Đất 50 năm là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất 50 năm là đất có thời hạn sử dụng là 50 năm, gồm:
Đất hộ gia đình hay Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình trên thực tế rất phổ biến và trong nhiều trường hợp khó xác định một thành viên có chung quyền sử dụng đất với các thành viên khác hay không. Đối với đất có sổ đỏ hộ gia đình, khi sang tên người dân cần nắm rõ những lưu ý dưới đây để tránh xảy ra tranh chấp không đáng có.
Thế nào là đất đai hộ gia đình?
Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất cụ thể như sau:
“29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Theo đó, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:
– Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp hoặc cùng nhau tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…
Trong Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình. Theo đó, không nhất thiết phải chung hộ khẩu mới có chung quyền sử dụng đất.
Dựa vào những quy định trên có thể suy ra đất đai hộ gia đình là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Lưu ý quan trọng khi mua bán đất có sổ đỏ hộ gia đình
+ Bán đất sổ đỏ hộ gia đình cần được sự đồng ý của tất cả các thành viên
Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
+ Những giấy tờ cần khi chuyển nhượng đất sổ đỏ đứng tên hộ gia đình
Đất sổ đỏ đứng tên hộ gia đình, khi chuyển nhượng cần những giấy tờ sau:
– Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất);
– Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên chung quyền sở hữu nhà đất của hộ gia đình;
– Tờ khai lệ phí trước bạ và các giấy tờ khác liên quan khác.
Những quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình
Những quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình được quy định trong luật đất đai 2013 và thông tư 23/2014/TT-BTNMT cụ thể:
– Chủ hộ được đứng tên sổ đỏ, sổ hồng;
– Ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
– Ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác.
Cảnh sát giao thông nhiều tỉnh, thành đã công bố danh sách phương tiện bị phạt nguội trong tháng 11, 12.
Thông qua hệ thống camera giám sát thông minh tại các nút giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Bình và công tác tuần tra kiểm soát từ ngày 4 – 10.12.2024, ghi nhận và xử lý 44 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Các trường hợp vi phạm giao thông chủ yếu là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, vượt quá tốc độ quy định, không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Trong đó, lỗi vượt quá tốc độ chiếm nhiều nhất với 28 trường hợp; lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông là 16 trường hợp.
Theo danh sách cảnh sát giao thông Hà Nội mới công bố, trong tháng 11.2024 có 536 xe ôtô bị phạt nguội.
Người dân lưu ý, khi đến nộp phạt nguội, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với xe ôtô: Đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép lái xe của người vi phạm, căn cước công dân của người vi phạm (với mỗi loại giấy tờ photo 1 bản).
Có phải theo quy định mới từ ngày 1/1/2025, CSGT sẽ xử phạt nặng và trừ điểm trên bằng lái đối người lái xe máy rẽ phải khi đèn đỏ?
Mức phạt cụ thể là như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), tín hiệu đèn giao thông màu đỏ là cấm đi. Như vậy, người tham gia giao thông khi gặp đèn đỏ không được rẽ phải; trừ trường hợp những nơi có biển báo phụ cho phép được rẽ phải.
Đối với trường hợp người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu gặp tín hiệu đèn giao thông là đỏ mà rẽ phải trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 7 và điểm b khoản 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1/2025).
Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), lỗi này bị phạt tiền từ 800.000 đến một triệu đồng.
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), mức tiền phạt cụ thể đối với lỗi này là mức trung bình của khung tiền phạt (tức 5 triệu đồng); nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt (tức là không được thấp hơn 4 triệu đồng).
Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt (tức là không được vượt quá 6 triệu đồng).
Đèn tín hiệu giao thông tại Đà Lạt. Ảnh: VNE
Giấy phép lái xe sẽ bị trừ 4 điểm
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Căn cứ Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, về điểm của giấy phép lái xe có những nội dung cần lưu ý sau:
– Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
– Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
– Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Vợ chồng tôi chỉ có một cậu con trai duy nhất. Con là niềm tự hào của bố mẹ và dòng họ vì ngay từ khi còn bé, con đã học rất giỏi, năm nào cũng có giấy khen. Lớn lên con thi đỗ vào một trường đại học thuộc hàng top của cả nước, tốt nghiệp xong liền ở lại thành phố lớn làm việc.
