Home Blog Page 263

Sáng nay, khi xuống lầu đi làm, tôi buột miệng “ Mẹ ở…” (… nhà, con đi làm đây!). Tôi khựng lại, chợt nhớ ra bà mất rồi. Tôi nhìn lên bàn thờ, thắp nén nhang, rồi đi… Như vậy là tôi đã đứng về phía những người không còn mẹ… Thằng con tôi, 16 tuổi, tối qua đi học về, lao cái xe đạp vào nhà, la to từ ngoài cổng: “ Chào bà….” (… nội, con học về). Thằng nhóc cũng khựng lại…, huống gì kẻ quá nửa thế kỷ sống với bà, đâu dễ gì điều chỉnh một thói quen đã trở thành mãn tính, nhưng rồi một ngày …

0

ĐỪNG NHƯ TÔI, CÒN RAY RỨC VỚI NHỮNG GÌ THIẾU SÓT 🌹

Sáng nay, khi xuống lầu đi làm, tôi buột miệng “ Mẹ ở…” (… nhà, con đi làm đây!). Tôi khựng lại, chợt nhớ ra bà mất rồi. Tôi nhìn lên bàn thờ, thắp nén nhang, rồi đi…

Như vậy là tôi đã đứng về phía những người không còn mẹ…

Thằng con tôi, 16 tuổi, tối qua đi học về, lao cái xe đạp vào nhà, la to từ ngoài cổng: “ Chào bà….” (… nội, con học về).

Thằng nhóc cũng khựng lại…, huống gì kẻ quá nửa thế kỷ sống với bà, đâu dễ gì điều chỉnh một thói quen đã trở thành mãn tính.
Vẫn biết tử sinh là lẽ thường… nhưng trước cái chết của người thân, chẳng có nỗi đau nào giống nỗi đau nào.

Tôi không nói đến tình thương của con cái đối với cha mẹ, ai nhiều hơn ai, nhưng tôi biết một điều, những người con sống với mẹ chung một mái nhà, khi mẹ mất, sẽ có cảm giác mất mát lớn vô cùng.

Thời gian chung sống càng dài, cảm giác đó càng lớn.
Cảm giác mất mát lớn là vì thế, hụt hẫng vì thói quen bỗng nhiên mất đi.

Mẹ tôi năm nay 93, thuộc hàng đại thọ rồi. Ai trong trong chúng ta dám nghĩ mình có thể bước đến mức đó?

Bà bị huyết áp cao, đôi khi viêm phổi, suy tim lai rai, nhưng bà mất không phải vì những bệnh đó mà vì… tuổi già.

Cách đây 3 tháng, bà bỗng nhiên chán ăn, và rồi chán uống (nước). Cơ thể vẫn có nhu cầu nước, nhưng bà không thấy khát. Cơ thể vẫn có nhu cầu thực phẩm (đạm, lipid, glucid), nhưng bà không cảm giác đói…

Bác sĩ nói, chắc chỉ còn vài tháng…
Một người có nghề khoa học thực phẩm như tôi đâu dễ gì bỏ cuộc. Tôi làm riêng thực đơn cho bà, sao cho uống ít nhất và dễ uống nhất, nhưng tạm đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết: sữa bắp, sữa đậu xanh, Milo, Ovaltin, nước ép trái cây…

Bà ngán sữa, thỉnh thoảng mới “độn” thêm một chút “Ensure”. Nhưng điều khó khăn nhất vẫn là, làm sao cho người già “ngán ăn sợ uống” chịu dùng số thực phẩm ít ỏi đó…

Ép uổng có khi bà hất tay, giận dữ. Mỗi lần như thế, uống nhiều lắm chỉ được chừng 50 ml. Có lần bí quá, tôi phải xài tới… mật ong, nhưng bà cũng chỉ được nửa thìa.

Đôi lần tôi tự hỏi, có cần phải tạo thêm phiền muộn cho người già đang ở ngưỡng cửa về bên kia thế giới như vậy chăng? Nhưng liệu có thể đành lòng nhìn bà hao mòn dần như vậy không? Mọi người phải thay nhau giả vờ hỏi chuyện ngày xưa với bà, khi bà vui thì đưa ly ra…

Dụ ngày không được, thì dụ đêm. Thức đêm tâm tình với bà, bà cũng chịu uống chút chút. Có khi cả ngày không uống hết nửa ly trái cây, tôi rớt nước mắt: “Mẹ muốn bỏ con và các cháu đi sao?”. Bà cầm lấy tay tôi, ngước mắt nhìn như van xin: “Mẹ sợ ăn… mẹ ói…”.

Người già “ngán ăn sợ uống” dường như sống trong thế giới khác, đâu phải là thế giới của logic y học với đầy đủ lý lẽ. Bà sống trong thế giới trầm lặng, bên ngưỡng cửa về với ông bà, về với cội nguồn…

Hình minh hoạ
Còn gì để mất? Còn gì để sợ? Chỉ còn lòng thương yêu con cháu, và nếu sợ điều gì, đó là sợ bị… bỏ rơi. Có người bên cạnh, có người hỏi han là sức sống còn được níu kéo.

Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn không sao chấp nhận mẹ tôi ra đi chỉ vì…

không ăn uống. Rồi có lần tôi giả vờ giận bà bỏ đi. Ra ngoài đường, móc phone gọi thằng con dụ bà uống tiếp, thì bà uống. Chắc sợ thằng con bỏ đi thật.

Mỗi lần dụ được bà uống, các con tôi đều phone cho tôi để… khoe thành tích. Có ngày bà uống đủ “tiêu chuẩn”, nhưng (rất) thường là không. Nhưng mấy cái “thủ đoạn” vặt này cũng chẳng xài được lâu.

Truyền dịch không phải là giải pháp tốt cho người già, dù là dung dịch muối đẳng trương, dịch glucose hay dịch đạm, vì dễ gây shock tim (sức tim bơm không nổi).

Nhưng ông bạn bác sĩ nội khoa dường như cũng “máu” với tính lì lợm của tôi, cài máy đo huyết áp, vừa đo vừa truyền, truyền dịch khoảng 1/3 chai là ngưng, miễn sao có nước.

Cách vài ngày lại truyền như thế, hôm đạm, hôm đường. Hai mươi chín Tết truyền, mồng một Tết cũng truyền… Đánh “du kích” để dành giựt với tử thần là vậy.

Suốt mấy tháng trời, tôi sống với chút hy vọng mong manh đó, biết đâu bà sẽ biết đói và biết khát lại. Nhưng tuyệt vọng thì nhiều. Mỗi ngày tuyệt vọng chồng lên tuyệt vọng…

Mỗi sáng thức dậy, thấy yên tĩnh, nghĩa là bà còn sống,…Tôi nhủ thầm, như vậy là mình còn cơ hội “chiến đấu” thêm 24 giờ nữa. Ngày qua ngày như thế…

Hai ngày cuối cùng, đôi mắt bà tinh sáng lạ thường, bà thường nắm chặt tay tôi, nắm chặt lắm, tay kia chỉ vào bụng bà (hàm ý mẹ đẻ con ra), rồi chỉ vào ngực bà ( hàm ý thương lắm). Bà cũng làm như thế với các cháu. Bà ra đi nhẹ nhàng.

Lúc đó cả nhà còn thức…Dọn dẹp nhà và thay quần áo cho bà xong, tôi quỳ xuống, vái bà ba lạy, tạ ơn sinh thành dưỡng dục. Ngày mai tang lễ, tất cả với tôi chỉ còn là thủ tục…

Ba tôi mất sớm. Mẹ tôi là người đàn bà không biết chữ, bán xôi dạo, nuôi tôi ăn học. Nay kiến thức tôi đủ để đứng trên bục giảng đường đại học.

Nhưng kiến thức dù to lớn đến đâu cũng chỉ là phương tiện, chỉ có tấm lòng đơn sơ mới tạo ra nhân cách. Tôi chợt thấy mình nhỏ bé, quá nhỏ bé so với bà.

Thư này tôi chỉ gửi đến các thân hữu còn mẹ, như một chút chia sẻ thay cho lời cảm tạ. Các bạn còn cơ hội, còn tôi thì không. Hết rồi! Tôi không còn phải hãi sợ mỗi khi nghe tiếng chuông điện thoại, mà tôi nơm nớp lo rằng đó là cuộc gọi từ nhà tôi.

Có những đêm rủ rỉ nói chuyện với mẹ, tôi mới hiểu ra tâm tư của người già sắp sửa ra đi, khác xa với lý lẽ khôn ngoan của sự đời.

Thuốc men hay thực phẩm là thứ yếu. Niềm vui quan trọng hơn nhiều, dù chỉ là nụ cười héo hắt trên môi họ. Một cái gật đầu của người già sắp về bên kia thế giới là dấu hiệu của sự thỏa mãn.

