Home Blog Page 318

Tuổi trung niên đừng nhẹ dạ mà giao du với 3 loại người пày kẻo thị phi kéo đến

0

Xem tìпh пghĩa bạc пhư vôi thì sốпg chẳпg bao giờ biết ơп hay là hi siпh. Trước kẻ quyềп tháo vát, lịch sự, пiềm пở. пhưпg với âп пhâп, cha mẹ, пgười thâп thì quát tháo.

пgười ăп пói tục tĩu

Một пgười ăп пói пhư пào sẽ phảп áпh giáo dục và hâп cách của họ. Ở пơi saпg trọпg đừпg buôпg lời thô bỉ. Ở trước mặt bạп bè, họ đôi khi пgaпg пgược. Thậm chí với пgười xa lạ, họ cũпg tùy tiệп bới móc, dèm pha.

Lời thị phi một khi đã пgấm vào máu thì cực kỳ khó mà kiềm chế được. Khôпg chỉ khiếп daпh dự của bạп bị chà đạp, mất đi sự tíп пhiệm mà còп khiếп sự пghiệp xuốпg dốc.

Lời thị phi một khi đã ngấm vào máu thì cực kỳ khó mà kiềm chế được. (ảnh minh họa)

Lời thị phi một khi đã пgấm vào máu thì cực kỳ khó mà kiềm chế được. (ảпh miпh họa)

Xem tìпh пghĩa bạc пhư vôi

Xem tìпh пghĩa bạc пhư vôi thì sốпg chẳпg bao giờ biết ơп hay là hi siпh. Trước kẻ quyềп tháo vát, lịch sự, пiềm пở. пhưпg với âп пhâп, cha mẹ, пgười thâп thì quát tháo. Đó chíпh là khoảпh khắc chiếc mặt пạ của họ rơi xuốпg. пhữпg gì đẹp đẽ họ thể hiệп bêп пgoài, chỉ là đaпg diễп kịch mà thôi.

Xem tình nghĩa bạc như vôi thì sống chẳng bao giờ biết ơn hay là hi sinh. (ảnh minh họa)

Xem tìпh пghĩa bạc пhư vôi thì sốпg chẳпg bao giờ biết ơп hay là hi siпh. (ảпh miпh họa)

пgười mà xem tìпh пghĩa пhư vôi hôm пay tìm đếп xu пịпh bạп, vì bạп còп giá trị пêп họ còп đếп.

пgười giả пhâп giả пghĩa

Người giả nhân giả nghĩa, dù miệng nói đạo lý, nhưng tâm lại mang một bồ dao găm. (ảnh minh họa)

пgười giả пhâп giả пghĩa, dù miệпg пói đạo lý, пhưпg tâm lại maпg một bồ dao găm. (ảпh miпh họa)

пgười giả пhâп giả пghĩa, dù miệпg пói đạo lý, пhưпg tâm lại maпg một bồ dao găm. Trước mặt, kiểu пgười пày có thể tâпg bốc bạп lêп mây xaпh, lời пgoп ý пgọt, пhưпg khôпg phải thật lòпg mà chỉ vì bạп có lợi ích với aпh ta mà thôi.Kiểu пgười пày coi trọпg và đặt пặпg ích lợi lêп trêп cả пguyêп tắc cá пhâп lẫп tìпh пghĩa bạп bè.

4 lối sống tốt nhất cho người trung niên, ai làm được thì phú quý đều tề tựu

Tiết kiệm tiền là hình thức kỷ luật tự giác thiết thực nhất

Nếu bạn không kiếm được nhiều tiền mà vẫn không biết cách tiết kiệm tiền thì chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ rơi vào những khó khăn.

Khi vận mệnh thử thách bạn, sẽ không bao giờ kiểm tra những gì bạn đã chuẩn bị mà sẽ chỉ kiểm tra những gì bạn chưa chuẩn bị. Số tiền mà bạn tích lũy theo thời gian chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn khi có điều gì đó bất ngờ xảy ra, bạn sẽ không cần phải ngồi xổm trong góc và ôm đầu khóc. Khi cuộc sống gặp những tình huống khẩn cấp, bạn cũng có nguồn cảm hứng để có được niềm tin ở trong cuộc sống này.

Trong cuộc sống, chỉ khi có sự chuẩn bị, bạn mới có thể an toàn trước nguy hiểm. Số tiền bạn tiết kiệm hàng ngày sẽ bảo vệ tương lai của bạn. Những người tiêu tiền quá mức ở hiện tại chính là đang bòn rút đi phú quý ở tương lai. Đặc biệt khi con người bước vào tuổi trung niên, sự suy sụp của họ thường bắt nguồn từ việc thiếu tiền.

Trong tương lai, nếu bạn muốn sống tốt thì hãy tiết kiệm một số tiền và từ bỏ đi những ham muốn nhất thời.

co-nhan6

Tập thể dục là kỷ luật tự giác lành mạnh nhất

Hầu hết chúng ta đều biết lợi ích của việc tập thể dục nhưng vì lười biếng nên chúng ta né tránh khi thời cơ đến.

Đời người chỉ cần có đức tình cần cù thôi thì mọi việc khó trong thiên hạ đều có thể giải quyết được. Nhưng nếu lười biếng thì chẳng làm được gì cả.

Nếu một người muốn đạt được điều gì đó và muốn có sức khỏe tốt trong cuộc sống này thì người đó phải vượt qua sự lười biếng của mình.

Có người đã già ở tuổi 60 nhưng có người 80 tuổi vẫn cực kỳ phong độ. Tập thể dục chính là vũ khí tốt nhất của con người để chống lại bệnh tật, nó cũng giúp bạn chữa lành nhiều thứ.

Cơ thể chính là ”ngôi nhà” của mỗi người, nên hãy biết cất giữ những thứ tốt đẹp ở trong đó.

Đọc sách là rèn luyện tính kỷ luật tự giác về dưỡng tâm tốt nhất

Người xưa nói: Thiếu niên đọc sách như nhòm trăng qua khe hở, trung niên đọc sách như đứng giữa sân ngắm trăng, lão niên đọc sách như lên đài cao thưởng trăng, đều do kinh nghiệm lịch duyệt nông sâu khác nhau mà sở đắc cũng nông sâu khác nhau.

Tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi người, cảm giác đọc sẽ khác nhau. Bởi vì khi lớn lên, chúng ta sẽ càng trân trọng và hiểu thấu những thăng trầm của cuộc sống này.

Khi con người đế tuổi trung niên, việc đọc sách không đơn thuần chỉ là đọc mà ở đó còn là trạng thái tinh thần. Bởi vì đọc sách không chỉ giúp chúng ta có thể trí tệu mà còn giúp chúng ta có tâm hồn trong sáng hơn.

Những người đọc sách thường xuyên sẽ có tâm hồn tràn đần sự an yên, hàng ngày tâm hồn được nuôi dưỡng và thấm nhuần bởi sách. Những người như này thì không chỉ có tầm nhìn xuyên suốt lịch sự mà còn có động lực vượt qua rất mạnh mẽ.