Lúc con trai mới ra trường, tôi từng đề nghị con về quê tìm việc vì chúng tôi chỉ có mình con nên muốn được ở gần để tiện chăm lo. Nhưng con trai gạt đi và bảo về quê không có cơ hội phát triển, ở lại thành phố lớn mới mở mang tầm mắt, thăng tiến trong sự nghiệp được.
Vợ chồng tôi đều là những người nông dân quê mùa, nghe con nói vậy thì thấy cũng đúng. Con còn trẻ, muốn phát triển, bay nhảy là điều đúng đắn. Chúng tôi không nên hạn chế tự do vươn cao của con. Thế nên chúng tôi chỉ có thể giúp đỡ con bằng cách bán một mảnh đất ruộng, dồn hết tiền tiết kiệm cho con lấy vốn làm ăn. Lúc đó 300 triệu mà chúng tôi có là cả một gia tài. Nhưng lên thành phố, 300 triệu chẳng thấm vào đâu. Tôi gọi điện thăm hỏi thì con nói phải đi vay thêm cả tỷ bạc nữa mới đủ dùng.
Để giúp đỡ con trai trả nợ, chúng tôi làm lụng, chi tiêu tằn tiện, mỗi tháng gửi thêm cho con 5 triệu, chỉ mong con sớm trả hết nợ, công thành danh toại.
Rồi con trai tôi yêu đương, dẫn về nhà một cô gái người thành phố để ra mắt bố mẹ. Chúng tôi chỉ thấy đó là một cô gái đẹp, gia cảnh hơn nhà tôi vì bố mẹ đều là giáo viên. Các con nói làm đám cưới ở khách sạn chứ không tổ chức ở quê. Con sẽ bố trí xe để chở bố mẹ, các bác đại diện trong dòng họ ra ăn cưới.
Đám cưới con trai mà vợ chồng tôi chẳng lo được cái gì. Mọi thủ tục đều là con trai và nhà thông gia làm, hôm cưới thì vợ chồng tôi cùng họ hàng ngồi đủ một chuyến xe 30 chỗ lên thành phố. Làm bố mẹ, đến ngày trọng đại của con cũng không góp được gì nên chúng tôi quyết định dốc hết tiền túi và vay thêm họ hàng để mua 2 cây vàng tặng các con làm quà cưới.
Sau đám cưới của con, vợ chồng tôi không gửi tiền cho con nữa mà bắt đầu tiết kiệm để trả nợ họ hàng.
2 tháng sau thì con trai gọi điện thông báo mua nhà, hỏi chúng tôi có tiền không thì cho con mượn. Nhưng chúng tôi lúc này lấy đâu ra tiền nữa. Vợ tôi nói nếu cần thiết thì sẽ bán nốt mảnh ruộng còn lại. Con trai nghe vậy thì từ chối, bảo sẽ xoay xở cách khác.
Rồi con mua một căn hộ chung cư rộng hơn trăm mét. Vợ chồng tôi lên ăn tân gia mà choáng váng kinh ngạc. Căn hộ rất đẹp, đầy đủ nội thất hiện đại khiến 2 vợ chồng già nhà quê chúng tôi lóa mắt, chỉ biết trầm trồ khen ngợi và mừng cho các con. Khi tôi hỏi con lấy tiền đâu mua nhà thì con bảo: “Bố không phải lo, con còn nợ một ít nhưng sẽ sớm trả xong thôi”.
Từ khi lấy vợ và có nhà cửa đàng hoàng, con trai tôi cả năm chỉ về nhà vào mỗi dịp Tết. Trước kia khi còn ở trọ thì con còn 3-4 tháng về nhà thăm bố mẹ một lần, giờ thì về đúng mùng 3 Tết, hôm sau lại đi luôn. Vợ chồng tôi lủi thủi ở quê vẫn chỉ có 2 ông bà già với nhau.