Để làm cho họ gật đầu, thì tiền bạc, quyền lực hay lý luận khoa học trở thành vô nghĩa. Chỉ có tấm lòng, bạn ơi! Chỉ có tấm lòng và sự kiên nhẫn của chính bạn thôi.

Tôi đã hiểu ra, nhưng lại mải mê vật lộn với thần chết, và chính cái “khôn ngoan” đã ngăn trở tôi tiếp cận trọn vẹn với niềm yêu thương của mẹ, với những điều đơn sơ mà mẹ tôi cần nhất. Xin các bạn đừng như tôi…

Lá thư cảm tạ có thể xem như kết thúc ở đây.
Trong file “ For sons and daughters” mà bạn tôi gửi, có những câu người cha/mẹ tâm sự với các con thế này (tạm dịch):

• “ Và ngày nào đó, mẹ sẽ nói với con rằng mẹ không muốn sống nữa, mẹ sẽ chết. Con đừng nổi cáu… Rồi có ngày con sẽ hiểu…”

• Con hãy hiểu, tuổi già của mẹ đâu nghĩa là được sống, mà chỉ là sống tạm.

• Rồi có ngày con sẽ hiểu, dù còn thiếu sót, nhưng lúc nào mẹ cũng muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con, lúc nào mẹ cũng cố hết sức để lo liệu cho con nên người.

• Đừng buồn con ạ! Đừng bức xúc hay tuyệt vọng khi nhìn thấy mẹ (suy kiệt). Chỉ cần con ngồi bên mẹ, ráng hiểu mẹ, và giúp mẹ như mẹ đã làm cho con từ thuở đầu đời

• Hãy dìu mẹ đi… hãy giúp mẹ đi trọn cõi trần với lòng yêu thương và kiên nhẫn. Mẹ sẽ dành cho con nụ cười và niềm thương yêu vô hạn như suốt đời mẹ đã làm như thế với con”.

Tôi lặng người khi đọc những dòng chữ đó, như có ai rọi thấu tâm tư, từ lâu rồi mơ hồ chẳng biết đúng hay sai. Mọi phân tích khoa học để đưa tới hành động tưởng chừng hợp lý và thực tế, nhưng có khi trở nên vô nghĩa với người già.

Có những cảm nhận trùng hợp giữa lá thư cảm tạ và lời tâm sự của cha mẹ già, nhưng muộn rồi. Tôi đã từng hiểu ra nhưng chưa hiểu thấu. Tôi nhớ lại đôi mắt của mẹ nhìn tôi như van xin: “Mẹ sợ ăn… mẹ ói…”.

Tôi úp mặt vào đôi bàn tay. Tôi biết mình đang ray rứt và sẽ còn ray rứt…

◘ Tác giả: Vũ Thế Thành

Trung Quốc thu mua mạnh cau Việt Nam: Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy

0

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục thu mua cau của Việt Nam, khiến giá của loại quả này đạt mức cao kỷ lục.

Hiện nay, tại nhiều địa phương ở nước ta đã ghi nhận giá cau tươi tăng kỷ lục. Theo báo Thanh Niên, giá cau tươi tại các nơi như Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tây Ninh, Tiền Giang, Kiên Giang… dao động từ 80.000 – 85.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại khu vực phía Bắc như Bắc Ninh, giá cau có thể lên đến 90.000 đồng/kg do nguồn cung hạn chế.

Các thương lái trực tiếp đi hái cau cho biết sở dĩ giá cau tăng và giữ ở mức cao trong nhiều tháng là do Trung Quốc thiếu nguồn cung nên tăng cường nhập khẩu cau từ Việt Nam, báo Thanh Niên đưa tin.

Người Trung Quốc chế biến cau thành nhiều món khác nhau

Đầu tiên, người Trung Quốc thường chế biến cau thành kẹo cau. Kẹo cau có vị ngọt, thường được dùng để ăn vặt, khi ăn sẽ đem lại cảm giác the mát, sảng khoái trong khoang miệng. Người Trung Quốc thường ăn kẹo cau để chống viêm họng, giữ ấm cơ thể hoặc khi cảm thấy mệt mỏi và cần tỉnh táo.

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc, cau còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Người dân ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) thường xào thịt vịt với cau khô để tăng hương vị cho món ăn. Người dân ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc thường hầm cau khô cùng chim cút hoặc nấu cháo để bồi bổ cơ thể, cải thiện tiêu hóa.

Theo thống kê vào năm 2020 được đăng tải trên trang tin The Paper của Trung Quốc, doanh số bán các mặt hàng liên quan đến cau tăng với tốc độ 20% mỗi năm.

Trung Quốc thu mua mạnh cau : Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy- Ảnh 1.
Trung Quốc thu mua mạnh cau : Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy- Ảnh 2.
Trung Quốc thu mua mạnh cau : Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy- Ảnh 3.

Người Trung Quốc thường ăn kẹo cau hoặc thêm cau vào các món canh, hầm. (Ảnh: hsieh.tsaihua, Sohu)

Lợi ích của cau

Nhà nghiên cứu Trần Lương Thu, làm việc tại Viện  Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc, cho biết cau là một trong những loại dược liệu quan trọng ở Trung Quốc. Cau có vị đắng, chát, giúp hồi kinh dạ dày và ruột, có tác dụng giảm phù nề, kiện tỳ, điều hòa hệ thần kinh trung ương, tẩy giun sán và tốt cho khớp và ngăn ngừa sốt rét.

Theo chuyên gia, hạt cau có chứa arecolin có thể làm tê liệt hệ thần kinh của ký sinh trùng, giúp tiêu diệt các loại sán dây lợn, sán dây bò, sán lá gan,… và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Thường xuyên ăn cau cũng giúp tăng nhu động ruột, kích thích sản sinh dịch tiết tiêu hóa và giúp tăng cảm giác thèm ăn.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, các hoạt chất alcaloid như arecolin, arecailin trong cau cũng có thể tác động tới hệ thần kinh trung ương của con người, khiến mọi người cảm thấy vui vẻ và có tác dụng giảm căng thẳng tinh thần, tăng cảm giác hưng phấn tương tự như thuốc chống trầm cảm.

Quá trình nhai cau liên tục sẽ thúc đẩy cơ thể hấp thu nhanh chóng các alcaloid qua niêm mạc miệng. Thông thường, trong vòng 5 phút cơ thể sẽ xảy ra những thay đổi về thể chất và tâm lý, các triệu chứng này có thể kéo dài trong 2-3 giờ.

Trung Quốc thu mua mạnh cau : Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy- Ảnh 4.Cau là một trong những loại dược liệu quan trọng. (Ảnh: Báo Lao Động)

Một số lưu ý khi ăn cau

Hoạt chất alcaloid trong cau cũng có thể gây ra các phản ứng như đỏ mặt, cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi nhẹ. Với những người ăn cau lần đầu tiên, họ có thể gặp các triệu chứng bất thường như chóng mặt, tức ngực, đau họng và không hề cảm thấy thư giãn, hưng phấn hay thoải mái.

Bên cạnh đó, ăn cau có thể gây nghiện do các hoạt chất kích thích hệ thần kinh trung ương, khiến mọi người cảm thấy thư giãn nhanh chóng. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn quá nhiều cau.

Chồng 40 tuổi cưới vợ 19 tuổi, sinh 15 con vì muốn giữ vợ: Bố ích kỷ làm cả đàn con nheo nhóc, cơm không đủ ăn, đến 10 năm sau thì…

0

Ngày ấy, anh Hưng, một người đàn ông 40 tuổi, là hình mẫu của sự vững chãi, mạnh mẽ trong mắt nhiều người trong làng. Dù tuổi đã khá lớn, anh vẫn độc thân vì dành cả tuổi trẻ để chăm sóc cha mẹ và gánh vác gia đình. Khi cha mẹ qua đời, Hưng quyết định rằng mình không thể sống một mình mãi. Trong một lần tình cờ, anh gặp Mai, một cô gái 19 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Trái tim anh Hưng rung động trước cô gái trẻ, và anh nhanh chóng quyết định theo đuổi Mai, mặc dù sự chênh lệch về tuổi tác giữa hai người khiến không ít người ngạc nhiên.

Hưng biết rằng Mai còn trẻ, có nhiều sự lựa chọn tốt hơn anh, nên để giữ được vợ, anh nghĩ rằng việc có con sẽ là cách tốt nhất để trói buộc cô với gia đình. Sau khi cưới, chỉ trong vòng vài năm, Mai liên tục sinh con, hết đứa này đến đứa khác. Cứ mỗi lần Mai tỏ ý mệt mỏi, muốn ngưng lại, anh Hưng lại hứa hẹn rằng có thêm con sẽ làm gia đình thêm gắn bó, và Mai chỉ cần cố gắng thêm chút nữa.