Một người đến tuổi trung niên, nếu cuộc sống vẫn khó khăn, hãy đọc sách nhiều hơn, trau dồi cho bản thân mình. Chỉ bằng cách đọc nhiều, bạn có thể giải quyết được sự bối rối nhất thời và tránh lựa chọn nhầm lẫn trong cuộc đời.

nguoi-khon4

Dậy sớm là kỷ luật tự giác ít tốn kém nhất

Mỗi người dậy sớm có thể chủ động trong cuộc sống trước người khác. Mỗi ngày của mỗi người đều có 24 giờ, tuy chúng ta không thể thay đổi độ dài của nó những chúng ta có thể mở rộng chiều rộng của nó.

Nếu bạn kiên quyết dậy sớm, bạn có thể thưởng thức bữa sáng mà chẳng cần vội vàng, bạn làm được nhiều việc hơn. Bằng cách này thì bạn có thể sử dụng hợp lý thời gian của mình.

Những bất hạnh và phúc lành của mỗi người đều có nhân quả. Đừng bỏ cuộc vì sự lười biếng nhất thời, đừng nghĩ về điều đó vì thiếu kết quả tạm thời.

Vì sao người ta lại gọi 1 nghìn là 1k? Câu trả lời không phải ai cũng biết

0

Nhiều người thường hay sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn, bạn có biết vì sao không?

Ngày nay, thế hệ trẻ thường dùng chữ ”K” thay cho ký hiệu tiền. Ví dụ như 200k = 200.000 VND, 20k = 20.000 VND… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tại sao “1k” lại bằng 1.000?

1 nghìn là 1k, kiến thức, Y2K

Vì sao người ta lại gọi 1 nghìn là 1k?

Thực tế, chữ “K” đứng sau một số nào đó là viết tắt của từ kilo, một tiền tố được viết liền trước một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ bội số lớn gấp 10^3 hay 1.000 lần.

Tiền tố kilo có nghĩa là “nghìn”, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Năm 1795, tiền tố này được nhóm nghiên cứu của nhà hoá học người Pháp Antoine Lavoisier thông qua và đến năm 1799 nó được đưa và hệ mét ở Pháp. Ví dụ, 1.000m=1km.

Bội số kilo còn được sử dụng trong các đơn vị đo lường khác kilogram, kilobyte…

Ngoài ra, năm 2000 có 1 sự kiện khủng khiếp đã xảy ra với hàng triệu máy vi tính trên toàn cầu. Trước đó, vì để đơn giản nên người lập trình hệ thống chỉ dùng 2 con số cuối để chỉ năm. Ví dụ, 1999 là 99, 1900 là 00… Nhưng đến năm 2000, máy tính sẽ hiểu rằng năm 2000 là năm 1900 vì 2 số cuối để chỉ năm giống nhau.

1 nghìn là 1k, kiến thức, Y2K

Đến lúc này, những máy tính có sử dụng hàm năm (YEAR) sẽ làm việc sai hết và để lại hậu quả khôn lường. Vì vậy, nhằm sửa chữa sai sót lập trình trên, người ta đã đưa ra 1 chiến dịch trên toàn thế giới để đưa đủ 4 chữ số của năm vào máy tính. Sự kiện năm 2000 này được gọi là sự kiện Y2K (sự cố năm 2000).

Chính vì những lý do trên mà hiện nay một số người thường hay lấy bội số kilo để biểu thị đơn vị hơn kém nhau 1000 lần hay hiểu đơn giản là dùng chữ K thay thế cho 3 số 0 (000).

Nguồn https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/vi-sao-nguoi-ta-lai-goi-1-nghin-la-1k-cau-tra-loi-khong-phai-ai-cung-biet-428694.htm

Con trai có hiếu mỗi tháng kiếm được 30 triệu thì gửi về cho mẹ 25 triệu, đến lúc lấy vợ rồi vẫn gửi về đều…

0

Nhà tôi có 2 anh em trai. Anh tôi học hành giỏi giang, ra trường thì ở lại thành phố lập nghiệp. Anh là niềm tự hào của mẹ tôi.

Bố tôi mất sớm, một mình mẹ vất vả nuôi tôi và anh ăn học thành người. Bản thân tôi không có tài nên chỉ học hết cao đẳng ở quê, rồi đi làm một công việc bình thường. Anh tôi làm ở công ty nước ngoài lương rất cao, làng trên xóm ai cũng xuýt xoa ngưỡng mộ mẹ tôi có cậu con trai hết ý.

Từ khi ra trường đi làm kiếm được tiền, tháng nào cũng vậy, sau khi trừ đi tiền chi tiêu sinh hoạt thì anh đều gửi lương về cho mẹ giữ. Bà chỉ có mình anh, mai sau vẫn là của anh hết, đi đâu mà thiệt.

Anh rất tiết kiệm, lương 30 triệu mà tháng nào cũng gửi về cho mẹ ít nhất 25 triệu. Nhờ thế mẹ tôi sửa được nhà, mua sắm các vật dụng hiện đại, đắt tiền. Cuộc đời bà đã khó khăn khổ cực, may nhờ có con trai mới được đổi đời.

Mẹ biết chuyện, tức quá mới gọi con dâu về răn dạy. (Ảnh minh họa)

Nhưng cũng chỉ được vài năm thì anh cưới vợ. Sau khi kết hôn, anh chỉ gửi cho mẹ 20 triệu, còn lại giữ chi tiêu, giao lưu bạn bè và đưa cho chị dâu tiền sinh hoạt phí. Mẹ tôi già yếu, trên thành phố anh chị vẫn ở trọ chật chội nên mẹ không lên thăm con trai bao giờ. Được nghỉ làm thì anh đưa vợ con về chơi với mẹ mà thôi. Khi nào anh mua được nhà sẽ đón bà lên sống cùng.

Cũng có mấy lần anh tôi úp mở rằng chị dâu không hài lòng với việc chồng gửi tiền lương cho mẹ. Mẹ biết chuyện, tức quá mới gọi con dâu về răn dạy. Bà nói thẳng vợ chỉ như cái áo, hôm nay mặc mai có thể thay. Nhưng mẹ thì chỉ có một trên đời không ai thay thế được. Vợ có thể phản bội chồng nhưng mẹ thì không bao giờ. Từ ấy chị dâu mới không nhắc gì tới chuyện tiền lương của chồng nữa. Anh chị chia đôi chi phí sinh hoạt mỗi tháng, vậy là công bằng và rõ ràng.

Vậy nhưng cho đến hôm vừa rồi là nửa năm trời mà anh tôi chưa gửi tiền về cho mẹ. Ban đầu thì anh bảo công ty chậm lương do tình hình dịch bệnh. Nhưng chậm gì mà chậm tới nửa năm. Mẹ hỏi có phải anh đưa cho vợ không thì anh kiên quyết phủ nhận.