Thời gian cứ thế trôi, khi con dâu sinh con, vợ tôi muốn lên chăm sóc thì con nói đã nhờ được ông bà ngoại trông coi rồi nên vợ tôi không đi nữa.
Cho tới cuối tuần vừa rồi, tôi lên thành phố khám bệnh vì gần đây bị ho tức ngực, rất khó chịu, khám xong thì quyết định về nhà con trai, tiện thể ở lại vài ngày chơi với cháu nội.
Tôi đến đúng vào giờ cơm tối, các con đều rất kinh ngạc. Con trai biết chuyện thì trách tôi không nói với con, để con về quê đón bố đi khám. Còn con dâu thì vội đi lấy thêm bát đũa. Tôi kinh ngạc khi thấy ông bà thông gia cũng đang ngồi ăn cơm ở đây.
Ảnh minh họa
Đến khi cơm nước xong xuôi, ngồi ghế sô pha nói chuyện, tôi mới biết sau khi mua nhà, con trai tôi đón bố mẹ vợ tới ở cùng, vừa để chăm sóc con dâu mang thai và sinh đẻ, vừa để hỗ trợ việc nhà. Thế mà bao nhiêu năm qua, vợ chồng tôi không hề biết. Lúc con dâu mới sinh xong, chúng tôi đến thăm thì cứ tưởng ông bà thông gia đến chăm cháu 1-2 tháng thôi. Ngờ đâu, họ ở đây từ lâu rồi và sẽ tiếp tục ở đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Buổi đêm, lạ giường nên tôi trằn trọc không ngủ được liền dậy đi vệ sinh. Do chưa quen bố trí phòng nên tôi đi khắp nơi tìm nhà vệ sinh, thế nào lại đi ngang qua phòng con trai và nghe tiếng rù rì nói chuyện. Con dâu hỏi: “Bố anh định ở bao lâu? Liệu có phải ông lên xem xét để 2 ông bà chuyển đến ở cùng không? Em nói trước là em không đồng ý đâu nhé”.
Con trai tôi đáp lại: “Em yên tâm, anh biết mà. Bố mẹ anh không bỏ được quê đâu. Ông lên chơi vài ngày rồi lại về thôi”.
Con dâu tiếp: “Tốt nhất là thế. Anh đừng quên căn nhà này có hơn nửa tiền là của bố mẹ em cho, anh báo hiếu, phụng dưỡng bố mẹ em là đúng. Còn bố mẹ anh ở quê được rồi, sau ông bà già yếu thì anh thuê người chăm sóc là được”.
Con trai tôi nghe vợ nói thế thì liên tiếp khẳng định: “Anh biết, anh biết mà”.
Tôi đau thắt lòng. Hóa ra căn nhà này thông gia cho hơn nửa mua nhà nên con dâu có quyền lớn như vậy. Nhưng con trai không biết rằng, trước đó con lập nghiệp và trả nợ, vợ chồng tôi đã gom góp tính ra cũng cả tỷ bạc cho con. Vậy mà con không định báo hiếu chúng tôi sao?
Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng thì lặng lẽ ra về. Ngồi trên xe, thấy con trai gọi điện, tôi nghe máy và nói đúng một câu: “Bố về quê rồi”. Con hỏi đi hỏi lại sao tôi không nói gì đã đi, có biết làm con lo lắng thế nào không? Không thoải mái ở đâu thì phải bảo con chứ sao lại tự ý đi… Tôi liền cúp máy, không trả lời thêm nữa.
Tôi ngẫm nghĩ mãi cũng hiểu ra rằng, con cái trưởng thành rồi, chúng ta không thể nào kiểm soát cuộc đời hay suy nghĩ của chúng. Chỉ có thể tự lo cho tuổi già của mình.
Trong lúc giúp đỡ con cái cũng đừng quên tiết kiệm một khoản tiền dưỡng lão, sau này về già, cho dù con cái không về, ít nhất bạn cũng có khả năng thuê người chăm sóc.
Hàng tháng đóng góp cho bố chồng phần lớn số tiền kiếm được, nhưng vẫn bị ông bóng gió mắng mỏ lãng phí, ăn bám.