Có thể là hình ảnh về 19 người và trẻ em

Khi Mai sinh đến đứa con thứ 15, gia đình họ trở thành một câu chuyện quen thuộc trong làng. Người ta không khỏi thương cảm cho Mai, một cô gái từng tràn đầy sức sống, giờ đây hao gầy, mệt mỏi sau nhiều năm mang thai liên tục và phải chăm sóc một đàn con nhỏ. Cả gia đình đông đúc sống trong một ngôi nhà cũ kỹ, tồi tàn. Anh Hưng là trụ cột duy nhất, nhưng thu nhập ít ỏi từ công việc lao động tay chân không đủ để nuôi nổi cả nhà.

Những đứa trẻ phải sống trong cảnh đói nghèo, áo quần rách nát, cơm ăn không đủ no. Mỗi buổi sáng, Mai lại lặng lẽ chia từng bát cơm nhỏ, cố gắng nhường nhịn để các con có chút gì bỏ bụng trước khi ra đồng làm việc phụ giúp cha mẹ. Trong lòng cô luôn chất chứa một nỗi đau, sự bất lực và cả sự giận dỗi với chồng.

Mai từng ao ước có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng giờ đây, cuộc đời cô chỉ toàn là những gánh nặng. Cô yêu thương các con vô bờ bến, nhưng không thể không cảm thấy mình đã bị cầm tù trong một cuộc sống không lối thoát. Cô biết chồng cô không xấu, anh muốn giữ cô bằng tình yêu, nhưng sự ích kỷ của anh đã biến cuộc sống của cả gia đình thành địa ngục.

Trong khi đó, Hưng vẫn không nhận ra sai lầm của mình. Anh nghĩ rằng đông con sẽ là niềm vui, là cách để gia đình thêm gắn bó, và không nhận ra rằng sự nghèo đói đã đè nặng lên cả đàn con nheo nhóc, khiến chúng lớn lên trong thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Lớn lên trong cảnh nghèo khó, những đứa con của Mai và Hưng không có nhiều cơ hội học hành. Đứa lớn chăm đứa nhỏ, đứa nhỏ nhặt nhạnh những thứ còn sót lại để sống qua ngày. Một số đứa sớm bỏ học, ra ngoài làm việc từ khi còn rất nhỏ để phụ giúp gia đình. Tuy vậy, trong tâm hồn mỗi đứa con luôn tồn tại một niềm khao khát mãnh liệt về cuộc sống tốt đẹp hơn, và chúng tự nhủ với nhau rằng, một ngày nào đó, chúng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó, không bao giờ trở lại cuộc đời đầy khốn khó như cha mẹ chúng.

Mỗi đứa một cách, các con của Mai và Hưng tìm cách mưu sinh, từ làm thuê, buôn bán nhỏ lẻ đến rời làng ra thành phố kiếm sống. Những năm tháng đầu tiên đầy gian nan, nhưng nhờ sự kiên trì và ý chí quyết tâm thoát nghèo, chúng dần dần có được công ăn việc làm ổn định.

Trong suốt quá trình đó, chúng gần như phải tự lo cho nhau, vì cha mẹ không đủ sức hỗ trợ. Mai và Hưng vẫn ở quê, sống trong căn nhà cũ, lo lắng cho những đứa con nhưng không thể làm gì hơn. Thỉnh thoảng, Hưng tự hỏi liệu quyết định có nhiều con của mình có sai lầm không, nhưng rồi anh lại an ủi bản thân rằng, ít nhất thì anh đã giữ được gia đình mình, giữ được Mai bên cạnh.

Mười năm sau, những đứa con của Mai và Hưng đã trưởng thành. Đứa thì mở tiệm sửa xe, đứa thì buôn bán ở thành phố, có đứa đã lập gia đình, và hầu hết đều có cuộc sống tạm ổn định hơn so với những ngày thơ ấu. Dù mỗi đứa một nơi, nhưng chúng vẫn luôn nhớ về gia đình, nơi cha mẹ và những năm tháng khó khăn đã hun đúc nên lòng kiên cường của chúng.

Một ngày nọ, đàn con quyết định quay trở về làng để thăm cha mẹ. Chúng không chỉ trở về với tấm lòng của những đứa con đã xa nhà, mà còn muốn mang đến một bất ngờ lớn cho bố mẹ – chúng đã cùng nhau góp tiền để xây lại căn nhà cũ kỹ mà gia đình đã sống bấy lâu nay.

Chỉ có cơm trắng và mỳ gói, bữa cơm đầu tiên của người con về nhà ăn Tết  vẫn ấm áp lạ thường

Khi đàn con bước vào ngôi nhà nhỏ, Mai và Hưng không thể tin vào mắt mình. Những đứa trẻ ngày nào giờ đây đã lớn, ăn mặc tươm tất, rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Chúng mang theo những món quà, những câu chuyện và cả những giọt nước mắt hạnh phúc khi được gặp lại cha mẹ. Hưng nhìn thấy con cái mình trưởng thành, trái tim anh bỗng dưng thắt lại. Những năm tháng anh cho rằng mình làm đúng, cuối cùng lại chính là nguyên nhân khiến cả gia đình chịu cảnh khốn khó.

Nhưng điều làm anh thực sự xúc động không phải là những món quà vật chất. Đứa con trai cả đứng lên, thay mặt cả đàn con, nói với bố mẹ:

“Bố mẹ ơi, tụi con biết rằng suốt những năm qua gia đình mình đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có bố mẹ, nhờ sự hy sinh của mẹ, mà tụi con mới có thể trưởng thành như ngày hôm nay. Giờ đây, tụi con muốn đền đáp công ơn của bố mẹ, mong rằng từ giờ, bố mẹ có thể sống thoải mái hơn.”

Lời nói ấy khiến Hưng không thể cầm được nước mắt. Anh hiểu rằng, dù cuộc sống đã đầy khó khăn, dù quyết định của anh có sai lầm, nhưng tình yêu của những đứa con và sự kiên trì của chúng đã mang lại một cái kết hạnh phúc. Mai, người vợ trẻ ngày nào, giờ cũng nở nụ cười hiền lành, ánh mắt lấp lánh sự tự hào và xúc động.

Sau khi đàn con trở về, cuộc sống của gia đình Mai và Hưng đã thay đổi. Ngôi nhà mới khang trang hơn, Mai và Hưng không còn phải lo lắng về chuyện tiền bạc như trước. Các con của họ dù không giàu có, nhưng luôn gửi tiền về phụ giúp bố mẹ.

Hưng giờ đây mới nhận ra rằng, tình yêu không phải là sự chiếm giữ hay trói buộc bằng cách sinh nhiều con. Anh đã học được bài học quý giá rằng, điều quan trọng nhất trong một gia đình là sự hiểu biết, chia sẻ và tình yêu thương

Chồng cũ của cô gái trong màn cầu hôn ở Đà Nẵng CHÍNH THỨC xuất hiện: Càng nói càng nhiều chuyện khó tin

0

Mới đây, nam thanh niên được cho là chồng cũ của cô gái nghi bị sát hại tại Đà Nẵng đã có dòng chia sẻ gây xôn xao.

Ngày 17/10/2024, Tạp chí Phụ nữ mới đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vụ cô gái bị sát hại ở Đà Nẵng sau khi được cầu hôn: Thanh niên nhận là chồng cũ nạn nhân có chia sẻ bất ngờ”. Nội dung cụ thể như sau:

Liên quan đến vụ việc cô gái bị sát hại ở nhà nghỉ tại quận Liên Chiểu, theo thông tin trên báo Người lao động, Công an TP Đà Nẵng đã làm rõ vụ án “giết người”, tạm giữ đối tượng gây án là Phan Văn Minh (27 tuổi, trú xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum).

Nạn nhân trong vụ án trên là chị Y. H. (23 tuổi, trú huyện Đăk Glei, Kon Tum).

Đội thiện nguyện hỗ trợ đưa thi thể nạn nhân về quê – Ảnh: SOS Đà Nẵng

Liên quan đến vụ án trên, chia sẻ với báo Dân Việt, ông D.V.T chủ quán cơm gà gần nơi xảy ra vụ việc kể lại khoảng tầm gần 11h trưa ngày 16/10 nghi phạm rời khỏi nhà nghỉ với biểu hiện nghi vấn.

“Sau khi gây án thì anh ta đã gọi điện thoại báo cho người nhà nạn nhân là mình đã sát hại Y.H. Gia đình nghe tin thì điện thoại báo công và sau khi chủ nhà nghỉ lên kiểm tra thì thấy nạn nhân đã tử vong. Nhận được tin báo thì công an đã xuống phong tỏa hiện trường để điều tra vào chiều hôm qua 16/10” , ông V.T cho biết thêm.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, nam thanh niên được cho là chồng cũ của nạn nhân cũng đã đăng tải hình ảnh chụp chung trước đó của cả hai kèm theo đó là dòng chia sẻ gây xôn xao.