Hôm vừa rồi mẹ không kiên nhẫn nổi nữa, quyết định lên thành phố thăm con trai và hỏi han mọi việc cho ra nhẽ. Bà vừa xuất hiện ở cửa, chị dâu rất bất ngờ nhưng nhanh chóng buông một câu: “Cuối cùng thì bà cũng lên rồi, nếu không con đang định điện về thông báo cho bà đây”.

Nói rồi chị dẫn mẹ vào phòng của anh trai. Khi nhìn thấy anh tôi ngồi trên chiếc xe lăn thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ, mẹ tối sầm mặt ngất đi ngay lập tức. Ai biết được anh bị tai nạn nặng nhưng giấu không cho mẹ biết. Nửa năm qua, một mình chị dâu chăm sóc anh, làm theo yêu cầu của anh là không thông báo cho mẹ chồng. Giờ anh thành người tàn tật, đến tự vệ sinh cá nhân cũng không thể làm được, chuyện ra ngoài kiếm tiền lại càng đừng nhắc tới.

Mẹ tôi tức đến tím mặt, quát hỏi chị tình nghĩa vợ chồng mấy năm mà chị nói như vậy à? (Ảnh minh họa)

“Bà lên đón anh ấy về quê chăm sóc đi, con còn nuôi con nhỏ không thể nuôi thêm cả chồng ốm bệnh nữa đâu”, chị dâu lạnh nhạt bảo với mẹ chồng. Mẹ tôi tức đến tím mặt, quát hỏi chị tình nghĩa vợ chồng mấy năm mà chị nói như vậy à? Nhưng chị dâu cười nhạt nhắc lại cho mẹ tôi chính lời của bà khi xưa:

“Vợ chồng chỉ như manh áo thôi mẹ ạ, mặc được ngày nào hay ngày đó, không mặc nữa thì vứt đi. Chồng con trước đây như khách trọ trong nhà, mỗi tháng chia đôi tiền sinh hoạt, còn lại vợ con ra sao không quan tâm. Hết giờ làm là tụ tập bạn bè chơi bời, cũng chẳng quan tâm gì đến con nhỏ. Vậy tình nghĩa vợ chồng, tình cảm cha con có đâu mà bà hỏi?”. Chị dâu còn hùng hồn tuyên bố nửa năm qua chị chăm sóc chồng là hết tình vẹn nghĩa rồi. Giờ chị phải đi làm lấy tiền nuôi con, cũng là cháu mẹ tôi.

Nói rồi chị dọn đồ đưa con sang chỗ ở mới đã tìm thuê được. Mẹ tôi ôm anh trai khóc cạn nước mắt, chẳng còn cách nào bà đành đưa anh về quê. Giá kể khi trước anh đối xử với chị dâu tử tế hơn thì bây giờ hoạn nạn vẫn còn có vợ con bên cạnh

Chăm mẹ chồng 8 năm, ngày bà qua đời, tôi không có tên trong di chúc: Tìm thấy di thư bị giấu của mẹ, tôi oà khóc nức nở

0

Tôi bật khóc sau khi đọc bức di thư mẹ để lại cho mình.

Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở ngôi làng miền núi nhỏ. Trước khi tốt nghiệp cấp 2, do gia cảnh nghèo khó nên tôi phải bỏ học, bắt đầu đi làm cùng hàng xóm.

Ở thành phố, tôi gặp người chồng sau này của mình, một người đàn ông chu đáo và có trách nhiệm. Tìm hiểu nhau được một thời gian thì tôi chính thức gặp gia đình anh, trong đó có mẹ anh.

Lần đầu tiên gặp mẹ chồng, tôi đã cảm thấy rất lo lắng. Tôi nghĩ rằng suy cho cùng thì tôi chỉ là một cô gái quê mùa, còn gia đình chồng là người thành phố nên bất giác nảy sinh tâm lý tự ti. Tuy nhiên, mọi mặc cảm của tôi đã biến mất sau khi được gặp mẹ chồng, vì bà chào đón tôi rất nồng nhiệt.

Tôi và chồng lấy nhau đã 20 năm, có một cậu con trai vẫn đang học đại học. Điều bất hạnh lớn nhất trong cuộc sống hôn nhân của chúng tôi có lẽ là vì mẹ chồng bị đột quỵ cách đây vài năm. Rất may là bà đã được điều trị kịp thời, sức khoẻ không quá nghiêm trọng nhưng từ nay, mẹ sẽ phải sống trên xe lăn.

Đến năm 2015, bố chồng tôi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày. Lúc này, mẹ chồng tôi rất đau buồn. Bà tâm sự rằng bà không biết phải làm gì với quãng đời còn lại khi người thân đã ra đi vĩnh viễn.

Sau khi bố chồng ra đi, mẹ dường như không thể chịu nổi cú sốc này nên bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Tôi bàn với chồng rằng nên đưa mẹ vào viện dưỡng lão hay đón bà về nhà mình chăm sóc. Cuối cùng, vợ chồng tôi chọn vế sau.

Ảnh minh hoạ

Tôi là một đứa trẻ ở vùng nông thôn, đã từng chứng kiến qua nhiều cảnh đời khốn khổ. Tôi hiểu được nỗi đau của người già ở tuổi sớm chiều khi một mình phải ở nhà, không có con cái hay bạn bè kề bên bầu bạn. Trường hợp của mẹ chồng tôi càng đặc biệt hơn, vì bà phải di chuyển bằng xe lăn nên gặp khó khăn trong đi lại, nên càng hiếm có người bầu bạn ở thành phố.

Vì lý do này, tôi chọn nghỉ việc và ở nhà chăm sóc mẹ chồng. Chồng tôi hàng tháng kiếm được không ít tiền, trong khi mẹ chồng còn có lương hưu nên cuộc sống của gia đình tôi khá suôn sẻ.

Trước khi tôi bắt đầu chăm sóc mẹ chồng, bà ấy đã nói với tôi: “Con gái, con không cần hy sinh sự nghiệp để ở nhà chăm sóc mẹ nhiều như vậy đâu. Dù mẹ chỉ có thể sử dụng xe lăn nhưng mẹ vẫn có thể cử động tay. Con không cần thiết phải ở bên cạnh mẹ mỗi ngày”.

Tôi rất cảm động khi nghe điều này. Người ta thường nói mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu là rào cản của cuộc sống hôn nhân. Nhưng từ khi bước chân về nhà này, mẹ chồng đối xử với tôi rất tốt, chứ đừng nói gì đến chuyện hai mẹ con cãi vã.

Những ngày sau đó, khi tôi đang nấu ăn, mẹ sẽ ở bên cạnh phụ tôi nhặt rau. Khi tôi đi mua sắm, tôi sẽ đẩy mẹ đi ra ngoài dạo phố cùng tôi. Đôi khi tôi kể cho mẹ chồng nghe những câu chuyện về miền núi nhỏ nơi tôi từng sinh sống, còn mẹ thì chia sẻ lại những câu chuyện thời trẻ của mẹ.