Tâm sự chuyện ứng xử bố chồng nàng dâu
Trước khi cưới, có vài lần tôi được bạn trai dẫn về nhà chơi, tiếp xúc với bố anh ấy tôi cảm nhận được tính hiền lành, chất phác từ bố chồng tương lai. Tôi cũng yên tâm lắm vì ông lúc đó không hề phản đối, tỏ thái độ gì. Tôi vẫn nhớ như in lời ông nói với tôi: “Hai đứa yêu nhau, muốn đến với nhau thì tự do lựa chọn, tôi không phản đối. Sau này sướng khổ tự chịu“.
Thế mà bạn trai cứ hay kể về sự khó tính của bố anh ấy, nào là không cho đi chơi về muộn, nào là rất khắt khe đến chuyện chi tiêu của con trai… Quả thực, tôi thấy bạn trai có nhiều đức tính tiết kiệm, biết cách chi tiêu đồng tiền hợp lý. Điều này chắc hẳn ảnh hưởng từ bố anh ấy. Cũng tốt, người đàn ông chịu khó, tiết kiệm như vậy giờ hiếm lắm, toàn các anh chàng chỉ biết tiêu tiền bố mẹ thôi.
Tôi nghĩ, bố anh ấy làm thế cũng chỉ tốt cho con trai thôi, để anh ấy tự lập và bản lĩnh hơn. Được làm con dâu của người bố chồng như thế, tôi thêm vững tin bước vào đám cưới trong niềm phấn khởi. Đám cưới của tôi diễn ra thuận lợi, không có điều gì khiến tôi phải băn khoăn, lo lắng cả.
Nhưng đến khi về làm dâu nhà chồng rồi tôi mới thấm dần cái giá của sự ngây thơ bồng bột của mình. Ngay ngày đầu tiên, bố chồng đã gọi vợ chồng tôi ra phòng khách nói chuyện, bàn bạc việc nhà. Bố chồng tôi đưa ra một loạt các quy định khắt khe bắt tôi phải thực hiện, nhưng bất ngờ hơn đó là việc chi tiêu trong gia đình.
Bố chồng tôi bắt hai vợ chồng phải nộp 70% lương, thưởng để ông chi tiêu mọi thứ trong gia đình. Còn lại là vợ chồng tôi dùng để tiêu vặt như tiền xăng xe, điện thoại, chi tiêu cá nhân. Tôi lương cao mà phải nộp gần như hết nên rất ấm ức, mà có tiền rồi hàng ngày bố chồng tôi phát tiền để mẹ chồng và con dâu đi chợ. Bố chồng định ra hạn mức chi tiêu khiến tôi rất mệt mỏi trong tính toán đi mua đồ.
Con dâu khổ sở khi sống chung nhà với bố chồng. (Ảnh minh họa)
Ngay cả mẹ chồng tôi cũng không thể can thiệp vào chuyện chi tiêu trong gia đình. Cuối tháng, nghe bố chồng cằn nhằn về chuyện tháng này dùng tốn tiền điện, nước, sinh hoạt phí mà tôi nóng mặt. Chẳng khác nào ông bóng gió mắng con dâu vì lúc nào cũng có câu so sánh: “Trước đây có hết mấy đâu, sao giờ lại nhiều thế nhỉ?”, “Nhà này dùng như phá, có ngày sạt nghiệp“… Nhiều lần bố chồng tôi ám chỉ con dâu như một kẻ ăn bám, mặc dù số tiền tôi nộp thoải mái chi tiêu trong tháng cho cả nhà.
Bố chồng tôi khó tính, chi li từng khoản đã đành, chồng tôi cũng không kém bố là bao. Hàng ngày tìm cách kì kèo với tôi để có thêm tiền đi uống cafe, bia rượu với bạn bè. Tôi không đưa cho thì giận dỗi, vùng vằng mách bố. Bố chồng tôi lại gọi con dâu ra giáo huấn một trận, còn đòi gọi điện trả lại cho nhà thông gia. Tôi mua gì cũng bị bố chồng tra hỏỉ giá cả rồi chê bai tôi mua đắt, ăn chơi, lãng phí… Tôi chẳng làm gì sai mà vẫn phải nhẫn nhịn, nói lời xin lỗi để bố chồng bớt nóng.