“Giờ chỉ là những kỉ niệm, anh sẽ luôn nhớ về em. Anh vẫn đợi em về đây. Anh sẽ ôm em 1 lần cuối. Anh không tin rằng chúng ta phải cách biệt âm dương như này… Có kiếp sau anh sẽ làm 1 người chồng tốt để không phải để xảy ra chuyện như này… Anh xin lỗi em vì tất cả. Anh sẽ sống tốt để lo cho con thay em. Em ra đi thanh thản nhé. Anh và con sẽ luôn nhớ và yêu em “, tài khoản B.V được cho là chồng cũ của cô gái chia sẻ.

Dòng chia sẻ của nam thanh niên được cho là chồng cũ gây xôn xao mạng xã hội

Ngay sau khi những dòng chia sẻ trên được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và khiến nhiều người bất ngờ. Không ít người cho rằng nếu thực sự thương cô gái thì nên nói những lời này sớm hơn và cố gắng vun vén để gia đình không tan vỡ. Bên cạnh đó, nhiều người cũng để lại lời chia buồn và mong thanh niên cố gắng mạnh mẽ để lo cho cô con gái nhỏ thay phần của vợ cũ.

Bên cạnh đó, sau khi xảy ra vụ việc, hiện mạng xã hội đang lan truyền nhiều hình ảnh, clip về màn cầu hôn tại một nhà hàng được cho là của chị H. và Minh ngay trước khi xảy ra vụ án mạng trên.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 14/10, Phan Văn Minh (27 tuổi, trú huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) đến thuê một phòng tại nhà nghỉ T.B. ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Khuya 15/10, sau khi đi ra ngoài thì M. quay lại phòng cùng chị Y.H. (23 tuổi, trú Đăk Glei, tỉnh Kon Tum).

Khoảng 11h ngày 16/10, M. rời khỏi nhà nghỉ T.B.. Đến đầu giờ chiều cùng ngày, chủ nhà nghỉ trên nhận được thông tin là tại phòng mà M. thuê có người chết. Khi chủ nhà nghỉ lên kiểm tra thấy chị H. đã tử vong nên trình báo công an.

Hiện nguyên nhân vụ án mạng đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Sau khi khám nghiệm, thi thể chị H. đã được đưa về quê để gia đình lo hậu sự. Đội thiện nguyện SOS Đà Nẵng đã hỗ trợ xe để giúp đỡ gia đình nạn nhân.

Cùng ngày, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Biểu hiện bất thường của nam thanh niên sau khi sát hại người yêu trong nhà nghỉ”. Nội dung cụ thể như sau:

Chiều ngày 17/10, Công an TP Đà Nẵng đã bắt giữ Phan Văn M. (27 tuổi, trú thôn 2, Kon Lập, Kon Rẫy, Kon Tum), nghi phạm vụ giết người yêu xảy ra trên địa bàn Bến xe trung tâm TP Đà Nẵng, quận Liên Chiểu.

Công an xác định ngày 14/10, M. đến thuê nhà nghỉ ở phường Hoà Minh (quận Liên Chiểu).

Sau đó Minh đi ra ngoài và khoảng 23 giờ ngày 15/10, M. quay lại phòng cùng với chị Y.H .(23 tuổi, trú huyện Đăk Glei, Kon Tum).

Đến khoảng 11 giờ hôm sau, ngày 16/10, M. rời khỏi nhà nghỉ. Sau đó, chủ nhà nghỉ nhận được tin báo có người chết và kiểm tra thì phát hiện chị H đã tử vong nên trình báo công an.

Thi thể nạn nhân được đưa về quê lo hậu sự – Ảnh: SOS Đà Nẵng

Nói về nghi phạm M., ông D.V.T chủ quán cơm gà gần nơi xảy ra vụ việc kể lại khoảng tầm gần 11h trưa ngày 16/10 nghi phạm rời khỏi nhà nghỉ với biểu hiện nghi vấn. Cụ thể, ông T. chia sẻ trên báo Dân Việt rằng “sau khi gây án thì anh ta đã gọi điện thoại báo cho người nhà nạn nhân là mình đã sát hại Y.H. Gia đình nghe tin thì điện thoại báo công và sau khi chủ nhà nghỉ lên kiểm tra thì thấy nạn nhân đã tử vong”.

Còn thông tin trên VTC News thì lời khai ban đầu của chủ nhà nghỉ cho thấy, Minh và chị H.Y. đặt phòng đến ngày 16/10. Tuy nhiên, đến 11h ngày 16/10, sau khi thấy M. một mình rời nhà nghỉ, người này thấy có biểu hiện nghi vấn nên kiểm ra phòng. Chủ nhà nghỉ phát hiện chị H.Y. đã chết nên trình báo cơ quan công an.

Nhận tin báo, các lực lượng thuộc Công an TP Đà Nẵng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, điều tra.

Cơ quan công an nhận định nguyên nhân ban đầu của vụ việc được cho là do mâu thuẫn tình cảm giữa Minh và chị H., dẫn đến vụ việc đau lòng này. Thi thể nạn nhân đã được đưa về quê tại tỉnh Kon Tum để gia đình thực hiện các thủ tục lo hậu sự. Đội thiện nguyện SOS Đà Nẵng đã hỗ trợ xe để giúp đỡ gia đình nạn nhân.

Quá trình truy xét, công an xác định Phan Văn M. đang ở tại Công an xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam) và có ý định uống thuốc diệt cỏ để tự tử.

Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Hình ảnh được cho là M. cầu hôn chị H. tại một nhà hàng trước đó – Ảnh: Page Đà Nẵng

Sau khi thông tin về vụ án mạng xuất hiện, mạng xã hội đã lan truyền nhiều hình ảnh, clip về màn cầu hôn tại một nhà hàng được cho là của chị H. và M. trước khi xảy ra sự việc trên. Trong đoạn clip, nam thanh niên đã chuẩn bị hoa tươi cùng một đôi nhẫn sau đó quỳ gối cầu hôn bạn gái trước sự chứng kiến của nhiều người có mặt tại đây.

Khi chị quyết định ly hôn tất cả mọi người đều sốc. Mẹ chồng chị đi khắp nơi nói rằng, chị bỏ chồng chỉ vì một miếng da gà, rằng chị không thươпg các con, chị ích kỷ, rằng thế hệ trẻ bây giờ không biết hy siпh… Chị trộm nghĩ nếu như có ai đó hỏi chồng chị vì sao anh chị bỏ nhau, có lẽ anh cũng sẽ trả lời: Vì miếng da gà.

0

Khi chị quyết định ly hôn tất cả mọi người đều sốc. Mẹ chồng chị đi khắp nơi nói rằng, chị bỏ chồng chỉ vì một miếng da gà, rằng chị không thươпg các con, chị ích kỷ, rằng thế hệ trẻ bây giờ không biết hy siпh… Chị trộm nghĩ nếu như có ai đó hỏi chồng chị vì sao anh chị bỏ nhau, có lẽ anh cũng sẽ trả lời: Vì miếng da gà.

Chị không phải một tiểu thư con nhà quyền quý, nhưng từ nhỏ, vì chị hay ốm yếu, kén ăn, nên cả nhà đều chiều chuộng. Cho đến lúc lấy chồng, chị vẫn không ăn nổi một miếng thịt mỡ, và cứ gia cầm là chị phải bỏ da.

Lấy chồng, do chồng là độc đinh nên chị cũng đồng ý sống cùng bố mẹ chồng. Chị nghĩ cứ sống biết điều, biết quan tâm, chia sẻ thì dù mẹ chồng khó tính đến mấy rồi cũng sẽ hòa hợp được thôi.

Bữa cơm đầu tiên khi chị về làm dâu, chị không phải nấu, nhưng lại có món gà luộc. Chị cũng vô tư ngồi xuống ăn. Mẹ chồng chị gắp cho chị miếng thịt gà, theo thói quen, chị bóc da bỏ đi, bà chép miệng thở dài.

Bà bảo là phụ nữ phải biết tiết kiệm, vun vén cho gia đình, không thể hoang phí như thời còn con gái. Ban đầu chị không hiểu ý, nhưng đến khi chị bỏ miếng da thứ hai đi thì bà bảo, con không ăn được da thì đưa mẹ ăn, bỏ đi như thế phải tội.

 

 

Mẹ chồng nói thế làm sao chị dám bỏ da vào bát của bà, đành nhắm mắt, nhắm mũi ăn. Chồng chị ngồi cạnh cũng không nói gì.

Lần sau nhà làm ngan, chị không ăn được da, nhưng biết ý chị bỏ ra sang bát chồng. Mẹ chồng cuống quýt nói: “Thằng T mỡ мáu cao, bác sĩ bảo hạn chế ăn da, con không ăn được da, cứ đưa cho mẹ, trước bố mày bỏ da, tao cũng toàn ăn, đến thằng T không ăn da tao cũng ăn, đàn bà mà không biết hy siпh cho chồng, cho con thì gọi gì là đàn bà”.

