợp tác và bắt đầu mở nhiều cơ sở ở Thượng Hải, Đài Loan.

Tang Kiện Hòa cũng trở nên giàu có với tài sản lên đến hàng tỷ NDT. Năm 2000, bà được trao giải thưởng Nữ doanh nhân chuyên nghiệp xuất sắc thế giới.

Đúng là một cái kết có hậu của người phụ nữ bị phụ bạc. Bà đã tự mình chứng minh cho cả nhà chồng thấy rằng, không có họ, bà cũng giúp con cái không chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn được hưởng những gì tốt đẹp nhất.

Rời đi sau cuộc hôn nhân đau khổ, Tang Kiện Hòa đã viết nên một huyền thoại về chuyện khởi nghiệp và khiến người ta phải mệnh danh: “Nữ hoàng bánh bao”.

Nguồn: KKnews, Sohu

Phụ huynh bức xúc tố cô giáo chê học sinh “nhìn rất nghèo, có tham gia bán trú được không”, rồi xoá vội tin nhắn. Phòng GD chỉ đạo khẩn

0

Cô giáo đã thu hồi lại những tin nhắn với lời lẽ có phần xúc phạm, phán xét bề ngoài của học sinh.

Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước vụ việc được cho là xảy ra tại một trường tiểu học ở Phan Thiết. Theo đó, một phụ huynh có con học lớp 1 chụp lại ảnh màn hình tin nhắn trong nhóm chat chung với giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể, cô giáo nhắn tin vào trong nhóm lớp thông báo danh sách những bạn không ăn bán trú để chốt số lượng với phụ huynh và nhà trường.

Tuy nhiên, cô giáo này lại có những lời lẽ không được phù hợp.  “2 em không ăn bán trú: G.B, T.B. Còn ai nữa không để cô báo với nhà trường, lường thức ăn mua dành cho bán trú. P.A (nhìn rất nghèo có tham gia bán trú được không) để cô cắt ngay từ đầu. Còn ăn thì phải đóng tiền đúng thời gian (không đóng trễ và quá tháng). AI KHÔNG ĂN báo lại ngay”.


Những tin nhắn gây bức xúc của cô giáo
Phụ huynh của e P.A nói riêng và các phụ huynh khác trong lớp nói chung đã rất bất ngờ và bức xúc khi cô giáo có những lời lẽ nhận xét mang tính xúc phạm đến gia đình em học sinh này.

Có lẽ nhận ra tin nhắn của mình không phù hợp nên cô giáo này đã ngay lập tức thu hồi lại tin nhắn. Tuy nhiên, phụ huynh cũng đã chụp trước và đăng bài tố cáo trên mạng xã hội. Ngay khi được đăng tải, vụ việc đã lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và nhận được rất nhiều bình luận.

Hầu hết cộng đồng mạng đều tỏ ra bức xúc, không hiểu sao một cô giáo lại có những lời lẽ miệt thị, nhận xét bề ngoài của học sinh một cách kém duyên như vậy. Một cư dân mạng, hiện cũng có con học tiểu học bày tỏ:  “Đọc tin nhắn mà thấy ngỡ ngàng, sốc vô cùng. Ngoài việc nói em P.A “nhìn rất nghèo” ra mình còn thấy cô giáo này thiếu tinh tế kinh khủng khi viết hoa cả cụm “Ai không ăn”. Đặt trường hợp là mình, nếu gia đình khó khăn, không cho con ăn bán trú được, nếu đọc tin nhắn sẽ thấy tủi thân lắm”.

“Cô giáo nên học lại cách ứng xử”,  một cư dân mạng khác bình luận.

Hiện tại, vụ việc vẫn đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Cô giáo nói học sinh “nhìn rất nghèo”: Phòng GD chỉ đạo kiểm tra, nếu đúng sẽ cho thôi làm chủ nhiệm
Sự việc được cho là xảy ra tại Trường Tiểu học Phú Trinh 2, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Mới đây trên mạng xã hội xôn xao đoạn tin nhắn được cho là của một cô giáo nhắn vào nhóm phụ huynh với những lời lẽ thiếu chuẩn mực, nói trống không, thậm chí chỉ đích danh một học sinh “nhìn rất nghèo” khiến người đọc bức xúc.

Theo chia sẻ, nữ giáo viên nói trên hiện đang công tác tại Trường Tiểu học Phú Trinh 2, TP.Phan Thiết, Bình Thuận.

Thông tin trên  Truyền hình Quốc hội , UBND TP.Phan Thiết đã chỉ đạo Phòng Giáo dục nhanh chóng xác minh, làm rõ thông tin nói trên.

Phòng Giáo dục TP.Phan Thiết đã tiếp nhận sự việc và chỉ đạo Ban Giám hiệu trường Phú Trinh 2 kiểm tra thông tin. Nếu đoạn tin nhắn trên là đúng thì phải xin lỗi học sinh và phụ huynh, đồng thời cử giáo viên khác làm công tác chủ nhiệm. Phòng Giáo dục cũng chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiếp tục quán triệt đội ngũ giáo viên, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trước đó, trong đoạn tin nhắn, nữ giáo viên nói chuyện với phụ huynh bằng thái độ rất trịch thượng: “ 2 em không ăn bán trú, G.B; T.B., còn ai nữa không để cô báo nhà trường.