Mang tiếng là lấy chồng nhà có điều kiện, vậy mà tôi phải khổ sở với sự hà khắc của bố chồng và keo kiệt của ông và chồng tôi. Nhiều lúc cứ phải nói dối để xin tiền bố mẹ đẻ để mua sữa, bỉm cho con. Nhận được tiền bố mẹ gửi mà tôi bật khóc, tôi không hiểu mình đang làm chuyện gì nữa, đi làm có lương mà vẫn phải xin tiền nhà ngoại. Chưa báo đáp được ngày nào lại còn tìm cách vun vén cho nhà chồng.
Mới kết hôn được gần 3 năm mà tôi đã thấy mệt mỏi rồi, nhiều lúc tôi chỉ muốn rời khỏi nhà chồng vì không thể chịu đựng nổi nữa. Tôi phải làm gì để bố chồng và chồng tôi bớt tính gia trưởng và keo kiệt? Thấy hối hận khi không tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn, tôi có nên ly hôn không?
Cá nhân, hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành ba nhóm tái chế, thực phẩm và khác, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.
Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, cá nhân, hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm ba loại gồm tái chế, thực phẩm và khác. Nếu không phân loại, họ sẽ bị xử phạt 500.000 đến một triệu đồng, theo Nghị định 45/2022. Với hành vi không phân loại và lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp sau phân loại, tổ chức, cơ quan, cơ sở sản xuất sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng.
UBND các địa phương và thanh tra ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt hành vi trên.
Theo bà Dương Thị Thanh Xuyến, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (Bộ Tài nguyên và Môi trường), phân loại rác tại nguồn sẽ giúp tăng nguyên liệu tái chế. Đây là cơ sở hình thành nền kinh tế tuần hoàn, biến chất thải thành tài nguyên, phục vụ cho sản xuất. Quy định này cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý, hướng tới nền kinh tế không phát thải năm 2050.
Đồ họa: Đăng Hiếu – Phùng Tiên
PGS. TS Nguyễn Thế Chinh – nguyên Viện trưởng Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng chất thải không phân loại sẽ gây thiệt hại cho kinh tế, xã hội, đồng thời tác động tiêu cực tới biến đổi khí hậu, do lượng phát thải khí metan lớn từ chất thải hữu cơ.
Thực tế, một số địa phương đã thí điểm phân loại rác tại nguồn từ sớm, nhưng còn vướng mắc. Theo bà Xuyến, thiếu hạ tầng thu gom khiến việc phân loại rác không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa thực sự hình thành nền kinh tế tái chế, dẫn tới “việc tìm kiếm đầu ra cho chất thải rắn còn lúng túng”.
“Muốn công tác phân loại có hiệu quả, hạ tầng phải đồng bộ”, bà Xuyến nói tại một tọa đàm giữa tháng 12.
Luật Bảo vệ môi trường xác định UBND các cấp chịu trách nhiệm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm quy định phân loại chất thải. Tính đến giữa tháng 12, có 58 địa phương đã ban hành quy định này, 5 địa phương đang chờ phê duyệt.
Với chính sách phân loại rác tại nguồn, các nhà tái chế cũng kỳ vọng có nguồn nguyên liệu sạch, không lẫn rác sinh hoạt, giảm tỷ lệ hao hụt với nguyên liệu đầu vào.
Rác thải sinh hoạt sẽ được phân thành các loại để tiện cho thu gom, tái chế. Ảnh:Gia Chính
Từ ngày 5/1, các cơ sở sản xuất gang, thép, xi măng, lọc hóa dầu… phải chịu phí bảo vệ môi trường với khí thải, theo Nghị định 153/2024.