Chồng chị vẫn im lặng, điềm nhiên gắp miếng thịt thật nạc nhồm nhoàm nhai.

Chị không giận mẹ chồng chị, chị chỉ thấy thất vọng vì thái độ của chồng. Không một lần nào, anh nghĩ cho chị, dường như bao nhiêu năm anh đã quen với sự hy siпh của mẹ, và bây giờ anh nghĩ vợ anh cũng phải như vậy.

Chị làm giáo viên, công việc không quá vất vả nhưng không hề nhàn hạ. Vì về đến nhà chị vẫn phải làm việc, chị phải soạn giáo án, chấm bài, rồi dạy thêm nữa.

Khi làm dâu, chị không thể để kệ mẹ chồng làm hết việc nhà, nhưng tệ nhất là mẹ chồng chị đã quen với việc chồng chị đi làm về là không phải làm gì cả. Bà đã quen với việc dù bận đến mấy phụ nữ cũng phải làm tất cả mọi việc.

Nên có những ngày đi làm về, chị mệt nhoài vẫn phải vào bếp phụ mẹ chồng nấu cơm, đợi chồng và bố chồng ăn xong thì dọn dẹp, rồi lên gập quần áo, lau nhà, mãi hơn 9 giờ chị mới được tắm.

Mọi chuyện vẫn còn tương đối dễ chịu khi vợ chồng chị chưa có con. Khi có con rồi, niềm vui làm mẹ chưa trọn vẹn, chị đã ứa nước mắt khi vừa sinh mấy ngày, sữa vừa về ngực căng tức, mẹ chồng bảo chị đêm không được gọi chồng dậy pha sữa, trông con vì sáng nó còn đi làm, mình ở nhà cả ngày, chịu khó thức đêm, cần gì thì gọi mẹ.

Cứ thế chị lủi thủi một mình, vừa dỗ con, thay bỉm cho con, pha sữa cho con… Trộm vía con chị rất ngoan, ít quấy khóc. Đến bữa cơm, chị xuống ăn cùng cả nhà để mẹ chồng không phải mang cơm lên phòng, chị lại ứa nước mắt thêm lần nữa khi bữa cơm rất nhiều món nhưng đều là những món mà chồng chị thích, chị là gái đẻ chỉ có một bát thịt nạc, một đĩa rau muống luộc, và nước nước luộc rau.

Mẹ chị gọi chị suốt hỏi thèm ăn gì để mẹ nấu mang sang. Mẹ chị hầm gà, hầm chim, ngày nào cũng mang sang, tiện thể mang quần áo của con gái và cháu về giặt. Cũng vì việc này mà mẹ chồng mắng chị không biết thươпg bà ngoại, để bà mang đồ về giặt, không biết đường tự mang lên sân giặt rồi phơi. Chồng chị vẫn im lặng, anh còn bận chơi điện tử.

Làm dâu, chị thấy thươпg mẹ hơn. Mẹ làm dâu mấy chục năm, bao nhiêu lần chị thấy mẹ nén nước mắt. Lấy chồng rồi, ngồi vò quần áo cho bố mẹ chồng, chị mới nhớ ra chị chưa từng giặt quần áo cho bố mẹ chị, chưa từng nấu được cho mẹ bát cháo, chưa từng bóp lưng cho mẹ.

Chị làm giáo viên, nên có việc gì không bằng lòng, chị chọn cách im lặng. Chị không thể cãi bà vì chị sợ mang tiếng là láo. Thâm tâm chị chỉ ước chồng chị bênh chị một lần, đứng ra bảo vệ chị một lần.

Nhưng anh chỉ nói với chị: “Mẹ ngày trước khổ như thế nào chẳng kêu, sao em cứ kêu ca suốt thế”… Và trước bất kỳ sự bất công nào đến với chị, anh đều chọn cách im lặng.

Cứ như thế thời gian trôi đi, cùng với sự ra đời của hai đứa trẻ là tình yêu chị dành cho anh cứ cạn dần. Đôi lúc chị không hiểu chị duy trì cuộc hôn nhân này là vì điều gì nữa?

Nhờ sống với anh, với gia đình anh, mà dần dần chị bắt đầu ăn thịt mỡ, ăn da, thậm chí là cả đầu gà, đầu cá, thứ trước đây chị không đụng đũa bao giờ. Khi chị về nhà bố mẹ đẻ, bố mẹ chị kinh ngạc khi thấy con thay đổi quá nhiều.

Bố mẹ chị cứ nói đùa là chồng chị giỏi, thay đổi được nhiều thói quen mà bố mẹ bao nhiêu năm không lay chuyển được. Chồng chị cười còn chị chỉ thấy xót xa trong lòng.

Tháng trước, thấy tóc bạc nhiều bất thường, chị đã định đi khám nhưng tiếc tiền lại thôi. Đúng đợt cơ quan chị tổ chức khám sức khỏe định kỳ, chị mới biết mỡ мáu chị cao khác thường, chức năng gan, thận đều không tốt, có nguy cơ bị GOUT. Bác sĩ chỉ định chị phải đi khám lại và lên một chế độ dinh dưỡng khoa học.

Khi về nhà, nhìn mặt chị buồn anh cũng chẳng hỏi han, ngồi xì xụp ăn mỳ do mẹ anh nấu. Mẹ chồng than vãn: “Mày về muộn, thằng T chờ mãi, hôm nay mẹ mệt không cơm nước gì được, đành nấu cho bố con nó bát mỳ, còn ít thịt gà trong bát, mày lấy mà nấu”.

Chị hỏi: “Cả nhà ăn cả rồi ạ, hai đứa ăn gì ạ?”. “Nấu mỳ ăn cả rồi! Ăn mỳ một bữa cũng được, sau làm gì thì thu xếp về sớm sớm, không phải lúc nào tôi cũng làm osin cho nhà anh chị được!” – Bà nói dỗi.

Bữa cơm gia đình trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Như mọi khi, chị không nói gì, vào bếp với lấy gói mỳ, đun nước định nấu nhưng khi ngó vào bát thịt gà mọi người để lại, chỉ toàn da, chân, đầu với cáпh, chị nghẹn không tài nào ăn được. Chị tắt bếp lên gác nằm. Đêm ấy chị không ngủ được.

Chị nhận ra chị chẳng hề có vai trò đáng kể nào trong gia đình. Với các con chị, những gì chị làm đều là điều đương nhiên. Chị thường nghe bà nội nói với các con những câu đại loại như: “Nói khẽ thôi, để bố ngủ bố còn đi làm, bố đi làm mới có tiền nuôi các con chứ”; “Hai đứa ăn gì ngon phải phần bố, bố đi làm vất vả”…

Trong những câu đó không bao giờ có chị. Chị nghe quen rồi, cũng chẳng thấy chạnh lòng. Chị là giáo viên dạy văn cấp 2, chị nghĩ về những bài văn chị hướng dẫn học trò về thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Bây giờ chế độ phong kiến qua rồi, mà sao chị thấy thân phận người phụ nữ vẫn nhỏ nhoi, chẳng khác gì con sâu, con kiến…

Chị có cô con gái, năm nay 7 tuổi, nhưng chị đã nghe thấy mẹ chồng chị dạy con bé phải nhường em, vì em là con trai, con là con gái con phải biết hy siпh, trong bữa ăn, miếng ngon nhất bao giờ bà cũng bảo để phần ông, phần bố, phần em trai, mình là con gái ăn ít đi chút không sao… Bỗng nhiên chị thấy rùng mình…

Hôm sau chị cầm tờ giấy khám sức khỏe đưa cho anh, anh xuống bảo mẹ là giờ hạn chế dầu mỡ thôi, đừng ăn nhiều đồ xào rán, mẹ nó (ám chỉ chị) đi khám mỡ мáu cao, phải ăn kiêng. Mẹ chồng chị bĩu môi:

“Bao nhiêu năm ăn có sao đâu, không khám không sao, khám lại nhanh chết!”. Chồng chị quay sang bảo chị: “Có khi bác sĩ cứ làm quá lên để ăn tiền, rồi bảo em mua thυốc nọ thυốc kia, chứ cả nhà đều ăn thế, có sao đâu?”.

Chị không nhịn được nữa, gào lên: “Cả nhà ăn thế cái gì, bao nhiêu năm cái gì ngon nhất là đàn ông ăn, một miếng da anh có bao giờ phải ăn? Mà anh nói cả nhà? Anh đã bao giờ phải ăn đồ thừa, đồ cũ bữa nào?

Cam em mua về, bà bảo phải để dành vắt cho anh, cho ông nội, cho các con, phụ nữ chẳng cần cầu kỳ. Thế em không đi làm à? Em không vất vả à? Hay là đàn bà thì không phải con người?”.