Có một lần mẹ chồng ốm phải nhập viện, nhiều ngày liền bà nằm trên giường bệnh nhưng không ăn được. Ngày đêm tôi ở bên cạnh dỗ dành bà, còn nói: “Khi mẹ ốm, cơ thể cần dinh dưỡng. Nếu mẹ không ăn thì làm sao sức khỏe tốt lên được? Mẹ xem, mẹ muốn ăn uống gì, cơ thể thấy như thế nào thì nói với con. Mẹ đừng ngại phiền phức. Chỉ khi sức khoẻ của mẹ tốt hơn thì bọn con mới yên lòng”.

Trong thời gian mẹ ở bệnh viện, tôi cùng bà nói chuyện, chạy mua đồ vặt cho mẹ, động viên mẹ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Mẹ chồng tôi rất cảm động. Sau khi khỏi bệnh và xuất viện, bà nói với tôi: “Con ơi, con thật tuyệt vời. Có được một người con dâu như con là phúc của gia đình mình”.

Ảnh minh hoạ

Dẫu chúng tôi có chăm sóc mẹ chu đáo thì sau nhiều năm, sức khỏe của bà vẫn ngày một yếu đi. Tôi và chồng đều biết rằng mẹ sẽ không còn sống được bao lâu nữa.

Nhiều năm sau, mẹ chồng không thể chịu nổi sự hành hạ của bệnh tật nên bà đã ra đi thanh thản. Tôi cảm thấy như mình đã mất đi trụ cột của cuộc đời. Dù khi còn sống, mẹ không thể giúp đỡ hai vợ chồng tôi nhưng tôi vẫn luôn yêu quý bà.

Cũng vì tình cảm kính trọng dành cho mẹ chồng nên sau khi bà ra đi, chứng kiến di chúc của mẹ không có tên mình thì tôi cũng không oán hận. Tôi hiểu rằng, mẹ vốn không có nhiều tiền tích luỹ, nên số tài sản nhỏ này sẽ chia cho các con ruột cũng là điều dễ hiểu. Từ đáy lòng mình tôi vẫn tin rằng, mẹ không phải là người muốn tôi chịu thiệt thòi.

Sau này, khi đang sắp xếp đồ đạc trong nhà, tôi bất ngờ khi tìm thấy một bức di thư của mẹ gửi cho mình. Nội dung như sau: “Con dâu, mẹ thấy mình thật may mắn khi có con là một thành viên của gia đình. Con chưa bao giờ đánh mất bình tĩnh với mẹ, càng không để mẹ ở một mình.

Mẹ thực sự hạnh phúc và hài lòng với những năm tháng cuối đời khi sống cùng vợ chồng con. Mẹ cảm động vì dù nhiều khi nhà ta còn khó khăn, hai con cũng không bỏ rơi mẹ. Từ lâu mẹ đã xem con như con gái ruột. Khi mẹ rời đi, con phải chăm sóc bản thân thật tốt nhé”.

Thông qua di chúc, tôi biết được mẹ đã tặng cho riêng mình cuốn sổ tiết kiệm trị giá 100.000 tệ (345 triệu) và chiếc vòng tay bằng ngọc bích. Mẹ nói rằng sở dĩ tên tôi không có trong di chúc, vì mẹ lo những người con ruột biết con dâu nhận được khoản thừa kế lớn sẽ tìm đến gây phiền phức cho tôi. Đọc xong di thư của mẹ, tôi bật khóc và không biết phải nói gì để diễn tả cảm xúc của mình.

Chồng nói với tôi rằng cuốn sổ tiết kiệm và chiếc vòng là thứ mà tôi xứng đáng nhận được. “Em đã hy sinh rất nhiều cho gia đình này, và mọi người đều thấy điều đó!”, chồng an ủi. Tôi hiểu rằng, dù tuổi thơ của tôi có khó khăn đến đâu nhưng cuộc đời đã trả cho tôi một người bạn đời và mẹ chồng hoàn hảo. Trên đời này, nếu bạn sống tử tế thì nhất định sẽ được báo đáp, không chỉ bằng vật chất mà còn là tình yêu thương.

Theo Phụ nữ mới

https://phunumoi.net.vn/cham-me-chong-8-nam-ngay-ba-qua-doi-toi-khong-co-ten-trong-di-chuc-tim-thay-di-thu-bi-giau-cua-me-toi-oa-khoc-nuc-no-d319948.html?

Cứ 12 giờ đêm mẹ chồng lại bưng bát cơm trắng vào phòng cháu nội, liên tục suốt 1 tuần, tôi hỏi để làm gì thì bà không nói, hôm đó tôi l:.én mở hé cửa ra nhìn vào thì thấy…

0

Tôi nhìn kĩ động tác của đứa trẻ khi được bà bưng bát cơm nóng vào phòng.

Tôi lấy chồng là con trai trưởng trong gia đình, dưới chồng tôi còn một cô em nữa nhưng gia đình định cư bên Mỹ thỉnh thoảng mới về thăm. Bố chồng lại mất sớm, chính vì thế dù gia đình có điều kiện nhưng chồng tôi vẫn nhất quyết đón mẹ chồng về ở chung chứ không mua cho bà một căn hộ khác. Tôi thì cũng không thích cảnh sống chung với mẹ chồng nhưng ý chồng đã quyết nên tôi cũng thành làm theo.

Cũng vì sống chung nên cách tốt nhất để không phải cãi nhau là tôi tránh tuyệt đối tiếp xúc nhiều nhất có thể. Ấy vậy nhưng nhiều việc bà làm trong nhà vẫn khiến tôi cảm thấy không thoải mái chút nào.

Nhà tôi có hai đứa trẻ, 1 đứa đang học cấp 2 và 1 đứa đang học tiểu học. Có lẽ cũng chính vì có bà nội ở nhà nên chúng bắt đầu trở nên hư hơn, lúc nào cũng phản kháng lại mẹ vì được bà chiều chuộng. Nhiều lúc tôi cũng phải ra mặt nói thẳng với mẹ chồng không được chiều cháu vì như thế tôi rất khó dạy dỗ con.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thế nhưng có lẽ bà vẫn bỏ ra ngoài tai những lời tôi nói hoặc những lúc chồng có ở nhà thì sẽ lớn tiếng nói “Hay là tôi ra ở riêng để chị cảm thấy dễ chịu hơn”. Sợ mất điểm trước chồng nên tôi đành câm lặng không nói gì nữa nhưng cũng không biết phải làm thế nào để giáo dục những đứa con đang tuổi lớn của mình. Cho đến khi tôi bất ngờ phát hiện ra một sự việc lớn, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều.

Đó là đợt vừa rồi khi cậu con trai lớn của tôi lao vào những ngày tháng ôn thi cuối kì để chuẩn bị chuyển cấp, vì vậy con đi học nhiều hơn. Thậm chí sau khi đi học thêm ở ngoài về tới nhà đã 10h tối lại tiếp tục ngồi ôn tập bài vở. Thế nhưng khoảng thời gian ấy tôi lại không hề hay biết gì vì đúng lúc công ty tôi làm việc cũng gặp trục trặc đơn hàng ở nước ngoài phải xử lý cả ngày, có khi đến tối mới về đến nhà.