Mức phí này gồm hai khoản cố định 3 triệu đồng mỗi năm và khoản biến đổi (áp với các cơ sở có lưu lượng xả thải lớn, thuộc đối tượng quan trắc). Khoản biến đổi quy theo các chất gây ô nhiễm thải ra gồm 800 đồng mỗi tấn bụi, khí NO2 và NO, 500 đồng cho một tấn CO… Mức phí này áp cho cả các cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Bên cạnh đó, từ tháng 1/2025, cơ sở sản xuất phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới (ôtô, xe máy…), theo Thông tư 55 của Bộ Giao thông Vận tải. Thông tin phải được duy trì trong suốt thời gian họ cung cấp kiểu, loại xe này ra thị trường.
Với nhựa, lộ trình giảm sản xuất, nhập khẩu túi nilon khó phân hủy bắt đầu từ 1/1/2026. Chính phủ giao UBND các địa phương quy định, quản lý chất thải nhựa, bảo đảm sau năm 2025 không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
Bảo Bảo
Vợ chồng tôi cưới nhau được 7 năm, hiện sống chung với bố mẹ chồng ở một thành phố nhỏ. 7 năm nay, hễ tiết kiệm được khoản nào là chúng tôi lại đi mua vàng, tích trữ từng chút một.
Hai năm trước, cô em chồng muốn vay chúng tôi một ít để mua nhà. Chúng tôi vui vẻ đồng ý. Ngày đó, cô vay 10 cây, giá trị hơn 650 triệu đồng. Căn nhà họ mua giá gần 3 tỷ. Hai năm nay, họ chưa trả vợ chồng tôi cây nào.
Gần đây, chúng tôi có kế hoạch mua xe ô tô. Tôi muốn cô em chồng trả lại một ít trước, nhưng giá vàng bỗng tăng vọt.
Tôi thấy cũng ái ngại, nhưng chuyện nào ra chuyện ấy. Cô chú vay vàng thì phải chấp nhận trả bằng vàng. Nếu cô chú không vay thì vợ chồng tôi vẫn còn giữ vàng đến bây giờ. Tôi đã lý luận với chồng như thế.
Chúng tôi còn thiếu hơn 300 triệu. Với giá vàng bây giờ, cô chú chỉ cần gửi lại trước khoảng 4 cây vàng là đủ.
Chồng tôi bảo đúng lúc vàng tăng cao thế này mà đòi thì ngại quá. Tôi cãi: “Nhưng nhỡ giá vàng còn lên tiếp, không xuống nữa thì sao. Chả nhẽ mình cứ phải đợi đến lúc giá vàng xuống mới dám đòi à?”.
Chồng tôi im lặng không nói gì. Tôi định bụng vài hôm nữa sẽ nói với cô ấy. Vì kế hoạch mua xe này chúng tôi đã dự định từ lâu, vô tình rơi đúng thời điểm vàng lên, chứ không phải vì vàng lên mà chúng tôi tham.
Tôi với mẹ chồng mâu thuẫn vì số vàng tôi cho em chồng vay. Ảnh minh họa: PureWow
Chuyện chưa có gì căng thẳng cho đến khi mẹ chồng tôi biết chuyện. Hôm ấy, vừa đi làm về, tôi đã thấy bà đá thúng đụng nia, dằn dỗi. Tối hôm đó, ăn cơm xong, bà gọi 2 vợ chồng tôi ra nói chuyện.
“Chuyện mua xe có gì phải vội, sao cứ nhất quyết phải là bây giờ. Anh chị làm thế khác nào người dưng nước lã”. Bà nói nhiều và còn gán cho tôi bao nhiêu “tội danh”, nào là không có tình nghĩa, tham lam, tính toán…
Tôi nghe bà nói mà ù hết tai. Về làm dâu được 7 năm nay, chưa khi nào tôi bị bà nói nặng lời như vậy. Nói công bằng, bà cũng đối xử với tôi khá tốt. Vậy mà chỉ vì chuyện này bà nói tôi không ra gì.
Bà nhắc lại chuyện bà cho vợ chồng tôi 2 cây vàng ngày cưới, ý nói vợ chồng tôi không biết điều, rồi cả chuyện bọn tôi sống chung với ông bà, không phải lo nhà cửa như em chồng, rằng tôi có phúc mà không biết.