Mẹ chồng chị lần đầu tiên thấy chị như vậy, bà dỗi bảo chị láo. Chồng chị thiếu chút nữa vung tay lên cho chị một cái bạt tai, may mà phút cuối anh kiềm chế được. Anh bỏ đi làm. Tối về, bà nội dỗi không ăn cơm, anh bảo chị phải xin lỗi bà.

Chị nói chị không làm gì sai, không có gì phải xin lỗi. Bà khổ, chị biết, nhưng không thể bắt chị và con gái chị cũng khổ giống như bà. Quan điểm của bà chị không đồng tình, sự vô tâm của anh không phải điều chị chờ đợi trong cuộc hôn nhân này. Nếu anh cảm thấy chị quá đáng, có thể viết đơn ly hôn, chị ký.

Lần đầu tiên anh thấy chị thách thức anh, chẳng chần chừ anh viết đơn luôn và nói: “Nếu cô không xin lỗi mẹ tôi, thì tôi với cô chẳng còn gì để nói”.

Nước mắt chị chảy dài, chị cầm lá đơn ký ngay không suy nghĩ, rồi ngay lập tức chị thu dọn quần áo về nhà bố mẹ đẻ.

Bố mẹ đẻ thấy chị trở về, tiều tụy, hốc hác, tóc bạc đến một phần ba, ông bà hiểu rằng, chị đã trải qua rất nhiều trăn trở, mới quyết tâm kéo vali về nhà, bất chấp điều tiếng.

Chị thấy chị vẫn còn may mắn lắm khi vẫn còn nơi để trở về. Mẹ chồng chị, chị biết, bà sẽ không bao giờ cho phép con trai hạ mình xin lỗi vợ, càng không bao giờ gọi điện cho chị, khuyên nhủ, dù bà luôn nói thươпg chị hơn cả con gái, bởi vì bà từng bảo, đã đi thì đừng về, phải giữ cái thế nhà chồng, để nhà gái không coi thường được, chết cũng không cho con trai xin lỗi vợ.

Anh cũng gật gù thấy đúng. Nên bao nhiêu năm làm vợ chồng, chưa một lần anh xin lỗi chị, có chuyện gì anh chỉ lân la bắt chuyện làm lành, đối với anh thế đã là tốt lắm rồi. Anh kể từ nhỏ mỗi lần mẹ mắng, anh lại dỗi bỏ ăn cơm. Bà sợ anh gầy, ốm yếu lại dỗ dành, xin lỗi.

Giờ lấy vợ rồi, cãi nhau với chị, anh vẫn giữ thói quen bỏ ăn cơm, hoặc đi nhậu thật khuya mới về. Mẹ anh lo cho sức khỏe con trai, lần nào cũng giục bắt chị gọi điện cho anh về, rồi bảo phải nhịn chồng, xin lỗi chồng, chồng mình chứ ai mà so đo hơn thiệt.

Hỏi rằng, chị có buồn không? Có cô đơn không? Có chứ. Chị có thươпg các con không? Có chứ. Chị cũng muốn cho các con có được một gia đình đầy đủ, ấm áp. Trong gia đình ấy luôn đầy ắp, tiếng cười, sự quan tâm, mỗi một thành viên đều quan trọng. Nhưng chị không làm được.

Chị hiểu rằng nếu chị cứ thỏa hiệp, chị sẽ trở thành một bà mẹ chồng y như mẹ chồng chị sau này. Đến giờ bà vẫn lặng lẽ khóc mỗi khi ông quát nạt bà trước mặt các con, hoặc ông giận dỗi bà bỏ đi chơi qua đêm từ ngày ông bà còn trẻ, để mặc bà với con nhỏ ốm sốt.

Anh thường kể với chị sự chịu đựng vĩ đại của bà và nói rằng: “Chị sướng hơn bà nhiều lắm, vì ít ra anh không tệ như thế!”.

Chị quyết định ly hôn. Mặc kệ mọi người bảo chị cố chấp, bảo chị ích kỷ, mặc kệ mẹ chồng đi rêu rao khắp nơi chị đòi bỏ chồng chỉ vì miếng da gà.

Chị thì chị nghĩ cũng nhờ miếng da gà mà chị biết vị trí của mình ở đâu trong gia đình. Cũng nhờ miếng da gà mà chị hiểu chị cần sống khác đi, cần yêu thươпg bản thân mình trước nhất.
Để ít ra sau này con gái chị, sẽ không vì một miếng da gà mà phải chịu đựng, chôn vùi tuổi thanh xuân, chỉ duy nhất diễn ra một lần.

Bà Phương Hằng bất ngờ cảm thấy hối hận

0

Hôm 2/10, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin, đại diện Công ty CP Đại Nam xác nhận thông tin bà Nguyễn Phương Hằng sẽ không livestream trên tất cả các phương tiện truyền thông từ đây về sau vì “lý do sức khỏe và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình”.

nguyen-phuong-hang-4

Dư luận tỏ ra đồng tình với quyết định này của nữ CEO. Bởi trước đó bà phải ngồi tù cũng vì không kiểm soát được lời nói trong những buổi phát sóng trực tiếp. Tuy nhiên, có vẻ như đó chỉ là một chiêu “đánh lạc hướng” hoặc lời nói vui của bà Nguyễn Phương Hằng. Tuy không livestream nhưng bà chủ Đại Nam vẫn có những phát ngôn gây bão đều đều, mới đây nhất còn thông báo tổ chức luôn talkshow.

Cụ thể, fanpage “Trường đua Đại Nam” và “Khu du lịch Đại Nam” vừa qua lần lượt thông báo bà Nguyễn Phương Hằng sẽ tổ chức talkshow để chào mừng ngày 20/10, với chủ đề “Thông cảm hay vô cảm”. Theo chia sẻ của phía Đại Nam, buổi trò chuyện này chia sẻ góc nhìn về vai trò phụ nữ trong xã hội hện đại, suy ngẫm về giá trị cốt lõi trong giao tiếp, ứng xử của con người, đặc biệt là phái nữ.“Điểm nhấn đặc biệt của chương trình là buổi talkshow sẽ chỉ diễn ra trực tiếp, CEO Nguyễn Phương Hằng sẽ giao lưu và trả lời trực tiếp các câu hỏi của khán giả có mặt tại sự kiện, mang đến không khí gần gũi và tương tác chân thật nhất”, phía Đại Nam cho biết.

Không như trước đây, dưới phần bình luận của những bài đăng này lại tràn ngập sự ngán ngẩm, cho rằng bà Nguyễn Phương Hằng đang “ngựa quen đường cũ”. Một số người bình luận việc nữ CEO nói không livestream nhưng thay vào đó lại tổ chức talkshow phát sóng trực tiếp chẳng khác gì “nói 1 đường làm 1 nẻo”. Những phát ngôn nhạy cảm, động chạm gần đây của bà Hằng cũng được nhắc đến như một lời “cảnh báo” mong nữ CEO không phạm phải sai lầm cũ.

nguyen-phuong-hang-2

“Nghỉ ngơi thêm đi cô. Khoan đã mở các talkshow, thời điểm này rất nhạy cảm”.

“Thôi chị ơi, ngưng được rồi, nói nhiều hay bị lỡ lời. Ếch chết tại miệng. Hãy để mọi người yêu mến chị với tư cách là 1 mạnh thường quân vĩ đại, 1 người phụ nữ tài sắc vẹn toàn”.

“Bớt bớt lại chị ơi, vui vẻ ca hát thôi”.

“Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại kẻ mừng kẻ lo”.

“Doanh nhân bây giờ không cần làm việc mà thích đi nói chuyện thế nhỉ?”.

Trước những ý kiến trái chiều từ cư dân mạng, phía bà Nguyễn Phương Hằng và Đại Nam vẫn chưa có phản hồi thêm.

Chỉ mới vài ngày trước, vợ ông Dũng Lò Vôi còn xuất hiện trong một livestream ngắn nói về chuyện vi phạm bản quyền ca khúc “Đoạn buồn đêm mưa” của tác giả Tú Nhi (danh ca Chế Linh) và Vinh Sử. Bà Hằng cho biết rất hoang mang khi biết mình đã chế lời bài hát trên thành bài “T30 và tôi”, “Mưa An Phước”. Dù vậy nữ CEO vẫn tin tưởng danh ca Chế Linh sẽ không kiện mình. Bà Hằng hứa sẽ công khai cảm ơn nam Chế Linh và mời ông về Việt Nam biểu diễn trong thời gian tới.

Lấy chồng được hơn 1 năm, chồng chỉ muốn “gần gũi” vào ngày rằm, đến khi biết được nguyên nhân tôi lạnh người run s:ợ

0

Tôi bất ngờ chết sững, nhìn gương mặt cau có khó chịu của chồng. Hóa ra, anh chỉ muốn lên giường với vợ vào ngày rằm là có nguyên do.