Chính vì thế tôi cũng quên mất đi việc phải chuẩn bị đồ ăn khuya cho con khỏi đói mà chỉ thấy rằng đêm nào mẹ chồng tôi cũng bưng vào phòng cho cháu 1 bát cơm trắng. Thấy vậy tôi cũng không hài lòng mà nói rằng “khuya rồi không nên ăn cơm trắng mà chỉ nên ăn nhẹ như hoa quả hoặc sữa thôi mẹ. Mẹ làm thế không tốt cho sức khỏe của cháu”.

 

Advertisement

Ảnh minh họa

 

Ảnh minh họa

Nói xong tôi cũng lên giường đi ngủ mà không để ý gì nhiều nữa. Thế nhưng có điều khiến tôi dần dần cảm thấy nghi ngờ rằng đứa con ngày thường của tôi thường không mấy háo hức với việc ăn cơm mà sao nay bà mang cơm vào phòng lúc 22h đêm mà ngày nào nó cũng chén sạch sẽ. Chẳng có nhẽ con đói tới mức đó sao? Lâu dần tôi cảm thấy làm lạ vì thói quen này của mẹ chồng và con trai, chính vì thế tôi quyết định tìm hiểu sự việc một chút.

Buổi tối ngày hôm đó cũng theo thường lệ tôi thấy bà lấy bát cơm trắng để phần cho cháu vào trong tủ lạnh vào bữa tối. Sau khi dọn dẹp xong tôi cũng giả vờ vào phòng ngủ như thường nhưng sau đó lại lén lút quan sát từ phía sau. Tôi thấy mẹ chồng lấy bát cơm ra cho vào lò vi sóng và quay nóng trước khi bưng vào cho cháu nội, sự việc cũng không có gì quá kì lạ.

Tôi không lên tiếng gì cả mà quyết định đi theo bà tiến gần đến cửa phòng con trai, và có lẽ những điều tôi nhìn thấy sau đó khiến bản thân đã phải suy nghĩ rất nhiều. Qua khe cửa phòng con trai tôi thấy được mẹ chồng bưng bát cơm trắng đến cho cháu trai và đứa trẻ hạnh phúc vô cùng. Đứa trẻ đón lấy, cầm đôi đũa đảo nhẹ cơm từ đáy bát ra để lộ 1 chiếc xúc xích – món ăn mà đứa bé thích nhất.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bà ân cần ngồi dỗ dành đứa trẻ ăn nhanh cho hết bát để sau đó còn học nốt bài. Thoạt đầu tôi khá là giận mẹ chồng vì mang cho cháu ăn xúc xích, món mà tôi vẫn cấm những đứa trẻ không được ăn vì không hề mang lại lợi ích sức khỏe gì nhưng sau đó, chính nụ cười hồn nhiên, vui tươi của con trai đã khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ.

Chưa bao giờ con ngồi ăn cơm với tôi mà lại cười vui đến vậy nhưng với bát cơm trắng và 1 cây xúc xích của bà nội lại khiến đứa trẻ vui đến lạ thường. Trở về phòng ngủ, tôi rưng rưng nước mắt vì có lẽ bao lâu qua tôi đã chưa quan tâm đến các con để những đứa trẻ dần trở nên xa cách, với chúng bà nội mới là người đem lại cảm giác yêu thương mà tôi lại còn từng có ý định “tước” đi của chúng.

Tâm sự từ độc giả hanhan…@gmail.com

Trên thực tế ông bà lớn tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ, họ về già có thể chia sẻ áp lực nuôi con cho người trẻ giúp gia đình hòa thuận hơn. Tuy nhiên về nhược điểm, người già có xu hướng chiều chuộng con cái quá mức, hình thành một kiểu hành vi “làm hư”, điều này sẽ gây bất lợi cho sự trưởng thành của trẻ.

Tuy nhiên không phải bất kì những việc gì ông bà nuông chiều cháu đều “gắn mác” làm hư đứa trẻ mà điều này cần phải được sự cân nhắc cẩn trọng và suy tính kĩ càng. Hãy đứng từ phương diện của một đứa trẻ để hiểu thêm những mong muốn của chúng khi được bố mẹ hay ông bà chăm sóc thì sẽ khác nhau như thế nào.

Nhu cầu của trẻ trong cuộc sống có bố mẹ và ông bà là gì? Chúng cần tình yêu thương và chăm sóc từ tất cả các thành viên trong gia đình hơn là một cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng thiếu đi tình yêu thương.

Từ đó thế hệ trẻ và những thế hệ lớn tuổi cần có sự dung hòa trong những cách giáo dục con nhỏ để đem lại những điều tốt đẹp nhất cho tương lai của chúng.

Nữ diễn viên Việt muốn làm vợ của ba, nói trong nước mắt: ‘Con mong rằng kiếp sau mình đừng làm ba con nữa, mình là vợ chồng đi, để tình yêu nó được thăng hoa hơn’

0

Những ngày qua, trên các diễn đàn mạng xã hội bất ngờ đào lại và chia sẻ đoạn clip diễn viên Cao Thái Hà nhắc về người cha quá cố của mình trong một talk show năm 2021.

Theo đó, trong đoạn clip Cao Thái Hà chia sẻ: “Mình có một sự gắn kết với ba khủng khiếp. Tới cái ngày ba Hà sắp mất, Hà cầm tay ba Hà nói: Ba ơi, chắc có lẽ kiếp trước con với ba là người yêu, mà chắc yêu cũng dữ lắm, yêu chắc cũng là tự tử lên, tự tử xuống, nên kiếp này ba con mình mới yêu thương nhau như vậy. Nên là kiếp sau mình tiếp tục yêu nhau nữa. Con mong rằng kiếp sau mình đừng làm ba con nữa, mình là vợ chồng đi, để tình yêu nó được thăng hoa hơn”.

Chia sẻ của Cao Thái Hà bị cư dân mạng chỉ trích với những lời lẽ nặng nề như “bệnh hoạn”, “gớm ghiếc”, “tởm lợm”…

Cao Thái Hà rất bất ngờ khi trang cá nhân bỗng nhiên nhận nhiều ý kiến tiêu cực.

Cô bày tỏ sự ngạc nhiên: “Ủa alo, mới tập gym lên thấy mọi người tràn vào bình luận, Hà không hiểu gì hết”.

Cao Thái Hà bất ngờ về đoạn clip đang được cư dân mạng đào lại và chia sẻ chóng mặt. Ảnh: FBNV
Cao Thái Hà bất ngờ về đoạn clip đang được cư dân mạng đào lại và chia sẻ chóng mặt. Ảnh: FBNV

Đến sáng nay, 25-5, trên trang cá nhân, Cao Thái Hà đã đăng tải bài viết chính thức lên tiếng về những chia sẻ gây hiểu lầm đang được cư dân mạng quan tâm.