P.A. (nhìn rất nghèo có tham gia bán trú được không) để cô cắt ngay từ đầu? Còn ăn thì phải đóng tiền đúng thời gian, không đóng trễ và quá tháng. Ai không ăn báo lại ngay nhé ”.

Đoạn tin nhắn khiến người đọc vô cùng bất bình, không hiểu sao một cô giáo lại có thể viết ra những lời mang tính xúc phạm, coi thường học sinh, phụ huynh như vậy. Sau khi nhắn tin, cô giáo đã thu hồi song các tin nhắn này đã được phụ huynh chụp lại.

Vợ qua đ:ời, con trai ngày nào cũng ôm khư khư cái áo của mẹ không rời đi, tôi vô tì:nh sờ vào thì s:ốc ng;ất với thứ bên trong.

0

Vợ qua đ:ời, con trai ngày nào cũng ôm khư khư cái áo của mẹ không rời đi, tôi vô tì:nh sờ vào thì s:ốc ng;ất với thứ bên trong.

5 tháng sau, vợ qua đời khiến gia đình tôi chìm trong nước mắt. Con trai tôi vì nhớ mẹ mà ôm áo của mẹ không rời. Tôi vô tình sờ vào chiếc áo đó của vợ thì bất ngờ khi thấy….

Tôi và vợ quen nhau rất tình cờ. Chúng tôi gặp nhau trong quán cà phê, tôi ấn tượng với vẻ ngoài ưa nhìn của vợ nên chủ động làm quen rồi xin số liên lạc. Chúng tôi nhắn tin trò chuyện, càng tìm hiểu thì càng thấy tính hai đứa hợp nhau. Tôi thấy vợ không chỉ trông ưa nhìn mà tính tình còn dịu dàng, ấm áp. Tôi rung động nên quyết theo đuổi. Thấy tôi nhiệt tình bày tỏ, vợ tôi cuối cùng cũng gật đầu hẹn hò.

Một năm rưỡi yêu nhau, tôi và vợ chưa từng cãi vã, êm đềm bên nhau. Vợ tôi là kiểu phụ nữ nhịn nhường, tôi lại nóng tính. Tính ra cũng là nhờ cô ấy chấp nhận cái tính xấu của tôi. Sau đó, tôi cầu hôn rồi đưa vợ về ra mắt gia đình. Chúng tôi tổ chức đám cưới, mọi thứ diễn ra thuận lợi, tràn ngập hạnh phúc.

Vợ qua đời, con trai nhớ thương nên ôm khư khư cái áo của mẹ, đến khi tôi sờ vào thì sốc ngất với thứ bên trong - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi sống hòa thuận với bố mẹ. Vợ tôi khéo léo nên rất được lòng mẹ chồng và họ hàng bên chồng. Thậm chí, nhiều khi tôi còn thấy mẹ mình bênh vực con dâu, không để ai ăn hiếp cô ấy. Tất cả đều là nhờ vào cách sống tử tế, hiền lành của vợ tôi.

Vợ chồng tôi sống hạnh phúc thoải mái, không lo nhiều về tiền bạc. Dù lương của tôi không được nhiều nhưng vẫn đưa hết cho vợ để cô ấy sắm sửa. Còn lương của vợ tôi thì khá cao, nhưng cô ấy chưa khi nào tỏ vẻ với chồng. Vợ tôi sống tiết kiệm, luôn nghĩ cho chồng con.

Vợ tôi sinh con đầu lòng, gia đình tôi càng hạnh phúc hơn. Nhưng cũng từ đây, cơ thể của vợ tôi yếu đi hẳn. Thấy vợ không khỏe, tôi liền đề nghị vợ nghỉ việc, tôi không muốn vợ vất vả nhiều. Đến một lần, vợ tôi đi khám sức khỏe thì nghe tin bị ung thư giai đoạn cuối. Tôi nghe xong thì rụng rời tay chân.

Thấy vợ khóc nức nở, lòng tôi đau thắt nhưng vẫn cố gắng bình tĩnh. Tôi khuyên vợ phải cố gắng lên, tôi sẽ tìm bác sĩ giỏi nhất để trị cho cô ấy. Nhưng cũng từ khi biết mình bị bệnh, tinh thần của vợ tôi suy sụp hẳn. Cô ấy cứ nói nếu mình mất thì tội con còn quá nhỏ.

Vợ qua đời, con trai nhớ thương nên ôm khư khư cái áo của mẹ, đến khi tôi sờ vào thì sốc ngất với thứ bên trong - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

5 tháng sau, vợ qua đời khiến gia đình tôi chìm trong nước mắt. Ngày cô ấy nhắm mắt, vợ tôi vẫn mong mỏi tôi cố nuôi dạy con nên người, còn muốn tôi đi bước nữa để có người đỡ đần cùng. Sau đám tang của vợ, con trai tôi vì nhớ mẹ mà ôm áo của mẹ không rời. Thằng bé nhớ mùi hương của mẹ, chưa thể quên được nỗi đau mất mẹ.

Đến một hôm, tôi vô tình sờ vào chiếc áo đó của vợ thì bất ngờ khi thấy có một chiếc thẻ và tờ giấy vợ để lại. Trong thẻ là số tiền 1 tỷ, còn tờ giấy có những lời ghi động viên tràn đầy yêu thương của vợ tôi. Tôi bàng hoàng, hóa ra đây là khoản tiền vợ tôi cố gắng dành dụm rồi để lại cho bố con tôi. Tôi không khỏi đau lòng, nhớ thương người vợ tào khang của mình khôn nguôi.