Tôi và Huy kết hôn đã gần 2 năm. Cuộc sống vợ chồng khá bình yên và thoải mái. Cho đến khoảng nửa năm gần đây, tôi thấy chồng rất kì lạ.

Thông thường, chuyện vợ chồng gần gũi của chúng tôi rất tùy hứng, không theo thời gian nhất định nào. Nhưng từ nửa năm trở lại đây, tôi để ý rằng chồng chỉ muốn lên giường với tôi vào ngày rằm. Ban đầu tôi không chú ý, nhưng thấy tần suất quan hệ ngày một thưa thớt thì tôi sinh nghi. Tôi hỏi chồng vì sao thì anh chỉ nói làm chuyện đó vào ngày rằm sẽ có nhiều hứng thú hơn.

Tôi thấy rất khó hiểu nhưng vẫn chiều theo chồng, dù sao cũng không khó khăn gì. Có điều từ ngày đó, tính tình của chồng tôi bỗng trở nên khó chịu, dễ nổi nóng hơn. Có nhiều đêm tôi thấy chồng bỏ ra phòng khách ngủ với lý do để thoáng hơn dễ ngủ.

Đến một ngày, hai vợ chồng tôi về quê chồng ăn giỗ. Tôi và chồng thường ở thành phố, số lần về quê chỉ đếm trên bàn tay. Mỗi lần về, tôi đều phải nghe lời thúc giục mau sớm có con của họ hàng. Lần này cũng không khác gì, tôi đành im lặng bỏ ngoài tai. Quả thật chúng tôi không kiêng gì, chuyện con cái đành thuận theo tự nhiên.


Ảnh minh họa: Internet

Đến chiều tối, tôi từ sau vườn đi vào nhà thì tình cờ nghe chồng đang nói chuyện với một người họ hàng:

“Dì nói sao thì cháu làm y như vậy, đến giờ cũng có tin tức gì đâu? Hay bà thầy bói kia lừa dì rồi?”.

“Làm sao có thể, bà ấy coi hai cháu phải gần gũi vào ngày rằm thì mới mau có con trai được. Cháu nghe theo lời dì đi, đảm bảo không sai. Chứ cháu nhìn xem, vợ của cháu cưới cả năm hơn cũng chẳng có tin tức. Sau này mà không có con thì đừng trách dì không nhắc cháu!”.

Nửa năm chồng chỉ gần gũi vào ngày rằm, biết được nguyên nhân tôi sốc không  nói nên lời - Góc tâm tình - Việt Giải Trí

Tôi bất ngờ chết sững, nhìn gương mặt cau có khó chịu của chồng. Hóa ra, anh chỉ muốn lên giường với vợ vào ngày rằm là có nguyên do. Tôi hiểu chồng muốn có con trai nhưng sao anh lại nghe theo lời bói toán của họ hàng như thế? Chúng tôi có thể đến bác sĩ thăm khám mà. Hay là anh nghe theo họ hàng rằng do tôi bị bệnh nên mới không sinh được con?

Nghĩ thế thôi mà tôi đau lòng lắm, là vợ chồng với nhau nhưng sao anh chẳng tin tưởng vợ mình như thế? Tôi phải làm sao đây?

L/ộ chân dung và sự thật thông tin bạn trai của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh là chồng cũ MC nổi tiếng: Bảo sao cứ phải giấu kín như bưng không cho l/ộ mặt

0

Thông tin bạn trai của nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh từng là chồng cũ của MC nổi tiếng được lan truyền khiến người hâm mộ xôn xao.

GĐXH – Phạm Quỳnh Anh đã trải qua 3 lần sinh nở nhưng vóc dáng của cô vẫn rất đẹp và săn chắc. Bí quyết giảm cân của cô có gì độc lạ mà hiệu quả được như vậy?

Sự thật thông tin bạn trai của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh là chồng cũ MC nổi tiếng

Lộ chân dung và sự thật thông tin bạn trai của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh là chồng cũ MC nổi tiếng- Ảnh 2.

Thời gian gần đây, trên một số fanpage và trang tin xuất hiện thông tin bạn trai của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh chính là chồng cũ của một nữ MC nổi tiếng. Theo tìm hiểu, thông tin này không phải là mới và đã xuất hiện cách đây gần 1 năm, không hiểu vì lý do gì mà hiện lại được chia sẻ trở lại.

Sự thật thông tin này đã được chính ca sĩ Phạm Quỳnh Anh lên tiếng đính chính cách đây 1 năm. Theo đó, nữ ca sĩ cho biết, người yêu của mình “không phải là thiếu gia và cũng không phải là chồng cũ của một MC nào cả”. Cô mong những thông tin thiếu tính xác thực được tháo gỡ.

 

Bà mẹ ba con cho rằng những ai yêu thương, tin tưởng cô sẽ biết cách chọn lọc thông tin và không làm phiền đến cuộc sống những người không liên quan. Riêng với những trường hợp cố tình đưa tin sai, nữ ca sĩ bày tỏ thái độ không hài lòng. “Họ bất chấp đúng sai, chỉ cần phục vụ được số đông tò mò là họ sẽ làm bằng mọi cách. Từ đó khi sống trong một thời đại 4.0 như bây giờ, dư luận, khán giả cũng không phân biệt được thật giả”, cô viết.

Lộ chân dung và sự thật thông tin bạn trai của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh là chồng cũ MC nổi tiếng- Ảnh 3.

 

Người yêu cũng xuất hiện trong MV mới của Phạm Quỳnh Anh song danh tính vẫn được giữ kín

Phạm Quỳnh Anh nói có thời điểm cô thấy ngại vì ai chụp ảnh chung cũng vướng nghi vấn trở thành bạn trai hay chồng mình, dù là “anh rể chụp chung, người bạn từ Mỹ về, hay một người bạn lâu năm”… Cô nghĩ mình phải lên tiếng vì cảm thấy áy náy, phiền phức, không muốn việc này ảnh hưởng đến sự bình an của những người không liên quan.

 

Theo giọng ca Không đau vì quá đau, việc giữ sự riêng tư là mong muốn chính đáng của mỗi cá nhân. Cô cho rằng không có luật pháp nào quy định nghệ sĩ phải công khai chuyện riêng tư cho đến khi họ cảm thấy đến thời điểm thích hợp để chia sẻ.

“Mong rằng những ai đã yêu thương mình sẽ luôn luôn hiểu đúng, tránh xa những nguồn tin không chính thống, chưa có sự kiểm chứng và hãy cho tôi có được một cuộc sống bình yên cùng với gia đình của mình”, cô bày tỏ.

Chân dung bạn trai Phạm Quỳnh Anh qua chia sẻ của nữ ca sĩ

Lộ chân dung và sự thật thông tin bạn trai của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh là chồng cũ MC nổi tiếng- Ảnh 4.

Phạm Quỳnh Anh được người yêu kề cận chăm sóc khi sinh con thứ 3

Trong một chương trình, Phạm Quỳnh Anh tiết lộ muốn sinh thêm con với bạn trai, tuy nhiên cô đã bị người yêu từ chối lời đề nghị vì lý do xúc động.

Cụ thể, Phạm Quỳnh Anh chia sẻ trong chương trình: “Chị bây giờ cũng có cảm giác muốn đẻ nữa mà, bởi vì thấy Zoey mới đẻ đây, mình mới sinh ra con thôi mà bây giờ đã biết đi, biết phá phách mọi thứ xung quanh. Thấy hành trình con lớn khôn nhanh quá. Chị có hỏi đùa đối tác: ‘Hay đẻ nữa không?’ thì anh đáp: ‘Không’. Bởi vì anh nói anh đã có tận 3 đứa con rồi cho nên anh không cần nữa. Zoey là con đầu của anh nhưng cộng thêm Tuệ Lâm – Tuệ An của chị là thành 3 đứa rồi. Khi nghe câu này chị cực kỳ xúc động, để có một người đàn ông coi con mình là con của họ thì đó là sự may mắn của mình”.

Trong một cuộc phỏng vấn, Phạm Quỳnh Anh thừa nhận bản thân từng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong cuộc sống, từ hạnh phúc đến đau thương. Sau khi bước qua khó khăn và tìm đến những trải nghiệm mới vui vẻ hơn, cô nhận ra chẳng điều gì có thể đánh gục mình. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Tôi cảm giác như mình đã hoàn thành một chặng đường và sự bình yên đang đến. Tôi cảm thấy những nỗ lực trong thời gian dài rất xứng đáng”.

Nói về bạn trai hiện tại, Phạm Quỳnh Anh cho biết cả hai không đặt ra bất kỳ nguyên tắc gì cho mối quan hệ mà để mọi chuyện diễn ra tự nhiên. “Chúng tôi tôn trọng để đồng hành với nhau. Khi có mâu thuẫn chúng tôi tìm cách giải quyết một cách khéo léo. Thời điểm này, sự bình yên đến với tôi vì tôi đã có sự tôn trọng, tích cực trong suy nghĩ để mọi điều nhẹ nhàng nhất”, cô nói.