Theo đó, nữ diễn viên “Bão ngầm” cho biết: “Đoạn clip mà mọi người xem là câu trả lời trong một chương trình Hà đã thực hiện vào năm trước. Một talkshow nhiều cảm xúc lại bị cố tình cắt ghép như vậy khiến mọi thứ bị xô lệch ý nghĩa và gây hiểu lầm”.

Nói về những đánh giá của mọi người, cho rằng bản thân cô suy nghĩ lệch lạc, Cao Thái Hà nhận định đó là quan điểm của mỗi người nhưng “Ngay lúc lúc kể lại câu chuyện đó Hà cũng đang cố gắng gồng mình lên để mạnh mẽ khi nói về nỗi đau của bản thân”– nữ diễn viên trải lòng.

Nữ diễn viên khẳng định đoạn clip đã bị cắt ghép gây hiểu nhầm và gửi xin lỗi đến khán giả. Đồng thời xin rút kinh nghiêm sâu sắc. Ảnh: FBNV.
Nữ diễn viên khẳng định đoạn clip đã bị cắt ghép gây hiểu nhầm và gửi xin lỗi đến khán giả. Đồng thời xin rút kinh nghiêm sâu sắc. Ảnh: FBNV.

Bên cạnh đó, Cao Thái Hà cũng dành những lời cảm ơn dành cho fan và khán giả đã hiểu cho cô cũng như gửi lời xin lỗi lỗi đến khán giả vì đã có những phát ngôn gây hiểu lầm theo hướng tiêu cực.

Đồng thời, nữ diễn viên cũng xin chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình. Qua đó, Cao Thái Hà xin rút kinh nghiệm sâu sắc.

Cuối bài viết, Cao Thái Hà nhận định, đây là chia sẻ duy nhất của mình về vấn đề này và “xin phép Hà không có bất cứ trả lời nào nữa. Trân trọng!”– nữ diễn viên cho hay.

Diễn viên Cao Thái Hà đang được quan tâm với vai Thiếu uý Hạ Lam trong phim 'Bão ngầm". Ảnh: FBNV.
Diễn viên Cao Thái Hà đang được quan tâm với vai Thiếu uý Hạ Lam trong phim ‘Bão ngầm”. Ảnh: FBNV.

Bài viết của diễn viên Cao Thái Hà đã nhận được sự quan tâm của khán giả và fan hâm mộ.

Trong phần bình luận, nhiều bạn bè đồng nghiệp đã dành những lời động viên cho nữ diễn viên. Tuy nhiên, cũng có không ít khán giả cho rằng nữ diễn viên đang “biện minh” vì “những lời cô nói ra lại bảo người ta cắt ghép”.

Một số bình luận của cư dân mạng:

 Chuyện hiểu lầm vì mỗi người mỗi kiểu nghĩ, em đừng buồn nhé.

 Lời nói mình nói ra mà đổ lỗi người ta cắt ghép lệch lạc. Vậy tại sao mình không kiện người ta đi? Biện minh.

VĂN HÀ

Vụ tài xế trộm xe tải, tông ch-ết 2 người ở Cần Thơ: Vợ khóc ngất khi biết chồng gặp nạn

0

Nỗi đau mất đi người trụ cột gia đình cùng chỗ dựa tinh thần khiến người vợ có chồng bị nam thanh niên lái xe tải tông chết ở Cần Thơ khóc nức nở.

Ngày 27/9, Công an ở TP Cần Thơ vẫn đang tạm giữ hình sự đối tượng Tống Văn Hoàng Tuấn (31 tuổi, ngụ huyện Mang Thít, Vĩnh Long). Tuấn là đối tượng lái xe tải tông 2 người chết, 2 người bị thương vào hôm qua.

Trưa nay, không khí đau buồn bao trùm căn nhà cấp 4 của gia đình anh Nguyễn Thanh Tao (34 tuổi, ngụ quận Ô Môn) – nạn nhân bị đối tượng Tuấn lái xe tông tử vong. Nỗi đau mất đi người trụ cột gia đình cùng chỗ dựa tinh thần khiến chị Lê Thị Mỹ Ngân (30 tuổi, vợ anh Tao) khóc nức nở.

Mỗi khi có ai nhắc đến chồng hoặc lúc nhìn về di ảnh người bạn đời, chị Ngân lại òa khóc. Vợ chồng chị có con nhỏ (12 tuổi và 8 tháng tuổi).

Vụ tài xế trộm xe tải, tông chết 2 người ở Cần Thơ: Vợ khóc ngất khi biết chồng gặp nạn - Ảnh 1.

Chị Ngân ôm con thơ nhìn về di ảnh của chồng. Ảnh: H.T

Chị Ngân tâm sự, anh Tao làm nghề tự do, chủ yếu đi tháo dỡ công trình dân dụng, thu nhập bấp bênh. Còn chị Ngân, trước đây phụ việc cho quán cà phê ở gần nhà. Từ khi có con nhỏ, chị ở nhà chăm con nên không có thu nhập.

“Hôm qua, anh ẵm con trai ra trước sân chơi được một lúc thì chạy xe đi làm. Trước khi đi, anh còn dặn tôi nhớ tranh thủ rước con gái đi học về. Đó là lần cuối cùng tôi được nghe anh nói chuyện. Anh mất rồi, giờ mẹ con tôi không biết phải sống sao…”, chị Ngân khóc nức nở.

Vụ tài xế trộm xe tải, tông chết 2 người ở Cần Thơ: Vợ khóc ngất khi biết chồng gặp nạn - Ảnh 2.

Chị Ngân mắt đỏ hoe khi nhắc về chồng. Ảnh: H.T

Bà Nguyễn Thị Bê (57 tuổi, mẹ anh Tao) thỉnh thoảng lại bật khóc khi nghĩ đến con trai. Nhắc đến thời khắc định mệnh, ánh mắt người đàn phụ nữ hằn rõ đau đớn khi nghe tin con trai mất.

“Hôm qua, vợ chồng tôi nghe tin con trai gặp nạn liền tức tốc chạy vô bệnh viện. Lúc đó, tôi biết con trai đã mất, nhưng vẫn giấu, không cho con dâu biết. Đến 20h, bệnh viện làm xong thủ tục, gia đình đưa thi thể Tao về nhà làm đám ma”, bà Bê nước mắt lưng tròng.

Anh Tao là con thứ ba trong gia đình 4 người con. Trong các người con của bà Bê, anh Tao có hoàn cảnh khó khăn, làm thuê kiếm sống. Dù cơ cực nhưng anh Tao rất mực thương yêu vợ con, siêng năng làm lụng nên ai nấy đều quý mến.

Vụ tài xế trộm xe tải, tông chết 2 người ở Cần Thơ: Vợ khóc ngất khi biết chồng gặp nạn - Ảnh 3.

Bà Bê đau xót khi nhắc đến con trai. Ảnh: H.T

Ông Lê Hữu Sang (Bí thư khu vực nơi vợ chồng anh Tao sinh sống) cho biết: “Vợ chồng anh Tao đang ở tạm tại căn nhà của chị gái, chứ chưa có tiền mua nhà riêng. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn”.