Không ngờ vì bênh con gái mà bà kể công cả chuyện ấy. Tôi bực quá, nói luôn: “Số vàng ấy bọn con chưa dùng đến. Con sẽ bảo cô T. trả lại 5 cây, 2 cây bọn con gửi lại mẹ, 3 cây bọn con mua xe.
Mẹ có thể cho lại cô cả 2 cây ấy. Vàng của mẹ, tùy mẹ cho ai thì cho”.
Nghe tôi nói vậy, bố mẹ chồng sửng sốt. Trong mắt mẹ chồng dường như vừa có sự giận dữ, vừa có cả chút hối hận vì đã lỡ lời, khiến con dâu tự ái.
Cơn bực tức phía tôi vẫn chưa nguôi, tôi lại nói tiếp: “Ngày cưới, bố mẹ con cũng cho chúng con 2 cây vàng. Nhưng bố mẹ con chưa bao giờ nhắc lại chuyện đó cả.
Chuyện con về đây, sống chung cùng bố mẹ chồng không phải là để dựa dẫm, nhòm ngó gì của nả nhà chồng. Con chỉ nghĩ chồng là con trai duy nhất nên con đồng ý sống chung cho bố mẹ đỡ buồn.
Từ ngày con về đây, chi phí sinh hoạt từ chai dầu ăn đến gói giấy, con đều bỏ tiền ra mua, chưa từng để ông bà phải chịu thiệt. Con không ngờ mẹ lại cho rằng bọn con phải nhớ ơn khi được sống với bố mẹ.
Mẹ nghĩ xem có đứa con dâu nào thích sống với bố mẹ chồng không? Mẹ hỏi ngay cô T. ấy!”.
Tôi nói xong một tràng thì cũng là lúc mẹ chồng tôi rơi nước mắt. Tôi cũng không biết bà uất ức hay áy náy khi nghe tôi nói thế. Tôi nghĩ bà khá “sốc”. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nói hết tâm can mình.
Trong khi chồng tôi can, không cho tôi nói nữa thì bố chồng tôi dìu bà vào phòng.
Lên phòng riêng, tôi bảo với chồng: “Em nghĩ mình nên tính đến chuyện ra ở riêng”. Chồng tôi vẻ mặt buồn bã, chỉ nói: “Để mẹ và em bình tĩnh rồi nói chuyện tiếp”.
Đêm đó, tôi không ngủ được. Tôi không biết mình làm như vậy có nên không.
Người dắt xe không vi phạm Luật Giao thông đường bộ, không bị xử phạt hành chính bởi theo khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, người tham gia giao thông gồm các đối tượng:
Và về nguyên tắc, chỉ người tham gia giao thông mới phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Tuy nhiên, nếu trước đó người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều… thấy cảnh sát giao thông (CSGT) nên dắt bộ xe qua để tránh bị kiểm tra thì vẫn bị xử phạt về hành vi vi phạm trước đó.
Như vậy, để xác định xuống xe dắt bộ qua CSGT có bị phạt không cần xem xét hành vi trước đó của người tham gia giao thông.
Nếu chỉ xuống xe dắt bộ qua chốt Cảnh sát giao thông thì không vi phạm và không bị xử phạt nhưng nếu việc dắt bộ xe qua nhằm che giấu hoặc tránh CSGT vì trước đó đã có hành vi vi phạm giao thông (không đội mũ, uống rượu…) thì người dắt xe vẫn sẽ bị phạt.
Một trong những nguyên tắc khi xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính (điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13).
Để xử phạt được hành vi vi phạm của người tham gia giao thông trước khi người này xuống xe dắt bộ, CSGT phải chứng minh vi phạm khi đang tham gia giao thông.
Có thể thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera…) hoặc người làm chứng.
Trường hợp này CSGT có thể yêu cầu dừng xe kiểm tra, cho người vi phạm xem nay hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó.
Nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.
Nếu CSGT không chứng minh được lỗi vi phạm thì không có quyền xử phạt lỗi vi phạm đó.