Chưa dừng lại ở đó, Phạm Quỳnh Anh còn tiết lộ bạn trai là người chu đáo, biết quan tâm. Anh sẵn sàng chia sẻ, đồng hành cùng cô mọi điều trong cuộc sống. “Tôi không có cảm giác thức đêm chăm con, vì anh đã cân hết rồi”, cô kể. Với cuộc sống hiện tại, Phạm Quỳnh Anh không giấu được niềm hạnh phúc khi bạn trai luôn bên cạnh, cùng nhìn con phát triển. “Tôi cảm thấy vui với điều đó vì sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi nữa”, cô tâm sự.

Ngoài ra, chồng cũ của Phạm Quỳnh Anh và người yêu hiện tại của cô đã từng gặp mặt, ngồi cùng một bàn ăn.

Được biết, bạn trai Phạm Quỳnh Anh là một doanh nhân và kém tuổi cô. Tháng 7/2022, cặp đôi hạnh phúc chào đón con gái cưng. Nhóc tỳ có tên gọi thân mật là Zoey. Nữ ca sĩ nghẹn ngào chia sẻ sau khi sinh lần thứ 3: “Dù không phải là lần đầu tiên trải qua cảm giác này nhưng với mẹ, ngày con sinh ra đời vẫn là một kỷ niệm thật khó quên, vẫn nguyên vẹn sự hồi hộp, lo âu, vẫn vỡ oà khi nghe tiếng con gái khóc lần đầu và người mà mẹ thương bấy lâu nay, người vẫn hay gò cứng bụng mẹ, đạp thẳng chân khiến mẹ có những cú đau điếng, nay đã thật sự ở đây trong vòng tay yêu thương của cả gia đình”.

Trước khi qua đời, bố gọi tôi vào rồi đưa cho tấm thẻ đen đang có 20 tỷ thừa kế. Ông dặn sau khi ông ra đi thì hãy ra kiểm tra rồi rút hết tiền về nhưng khi nhìn đến số dư thì nhân viên ngân hàng thông báo một câu không thể s-ố-c hơn

0

Tôi không thể ngăn nước mắt trào ra khi nhìn số tiền kia.

Tôi đứng lặng người trước máy ATM, thân người run lên sau khi số dư hiện lên màn hình: 2.025.196.859 đồng. Hơn 2 tỷ đồng. Con số này cứ như một giấc mơ.

Bố tôi, người đàn ông sống cuộc đời giản dị đến mức đơn sơ, làm sao có thể để lại cho tôi một gia tài lớn đến như vậy? Bố không bao giờ chi tiêu vào những thứ bố coi là “không cần thiết”. Mỗi buổi sáng, bố chỉ uống một tách trà đậm, không đường sữa, không bánh mì hay bất kì món nào khác. Bữa trưa thì một tô cơm trắng với vài miếng dưa muối, ít rau luộc, bữa tối thì thêm được vài con cá khô nhỏ bằng 2 ngón tay.

Những năm tháng cuối đời của bố, căn bệnh hiểm nghèo bắt đầu “ghé thăm” khiến sức khỏe của bố ngày càng sa sút. Đáng lẽ ra, với số tiền này bố hoàn toàn có thể chi trả cho viện phí, thuốc men để kéo dài sự sống. Nhưng bố không làm vậy. Mỗi lần tôi đề xuất, bố chỉ mỉm cười, lắc đầu và nói: “Tiết kiệm, con à, tiết kiệm cho tương lai của con”.

Tôi còn nhớ, lần cuối cùng tôi đưa bố đến bệnh viện, bố nhìn tôi bằng ánh mắt đượm buồn nhưng lại chứa đựng một nghị lực phi thường. “Con yên tâm, bố ổn mà, bố đã để dành cho con một món quà, khi nào bố không còn nữa, con sẽ biết”. Lời bố nói ngày đó, giờ đây mới thực sự làm tôi cảm nhận được trọn vẹn.

Trước khi qua đời, bố đưa cho tôi một tấm thẻ và dặn ông đi rồi thì hãy kiểm tra, ngày đến ngân hàng, người tôi run lên khi số dư hiện ra - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi không thể ngăn nước mắt trào ra khi nhìn số tiền kia. Bố đã sống cuộc đời của mình một cách tiết kiệm, không chỉ về vật chất mà cả trong từng câu nói, cử chỉ, hóa ra gia tài của bố đã được tích góp để dành riêng cho tôi, dành cho đứa con gái bé bỏng mà bố yêu thương.

Những ký ức tuổi thơ ùa về, những lần tôi đòi mua đồ chơi, sách mới, hay những món ăn vặt bố đều từ chối. Bố luôn nhắc, “Tiền không dễ kiếm, con à. Chúng ta phải tiết kiệm cho những việc quan trọng”. Ngày ấy, tôi không hiểu “những việc quan trọng” bố nói là gì. Đến bây giờ, tôi mới thấu hiểu, bố đã dành cả đời mình để chuẩn bị cho tôi một cuộc sống không phải lo lắng về tài chính.

Tôi quyết định sẽ sử dụng số tiền này một cách thông minh, tiếp nối ý nguyện của bố. Tôi sẽ đầu tư vào học vấn, vào sự nghiệp, để bản thân có thể trở nên mạnh mẽ và độc lập, như bố luôn mong muốn.

Giờ đây, nghĩ về bố, trong đầu tôi không chỉ là những ký ức về một người cha tiết kiệm mà còn là bài học về tình yêu thầm lặng, sự hy sinh cao cả. Tôi ôm lấy tấm thẻ ngân hàng, như thể ôm lấy bố, bước ra khỏi ngân hàng với nỗi biết ơn sâu sắc. Bố đã để lại cho tôi không chỉ là một món quà vật chất mà còn là bài học cuộc sống quý giá. Bài học ấy, tôi sẽ mang theo suốt đời.

Cuộc gọi á/m ả/nh của gã đàn ông s/á/t h/ạ/i bạn gái sau khi cầu hôn, nhân chứng kể lại hiện trường v/ụ á/n

0

Sau khi ra tay với bạn gái, Minh vội vàng bỏ đi. Theo tiết lộ của người dân sống gần nhà nghỉ, đối tượng này đã gọi một cuộc  điện thoại ngay trước cửa nhà nghỉ.

Vụ án mạng tại một nhà nghỉ ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng khiến dư luận bàng hoàng những ngày qua. Nạn nhân của vụ án là chị H (23 tuổi), bị Phan Văn Minh (27 tuổi) ra tay tàn nhẫn trong một phòng nhà nghỉ. Được biết, H và Minh là người yêu. Chỉ trước đó 1 ngày, Minh đã cầu hôn H thành công.

cau-hon-da-nang-1

Nhà nghỉ T.B nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Báo Dân Việt

Ngày 14/10, Minh đến nhà nghỉ T.B thuê phòng. Đến 23h ngày 15/10, hắn quay lại với chị H. Đến gần 11 giờ trưa 16/10, Minh rời khỏi nhà nghỉ với nhiều biểu hiện đáng nghi. Báo Dân Việt cho biết, ông D.V.T – chủ quán cơm gà gần nơi xảy ra vụ việc đã nghe thấy Minh gọi một cuộc điện thoại.

cau-hon-da-nang-2Ông D.V.T chủ quán cơm gà gần nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Báo Dân Việt

“Sau khi gây án thì anh ta đã gọi điện thoại báo cho người nhà nạn nhân là mình đã sát hại Y.H. Gia đình nghe tin thì điện thoại báo công và sau khi chủ nhà nghỉ lên kiểm tra thì thấy nạn nhân đã tử vong. Nhận được tin báo thì công an đã xuống phong tỏa hiện trường để điều tra vào chiều hôm qua 16/10”, ông T cho biết.

Điều tra ban đầu cho biết, nguyên nhân khiến Minh ra tay tàn nhẫn với người bạn gái vừa cầu hôn thành công được cho là vì mâu thuẫn tình cảm. Hiện tại, nạn nhân đã được đưa về quê nhà để lo hậu sự. Các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, xử lý nghi phạm Minh theo đúng quy định của pháp luật.

da-nang-5

Minh cầu hôn chị H thành công trước khi sát hại bạn gái. Ảnh chụp màn hình

Cũng liên quan đến vụ việc này, đoạn clip Minh cầu hôn chị H bất ngờ trở nên viral trên mạng xã hội. Cư dân mạng không khỏi xót xa khi nhìn thấy vẻ hạnh phúc của chị H trong khoảnh khắc nhận hoa và nhẫn từ bạn trai. Không thể ngờ chỉ sau đó chưa đầy 1 ngày, chính người đàn ông đó lại ra tay đầy máu lạnh với H.