Như VietNamNet đưa tin, khoảng 12h20 cùng ngày, Tống Văn Hoàng Tuấn lái xe tải biển số 84C-044.69 chạy tốc độ cao trên Quốc lộ 91 đã tông vào nhiều người đi đường ở quận Ô Môn.

Hậu quả là 2 người chết, 2 người bị thương. Sau khi gây tai nạn, đối tượng Tuấn lái xe bỏ trốn. Theo nguồn tin của VietNamNet, Tuấn vào Khu công nghiệp Trà Nóc (quận Bình Thuỷ) thì thấy xe tải biển số 84C-044.69 không có người trông coi, chìa khoá để trên vô lăng nên gã nhảy lên xe, nổ máy chạy đi.

Nhận tin báo, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chỉ đạo lực lượng truy bắt đối tượng Tuấn. Theo cơ quan chức năng, qua kiểm tra, Tuấn dương tính với ma túy.

Lấy trộm xe tải chở đầy hàng mang đi bán

Tìm thêm một thi thể, còn 9 nạn nhân mất tích ở Làng Nủ

0

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai cho biết, thêm 1 nạn nhân vừa được tìm thấy tại hiện trường sạt lở ở thôn Làng Nủ vào chiều nay (27/9).

Theo Vtcnews, chiều 27/9, thông tin từ Sở Chỉ huy tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), đến 17h cùng ngày, lực lượng tìm kiếm (bằng máy xúc) đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng 10/9.

Nạn nhân được xác định là chị Hoàng Thị Quyến (SN 1990).

Hiện nay, tại thôn Làng Nủ, tổng số nạn nhân tử vong và mất tích là 67 người, trong đó số người mất tích là 9 người.

Số người được xác định an toàn là 87 người.

Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân mất tích ở Làng Nủ. (Ảnh: Minh Đức)

Trước đó, chiều 21/9, UBND tỉnh Lào Cai khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Theo đó, khu tái định cư Làng Nủ giai đoạn I được xây dựng trên diện tích khoảng 10ha, sắp xếp khoảng 1.000 m2/hộ; 40 nhà ở được xây dựng 2 tầng (diện tích 8x12m), thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Tày cùng các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh…).

Hàng ngày, cháu Hoàng Văn Phúc vẫn theo chân lực lượng chức năng đi tìm mẹ

Ngoài khu tái định cư, các công trình phụ trợ như nhà văn hóa, trường học, các công trình hạ tầng (đường, điện, nước…) đều được triển khai thi công để đảm bảo cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài. Việc thi công xây dựng sẽ do Binh đoàn 12 đảm nhiệm.

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

Có thể là hình ảnh về 12 người và cây

Sau lễ khởi công, các đơn vị thi công sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để quyết tâm đến ngày 31/12 hoàn thành toàn bộ công trình, giúp bà con có nơi ở mới.

Hồng Đăng sẽ trở lại màn ảnh nhỏ, mong khán giả cho cơ hội: Bộ phim sắp tới hứa hẹn cực hay

0

Hồng Đăng đã có sự đồng tình ngay khi được khán giả bày tỏ mong muốn được thấy anh quay lại màn ảnh.

Vào ngày 6/5, Hồng Đăng đã đăng tải hình ảnh đi xem phim ngoài rạp cùng với những người anh em thân thiết. Anh hào hứng chia sẻ: “Đề tài và nội dung phim hay. Đạo diễn đã rất khéo lấy cảm xúc của người xem với những tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Chúc mừng Lật mặt 7 của anh Lý Hải”.

Lập tức, dưới phần bình luận, một cư dân mạng đã nhắc tới việc mong muốn được thấy Hồng Đăng quay trở lại màn ảnh nhỏ: “Hóng idol trở lại nè”. Không còn né tránh như trước, nam thần của màn ảnh VTV đã thả biểu tượng cảm xúc cho thấy anh cũng đồng tình với ý kiến này.

diễn viên Hồng Đăng, sao Việt

diễn viên Hồng Đăng, sao Việt

Được khán giả khuyến khích quay lại màn ảnh, Hồng Đăng nói gì?

diễn viên Hồng Đăng, sao Việt

diễn viên Hồng Đăng, sao Việt

diễn viên Hồng Đăng, sao Việt

Hồng Đăng đã vắng bóng khỏi màn ảnh được gần 2 năm sau sự cố ở Tây Ban Nha.

Hồng Đăng cũng từng chia sẻ việc chuyển hướng tập trung sang kinh doanh và dừng việc theo đuổi hoạt động nghệ thuật sau gần 20 năm tham gia diễn xuất khiến nhiều người tiếc nuối. Anh từng góp mặt trong nhiều bộ phim truyền hình như: Người phán xử, Cả một đời ân oán… Sau khi vướng ồn ào lùm xùm đời tư vào tháng 6/2022, diễn viên Hồng Đăng và nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đều có thay đổi trong cuộc sống, công việc.

Vì sao Hoài Linh ở Mỹ theo đạo thiên chúa nhưng lại về Việt Nam mở đền thờ và hầu đồng không sót 1 giá nào?

0

Hình ảnh Hoài Linh gầy ốm luôn cười mãn nguyện đã gây xúc động cho nhiều người.

Hoài Linh và chuyện bây giờ mới kể về nhà thờ 100 tỉ - 1

Nghệ sĩ Hoài Linh cúi đầu tri ân khán giả trong ngày giỗ Tổ nghề.

Cuối cùng thì tâm nguyện 16 năm của nghệ sĩ Hoài Linh cũng đã hoàn thành. Khu đền thờ tổ nghiệp do anh tự đứng ra xây dựng đã mở cửa đón hàng trăm nghệ sĩ về thắp hương nhân ngày giỗ tổ. Hình ảnh Hoài Linh gầy ốm nhưng trên môi luôn thường trực một nụ cười mãn nguyện bước xuống từng bậc thềm niềm nở đón khách đã gây xúc động cho nhiều người.

Hoài Linh không chỉ là một nghệ sĩ đa tài, một danh hài xuất chúng, mà anh còn được công chúng cũng như đồng nghiệp kính nể bởi một tư cách giản dị, một con người gần như tài đức vẹn toàn. Hoài Linh sống chân tình với đồng nghiệp, gần gũi với công chúng, trọn đạo với nghề nghiệp, thảo thuận với gia đình. Anh luôn trân trọng và biết ơn những gì mà tổ nghiệp đã ưu ái dành cho mình. Chính vì vậy tâm nguyện xây một khu đền thờ để ghi nhớ công ơn của các bậc tiền bối là tâm nguyện suốt đời của anh.

Những ngày vừa qua, hình ảnh danh hài Hoài Linh gầy ốm nhưng tất bật với nhiều công việc để lo cho ngày trọng đại của nghề một cách chu toàn được nhắc đến nhiều nhất. Bỏ qua việc là người của công chúng, bỏ qua danh hiệu của một ngôi sao, Hoài Linh không một chút ngần ngại khi tự tay sắp đặt lễ vật lên từng bàn thờ.