Tuy nhiên, việc xuống xe dắt bộ để né “chốt” không phải hiếm gặp và đây cũng là một trong những hành vi chống đối của người vi phạm giao thông không nên thực hiện để đảm bảo an toàn, tránh gây cản trở giao thông.
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, các trường hợp CSGT được dừng xe khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch gồm:
Trực tiếp hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera… để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác.
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông hoặc thực hiện theo kế hoạch kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề nhằm mục đích đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội.
Nhận được văn bản đề nghị liên quan đến việc dừng xe để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Trong đó, văn bản ghi rõ thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng kiểm tra…
Sau khi nhận được tin báo hoặc phản ánh, kiến nghị, tố giác của cá nhân, tổ chức về các hành vi vi phạm pháp luật.
Chuyện là gia đình tôi chia tài sản vào 3 năm trước. Lúc đó, vợ chồng tôi đang mâu thuẫn nặng nề, có khả năng ly hôn. Bố mẹ sợ con gái gặp rắc rối nên bảo tôi đứng tên sổ đỏ một mình với danh nghĩa “đất cha mẹ tặng con”. Tôi xây căn nhà cấp 4 nhỏ, rời khỏi nhà chồng dù rất thương cha mẹ chồng.
Sau đó, vợ chồng tôi giải hòa và tiếp tục chung sống. Chồng nhiều lần hỏi khi nào tôi để anh cùng đứng tên mảnh đất đang ở. Tôi chần chừ, nghĩ đến giai đoạn mâu thuẫn liền không muốn để chồng đứng tên sổ đỏ nữa. Chẳng may vợ chồng ly hôn, chồng tôi sẽ được lợi à? Mảnh đất do bố mẹ tôi cho, căn nhà được xây dựng hoàn toàn bằng tiền tiết kiệm của tôi. Không có lý do gì để tôi phải chia đôi cho chồng cả.
Mấy ngày gần đây, tôi để ý thấy chồng hay gọi điện lén lút. Có cuộc gọi đến, anh lại ra sân nói chuyện. Tôi vừa bước ra thì anh tắt máy, vẻ mặt lấm lét. Tôi sinh nghi và theo dõi chồng.
2 ngày trước, đang ngủ thì điện thoại của chồng tôi rung lên. Anh ta vội cầm lấy, lén lút ra ngoài sân nói chuyện. Tôi đi theo, đứng nép vào cánh cửa để nghe trộm. Trời khuya, chồng tôi nói to (chắc nghĩ tôi đã ngủ say) nên tôi nghe rất rõ: “Để em đứng tên thôi, cho nó (chỉ tôi) đứng tên làm gì? Đất đang ở, nó có cho em đứng tên cùng đâu? Bố mẹ cứ thương nó quá, không sợ em thiệt thòi sao?”. Giọng nói của chồng tôi rất gay gắt, chắc đang tức tối lắm.
Ảnh minh họa
Nghe sơ qua thôi, tôi đã hiểu. Chồng tôi đang nói chuyện với chị chồng. Bố mẹ chồng vốn thương tôi nên từng nói sẽ để tôi cùng đứng tên mảnh đất sẽ chia cho chồng tôi. Tôi đối xử với bố mẹ chồng rất tốt, ông bà đau bệnh, tôi đều chăm sóc chu đáo, lo tiền thuốc thang.
Còn chồng tôi sống vô tâm với nhà vợ. Bố vợ có nhờ vả gì cũng không được. Mẹ vợ nằm viện nửa tháng, anh ta cũng chẳng hỏi han một tiếng. Thế mà lại đòi đứng tên sổ đỏ cùng với tôi trên mảnh đất bố mẹ vợ cho.
Không được thì anh ta lại muốn tự mình đứng tên sổ đỏ phần đất bố mẹ chồng cho. Đúng là nực cười.
Tôi quay về giường ngủ, trong lòng hụt hẫng vô cùng. Vừa cay cú khi biết bộ mặt thật của chồng, vừa khó chịu vì bị chồng tính kế. Có nên kiên quyết ép chồng để tôi cùng đứng tên phần đất bố mẹ chồng chia không?