Anh chạy ra sân niềm nở đón từng nghệ sĩ và công chúng khi họ đến thăm khu đền trong ngày giỗ tổ, ôm từng đứa trẻ lên nô đùa hay sẵn sàng dành một hai phút để chụp ảnh chung với người hâm mộ. Buổi chiều xong lễ, Hoài Linh tự đi nhặt từng cọng rác trên sân, ngồi bệt xuống sàn nhà lau gạch.

Có một điều rất dễ dàng nhận thấy là nụ cười luôn túc trực trên gương mặt rạng rỡ của anh. Một nụ cười hiền nhưng đầy mãn nguyện và hạnh phúc. Để công trình tâm linh này được hoàn thành là một chặng đường gian truân mà nghệ sĩ Hoài Linh phải trải qua.

Hoài Linh và chuyện bây giờ mới kể về nhà thờ 100 tỉ - 2

Đích thân danh hài dọn dẹp nhà thờ Tổ

Để có một khu đền thờ tổ nghề như những gì ta nhìn thấy, nghệ sĩ Hoài Linh đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ. Hoài Linh cho biết anh xây dựng khu đền này từ cái tâm của mình đối với tổ nghiệp. Một cái tâm hoàn toàn trong sáng, tất cả đều từ tiền mà anh kiếm được, có đồng nào anh dành dụm đồng ấy.

Hoài Linh không xin của ai, không kêu gọi bất cứ ai tham gia đóng góp. Anh cũng không ngần ngại trả lời rằng số tiền xây đền là từ những gì khán giả thương anh mà có. “Cứ coi như đây là tiền của quý vị khán giả góp lại cho “thằng” Hoài Linh đứng ra xây đền thờ tổ nghiệp” – Hoài Linh đã nói điều đó rất rõ trong buổi khánh thành khu đền thờ.

Quay ngược lại thời gian trước, để có kinh phí xây đền, nghệ sĩ Hoài Linh đã phải lao động hết mình. Anh nhận tất cả các show diễn, lịch diễn dày đặt. Đôi khi thi thoảng thấy Hoài Linh phải nhập viện truyền nước biển vì sức khỏe xuống cấp. Nhưng rồi sau khi khỏe anh lại tiếp tục chạy hết show này đến show khác.

Tuy nhiên, chưa ai từng nghe Hoài Linh than phiền than khổ. Hoài Linh chia sẻ : “Ngoài nhà thờ tổ này tôi không ấp ủ hay mưu cầu điều gì to tát. Tôi thấy mình vẫn còn rất khỏe. Tôi may mắn hoàn thành được tâm nguyện nên tôi mãn nguyện với đời mình rồi”.

Những ngày diễn ra lễ khánh thành và giỗ tổ ở khu đền thờ, Hoài Linh cũng nhận được sự chia sẻ rất lớn từ phía gia đình. Ba mẹ anh từ Mỹ về chung vui với con. Hình ảnh hai ông bà già ngồi lặng lẽ quan sát niềm vui của con trai cũng đã gây xúc động cho nhiều nghệ sĩ.

Ba của nghệ sĩ Hoài Linh tâm sự rằng ban đầu nghe con trai có ý định xây nhà thờ ông cũng thấy buồn rồi khóc. Gia đình ông vốn theo đạo Thiên Chúa nhưng danh hài Hoài Linh lại theo tín ngưỡng thờ Mẫu và theo đạo nghề, nhưng vì cái tâm của con nên ông ủng hộ. Vợ chồng ông đã khóc rất nhiều. Khóc vì thương con, khóc vì thấy Hoài Linh phải lao tâm lao lực tích góp từng đồng mà lo trọn đạo làm nghề. Bây giờ thì vợ chồng ông lại khóc vì mừng cho ý nguyện của Hoài Linh đã hoàn thành.

Hoài Linh và chuyện bây giờ mới kể về nhà thờ 100 tỉ - 3

Ba mẹ của danh hài Hoài Linh ngồi lặng lẽ chia vui cùng con trai

Nghệ sĩ Hoài Linh vốn xuất thân từ gia đình nghèo. Từng bước đến với nghệ thuật của anh cũng khá nhọc nhằn. Đi lên từ khó khăn vất vả, ký ức tuổi thơ của Hoài Linh gắn liền với hình ảnh tảo tần của quê hương miền Trung. Đó là bà nội bà ngoại, là mẹ anh, là ba anh. Chính môi trường tình cảm sâu nặng của những người thân yêu này đã hình thành nên một danh hài Hoài Linh giản dị và nghĩa tình, giữ trọn đạo làm người, đạo làm nghề cho đến ngày hôm nay.

Ngoài chuyện lo trọn đạo nghề, Hoài Linh còn làm tròn nghĩa vụ với quê hương dòng họ. Khi trở thành một danh hài, dù bận rộn với hàng trăm show diễn nhưng Hoài Linh vẫn đau đáu với quê hương. Năm đó anh về thôn Hà Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam bỏ tiền ra chuộc lại mảnh vườn quê ngoại rồi xây ở đó một ngôi nhà thờ lớn để ghi công đức tổ tiên họ hàng bên ngoại. Người dân quê anh thường nhắc “cái thằng hay đùa tếu vậy mà hiếu để ít ai bằng”.

Trong phần phát biểu nhân ngày giỗ tổ nghề hôm 12.9, thay mặt cho giới nghệ sĩ, Hoài Linh cũng đã bày tỏ sự trân trọng rất lớn dành cho khán giả. Hoài Linh nói: “Hôm nay con rất là vui, con rất hạnh phúc nên không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn đến quý vị ân nhân, đó chính là quý khán giả thân yêu, người đã nuôi dưỡng nghệ sĩ chúng con. Con xây ngôi đền này không phải tiền của con mà đó chính là tiền của khán giả đóng góp. Vì vậy quý vị hãy xem đây cũng chính là ngôi nhà của mình. Tại khu đền thờ này, ở đền thờ chính, con xin thờ ông Tổ, còn bên phải xin thờ những nghệ sĩ quá cố và bên còn lại để dành cho khán giả mà con đã mang ơn”.

“Trong cuộc đời làm nghề của tôi, khi buồn hay tuyệt vọng, tôi thường hướng về đời sống tâm linh. Những lúc đó, khấn nguyện tổ nghề cho tôi thấy lòng bình an, thanh thản hơn nhiều. Lúc nào cũng như có một đấng ơn trên luôn lắng nghe tôi. Xây đền thờ là để bày tỏ lòng tôn kính của mình với tổ nghiệp, với các bậc tiền nhân. Tôi mong rằng đây sẽ là nơi thờ tổ sân khấu để ngày 12.8 âm lịch hàng năm để anh em có nơi về cúng tổ”, đó là những lời tâm huyết của nghệ sĩ Hoài Linh muốn gửi gắm cho những ai đặt câu hỏi “Anh xây nhà thờ để làm gì?”.